Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo hệ cử nhân tại trường đại học công nghiệp hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.83 KB, 10 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
CHO ĐẾN NAY
Luận văn tổng quan cơng trình nghiên cứu của một số tác giả về chất lượng đào
tạo đại học. Các tác giả nghiên cứu trên nhiều cách tiếp cận khác nhau. Qua đó, tác giả
nhận thấy đánh giá chất lượng đào tạo đại học khác nhau ở từng trường và từng đối tượng
khảo sát. Các kết quả của các nghiên cứu thu được rất có ý nghĩa trong việc tác giả xác
định các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo hệ cử nhân tại
Trường ĐHCNHN. Các giải pháp được đưa ra trong những nghiên cứu trên là những gợi
ý cho tác giả và qua việc phân tích thực trạng đào tạo đại học tại cơ sở mà tác giả có
những giải pháp phù hợp và khả thi với tình hình thực tế tại Trường ĐHCNHN.
Tính cho đến thời điểm này chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về chất lượng đào
tạo hệ cử nhân tại Trường ĐHCNHN. Đề tài tiếp cận hệ thống các lý luận về chất lượng
đào tạo đại học, cùng với những phân tích và đánh giá về thực trạng, đây là cơ sở để tác
giả đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ cử nhân tại
trường ĐHCNHN.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Chất lượng đào tạo đại học hiện nay là vấn đề thu hút được sự quan tâm hàng đầu
của xã hội. Trong thời đại ngày nay, khi mà tri thức trở thành lực lượng trực tiếp quyết
định tới sự tiến bộ và giàu có của xã hội thì chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố
quyết định tới sự tồn tại và phát triển của một tổ chức cũng như một đất nước. Ở đây, tác
giả nhìn nhận “đào tạo đại học là một loại dịch vụ đặc biệt”. Sản phẩm của hoạt động đào
tạo đại học là con người, là nguồn nhân lực cho xã hội.
Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận “chất lượng đào tạo đại học theo
quan điểm chất lượng dịch vụ hiện đại”. Muốn làm chất lượng thì khách hàng phải thực
sự là trung tâm. Mọi hoạt động đều phải hướng tới cái đích là thỏa mãn nhu cầu khách
hàng. Đào tạo đại học được đánh giá là có chất lượng chỉ khi sản phẩm của hoạt động này
là nguồn nhân lực được thị trường lao động chấp nhận. Nghĩa là, số cử nhân, thạc sỹ, tiến


sỹ mà các trường đại học đào tạo ra có được doanh nghiệp sử dụng và hài lịng khơng, xã


hội chấp nhận khơng, có được thế giới cơng nhận khơng, đó là chất lượng đào tạo đại
học.
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả tiếp cận “chất lượng đào tạo đại học đứng trên
góc độ khách hàng”, tiêu chí đánh giá cần được xây dựng dựa trên mong muốn của khách
hàng là: “người học và người sử dụng lao động”.
Đứng trên quan điểm của người sử dụng lao động, vấn đề đánh giá chất lượng
đào tạo của các trường đại học đã được nhiều học giả nghiên cứu. Tựu chung trên quan
điểm này, họ quan tâm tới chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực phải
đảm bảo các tiêu chí về trí tuệ, nhân cách, thể lực và tính năng động xã hội của lao động.
Sinh viên ra trường cần làm chủ kiến thức, áp dụng được vào cơng việc, cần phải làm
được việc, có những kĩ năng cần thiết trong xử lý cơng việc và có đạo đức nghề nghiệp.
Do đó, các doanh nghiệp sẽ đánh giá chất lượng đào tạo đại học thông qua chất lượng
nguồn nhân lực bằng các tiêu chí về kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng làm việc
phù hợp và thái độ làm việc đúng đắn của sinh viên.
Đứng trên quan điểm của người học, theo triết lý của quản lý chất lượng hiện
đại, nhà trường cần coi sinh viên là khách hàng của loại dịch vụ đào tạo đại học. Sinh
viên là khách hàng của hoạt động đào tạo đại học vì đây là đối tượng thụ hưởng của hoạt
động đào tạo đại học. Nhà trường cần có cách nhìn nhận khách quan về những gì cung
cấp, những gì được sinh viên kỳ vọng. Vì vậy, đánh giá chất lượng trên quan điểm người
học sẽ căn cứ vào “cảm nhận của khách hàng” trên những gì mà trường đại học cung cấp.
Tức là theo quan điểm của người học, người học sẽ đánh giá chất lượng đào tạo đại học
dựa trên các tiêu chí về các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường đại học bao gồm:
“nguồn lực con người, nguồn lực vật chất và các yếu tố khác”.
Chất lượng đào tạo đại học chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và nhân
tố bên ngoài. Các nhân tố bên trong tác giả đề cập tới gồm có: tổ chức quản lý đào tạo,
chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất và yếu tố người học. Ngoài ra,
chất lượng đào tạo đại học cịn chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên ngồi bao gồm: các
chính sách của Nhà nước và cơ quan quản lý và các yếu tố khác.



CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Luận văn giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của trường
ĐHCNHN cùng với đó tác giả thực hiện nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo đại
học của Nhà trường.
Qua việc nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo đại học của
Nhà trường, tác giả rút ra một số đánh giá:
-

Tại trường ĐHCNHN, số lượng giảng viên đại học có trình độ chuyên môn cao

vẫn chiếm tỉ lệ rất thấp. Nhà trường khơng thiếu giảng viên nhưng lại thiếu những giảng
viên có trình độ cao. Ngồi ra, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học trong mỗi năm còn
khiêm tốn. Nhà trường đã áp dụng một số giải pháp nâng cao trình độ và đảm bảo cơ cấu
giảng viên nhưng chất lượng giảng viên vẫn còn một số hạn chế. Tỷ lệ giảng viên có trình
độ cao chưa đảm bảo. Năng lực nghiên cứu của giảng viên còn hạn chế. Việc cập nhật
những tri thức mới của nhân loại để nâng cao kiến thức chun mơn của giảng viên cịn
hạn chế.
-

Tại trường ĐHCNHN, phương pháp giảng dạy của giảng viên vẫn còn một số hạn

chế. Trong giờ học, giữa sinh viên và giảng viên cịn ít có sự tương tác, trao đổi. Một bộ
phận giảng viên thiếu chủ động trong việc ứng dụng, kết hợp và cập nhật các phương
pháp giảng dạy mới. Giảng viên còn thiên về việc truyền thụ khối lượng kiến thức khổng
lồ cho sinh viên mà chưa chú trọng tới nhiệm vụ rèn luyện các kỹ năng cần có và phù hợp
để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Giảng viên chưa chú trọng đến dạy khả năng tư
duy cho sinh viên. Vì vậy, khả năng tự học và tự nghiên cứu để tổng hợp, kết luận và tìm
ra tri thức của sinh viên cịn khá hạn chế.
-


Nhà trường thực hiện xây dựng CTĐT đại học đúng theo quy định của Bộ GDĐT.

CTĐT của Nhà trường được xây dựng cho nhiều ngành đào tạo đại học và được kiểm tra
và bổ sung theo định kì. Nhà trường thực hiện tốt việc thiết kế CTĐT đại học có tính liên
thông để tạo điều kiện học tập cho sinh viên. Tuy vậy, CTĐT đại học của Nhà trường vẫn
còn một số hạn chế:
CTĐT đại học vẫn còn cơ cấu, cấu trúc nhiều môn học chưa phù hợp với đào tạo


