Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Du lịch lễ hội chùa tiên, xã phú lão, huyện lạc thủy, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.07 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống tín ngưỡng của các dân tộc tỉnh ta khá phong phú, đi kèm với
phần lễ bao giờ cũng có phần hội. Cùng với việc thờ phụng các nhân thần,
nhiên thần để truyền đạt niềm ước mơ, khát vọng, sự biết ơn, người dân cịn
tổ chức nhiều hình thức hoạt động văn hóa dân gian, tổ chức các trò chơi để
giao lưu, vui chơi, nghỉ ngơi thư giãn sau những ngày lao động vất vả và
chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới của cuộc sống. Việc tổ chức các lễ hội
như vậy cũng để nhắc nhở con cháu nhớ về công lao của nhưng người đã góp
phần xây dựng và bảo vệ quê hương, là dịp để những người xa quê nhớ về cội
nguồn. Cũng theo ông Nguyễn Quốc Khánh, hầu hết các đình, đền, chùa đều
tổ chức các hoạt động lễ và hội. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng
vùng dân cư mà người dân tổ chức các hoạt động lễ hội to hay nhỏ. Đến nay,
một số hoạt động lễ hội được tổ chức quy mô cấp huyện, cấp tỉnh thu hút
đông sự tham gia của người dân trong và ngoài địa phương như: lễ hội chùa
Tiên (xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy), lễ hội đình Vai (xã Thanh Nông), lễ hội
đền và miếu Trung Báo (xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn), lễ hội đình Xàm
(xã Phú Lai), lễ hội chùa Hang (xã Yên Trị, huyện Yên Thủy), lễ hội đền Bờ
(xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc)…
Từ các hoạt động tín ngưỡng văn hóa đơn thuần của một địa
phương,với những giá trị về tâm linh, và phong cảnh đẹp xung quanh các ngơi
đình, đền, chùa, nhiều, đến nay, lễ hội đã được phát triển trở thành điểm du
lịch tâm linh độc đáo thu hút khá đông du khách thập phương tìm về. Điển
hình như lễ hội chùa Tiên – Phú Lão có hệ thống đền, chùa khá phong phú
nằm ở địa thế khá đẹp, gần gũi với thiên nhiên, bên cạnh đó cịn có nhiều
hang động đẹp, nên ngồi ngày chính hội, khách thập phương vẫn tìm đến tấp


nập để thưởng ngoạn phong cảnh. Bình quân mỗi năm, Chùa Tiên – Phú Lão
thu hút khoảng 10 vạn du khách thập phương. Đền Bờ thuộc xã Vầy Nưa (Đà
Bắc) cũng là một trong những điểm du lịch tâm linh của tỉnh. Lễ hội chính


được tổ chức vào dịp đầu năm, nhưng do vị trí đền nằm trên vùng hồ Hịa
Bình có phong cảnh núi non, sơng nước đẹp và nhiều bản làng của người dân
địa phương vẫn còn giữ nguyên được tập quán văn hóa sinh hoạt truyền thống
nên thường xun có khách du lịch tìm đến đề thưởng ngoạn phong cảnh và
đi lễ đền.
Du lịch tâm linh là loại hình du lịch thân thiện với mơi trường và mang
lại cho du khách những giá trị tinh thần, sự thư giãn thanh tịnh từ sâu thẳm
tiềm thức trong nhịp sống hiện đại ngày nay. Bên cạnh đó, việc khai thác các
giá trị văn hóa, kiến trúc của hệ thống đình, chùa, miếu, để phát triển du lịch
tâm linh là hướng đi hứa hẹn tạo diện mạo mới cho du lịch của tỉnh. Hiện nay,
Bảo tàng tỉnh đang kiểm kê hệ thống đình, đền, chùa, miếu trong phạm vi
tồn tỉnh nhằm nắm lại thực trạng và đề xuất phương án bảo tồn.
Xuất phát từ lý do trên em chọn “Du lịch lễ hội chùa Tiên, xã Phú
Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hịa Bình” làm báo cáo thực tập trong thời gian
thực tập tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hịa Bình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lễ hội Chùa Tiên, xã Phú Lão, Lạc
Thủy, Hịa Bình.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Về không gian: Tiểu luận tập trung nghiên cứu về phong tục tập
quán, đời sống kinh tế, văn hố, tín ngưỡng của người dân Chùa Tiên xưa và
nay, vì đây chính là nền tảng để hình thành nên lễ hội Chùa Tiên.


2.3 Về thời gian: Chùa Tiên được xây dựng trên địa phận đất của làng
Chùa Tiên, xã Vân Phú. Vì nhiều lý do, nên thời gian, các nghi lễ diễn ra lễ
hội của Chùa Tiên khác biệt qua thời gian. Vì vậy tiểu luận tập trung nghiên
cứu phần lễ và hội xưa của Chùa Tiên, có so sánh với lễ hội của Chùa Tiên
hiện nay để tìm ra những nguồn tài liệu xưa bổ sung cho lễ hội nay thêm

phong phú mang nét cổ truyền.
3. Mục đích nghiên cứu
- Tập trung khai thác, hệ thống hoá tài liệu viết về Chùa Tiên.
- Nghiên cứu nội dung và diễn trình lễ hội Chùa Tiên trên một số đặc
điểm cơ bản: thời gian diễn ra lễ hội, đối tượng tham gia lễ hội, các nghi lễ và
các lễ rước cơ bản trong lễ hội.
- Nghiên cứu, đánh giá giá trị và thực trạng của lễ hội, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội trong đời sống
cộng đồng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn hoá học,
sử học, bảo tàng học, mỹ thuật học, dân tộc học...
- Sử dụng phương pháp khảo sát thực địa, quan sát, miêu tả, ghi chép,
ghi hình, ghi âm, phỏng vấn nhân dân địa phương để thu thập thông tin.
- Từ nguồn tài liệu thu thập được, người viết tiến hành tập hợp, hệ
thống hố để phân tích, đánh giá, đối chiếu, so sánh.
5. Đóng góp của tiểu luận
- Phản ánh sắc thái riêng mang tính đặc thù của văn hoá cội nguồn qua
lễ hội Chùa Tiên với các lớp văn hố cổ đan xen, hồ quyện với những lớp
văn hoá thời Hùng Vương dựng nước.


