Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

THỊT HUN KHÓI XÀO CẢI MÈO SAPA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.49 KB, 19 trang )

THỊT HUN KHÓI XÀO CẢI MÈO SAPA

- Cải Mèo được người dân tộc H’Mông ở vùng cao trồng rất nhiều và đây
là loại rau chính của họ trong các bữa ăn hàng ngày.
- Cây cải Mèo thuộc hàng rau có bẹ, lá dài màu xanh đậm hoặc màu tím,
viền lá xoăn cảm giác như có gai, loại có lơng, loại trơn.
- Rau cải Mèo loại nhỏ, lá có lơng ăn ngon hơn. Trước đây, đồng bào chỉ
quen trồng cải Mèo để ăn chứ khơng bán nên khơng chú trọng. Thường
thì đồng bào không trồng thành hàng, thành luống mà chỉ quãi hạt ra ven
nương, đồi để mọc tự nhiên, cây cứ thế lớn lên, xanh tốt.
- Cải Mèo là một loại rau đặc sản sạch, hiếm có, ăn ngon và rất giịn. Vì là
giống cải đã được tự nhiên khắt khe chọn lọc, nên cải Mèo có sức sống
mãnh liệt, sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh rất tốt.
- Chúng trồng được trên nhiều chất đất, nhất là những đất đồi thấp, thậm
chí đất xấu cũng mọc được. Khi đến một gia đình người H’Mơng, nếu
được mời ở lại ăn cơm, chủ nhà chỉ cần ra đồi nhà nhổ vài cây cải mọc
len lỏi trên các hốc đá, hoặc tỉa một vài bẹ lá là đã có một bữa rau sạch
đãi khách. Cịn khơng, chỉ cần vài ngàn đồng khi ra chợ mua một mớ rau,
đã có thể có một món ăn đơn giản và ngon miệng từ cải Mèo.
- Rau cải Mèo của SaPa được người dân địa phương chế biến bằng nhiều
cách: xào, nấu, luộc.
- Thông thường, chế biến một cách đơn giản nhất, chỉ cần thái nhỏ, đập
gừng đổ nước vào đun sơi là có một bát canh mát, rất hợp cho thực khách


uống rượu. Kỳ cơng hơn, rau có thể nấu cùng với thịt gà băm rối, không
quên bỏ gia vị gừng, nêm vừa mắm, muối, người thưởng thức sẽ cảm
nhận được một hương vị thật độc đáo. Chất ngọt của thịt gà quện với cái
ngọt mát, ngăm ngăm đắng của rau cải làm cho người ăn cảm thấy không
bị ngán.
- Rau cải Mèo còn đặc biệt hấp dẫn khi xào với thịt hun khói. Những sợi


rau giịn, dai hơi nhặng đắng kết hợp với món thịt hun có vị đậm đà rất
riêng tạo nên nét đặc sắc cho ẩm thực vùng cao. Khi chế biến món ăn,
người H’Mơng SaPa vặn rau thành từng đoạn chứ không thái, như thế
mới giữ được vị đậm đà của rau.
- Sự hấp dẫn của loại rau sạch này không những chinh phục được du khách
khi tới SaPa mà đã có mặt ở nhiều vùng đất khác. Một số địa phương còn
chọn lọc giống cải Mèo để nhân rộng trong các hộ nông dân, để phát triển
thành một loại rau đặc sản có giá trị kinh tế giúp xóa đói, giảm nghèo.
Riêng vùng đất SaPa, đã có nhiều hộ nơng dân bắt đầu chú trọng trồng và
thâm canh cây trồng này..
- Cùng với các dân tộc anh em khác và những nét độc đáo mang đậm bản
sắc dân tộc mình, văn hóa ẩm thực của người H’Mơng SaPa đã góp phần
tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa của Việt Nam nói chung và
ẩm thực SaPa - tỉnh Lào Cai nói riêng.

CÁ SUỐI SA PA NƯỚNG


- Sa Pa không những là vùng đất nổi tiểng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi
đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà cịn là nơi có nhiều món ăn mang
đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Trước hết
phải kể đến món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố
chợ. Du khách đến Sapa khơng thể khơng thưởng thức món cá suối Sapa
- một đặc sản khó quên ở nơi đây.
- Điều thú vị của món cá của Sapa là những lồi cá sống ở những khe suối.
Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống,
lại có lồi cá có màu đen lẫn với màu rêu đá.
- Cá suối Sapa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như
cán dao. Điều đặc biệt là cá suối khơng hề có vị tanh. Cá bắt được, nhóm
lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên

bán cho các nhà hàng trên thị trấn.
- Cá suối rán lên, đầu, đi và vây rịn tan trong miệng, trong khi mình cá
trịn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài cá miền sơn cước.

