Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh ninh bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.12 KB, 11 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm đổi mới kinh tế, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu quan
trọng trên hầu hết các lĩnh vực. Đó là do sự đóng góp rất lớn của hệ thống ngân hàng,
trong đó có Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Ngân hàng Phát triển Việt Nam
bằng việc thực hiện tín dụng đầu tư (TDĐT) đã hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của
các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế
lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
bền vững, xố đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Như vậy, tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển (NHPT) vừa thực hiện mục
tiêu tăng trưởng kinh tế, vừa thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Sau hơn 9 năm hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Ninh Bình,
phần lớn các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước sau khi hồn thành
đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả, song cũng khơng ít dự án đi vào hoạt
động kém hiệu quả dẫn đến phát sinh nợ quá hạn trong thời gian dài, nợ quá hạn và nợ
xấu chiếm tới 20% tổng dư nợ tín dụng đầu tư, tăng trưởng tín dụng âm ảnh hưởng
đến hoạt động của Chi nhánh. Đây chính là lý do tơi chọn đề tài: "Nâng cao chất
lượng tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ninh Bình”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Chất lượng tín dụng đầu tư của NHPT
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp nâng cao chất lượng Tín dụng đầu tư
của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Ninh Bình.
Phạm vi nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu được thu thập tại Chi nhánh NHPT
Ninh Bình giai đoạn 2010-2014;
Chất lượng tín dụng của ngân hàng được nhìn nhận từ 3 phía: ngân hàng,
doanh nghiệp và nền kinh tế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu việc nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư về phía NHPT.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu



Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây :
- Phương pháp thu nhập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo cho vay thu nợ, báo cáo tình
hình thực hiện nhiệm vụ các năm tại Chi nhánh NHPT Ninh Bình, các tài liệu, giáo
trình, Website…
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu số liệu qua các năm 2010-2014.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư của
NHPT
Chƣơng 2: Thực trạng nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại Chi nhánh
NHPT Ninh Bình.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT
Ninh Bình.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN
DỤNG ĐẦU TƢ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về Ngân hàng Phát triển Việt Nam
1.1.1. Khái niệm của NHPT Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mơ
hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ. Vốn Điều lệ của NHPT là 30.000 tỷ đồng. Ngân hàng Phát triển Việt Nam
hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính
sách của Nhà nước và các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ.
1.1.2. Đặc điểm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- NHPT là tổ chức tài chính thực hiện nhiệm vụ tập trung các nguồn vốn
trung, dài hạn để đầu tư có trọng điểm và ưu đãi cho các dự án phát triển theo định
hướng của Nhà nước.

- NHPT phục vụ dự án phát triển do đó các lợi ích NHPT vươn tới là các lợi


ích mang tính chất công
- NHPT hỗ trợ các doanh nghiệp và các vùng để thực hiện mục tiêu công
nghiệp hố, hiện đại hố.
- NHPT hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận.
- NHPT tài trợ các dự án phát triển có khả năng thu hồi vốn và tài trợ các dự
án theo chỉ định của Chính phủ.
- Các dịch vụ NHPT cung cấp kém đa dạng hơn so với hoạt động của các
NHTM.
1.1.3. Các hoạt động cơ bản của NHPT Việt Nam
Huy động vốn: NHPT huy động vốn, trong đó chủ yếu là vốn trung và dài
hạn với lãi suất bình quân thấp để tài trợ cho các dự án dài hạn.
Sử dụng vốn: Hoạt động sử dụng vốn của NHPT bao gồm: Hoạt động tín
dụng, hoạt động ủy thác và nhận ủy thác.
1.1.4. Tổ chức bộ máy của NHPT Việt Nam
Theo Quyết định số 1515/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển, cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng Phát triển.
1.2. Hoạt động tín dụng đầu tƣ của NHPT Việt Nam
Hoạt động tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam quy định bởi
Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về Tín
dụng đầu tư và Tín dụng xuất khẩu của Nhà nước được thực hiện thơng qua hình
thức cho vay đầu tư.
Cho vay đầu tư là kênh hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư của các thành phần kinh
tế thuộc các ngành, lĩnh vực, các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn cần được
khuyến khích đầu tư và các chương trình kinh tế lớn quan trọng của Nhà nước nhằm
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH góp phần quan
trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.3. Nâng cao chất lƣợng tín dụng đầu tƣ tại NHPT
1.3.1. Quan niệm chất lượng tín dụng đầu tư tại NHPT
Chất lượng tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển được thể hiện thông
qua việc phải tự chủ được về tài chính, hạn chế tối đa sự bao cấp từ NSNN, đảm


