Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.38 KB, 10 trang )

i

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thuộc
các lĩnh vực khác nhau đã và đang phát triển một cách nhanh chóng. Hiện tại, các
DNNVV chiếm trên 96% số doanh nghiệp (DN) đăng ký và hoạt động theo Luật
DN, chiếm 99% tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước. Sự phát triển của
các DNNVV đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đóng góp trên
40%GDP mỗi năm, khoảng 18% thu ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho khoảng
50% lao động của cả nước, tăng thu nhập cá nhân, giảm tỷ lệ đói nghèo, góp phần
ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Một trong những nguyên nhân góp phần vào thành cơng trên của DNNVV,
đó là vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam
là một trong những ngân hàng hàng đầu, có vốn chủ sở hữu, trụ sở chính tại thủ đơ
Hà Nội và các Chi nhánh, màng lưới, quân số, tiềm lực tài chính và uy tín thương
hiệu bậc nhất Việt Nam. Cũng như các NHTM khác, NHNo&PTNT Việt Nam
trong hoạt động cho vay DNNVV đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, bất cập về số
lượng khách hàng, chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, chất lượng đội ngũ cán
bộ tín dụng (CBTD), lãi suất,… Những tồn tại, bất cập trên đã khơng cịn phù hợp
cho sự phát triển của bản thân ngân hàng và đối tượng khách hàng là DNNVV.
Trong bối cảnh đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Mở rộng cho vay đối với
DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam”.
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cho vay và mở rộng cho vay của ngân hàng
thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong chương 1, tác giả trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay và
mở rộng cho vay của NHTM đối với DNNVV; Đặc điểm, vai trò của DNNVV
trong nền kinh tế quốc dân; Đặc điểm, nội dung hoạt động cho vay của NHTM đối
với DNNVV. Các chỉ tiêu lý thuyết cùng các nhân tố phản ánh mở rộng cho vay của



ii

NHTM đối với DNNVV. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đã thành cơng
trong chính sách hỗ trợ các DNNVV. Cụ thể:
DNNVV có thể được định nghĩa như sau: DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh
doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn khơng q
100 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm khơng q 300 người.
Đặc điểm DNNVV: DNNVV có vốn đầu tư ban đầu ít nên chu kỳ sản xuất
kinh doanh của DN thường ngắn; Thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình
thức tổ chức DN, bao gồm từ DNNN, DN và các Công ty tư nhân; Quy mô sản
xuất là nhỏ và vừa, khối lượng sản phẩm hạn chế, chủ yếu là phục vụ tiêu dùng
trong nước; Đa số các DNNVV có trình độ khoa học cơng nghệ, trang thiết bị kỹ
thuật lạc hậu; trình độ cán bộ cơng nhân viên thấp; Trình độ quản lý, tổ chức sản
xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế; Phần lớn DNNVV thiếu thông tin và hạn chế
khả năng tiếp cận thị trường.
Vai trò DNNVV: Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế; Giữ vai trò ổn
định nền kinh tế; Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng; Là trụ
cột của kinh tế địa phương.
Về đặc điểm, nội dung hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNVV:
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Tổ chức tín dụng (TCTD)
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Đặc điểm cho vay của NHTM đối với DNNVV: Quy mơ nhỏ; Ít tài sản đảm
bảo; Khách hàng phân tán.
Nội dung hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNVV gồm: Nguyên tắc
cho vay (Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích; Ngân hàng cho
vay dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả; Khách hàng phải cam kết hoàn
trả cả vốn và lãi đúng thời hạn); Điều kiện vay vốn; Quy trình cho vay; Phân loại
cho vay; Chính sách cho vay.



