Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên tại công ty TNHH MTV cao su dầu tiếng đến năm 2020​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------

NGUYỄN THANH DANH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
CAO SU THIÊN NHIÊN TẠI CÔNG TY TNHH MTV
CAO SU DẦU TIẾNG ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------

NGUYỄN THANH DANH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
CAO SU THIÊN NHIÊN TẠI CÔNG TY TNHH MTV
CAO SU DẦU TIẾNG ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành:
Mã số:

Quản trị Kinh doanh hướng nghề nghiệp
60340102


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TẠ THỊ KIỀU AN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Tạ Thị Kiều An. Tất cả số liệu trong luận văn là trung thực, được
trích dẫn từ các báo cáo chính thức của cơng ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Danh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ, sơ đồ
Tóm tắt luận văn
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
CỦA DOANH NGHIỆP .........................................................................................................................5

1.1.

Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp .............................................5

1.1.1.

Khái niệm về hoạt động xuất khẩu ....................................................................................5

1.1.2.

Các khái niệm, quan điểm về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu ..........................................5

1.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu ...............................................6

1.2.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp ............................................10

1.2.1.

Các chỉ tiêu đánh giá về phương diện tài chính ..............................................................10

1.2.2.

Các chỉ tiêu đánh giá về phương diện phi tài chính ........................................................12

1.3.


Tổng quan ngành cao su thiên nhiên Việt Nam và đặc điểm của ngành..........................19

1.3.1.

Tổng quan về ngành sản xuất cao su thiên nhiên ............................................................19

1.3.2.

Đặc điểm của ngành sản xuất cao su thiên nhiên ............................................................20

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1......................................................................................................................20
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CAO SU Ở CÔNG TY TNHH MTV
CAO SU DẦU TIẾNG ..........................................................................................................................21
2.1. Giới thiệu tổng quan và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao
su Dầu Tiếng trong giai đoạn 2010 - 2013 .......................................................................................21
2.1.1.

Tổng quan chung về Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng ......................................21

2.1.2.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng trong giai
đoạn 2010 - 2013.............................................................................................................................23


2.2. Thực trạng hiệu quả xuất khẩu cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng
trong giai đoạn 2010 - 2013 ..............................................................................................................28
2.2.1.
Tổng quan về tình hình xuất khẩu cao su tại Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng
trong giai đoạn 2010 – 2013............................................................................................................28
2.2.2.


Phân tích hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng..31

2.2.3.
Phân tích các yếu tố mơi trường cơ bản tác động đến hiệu quả xuất khẩu cao su tại Công
ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng ..................................................................................................49
2.2.4.
Tiếng

Đánh giá chung về hiệu quả xuất khẩu cao su tại Công ty TNHH MTV Cao su Dầu
.........................................................................................................................................52

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2......................................................................................................................58
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CAO SU TẠI CÔNG TY
TNHH MTV CAO SU DẦU TIẾNG ĐẾN NĂM 2020 ......................................................................59
3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cao su thiên nhiên của Công ty
TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng đến năm 2020 ..............................................................................59
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su của Công ty TNHH MTV Cao su
Dầu Tiếng ...........................................................................................................................................61
3.2.1.

Giải pháp về phương diện tài chính ................................................................................61

3.2.2.

Giải pháp về phương diện phi tài chính ..........................................................................64

3.3.

Một số kiến nghị ....................................................................................................................71


3.3.1.

Đối với quản lý nhà nước ................................................................................................71

3.3.2.

Đối với Hiệp hội Cao su Việt Nam .................................................................................73

3.4.

Dự kiến tính khả thi của các giải pháp ................................................................................74

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3......................................................................................................................77
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BSC (Balanced Scorecard): Thẻ điểm Cân bằng
DN: Doanh nghiệp
KD – XNK: Kinh doanh Xuất nhập khẩu
TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
XK: Xuất khẩu
SXKD: Sản xuất kinh doanh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 2.1:

Vốn chủ sở hữu của Công ty Cao su Dầu Tiếng và các công ty cổ phần

cao su niêm yết trên sàn chứng khốn…………………………………………………21
Bảng 2.2:

Diện tích, năng suất và sản lượng của Công ty Cao su Dầu Tiếng……..23

Bảng 2.3:

Sản lượng cao su chế biến và tiêu thụ của Công ty Cao su Dầu Tiếng…24

Bảng 2.4:

Kết quả kinh doanh của Công ty Cao su Dầu Tiếng từ 2010 – 2013.......26

Bảng 2.5:

Hệ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty Dầu Tiếng và chỉ

số ROE trung bình của các cơng ty cổ phần cao su được niêm yết từ 2010 – 2013…..26
Bảng 2.6:

Hệ số thu nhập trên tổng tài sản của Công ty Cao su Dầu Tiếng và chỉ số

ROA trung bình của các công ty cao su được niêm yết từ 2010 – 2013…………........27
Bảng 2.7:

Lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu của Công ty Dầu Tiếng, 2010 –


2013................................................................................................................................28
Bảng 2.8:

Chủng loại cao su xuất khẩu của Công ty Dầu Tiếng, giai đoạn 2010 –

2013 ……………...........................................................................................................29
Bảng 2.9:

Các thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên của Công ty Cao su Dầu

Tiếng, giai đoạn 2010 – 2013…………………………………………...……………..30
Bảng 2.10: Kết quả xuất khẩu cao su của Công ty Cao su Dầu Tiếng, 2010 –
2013……………………………………………………………………………………33
Bảng 2.11: Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu trong tổng lợi nhuận của Công ty Dầu
Tiếng, giai đoạn 2010 – 2013………………………………………………………….34
Bảng 2.12: Tỷ suất lợi nhuận XK trên doanh thu XK và chi phí XK của Công ty
Dầu Tiếng, giai đoạn 2010 – 2013…………………………………………………….36
Bảng 2.13: Tỷ suất lợi nhuận XK trên doanh thu XK và chi phí XK của Cơng ty CP
Cao su Phước Hịa và Cơng ty CP Cao su Tây Ninh trong năm 2012 và
2013…………………………………………………………………………………....36


Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng chi phí trong hoạt động xuất khẩu cao su của Công ty
Dầu Tiếng, giai đoạn 2010 – 2013…………………………………………………….37
Bảng 2.15: Hiệu suất sử dụng chi phí trong hoạt động xuất khẩu cao su của của Cơng
ty CP Cao su Phước Hịa và Cơng ty CP Cao su Tây Ninh trong năm 2012 và
2013……………………………………………………………………………………38
Bảng 2.16: Thị phần xuất khẩu cao su của Công ty Dầu Tiếng, 2010 –
2013……………………………………………………………………………………40

Bảng 2.17: Số lượng các công ty đối tác xuất khẩu cao su thiên nhiên của Công ty
Cao su Dầu Tiếng, giai đoạn 2010 – 2013…………………………………………….40
Bảng 2.18: Tổng hợp kết quả thu thập ý kiến về đo lường mức độ thỏa mãn khách
hàng xuất khẩu của Công ty Dầu Tiếng năm 2013……………………………………42
Bảng 2.19: Tổng hợp kết quả thu thập ý kiến về đo lường mức độ hài lòng của nhân
viên tại phịng KD – XNK của Cơng ty Dầu Tiếng…………………………………...47
Bảng 2.20: Danh sách các cán bộ quản lý được phỏng vấn để phân tích sâu nguyên
nhân của những hạn chế……………………………………………………………….57
Bảng 3.1: Danh sách các cán bộ được khảo sát về tính khả thi của các giải pháp……74


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1:

Mối quan hệ giữa những chỉ tiêu quan trọng về khía cạnh khách

hàng……………………………………………………………………………………14
Hình 1.2:

Mơ hình chuỗi giá trị chung.....................................................................15

Hình 1.3:

Cơ cấu đánh giá khả năng học tập và tăng trưởng...................................18

Hình 2.1:

Sơ đồ tổ chức Cơng ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng………………..23


Hình 2.2:

Đồ thị tổng sản lượng chế biến và tiêu thụ trong năm của Cơng ty Cao su

Dầu Tiếng……………………………………………………………………………...24
Hình 2.3:

Đồ thị tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Công ty Cao su

Dầu Tiếng.......................................................................................................................25
Hình 2.4:

Lượng cao su xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của Công ty Dầu Tiếng giai

đoạn 2010 - 2013……………………………………………………………………...28
Hình 2.5:

Cơ cấu chủng loại cao su thiên nhiên xuất khẩu của công ty Cao su Dầu

Tiếng và của Việt Nam trong năm 2013…....................................................................29
Hình 2.6:

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su thiên nhiên của công ty Cao su Dầu

Tiếng và của Việt Nam trong năm 2013………………………………………………32
Hình 2.7:

Doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu cao su của Công ty Dầu Tiếng, 2010 -

2013……………………………………………………………………………………33

Hình 2.8:

Giá thành tiêu thụ bình quân và giá bán cao su xuất khẩu của Công ty

Dầu Tiếng, giai đoạn 2010 - 2013……………………………………………………..34


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu cao su thiên nhiên tại Công ty
TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Mục tiêu nghiên cứu
của đề tài là đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên
tại Công ty đến năm 2020.
Nội dung chương 1 của luận văn sẽ hướng đến việc khái quát hóa các lý thuyết
về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng
của hoạt động xuất khẩu cao su tại Công ty Dầu Tiếng.
Trong chương 2, dựa theo số liệu và kết quả kinh doanh từ các báo cáo chính
thức của Cơng ty Dầu Tiếng, luận văn đã trình bày sơ lược về tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh nói chung và tổng quan về tình hình xuất khẩu cao su nói riêng của
Cơng ty. Sau đó, luận văn đã phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu cao su
của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2013 dựa trên hai phương diện tài chính và phi tài
chính. Các chỉ số đánh giá về khía cạnh tài chính được phân tích dựa trên số liệu từ các
báo cáo chính thức của Cơng ty, trong khi các chỉ số để đánh giá về phương diện phi
tài chính được mơ tả và phân tích dựa trên những thơng tin thu thập được kết hợp với
kết quả từ việc khảo sát các cán bộ nhân viên tại phòng KD – XNK. Thơng qua đó,
luận văn đã phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động xuất khẩu để làm cơ sở đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su của Công ty.
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu cao su tại Công ty Cao su
Dầu Tiếng, luận văn đã đưa ra các giải pháp trong chương 3 nhằm xem xét vận dụng để
nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su của Công ty trong giai đoạn 2015 – 2020. Các giải
pháp được đưa ra gắn liền với thực tiễn phân tích hiệu quả xuất khẩu của Công ty trong

chương 2, bao gồm các giải pháp về phương diện tài chính và phi tài chính.


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong mô trường kinh doanh quốc tế ngày nay, xuất khẩu đã trở thành xu hướng

phát triển tất yếu và ngày càng đóng vai trị quan trọng. Cùng với cơ hội mở rộng thị
trường ra thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ
nhiều đối thủ trong thị trường. Để cạnh tranh và phát triển, các doanh nghiệp xuất khẩu
phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh, cũng như phải đạt được hiệu quả cao trong hoạt
động xuất khẩu.
Hiện nay, với vai trò là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng, cao su
thiên nhiên bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu trong nước còn được xuất khẩu sang nhiều
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên, tính đến năm 2013 nhu cầu
tiêu thụ cao su thiên nhiên trong cả nước khá thấp, chỉ chiếm khoảng 17 – 18% tổng
sản lượng, trong khi nguồn cung cao su đang tăng nhanh hơn nhu cầu đã gây ra tình
trạng dư thừa khiến giá cao su sụt giảm đáng kể, do đó việc thúc đẩy xuất khẩu cao su
thiên nhiên ra thế giới đóng vai trị vô cùng quan trọng để mở rộng thị trường tiêu thụ
cho mặt hàng nông sản này. Trong những năm sắp tới, cao su thiên nhiên được dự báo
sẽ tiếp tục phục vụ chủ yếu cho nhu cầu xuất khẩu khi ngành công nghiệp sản xuất sản
phẩm từ cao su của Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế so với thế giới, gây khó khăn
cho hoạt động tiêu thụ nội địa.
Trong bối cảnh đó, là một cơng ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản
xuất và kinh doanh cao su thiên nhiên, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng (một
thành viên của Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam) luôn chú trọng đẩy mạnh

công tác xuất khẩu để mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, thị phần xuất khẩu cũng như lợi nhuận từ xuất khẩu cao su thiên nhiên của Cơng
ty đang sụt giảm đáng kể do tình trạng cung vượt cầu và áp lực cạnh tranh gay gắt từ
các đối thủ trên thị trường, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu. Vì vậy, Cơng ty


2

cần có những biện pháp để cải thiện tình hình hiện tại, đặc biệt là những giải pháp giúp
nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu cao su vì đây là điều kiện tiên quyết để
Cơng ty có thể đạt được các mục tiêu đề ra, tăng cường khả năng cạnh tranh trong
ngành cao su, cũng như giúp Công ty có thể tồn tại và phát triển bền vững trong nền
kinh tế thị trường như hiện nay.
Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su
thiên nhiên tại Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng đến năm 2020” để làm nội
dung nghiên cứu. Qua đó, tác giả mong muốn đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả xuất
khẩu tại một doanh nghiệp cụ thể là Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng và đề
xuất các giải pháp thực tiễn, khoa học nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của Công ty.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả

xuất khẩu cao su thiên nhiên tại Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng đến năm
2020.
Để đạt được mục tiêu này nội dung của đề tài sẽ hướng đến việc khái quát hóa
các lý thuyết về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu để làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài
và phân tích, đánh giá được những thực trạng của hoạt động xuất khẩu cao su thiên
nhiên tại Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng.
3.


Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên tại Công ty TNHH MTV Cao su Dầu

Tiếng, giai đoạn từ năm 2010 cho đến nay.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
- Để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả xuất khẩu của Công ty TNHH

MTV Cao su Dầu Tiếng, đề tài tiến hành thu thập số liệu từ nội bộ Cơng ty sau đó sử
dụng phương pháp thống kê mơ tả, phân tích và so sánh các tỷ số tài chính với các
cơng ty có cùng quy mơ trong ngành cao su; kết hợp với phân tích các chỉ tiêu đánh giá


3

hiệu quả xuất khẩu về phương diện phi tài chính và phương pháp khảo sát thực tế từ đó
rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty Cao su Dầu Tiếng.
- Thực hiện phỏng vấn chuyên gia đối với các cán bộ quản lý tại Cơng ty Cao su
Dầu Tiếng như Phó Tổng Giám đốc và Trưởng, Phó phịng Kinh doanh xuất nhập khẩu
bằng bảng câu hỏi để thu thập những thông tin cần thiết về thực trạng hoạt động xuất
khẩu tại Công ty.
- Tiến hành khảo sát chuyên gia để xác định tính khả thi của các giải pháp đã
được đề ra.
- Nguồn dữ liệu của đề tài:
+ Dữ liệu thứ cấp: Thu thập số liệu, kết quả sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng từ các báo cáo chính thức của Cơng ty.
+ Dữ liệu sơ cấp: Sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát thực tế tình hình hoạt
động xuất khẩu của Cơng ty về các khía cạnh tài chính và phi tài chính; thực hiện

phỏng vấn chuyên gia để phân tích thực trạng hiệu quả xuất khẩu của Công ty Dầu
Tiếng; kết hợp với việc khảo sát ý kiến chuyên gia để xác định tính khả thi của các giải
pháp đã được đưa ra.
5.

Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề
và mục tiêu
nghiên cứu

Xác định tính khả thi
của các giải pháp

Cơ sở
lý thuyết

Phân tích
thực trạng

Đề xuất các giải pháp

Đánh giá thực
trạng

Phỏng vấn chuyên gia
để tìm hiểu nguyên
nhân của hạn chế



4

6.

Bố cục luận văn
Cùng với phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, bảng biểu và tài liệu tham khảo,

nội dung luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng hiệu quả xuất khẩu cao su tại Công ty TNHH MTV Cao
su Dầu Tiếng
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cao su thiên nhiên tại Công
ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng đến năm 2020


5

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.

Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp

1.1.1.

Khái niệm về hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia
khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận.

Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục
đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao
động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hố giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia
đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.
1.1.2.

Các khái niệm, quan điểm về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

Xuất khẩu là một hình thức kinh doanh quan trọng nhất của hoạt động thương
mại quốc tế với địa bàn kinh doanh hàng hóa được mở rộng sang nhiều quốc gia, lãnh
thổ khác nhau. Do đó về mặt bản chất, ta có thể xem hiệu quả xuất khẩu là một hình
thức của hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả được đề cập ở đây là hiệu quả kinh doanh nói
chung và hiệu quả xuất khẩu nói riêng.
Theo Phạm Quang Sáng (2011), hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan
hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để đạt
được kết quả đó trong những điều kiện nhất định.
Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả - Chi phí
Hiệu quả tương đối = Kết quả / Chi phí
Theo từ điển bách khoa tồn thư ( hiệu
quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó
có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa
là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao
động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng số lượng


6

thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm
được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Cũng theo từ điển bách khoa toàn thư : hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết

quả của hoạt động sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh,
phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính.
Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh
doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu.
Theo Nguyễn Năng Phúc (2007), chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp, được xác định bằng công thức.
Hiệu quả kinh doanh =
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ một đồng chi phí đầu vào trong chu kỳ phân tích thì
thu được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp càng lớn (Nguyễn Năng Phúc, 2007, trang 418).
Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu là những chỉ tiêu chất lượng
phản ánh kết quả thu được so sánh với chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh xuất khẩu.
Hay nói cách khác là những chỉ tiêu phản ánh đầu ra của quá trình kinh doanh xuất
khẩu trong quan hệ so sánh với các yếu tố đầu vào (Võ Thanh Thu, 2010, trang 310).
1.1.3.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu

1.1.3.1.