bảo an toàn vốn đối với NHPT, giảm tối đa khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.
1.3.2. Quan niệm nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại NHPT
Nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư tại NHPT là việc thực hiện các biện
pháp nghiệp vụ vừa nhằm đảm bảo nguồn vốn tín dụng đầu tư được thu hồi tồn
bộ, khơng để thất thốt vốn, giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng xảy ra
vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng.
1.3.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư
Có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng TDĐT tại NHPT. Do đặc thù phạm
vi nghiên cứu là chất lượng TDĐT tại Chi nhánh NHPT Ninh Bình nên Luận văn
sẽ tập trung vào nghiên cứu các biện pháp sau: thẩm định tín dụng; giám sát khách
hàng vay vốn và chất lượng nguồn nhân lực.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng tín dụng đầu tƣ
phát triển tại NHPT
1.3.4.1. Nhân tố chủ quan: Chính sách hoạt động của NHPT, mạng lưới của
NHPT, quy trình, quy chế nghiệp vụ tín dụng đầu tư của NHPT.
1.3.4.2. Các nhân tố khách quan: Sự phát triển của nền kinh tế trong nước và
thế giới, chương trình, kế hoạch và chính sách của Nhà nước, khả năng huy động
vốn của Nhà nước, năng lực của chủ thể thụ hưởng tín dụng đầu tư phát triển.
1.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng TDĐT tại NHPT
1.3.5.1. Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu

=


Tổng dƣ nợ

Giá trị cần đạt được của chỉ tiêu này ở NHPT Việt Nam hiện nay là dưới
7%.
1.3.5.2. Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn

=

Nợ quá hạn
Tổng dƣ nợ

1.3.5.3. Chỉ tiêu 3: Mức độ hoàn thành các kế hoạch được giao về TDĐT


Tốc độ tăng
trƣởng tín dụng

Dƣ nợ năm nay - Dƣ nợ năm trƣớc
=

*100%
Dƣ nợ năm trƣớc

Giá trị cần đạt được của chỉ tiêu này ở NHPT Việt Nam hiện nay bình qn
là 10%/năm.
Tỷ lệ hồn thành
kế hoạch giải ngân
Tỷ lệ hoàn thành kế

hoạch thu nợ

=

=

Số giải ngân thực tế
Kế hoạch giải ngân đƣợc giao
Số thu nợ thực tế
Kế hoạch thu nợ đƣợc giao

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
TÍN DỤNG ĐẦU TƢ TẠI CHI NHÁNH NHPT NINH BÌNH
2.1. Tổng quan về Chi nhánh NHPT Ninh Bình
Chi nhánh NHPT Ninh Bình đã đi vào hoạt động được 9 năm kể từ ngày
01/7/2006. Đến nay bộ máy hoạt động của Chi nhánh được tổ chức bao gồm Ban
Giám đốc và 5 phòng với các hoạt động cơ bản là hoạt động huy động vốn, hoạt
động cấp tín dụng và các hoạt động khác như cấp hỗ trợ sau đầu tư, cấp phát vốn
ủy thác...
2.2. Các biện pháp nâng cao chất lƣợng TDĐT tại chi nhánh NHPT
Ninh Bình
Chi nhánh NHPT Ninh Bình đã thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất
lượng TDĐT, trong đó các giải pháp chủ yếu là thẩm định tín dụng; giám sát
khách hàng vay vốn; cơng tác thu hồi nợ và chất lượng nguồn nhân lực. Phần này
luận văn sẽ nghiên cứu và đánh giá những thành công cũng như những hạn chế
của từng biện pháp mà Chi nhánh đang áp dụng trong thời gian qua.
2.3. Kết quả nâng cao chất lƣợng TDĐT tại chi nhánh NHPT Ninh Bình
2.3.1. Cơ cấu TDĐT tại chi nhánh NHPT Ninh Bình
Chi nhánh NHPT Ninh Bình thực hiện cho vay trung và dài hạn đối với các