ĐẶC SẢN CÁ HỒI SAPA


- Trong suy nghĩ của nhiều người, cá hồi là một loại đặc sản chỉ có ở
những nước Châu Âu, Châu Mỹ. Cá hồi là một lồi cá có đăc điểm vào
mùa sinh sản thường ngược các dịng sơng để đẻ trứng rồi sau đó tự chết.
Chuyện về lồi cá hồi q hiếm đó nay khơng cịn là chuyện bên... Tây
nữa. Một đàn cá hồi vân gần 3 vạn con với sản lượng hàng chục tấn đã
xuất hiện tại thác Bạc, huyện Sa Pa (Lào Cai) đang viết nên câu chuyện
cá hồi “made in Vietnam”.
- Nếu như trước đây, khách du lịch đến Sa Pa đã quen thuộc với các địa
danh nổi tiếng như: Khu du lịch Hàm Rồng thị trấn Sa Pa, khu trạm khắc
đá cổ Hầu Thào, hay những địa danh đã đi vào thơ ca như Thác bạc, Cầu
Mây, các làng văn hóa, làng nghề, thưởng thức hóa trái mang hương vị
xứ ơn đới cận nhiệt đới như đào, lê, táo, mận ngất ngây lòng người v.v…
- Nay đến với Sa Pa, du khách đã có thêm một sản phẩm du lịch đặc trưng
khác mang hương vị riêng, đó là cá hồi và thăm quan địa danh nuôi cá
hồi lớn nhất tại miền Bắc Việt Nam.
- Trên cùng hành trình tham quan Thác Bạc hay mạo hiểm với cuộc leo
núi, chinh phục đỉnh Phansipan hùng vỹ, ngay dưới chân “nóc nhà Đơng
Dương” này là mái nhà lý tưởng của những chú cá hồi vân nổi tiếng trời
Âu.
- Nơi đây, vào những ngày đầu năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Nước
lạnh Sa Pa được thành lập (thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I
- Bộ Thủy sản) với hoạt động chính là nghiên cứu việc sinh sản và phát
triển của cá hồi vân - một trong nhiều họ thuộc loại cá hồi. Sau hơn một



năm nghiên cứu và nuôi thử nghiệm, mùa xuân năm 2006 lứa cá đầu tiên
nhập từ Phần Lan về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang thứ thực
phẩm thượng hạng từ xứ Âu Châu cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của thị
trường Việt Nam, đồng thời tạo cho Sa Pa một điểm tham quan mới, hấp
dẫn với những du khách muốn khám phá, tìm hiểu về lồi cá này, cũng
như ứng nhu cầu thưởng thức hương vị độc đáo của các món ăn được chế
biến từ cá hồi. Hiện nay, trong các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng ở Sa Pa
như Victoria, Châu Long, Bamboo v.v…và nhiều khách sạn, nhà hàng
lớn tại Hà Nội, cá hồi vân đã có trong thực đơn và nhanh chóng trở thành
một món ẩm thực hấp dẫn với nhiều đối tượng khách du lịch trong và
ngồi nước. Với các món ẩm thực đa dạng được chế biến từ cá hồi như:
gỏi, lẩu, cháo, trứng cá hấp, cá hun khói, salad rau xanh ăn kèm cá hồi
tẩm sốt cam và tiêu xanh, cá hồi nhồi dưa chuột v.v…đã mang đến cho
du khách hương vị hấp dẫn khó qn của món ẩm thực có một khơng hai
tại Sa Pa. Bên cạnh đó, theo nhận xét của nhiều đầu bếp nổi tiếng tại các
nhà hàng Sa Pa và Hà Nội thì chất lượng và màu sắc của cá hồi Sa Pa
không thua kém so với bất cứ loại cá hồi nào được nhập khẩu và đang sử
dụng tại Việt Nam.
- Theo anh Chu Quang Kiệm, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu
Nước lạnh Sa Pa cho biết, hiện nay Trung tâm có 3 khu riêng biệt, mỗi
khu nuôi một thế hệ cá hồi khác nhau: Khu 1 là nơi ươm và ấp trứng với
12 bể con (dung tích trung bình mỗi bể là 2,5m3/bể) và 2 bể to mỗi bể có
dung tích 60m3. Sau khi cá hồi đã đủ tuổi được chuyển sang nuôi ở khu
2, đây là khu nuôi cá ở tuổi trưởng thành. Khu 2 gồm 3 bể, mỗi bể có
dung tích 60m3. Khu 3 là nơi nuôi cá hồi đã trưởng thành và chuẩn bị
xuất chuồng, khu 3 gồm 5 bể với dung tích 250m3/ 1bể. Ngồi ra cịn có
3 khu chun làm các thí nghiệm sinh học như: khu làm sinh sản, khu