iii

Về mở rộng cho vay và các tiêu chí đánh giá mở rộng cho vay của NHTM đối
với DNNVV:
Mở rộng cho vay là tăng quy mô và tốc độ cho vay, tức là tăng dư nợ, tăng
số lượng khách hàng, tăng khối lượng tín dụng, tăng thị phần và tỷ trọng cho vay.
Cho vay là hoạt động sinh lời cao, là hoạt động kinh doanh hàng đầu của các
NHTM. Hoạt động cho vay của NHTM có quan hệ mật thiết với tình hình phát triển
kinh tế tại khu vực ngân hàng phục vụ. Mở rộng cho vay DNNVV, dư nợ của
NHTM tăng. Doanh thu từ hoạt động cho vay tăng, tạo bước chuyển đổi tích cực
trong cơ cấu đầu tư của ngân hàng, xây dựng một cơ cấu hợp lý hiệu quả, phân tán
rủi ro. Vì vậy cần thiết phải mở rộng cho vay đối với các DNNVV tại NHTM.
Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay: Để đánh giá được việc mở rộng cho
vay đối với DNNVV của NHTM cần thông qua các chỉ tiêu sau: Số lượng khách
hàng; Dư nợ cho vay, doanh số cho vay; Tỷ trọng dư nợ; Cơ cấu dư nợ; Tốc độ tăng
trưởng dư nợ; Thị phần cho vay của NHTM; Nợ xấu và Lợi nhuận.
Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay:
 Các nhân tố thuộc ngân hàng: Mục tiêu của ngân hàng; Lãi suất cho vay;
Quy trình, thủ tục, phương thức cho vay của ngân hàng; Mạng lưới chi nhánh ngân
hàng và đội ngũ cán bộ ngân hàng; Tình hình huy động vốn.
 Các nhân tố từ phía DNNVV: Nhu cầu vay vốn của DNNVV; Năng lực quản
lý kinh doanh của DNNVV; Năng lực tài chính và khả năng trả nợ của DNNVV;
Tài sản bảo đảm tiền vay.
 Các nhân tố khác: Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, chiến lược,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Môi trường pháp lý; Các đối
thủ cạnh tranh trên địa bàn.
Trong cuối chương 1, tác giả đưa ra kinh nghiệm của 5 nước trên thế giới
(Nhật Bản, Inđônêsia, Philippin, Đài Loan và Đức) đã thành cơng trong chính sách
hỗ trợ các DNNVV.



iv

Những vấn đề trên là cơ sở cho Chính Phủ, các ngành, các cấp chính quyền
địa phương, hệ thống các NHTM, Hiệp hội DNNVV... tìm ra các giải pháp đồng
bộ hơn, hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ phát triển các DNNVV của Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Trong chương 2, trước hết tác giả trình bày những nét khái quát về quá trình
hình thành và phát triển, đặc điểm đặc thù, mơ hình tổ chức và mạng lưới chi nhánh,
hệ thống tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam. Sau đó, tác giả đi sâu vào nghiên
cứu thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV và nhận xét đánh giá về mở rộng
cho vay đối với DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam.
NHNo&PTNT Việt Nam là NHTM Nhà nước (100% vốn Nhà nước), là
DNNN hạng đặc biệt, thành lập ngày 26/3/1988 theo Quyết định số 53/HĐBT của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ). Ngày 14 tháng 11 năm 1990 với
Quyết định 400/CT của Hội đồng Bộ trưởng được đổi tên thành Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam và được thành lập lại theo Quyết định số 280/QĐ - NHNN ngày
15/11/1996 của Thống đốc NHNNVN với tên mới: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam.
Với chức năng của một NHTM, NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện nhiệm vụ
đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn
trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp,
thủy hải sản…Từ năm 2001, xác định được tiềm năng phát triển của các DNNVV,
NHNo&PTNT Việt Nam mở ra và đẩy mạnh cho vay các DNNVV trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Thông qua cho vay kinh tế hộ, DNNVV phục
vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã mở ra một thị trường mới, khẳng định
một hướng đi đúng đắn và hiệu quả. Ngồi ra, NHNo&PTNT có ưu thế là mạng
lưới rộng khắp (hiện có hơn 2.300 Chi nhánh, Phịng Giao dịch), có Chi nhánh

xuống đến cấp huyện, xã nên đáp ứng được yêu cầu của nhiều khách hàng trên mọi
miền đất nước. Trong 6 tháng đầu năm 2010, NHNo&PTNT Việt Nam triển khai