dự án đầu tư phát triển. Hoạt động tài trợ của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào mục
tiêu xây dựng cơ sở vật chất tạo năng lực sản xuất mới, góp phần phát triển kinh
tế địa phương theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá kết quả nâng cao chất lượng TDĐT tại chi nhánh
NHPT Ninh Bình
2.3.2.1. Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ xấu
2.3.2.2. Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh NHPT Ninh Bình rất cao so
với quy định của NHPT (tỷ lệ nợ xấu dưới 7%). Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn
còn ở mức cao là một hạn chế của Chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng
TDĐT.
Nguyên nhân của thực trạng nợ xấu và nợ quá hạn trên là do:
Chính sách nhà nƣớc:
- Danh mục dự án đầu tư chủ yếu là một số lĩnh vực ngành nghề có độ rủi ro
cao, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài cần sự hỗ trợ của chính phủ để phát
triển.
- Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011
về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ,
trong đó, cắt giảm đầu tư cơng đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt
là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
- Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý dẫn đến khủng khoảng thừa
về đầu tư trong một số ngành. Tại chi nhánh, việc đầu tư dàn trải trên 1 số lĩnh vực như
đóng tàu, nhà máy gạch, xi măng…trong giai đoạn trước đây, đã tạo ra sự thừa thãi về
hàng hóa, vì vậy khi nền kinh tế rơi vào khủng khoảng đã gây ra hiệu ứng dây chuyền
làm cho các lĩnh vực đầu tư này gặp khó khăn.
Mơi trƣờng kinh tế trong và ngồi nƣớc:
Các dự án TDĐT thường có thời gian đầu tư và thời gian hoạt động dài nên
chịu sự tác động lớn từ sự thay đổi của môi trường đầu tư, trong giai đoạn 20102014, những biến động xấu của nền kinh tế đã tác động không nhỏ đến hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Chính sách hoạt động của NHPT:


Về quản trị nguồn thu, NHPT hoạt động trong điều kiện khơng có đủ khả
năng nắm bắt được dịng tiền sau khi cho vay. Doanh nghiệp sau khi vay vốn
TDĐT đều sử dụng tài khoản mở tại các ngân hàng thương mại để thực hiện các
hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan.
Quy trình, quy chế tín dụng đầu tƣ:
- Trong nhiều trường hợp, việc xử lý rủi ro cịn chậm, chưa phát huy được hết
hiệu quả của cơng tác xử lý nợ, dẫn đến tình trạng nhiều dự án phát sinh nợ quá
hạn kéo dài, phát sinh nợ xấu.
- Cơ chế xử lý nợ của NHPT, theo đó, khi khách hàng khơng trả được nợ, NHPT
có quyền xử lý TSBD. Trên thực tế, NHPT không làm được điều này.
Từ phía khách hàng:
- Khi dự án gặp khó khăn về tài chính, một số chủ đầu tư có tư tưởng chây ì,
muốn chiếm dụng vốn TDĐT làm vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh
thay vì đi vay NHTM.
- Hiện nay, tại chi nhánh, vẫn còn một số dự án từ các tổ chức tiền thân. Các
dự án này hoạt động không hiệu quả nên phát sinh nợ xấu tại chi nhánh.
- Dự án bị chậm tiến độ, do đó sản phẩm đưa ra thị trường lúc cung vượt quá
cầu dẫn đến hiệu quả dự án thấp, dự án khơng có đủ nguồn để trả nợ cho chi
nhánh.
2.3.2.3. Chỉ tiêu 3: Mức độ hoàn thành các kế hoạch được giao về TDĐT
* Tốc độ tăng trƣởng: Tốc độ tăng trưởng tín dụng âm trong thời gian qua là
một hạn chế trong công tác nâng cao chất lượng TDĐT tại Chi nhánh.
Nguyên nhân tăng trƣởng âm:
Chính sách nhà nƣớc:
- Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát, việc tiếp nhận các
dự án đề nghị vay mới cũng hạn chế tối đa, chỉ tập trung vào các dự án trọng điểm
và chương trình mục tiêu theo chỉ đạo của Chính phủ và các dự án bảo đảm an sinh

