Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Dap an de kiem tra hoc ki I -2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.44 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU THẬN
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2010 - 2011
ĐỀ SỐ 2
Câu Đáp án Điểm
Câu 1
(3.0đ)
Trình bày nguyên nhân, diễn biến, tính chất và ý nghĩa của cuộc
cách mạng Tân Hợi năm 1911.
*Nguyên nhân:
Ngày 9-5-1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường
sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán
rẻ quyền lợi dân tộc...
*Diễn Biến:
- Ngày 10 – 10 -1911, Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương giành thắng lợi
nhanh chóng và lan rộng ra các tỉnh miền Nam và Trung Trung Quốc.
- Ngày 29-12-1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập
Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơ làm Đại Tổng thống đứng đầu
chính phủ lâm thời, Hiến pháp lâm thời được thông qua, đỉnh cao của cách
mạng.
- Đầu năm 1912, Tôn Trung Sơn từ chức, chính quyền rơi vào tay các thế lực
phong kiến quân phiệt, cách mạng chấm dứt.
*Tính chất: đây là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.
*Ý nghĩa:
- Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, thành lập Trung
Hoa Dân Quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản ở Trung Quốc phát triển.
- Ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong đó có
Việt Nam.
0.50
1.0


0.50
1.0
Câu 2
(3.0đ)
Trình bày nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới (NEP) do
V.I.Lênin đề xướng (tháng 3-1921). Ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới
đối với nước Nga.
- Tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh
tế mới (NEP) do V.I. Lênin đề xướng.
*Nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới:
- Nông nghiệp: thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương
thực.
- Công nghiệp:
+ Tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
+ Cho phép tư nhân thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20
công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước.
+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao thông vân tải,
ngân hàng,...
+ Chấn chỉnh lại việc tổ chức, quản lý sản xuất công nghiệp, chuyển sang chế
độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương...
- Thương nghiệp và tiền tệ:
+ Tư nhân được tư do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ.
+ Đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.
+ Phát hành đồng Rúp thay cho các loại tiền cũ.
*Ý nghĩa:
- Tình hình sản xuất được đẩy mạnh, hàng hoá được lưu thông.
- Tình hình xã hội đi vào ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.
- Giúp nhân dân Xô viết hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng CNXH ở một

số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
0.25
0.25
1.0
0.50
1.0
Câu 3
(4.0đ)
Trình bày quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước ở Nhật Bản. So
sánh quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước ở Nhật Bản với quá
trình phát xít hoá bộ máy nhà nước ở Đức.
a. Quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước ở Nhật Bản:
________________________________HẾT______________________________

×