Các yếu tố thuộc mơi trƣờng bên ngồi

Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi có tác động đến hoạt động của DN từ đó
ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của DN gồm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô,
bao gồm mơi trường kinh tế, mơi trường chính trị, pháp luật, mơi trường văn hóa xã
hội, mơi trường tự nhiên, mơi trường công nghệ và môi trường kinh doanh quốc tế.
+ Mơi trƣờng kinh tế: là mơi trường có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động và hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của DN. Các yếu tố chính của mơi
trường kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của DN trong nền kinh



7

tế bao gồm: giai đoạn của chu kỳ kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất
nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đối, thị trường chứng khốn, tình hình đầu tư…
+ Mơi trƣờng chính trị, pháp luật: mọi doanh nghiệp đều chịu sự tác động của
mơi trường chính trị, pháp luật. Môi trường pháp luật rõ ràng, minh bạch là điều kiện
để DN yên tâm hoạt động. Đối lập là môi trường pháp luật thường xuyên thay đổi,
không nhất quán, không rõ ràng minh bạch và môi trường chính trị khơng ổn định,
tranh giành giữa các phe phái, nguy cơ cao về xung đột, nội chiến, chiến tranh… tất
yếu không thể là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của DN.
+ Môi trƣờng văn hóa – xã hội: các yếu tố thuộc mơi trường văn hóa - xã hội
bao gồm: hệ thống các giá trị, chuẩn mực, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ, nghề nghiệp,
phong tục tập quán, truyền thống, trình độ nhận thức, trình độ học vấn chung trong xã
hội, khuynh hướng tiêu dùng…, tất cả những yếu tố này đều có ảnh hưởng đến tiêu
dùng, thói quen tiêu dùng, hành vi mua hàng, quyết định lựa chọn sản phẩm. Chính vì
vậy, văn hóa là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu cần quan tâm tìm hiểu
yếu tố văn hóa ở các thị trường mà minh tiến hành một hoạt động xuất khẩu.
+ Môi trƣờng tự nhiên: các điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai,
tài ngun, mơi trường… đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống và là yếu tố đầu vào
đối với nhiều ngành kinh tế quan trọng. Các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về vị trí
địa lý giúp thuận tiện trong giao thương, vận tải, buôn bán hoặc sự dồi dào về tài
nguyên khoán sản, hay ý thức pháp luật về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường…
đều có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
+ Môi trƣờng công nghệ: tốc độ phát minh và ứng dụng công nghệ mới, luật sở
hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền, tác quyền, tài trợ của chính phủ cho phát minh cơng
nghệ, nghiên cứu khoa học… là những yếu tố quan trọng trong môi trường công nghệ.
Sự biến động của các yếu tố này là nền tảng của sự thay đổi trong môi trường công
nghệ, mang đến cho DN cơ hội với những phát minh mới, sản phẩm mới, công nghệ



8

mới nhưng đồng thời cũng mang đến rủi ro, thách thức và áp lực trong việc phải đổi
mới để thích nghi hay tụt hậu trong môi trường công nghệ và môi trường cạnh tranh.
+ Môi trƣờng kinh doanh quốc tế: những doanh nghiệp hoạt động trong môi
trường kinh doanh quốc tế rất cần phải quan tâm đến các yếu tố vĩ mơ của các nước mà
DN có đối tác kinh doanh, và cần quan tâm đến những biến động lớn trong mơi trường
kinh doanh quốc tế. Với những tập đồn đa quốc gia hoạt động kinh doanh xuyên khắp
các châu lục, việc phải nắm bắt, nghiên cứu biến động của mơi trường kinh doanh tồn
cầu có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của tập đồn.
Những yếu tố thuộc mơi trường vi mơ (hay mơi trường ngành – môi trường
cạnh tranh) – theo Michael E.Porter bao gồm: khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ
cạnh tranh hiện hữu, các sản phẩm thay thế, đối thủ mới tiềm năng.
+ Khách hàng: là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến
hiệu quả kinh doanh của DN. Khơng có khách hàng, DN sẽ khơng thể có được hoạt
động kinh doanh. Nếu số lượng khách hàng ít, khách hàng khơng ổn định, khơng trung
thành… sẽ tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Nhà cung cấp: là một phần trong chuỗi giá trị của DN. Nhà cung cấp là đối
tác cung cấp nguyên liệu đầu vào giúp DN. Những nhà cung cấp có uy tín, cung cấp
hàng hóa đạt chất lượng, đảm bảo thời gian sẽ góp phần giúp q trình sản xuất kinh
doanh của DN không bị gián đoạn và đạt hiệu quả cao. Ngược lại những nhà cung cấp
không có đủ năng lực, khơng đảm bảo yếu tố thời gian và chất lượng nguyên liệu cung
ứng đầu vào sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh
doanh của DN. Việc lựa chọn đối tác cung cấp nguyên vật liệu vì vậy là quan trọng,
DN cần hợp tác với những nhà cung cấp có uy tín, có năng lực, nguồn hàng ổn định…
+ Đối thủ cạnh tranh hiện hữu, các sản phẩm thay thế: khi DN hoạt động
trong lĩnh vực có nhiều đối thủ cạnh tranh, hoặc trong ngành hàng có nhiều sản phẩm
khác mà khách hàng có thể lực chọn thay thế cho sản phẩm DN đang kinh doanh, DN
sẽ phải không ngừng hồn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Áp lực cạnh