nghề nghiệp trình độ đại học.
CTĐT đại học cịn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành.
CTĐT đại học chưa chú trọng rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên bao gồm: các
kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc phù hợp,..
CTĐT đại học chưa chuẩn hóa về đào tạo ngoại ngữ (tiếng anh) và tin học.
CTĐT đại học còn thiếu “tính mềm dẻo”.
CTĐT đại học của Nhà trường đã bước đầu tham khảo một số CTĐT tiên tiến trên
thế giới nhưng mức độ tham khảo chỉ dừng lại ở một số học phần và chưa mang tính phổ
biến, chưa thực sự đi sâu vào phục vụ mục tiêu chung của CTĐT.
CTĐT đại học của Nhà trường đã có tham khảo và lấy ý kiến của các tổ chức xã
hội, nghề nghiệp và các cựu sinh viên để thiết kế theo yêu cầu của doanh nghiệp của xã
hội nhưng mức độ thực hiện chưa được rộng rãi và chưa được thường xuyên.
-

Nhà trường đã trang bị đầy đủ các phương tiện để phục vụ cho hoạt động giảng

dạy và học tập. Tuy vậy, còn một số ý kiến về một số phòng học chất lượng kém, nhất là
đối với các phòng học thực hành và thí nghiệm. Về tài liệu, giáo trình tại thư viện được
đánh giá là đủ cho sinh viên học tập và nghiên cứu. Một số tài liệu chuyên ngành, tài liệu
tiếng anh, tài liệu nghiên cứu được dịch từ tiếng anh phục vụ công tác nghiên cứu khoa

học của sinh viên và giảng viên còn thiếu và cần được bổ sung.
-

Các khoa của trường đều có giáo viên chủ nhiệm chuyên trách công tác hướng

dẫn, nhắc nhở sinh viên nên đa phần sinh viên đều nắm rõ quy chế của nhà trường để chủ
động trong việc học tập và nghiên cứu. Ngồi hình thức thi tự luận, tùy vào đặc thù và
mục tiêu môn học, một số học phần được tổ chức thi vấn đáp, bài tập lớn, đồ án, trắc
nghiệm, thực hành trên máy tính hoặc thực hành tại phịng thí nghiệm. Nhà trường vẫn
đánh giá sinh viên bằng hình thức thi cuối học kì điều này cho thấy sự phụ thuộc quá
nhiều vào các kì thi cuối học kỳ. Nhà trường cần đánh giá năng lực sinh viên trong cả
một quá trình học tập.
Tác giả đánh giá chất lượng đào tạo đại học của Nhà trường thơng qua tình hình
việc làm của sinh viên và từ phía người sử dụng lao động và đưa ra được các kết luận như


sau:
- Tỷ lệ sinh viên vừa tốt nghiệp đã có việc làm ngay khá khả quan, nhất là đối với
các ngành kỹ thuật của Nhà trường. Sinh viên tốt nghiệp của Nhà trường được các doanh
nghiệp đánh giá khá tốt về các kỹ năng thao tác, kỹ năng thực hành.
- Về kết quả khảo sát đánh giá chung của sinh viên về chất lượng đào tạo của Nhà
trường, khoảng 70% sinh viên đồng ý với tiêu chí “người học được bồi dưỡng về phẩm
chất thái độ và đạo đức nghề nghiệp”. Điều này chứng tỏ sinh viên đã được hướng dẫn có
thái độ làm việc đúng đắn. 47% sinh viên chưa đồng ý với tiêu chí “người học được trang
bị kiến thức, kỹ năng cho nghề nghiệp”. 52% sinh viên chưa đồng ý tiêu chí “người học
hài lịng với chất lượng đào tạo của Nhà trường”.
- Về kết quả khảo sát từ phía doanh nghiệp, nhìn chung sinh viên tốt nghiệp từ nhà
trường cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nhà tuyển dụng. Các đơn vị sử dụng lao
động chấp nhận chất lượng đào tạo của nhà trường. Các tiêu chuẩn về ý thức, thái độ làm
việc được đánh giá cao. Kỹ năng thao tác thực hành khi làm việc cũng được doanh