- Mở rộng hơn nữa là đặt lễ hội Chùa Tiên trong nền cảnh các lễ hội
truyền thống trong vùng, từ đó xác định lễ hội Chùa Tiên là một giá trị văn
hố phi vật thể góp phần nâng cao hơn nữa giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng
nơi đây.
- Nêu rõ những giá trị cơ bản, những mặt được và chưa được trong tổ
chức lễ hội Chùa Tiên hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất phương án bảo tồn và
phát huy giá trị của lễ hội.
6. Bố cục tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung của tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khơng gian văn hóa của lễ hội Chùa Tiên
Chương 2: Lễ hội truyền thống Chùa Tiên
Chương 3: Sự biến đổi của lễ hội Chùa Tiên và những vấn đề đặt ra
trong thực tế hiện nay


Chương 1
KHƠNG GIAN VĂN HĨA CHÙA TIÊN, XÃ PHÚ LÃO,
HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HỊA BÌNH
1.1. Khái qt về huyện Lạc Thủy
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Lạc Thủy là một huyện miền núi thấp nằm ở phía Đơng Nam
của tỉnh Hịa Bình, Cách trung tâm Thành phố Hà Nội 90km về phía Bắc.
phía Đơng Bắc giáp huyện Mỹ Đức (Hà Nội), phía Đơng Nam giáp huyện
Kim Bảng và Thanh Liêm (Hà Nam), phía Tây giáp huyện Yên Thủy, phía
Bắc liền kề với huyện Kim Bơi, phía Nam giáp huyện Gia Viễn và Nho Quan
(Ninh Bình). Lạc Thủy là huyện được thiên nhiên ưu đãi có nhiều sơng suối
và núi non hùng vĩ tạo nên cảnh đẹp tự nhiên hấp dẫn. Với lợi thế về địa lý,
khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, Lạc Thủy có điều kiện để xây dựng các sản
phẩm du lịch hấp dẫn như: Du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch thắng
cảnh, du lịch tâm linh.
1.1.2. Điều kiện phát triển du lịch huyện Lạc Thủy
Lạc Thuỷ là một trong những huyện có nhiều di tích và danh lam thắng
cảnh của tỉnh Hồ Bình. Tồn huyện có:
- 06 di tích được Bộ văn hóa thể thao và du lịch cơng nhận di tích Quốc
gia (Di tích lịch sử cách mạng địa điểm Nhà Máy In tiền đồn điền Chi Nê, di
tích khảo cổ học Hang Đồng Thớt; di tích khảo cổ Động Tiên, di tích Danh
lam thắng cảnh Quần thể hang động khu vực Chùa Tiên xã Phú Lão; di

tích thắng cảnh Hang Luồn; di tích danh lam thắng cảnh hang động núi Niệm
(xã Phú Thành).


- 07 di tích LSVH cấp tỉnh Chùa An Linh (xã n Bồng); Đình Vơi,
Đình Làng Đồi; Đình và Đền Vai (xã Thanh Nơng); Đình Niếng (xã Hưng
Thi); Đình Làng Chùa (xã PhúThành). Đền Rem (TT Chi Nê)
- 20 điểm Đình, Đền, Miếu tại các xã, thị trấn nằm trong danh mục kiểm
kê cần bảo vệ.
- 02 nhà thờ xứ đạo (nhà thờ Khoan Dụ và nhà thờ Đồng Danh (xã
Phú Thành).
- 03 khu du lịch sinh thái (Khu DLST Hồ Đồng Tâm; Khu DLST Minh
Ngọc; Khu DLST Làng Đá Bạc) đang trong q trình hồn thiện và đưa vào
phục vụ khách du lịch. Lạc Thủy cũng có nhiều sơng hồ, ao đập như: Liên Hồ
Phú Lão, Hồ Đá Bạc, Hồ Đồng Tâm, Hồ Đầm Khánh là những tiềm năng, thế
mạnh để phát triển du lịch
Các Khu di tích, Lịch sử văn hóa, Danh lam thắng cảnh, đã có sức hấp
dẫn rất lớn đối với du khách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách
du lịch đến thăm quan, nghiên cứu, tạo đà cho du lịch của huyện Lạc Thủy
nói riêng cho ngành du lịch tỉnh Hồ Bình nói chung
Phú Lão ở vào vị trí 20o34’ vĩ bắc, 105o45’ kinh đơng; phía Đơng và
phía Bắc giáp xã Hương Sơn và An Phú-huyện Mỹ Đức (Hà Nội), phía Tây
và Tây Bắc giáp xã Hưng Thi và xã Phú Thành, phía Nam giáp xã Cố Nghĩa,
phía Đơng giáp xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Nằm trên phần
phía Bắc huyện Lạc Thủy, Phú Lão ngày nay được hình thành với 9 cụm dân
cư, đó là thơn: Lão Nội, Lão Ngoại, Đầm Đa, An Ninh, An Thịnh, An Phú,
An Bình, Đầm Vi và thơn Bảy. gồm 2 dân tộc là dân tộc Mường và dân tộc
Kinh, dân tộc Mường chiếm 56%, dân tộc Kinh chiếm 44% tổng số dân.
Nằm cách Hà Nội chừng 80 km, cách trung tâm huyện 9km quần thể
danh thắng Chùa Tiên là một địa chỉ du lịch cịn ít người biết tới. Nơi đây vẫn



giữ được những nét nguyên sơ hiếm có của một thung lũng giữa đại ngàn với
những đồi núi xanh mướt, những động thạch nhũ kỳ ảo.
1.2. Khái quát về quần thể chùa Tiên
1.2.1. Đền Trình
Đền Trình thờ Tam vị Đức Thánh ơng những người có cơng khai phá
ra vùng đất này. Tương truyền, ngày xưa có ba anh em tên Tấn, Minh, Ngọc
là người khai thiên lập địa nên vùng đất này, khi ba ơng mất tại khóm Chanh (
khu đất lập nên đền trình ngày nay), khi nhân dân phát hiện thì mối đã lấp gần
hết thi hài của ba ông, duy nhất chỉ để lộ ra sáu bàn chân, nhân dân thấy sự
tích linh thiêng nên gọi là “Thiên Táng” Từ đó nhân dân trong vùng đã lập
đền thờ để nhớ tới công lao khai sơn lập địa dựng nên xóm làng và tơn các
ơng là Thành Hồng Làng từ đó cứ đến ngày mùng 1 và ngày rằm lễ tết cổ
truyền của dân tộc đều hương khói thờ phụng. Đền Trình xưa kia là ngơi nhà
sàn, ngun vật liệu là , tranh, tre, nứa, lá. Qua nhiều lần trùng tu sửa chữa
ngôi đền rất khang trang bề thế như ngày nay. Đền được xây theo lối kiến trúc
chữ nhất (-) xung quanh ngôi đền được che phủ bởi những tán cây râm mát.
1.2.2. Đền Mẫu Âu Cơ
Đền Mẫu cách đền Trình khoảng 300m về phía Tây Bắc nằm ẩn mình
trên sườn núi So (hay cịn gọi là núi Thờ) thuộc thôn Lão Ngoại, xã Phú
Lão. mặt quay hướng Đơng Bắc, hướng ra lịng thung.
Theo truyền thuyết thì cháu ba đời của Đế Viên họ Thần Nông là Đế
Minh nhân chuyến tuần du vùng núi Ngũ Lĩnh Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên
sinh ra Lộc Tục. Ngài là bậc thánh thông minh. Đế Minh yêu quý Lộc Tục
cho nối ngôi, phong là Kinh Dương Vương ( 287-294 trước Công Nguyên)
cho cai quản phương Nam. Lộc Tục lấy con gái Long Thần là Động Đình
Quân sinh ra Lạc Long Quân, tức Sùng Lãm là người có đức độ tài hoa, văn