v

xây dựng đề án và tiến hành các thủ tục ổn định tổ chức, ổn định địa điểm chuyển
đổi sang mơ hình Cơng ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước. Kết quả hoạt
động kinh doanh trong những năm gần đây của NHNo&PTNT Việt Nam:
 Hoạt động huy động vốn: Là hoạt động kinh doanh chính của NHTM, là khả
năng huy động các nguồn tiền nhàn rỗi của DN, các tổ chức kinh tế và các cá nhân
với hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh tốn.
Tình hình huy động vốn có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Hạn chế lớn
nhất trong hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam đó là thiếu khả
năng huy động các nguồn vốn trung - dài hạn.
 Hoạt động sử dụng vốn: Là một trong những hoạt động kinh doanh chính
mang lại phần lớn lợi nhuận cho NHTM. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT
Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng, thể hiện qua tổng dư nợ
không ngừng tăng, tốc độ tăng trưởng dư nợ đều và ổn định.
 Nợ xấu: NHNo&PTNT Việt Nam đã triển khai thực hiện nghiêm túc việc rà
sốt tồn bộ dư nợ theo từng thời điểm nên nợ xấu luôn ở mức cho phép.
Về thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam:
Để thực hiện mục tiêu mở rộng cho vay đối với DNNVV, NHNo&PTNT
Việt Nam đã thực hiện tích cực các biện pháp sau:
Xây dựng chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh hàng năm gắn liền
với mục tiêu, định hướng giữ vững thị phần, thị trường;
Thực hiện đề án cơ cấu lại giai đoạn 2001-2010 của NHNo&PTNT Việt
Nam với mục tiêu tổng quát là: “phục vụ và giám sát mục tiêu chiến lược phát triển
kinh tế xã hội 10 năm theo nghị quyết đại hội IX. Trong đó, CNH-HĐH nền kinh tế
là mục tiêu xuyên suốt”;

Thực hiện nguyên tắc có tăng trưởng nguồn vốn mới tăng trưởng tín dụng;
Việc mở rộng màng lưới giúp NHNo&PTNT Việt Nam tăng khả năng cạnh


vi

tranh, chiếm lĩnh thị phần, có cơ hội tăng nhanh nguồn vốn huy động, tạo ra các
kênh dẫn vốn đến với khách hàng vay được thuận lợi, dễ dàng, giảm thiểu thời gian
và chi phí cho người vay;
Triển khai kịp thời chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá
nhân vay vốn sản xuất - kinh doanh;
Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống
IPCAS giai đoạn II;
Phát triển hoạt động Marketing thông qua việc quảng bá thương hiệu, không
ngừng nâng cao chất lượng trang Web để khách hàng nói chung và các DNNVV nói
riêng có thể dễ dàng tra cứu cập nhật thông tin;
Tổ chức các buổi hội thảo giữa NHNo&PTNT Việt Nam và các DNNVV,
qua các buổi hội thảo khơng chỉ quảng bá thương hiệu mà cịn lắng nghe những thắc
mắc, kiến nghị từ phía khách hàng.
Kết quả sự nỗ lực trên của NHNo&PTNT Việt Nam thể hiện thông qua số
liệu tăng lên về lượng các DNNVV như tăng trưởng số lượng, tăng dư nợ…Cụ thể
như sau:
 Số lượng DNNVV vay vốn: Số lượng DNNVV mở tài khoản cũng như quan
hệ tín dụng ngày càng tăng. Hiện có hơn 24.000 DNNVV có quan hệ tín dụng với
NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên, số DNNVV mở tài khoản tại ngân hàng tăng
mạnh hơn so với số DNNVV quan hệ tín dụng với ngân hàng. Điều này cho thấy,
nhiều DNNVV mới chỉ thông qua ngân hàng để giao dịch với đối tác chứ chưa có
quan hệ tín dụng với ngân hàng.
 Dư nợ, doanh số và tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các DNNVV: Dư nợ đối
với các DNNVV tăng dần qua các năm, quy mô cho vay đối với DNNVV không

ngừng được mở rộng. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng tăng khá mạnh. Đây
là kết quả đáng khích lệ. Tỷ trọng dư nợ DNNVV trong tổng dư nợ, tỷ trọng cho
vay DNNVV của ngân hàng cũng tăng liên tục qua các năm cho thấy DNNVV hiện