nghiệp đánh giá ở mức khá. Doanh nghiệp chưa đánh giá cao các tiêu chuẩn về kỹ năng
mềm, kỹ năng tư duy và các kỹ năng về ngoại ngữ (tiếng anh), tin học của sinh viên tốt
nghiệp.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ
CỬ NHÂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Căn cứ vào thực trạng và kết quả khảo sát về chất lượng đào tạo đại học tại trường
ĐHCNHN, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hệ cử
nhân tại trường ĐHCNHN:
Thứ nhất - Hồn thiện chương trình đào tạo đại học
Trước một thực tế của xã hội là “Dạy cái gì mà xã hội cần, người học cần chứ
khơng dạy cái gì mà nhà trường sẵn có”, nhà trường cần có những đổi mới trong việc xây
dựng và thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của xã hội. Tác giả đề xuất
một số biện pháp nhằm hồn thiện chương trình đào tạo đại học như sau:
+ Xây dựng CTĐT đại học phải cân đối giữa thời lượng lý thuyết và thực hành.
CTĐT đại học cần hướng tới dạy lý thuyết kết hợp với thực hành và áp dụng được kiến


thức vào thực tiễn cuộc sống.
+ Xây dựng CTĐT đại học theo hình thức tín chỉ cần tỷ lệ phân bổ hợp lý giữa
thời lượng học trên lớp và giờ tự học, giữa học lý thuyết và thực hành.
+ Xây dựng CTĐT đại học cần nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
+ Xây dựng CTĐT đại học cần bổ sung các môn học nhằm tăng cường các kỹ
năng mềm cho người học.
+ Xây dựng các học phần ngoại ngữ (tiếng anh) và tin học phù hợp đáp ứng yêu
cầu xã hội.
+ Xây dựng CTĐT đại học của các chuyên ngành cần được xây dựng học chuyên
sâu. CTĐT đại học cần kịp thời giới thiệu các công nghệ, kỹ thuật mới trên thế giới theo
các chuyên ngành đào tạo của nhà trường. Trong công tác dạy thực hành cần đảm bảo
sinh viên làm chủ được các kỹ năng thực hành và sử dụng thành thạo các loại máy móc
thiết bị của chuyên ngành.

+ Xây dựng CTĐT đại học cần tăng cường “tính mềm dẻo” trong chương trình
đào tạo đại học.
+ Xây dựng CTĐT đại học cần hợp nhất các mơn học sao cho sinh viên chỉ cần
hồn thành từ 120 đến 130 là đủ tiêu chí để tốt nghiệp.
Thứ hai - Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học
Phương pháp giảng dạy hiện đại ở bậc đại học hiện nay là phát huy tính tích cực
của quá trình nhận thức. Phương pháp dạy học tích cực khơng chỉ đòi hỏi giảng viên
truyền đạt tri thức cho sinh viên. Phương pháp dạy học cần thiết phải hướng vào việc
khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng sáng tạo, tư duy và tìm ra tri thức mới. Sinh
viên cần tích cực và chủ động trong việc học tập và nghiên cứu.
Qua phân tích tình hình phương pháp dạy học, luận văn đã chỉ ra một số hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất
lượng giảng dạy:
+ Giảng viên cần tích cực phối hợp sử dụng các phương pháp giảng dạy đại học tích
cực trong đào tạo trình độ đại học. Đó là việc kết hợp diễn giảng và dạy học nhóm, dạy
học giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hành động.


+ Tạo điều kiện để sinh viên phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo. Đây là giải
pháp nhằm giúp sinh viên tự đào tạo, tự học và tự nghiên cứu. Giảng viên cần tạo điều
kiện để sinh viên được tư duy về các vấn đề, tích cực tham gia thảo luận, sinh viên được
trình bày quan điểm, được đưa ra những đánh giá của riêng mình.
+ Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học và áp dụng cơng nghệ thơng tin vào
q trình dạy học. Phương tiện dạy học giúp tăng cường tính trực quan trong các giờ
giảng của giảng viên.
+ Sử dụng các kỹ thuật dạy học giúp phát huy sự tham gia tích cực của sinh viên vào
quá trình dạy học, thu hút người học và kích thích tư duy sáng tạo của người học.
Thứ ba - Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học
Hiện nay, chất lượng giảng viên của Nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu trong
quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức, chính trị thì