võ song toàn, giúp dân trừ tà giết quỷ. Trong chuyến tuần du ở Động Lăng
Xương bên Sông Đà. Lạc Long Quân đã gặp Âu Cơ là con gái của Đế Lai nên
hai người đã nên duyên vợ chồng rồi Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng nở 100
người con. Khi các con lớn lên, Lạc Long Quân đã nói với Âu Cơ: Ta là
giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hỏa khó hịa hợp, vì thế hai người đã
chia 50 người con theo mẹ lên rừng, 50 người con theo cha xuống biển, trở
thành tổ tiên của các tộc người, dịng họ Việt Nam ngày nay.
Xưa nay, tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong các hiện tượng văn hóa độc
đáo, đặc sắc và nổi trội trong hệ thống tơn giáo, tín ngưỡng ở các làng q của
Việt Nam. Tín ngưỡng này xuất hiện từ hàng nghìn năm trước nhằm thể hiện
tư duy, niềm khao khát về mặt tinh thần thờ Mẫu, người sinh thành, nuôi
dưỡng, bảo lưu các thế hệ giống nòi; đồng thời, gắn liền với việc đề cao vai
trò của người phụ nữ trong xã hội, luôn lấy nghề nông làm nền tảng kinh tế.
Tục thờ Mẫu có thể coi là một truyền thống đặc sắc, mang tính nhân văn tốt
đẹp của người Việt Nam mà ít nơi nào trên thế giới có được. Trải qua hàng
nghìn năm lịch sử hình thành và phát triển, trải bao thăng trầm theo những
biến động của xã hội, đời sống tâm linh của người Việt Nam đã có nhiều đổi
thay. Song tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn tồn tại bền bỉ và có sức lan tỏa rộng khắp
trong dân gian, làng xã Việt Nam.
Từ xưa đến nay Đền Mẫu là địa điểm thu hút khách khá đông trong quần
thể di tích này, sự linh thiêng huyền diệu của Mẫu Tổ Âu Cơ vẫn được lan
truyền. Du khách thập phương vẫn tìm về cầu xin Quốc Mẫu ban cho mưa
thuận gió hòa, quốc thái dân an, dân chúng ấm no, hạnh phúc.
1.2.3. Chùa Tiên
Được tọa lạc dưới chân núi Tung Xê trên một khu đất bằng phẳng theo
truyền thuyết Chùa tiên được xây dựng từ rất xa xưa theo lối kiến trúc nhà sàn


nguyên vật liệu là tranh tre nứa lá trải qua bao thăng trầm lịch sử ngôi chùa đã
bị xuống cấp. Năm 1998 ngôi chùa được trùng tu tôn tạo lại khang trang như

ngày nay.
Cũng như ở các tỉnh đồng bằng châu thổ Bắc Bộ làng nào cũng có chùa
làng, hoặc chùa vùng, chùa tổng… ở tỉnh Hịa Bình phật giáo xuất hiện muộn
và ảnh hưởng không lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân. Chùa không
nhiều và đa số đã được giản lược và có xu hướng tín ngưỡng bản địa hóa.
Những huyện, xã giáp ranh với các tỉnh miền xuôi thỉnh thoảng xuất hiện
những ngôi chùa nhỏ, nhưng hệ thống tượng phật cũng không đầy đủ phật
được thờ chung với các vị thánh khác. Chính vì vậy một số ngôi chùa thờ phật
thuộc xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy tỉnh Hịa Bình cũng như các ngơi chùa
khác được dựng lên với mục đích dùng giáo lý của đạo phật, đức phật từ bi để
khuyến thiện, trừng ác, giáo dục lòng nhân nghĩa cho con người. Và đây cũng
là nơi thực hiện mọi nghi lế tín ngưỡng tơn giáo của dân làng. Đến dâng
hương tại Chùa Tiên Du khách sẽ có dịp được bày tỏ lịng thành kính lên các
đức phật các ước mong của mình. Để đáp ứng với nhân dân địa phương và
khách thập phương về lễ phật ngày một đông ngôi chùa lại được khởi công
xây mới năm 2007 với chiều dài 34m, chiều rộng 33m tổng diện tích là
1.122m2. với hệ thống tượng phật được lắp đặt thật cơng phu và bài trí cả một
khơng gian rộng thật u huyền và tĩnh mịch.
1.2.4. Động Mẫu Long
Động Mẫu Long nằm trong lòng núi Thờ cửa hang quay về hướng
Đông Bắc, lối vào hai bên vách đá vơ vàn các khối nhũ rủ xuống với nhiều
hình thù kỳ thú và được sắp đặt rất thoáng như một bức tranh. Vòm trần là
những dải nhũ rủ xuống như những áng mây, bên cạnh đó là hình ảnh một cây
đa cổ thụ, dưới chân gốc đa là một khối nhũ nhơ lên mang hình hài một con
rùa. Tương truyền chú rùa này xưa kia bò từ dưới dòng suối lên đẻ trứng và


qua thời gian ngủ quên mà hoá đá ở nơi này để hôm nay du khách được chiêm
ngưỡng một kiệt tác vừa ngộ nghĩnh lại vừa mang chút tâm linh cảnh rùa
vàng nơi cửa động.