ni v.v…do đó, nếu muốn thăm quan tồn bộ quy mơ và tìm hiểu một số
đặc tính sinh sản, phát triển của cá hồi, các cơng đoạn chăm sóc cá hồi và
tự mình lựa chọn một chú cá để thưởng thức hương vị thì du khách phải
dành cả nửa ngày, thậm chí cả ngày mới có thể tìm hiểu được hết về nơi
này. Hiện nay, “ngôi nhà” của cá hồi vân tại chân đỉnh Phansipan đã thu
hút rất nhiều đối tượng khách du lịch đến thăm quan và thưởng thức.
Cũng theo anh Kiệm, trung bình mỗi ngày Trung tâm đón từ 15 - 20 lượt
khách, riêng ngày thứ 7 và chủ nhật lượng khách đến thăm quan và
thưởng thức diễn ra cả ngày.
- Du khách đến đây sẽ không dấu được sự ngỡ ngàng và thích thú trước
những con cá hồi, sự hiếu kỳ và thích khám phá của du khách đã được
đáp ứng. Đặc biệt với những du khách nước ngồi, nếu cảnh quan thiên
nhiên và văn hóa các dân tộc bản địa luôn mang đến cho họ nhiều điều
thú vị thì với cá hồi, sự ngạc nhiên và thích thú cịn ý nghĩa hơn thế. Họ
khơng thể tưởng tượng ra được giữa đất nước Việt Nam với đặc trưng khí
hậu nhiệt đới gió mùa lại có thể tận mắt thưởng ngoạn và thưởng thức
món ăn độc đáo của lồi cá da trơn chỉ sống ở các nước ơn đới và hàn
đới. Với nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ cá hồi, du khách đến đây
có thể vừa thăm quan, vừa tự tay lựa chọn một chú cá ưng ý để thưởng
thức, và hương vị cá ở đây chẳng khi nào không tươi nguyên.
- Bên cạnh cá hồi, giờ đây đến với Sa Pa du khách còn có cơ hội mục sở
thị cá tầm Trung Quốc, một loại cá mới có giá trị kinh tế rất cao (khoảng
800.000đ/ 1kg). Với 26 con cá tầm trưởng thành được nhập từ Nga, trong
đó có một số con đang trong thời kỳ chuẩn bị sinh sản, mỗi con có cân
nặng trên 20 kg. Dự án Hứa hẹn sẽ thu được nhiều thành công, Sa Pa
đang được kỳ vọng không chỉ là ngôi nhà lý tưởng của riêng cá hồi vân


và trong tương lai không xa cá tầm sẽ là một sản phẩm mới riêng có ở Sa

Pa, đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng, thưởng thức của du khách gần xa.
- Cùng với các giá trị độc đáo về thiên nhiên và văn hóa các dân tộc thiểu
số, cá hồi đã có sức thu hút mạnh mẽ với đơng đảo khách du lịch mỗi dịp
đặt chân đến Sa Pa. Đây là hương vị mới của Sa Pa dành cho bất cứ ai
yêu mến và gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây.

THỊT TRÂU SẤY SAPA

Các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc có rất nhiều món ăn độc đáo, thể hiện
bản sắc và đặc điểm sinh hoạt vùng, miền. Trong tất cả đặc sản của các dân tộc
vùng cao, đặc trưng nhất vẫn là thịt hun khói. Nhưng có một đặc sản được khá
nhiều người ưa chuộng, đó là món thịt trâu khơ.
Giá: 700.000VND/1KG
Nếu du khách đi du lịch lên vùng Tây Bắc, ngoài việc say nồng với cảnh sắc
tuyệt vời, ngoài ra sẽ được thưởng thức một phong vị thịt trâu khô rất riêng của dân
tộc thiểu số nơi đây.
Vào dịp nhà mổ trâu, thường thường trong những ngày lễ, Tết, người trong
nhà không quên dành ra một lượng thịt trâu bắp (hoặc thịt khơng có gân, thật tươi).
Những gia vị đi kèm không thể thiếu trong chế biến thịt trâu khô là sả, gừng, tỏi, ớt
khô, hạt mắc khén, nếu muốn ăn ngọt thì thêm đường.


