Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.78 KB, 10 trang )

Trang 1
Phòng Giáo dục và đào tạo Quế Phong
Tiền Phong, ngày 5 tháng 5 năm 2009
Trờng Tiểu học Tiền Phong 2
MT S BIN PHP
RèN LUYN K NNG C CHO HC SINH LP 2
Ngời thực hiện: Nguyễn Thị Nhung
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2
I . ĐẶT VẤN ĐỀ :
Để đạt được mục tiêu môn học :''Hình thành và phát triển ở học sinh kĩ
năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
đông của lứa tuổi''. Trong năng lực hoạt đông ngôn ngữ ở con người thể hiện ở
kĩ năng: Nghe, đọc, nói, viết. Như vậy kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng
hoạt động của ngôn ngữ. Đặc biệt ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng, kĩ
năng đọc có ý nghĩa rất sâu sắc , đọc để nắm được ý chính của đoạn văn, biết
đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi
tiết trong bài học.
Việc đọc có ý nghĩa cơ bản đầu tiên của người học sinh đi học. Học đọc
rồi mới đọc để hiểu, đọc để chiếm lĩnh ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập.
đồng thời đọc cũng là công cụ để học tốt môn khác, có tác dụng tích cực đến
trình độ ngôn ngữ, trình độ tư duy của học sinh. Do đó rèn kĩ năng đọc cho
học sinh có tầm quan trọng đặc biệt. Trước hết rèn cho học sinh đọc đúng đảm
bảo tốc độ vừa phải đạt 50 chữ/phút sau đó mới đọc diễn cảm. Có đọc diễn
cảm thì mói hiểu được ý nghĩa của nôi dung văn bản và từ ngữ trong văn cảnh.
Nói tóm lại phân môn tập đọc là một phân môn có tầm quan trọng to lớn với
bậc tiểu học. Muốn học giỏi thì trước hết phải đọc thông,viết thảo thì các em
mới nắm được nội dung bài , yêu cầu của đề. Từ đó các em mới suy luận , tìm
tòi để làm bài được tốt.
Thế nhưng , Qua tìm hiểu bạn bè đồng nghiệp và qua thực tế giảng dạy
hiện nay tôi thấy kĩ năng đọc của học sinh lớp 2 còn nhiều hạn chế. Vì thế tôi


băn khoăn, Trăn trở và đã tìm ra một số biện pháp góp ích nhiều trong việc rèn
luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 .
Trang 2
II.THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
1. Về học sinh :
100% học sinh trong lớp là con em dân tộc thiểu số, ở rải rác ở nhiều bản
và ở cách xa trường, các em còn nhỏ, yếu nên đi lại khá xa và vất vả. Tất cả
các em đều là con em nông dân, Bố mẹ đều làm ruộng và nương rẫy, tinh hình
kinh tế nhìn chung còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Đặc biệt nhiều hoàn cảnh
gia đình thật éo le và nan giải: bố, mẹ hoặc bố và mẹ đều mắc vào tệ nạn xã
hội, hiển đang đi cải tạo, giam dữ, phải xa rời gia đình, con cái. qua khảo sát
chất lượng đầu năm kết quả cho thấy: hầu hết các em đọc còn yếu, viết còn
thiếu, đọc ê a ngắc ngữ, thậm chí một số em còn phải đánh vần để đọc từng
chữ .
Thực trạng của nhiều học sinh yếu kém có nhiều nguyên nhân đến đến đó
là nguyên nhân do khách qua và nguyên nhân chủ quan. Một số em đến lớp
không tập trung chú ý nghe giảng, chưa chịu khó luyện đọc luyện viết, đi học
chưa chuyên cần, phụ huynh không kiểm tra - nhắc nhở thúc dạy con em học
tập ở nhà. Tất cả những điều trên đã dẫn đến kết quả học tập của đa số học
sinh là chưa cao. Nhất là phân môn tập đọc - các em chỉ biết đọc , chứ đọc
chưa hay .
2. Về giáo viên;
- Bản thân tôi được giảng dạy lớp2 . Tôi nhận thấy dạy phân môn tập đọc
- rèn cho học sinh đọc đúng đã khó, mà phải tập cho học sinh đọc hay - đọc
diễn cảm, đọc hiểu càng khó hơn. Do vậy bản thân tôi đang tạo mọi cách để
tìm và khắc phục những tồn tại mà thực tế học sinh đang mắc phải như đã nêu
trên: cố gắng để giúp những em chưa đọc được dần dần biết đọc, đọc đúng,
đọc hiểu, đọc truyền cảm.
- Nhận thức rõ nhiệm vụ và chức năng của người giáo viên, đầu tiên tôi
tìm hiểu đến tận gia đình học sinh còn yếu kém.