Dưới nền hang là con suối Đền được chảy từ ngoài đầm vào hang như
con rồng đang uốn mình, lượn quanh tạo vẻ mềm mại uyển chuyển trong một
không gian cứng cỏi của hang động
Càng đi ta càng sửng sốt trước cảnh đẹp của tạo hoá với những dải nhũ đá
bạt ngàn, chật cứng. Nhũ từ vòm trần rủ xuống, nhũ từ lòng động mọc lên,
nhũ từ các vách đua ra, các khối nhũ như được hoà quyện với nhau, đan xen
nhau tạo nên một bức tranh sinh động. Chỗ thì rực rỡ như một vườn hoa, chỗ
thì thướt tha như một dải lụa, khiến cho ta có cảm giác như đang được sống
trong một sứ sở thần tiên. Những khối nhũ kỳ ảo trong một không gian tĩnh
lặng mầu tối, các khối nhũ lấp lánh dưới ánh đèn hồng như ngọc ngà khiến
cho ta có cảm giác như mọi sự thanh cao, trong trắng cao đẹp của thế gian
được ngưng tụ tại đây.
Khi đặt chân tới ngách cửa ta bàng hoàng sửng sốt khi bắt gặp dải nhũ uốn
lượn như một con rồng khổng lồ, tiến sâu vào chừng 5m, một khối đá bằng
phẳng như một chiếc giường tiên, khi ánh điện chiếu vào khối nhũ lấp lánh
toả ánh hào quang trắng tựa như dát bạc.
Có khối nhũ mọc ra giao nhau soắn suýt, quả thực đây là một kỳ tích của
tạo hố để lại cho hậu thế. Tiến vào sâu bên trong du khách được chiêm
ngưỡng rất nhiều những hồ nước nhỏ mà nguồn nước được rỏ xuống, từ
những cụm nhũ, từ vòm trần rủ xuống căng trịn, vào đến ngách cuối cùng thì
ta thật sự ngỡ ngàng khi đứng trước ba cái lu đá, cái thì đựng vàng, cái thì
đựng bạc, cái thì đựng ngọc ngà, châu báu của vua chúa thời xa xưa. Tất cả
như vẫn còn đứng mãi theo thời gian.


1.2.5. Động Tam Tòa
Nằm treo leo trên đỉnh núi ở độ cao khoảng 400m đường lên là những
bậc đá quanh co uốn lượn, lên tới nơi ta có cảm giác như bước vào một sứ sở
thần tiên của đá, tới lưng chừng dốc du khách dừng chân để phóng tầm mắt
thưởng ngoạn toàn cảnh của thung lũng Chùa Tiên từ trên cao. Thung lũng

được bao bọc bởi hai dãy núi khổng lồ, trong lòng thung mầu xanh của những
mảng cây rừng, của cánh đồng lúa và có cả những mái ngói đỏ tươi cứ đan
xen vào nhau tạo thành một bức tranh sinh động, xa xa phía ngồi hồ nước là
một dãy những quả đồi nhỏ nằm song song với dải núi và một điều rất kỳ lạ ở
đây là mỗi quả đồi hình như được vị thần nào đó nặn rất đều nhau về kích cỡ,
hình dáng tất cả đều giống nhau như những chiếc bát khổng lồ úp xuống.
Động có khơng gian rất thống rộng chiều dài của động khoảng 130m,
động được chia làm 3 tòa: Đứng trước cửa động Du khách sẽ phải bàng hồng
chống ngợp bởi một không gian rộng lớn bao trùm một thế giới nhũ đá thần
kỳ và điều đặc biệt của thế giới nhũ đá trong động Tam Tịa đó là phần đa các
khối nhũ đều lớn và quy mơ, Du khách có thể ngắm nhìn từ vịm trần rủ
xuống từ lịng động mọc lên các khối như hòa quyện vào nhau đan xen nhau
tạo nên một bức tranh sinh động có chỗ rực rỡ như một vườn hoa, chỗ thướt
tha như những dải lụa. Đi sâu vào bên trong giữa bốn bề là mầu sám của đá
các khối nhũ hiện lên kỳ ảo giữa không gian mầu tối các khối nhũ lấp lánh
giữa ánh đèn trông như ngọc, ngà ngỡ như mọi sự trắng trong cao đẹp của thế
gian ngưng tụ tại đây.
Tất cả các khối nhũ dải nhũ, măng đá cột đá ở nơi đây mang nhiều dáng
vẻ nhiều mầu sắc đã tạo cho động Tam Tòa thành một bảo tàng nghệ thuật tự
nhiên với các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa thật hài hịa, tuyệt mỹ
của tạo hóa giúp cho Du khách có nhiều cảm nhận về cái đẹp tạo cho các nhà
họa sĩ điêu khắc, những ý tưởng sáng tác nghệ thuật là nguồn cảm hứng vô


tận của thi nhân nhạc sĩ. Và sau khi thăm quan động Tam Tòa Du khách sẽ
cảm thấy tâm hồn mình thư thái và ln muốn vươn tới những điều chân thiện
mỹ.
Quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh hang động Chùa
Tiên, là đến với tín ngưỡng tâm linh của người Việt, du khách sẽ được tìm
hiểu về Phong tục thờ Mẫu, qua các di tích lịch sử như Đền Trình, Đền Mẫu,

Chùa Tiên và các hang động được mang tên các vị thánh trong tín ngưỡng thờ
Tứ phủ, đồng thời khám phá những hang động còn lưu giữ những dấu vết của
người Việt cổ như động Tiên, du khách cịn có cơ hội chiêm ngưỡng những
bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ mà tạo hóa đã ban tặng trong các hang động
như hình Rồng ấp trứng, Bầu sữa mẹ, trái đào tiên, mâm xơi, hình ơng tiên,
hình con rùa, con voi…. Tốt lên vẻ đẹp tồn diện của quần thể danh thắng
cảnh Chùa Tiên, cảnh làng mạc xã Phú Lão như bức tranh sơn thủy hữu tình.


Chương 2
DIỄN TRÌNH LỄ HỘI CHÙA TIÊN, XÃ PHÚ LÃO,
HUYỆN LẠC THỦY, TỈNH HỊA BÌNH
2.1. Cơng tác chuẩn bị lễ hội Chùa Tiên
Hàng năm lễ hội Chùa Tiên được khai hội vào ngày mùng 04 âm lịch
và kéo dài hết tháng 3 với số lượng khách đến với quần thể ngày một đông
hơn.
Để đảm bảo lễ hội diễn ra trong khơng khí trang trọng, đa dạng, phong
phú đảm bảo an toàn tiết kiệm hiệu quả, khơi dậy truyền thống tốt đẹp và giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ở địa phương.
Ủy ban nhân dân huyện Lạc thủy chỉ đạo cho Ban quản lý các khu di
tích chuẩn bị công tác khai hội năm.
Ban quản lý lễ hội Chùa Tiên đang gấp rút triển khai các công việc:
sắp xếp nội tự gọn gàng. Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực
hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự, an tồn giao thơng, phịng chống cháy
nổ, vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm, quản lý các hoạt động văn
hóa, dịch vụ văn hóa, khơng để người dân bán hàng khơng đúng nơi quy định,
bán hàng rong trên tuyến đường hành hương.
Ban quản lý lễ hội kiên quyết không để hiện tượng đánh bạc, cò mồi,
bày bán hàng giả, hàng kém chất lượng, mời chào, chèo kéo khách thiếu văn
minh lịch sự trong mùa lễ hội.Cùng đó, Ban quản lý lễ hội cũng sẽ bố trí địa

điểm phục vụ cơng tác sơ cấp cứu trên tồn tuyến di tích. Xây dựng các
phương án chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường du lịch Chùa Tiên đặc
biệt là những ngày diễn ra lễ hội nhằm phục vụ du khách thập phương về trẩy
hội.