Thịt trâu được lọc hết gân (nếu có), lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc
thớ rộng khoảng 7-8 cm, dài khoảng 15 cm, dày khoảng 2-3 cm, dần cho thật mềm.
Người ta băm nhỏ sả, gừng, tỏi, ớt khô, hạt mắc khén (loại gia vị chỉ một số vùng
mới có) giã nhỏ trộn đều, ướp thịt trâu với hỗn hợp gia vị đó, sao cho vừa đủ.
Thời gian ướp khoảng 2-3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi, để
xa cho thịt chín từ từ, chín đều, khơng được để thịt sát than củi tránh bên ngồi thì
bị cháy, bên trong lại khơng chín. Thịt được sấy như thế cho đến khi vừa chín,
khơng nên sấy khô quá ăn sẽ bị dai và cứng, mất vị ngọt.

Khi những miếng thịt trâu khô đã đượm mùi hấp dẫn rất riêng của nó, người
ta gỡ ra bọc bằng giấy báo, nếu gia đình nào có điều kiện thì cho vào tủ lạnh để ăn
dần. Cịn với các hộ gia đình vùng cao vẫn đun bằng bếp củi thì họ sẽ treo lên trên
gác bếp hun khói và ăn trong một thời gian dài.
Khi ăn, lấy ra thì dùng đồ xôi đồ lại khoảng 20 – 30 phút là ăn được. Vị ngọt
của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản
vùng cao Tây Bắc này.
Món ăn này rất phù hợp khi thưởng thức cùng bia và rượu trong những dịp
tụ hội bạn bè, người thân, đặc biệt là trong những ngày lễ, Tết.

ĐẶC SẢN CƠM LAM - THỊT NƯỚNG SAPA


Đến với thị trấn Sa Pa (Lào Cai) trong những ngày đông giá rét này du
khách không chỉ được chiêm ngưỡng, được hịa mình trong cái lạnh tựa như mùa
đơng của châu Âu với băng, với tuyết trắng ngần, mà cịn có dịp được thưởng thức
những món nướng rất dân dã mà khoái khẩu được bày bán khắp các con phố, bản
làng trong và ngồi thị trấn.
“… Những món nướng ở thị trấn SaPa ngày nay khá đa dạng từ trứng, khoai,
ngô, sắn… cho đến thịt lợn lửng, chim nướng các loại. Ai đến SaPa cũng đều coi
món nướng là món khối khẩu…”
Giá: 40.000/SUẤT
Lam theo như cách giải thích của mấy bác dân tộc tức là kiếm ống giang,
ống nứa phạt một đầu đi, còn phần kia bỏ thứ cần “ lam” như thịt, cá , gạo , rau
vào, rồi bỏ lên trên ngọn lửa, gọi là Lam. Khác với việc nấu cứ bỏ vào nồi bắc bếp
là xong, công nghệ “ lam” yêu cầu phải xoay ống nứa ông giang cho khéo không bị
cháy ống và vẫn đủ độ chín. Nghe đơn giản vậy, chắc lúc làm cũng khơng dễ.
Cơm lam ở Sapa cũng là một món đặc sản khó quên. Bên bếp than hồng bán
đồ nướng, chỗ nào cũng có cả vài chục lam cơm treo lúc lỉu. Cơm nếp nương dẻo
thơm thường được lam sẵn. Lớp vỏ cháy đen khi lam đã được gia chủ tước bỏ hết

lộ ra lớp áo trong trắng sạch.Đừng lo cơm lam Sapa không được tươi mới. Đã mất
công tới Sapa, thể nào du khách cũng thưởng thức vài ống cơm lam cho lạ miệng.
Khơng có của ế ẩm đâu mà sợ. Với lại, cơm lam quý chỗ có thể để cả tuần, bóc ra
vẫn nục nạc như khoanh giị, thơm ngon như vừa chín tới.