9

tranh buộc DN phải luôn cố gắng đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh.
Chỉ như vậy mới có thể cạnh tranh và phát triển.
+ Những đối thủ tiềm năng: cũng như đối với các đối thủ cạnh tranh hiện hữu,
những đối thủ mới tiềm năng đe dọa xâm nhập ngành là áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh của DN.
1.1.3.2.

Các yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong

Trong hoạt động hàng ngày, DN phải tiến hành các hoạt động quản trị, tài chính,
sản xuất, phân phối, bán hàng, nghiên cứu và phát triển… Và tất cả các hoạt động này
đều có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN. Các yếu tố cơ bản thuộc môi
trường bên trong bao gồm:
+ Công tác hoạch định, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc
marketing: việc hoạch định, xây dựng chiến lược kinh doanh - bao gồm chiến lược
marketing – ln đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của DN. DN
không thể hoạt động hiệu quả nếu khơng có định hướng và chiến lược kinh doanh.
+ Cơng tác quản trị tài chính của DN: cơng tác quản trị tài chính ln đóng
vai trị quan trọng hàng đầu trong quản lý, điều hành DN. Quản trị tài chính hiệu quả,
sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận cao nhất cho DN. Nếu cơng tác quản
trị tài chính yếu kém sẽ tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của DN.
+ Bộ máy quản lý của doanh nghiệp: DN có bộ máy quản lý hợp lý, gọn nhẹ,
hoạt động có hiệu quả sẽ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.
Trái ngược là những tổ chức có bộ máy cồng kềnh, chồng chéo, chức năng nhiệm vụ
không rõ ràng sẽ gây tốn kém, lãng phí và tác động đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu,
trước hết là hiệu quả về mặt sử dụng, bố trí lao động.

+ Công tác quản trị nguồn nhân lực: quản trị nguồn nhân lực giúp sử dụng
hiệu quả nguồn lực lao động, nâng cao hiệu quả của tổ chức. Quản trị nguồn nhân lực
phải đáp ứng nhu cầu nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa các năng
lực cá nhân, được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc và trung thành, tận


10

tụy với DN. Công tác quản trị nguồn nhân lực, qua đó ảnh hưởng và tác động lớn đến
hiệu quả kinh doanh. Một môi trường mà nhân lực được quản trị tốt, một tập thể người
lao động có động lực làm việc cao, tinh thần làm việc cao, trung thành với DN, tận tụy
với công việc sẽ là yếu tố sống còn tác động đến hiệu quả kinh doanh xuất khẩu.
+ Công tác tổ chức kinh doanh, điều hành DN: quản trị sản xuất, điều hành
tốt giúp DN tạo ra hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt. Hướng đến việc tăng
năng suất, giảm chi phí từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Công tác quản trị chất lƣợng, kiểm sốt chi phí: thực hiện cơng tác quản trị
chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong mọi khâu của cả quá trình,
giúp sớm phát hiện và loại bỏ sản phẩm lỗi hoặc công đoạn dư thừa, khơng cần thiết,
làm giảm hao phí, giảm sản phẩm lỗi, góp phần làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả.
1.2.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp
Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là rất quan trọng và

cần thiết. Qua đó, cho phép doanh nghiệp xác định được hiệu quả của mỗi hợp đồng
xuất khẩu cũng như một giai đoạn hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nhờ các
đánh giá đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp ứng xử phù hợp với việc thực hiện
các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo. Hiệu quả xuất khẩu được đánh giá thông qua hệ
thống các chỉ tiêu:

1.2.1.