Tăng cường hệ thống biển, bảng chỉ dẫn để hướng dẫn khách vào các điểm
du lịch được thuận lợi, việc chăm sóc cây xanh trong khn viên quần thể di
tích tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, hệ thống ánh sáng , đèn trang trí
đã được trang bị từ khn viên đến các điểm động đảm bảo an tồn và đem lại
vẻ đẹp mỹ quan trong quần thể di tích.
Các nhà hàng, dịch vụ cũng đã được sửa sang phục vụ khách một cách
tốt nhất ngoài ra, Ban Quản lý lễ hội cũng đã tăng cường hệ thống vệ sinh
cơng cộng, từ cổng sốt vé đến các điểm động,
Nhiều hạng mục trong khu di tích như bãi đỗ xe, nhà đón tiếp đã được
cải thiện hơn trước các tuyến đường nội bộ, các cơng trình cơng cộng cũng
đang trong q trình hồn thiện. Tồn bộ vé thắng cảnh Chùa Tiên trong mùa
lễ hội năm nay sẽ được thay thế bằng loại vé mới.
Đặc biệt hệ thống giao thông tuyến quốc lộ đường 21 đã và đang trong
q trình hồn thiện, tuyến đi từ đường Hồ Chí Minh vào Khu di tích đã
hồn thành mùa lễ hội 2014 sẽ hứa hẹn nhiều đổi mới với hệ thống đường
giao thông thông thoáng, thuận tiện đi lại thu hút khách gần xa.
2.2. Diễn trình lễ hội chùa Tiên
Từ nhiều năm nay, lễ hội chùa Tiên đã trở thành một trong những lễ hội
lớn của tỉnh, của huyện. Ngày khai hội được tổ chức vào mồng 4 Tết âm lịch,
ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương, sau trở thành
ngày khai hội. Lễ hội được tổ chức hàng năm để ôn lại truyền thống tập tục,
nét đẹp của quê hương, tỏ lòng biết ơn tri ân các bậc tiền nhân. Hàng ngàn
phật tử cùng du khách thập phương nô nức trẩy hội, tham gia vào các hoạt
động lễ hội mang đậm tính truyền thống dân tộc, tâm linh hướng thiện như

dâng hương, cầu cho mưa thuận gió hịa, cầu tài, cầu lộc, cầu mùa màng bội
thu, người người mạnh khỏe, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.


Sau lời khai mạc lễ hội của đồng chí Đinh Văn Quý - Huyện ủy viên Phó chủ tịch UBND huyện - Trưởng ban tổ chức các lễ hội huyện Lạc Thủy là
lễ dâng hương và tuyên trạng của Đại đức Thích Đức Nguyên - Ủy viên Hội
đồng trị sự TW Giáo Hội Phật giáo Việt Nam - Trưởng ban Trị sự hội phật
giáo tỉnh Hịa Bình cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo huyện và du
khách. Lễ hội Chùa Tiên khai hội từ ngày mồng 4 Tết và kéo dài đến hết
tháng 3 âm lịch. Lễ hội được tổ chức theo 02 phần (phần lễ và phần hội).
Phần lễ diễn ra trang nghiêm với phần hành lễ dâng hương - tuyên trạng. Sau
phần lễ là màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc.
Bắt đầu cuộc du sơn, du thuỷ thăm quan vãn cảnh quần thể di tích bằng
dâng hương tại đền Trình thờ tam vị đức Thánh ông đã có công khai phá vùng
đất Nhượng Lão (nay là thôn Lão Ngoại). Đến đền Mẫu, nơi thờ Mẹ - một tín
ngưỡng bản địa nguyên thủy của người Việt cổ. Phía sau ngơi đền là dãy núi
với nhiều hang động tuyệt đẹp, thần bí, phía trước là dịng suối uốn lượn.
Ngay dưới chân Đền là động Mẫu Long (còn gọi là động Mẫu Âu Cơ), trong
động là nơi ngự của Mẫu Âu Cơ với bọc trăm trứng và cánh chim Lạc Việt.
Đường lên động Tiên có 296 bậc uốn lượn theo dãy núi Tung Xê,
Phần lễ được mở đầu bằng lễ rước Thành hoàng làng. Cùng với đám
rước là những nghi thức: Dâng rượu, dâng hương, đọc chúc văn cầu mong
thần linh ban tặng mưa thuận gió hịa, nhà nhà an khang, xóm làng thịnh
vượng...
Phần hội
Sau khi kết thúc phần lễ, phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động
vui chơi như: Thi ném còn, đánh đu, thi thể thao... thu hút nhiều người tham
gia hưởng ứng.
* Trò chơi ném còn.



Phương tiện là một cây tre hoặc cây mai để cả ngọn và lá, có chiều cao
từ 10 -15m. Trên ngọn uốn cong thành hình trịn, có đường kính khoảng
40cm. Cột cịn được dựng theo chiều đơng tây có nơi viết chữ nguyệt với tâm
thức âm dương hòa hợp.
Quả còn được làm từ 4 miếng vải nhuộm xanh, đỏ, tím, vàng, khâu
ghép với nhau phải chăng là sự biểu hiện của 1 năm với 4 mùa xn, hạ, thu,
đơng.Trị chơi ném cịn mang một ý nghĩa hết sức sâu sắc,nó thể hiện tín
ngưỡng phồn thực của người Mường với sự cầu mong sinh sơi nảy nở, làm ăn
thuận hịa, cuộc sống gặp nhiều may mắn. Bên trong có chứa các hạt bơng,
hạt thóc, hạt đậu xanh, đây là loại hạt giống cây trồng chủ yếu của đồng bào
Mường nơi đây, sau cuộc chơi chủ trò chia hạt giống cho mọi nhà trong bản
để lấy may do khí âm dương của đất trời đã tác động.Theo cách giải thích dân
gian thì quả còn được tung qua tung lại là động tác gieo hạt giống khi mùa
làm ăn đến với một mong muốn hạt nảy mầm khỏe, cây cối tốt tươi. Việc chia
làm hai bên nam, nữ, tung qua tung lại như là sự giao lưu tình cảm, sự hịa
hợp giữa hai giới.
* Trò chơi kéo co
Kéo co là trò chơi mang đậm tinh thần đồn kết và sức mạnh tập thể.
Trị chơi này rất phổ biến, dành cho mọi lứa tuổi, khơng phân biệt giới tính.
Chính vì vậy thu hút được rất nhiều người tham gia vào đội chơi cũng như
người xem cổ vũ.
Theo luật chơi, xóm cử ra một người đứng làm trọng tài chuyên giám
sát cuộc chơi đồng thời cũng là người tuyên bố sự thắng bại.
Chơi kéo co được tổ chức trên bãi đất trống có chiều dài tầm 30m,
chiều rộng từ 5 -10m. Dây kéo làm bằng dây đay có đường kính tầm 3cm.