Kiểu lam cơm kín bưng giữ nguyên cho từng hạt cơm hương vị thơm ngon
của núi rừng. Vị thơm dẻo của gạo, vị ngọt đầm đậm của nước trong ống nứa, quện
với chút vị béo trong muối vừng, muối lạc làm mê hoặc vị giác.
Với du khách thăm Sapa, cơm lam có thể là món ăn lạ miệng, đổi món cho
những bữa cơm tẻ. Còn với bà con dân tộc, những lần lên nương làm rẫy, những
lần vào rừng săn bắt, món cơm lam giản dị nâng bước tiếp thêm sinh lực cho
những bàn chân trèo đèo lội suối.
Nếu biết chịu khó lần mị khám phá trong các bản, du khách có thể được
nêm thử thêm những món cơm lam đặc biệt hơn loại cơm lam nếp trắng thường
bầy bán ở điểm du lịch.
Cơm lam ớt cay cay ấm nồng chống lại cái lạnh thấu xương nơi rừng núi.
Cơm lam lạc bùi béo đậm đà, dù chỉ là món chay những vẫn đủ chất không thấy
thèm cá thèm thịt. Cơm lam măng lạ miệng với chút đăng đắng nhân nhẩn ban đầu,
nhưng càng ăn càng thấy ngọt giọng.
Thịt được tẩm ướt với hành, tỏi, sả, hạt dổi..., chừng khi ngấm gia vị thì
được kẹp xiên tre và nướng trên than hoa. Nghe mùi thịt thơm lừng, trông vàng
ruộm cháy xèo xèo trên bếp là đã thấy thèm rồi. Thịt lợn bản mà ăn cùng với cơm
lam thì quả là rất hợp gu.

MÓN KHAU NHỤC


Sở dĩ món “khâu nhục” hay món “nằm khâu" được ví như một mỏm đồi và
có tên gọi theo tiếng dân tộc Nùng là “khâu” tức đồi. Bởi nó có hình dáng của một

quả đồi nhỏ, đang vươn lên.
Đây là món ăn của người dân tộc Nùng di cư từ Trung Quốc sang. Lâu ngày
nó đã trở nên phổ biến và trở thành món ăn truyền thống của dân tộc Tày - Nùng
Bắc Kạn. Họ thường làm món "khâu nhục" trong những dịp gia đình có chuyện
vui, dịp lễ tết, đám cưới hỏi…(theo Cam nang du lich Viet Nam)
Giá: 120.000VND/ 1 khách
Đây là món ăn chế biến cầu kì từ thịt lợn, món ăn này được tiếp nhận kỹ
thuật của người Hoa ở Sapa và từ lâu đã trở thành món ăn đặc sản, thường được
dùng trong cỗ bàn sang trọng hoặc để tiếp khách phương xa. Muốn có món khâu
nhục ngon phải công phu từ khâu chọn thịt.
Thịt ba chỉ ( thịt đùi ngon hơn) của con lợn 70-80kg là vừa không bị béo
quá, phải là thịt ba chỉ ngon (không lấy thịt ba chỉ bị long), ước lượng mỗi bát khâu
nhục là 8 miếng, mỗi bát khoảng 0,5kg thịt, làm bao nhiêu bát thì cứ thế nhân lên.
Thịt ba chỉ cạo sạch lông, rửa sạch để ráo nước, cắt miếng to khoảng 0,5kg
cho vào nồi luộc chín tới. Vớt thịt ra để nguội rồi dùng que nhọn đâm chi chít
nhiều lần liên tục lên bì lợn, châm thịt kỹ để bì có khả năng hấp thụ nước cho thật
mềm, càng châm kỹ miếng thịt sẽ càng ngon mềm hơn. Cho thịt vào chậu giấm
ngâm, sau đó vớt ra tẩm tiếp húng lìu, xì dầu và bỏ vào chảo mỡ chao vàng miếng
thịt; lấy ra để ráo mỡ và nguội.


Khoai môn hoặc khoai lang gọt vỏ, thái miếng cho vào mỡ chao giòn, vớt ra
để nguội. Gia vị của món khâu nhục rất cầu lì. Lá tàu soi đem rửa cho hết sạn và độ
mặn, băm nhỏ rồi trộn đều với tương tàu choong, xì dầu, húng lìu, tỏi giã nhỏ xếp
xuống dưới đĩa, trên là khoai môn hoặc khoai lang.
Thái thịt thành từng miếng độ dày mỗi miếng khoảng 1,5cm (mỗi bát 8
miếng) xếp thịt lên trên đĩa thành hình trịn, úp bát to vào lật lại để nguyên đĩa, xếp
từng bát thịt vào nồi hấp cách thủy độ 3-4 giờ cho thịt chín và mềm nhừ; khi xếp
cỗ hoặc bày mâm bê bát khâu nhục ra ăn nóng. Mùi vị thật thơm ngon.