xã hội.
- Các cơ chế chính sách của Nhà nước còn chưa ổn định, chưa được điều
chỉnh theo thời kỳ trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế, bên cạnh đó, cơ chế
quản lý về tài chính tiền tệ có liên quan đến hoạt động của NHPT chưa phù hợp,


gây khó khăn cho NHPT trong hoạt động nghiệp vụ.
Khả năng huy động vốn của nhà nƣớc và NHPT:
Trong giai đoạn này, ngân sách nhà nước bị thâm hụt nên chưa thực hiện việc
ứng vốn cấp bù chênh lệch cho NHPT. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách thắt chặt
tín dụng cũng đã ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn vốn tín dụng đầu tư. Do đó,
NHPT khơng cân đối được nguồn vốn tín dụng đầu tư để cho vay.
Mạng lƣới của NHPT:
- Việc nắm bắt các dự án sẽ được triển khai chỉ thực hiện thông qua Ban
quản lý Khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở kế hoạch đầu tư mà chưa
thể tiếp cận các dự án tại các vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn hay
tiếp cận trực tiếp với các chủ đầu tư có năng lực tài chính tốt, đang manh nha ý
tưởng đầu tư dự án.
- NHPT là một thể chế đặc biệt thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, hỗ trợ
các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thương hiệu của NHPT chưa được nhiều chủ đầu tư
biết đến, việc quảng bá hình ảnh NHPT với chính sách ưu đãi cũng chưa được
quan tâm.
Quy trình, quy chế của NHPT:
- Khi thẩm định dự án mới, NHPT yêu cầu các chủ đầu tư phải hoàn thiện đầy
đủ hồ sơ, thủ tục khi nộp.
- Thời gian thẩm định dự án đầu tư kéo dài do báo cáo thẩm định tổng hợp
của chi nhánh đã hồn thành trình lên NHPT xem xét, tuy nhiên việc thẩm định tại
ban thẩm định kéo dài ảnh hưởng tới nhu cầu vay vốn của chủ đầu tư, làm mất cơ
hội kinh doanh, dẫn tới có một số chủ đầu tư chuyển sang NHTM để vay vốn.
* Kế hoạch giải ngân:

Doanh số giải ngân hàng năm của chi nhánh ln hồn thành kế hoạch
được giao với tỷ lệ cao. Đây là 1 thành tựu của Chi nhánh trong việc nâng cao
chất lượng TDĐT.
* Kế hoạch thu nợ (gốc, lãi)
Nhiệm vụ thu nợ gốc, lãi hàng năm của chi nhánh là rất lớn trong hệ thống
NHPT. Trong các năm 2010, năm 2013 và năm 2014, chi nhánh đã thực hiện được
100% kế hoạch gốc, lãi hàng năm. Chỉ có năm 2011 là chưa hoàn thành kế hoạch


thu nợ gốc, lãi (tỷ lệ thu nợ gốc là 69,64%, tỷ lệ thu nợ lãi là 75,59%) và năm 2012
chưa hoàn thành kế hoạch thu nợ gốc (tỷ lệ thu nợ gốc là 93,09%).
Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác thu hồi nợ:
- Tỷ lệ hoàn thành việc thu nợ gốc năm 2013 là 184,04%; năm 2014 là
136,34% cao do việc trả nợ trước hạn của một số dự án có dư nợ lớn.
Nguyên nhân của hạn chế này từ phía cơ chế, chính sách của nhà nƣớc.
Trong hợp đồng tín dụng ký giữa chủ đầu tư và NHPT có quy định lãi suất cho vay
được tính tại từng thời điểm giải ngân. Các khách hàng có năng lực, hiệu quả hoạt
động kinh doanh tốt đã đề nghị chi nhánh được thanh tốn các hợp đồng có lãi suất
cao để vay vốn tại NHTM có mức lãi suất thấp hơn.
- Nợ quá hạn và lãi treo vẫn tồn tại, nhiều dự án có dư nợ xấu tồn đọng và kéo
dài, chưa được xử lý dứt điểm.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
TÍN DỤNG ĐẦU TƢ TẠI CHI NHÁNH NHPT NINH BÌNH
3.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng đầu tƣ tại chi nhánh NHPT Ninh Bình
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng ĐTPT của Nhà nƣớc tại
chi nhánh NHPT Ninh Bình
3.2.1. Cơng tác thẩm định
- Tổ chức và điều hành công tác thẩm định khoa học, đảm bảo chất lượng.
- Thơng tin thẩm định ngồi những thông tin chủ đầu tư cung cấp trong hồ
sơ vay vốn, chi nhánh cần thu thập thêm thông tin thực tế để đảm bảo tính khách

