Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Tìm hiểu các loại hình du lịch của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.93 KB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------oOo-------------

ĐỀ TÀI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG – 2008

TÌM HIỂU CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH CỦA SINH VIÊN

Chủ nhiệm đề tài

NGUYỄN NHƯ HẢO
SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH NHÂN HỌC
KHOÁ 2005 – 2009

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------oOo------------ĐỀ TÀI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG – 2008

TÌM HIỂU CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH CỦA SINH VIÊN
Người hướng dẫn khoa học :
TH.S NGUYỄN ĐỨC LỘC
Chủ nhiệm đề tài:


NGUYỄN NHƯ HẢO
SV. Ngành Nhân Học
Khoá 2005 – 2009
Các thành viên:
NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP
SV. Ngành Địa Lý
Khoá 2005 – 2009
VŨ THỊ HOA
SV. Ngành Địa Lý
Khố 2005 – 2008
HỒNG THỊ HƯƠNG
SV. Ngành Địa Lý
Khóa 2005 – 2009

TP. HỒ CHÍ MINH - 2008


MỤC LỤC
DẪN LUẬN..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN TP. HỒ CHÍ MINH .... 19
1.1. Sơ lược về trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn ................ 19
1.2. Sơ lược về vấn đề học tập và hoạt động ngoại khoá của sinh viên... 21
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NHU CẦU VÀ TIỀM NĂNG DU LỊCH
TRONG SINH VIÊN.................................................................................... 25
2.1. Thực trạng về mức sống và nhu cầu giải trí của sinh viên .............. 25
2.2. Xác định nhu cầu và tiềm năng du lịch trong sinh viên .................. 30
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH CỦA ................... 33
3.1. Loại hình du lịch tham quan/ dã ngoại ............................................. 33
3.2. Loại hình du lịch nghiên cứu, học tập ............................................... 39

3.3. Du lịch giải trí..................................................................................... 42
KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ...................................................... 53
3.1. Kết luận .............................................................................................. 53
3.2. Kiến nghị ............................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 57
PHỤ LỤC...................................................................................................... 58


1

DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Sinh viên là những người có nhu cầu về du lịch rất lớn. Cùng với việc
học tập, nghiên cứu, sinh viên cũng có những hoạt động ngoại khóa phong phú
và đa dạng. Ngồi mục đích tìm hiểu thực tế, học hỏi bổ sung kiến thức, những
hoạt động ngoại khoá của sinh viên cịn nhằm mục đích giải trí và vui chơi.
Bên cạnh những hình thức giải trí như xem tivi, nghe nhạc, đọc báo,
internet….. thì giải trí bằng cách đi chơi, dã ngoại là một hình thức rất được
sinh viên ưa thích, thu hút sinh viên tham gia nhiều. Bởi đây là hình thức dễ
dàng nhất để có thể vừa học tập thực tế vừa giải trí sau những giờ học căng
thẳng. Sinh viên có nhiều hình thức du lịch đặc sắc và đa dạng, mang nét đặc
trưng riêng của sinh viên, chẳng hạn như tham quan, dã ngoại, du lịch nghiên
cứu, học tập, du lịch giải trí …... Nhưng khơng phải sinh viên nào cũng tìm cho
mình được một loại hình du lịch thích hợp hay có thể sắp xếp được thời gian và
chi phí để đi du lịch. Vì trên thực tế, đối với sinh viên việc đi du lịch là điều rất
khó khăn. Sinh viên có nhu cầu nhưng khó có thể thực hiện được nhu cầu của
mình. Chính vì thế, nhiều sinh viên đã chọn cách đi du lịch với tập thể như đi
du lịch với tổ chức Đồn – Hội, lớp/ khoa, các nhóm du lịch nhằm mục đích
giảm chi phí và tiết kiệm thời gian mà thu được hiểu quả cao. Tuy nhiên, phần
lớn sinh viên vẫn chưa biết được hướng giải trí thích hợp.

Bản thân cũng đang là sinh viên và thích đi du lịch, nhưng chưa sắp xếp
được thời gian cũng như chưa độc lập được vấn đề kinh tế nên chưa có điều
kiện để giải trí bằng cách đi du lịch với mục đích học hỏi thực tế. Chính vì vậy,
tơi muốn tìm hiểu các loại hình du lịch để chọn cho mình một hướng du lịch
thích hợp cho bản thân. Nhằm mục đích tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.
Chính vì những vấn đề trên, chúng tơi thực hiện đề tài này nhằm mục
đích tìm hiểu về thực trạng các loại hình du lịch của sinh viên. Từ đó, thấy
được tầm quan trọng của vấn đề này và đề ra những giải pháp phát triển. Bên
cạnh đó, áp dụng và phát triển các loại hình du lịch này cho sinh viên để hướng


2

họ đến một sân chơi lành mạnh, trang bị thêm những kiến thức về văn hóa, xã
hội, đất nước, con người Việt Nam phù hợp nhu cầu thực tế ngày nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, hoạt động du lịch từ lâu đã phát triển. Ơ Việt Nam, du lịch
chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
sưu tầm về du lịch nói chung và các loại hình du lịch nói riêng. Ở Việt Nam có
nhiều nhà nghiên cứu về vấn đề du lịch chẳng hạn như PGS. TS Trương Quốc
Bình, PGS. TS Phạm Trung Lương, Vũ Thế Bình, TS Thu Trang Công Thị
Nghĩa, Nguyễn Thị Chiến, Lê Thị Vân….Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu
này thường tập trung vào du lịch nói chung, các vấn đề về du lịch, thị trường du
lịch mà khơng có cơng trình nào nghiên cứu về các loại hình du lịch của sinh
viên.
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về du lịch ở nước ta hiện nay, nhưng
chúng tơi khơng thể tìm hiểu hết được tất cả những cơng trình, tác phẩm đó mà
chỉ có thể tiếp cận được một số tác phẩm. Chẳng hạn như một số tác phẩm viết
về du lịch văn hố như “Du lịch văn hóa ở Việt Nam” của TS Thu Trang Công
Thị Nghĩa (Nxb Trẻ, 2001), “Luật di sản văn hóa” (Nxb Chính trị Quốc gia,