Các chỉ tiêu đánh giá về phƣơng diện tài chính

Theo Võ Thanh Thu (2010), một số các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả
hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm:
a/ Chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng của
doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động. Lợi nhuận từ hoạt


11

động xuất khẩu là lượng dôi ra của doanh thu xuất khẩu so với chi phí xuất khẩu, được
tính bằng cơng thức:
Lợi nhuận xuất khẩu = DT – CP
Trong đó:

CP: tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu
DT: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu, được tính bằng công thức:
DT = P x Q
(Với P là giá cả hàng xuất khẩu; Q là số lượng hàng xuất khẩu)

b/ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (hay lợi nhuận biên):
T1 = LN/DT
T1: tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu so với doanh thu xuất khẩu
LN: tổng lợi nhuận xuất khẩu
Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận xuất khẩu chiếm bao nhiêu phần trăm trong

doanh thu từ xuất khẩu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là hoạt động xuất khẩu có
lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là hoạt động xuất
khẩu của cơng ty thua lỗ. Ngồi ra, tỷ số này cịn cho thấy được cơng tác quản trị chi
phí của hoạt động xuất khẩu. Cụ thể, nếu tỷ số này cao và có xu hướng tăng qua các
năm thì cơng tác quản trị chi phí của hoạt động xuất khẩu tốt và ngược lại.
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:
T2 = LN/CP
T2: tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu so với tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, cho
phép doanh nghiệp đánh giá sâu hơn hiệu quả hoạt động xuất khẩu vì lợi nhuận mới là
cái doanh nghiệp giữ lại. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả xuất khẩu càng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh:
T3 = LN/VKD
VKD: tổng vốn cho hoạt động xuất khẩu


12

T3 lớn hơn lãi suất huy động của ngân hàng thì kinh doanh xuất khẩu mới coi là
có hiệu quả.
c/ Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn kinh doanh:
S = DT/VKD
Chỉ tiêu S nói lên 1 đồng vốn bỏ ra kinh doanh mang lại nguồn thu (doanh
số) bao nhiêu, S càng lớn biểu hiện tính hiệu quả càng cao.
d/ Hiệu suất sử dụng chi phí (H):
H = DT/CP
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí xuất khẩu mang lại bao nhiêu đồng
doanh thu từ hoạt động xuất khẩu. Chỉ tiêu này càng lớn, nghĩa là trình độ sử dụng các
nguồn lực tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu càng tốt và
ngược lại, chỉ tiêu này càng nhỏ thì trình độ sử dụng các yếu tố chi phí càng kém hiệu

quả.
1.2.2.

Các chỉ tiêu đánh giá về phƣơng diện phi tài chính

Các chỉ tiêu đánh giá về phương diện phi tài chính là các chỉ tiêu khơng thể có
được hay tính tốn được thơng qua các báo cáo tài chính của cơng ty. Theo mơ hình
Thẻ điểm Cân bằng (BSC) của đồng tác giả Robert S. Kaplan và David Norton, bên
cạnh việc đo lường hiệu quả hoạt động của một tổ chức dựa theo khía cạnh tài chính,
mơ hình BSC đã giúp tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động một cách toàn diện bằng
cách bổ sung thêm các chỉ tiêu để đánh giá về phương diện phi tài chính bao gồm: khía
cạnh khách hàng, khía cạnh q trình kinh doanh nội tại và khía cạnh học tập và tăng
trưởng. Với mỗi khía cạnh của phương diện phi tài chính của mơ hình BSC sẽ có các
chỉ tiêu khác nhau để đánh giá, tuy nhiên luận văn này chỉ vận dụng một vài chỉ tiêu
phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại doanh nghiệp về phương diện
phi tài chính.


13

a/ Về khía cạnh khách hàng
Khía cạnh khách hàng có thể được coi là trung tâm của bất kỳ chiến lược kinh
doanh nào mà cung cấp các hỗn hợp sản phẩm, giá, mối quan hệ và hình ảnh mà cơng
ty cung cấp cho khách hàng của mình. Do đó, cơng ty xuất khẩu cần tạo sự khác biệt
với các đối thủ cạnh tranh bằng cách duy trì, thu hút và phát triển bền vững những mối
quan hệ với khách hàng mục tiêu trên thị trường quốc tế. Một số chỉ tiêu về khía cạnh
khách hàng được ứng dụng để đánh giá hiệu quả xuất khẩu của công ty bao gồm:
 Chỉ tiêu về thị phần xuất khẩu:
Chỉ tiêu thị phần phản ánh “miếng bánh kinh doanh” trên một thị trường sẵn có
(xét trên các phương diện như: số lượng khách hàng hay số sản phẩm bán được) mà bộ