quan.
- Phối hợp với chủ đầu tư từ khi việc lập dự án được tiến hành; phân công
chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các phịng trong chi nhánh, xử lý tình huống mới
phát sinh kịp thời, quyết liệt.
- Phịng tổng hợp chủ trì mảng thẩm định tuy nhiên cũng cần phối hợp với các
phòng nghiệp vụ khác.
3.2.2. Công tác thu hồi nợ


- Phòng ngừa khoản nợ quá hạn bằng cách thường xuyên kiểm tra hồ sơ vay
vốn, hồ sơ thẩm định, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay, kiểm tra trước, trong và sau
khi cho vay.
- Khi biện pháp phòng ngừa khơng hiệu quả, chi nhánh cần có những biện
pháp cụ thể để thu hồi nợ quá hạn
3.2.3. Tăng cường giám sát khách hàng vay vốn
- Cần thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi phát sinh nghiệp vụ.Tổ chức
tốt các tổ thu nợ, đưa ra các biện pháp đốc thu linh hoạt và hiệu quả.
- Tổ chức việc giám sát khách hàng nghiêm túc. Ngoài ra, chi nhánh cũng cần
tích cực xem xét sự thay đổi trong tình hình tài chính của người vay để đơn đốc kịp
thời nguồn trả nợ cho chi nhánh.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm soát giải ngân
- Thực hiện tốt nguyên tắc giải ngân phải có khối lượng đảm bảo.
- Kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư gửi đủ vốn tự có vào Chi nhánh để giải ngân,
chí ít cũng giải ngân đồng thời theo tỷ lệ.
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ
- Thực hiện nghiêm túc quy định “Tự kiểm tra, kiểm tra trước, kiểm tra trong,
kiểm tra sau” đối với hồ sơ các dự án.
- Nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ đối với công tác kiểm tra, phát huy tính
độc lập trong từng phần cơng việc.
- Có cơ chế liên kiểm trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa chi nhánh với các cơ

quan chức năng.
3.2.6. Kiện tồn về tổ chức và nâng cao trình độ cán bộ tín dụng
- Chú trọng hơn nữa cơng tác đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao năng lực quản trị
ngân hàng.
- Tính kỷ luật, kỷ cương của cán bộ tín dụng được thể hiện trên các mặt như
chấp hành nghiêm mọi quy định của Nhà nước cũng như của NHPT.
- Có chính sách lương thưởng hợp lý đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt
động, khuyến khích cán bộ nghiệp vụ nỗ lực phấn đấu hoàn thành.
3.2.7. Giải pháp khác
3.3. Kiến nghị: Luận văn có một số kiến nghị với NHPT Việt Nam,


UBND tỉnh, Sở ban ngành liên quan, các ngân hàng trên địa bàn.
KẾT LUẬN
Qua 9 năm tồn tại và phát triển, chi nhánh NHPT Ninh Bình đã có nhiều
thành tựu lớn đóng góp vào sự phát triển của Ngân hàng phát triển Việt Nam nói
riêng cũng như ngành ngân hàng của Việt nam nói chung. Với sự nỗ lực khơng
ngừng của tập thể cán bộ chi nhánh NHPT Ninh Bình cùng sự chỉ đạo sát sao của
NHPT Việt Nam, của các cấp đảng ủy, chính quyền tại địa phương, sự phối hợp
chặt chẽ của các sở, ban ngành có liên quan, chi nhánh đã khẳng định và thực hiện
có hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, góp phần
quan trọng trong chuyển dịch và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.



×