2004), “Cộng đồng quốc gia văn hóa Việt Nam” của GS Đặng Nghiêm Vạn
(NXB Đại học Quốc gia, TP. HCM), Giáo trình:"Văn hố du lịch" của Lê Thị
Vân chủ biên (Nxb Hà Nội, 2006), “Non nước Việt Nam” của Tổng cục du
lịch Việt Nam (Hà Nội, 2004)…. Một số tác phẩm viết về du lịch lễ hội như
“Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” của Dương Văn Sáu (Trường
Đại học Văn hóa Hà Nội, 2004). … Một số tác phẩm viết về du lịch sinh thái
như tài liệu:"Du lịch sinh thái – Ecotourism" của GS – TSKH Lê Huy Bá (Nxb
Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh)…. Ngồi ra, chúng tơi cịn tiếp cận được
một số tác phẩm viết về vấn đề du lịch nói chung và những lí luận về du lịch
như “Nhân học du lịch” do ThS. Trương Thị Thu Hằng biên soạn (Khoa Nhân
học, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh), Giáo
trình “Nhập mơn khoa học du lịch” do Trần Đức Thanh chủ biên, Giáo trình
“Địa lý du lịch” của nhóm tác giả PTS Nguyễn Minh Tuệ, PGS. PTS. Vũ Tuấn


3

Cảnh, PGS. PTS. Lê Thông, PTS. Phạm Xuân Hậu, PTS. Nguyễn Kim Hồng;
"Kinh tế du lịch và du lịch học" do Đổng Ngọc Minh – Vương Lơi Đình chủ
biên (Nxb Trẻ, 2000); "Kinh tế du lịch" của Robert Lanquar do Phạm Ngọc
Uyển, Bùi Ngọc Chưởng dịch (Nxb Thế giới Hà Nội, 2002). Các tác phẩm này,
có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề giảng dạy du lịch ở các trường Đại học, cao
đẳng, trung cấp về du lịch ở Việt Nam. Và cũng là những tác phẩm được chúng
tôi dùng làm cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đề tài.
Ngồi ra, cịn có những bài viết về du lịch trên các báo: Du lịch, Tuổi
Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Guide … trong thời gian qua. Những website:
;
;
;
;

; ….
Cũng đăng tải các địa điểm du lịch, các tour du lịch trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, những bài viết và trang web này chỉ mang tính chất giới thiệu và khai
thác về các dịch vụ du lịch, các tuyến du lịch mà khơng đi sâu nghiên cứu, tìm
hiểu về các loại hình du lịch nhất là các loại hình du lịch của sinh viên. Đối
tượng của những nghiên cứu này là khách du lịch nói chung chứ khơng nghiên
cứu đối tượng còn là sinh viên.
Trong số các tác phẩm và tài liệu, bài viết chúng tơi tìm hiểu được,
khơng có tác phẩm nào đề cập đến vấn đề du lịch của sinh viên chỉ có một số
cơng trình tiêu biểu liên quan đến vấn đề sinh viên đang nghiên cứu như:
“Nhập môn khoa học du lịch” của Trần Đức Thanh; Giáo trình: “Địa lý du
lịch” của nhóm tác giả biên soạn, Giáo trình: “Văn hóa du lịch” do Lê Thị
Vân chủ biên, sách: "Du lịch văn hoá ở Việt Nam" của TS. Thu Trang Công
Thị Nghĩa, bài viết: “Du lịch văn hóa: Xu thế mới của Việt Nam” của tác giả
Minh Quang trên báo Điện tử Vietnamnet, ngày 8/6/2004.


4

Cơng trình đầu tiên chúng tơi tìm hiểu là giáo trình: “Nhập mơn khoa
học du lịch” của Trần Đức Thanh, tác giả cho rằng: “Hoạt động du lịch có thể
được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí đưa ra. Các tiêu chí
được đưa ra phụ thuộc vào mục đích phân loại và quan điểm chủ quan của tác
giả. Do đó, cho đến nay chưa có bảng phân loại nào được coi là hồn hảo…”1
Qua đó, thấy được rằng chưa có sự phân loại các loại hình du lịch nào là hồn
thiện và là chuẩn mực chung. Vì vậy, tác giả đã phân chia du lịch thành các loại
hình cơ bản nhất. Tác giả phân loại theo mơi trường tài ngun trong đó có du
lịch văn hố và du lịch thiên nhiên. Phân loại theo mục đích của chuyến đi,
trong đó tác giả đã phân chia ra nhiều loại hình du lịch nhỏ như Du lịch tham
quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch thể thao, du

lịch lễ hội, du lịch tôn giáo, du lịch nghiên cứu (học tập), du lịch hội nghị, du
lịch thể thao kết hợp, du lịch chữa bệnh, du lịch thăm thân, du lịch kinh doanh
…… Tuy nhiên, đối với sinh viên, chúng tơi tìm hiểu được sinh viên đi du lịch
chủ yếu với các loại hình du lịch tham quan, dã ngoại; du lịch giải trí; du lịch
nghiên cứu, học tập. Ngồi ra, tác giả cịn phân loại theo lãnh thổ hoạt động du
lịch quốc tế, du lịch nội địa, du lịch quốc gia. Phân loại theo đặc điểm địa lý
của điểm du lịch bao gồm du lịch miền biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch
thôn quê. Phân loại theo phương tiện giao thơng với loại hình du lịch xe đạp,
du lịch ơ tô, du lịch bằng tàu hoả, du lịch bằng tàu thuỷ, du lịch máy bay. Phân
loại theo loại hình di trú với loại hình khách sạn, Motel, nhà trọ thanh niên,
Camping, Bungalow, làng du lịch. Phân loại theo lứa tuổi du khách. Phân loại
theo độ dài chuyến đi. Phân loại theo hình thức tổ chức: bao gồm du lịch tập
thể, du lịch cá thể và du lịch gia đình. Phân loại theo phương thức hợp đồng với
loại hình du lịch trọn gói và du lịch từng phần.
Như vậy, có rất nhiều loại hình du lịch được phân chia theo nhiều cách
khác nhau. Vì vậy, tuỳ mục đích của chuyến đi mà xếp chuyến du lịch vào loại
hình cụ thể, phù hợp với chuyến đi của mình. Đối với sinh viên, họ thường đi
du lịch với các loại hình du lịch tham quan, dã ngoại; du lịch giải trí; du lịch
1

Trần Đức Thanh (2000), “Nhập môn khoa học du lịch”, NXB ĐHQG Hà Nội,
tr. 63


5

nghiên cứu, học tập. Ngồi ra, cịn kết hợp với loại hình du lịch được phân theo
hình thức tổ chức. Trong giáo trình này, tác giả đã đề cập đến các tiêu chí để
phân loại loại hình du lịch và chúng tôi cũng học tập theo cách phân loại của
tác giả để tiến hành tìm hiểu đề tài của mình.

