Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh non tháng trong 6 tháng đầu tại bệnh viện trung ương thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ
SƠ SINH NON THÁNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TRẺ
SƠ SINH NON THÁNG TRONG 6 THÁNG ĐẦU
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 62 72 16 55
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1: GS. TS Nguyễn Văn Sơn
2: TS Nguyễn Bích Hồng

Thái Ngun, năm 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Phương xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của GS.TS Nguyễn Văn Sơn và TS Nguyễn Bích Hồng.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020
Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Phương


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và các

cơ quan liên quan.
Với tất cả lịng kính trọng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
GS. TS Nguyễn Văn Sơn, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược
Thái Nguyên, người thầy đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn tơi
hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin được bày tỏ lịng biết ơn tới TS Nguyễn Bích Hồng, Giám
đốc Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, người thầy thứ
2 đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thu thập số liệu, cho tôi
những lời khuyên quý báu để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, các thầy cô Bộ
môn Nhi – Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc và Tập thể cán bộ nhân
viên Trung tâm Nhi khoa – Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong suốt q trình triển khai đề tài, học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong hội đồng khoa học đã tạo
điều kiện, đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn và động viên tôi trong
suốt q trình học tập.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp, gia
đình và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi cả về tinh thần và vật chất trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Phương


iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


AGA

Phù hợp so với tuổi thai (Appropriate for Gestational Age)

AOP

Thiếu máu ở trẻ sinh non (Anemia of Prematurity)

APTT

Thời gian thromplastin từng phần hoạt hóa
(Actived Partitial Thromboplastin Time)

BMT

Bệnh màng trong

CA

Tuổi hiệu chỉnh (Corrected Age)

CNLS

Cân nặng lúc sinh

CS

Cộng sự

ELBW


Cân nặng cực kỳ thấp (Extremly Low Birth Weight)

GA

Tuổi thai (Gestational Age)

Hb

Huyết sắc tố (Hemoglobin)

LBW

Cân nặng thấp (Low Birth Weight)

LGA

Lớn so với tuổi thai (Large for Gestational Age)

NICU

Đơn vị chăm sóc sơ sinh đặc biệt (Neonatal Intensive Care Unit)

PT

Thời gian Prothrombin (Prothrombin Time)

RLĐCM

Rối loạn đông cầm máu


SD

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

SGA

Nhỏ so với tuổi thai (Small for Gestational Age)

SHH

Suy hô hấp

SSNT

Sơ sinh non tháng

VLBW

Cân nặng rất thấp (Very Low Birth Weight)

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tương quan giữa bách phân vị và Z-score cho biểu đồ tăng trưởng của

Tổ chức Y tế thế giới ...................................................................................... 17
Bảng 3.1. Phân loại trẻ sơ sinh non tháng theo tuổi thai và giới tính ............. 35
Bảng 3.2. Phân loại trẻ SSNT theo cân nặng lúc sinh và giới tính ................. 36
Bảng 3.3. Phân loại trẻ SSNT theo tuổi thai và cân nặng lúc sinh ................. 36
Bảng 3.4. Phân loại SSNT theo cách thức sinh .............................................. 37
Bảng 3.5. Phân loại mức độ suy hô hấp của trẻ SSNT ................................... 37
Bảng 3.6. Đặc điểm SHH theo tuổi thai, cân nặng và tăng trưởng khi sinh ... 38
Bảng 3.7. Đặc điểm hạ thân nhiệt theo tuổi thai, cân nặng và tăng trưởng khi
sinh .................................................................................................................. 40
Bảng 3.8. Giá trị trung bình các chỉ số nhân trắc của trẻ SSNT theo tuổi thai41
Bảng 3.9. Tăng trưởng trong tử cung của trẻ SSNT theo tuổi thai ................. 42
Bảng 3.10. Đặc điểm hạ glucose máu theo tuổi thai, cân nặng và tăng trưởng
khi sinh ............................................................................................................ 43
Bảng 3.11. Đặc điểm rối loạn đông máu của trẻ SSNT theo tuổi thai............ 44
Bảng 3.12. Tình trạng hạ albumin máu theo tuổi thai, cân nặng và tăng trưởng
khi sinh ............................................................................................................ 45
Bảng 3.13. Tình trạng thiếu máu theo tuổi thai, cân nặng và tăng trưởng khi
sinh .................................................................................................................. 46
Bảng 3.14. Tăng trưởng lúc 1 tháng tuổi của trẻ theo tuổi hiệu chỉnh ........... 50
Bảng 3.15. Tăng trưởng lúc 3 tháng tuổi của trẻ theo tuổi hiệu chỉnh ........... 51
Bảng 3.16. Tăng trưởng lúc 6 tháng tuổi của trẻ theo tuổi hiệu chỉnh ........... 51