phận xuất khẩu phục vụ. Chỉ tiêu về thị phần cho biết doanh nghiệp hiện đang có được,
đang nắm giữ được bao nhiêu phần trăm trong thị trường xuất khẩu mà doanh nghiệp
hướng đến, từ đó cho biết vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là dẫn đầu, trung
bình hay thấp kém.
 Chỉ tiêu thu hút khách hàng mới:
Chỉ tiêu này đo lường một cách tuyệt đối hay tương đối tỷ lệ mà doanh nghiệp
thu hút, giành được khách hàng mới trong hoạt động xuất khẩu. Chỉ tiêu thu hút khách
hàng mới cao phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp
có khả năng giành được nhiều khách hàng trên thị trường quốc tế, giúp gia tăng doanh
số và mở rộng thị phần xuất khẩu.
 Chỉ tiêu giữ chân khách hàng:
Giúp theo dõi một cách tuyệt đối hay tương đối tỷ lệ mà đơn vị kinh doanh đảm
nhiệm hoạt động xuất khẩu giữ chân hoặc duy trì được mối quan hệ hiện có với khách
hàng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy doanh nghiệp giữ được khách hàng xuất khẩu,
duy trì được lượng khách hàng ổn định.


14

 Chỉ tiêu về thỏa mãn khách hàng:
Đánh giá mức độ hài lịng của khách hàng theo những tiêu chí liên quan đến
hoạt động xuất khẩu sẽ giúp công ty thu thập được ý kiến của khách hàng để từng bước
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, khắc phục được những thiếu sót và góp phần
cải thiện hiệu quả xuất khẩu của công ty. Chỉ khi khách hàng hài lòng và mong muốn
tiếp tục sử dụng dịch vụ, sản phẩm mà mình cung cấp thì một doanh nghiệp mới có thể
tồn tại và phát triển.
 Khiếu nại của khách hàng:
Quan tâm, giải quyết khiếu nại của khách hàng là một trong những công việc
mà doanh nghiệp xuất khẩu phải thực hiện tốt nếu không muốn bị mất thị phần xuất
khẩu. Giải quyết tốt các khiếu nại sẽ nâng cao mức độ hài lịng của khách hàng, qua đó

góp phần giữ chân khách hàng, tăng uy tín và thu hút thêm khách hàng mới từ quốc tế.
* Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trọng tâm đánh giá về khía cạnh khách hàng dựa
theo mơ hình BSC sẽ được thể hiện một cách đầy đủ hơn thơng qua hình 1.1.

(Nguồn: Robert S. Kaplan & David P. Norton (2013), “Thẻ điểm Cân bằng – Biến chiến lược thành hành động”,
Nxb Trẻ, trang 103)

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa những chỉ tiêu quan trọng về khía cạnh khách hàng
Sau khi cơng ty xác định được phân khúc thị trường mục tiêu và thu hút được
khách hàng, để có thể duy trì và tăng thị phần tại các phân khúc khách hàng mục tiêu
công ty phải cố gắng thỏa mãn khách hàng một cách tốt nhất, từ đó giúp giữ chân
khách hàng hiện có. Tuy nhiên, cơng ty cần phải hướng đến mục tiêu cuối cùng là


15

giành được những khách hàng có khả năng mang lại lợi nhuận, để đảm bảo hiệu quả
hoạt động của công ty.
b/ Khía cạnh q trình kinh doanh xuất khẩu nội tại:
Thẻ điểm Cân bằng cung cấp một mơ hình chuỗi giá trị chung cho các cơng ty khi
xây dựng khía cạnh quá trình kinh doanh nội tại, bao gồm ba q trình kinh doanh
chính: đổi mới; hoạt động và dịch vụ sau bán hàng. Theo đó, các nhà quản lý sẽ xác
định những quy trình quan trọng nhất để đạt được mục tiêu khách hàng và mục tiêu của
doanh nghiệp. Các q trình được minh họa theo mơ hình chuỗi giá trị chung dưới đây:

(Nguồn: Robert S. Kaplan & David P. Norton (2013), “Thẻ điểm Cân bằng – Biến chiến lược thành hành động”,
Nxb Trẻ, trang 141)

Hình 1.2: Mơ hình chuỗi giá trị chung
Mơ hình chuỗi giá trị này bắt đầu với q trình đổi mới thơng qua việc nhận

diện nhu cầu của khách hàng hiện tại và trong tương lai, đồng thời phát triển các giải
pháp mới cho những nhu cầu này; tiếp tục thơng qua q trình hoạt động để phân phối
sản phẩm và dịch vụ hiện có cho các khách hàng hiện tại; và cuối cùng sẽ kết thúc với
dịch vụ sau bán hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ sau bán hàng để tăng thêm giá trị
mà khách hàng nhận được từ sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Riêng đối với hoạt động xuất khẩu thì cơng ty cần chú trọng cải thiện các quy
trình hoạt động liên quan như quy trình sản xuất, quy trình quản lý chất lượng, quy
trình giao hàng, quy trình nghiệp vụ xuất nhập khẩu… để làm hài lịng khách hàng
cũng như tạo ra những lợi thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Một số chỉ tiêu


×