Đối với bài viết: “Du lịch văn hóa: Xu thế mới của Việt Nam” của tác
giả Minh Quang trên báo Điện tử Vietnamnet, ngày 8/6/2004. Tác giả cho rằng:
“Du lịch văn hóa là xu hướng của các nước đang phát triển vì đem lại giá trị
lớn cho cộng đồng xã hội, và vì thế mà loại hình du lịch này trở thành một nội
dung chính của hội nghị Bộ trưởng Du lịch Đơng Á – Thái Bình Dương”.
Tác giả cịn cho rằng: “Du lịch văn hóa: Sự lựa chọn của các nước đang
phát triển”. Ở các nước đang phát triển hoặc kém phát triển, thường dựa vào
nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi
này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho
sự phát triển của cộng đồng xã hội. Vì “Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào
những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những
phong tục, tín ngưỡng… để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ
khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá
văn hóa và phong tục tập qn bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa
mãn nhu cầu của họ”.
Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương – nơi lưu
giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các
nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những
chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn
hóa là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa
phương”.
Tác giả còn đề cập đến vấn đề: Du lịch ở Việt Nam có theo xu hướng du
lịch văn hóa hay khơng? Một quan chức của Vụ hợp tác quốc tế thuộc Tổng
cục du lịch đã phát biểu trong hội nghị này: “Du lịch văn hóa là xu hướng của
nhiều nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất


6

tốt cho xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy, phải được xem là hướng phát triển

của du lịch Việt Nam”.
Như vậy, theo tác giả bài viết này thì Du lịch Việt Nam phát triển theo
loại hình du lịch văn hóa. Tuy nhiên, với đối tượng là sinh viên nói chung và
sinh viên Nhân văn nói riêng thì sinh viên có rất nhiều các loại hình du lịch chứ
khơng riêng gì du lịch văn hóa. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa
được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Chẳng hạn như chương
trình Lễ hội Đất Phương Nam (lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam
Bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị:
50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường di sản Miền Trung (Lễ hội dân
gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO cơng nhận)… là
những hoạt động của du lịch văn hóa thu hút nhiều khách du lịch trong và ngồi
nước. Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc
nhất Việt Nam, lễ hội được tổ chức thường xuyên hai năm một lần, với sự hỗ
trợ của Chính phủ Pháp. Festival Huế 2006 là lần thứ tư Việt Nam có dịp giới
thiệu với du khách về lễ hội dân gian của miền Trung đặc biệt là Nhã nhạc
cung đình Huế – một di sản phi vật thể được UNESCO công nhận và Lễ tế Đàn
Nam Giao – một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục năm nay. Với các
vấn đề được đề cập ở trên, chúng tôi thấy để phát triển được du lịch ở Việt
Nam, sinh viên cần phải biết đi du lịch đúng cách và phải biết kết hợp các loại
hình du lịch để vừa phát huy được những thế mạnh du lịch của Việt Nam, vừa
phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.
Cịn cuốn sách “Du lịch văn hóa ở Việt Nam” của TS Thu Trang Công
Thị Nghĩa, tác phẩm này không hề đề cập đến du lịch của sinh viên. Nhưng tác
giả đã xác định được sinh viên là bộ phận khách hàng tiềm năng, vì vậy tác giả
đã chọn đối tượng nghiên cứu là sinh viên, sau đó đưa ra những nhận xét về du
lịch ở Việt Nam. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về các nội dung: Điều kiện cần
có của người hướng dẫn du lịch; Định nghĩa sản phẩm du lịch tổng quát;
Những tiềm năng sáng tạo của sản phẩm du lịch Việt Nam; Du lịch Việt Nam
từ năm 2000.



7

Tác phẩm này khơng nghiên cứu hẳn các loại hình du lịch nhưng chỉ nói
những điều cần thiết để ngành du lịch phát triển. Do đó, chúng tơi đã dựa vào
những điều kiện đó để đưa ra những kiến nghị để phát triển du lịch ở sinh viên.
Ở chương một, tác giả đề cập tới “Điều kiện cần có của người hướng dẫn du
lịch”. Trong chương này, tác giả yêu cầu người hướng dẫn phải có trình độ tri
thức tổng quát về tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với hướng dẫn viên du lịch ở
Việt Nam. Người hướng dẫn phải trang bị kiến thức văn hóa tổng hợp thật
nghiêm túc, nhiều khi phải đi vào chuyên ngành. Điều căn bản là đội ngũ
hướng dẫn phải có trình độ đại học. “Tuyến du lịch văn hóa tất nhiên cũng có
nhiều giá khác nhau. Đáng chú ý là đơi khi những nước có rất nhiều di tích văn
hóa, lịch sử, nghệ thuật lâu đời nhưng tại chỗ họ lại không đáp ứng nhu cầu
của khách trí thức, hay chuyên ngành. Do đó, những nhà làm khoa học nhân
văn đã sẵn sàng đóng vai hướng dẫn” 2. Tác giả cũng đề cập đến: Sinh viên tốt
nghiệp nhiều khoa khác nhau như Khảo cổ, Lịch sử, Văn học, Ngôn ngữ, Ngoại
giao, Kinh tế, Thương mại, Xã hội học, Kiến trúc, Địa lý, Nhân chủng học và
nhất là tốt nghiệp ngoại ngữ nếu học từ một đến hai năm về kỹ năng hướng dẫn
thực hành thì đều có đủ trình độ để trở thành hướng dẫn viên du lịch. Người
hướng viên du lịch đặc biệt phải có trình độ ngoại ngữ tốt và vốn kiến thức
phong phú. Ngoài ra, “Khi trang bị kiến thức, người hướng dẫn cần biết qua về
những nền văn minh, chế độ, tôn giáo của đối tượng du khách, họ từ nước nào
đến. Chẳng hạn từ Pháp, từ Anh hay Tây Ban Nha tuy cùng là Âu châu, nhưng
có nhiều điều khác nhau, từ phong cách sinh hoạt, đời sống chính trị, văn hóa
và văn minh, lịch sử cũng có nhiều khác biệt. Biết người biết ta, mỗi dân tộc
đều có niềm tự hào riêng, biết để tránh những mặc cảm, đơi khi có những sự
tơn trọng, tự ti khơng đúng. Những tri thức của người có trình độ sẽ tạo tự tin
cho mình, với những đức tính trung dung”.3 Từ đó, người hướng dẫn có những
cung cách phục vụ thích hợp với từng du khách.