Đánh dấu giữa dây mỗi bên 2m bằng vải đỏ và trắng (gọi là vạch giới trên
dây). Trọng tài điều khiển bằng tiếng trống, tiếng chiêng.

Trò chơi kéo co là cuộc thi đấu giữa đội với đội với số người bằng nhau
tùy theo điều kiện quy định mỗi bên từ 5- 20 người. Thi đấu mỗi trận gồm có
3 hiệp, khi bắt đầu chơi hai đội đứng theo hướng nguồn nước. Một đội đứng
hướng thượng nguồn, một đội đứng hướng hạ nguồn con nước. Theo quy định
đội ở thượng nguồn bao giờ cũng phải thắng trước. Sau đó đến đội hạ nguồn
thắng. Đây chỉ là hình thức lễ nghi với ý nghĩa là nhân dân sẽ chế ngự được
nguồn nước để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, không bị hạn hán cũng
không bị lũ lụt. Từ lúc này hai đội chơi theo thực lực của mình, đội nào thắng
hai hiệp đội đó sẽ thắng cuộc.
* Trị chơi đẩy gậy
Đẩy gậy là môn thi đấu cá nhân dùng sức mạnh và kĩ thuật đẩy người ra
khỏi vòng tròn để dành phần thắng.
Gậy thi đấu làm bằng một đoạn thân cây tre già, có chiều dài 2m,
đường kính từ 3-5 (cm) được sơn bằng 2 màu khác nhau, mỗi màu một mét.
Đầu thân gậy được gọt nhẵn có đường kính bằng nhau.
Một trận thi đấu đẩy gậy có thời gian là 3 hiệp, thời gian thi đấu mỗi
hiệp không hạn chế. Sự phân định thắng thua là khi đẩy đối phương một hoặc
hai chân ra khỏi vòng tròn hoặc làm đối phương ngã hoặc có 3 điểm chạm đất
hay bị rời gậy ra khỏi tay.
* Trò chơi đánh mảng.
Trò chơi đánh mảng được tổ chức trên một bãi đất rộng, nhẵn, phẳng,
rộng rẵi dưới những mái nhà sàn yên tĩnh trong xóm, trong mường. Đồng
mảng là hạt của một loại quả dây rừng, nó có hình trịn, dẹt, có đường kính
khoảng từ 3- 4 cm, màu nâu bóng, rất dẻo và rất rắn. Chơi đánh mảng có thể


chơi 2 người hoặc đông người chia thành hai phe. Trường hợp chia phe số
người khơng bằng nhau thì phe ít sẽ cử người chơi thêm một số vai cho cân
với phe kia. Đồng ngôi dựng thành một hàng ngang, mỗi đồng mảng dựng
gọi là một cửa, mỗi cửa cách nhau khoảng 20cm, đồng ngôi đứng đầu gọi là

cửa cái, tiếp theo là các cửa con, đồng đứng cuối có tên là cửa út, trong lúc
chơi, các đôi không được nhầm cửa, nếu nhầm cửa coi như là phạm luật, bên
ra phải vào ngôi. Mỗi bước chơi, bên ra chơi trước người nào, người nấy phải
hạ cửa của mình, những người chơi hỏng, người khác có quyền chơi giúp,
mỗi người một lượt gọi là đi thòi. Nếu đi thòi mà khơng cứu được thì cả phe
phải vào ngơi. Phe mảng càng đông ván mảng càng kéo dài. Những ngày hội
sân mảng thật rộn rã đông vui, người chơi, người xem hoà nhập cùng nhau
với thái độ hồ hởi. Người chơi say sưa biểu diễn tài nghệ của mình cho thật
chuẩn xác, thật đẹp mắt. Người xem bình luận, giơ tay hị hét khích lệ rất hào
hứng.
Ngồi ra cịn có các trò chơi khác diễn tả bằng các động tác lao động
của con người khoẻ khoắn, mạnh mẽ thể hiện tình yêu lao động, quý trọng
thành quả lao động hoặc mang tính chất giáo dục con người. Những trị diễn
tuy cịn đơn giản nhưng đã thể hiện những hiểu biết nhất định về xã hội và
nghệ thuật của người diễn.


Chương 3
GIẢI PHÁP GẮN LỄ HỘI CHÙA TIÊN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
3.1. Giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch
3.1.1. Những tiền đề để định hướng phát triển du lịch
Để có được những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả những giá trị
văn hố truyền thống vào hoạt động kinh doanh du lịch ở Lạc Thủy, Lạc
Thủy, Hồ Bình, chúng ta khơng chỉ cần nắm bắt được tình hình chủ trương,
chính sách của chính quyền địa phương mà phải biết được phương hướng
phát triển chung của tồn ngành. Trên cơ sở đó đề ra hướng đi đúng để khai
thác tốt các giá trị văn hoá truyền thống vào hoạt động du lịch.
Tháng 7/ 2002 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam năm 2001- 2010”. Mục tiêu tổng quát là phát triển du
lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về

tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử. Huy động tối đa nguồn lực
trong nước và tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện cơng nghiệp
hố, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời từng bước đưa nước ta trở thành một
trung tâm du lịch có tầm cỡ.
Để thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch trên tồn ngành
đã triển khai: “ Chương trình hành động quốc gia” với mục tiêu cụ thể:
+ Du lịch sẽ khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn sau năm 2005.
+ Phấn đấu đến năm 2005 trở đi Việt Nam trở thành quốc gia phát triển
về du lịch trong khu vực. Có cơ sở vật chất kỹ thuật tương xứng, có các sản
phẩm du lịch độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam và tạo lập Việt
Nam trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trên toàn thế giới.