vii

đang là khách hàng quan trọng của ngân hàng. NHNo&PTNT Việt Nam thu hút
thêm nhiều, mở rộng cho vay DNNVV hơn so với các đối tượng khác.
 Cơ cấu dư nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ: NHNo&PTNT Việt Nam cho vay chủ
yếu ngắn hạn đối với DNNVV; cho vay trung, dài hạn tương đối ít, nhưng vẫn tăng
dần qua các năm. Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNNVV đã góp phần vào
việc tăng trưởng tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam và tăng với tốc
độ nhanh hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay của cả hệ thống.
 Thị phần cho vay đối với các DNNVV: So sánh với tổng số DNNVV trong cả
nước thì thị phần DNNVV quan hệ tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam còn quá
nhỏ bé. Ngân hàng chưa thực sự thu hút các DNNVV.
 Chất lượng tín dụng DNNVV: Tỷ trọng nợ xấu đối với DNNVV trong tổng dư
nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Như vậy, hoạt động cho
vay đối với DNNVV ít rủi ro hơn.
 Lợi nhuận: Sự gia tăng lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng nhất phản ánh
sự phát triển hoạt động mở rộng cho vay cả về số lượng và chất lượng. Qua các
năm, lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV tăng về số tuyệt đối cũng như tương
đối. Như vậy, NHNo&PTNT Việt Nam đã mở rộng cho vay DNNVV cả về số
lượng và chất lượng.
Qua số liệu và chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng cho vay của NHNo&PTNT
Việt Nam đối với DNNVV, Luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được (Số lượng
DNNVV có quan hệ tín dụng ngày càng nhiều chứng tỏ NHNo&PTNT Việt Nam
đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhiều DNNVV; Dư nợ cho vay, doanh số cho
vay đối với DNNVV tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối phản ánh mức độ mở

rọng cho vay DNNVV ngày càng cao; Chất lượng mở rộng tín dụng đối với
DNNVV là khả quan, hoạt động cho vay vẫn có nợ xấu nhưng tỷ lệ nợ thấp); Hạn
chế (Số lượng DNNVV tuy ngày càng tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số
DNNVV; Chưa có chế độ ưu đãi lãi suất đối với DNNVV có quan hệ vay vốn
thường xuyên, trả nợ tốt; Tài sản đảm bảo tiền vay quá cứng nhắc; Chưa đáp ứng đủ


viii

nguồn vốn cho vay DNNVV; Sản phẩm cho DNNVV chưa đa dạng còn đơn điệu);
Nguyên nhân của những hạn chế (từ phía ngân hàng, DNNVV và các nguyên nhân
khách quan khác) cả về quy mô và sự tăng trưởng cho vay, chưa tương xứng với vai
trị vị trí của NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên, một chuyển biến tích cực là sự
thay đổi về quan điểm đầu tư và tầm nhìn về chiến lược khách hàng của
NHNo&PTNT Việt Nam, không chỉ coi hộ sản xuất là khách hàng quan trọng, mà
giờ đây khách hàng DNNVV đã được nhắc đến như một khách hàng quan trọng, thể
hiện trong chiến lược phát triển và các giải pháp tài trợ cụ thể cho bộ phận kinh tế
này.
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trị vị trí của bộ phận kinh tế
DNNVV trong nền KTQD. Tạo môi trường hỗ trợ phát triển DNNVV cần có các
giải pháp cụ thể từ nhiều phía, của các ngành các cấp và các NHTM. Vốn là yếu tố
quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Các giải pháp tín dụng tốt
và đồng bộ từ phía ngân hàng, Hiệp hội DNNVV sẽ góp phần hạn chế khó khăn cho
DN. Từ cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV đã đề cập ở
chương 1 và chương 2, trong chương 3, Luận văn đã đưa ra các giải pháp và kiến
nghị đối với Nhà nước, NHNN Việt Nam, DNNVV, Hiệp hội các DNNVV để mở
rộng cho vay đối với DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam.
Để mở rộng cho vay đối với DNNVV tại NHNo&PTNT Việt Nam cần phải