2

TS Thu Trang Cơng Thị Nghĩa, (2001), “Du lịch văn hóa ở Việt Nam”, Nxb Trẻ,
tr.13.
3
TS Thu Trang Công Thị Nghĩa (2001), Sđd, tr.15.


8

Trong chương ba, tác giả nghiên cứu chuyên sâu về: Những tiềm năng
sáng tạo sản phẩm du lịch của Việt Nam. Tác giả đã khảo sát ý kiến của sinh
viên về vấn đề du lịch. Sau đó tổng hợp khoảng 300 lời đề nghị của sinh viên
xoay quanh đề tài: “Làm thế nào để phát triển du lịch Việt Nam?” . Trong số
những ý kiến đó, có một số ý kiến rất quan trọng để phát triển du lịch Việt
Nam. Chẳng hạn như:
- Làm quảng cáo về Việt Nam.
- Hạ thấp giá để lăng xê du lịch Việt Nam.
- Tổ chức các cuộc thi trong phạm vi du lịch.
- Mời những bữa ăn kiểu Việt Nam khi có dịp ở các nơi.
- Tổ chức những buổi trình diễn folkore (ca múa dân gian đích thực).
- Tổ chức tại Việt Nam những lễ hội lớn quốc tế.
- Phát hành, làm công việc phổ biến lịch sử Việt Nam.
- Tổ chức cho du khách ở trong các gia đình người Việt Nam.
- Tổ chức các tuyến theo lịch sử kiến trúc.
- Tổ chức cho đi làm ruộng.
- Tổ chức cho thực tập nấu ăn Việt Nam, làm đồ gốm, hội họa.
- Tổ chức những nhà theo kiểu thuần túy Việt Nam cho du khách thuê.
- Có giá đặc biệt cho sinh viên.

- Tổ chức những chuyến du lịch cho giới trẻ (mọi lứa tuổi).
- Sáng tạo những nhà thanh niên (kiểu khách sạn rẻ tiền cho giới trẻ).
- Tổ chức cho những nhà kinh doanh nước ngồi hiểu biết văn hóa Việt.
- Sáng tạo các loại thi giải quốc tế như: Thả diều, đốt pháo bông, hội tụ
các loại xe đạp.
Từ những lời đề nghị đó của sinh viên, tác giả đã rút ra được một vài
nhận xét:


9

- Du lịch là một phương tiện để giao lưu văn hóa.
- Giải trí trong du lịch là phần đa số được định nghĩa trong các hình
thức thể thao, thi đấu các mơn khác có tính cách văn hóa.
- Rút ra một vài ý hay có thể áp dụng ngay trong kinh doanh du lịch.
Như vậy, tác phẩm này đã đi sâu nghiên cứu du lịch ở Việt Nam theo
hướng đưa ra những yêu cầu cần thiết để phát triển du lịch Việt Nam. Những
u cầu đó khơng chỉ áp dụng cho một loại hình du lịch mà áp dụng cho tất cả
các loại hình du lịch. Du lịch Việt Nam muốn phát triển được phải thực hiện
các yêu cầu mà tác giả đã đề cập đến và muốn phát triển du lịch trong sinh viên
cũng cần phải có những yếu tố đó.
Qua việc đọc các tài liệu tiếp cận được, chúng thấy nhận thấy đã có một
vài tác phẩm viết về du lịch và đặc biệt là các loại hình du lịch nhưng đa phần
vẫn mang tính chất giới thiệu, tìm hiểu một cách chung nhất các loại hình du
lịch mà chưa có tác phẩm nào đi sâu nghiên cứu về các loại hình du lịch của
sinh viên. Đây chính là tính mới mẻ của đề tài chúng tơi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chọn và giới hạn đối
tượng và phạm vi nghiên cứu là các loại hình du lịch của sinh viên năm 3, năm
4 trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Việc lựa

chọn đối tượng sinh viên do chúng tôi xác định sinh viên là tầng lớp trí thức trẻ,
những người hiện tại chưa có nguồn thu nhập nhưng lại có những nhu cầu về
du lịch cao, đây chính một bộ phận khách hàng tiềm năng lớn cho ngành du
lịch. Xác định địa bàn nghiên cứu là trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân
văn vì:
- Nhận thấy nhu cầu du lịch của sinh viên trong trường rất lớn. Không
những thế, sinh viên trong trường có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau. Vì
thế, nhóm nghiên cứu muốn tập hợp các loại hình du lịch đó lại để học tập và
phát triển.


10

- Nhóm nghiên cứu đề tài đang là sinh viên năm III, nên việc chọn địa điểm
nghiên cứu trên là phù hợp với điều kiện học tập và tìm hiểu của nhóm tác giả.
4. Cơ sở lí luận và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Thao tác hóa khái niệm
Để thực hiện đề tài “Tìm hiểu các loại hình du lịch của sinh viên” trước
hết cần xác định rõ một số thuật ngữ liên quan đến nội dung của đề tài như: du
lịch, lữ hành, các loại hình du lịch, du khách, … Từ đó sẽ tạo nên một cách
hiểu đồng nhất về các quan điểm trong đề tài.
Cũng như các thuật ngữ khác, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu, hồn
cảnh… mà con người đưa ra những định nghĩa khác nhau về du lịch và những
vấn đề liên quan.
Thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn tứ tiếng Pháp, “tour” nghĩa là đi vịng
quanh, cuộc dạo chơi. Trong Tiếng Việt, được dịch thơng qua tiếng Hán: “du”
có nghĩa là chơi, “lịch” có nghĩa là từng trải.
Theo tổ chức du lịch quốc tế (trong hội nghị Manila – 1980) du lịch
được định nghĩa: “Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích khơng phải
di cư và một cách hịa bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển

cá nhân về các phương tiện kinh tế – xã hội, văn hóa và tinh thần, cùng với
việc đẩy mạnh sự hiểu biết và hợp tác giữa mọi người”4
Theo các học giả Trung Quốc: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế – xã
hội, nảy sinh trong điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, là sự tổng hòa tất cả
các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là
nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhưng lưu động chứ khơng định cư mà
tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới”5
Tóm lại, du lịch vừa là một ngành kinh tế vừa là một hiện tượng xã hội
và có thể được hiểu là:
4

Đổng Ngọc Minh, Vương Lơi Đình (2000), "Kinh tế du lịch & du lịch học", Nxb
Trẻ, Tr. 11
5
Đổng Ngọc Minh, Vương Lơi Đình (2000), sđd, Tr. 13