người giảng viên cần có năng lực chuyên môn cao trong học thuật và trong thực tiễn
đồng thời phải có năng lực giảng dạy và năng lực nghiên cứu. Để có thể phát triển được
đội ngũ giảng viên, nhà trường cần xây dựng áp dụng một số giải pháp:
+ Giải pháp đào tạo bồi dưỡng giảng viên trong trường đại học. Nhà trường cần
khuyến khích giảng viên nâng cao trình độ chun mơn thơng qua những cơ hội học tập
để trang bị và nâng cao kiến thức.
+ Giải pháp tuyển chọn, thu hút giảng viên có trình độ. Đối với quy trình tuyển chọn
giảng viên đại học cần rõ ràng, minh bạch và công khai. Nhà trường cần có những chế
độ, chính sách để thu hút những giảng viên ưu tú, có trình độ cao.
+ Nhà trường cần cân đối và chuẩn hóa khối lượng giảng dạy, tăng thời gian cho hoạt
động nghiên cứu và những hoạt động khác.
+ Giải pháp đánh giá năng lực giảng viên trong trường đại học. Đánh giá giảng viên
qua kết quả hồn thành cơng việc, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần phục vụ.
+ Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trong
trường đại học. Nhà trường cần gắn hoạt động nghiên cứu khoa học với công tác giảng
dạy tại trường. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng viên không chỉ nâng cao
năng lực nghiên cứu mà còn nâng cao năng lực chun mơn đồng thời sẽ có nhiều kinh


nghiệm hơn để áp dụng vào công tác giảng dạy.
Thứ tư - Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo đại
học
+ Nhà trường cần có kế hoạch đầu tư cụ thể hàng năm các trang thiết bị, phòng
học,… phục vụ hoạt động đào tạo.
+ Nhà trường cần tăng cường mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp để thu hút các
nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo.
+ Nhà trường cần có kế hoạch đầu tư kinh phí cho thư viện để tăng số đầu sách và tài
liệu tham khảo để phục vụ công tác học tập và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên.
Thứ năm - Hồn thiện cơng tác đánh giá kết quả học tập sinh viên
Sinh viên cần được đánh giá bằng cả quá trình học tập tại trường. Vì vậy, tác giả

đề xuất Nhà trường nên kết hợp phương pháp đánh giá truyền thống và đánh giá thực
nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập đối với sinh viên.
Thứ sáu – Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và các doanh
nghiệp
Nhà trường cần tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và các doanh
nghiệp bằng cách có những chính sách để gắn kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp vừa
để phục vụ cho xây dựng CTĐT gắn với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và xã hội và
để tìm kiếm đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp của Nhà trường.
KẾT LUẬN
Trong thời đại tồn cầu hóa, nhiệm vụ của đào tạo đại học là phải đào tạo được
những con người có khả năng và bản lĩnh trong bối cảnh nền kinh tế tri thức phát triển
mạnh mẽ như hiện nay. Nâng cao chất lượng đào tạo đại học không chỉ là nhiệm vụ bức
thiết đối với trường ĐHCNHN mà còn là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Chất lượng
đào tạo đại học được đánh giá không chỉ là kết quả đào tạo của các trường đại học mà
cịn là sự thích ứng của người học sau khi tốt nghiệp với thị trường lao động. Những hạn
chế của chất lượng nguồn nhân lực hiện nay là thách thức mà địi hỏi các trường đại học
cần nhìn nhận lại vấn đề một cách nghiêm túc và toàn diện hơn nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo đại học.