- Lên kế hoạch dạy học - phụ đạo thêm, kiên trì - chịu khó dạy âm, vần
cho học sinh biết ghép rồi đọc thành tiếng.
-Theo dõi sự chuyển biến trong từng tiết học hằng ngày, hàng tuần. Giáo
dục học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, kết hợp tay ba: gia
đình, nhà trường và xã hội.
Trang 3
3. Đối tượng nghiên cứu ;
- Giáo viên lựa chọn đúng đối tượng .
- Phân ra từng nhóm đói tượng để kèm cặp, giúp đỡ.
- Nắm tình hình khảo sát từng bước đầu
Sau một thời gian giảng dạy tôi đã khảo sát thấy các em còn mắc một số
nhược điểm như sau:
Tổng số học sinh Lỗi Số lượng Tỉ lể %
18em
- Đọc ê-a , ngắc ngứ 4em 22%
- Đọc còn sai âm, Sai vấn nhiều 6em 33%
- Đọc liến thoắng .
2em 11%
- Đọc giọng đều đều, Không phù
hợp nội dung bài.
4em 22%
Ngắt nghỉ đúng, phù hợp nội dung
2em 11%
Qua đợt khảo sát trên bản thân tôi thấy học sinh đọc còn yếu, tôi rất băn
khoăn và lo lắng. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra và đưa
vào vận dụng một số biện pháp sau:
III - BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2
Qua thực tế giảng dạy tôi đã tiến hành các biện pháp theo thứ tự sau:
+ Biện pháp 1: Giáo viên đọc mẫu diễn cảm:
Giáo viên đọc mẫu một cách chuẩn xác, Phù hợp với từng văn bản: Biết

hướng dẫn học sinh về cách đọc; sử dụng các biện pháp, hình thức tổ chức dạy
học thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động rèn kĩ
năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài, tham gia các trò
chơi luyện đọc, ...) phát triển kĩ năng đọc cho học sinh.
Tôi luôn chú trọng cách đọc mẫu làm thế nào cho hấp dấn - lôi cuốn được
các em bắt chước cách đọc diễn cảm.
Ví dụ : Bài thơ: ''Cô giáo lớp em ''
Giáo viên đọc mẫu với giọng tình cảm, trìu mến, nhấn giọng ở các từ ngữ
gởi tả, gợi cảm: mỉm cười, tươi, thoảng, thơm tho, ngắm mái ''
Ví dụ : Bài : ''Bà cháu''.
- Đọc mẫu giọng to, rõ ràng, thong thả, phân biệt giọng đọc ở các nhân
vật:
+ Người dẫn chuyện: Thong thả, chậm rãi.
Trang 4
+ Giọng cô tiên: trầm ấm, hiền từ, nhấn giọng ở các từ "Gieo hạt đào,
giàu sang, sung sướng''.
+ Giọng hai anh em: Cảm động, tha thiết. Nhấn giọng các từ, cụm từ:
''nhớ bà , xin bà sống lại '' .
Ví dụ : Bài thơ : '' Đàn gà mới nở''
Toàn bài thơ đọc với giọng âu yếm, hồn nhiên, vui tươi; chú ý thay đổi
giọng đọc tường khổ thơ .
+ Khổ thơ 1: giọng đọc trải dài, dịu dàng, vui tươi khi tả đàn gà con đáng
yêu.
+ Khổ thơ 2: Nhịp đọc dồn dập hơn khi tả sư nguy hiểm cả đàn gà con
phải núp vào đôi cánh của gà mẹ.
+ Khổ thơ 3: Trở lại nhịp đọc khoan thai vì nguy hiểm đã qua đi.
+ Khổ thơ 4 , 5 : nhịp đọc trải dài tả vẻ đẹp của đàn gà con.
Biện pháp 2 : Luyện phát âm đúng.
Yêu cầu đầu tiên đối với khả năng đọc chính xác. luyện đọc chính xác
thực chất là rèn luyện ngữ âm cho học sinh.

Thống kê lỗi phát âm ở lớp mà các em hay sai, tôi qui về 3 loại sau đây:
+ Sai phụ âm đầu : ch/tr , s/x , l/n.
+ Sai vần : âm /ơm , ân/ơn .
+ Sai dấu thanh : dấu ngã đọc thành dấu sắc .
Ví dụ : "đã'' đọc là ''đá '', ''ngã ba'' đọc là ''ngã ba'' , ...
Để dạy cho học sinh phát âm đúng - tôi không quên rèn kĩ năng nghe . Ở
đây vai trò giọng đọc của giáo viên rất quan trọng. Giữa nghe và phát âm có
mối quan hệ rất chặt chẽ cho nên rèn luyên kĩ năng nghe cũng hỗ trợ rất nhiều
cho kĩ năng đọc.
Lỗi mà học sinh còn phát âm sai do 2 nguyên nhân :
+ Nguyên nhân chủ quan : như nói lắp , nói ngắn lưỡi - khó đọc do tật
bẩm sinh .
Ví dụ : s / x : sung / xung , sâu / xâu , ...
+ Nguyên nhân khách quan : do cách phát âm sai của phương ngữ tạo cho
các em thói quen nghe và nói từ khi nhớ .
Trang 5

×