11

- “Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi
của cá nhân hay tập thể ngồi nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe,
nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc khơng kèm theo
việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở
chuyên nghiệp cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh
trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi
của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng
cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh”.6
Cũng cần phân biệt khái niệm du lịch và lữ hành, ở đây cần nhấn mạnh
rằng lữ hành không phải là du lịch. “Sự khác biệt chủ yếu trong nội hàm của

hai khái niệm này trước hết là mục đích khác nhau, lữ hành phần lớn có mục
đích chính trị, kinh tế, tơn giáo, khoa học kỹ thuật, thưởng ngoạn phong cảnh,
du lãm đơn nhất; còn du lịch là sự phát triển tự nhiên của cơ sở vật chất và văn
hóa của lồi người, là dấu hiệu về việc sự phát triển của sản xuất và sinh hoạt
đã bước vào giai đoạn lịch sử mới. Thứ hai là nội dung hoạt động khác nhau,
hoạt động lữ hành khá đơn giản, thỏa mãn việc đi lại, ăn ở là được, cịn du lịch
khơng những u cầu cao hơn về ba mặt ấy (mau lẹ, thuận tiện, an tồn, thoải
mái, vệ sinh) mà cịn u cầu thỏa mãn các nhu cầu du lãm, vui chơi, mua sắm.
Ngoài ra, ảnh hưởng của chúng đối với xã hội cũng khác nhau, lữ hành thì số
người có hạn, khu vực có hạn, nội dung đơn nhất khơng có ảnh hưởng lớn đối
với xã hội; còn du lịch hiện đại đã trở thành hoạt động mang tính đại chúng,
trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến”.7
Trong du lịch không thể thiếu du khách. Vậy du khách là gì? Cũng đã có
rất nhiều định nghĩa về du khách, chúng ta có thể khái quát như sau: Du khách
là “người từ nơi khác đến với/ hoặc kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ
những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hay vơ hình của thiên nhiên và/ hoặc

6

Trần Đức Thanh (2005), “Nhập môn khoa học du lịch”, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Tr.14
7
Đổng Ngọc Minh, Vương Lơi Đình (chủ biên), (2001), Sđd, tr.8.


12

của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch
vụ của các doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống…
Cần phải phân biệt hai loại du khách cơ bản. Những người mà chuyến

đi của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện,
tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hóa được coi là du khách thuần túy. Ngược
lại, có những người thực hiện chuyến đi vì một mục đích khác như cơng tác,
tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp…trên đường đi hay tại nơi đến, những người
này sắp xếp được thời gian cho việc tham quan, nghỉ ngơi. Khi đó, họ mới
được coi là du khách. Để nói lên sự kết hợp đó, chuyến đi của họ được gọi là
du lịch công vụ, du lịch thể thao, du lịch tôn giáo”.8
Chưa có nghiên cứu du lịch nào có thể khẳng định chắc chắn thế nào là
loại hình du lịch. Mà chỉ có thể thơng qua hoạt động du lịch để chia ra các loại
hình du lịch. Có nhiều cách phân loại khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, quan
điểm của người nghiên cứu: theo mục đích chuyến đi, theo đặc điểm địa lý của
điểm du lịch, theo phương tiện giao thông, theo loại hình lưu trú, theo độ dài
chuyến đi, ….
- Phân loại theo môi trường tài nguyên: Tùy vào môi trường tài nguyên mà
hoạt động du lịch được chia thành hai nhóm lớn là du lịch văn hóa và du lịch
thiên nhiên.
- Phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi:
Bao gồm các loại hình:
+ Du lịch tham quan: tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng
cao hiểu biết về thế giới xung quanh. Hoạt động tham quan là một trong những
hoạt động để chuyến đi được coi là chuyến du lịch.
+ Du lịch giải trí: Mục đích chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công việc
thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khỏe.

8

Đổng Ngọc Minh, Vương Lơi Đình (chủ biên), (2001), Sđd, tr.20.


13


+ Du lịch lễ hội: Lễ hội là một yếu tố rất hấp dẫn du khách. Khôi phục các lễ
hội truyền thống, tổ chức các lễ hội mới không chỉ là mối quan tâm của các cơ
quan, đoàn thể quần chúng, xã hội mà còn là một hướng quan trọng của du lịch.
+ Du lịch tôn giáo: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích tơn giáo. Từ xa
xưa, du lịch tơn giáo là loại hình du lịch khá phổ biến. Ngày nay, du lịch tôn
giáo được hiểu là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu
thực hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ, hay tìm hiểu, nghiên cứu tơn giáo của
người dị giáo. Điểm đến của các luồng du khách này là chùa chiền, nhà thờ,
thánh địa…
+ Du lịch nghiên cứu (học tập): Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích
học tập, nghiên cứu. Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ biến do nhu
cầu kết hợp học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành. Nhiều
môn học, ngành học cần có hiểu biết thực tế như địa lý, địa chất, lịch sử, khảo
cổ, môi trường, sinh học, … Thông thường hướng dẫn viên du lịch là các thầy
cô giáo phụ trách chuyên môn ở các trường.
+ Du lịch thăm thân: Kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích thăm thân
- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động:
+ Du lịch quốc tế: bao gồm du lịch đón khách và du lịch gửi khách.
+ Du lịch nội địa: Các hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước đi du lịch,
nghỉ ngơi và tham quan.
+ Du lịch quốc gia: Hoạt động du lịch của một quốc gia từ việc gửi khách ra
nước ngoài đến việc phục vụ khách trong và ngồi nước tham quan, du lịch
trong phạm vi nước mình.
- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch bao gồm:
+ Du lịch miền biển: Du khách tham gia các hoạt động du lịch biển như tắm
biển, thể thao biển, … ngồi ra cịn có lặn biển.
+ Du lịch núi:



14

+ Du lịch đô thị: Các thành phố, trung tâm hành chính có sức hấp dẫn với các
cơng trình kiến trúc lớn có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
+ Du lịch thôn quê: Du khách đi du lịch thôn q để tận hưởng khơng khí trong
lành, cảnh vật thanh bình và khơng gian thống đãng nhằm phục hồi sức khoẻ.
- Phân loại theo loại hình di trú: Bao gồm Khách sạn, Motel, Nhà trọ thanh
niên, Camping, Bungalow, Làng du lịch.
+ Camping: Là một khu vực mà ở đó người ta phân lô theo một quy hoạch nhất
định. Tại các lô này, bằng các vật liệu khác nhau người ta tạo nên các nền (ví
dụ bằng xi măng, bằng chất dẻo, bằng gỗ hoặc tre nứa, ….. ). Đoàn du khách
có thể chọn thuê một địa điểm để dựng lều trại. Loại hình du lịch này thường
được thanh niên sinh viên ưa chuộng.9
- Phân loại theo độ dài chuyến đi: Những chuyến du lịch được thực hiện
trong thời gian dưới một tuần lễ được coi là du lịch ngắn ngày. Du lịch dài
ngày có thể tiêu tốn thời gian đến gần một năm.
- Phân loại theo hình thức tổ chức: bao gồm du lịch tập thể, du lịch cá thể và
du lịch gia đình.
- Phân loại theo phương thức hợp đồng: Bao gồm du lịch trọn gói và du lịch
từng phần.
Đây là những khái niệm về các loại hình du lịch được phân theo các
hình thức khác nhau. Ngồi ra, chúng ta cịn có khái niệm Điểm du lịch là
“những chỗ hoặc cơ sở mà khách du lịch hướng đến và lưu trú, điểm du lịch có
thể là những chỗ khơng có dân cư.
Trong kinh tế du lịch, điểm du lịch là một nơi, một vùng hay một đất
nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân ngoài địa phương và có những thay
đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên”.10
Chính vì vậy, trong đề tài chúng tôi nghiên cứu, chúng tôi sẽ áp dụng
định nghĩa các loại hình du lịch được phân theo mục đích của chuyến đi bao
9


Trần Đức Thanh (2000), sđd, tr.85
Trần Đức Thanh (2000), Sđd, tr.112.

10


15

gồm du lịch tham quan, dã ngoại, du lịch giải trí, du lịch nghiên cứu học tập,
… kết hợp với phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch bao gồm du lịch
miền biển, du lịch núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê; kết hợp với phân loại
theo loại hình lưu trú bao gồm Camping (Cắm trại). Ngồi ra, cịn kết hợp với
phân loại theo độ dài chuyến đi bao gồm du lịch ngắn ngày và du lịch dài ngày;
phân loại theo hình thức tổ chức bao gồm du lịch tập thể, du lịch cá thể và du
lịch gia đình. Đây là các cách phân loại loại hình du lịch mà chúng tơi sẽ sử
dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
4.2. Giả thuyết nghiên cứu:
Để có thể giải quyết được vấn đề một cách sâu sắc và xác định hướng
nghiên cứu của đề tài, đồng thời đáp ứng một cách đấy đủ và hoàn chỉnh nội
dung đề tài, chúng tôi đưa ra một số giả thuyết có tính chất khái qt như sau:
- Sinh viên có nhu cầu lớn về giải trí bằng hình thức du lịch, điều này
phản ánh đúng thực tế vì sinh viên muốn có thêm thật nhiều kiến thức nhất là
kiến thức về vấn đề học tập, thì khơng có gì dễ hơn bằng con đường đi du lịch.
Đây là nhu cầu hết sức cần thiết đối với sinh viên hiện nay.
- Sinh viên có nhiều hình thức du lịch đa dạng và phong phú. Nhưng các
hình thức này khơng được phổ biến rộng rãi trong sinh viên. Tuy nhiên, hoạt
động du lịch của sinh viên chỉ lại tập trung vào một số loại hình gắn liền với
việc học tập, nghiên cứu tìm hiểu của sinh viên.
Tóm lại, việc thực hiện đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện tại

một địa điểm, điển hình là trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp.
Hồ Chí Minh. Giới hạn nghiên cứu không phải là khái quát về du lịch mà chỉ
gói gọn trong các loại hình du lịch của sinh viên, với các loại hình chủ yếu như
du lịch Cắm trại, du lịch biển, du lịch thôn quê… . Mặt khác, chúng tôi nêu ra
thực trạng của loại hình du lịch này, tìm ra hướng giải quyết, đồng thời đưa ra
một mơ hình dự kiến có thể áp dụng ở một số nơi.


16

5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm về các loại du lịch của sinh viên là một cơng
việc khơng dễ, địi hỏi người nghiên cứu phải thực hiện một cách tỉ mỉ và sâu
sắc. Do đó, trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp của Nhân
học nhằm giải quyết vấn đề hiệu quả và tối ưu nhất như sau:
- Phương pháp quan sát tham dự: (Particcipant Observation) yêu cầu
người nghiên cứu phải tham gia vào trong đời sống cộng đồng mà mình
nghiên cứu. Vì địa bàn nghiên cứu là trường Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, là nơi nhóm nghiên cứu học tập. Vì vậy, nhóm
nghiên cứu có nhiều cơ hội để tham gia vào các chuyến tham quan, du lịch
của sinh viên các khoa trong trường. Quan sát các chuyến du lịch của sinh
viên, do sinh viên tự tổ chức, ghi chép lại, cùng tham gia chuyến du lịch .
Trong quá trình tham quan chuyến du lịch chúng tôi luôn chú ý quan sát số
lượng, thái độ của các sinh viên tham gia. Chẳng hạn, chuyến cắm trại/ dã
ngoại do BCH Đoàn trường tổ chức tại Củ Chi, chuyến du lịch kết hợp với
thực tế của khoa địa lý tổ chức cho sinh viên đi Vũng Tàu, chuyến du lịch
cắm trại của sinh viên Khoa Nhân học, …
- Phương pháp phỏng vấn sâu (In-dept interviewing) (còn gọi là phương
pháp phỏng vấn sâu Dân tộc học): là phương pháp lấy thông tin từ các thành
viên trong cộng đồng bằng các cuộc đối thoại có chủ định. Trong phương

pháp này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nhỏ hơn là chuyện trị khơng
chính thức, phỏng vấn sâu khơng cơ cấu (khơng có danh mục câu hỏi soạn
sẵn) và phỏng vấn sâu cơ cấu hố (có danh mục các câu hỏi sẽ hỏi). Tuỳ theo
từng vấn đề, từng hoàn cảnh, đối tượng cụ thể mà nhóm nghiên cứu dùng các
phương pháp phỏng vấn sâu thích hợp. Để thực hiện phương pháp này,
chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các sinh viên trong trường đã từng tổ chức
du lịch và các trưởng nhóm du lịch trong trường, các sinh viên đóng vai trị là
hướng dẫn viên du lịch trong các “tour” do họ tổ chức. Từ đó thấy được thực
trạng các loại hình du lịch của sinh viên trong nghiên cứu du lịch.