RƯỢU TÁO MÈO SAPA
Nhắc đến táo mèo nhiều khách du lịch sẽ nghĩ ngay tới một loại quả rất đặc
biệt của núi rừng. Táo mèo có vị chua rất đặc biệt mà khơng loại trái cây nào có
được. Nếu mình nói đặc sản táo mèo của SaPa thì nhiều bạn sẽ nói táo mèo khơng
phải chỉ SaPa mới có mà cịn có rất nhiều nơi như huyện Trạm Tấu hay Mù Cang
Chải của tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, nếu nhắc tới rượu táo mèo thì có lẽ nhiều người
sẽ nghĩ ngay tới SaPa.
Giá: 50.000VND/ 1 lít
Lào Cai là vùng đất nổi tiếng với rất nhiều loại rượu ngon, đặc trưng của núi
rừng như: Đặc sản San Lùng (Bát Xát), rượu ngô (Bắc Hà), v.v.. Gần đây, khách du
lịch Sapa còn được biết đến rượu táo mèo. Đây là một loại rượu được ngâm ủ từ
loại táo rừng, có màu nâu sóng sánh và vị ngọt thơm đặc trưng. Đến với Sapa, du
khách không những bị hấp dẫn bởi dư vị sơn hào phong phú và độc đáo của vùng
đất sương mù này mà còn “say” trong men rượu nồng ấm của rượu táo mèo. Đây là
loại rượu dân dã nhưng cũng rất độc đáo. Qủa táo mèo được kết từ hương của
rừng, ngấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất, khí trời và nắng gió vùng cao nên nó có


đủ vị chua ngọt và chát đắng. Qủa táo mèo được ngâm ủ rất kỹ rồi cất thứ tinh chất
ấy để chế ra rượu. Ban đầu, uống rượu táo mèo, ta tưởng như uống một loại nước
giải khát có ga, thế nhưng càng uống càng ngất ngây.
Rượu táo mèo không nặng nên những bạn nữ cũng có thể thưởng thức được.
Lần mình nói chuyện với một anh bạn trên Lào Cai về rượu táo mèo thì anh ấy có
nói rằng “Có lẽ do Lào Cai gần Trung Quốc nên cũng có sự giao thoa về cách pha
chế cũng như nghệ thuật làm rượu từ hoa quả nên rượu táo mèo đã khiến rất nhiều
du khách ngất ngây. Có khơng ít khách du lịch nước ngoài đã mua và mang về như
một món quà quý giành rặng bạn bè và gia đình.” Nói khơng thơi thì sẽ rất khó để
bạn có thể cảm nhận được cái hay, cái thú khi nhâm nhi chén rượu táo mèo trong
những ngày đông giá lạnh. Nếu có dịp đi du lịch Sapa thì mình mong bạn đừng
quên thưởng thức đặc sản này!


MỘT SỐ CÂY THUỐC QUÍ TẠI SAPA

Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có điều kiện khí hậu thời tiết phù
hợp cho việc phát triển tập đồn cây thuốc nói chung. Đặc biệt là một số loại cây
thuốc có giá trị tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc và có hiệu quả kinh tế. Tại Sa Pa
nghề trồng cây thuốc rất phát triển, điển hình như một số cây thuốc bắc quý như:
Đương Quy, Bạch Truật, Mộc Hương, Xuyên Khung, Gấu Tầu, Đỗ Trọng… Cung
cấp một sản lượng lớn nguyên liệu làm thuốc phục vụ cho nhu cầu sản xuất thuốc
trong nước và xuất khẩu.
Giá: Tùy từng loại
Để thúc đẩy và duy trì một cách bền vững nghề trồng cây thuốc tại Sa Pa,
Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã phê duyệt Dự án “Xây dựng mơ hình kinh tế hộ


trồng một số loại cây dược liệu tại Sa Pa - Lào Cai”, Trạm Nghiên cứu trồng cây
thuốc Sa Pa là cơ quan Chủ trì thực hiện, KS. Đinh Văn Mỵ làm chủ nhiệm Dự án.
Cây actiso thời kỳ ra hoa