Vì vậy, đánh giá chất lượng đào tạo đại học và đảm bảo chất lượng đại học đang là
mối quan tâm lớn của các trường đại học trên cả nước. Trên cơ sở nghiên cứu về vấn đề
này, luận văn đạt được một số kết luận như sau:
 Kết quả nghiên cứu:
-

Tác giả hệ thống lý luận cơ bản về chất lượng đào tạo đại học. Từ đó nhìn nhận

“chất lượng đào tạo đại học theo quan điểm quản lý chất lượng hiện đại là triết lý hướng
tới khách hàng”. Chất lượng đào tạo đại học được đánh giá dựa trên quan điểm của khách

hàng – đối tượng được đào tạo và người sử dụng nguồn nhân lực do các trường đào tạo
ra.
-

Tác giả đánh giá chất lượng đào tạo đại học dựa trên quan điểm của người sử dụng

lao động và quan điểm của người học. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo đại học
cũng được xây dựng dựa trên hai quan điểm này.
-

Nghiên cứu phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo đại học của

nhà trường. Một số nhân tố mà tác giả nghiên cứu gồm: “chất lượng giảng viên, phương
pháp giảng dạy đại học, chương trình đào tạo đại học, tổ chức quản lý đào tạo đại học
và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo đại học”. Luận văn khẳng định chất lượng của các yếu
tố trên có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo đại học của Nhà trường. Qua đó tác giả thấy
rõ sự cần thiết đảm bảo và nâng cao chất lượng các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo đại học.
-

Nghiên cứu phân tích thực trạng và đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại trường

ĐHCNHN. Phân tích đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp của nhà trường. Tỷ lệ sinh
viên có việc làm và được các doanh nghiệp chấp nhận vẫn còn khá khiêm tốn. Bản thân
người học khi ra trường cũng tự nhận thấy còn thiếu các kỹ năng chuyên sâu trong nghề
nghiệp. Qua ý kiến đánh giá chất lượng sinh viên từ phía người sử dụng lao động nhận
được đánh giá sinh viên tốt nghiệp từ nhà trường về cơ bản đáp ứng được yêu cầu tuyển
dụng. Tuy vậy, các tiêu chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn sâu, hoàn thiện các
kỹ năng mềm hay làm chủ các kỹ năng về ngoại ngữ (tiếng anh), tin học chưa được đánh
giá cao.



-

Nghiên cứu đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại

học tại trường ĐHCNHN gồm có: “Hồn thiện chương trình đào tạo đại học; Đổi mới
phương pháp dạy học ở bậc đại học; Nâng cao chất lượng giảng viên đại học; Đảm bảo
các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo đại học; Hồn thiện cơng tác đánh giá
kết quả học tập của sinh viên; Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và các
doanh nghiệp”.
 Những hạn chế của nghiên cứu
- Về mẫu nghiên cứu: Tác giả chỉ thực hiện nghiên cứu định lượng với mẫu là 120
sinh viên và 20 doanh nghiệp lấy ý kiến đánh giá về chất lượng đào tạo của nhà trường.
Tuy nhiên, không phải tất cả các thông tin mong muốn đều có thể khai thác hết được.
Trong nghiên cứu định lượng, phương pháp thu thập thông tin được thực hiện thông qua
bảng câu hỏi gồm có câu hỏi đóng và câu hỏi mở nhưng không phải tất cả các câu hỏi
đều được trả lời đầy đủ. Điều này đã có ảnh hưởng nhất định đến kết quả nghiên cứu. Vì
vậy, trong các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng phạm vi nghiên cứu và lựa chọn mẫu
nghiên cứu sao cho đảm bảo thông tin thu được là đầy đủ và khách quan nhất.
- Về đánh giá chất lượng đào tạo đại học: Tác giả chỉ thực hiện đánh giá trên một số
nhân tố ảnh hưởng. Vẫn còn những nhân tố khác ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo đại
học. Vì vậy, trong các nghiên cứu tiếp theo cần phát hiện những nhân tố mới để có kết
quả đánh giá đầy đủ hơn.



×