17

- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin định lượng: thông qua khảo
sát, thống kê bằng kĩ thuật bảng hỏi. Đối tượng khảo sát của đề tài là sinh
viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Chúng tôi đưa ra những
số liệu khảo sát định lượng chỉ mang tính tương đối. Do vấn đề về thời gian
và kinh phí, nên khi thực hiện phương pháp này, chúng tôi đã chọn mẫu một
số khoa trong trường như khoa Xã Hội Học, Nhân học, Ngữ văn Trung Quốc
để từ đó đưa ra những số liệu cụ thể.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: nhằm so sánh các loại hình du lịch do
sinh viên tự tổ chức với các loại hình du lịch do các cơng ty du lịch lữ hành
tổ chức về hình thức, nội dung và phương thức thực hiện du lịch. Từ đó làm
nổi lên các loại hình du lịch do sinh viên tự tổ chức. Để có thể thực hiện
được tốt phương pháp này, chúng tơi cố gắng tìm đọc các vấn đề liên quan
đến du lịch trong các tác phẩm của TS. Thu Trang Cơng Thị Nghĩa, PGS. TS.
Trương Quốc Bình, Nguyễn Thị Chiến … cũng như trên các website:
,

,


http://

Vietnamtourism.gov.vn cũng như các nghiên cứu về chúng.
6. Đóng góp mới của đề tài:
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã đưa ra một số đóng góp mới đó
là tìm hiểu được một số loại hình du lịch của sinh viên, mang những nét đặc
trưng riêng của sinh viên. Ngồi ra, chúng tơi cũng chỉ ra được hoạt động du
lịch của sinh viên trong trường phát triển như thế nào. Qua đó, thấy được nhu
cầu, thực trạng của vấn đề du lịch và đưa ra các loại hình du lịch của sinh
viên. Sau đó, đưa ra giải pháp du lịch trong sinh viên.
7. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa lí luận: Đề tài chúng tơi nghiên cứu góp phần bổ sung vào
cách phân loại loại hình du lịch nói chung và phân loại các loại hình du lịch
của sinh viên nói riêng. Tìm hiểu về các loại hình du lịch sinh viên, cũng như
các hình thức du lịch, từ đó đưa ra một số mơ hình du lịch của sinh viên.


18

- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài đưa ra được các loại hình du lịch của sinh
viên, qua đó áp dụng việc phát triển hoạt dộng du lịch cho sinh viên trong
trường và các trường khác. Là cơ sở để cho các cơng ty du lịch có thể thiết kế
các tour phục vụ nhu cầu, sở thích của sinh viên. Đề tài cịn giúp cho các
nhóm du lịch trong trường định hướng để phát triển du lịch cho nhóm mình.
Là cơ sở để các cá nhân muốn tổ chức tour du lịch cho bạn bè tham khảo.
8. Nội dung của đề tài:
Trong nội dung của đề tài, ngoài phần dẫn luận, kết luận, phụ lục và tài liệu
tham khảo. Chúng tôi chia đề tài ra làm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu sơ lược về trường và sinh viên trường Đại học

Khoa học xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Chúng tơi tập trung tìm hiểu về
trường và sơ lược về sinh viên trong trường như là quê quán, giới tính, ngành
học. Qua đó, thấy được vấn đề học tập cũng như là mức sống của sinh viên.
Chương 2: Trong chương 2, chúng tơi đi sâu tìm hiểu về đặc điểm nhu
cầu và tiềm năng du lịch trong sinh viên trường Đại học khoa học xã hội –
Nhân văn. Trong đó, chúng tơi tập trung tìm hiểu về vấn đề học tập, hoạt động
của sinh viên. Sau đó, tìm hiểu kĩ về thực trạng mức sống và nhu cầu giải trí
của sinh viên. Từ đó, rút ra được một số cơ sở để lí giải cho một số loại hình du
lịch của sinh viên.
Chương 3: Trong chương 3, chúng tơi tìm hiểu về các loại hình du lịch
của sinh viên với một số loại hình chủ yếu như du lịch tham quan, dã ngoại; du
lịch giải trí; du lịch nghiên cứu học tập.
Kết luận và kiến nghị: Qua việc tìm hiểu các loại hình du lịch của sinh
viên, chúng tôi đưa ra một số đề xuất và kiến nghị.
9. Kết quả đạt được:
- Để sinh viên thấy được sự phong phú đa dạng của các loại hình du lịch của
Việt Nam nói chung và của sinh viên nói riêng.
- Đề xuất được những loại hình du lịch mẫu dành cho sinh viên.
- Nhưng rộng mơ hình du lịch sinh viên cho các trường Đại học khác.


19

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN TP. HỒ CHÍ MINH
1.1. Sơ lược về trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn
Trường Đại học khoa học xã hội & Nhân văn có hai cơ sở để đào tạo
sinh viên. Cơ sở 1 tọa lạc tại số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé,
quận I, nơi trực tiếp đào tạo sinh viên năm 3, năm 4, sinh viên cao học, sinh

viên nước ngoài và sinh viên hệ tại chức. Cơ sở 2 ở tại phường Linh Trung,
quận Thủ Đức, nơi đào tạo số lượng sinh viên năm 1, năm 2, tại đây cơ sở vật
chất cũng đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên. Ngoài ra,
trường cũng mở các lớp, câu lạc bộ ngoại khóa tạo điều kiện thuận lợi cho sinh
viên về học tập và giải trí.
Trường có lịch sử phát triển trên 50 năm, trải qua nhiều biến động về hình
thức tổ chức, hoạt động đào tạo đã thay đổi cả về chất và lượng. Năm 1955,
trường được thành lập với tên gọi là Trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại
học Sài Gòn, lúc này trường chỉ là một trường nhỏ trong viện đại học Sài Gòn.
Nhưng đến tháng 10 năm 1975, sau khi thống nhất đất nước, trường tiếp tục lại
có nhiều thay đổi về mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo, nhưng trường
vẫn không tách khỏi viện đại học Sài Gòn. Mãi đến tháng 4/1977, trường Đại
học Văn khoa hợp nhất với Trường Đại học Khoa học thành trường Đại học
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, sự kết hợp của nhiều trường, nhiều ngành
đào tạo. Như vậy, sau 22 năm thành lập và phát triển, với hai lần thay đổi về
tên gọi và hình thức, mơ hình đào tạo, thì đến ngày 30/ 3/ 1996, Đại học Văn
khoa tách ra khỏi Trường Đại học Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, thành
lập nên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Từ đó đến nay, trường
phát triển độc lập trong hệ thống các trường Đại học thuộc Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng với sự phát triển của các trường Đại học ở Việt Nam nói chung và
các trường ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trường đại học Khoa học xã hội


20

& nhân văn đóng vai trị quan trọng trong nền giáo dục Đại học của Việt Nam,
đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội. Đây là trung tâm đào tạo, nghiên
cứu khoa học có chất lượng cao ở phía Nam và đang phấn đấu vươn lên ngang
tầm với các trường đại học trong khu vực và thế giới.