v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thay đổi thân nhiệt khi trẻ vào viện ........................................... 39
Biểu đồ 3.2. Tăng trưởng cân nặng của hai nhóm trẻ ................................... 488
Biểu đồ 3.3. Tăng trưởng vịng đầu của hai nhóm trẻ .................................... 49
Biểu đồ 3.4. Tăng trưởng chiều cao của hai nhóm trẻ .................................... 49



vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Đại cương sơ sinh non tháng...................................................................... 3
1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở trẻ sơ sinh non tháng .................... 5
1.3. Sự tăng trưởng của trẻ SSNT sau khi ra viện .......................................... 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................... 23
2.5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.6. Các biến số và định nghĩa các biến số nghiên cứu .................................. 26
2.7. Thu thập số liệu và tổ chức nhân sự......................................................... 30
2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................... 32
2.9. Khống chế sai số ...................................................................................... 33
2.10. Khía cạnh đạo đức của đề tài ................................................................. 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 35
3.1. Thông tin chung của trẻ sơ sinh non tháng .............................................. 35
3.2 Một số đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh non tháng ............................... 37
3.3 Một số đặc điểm cận lâm sàng của trẻ sơ sinh non tháng.............................. 43
3.4. Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ sinh non sau 6 tháng ............................. 47

Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 52


vii
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................. 52
4.2 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .......................................... 54
4.3 Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ................................... 58
4.4 Sự tăng trưởng của trẻ trong 6 tháng đầu .................................................. 66
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
PHỤ LỤC


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh non được định nghĩa là trong đó thai kỳ chấm dứt giữa tuần thứ 20
và 37, hoặc từ 140 đến 257 ngày, sau ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối
cùng [40]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm trên thế giới có
khoảng 15 triệu trẻ sơ sinh non tháng (SSNT), với tỷ lệ khoảng hơn 1/10 số trẻ
sinh ra sống, và con số này dự đốn sẽ cịn tăng lên [40]. Số liệu trên 184 quốc
gia cho thấy tỷ lệ trẻ SSNT chiếm khoảng 5 – 18% trong tổng số trẻ sinh ra
hàng năm [86].
Trẻ sơ sinh non tháng có tỷ lệ tử vong và nguy cơ cao mắc hàng loạt các
vấn đề về sức khỏe so với trẻ đủ tháng. Các vấn đề về sức khỏe bao gồm các
bệnh lý nhiễm khuẩn, các vấn đề về hô hấp và hậu quả của sự phát triển chưa
hoàn thiện các cơ quan như thần kinh, tiêu hóa, miễn dịch… Các biến chứng ở
trẻ sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, khoảng 1

triệu trẻ sinh non tử vong hàng năm là bởi các biến chứng của sinh non [86].
Trong thời kỳ đầu sau sinh, khoảng 30 – 95% trẻ SSNT bị hạn chế tăng trưởng
khi xuất viện [72]. Có rất nhiều nỗ lực nhằm hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ SSNT
cũng như hạn chế bệnh tật mà những trẻ này hay gặp phải bao gồm bắt đầu nuôi
dưỡng tĩnh mạch sớm, tăng cường cung cấp protein, bắt đầu cho ăn đường ruột
sớm và tập trung vào sữa mẹ và cho con bú... nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên
cứu cho thấy rõ liệu sự tăng trưởng có được cải thiện hay khơng.
Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh non tháng cùng các bệnh lý kèm theo là
một trong những vấn đề quan trọng tại các bệnh viện Sản – Nhi hiện nay ở Việt
Nam. Do những thay đổi gần đây trong thực hành dinh dưỡng và việc giảm các
bệnh tật chính, chúng tơi giả thuyết rằng sự tăng trưởng của trẻ SSNT sau khi
ra viện sẽ được cải thiện và có thể bắt kịp so với trẻ đủ tháng. Bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên là bệnh viện tuyến cuối của khu vực trung du và miền núi
phía Bắc, số lượng trẻ SSNT nhập viện phải điều trị tại Đơn vị chăm sóc tích