+ Nâng cao hình ảnh Việt Nam nói chung và xác định vị trí xứng đáng
của du lịch Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế, trên cơ sở đẩy mạnh, xúc
tiến quảng bá du lịch và nâng cao nhận thức xã hội về du lịch.
+ Tạo dung một sản phẩm về du lịch, loai hình du lịch đặc trưng có tính
cạnh tranh và hấp dãn khách du lịch. Tăng mức chi tiêu và thời gian lưu trú
của khách trên cơ sở nâng cấp, đầu tư, xây dựng các khu du lịch mới, các khu
vui chơi giải trí chất lượng cao và khai thác tốt các tiềm năng du lịch vốn là
thế mạnh của Việt Nam.
+ Chấn chỉnh và nâng cao hiẹu quả quản lý của Nhà nước về du lịch.
Trong giai đoạn tới, Tổng cục Du lịch Việt Nam tiếp tục tập trung nâng
cấp vầ hoàn thiện hệ thống chính sách phục vụ hoạt động du lịch. Mục tiêu
đến năm 2010 đón được 6 -7 triệu lượt khách quốc tế và 25 triệu lượt khách
nội địa với tổng doanh thu 4 – 5 tỷ USD.
Như vậy, sau khi pháp lệnh du lịch được triển khai thực hiện, Chính
phủ đã lập Ban chỉ đạo Quốc gia về Du lịch, đưa ra nhiều “chương trình hành
động quốc gia về du lịch”, đây là điểm tựa quan trọng giúp ngành kinh tế du
lịch vươn lên mạnh mẽ.

Vận dụng những định hướng, chiến lược do nhà nước đặt ra để phát
triển du lịch, tỉnh Hồ Bình cũng như UBND huyện Lạc Thủy đã có những
chiến lược nhất định để phát triển du lịch địa phương, với mục tiêu du lịch
Lạc Thủy phải được xác định là điểm đến và điểm dừng quan trọng của vùng
du lịch Bắc Bộ. Nhưng việc khai thác du lịch vẫn luôn đảm bảo chất lượng
môi trường địa phương. Từ đó góp phần tích cực vào q trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.


3.1.2. Giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch
Lễ hội Chùa Tiên là một nét văn hoá đặc trưng của huyện Lạc Thủy
cho đến nay, tuy đã có nhiều biến đổi về các nghi thức xong nó vẫn được giữ
gìn từ đời này qua đời khác ở Lạc Thủy. Vì vậy, bảo vệ, khai thác nó trở
thành một tài nguyên du lịch để đưa nó đến với du khách là việc làm hết sức
có ý nghĩa. Bên cạnh việc bảo tồn một cách nguyên trạng những nghi lễ đó,
cần có sự kế thừa và biến đổi nó sao cho phù hợp với phong tục tập quán hiện
tại của người dân bản địa, trên cơ sở kế thừa mỹ tục và loại bỏ những hủ tục
quá lạc hậu. Tuy nhiên, cần hạn chế việc thương mại hoá, tái bản các nghi lễ
này trên sân khấu, điều đó sẽ làm mất đi tính nghi lễ cùng những nét tự nhiên
của một lễ hội cổ truyền, điều này chắc chắn ảnh hưởng đến tính hấp dẫn đối
với du khách
Đối với các nhà quản lý điểm du lịch này cần dựa vào các quan điểm,
đường lối chung, cùng với nỗ lực của chính đơn vị trực tiếp quản lý nơi đây
để đưa ra những phương hướng cụ thể cho phát triển du lịch tại Lạc Thủy nói
chung và cho lễ hội Chùa Tiên của huyện Lạc Thủy nói riêng. Từ đó tháo gỡ
những khó khăn cịn tồn tại với mục đích phát huy hơn nữa những tiềm năng
giàu có của vùng, hồ nhập vào sự phát triển chung của Hồ Bình. Khi thực
hiện làm sao để những chiến lược, chính sách quy hoạch mang tính chung
chung tổng thể được vân dụng một cách linh hoạt. Trong đó, phát triển du lịch
bền vững kết hợpvới việc xây dựng mơi trường văn hố trong du lịch là mục

tiêu quan trọng hàng đầu được đặt ra cho khu du lịch. Bên cạnh đó, hiệu quả
về các mặt kinh tế, chính trị, an ninh trật tự, môi trường sinh thái,... cũng cần
hết sức quan tâm. Hơn nữa hoạt động du lịch lại mang tính liên ngành, liên
vùng, xã hội hố cao. Vì thế, phát triển du lịch tại Lạc Thủy không chỉ là
trách nhiệm của du lịch Lạc Thủy mà còn là nhiệm vụ của các cấp, các ngành,
các đồn thể nhân dân... do đó mà trong q trình hoạt động du lịch cần có sự


thống nhất cao và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, kêu gọi sự hỗ trợ về mọi
mặt từ nhiều phía, đặc biệt là chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư
Lạc Thủy.
Để nhận thức rõ tiềm năng du lịch của lễ hội này, Đảng bộ và chính
quyền huyện Lạc Thủy cần có khâu đột phá trong phát triển kinh tế là huy
động mọi nguồn vốn, tập trung đầu tư cho khu du lịch Đầm Đa, Lạc Thủy.
Đồng thời tiến hành xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống khách sạn nhỏ
lẻ, nhà hàng, nhà nghỉ, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, phát triển
bưu chính viễn thơng, ngân hàng, tín dụng, điện, nước, đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của du khách, hình thành các cụm làng lịch văn hoá dân tộc vầ
phát triển các loại hình sinh hoạt văn hố truyền thống của đồng bào Lạc
Thủy tại xóm ải, xóm Luỹ (Phong Phú ).
Mở rộng khơng gian văn hố huyện Lạc Thủy thơng qua việc nghiên
cứu, thực hiện các biện pháp bảo tồn nghi lễ của lễ hội Chùa Tiên nói riêng và
các nghi lễ truyền thống của huyện Lạc Thủy nói chung. Nhằm khôi phục bảo
tồn và phát huy những giá trị về mặt lịch sử cũng như về mặt văn hoá xã hội
trong lễ hội Chùa Tiên, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, trước hết chúng ta cần
có những giải pháp sau:
Điều tra, xây dựng kịch bản, phục dựng và cho phép hàng năm tổ chức
lễ hội Chùa Tiên trong toàn huyện Lạc Thủy.
Mỗi năm cần đào tạo thêm một đội cúng khấn có bồi dưỡng đồng thời
phụ cấp cho người trơng coi , hương khói miếu thờ.