Cây actiso thời kỳ thu hoạch củ

Dự án đã xây dựng 03 mơ hình trồng 03 ha cây Actiso, 01 ha cây Đương
Quy, 01 ha cây Xuyên Khung tại các hộ gia đình ở xã Sa Pả và xã bản Khoang
huyện Sa Pa. Qua theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển, kết qủa cho thấy cả


3 mơ hình cây đều sinh trưởng và phát triển tốt. Cây Đương Quy và Xuyên Khung
cần phải tiếp tục theo dõi, chăm sóc đến tháng 11, tháng 12 năm 2011 mới cho thu
hoạch củ. Riêng cây Actiso cho thu hoạch lá, hoa, củ và thời gian trồng đến khi thu
hoạch ngắn, mơ hình trồng Actiso vụ thứ nhất đã thu hoạch và có thể đánh giá

được hiệu quả kinh tế của mơ hình.
Cây actiso từ khi trồng đến khi thu hoạch 1vụ khoảng 10 tháng, vụ thứ nhất
trồng vào tháng 9 năm trước và bắt đầu cho thu hoạch lá từ tháng 12 đến 6 năm
sau, hoa và củ cho thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 năm sau. Kết quả từ mơ hình
1ha cây actiso cho thu hoạch khoảng 30 tấn lá tươi, 700 kg củ khô và khoảng 200
kg hoa khơ với giá bán bình qn 1.800 đồng/kg lá tươi, 30.000đồng/kg củ khô và
200.000 đồng/kg hoa khơ cho doanh thu khoảng 115 triệu đồng/vụ/năm. Chi phí
đầu tư trồng 1 cây actiso từ khi trồng đến khi thu hoạch củ bao gồm: giống, phân
bón, cơng lao động vào khoảng 30 - 40 triệu đồng/ha/vụ, lãi thuần thu được 75 - 85
triệu đồng/vụ/năm, tính bình qn thu nhập từ 7,5 - 8,5 triệu đồng/tháng. Sau gần
một năm triển khai thực hiện mơ hình, các hộ gia đình tham gia dự án đánh gia cao
về hiệu quả kinh tế từ mơ hình trồng Actiso mang lại.
Trạm Nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa đã chỉ đạo các hộ gia đình triển khai
các mơ hình có hiệu quả, bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo đơn
vị tiếp tục theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của các mơ hình để
hồn thiện quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến một số loại cây dược liệu
có gí trị phù hợp với điều kiện của Sa Pa và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc,
thu hoạch và chế biến cho người dân để nhân rộng mơ hình. Kết quả bước đầu của
dự án sẽ tạo đà cho nghề trồng cây dược liệu tại Sa Pa phát triển, sẽ là một trong
những cây trồng chủ đạo của huyện trong tương lai.

NẤM HƯƠNG - DIỆU DƯỢC CỦA NÚI RỪNG SAPA


Sapa không chỉ là vùng đất nổi tiếng về phong cảnh thiên nhiên mà còn là
nơi lưu giữ được nét văn hóa ẩm thực tinh tế và độc đáo. Vùng đất này được thiên
nhiên ban tặng cho vô số các đặc sản của núi rừng vô cùng thơm ngon, trong đó
khơng thể khơng kể đến nấm hương Sapa. Nấm hương Sapa về hình thức cũng
giống như các loại nấm hương khác nhưng về hương vị thì những ai đã thưởng
thức một lần chắc sẽ không thể quên được mùi vị đặc biệt này. Nấm sau khi ngâm

trong nước và sau khi xào nấu vẫn giữ được mùi thơm rất đặc trưng của núi rừng.
Giá: Từ 50.000VND/ 1KG
Nấm hương thường được sử dụng chế biến nhiều món ăn nhưng ít người biết
đến tác dụng trị liệu của nó. Trong Đơng dược, nấm hương được coi là vị thuốc bổ
nổi tiếng, có vị tươi thơm nên được tôn là “Dược diệu” chống suy lão và giúp
trường thọ.
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận trong nấm hương chứa một hàm lượng chất
khoáng rất phong phú như kali chiếm tới 64% của toàn bộ chất khống. Ngồi ra
cịn chứa các loại vitamin B2, D, PP, có protein, chất xơ, lipid, polisacarit có tác
dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy nấm hương
là loại rất giàu dược tính. cánh nấm mỏng, xơ, mùi rất thơm, phơi khô tự nhiên,
không chất bảo quản
Nấm hương có nhiều tác dụng, trong đó có 10 tác dụng chính là: Làm hạ
huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu làm nghẽn tắc mạch, giảm cholesterol,