thực hiện theo các phương hướng sau:
 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với sự phát triển của DNNVV (Áp
dụng lãi suất cho vay hợp lý; Đa dạng hóa phương thức cho vay; Xác định thời hạn
cho vay phù hợp; Cải tiến quy trình và đổi mới trong cho vay; Chủ động cùng với
các cấp chính quyền để thành lập Quỹ Bảo lãnh cho vay DNNVV trên từng địa
phương; Cung cấp sản phẩm tín dụng và tiện ích phù hợp với DNNVV);
 Xây dựng và hồn thiện chính sách ưu đãi, ưu tiên đối với các DNNVV hoạt


ix

động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn: Nông thơn là một thị trường bền
vững và an tồn, bởi thị trường ở đây rất lớn. Để thực hiện chương trình này,
NHNo&PTNT Việt Nam phải phối hợp với chính quyền và hội nông dân các địa
phương để nắm bắt nhu cầu vay vốn và giao chỉ tiêu cho từng địa phương.
 Nâng cao chất lượng thẩm định trước khi cho vay: Chất lượng thẩm định cho
vay luôn là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng khoản vay.
 Huy động và đáp ứng đủ nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn mở rộng cho vay
DNNVV trước hết là lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn và nông dân (Đưa ra nhiều
hình thức huy động đa dạng với thời gian khác nhau: Tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm
theo tuần lãi suất, tiết kiệm tại gia...; Chủ động duy trì và phát huy mức lãi suất huy
động đầu vào có tính cạnh tranh cao so với các NHTM khác; Tận dụng triệt để các
dòng vốn FDI mà các tổ chức tài chính nước ngồi viện trợ cho Việt Nam...)
 Hồn thiện, nâng cấp hệ thống thơng tin tín dụng và thơng tin khách hàng;
 Tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức, Hiệp hội DNNVV;
 Đẩy mạnh hoạt động Marketing và Xây dựng thương hiệu: Chủ động tìm
kiếm khách hàng. Thương hiệu sẽ quyết định sự lựa chọn của khách hàng đến với
ngân hàng. Một thương hiệu tốt là một thương hiệu có uy tín, được sự tin cậy của
nhóm khách hàng mục tiêu;
 Đào tạo đội ngũ CBTD: Con người là chủ thể và là yếu tố quyết định sự

thành công hay thất bại của mọi hoạt động. Các dự án của các DNNVV rất đa dạng,
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Để cơng tác thẩm định có hiệu quả địi hỏi CBTD
cần có kiến thức tổng hợp.
KẾT LUẬN
Như vậy, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã trình bày trên đây cho thấy
DNNVV đóng góp một phần rất quan trọng vào việc xây dựng và phát triển của các
nền kinh tế trên Thế giới. Đối với Việt Nam, DNNVV ra đời và phát triển là tất yếu
khách quan. Tuy vậy, sự phát triển DNNVV ở nước ta còn chậm, chưa ổn định, khả


x

năng tiếp cận vốn vay ngân hàng còn nhiều hạn chế. NHNo&PTNT Việt Nam từ
khi thành lập đến nay luôn khẳng định vai trò là NHTM lớn nhất, giữ vai trò chủ
đạo, trụ cột trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là đối với lĩnh vực cho vay nông
nghiệp, nông thơn và nơng dân. Vì sự phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam, thực
hiện tốt vai trò là người hỗ trợ vốn cho sự phát triển của hộ nông dân, các DN trong
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các DNNVV cũng như yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế, việc mở rộng cho vay đối với các DNNVV là vấn đề cấp thiết cần phải tiến
hành ngay.
Từ những nghiên cứu cơ bản về DNNVV ở Việt Nam; Vai trò của NHTM
trong công tác huy động vốn và cho vay cũng như những đóng góp của các
DNNVV trong nền kinh tế; Thực trạng hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNVV
tại NHNo&PTNT Việt Nam với những hạn chế và tìm nguyên nhân của những hạn
chế, tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm tháo gỡ những tồn
tại, khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV tiếp tục phát triển.




×