Tổ chức các cuộc thi hằng quý, hằng năm về các vấn đề có liên quan
đến nội dung lễ hội Chùa Tiên, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy.


Viết thành sách một cách tỉ mỉ về lễ hội cũng như mơi trường địa lí
kinh tế xã hội của tỉnh Hồ Bình và cho xuất bản, đồng thời sản xuất các đĩa
phim, đĩa nhạc và các album ảnh... về lễ hội và tỉnh Hồ Bình.
Từ năm 2000 trở lại đây, lễ hội Chùa Tiên Lạc Thủy đã được các cấp
các ngành quan tâm khôi phục lại một số nét sinh hoạt cổ truyền tuy nhiên, về
mặt nội dung các nghi trình,nghi thức của lễ hội khơng cịn đầy đủ như trước
nữa. Vì lẽ đó chúng ta cần có thời gian tiến hành điều tra, sưu tầm cũng như
xây dựng, quy hoạch các dự án, đề án cho các lễ hội khơng chỉ ở Hồ Bình
mà cịn ở nhiều nơi khác.
Cần phải xây dựng các trung tâm văn hóa của người Mường như: Văn
hóa du lịch theo đúng quy trình và bền vững để duy trì mơi trường văn hóa.
Mọi người đến thăm quan tìm hiểu về những nét văn hóa riêng mang màu sắc
Mường và để thưởng thức một nền văn hóa rực rỡ có từ rất sớm vẫn được bảo
tồn và phát triển.
Phát triển các đội văn nghệ quần chúng.
Tuyên truyền cho các đồng bào, nhân thức thấy những giá trị văn hóa
có trong lễ hội Chùa Tiên để có ý thức bảo tồn và phát huy tính ưu việt của lễ
hội. Đồng thời phải đào tạo một đội ngũ các cán bộ văn hóa có trình độ
nghiệp vụ, am hiểu phong tục tập quán của từng vùng, từng dân tộc.
Đối với người dân địa phương đang cư trú tại Lạc Thủy, trước hết cần
có các biện pháp thật thích hợp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, tạo
điều kiện cho họ nhận thức được đâu là những nét tích cực, quý giá của tập
quán cũ để họ giữ gìn, đâu là những hủ tục đang gây khó khăn cho đời sống
của họ để họ tự giác loại bỏ. Quan trọng hơn cả phải làm cho người dân Lạc
Thủy có được lịng tự hào về dân tộc Mường của mình với truyền thống tốt



đẹp, với các đặc trưng văn hoá quuý báu. Chỉ có như thế họ mới thật sự có
trách nhiệm giữ gìn, phát triển văn hố của dân tộc mình. Điều đó chắc chắn
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đời sống văn hoá mới hiện nay,
cũng như việc đưa nó vào hoạt động khai thác du lịch.
Về mặt tổng thể, đi đôi với các việc cần làm trên đây, quan trọng hơn
cả vẫn là chính sách phát triển kinh tế – xã hội tổng thể, xố đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống, dân trí và trình độ văn hố, chăm sóc tốt sức khoẻ cho
người dân. Khi đó dân thêm yêu cuộc sống, yêu quý chế độ, họ tự loại bỏ hủ
tục và tìm kiếm cái quý giá để giữ gìn, phát huy.
Mặt khác, mối quan hệ của người dân với du lịch đôi khi chỉ là gián
tiếp, du lịch chưa thể tận dụng được tiềm năng từ nơi họ. Vì vậy, các nhà
quản lý du lịch cần huy động nhân dân địa phương cung cấp các sản phẩm mà
họ làm ra để phục vụ cho mục đích du lịch như dệt thổ cẩm, rau quả sạch, ...
làm cho thu nhập của họ tăng lên. Ngược lại, người dân địa phương cũng phải
giúp đỡ các nhà quản lý ở việc tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa mình với
khách du lịch khi họ đến đây bằng thái độ niềm nở, lịch sự, giúp đỡ khách khi
họ muốn tìm hiểu nền văn hố bản địa nơi đây. Đồng thời người dân địa
phương khi bán hàng phải học các nội quy, quy định khi phục vụ du lịch, phải
có những động tác nghiệp vụ như một người làm du lịch. Có như vậy, khách
du lịch mới để lại được nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với mảnh đất Lạc Thủy
này.
3.2. Một số ý tưởng xây dựng tuor du lịch ở Lạc Thủy
3.2.1. Tour du lịch nội vùng
Việc xây dựng tour du lịch nội vùng ta có thể bắt đầu từ thị trấn Mường
Khến đến các điểm tham quan Đầm Đa,... Các điểm này nằm cách nhau một


khoảng không gian vừa phải, từ 500 m đến 30 km, có thể đi bộ, đi xe đạp, xe
máy, ơ tơ, ... (cũng có thể xây dựng tour du lịch từ Hồ Bình đến các điểm

này). Điều này đã taọ lợi thế rõ rệt trong việc di chuyển của du khách khi đi
tham quan, rất phù hợp với các loại hình du lịch đang được nước ta chú trọng
đến đó là khai thác du lịch văn hố để tìm hiểu đời sống văn hoá cua người
dân bản địa, thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách.
Tương lai, ngành kinh tế du lịch sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
kinh tế của huyện Lạc Thủy. Do vậy, Đảng bộ và UBND huyện cùng các cấp
các ngành cần quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật
thể và phi vật thể. Bên cạnh đó, các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên cũng
như nhân văn cần phải được khuyến khích phát huy hơn nữa các giá trị của nó
trong hoạt động du lịch. Theo đó, lễ hội Chùa Tiên của huyện Lạc Thủy cũng
cần được quan tâm để đưa vào khai thác du lịch một cách có hiệu quả. Điều
đó vừa có giá trị bảo tồn giá trị văn hố của nó, vừa có ý nghĩa trong việc phát
triển du lịch ở Lạc Thủy nói riêng và tỉnh Hồ Bình nói chung.
Một số tuyến du lịch
Lộ trình tuyến 1:
Chùa Tiên – Nhà Máy in Tiền – Hang Luồn.
Lộ Trình tuyến 2:
Nhà máy in Tiền – Chùa Tiên - Đền Niệm.
Lộ trình tuyến 3:
Nhà máy in Tiền - Chùa Tiên – Hang Đồng Thớt.
+ Tuyến tham quan các điểm lân cận trong tỉnh.
Chùa Tiên – Suối khống Kim Bơi. (30km)
Chùa Tiên – TP Hịa Bình – Thác Bờ. (100km)
Chùa Tiên – Mai Châu.(140km)


×