giảm béo, chữa viêm khớp, giảm albumin niệu, làm tăng interferon trong cơ thể,
phòng ngừa suy lão, phòng trị chứng ung thư, chữa chứng tàn nhang.
Nấm hương có hàm lượng chất xơ cao, giúp ức chế sự lên men và tổng hợp
glucose của nhân tế bào, từ đó sẽ giúp hấp thu glucose và ổn định đường huyết ở
bệnh nhân tiểu đường. Cũng như khổ qua, nấm hương có cơng năng đặc biệt ở chỗ
kiện tì, ích khí, bổ não, tủy nên sẽ giúp cơ thể tăng cường chuyển hóa, hạ đường
huyết trong bệnh tiểu đường. Nấm hương cịn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch
của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa
sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa… Vì vậy, nó được xem là thực phẩm cần
cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, trẻ em
suy dinh dưỡng.
Nấm hương là thực phẩm rất giàu chất xơ. Hàm lượng chất xơ cao này ức
chế sự lên men và tổng hợp glucose của nhân tế bào, từ đó có vai trò nòng cốt
trong việc hấp thu glucose, ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Từ nấm

hương, Nhà Hàng Ẩm Thực Sapa xin giới thiệu cách chế biến những món canh
ngon và rất bổ dưỡng:
Canh bổ từ nấm hương
- Nấm hương với tụy heo
Nguyên liệu gồm 1 cái tụy heo (20g), nấm hương (10g), khổ qua 1 trái. Tất
cả đem nấu canh, nêm gia vị vừa miệng, ăn 2-3 bữa một tuần. Đây là món ăn có tác
dụng kiện tì, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, mạnh tạng tụy, thích hợp cho những
người tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch.
- Nấm hương với khổ qua
Nguyên liệu gồm khổ qua (15g), đậu phụ (20g), nấm hương (20g). Tất cả
đem hầm chín, nêm gia vị vừa ăn. Món ăn này là bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt


giải độc, mát can, thận, kiện tì, trợ vận hóa, có thể dùng cho người rối loạn chuyển
hóa, tiểu đường, mỡ máu, tăng huyết áp, mẩn ngứa, mày đay. Món này có thể ăn
hằng ngày, rất thích hợp với người ăn kiêng, ăn chay.
- Nấm hương với thịt heo
Nguyên liệu gồm nấm hương (20g), mộc nhĩ (15g), thịt nạc heo (20g), khổ
qua (10g). Tất cả đem nấu thành canh ăn 2-4 bữa trong tuần, có tác dụng bổ dưỡng
ngũ tạng, kiện tì, tăng cường chuyển hóa. Món ăn này thích hợp cho người tiểu
đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng huyết áp, thiếu máu, hạ cholesterol.
- Nấm hương với chân giị heo
Ngun liệu gồm hồi sơn (10g), ý dĩ (15g), nấm hương (100g), khổ qua
(150g), thịt chân giò (200g). Tất cả đem hầm ăn cùng cơm 2 – 3 lần trong tuần.
Món canh này có tác dụng kiện tì, ích khí, cường não, tủy, dưỡng huyết, sinh tân
dịch; thích hợp cho người tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, thiếu máu, thiếu sữa,
suy nhược cơ thể.
- Nấm hương với thịt gà
Nguyên liệu gồm nấm hương (15g), mộc nhĩ đen (10g), thịt gà (15g), khổ
qua (10g). Tất cả cho vào nồi với một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ,

chế thêm gia vị, ăn nóng. Món canh này có tác dụng kiện tì, bổ thận, ích khí,
dưỡng huyết, thích hợp cho người mắc các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy
nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu chống, mất ngủ, hay quên, tiểu đường.
- Nấm hương với tim heo
Nguyên liệu gồm hoài sơn (15g), thiên hoa phấn (1g), khổ qua (10g), nấm
hương (15g), tim heo 1 quả. Tất cả đem hầm nhỏ lửa, ăn nóng. Món canh này có
tác dụng kiện tì, bổ tâm tạng, dưỡng khí huyết, thích hợp cho người mắc các chứng


tì, vị hư nhược, mất cơng năng kiện vận do tâm hư nhược gây nên dẫn đến tiểu
đường, phù thũng, ăn uống kém …



×