Trường có tất cả 20 khoa/ bộ mơn, trong đó có hai bộ mơn mới được
thành lập vào năm 2007, đó là bộ mơn Văn hố học và bộ mơn Cơng tác xã hội.
Trong đề tài này, chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm 3 và
năm 4. Vì vậy, số liệu chúng tơi đưa ra là số lượng của sinh viên hai khoá 2004
– 2008 và khoá 2005 – 2009, chúng tơi khơng tìm hiểu về số lượng sinh viên
của 2 Bộ mơn Văn hố học và Cơng tác xã hội vì cả hai đều là sinh viên năm
nhất. Dưới đây là số liệu cụ thể:
BẢNG 1: SỐ LƯỢNG SINH VIÊN Ở CÁC KHOA TRONG TRƯỜNG
CÁC KHOÁ 2004 – 2008 VÀ 2005 - 2009

STT

KHOA/ BỘ MÔN

SỐ LƯỢNG
SINH VIÊN

SỐ LƯỢNG SỐ LƯỢNG
SINH VIÊN SINH VIÊN
NAM

NỮ

1

Đơng Phương

537

41


496

2

Địa lý

402

144

258

3

Báo chí & Truyền thông

248

71

177

4

Giáo dục học

277

80


197

5

Lịch sử

387

168

219

6

Lưu trữ học

158

41

117

7

Ngữ văn

503

79


424

8

Ngữ văn Đức

120

28

92


21

9

Ngữ văn Anh

554

109

445

10

Ngữ văn Nga


201

39

162

11

Ngữ văn Pháp

246

70

176

12

Ngữ văn Trung

348

92

256

13

Nhân học


184

47

137

14

Quan hệ Quốc tế

386

72

314

15

Thư viện – Thông tin

237

65

208

16

Triết học


274

105

169

17

Việt Nam học

46

30

16

18

Xã hội học

352

91

261

Nguồn: Phòng đào tạo – trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn
Trường có trên 500 giảng viên, Cán bộ cơng nhân viên với 250 Giáo sư,
Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ. Cán bộ giảng dạy của trường
được đào tạo trong nước và nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Qui mô đào

tạo của trường là trên 20.000 sinh viên, học viên thuộc các loại hình đào tạo
khác nhau, trong đó trên 12.000 sinh viên chính qui, 1.300 học viên sau đại
học.
1.2. Sơ lược về vấn đề học tập và hoạt động ngoại khoá của sinh viên
Trường đại học Khoa học xã hội & nhân văn là trường có số lượng lớn
sinh viên theo học, được tập hợp từ mọi miền đất nước. Chỉ tính riêng sinh viên
hai khố 2004 – 2008 và khố 2005 – 2009 có tổng số 5496 sinh viên, trong đó
có 1372 sinh viên nam và 4124 sinh viên nữ. Như vậy, nếu xét về số lượng sinh
viên toàn trường, chưa kể sinh viên cao học, sinh viên hệ tại chức, thì có thể là
trên 10.000 sinh viên. Tuy nhiên, sinh viên trường có đặc điểm là số lượng nữ


22

luôn nhiều nam do đặc thù đào tạo của trường – đào tạo khối ngành xã hội. Mỗi
năm số lượng sinh viên lại tăng thêm do nhu cầu đào tạo tăng và số ngành đào
tạo cũng tăng.
Trong tổng số 20 khoa/ bộ mơn, hai khoa có số lượng sinh viên nhiều
nhất là khoa Đông Phương với 496 sinh viên, trong đó có 496 sinh viên nữ, chỉ
có 41 sinh viên nam và khoa Ngữ Văn Anh với tổng số 554 sinh viên với 109
sinh viên nam và 445 sinh viên nữ. Khoa có số lượng sinh viên ít nhất là Khoa
Việt Nam học với số lượng 46 sinh viên, trong đó có 30 sinh viên nam và 16
sinh viên nữ. Do đặc điểm, khoa Việt Nam học là khoa dành cho sinh viên
người nước ngoài và là khoa mới được thành lập.
Sinh viên trong trường có nhiệm vụ quan trọng là học tập và nghiên cứu
khoa học. Sinh viên các hệ đào tạo của Trường được học tập thông qua nhiều
hình thức khác nhau: Nghe giảng, thảo luận chuyên đề (seminar) trên lớp; đọc
sách, nghiên cứu tại các thư viện; tham dự cá buổi thuyết trình chun đề
(ngoại khố); tham gia các câu lạc bộ sinh hoạt học thuật, học theo nhóm; đi du
khảo, khảo sát thực tế, thu thập tư liệu viết báo cáo; tham gia các hội thảo khoa

học, các chương trình nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên hoặc các
chương trình Nghiên cứu khoa học do trường hoặc nước ngoài; trao đổi học
thuật, du học theo hình thức học bổng tồn phần, bán phần hoặc theo các
chương trình trao đổi sinh viên, giao lưu,… Việc học tập và nghiên cứu khoa
học của sinh viên nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ rất nhiều phía như ban
giám hiệu nhà trường, chi uỷ ban chủ nhiệm các khoa/ bộ mơn…… Chính vì
vậy, sinh viên ln được hỗ trợ rất nhiều, có điều kiện để học tập và nghiên cứu
khoa học cũng như là các hoạt động vui chơi, giải trí. Dù lịch học của từng
khoa/ bộ mơn khác nhau nhưng ln theo chương trình đào tạo chung của nhà
trường.
Theo lịch học của trường, học kỳ I được bắt đầu vào đầu tháng 9, đây là
thời gian mà sinh viên các khóa phải trở lại trường học sau một tháng nghỉ hè,
cũng là thời gian nhập học của sinh viên năm nhất mới bắt đầu vào trường. Kết
thúc học kỳ một vào cuối tháng 1, đầu tháng 2, đây là thời gian sinh viên đã thi


×