2

cực là khá cao. Trẻ sinh non điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
như thế nào? Bao nhiêu trẻ như trên ổn định được ra viện? Sau khi ra viện
những trẻ SSNT này sẽ được chăm sóc và phát triển như thế nào? Bao nhiêu
lâu thì trẻ SSNT có cân nặng và chiều cao giống như một trẻ sơ sinh đủ tháng
bình thường? Để trả lời những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh non tháng trong 6 tháng đầu
tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm trẻ SSNT tại khoa Sơ sinh – cấp cứu Nhi Bệnh viện
Trung ương Thái Nguyên năm 2019  2020.
2. Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ SSNT trong 6 tháng đầu.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương sơ sinh non tháng
1.1.1. Định nghĩa
+ Trẻ sinh non là những trẻ được sinh ra khi tuổi thai dưới 37 tuần và có
khả năng sống được [40].
Định nghĩa sơ sinh non tháng sống theo WHO: “cân nặng lúc sinh ≥ 1000g
hoặc tuổi thai ≥ 28 tuần”. Tuy nhiên theo phân loại bệnh tật quốc tế, sơ sinh có
khả năng sống được: “cân nặng lúc sinh ≥ 500g hoặc tuổi thai ≥ 22 tuần” [40].
+ Tuổi hiệu chỉnh cho trẻ non tháng:
Khi đánh giá sự phát triển thể chất và tinh thần vận động của trẻ non tháng,
tuổi hiệu chỉnh thường được sử dụng cho đến khi trẻ được 24 – 36 tháng.
Tuổi hiệu chỉnh là tuổi tính theo ngày dự sinh khi tuổi thai 40 tuần.
Tuổi hiệu chỉnh = tuổi theo ngày sinh – số ngày trẻ bị sinh non (số ngày
sinh non = 40 tuần – tuổi thai của trẻ khi sinh).
1.1.2. Phân loại
Sơ sinh non tháng được phân loại theo 2 cách dựa vào tuổi thai và cân
nặng lúc sinh.
+ Phân loại sơ sinh non tháng theo tuổi thai
Theo WHO, sơ sinh non tháng được chia thành 3 nhóm:
- Trẻ sinh cực kỳ non: < 28 tuần (extremely preterm).
- Trẻ sinh rất non: 28 – 31 tuần (very preterm) .
- Trẻ sinh non nhẹ hay sinh non vừa và muộn: 32  < 37 tuần (moderate
and late preterm).
Gần đây người ta có xu hướng dùng thuật ngữ ‘late preterm infants’ đề
thay thế cho thuật ngữ ‘near tearm infants’, là nhóm trẻ sinh ra có tuổi thai từ
34 tuần đến 36 tuần 6 ngày. Thống kê của WHO dựa trên sự liệu của 85 quốc



4

gia, tỷ lệ sơ sinh cực non chiếm 5,2%, sơ sinh rất non 10,4% và sơ sinh non nhẹ
84,3% trong tổng số trẻ sinh non [40].
+ Phân loại sơ sinh non tháng theo cân nặng lúc sinh
Dựa vào cân nặng lúc sinh, sơ sinh non tháng được chia thành 3 nhóm:
- Trẻ cân nặng lúc sinh thấp (LBW): 1500 – 2499 gram;
- Trẻ cân nặng lúc sinh rất thấp (VLBW): 1000 – 1499 gram;
- Trẻ cân nặng lúc sinh cực kỳ thấp (ELBW): < 1000 gram. Một số tài liệu,
người ta cịn chia nhóm cân nặng đặc biệt thấp dưới 750 gram. Nhóm này được
nhấn mạnh khả năng sống sót sau khi sinh là rất thấp [5].
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ học
Tỷ lệ trẻ SSNT thay đổi từ nước này sang nước khác và ngay trong một
nước thì cũng khác nhau giữa các vùng, khu vực. Tuy nhiên, trẻ sinh non và
các biến chứng của nó thực sự là một vấn đề mang tính tồn cầu. Theo WHO,
mỗi năm thế giới có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, chiếm từ 5 – 18% trong tổng
số các trẻ được sinh ra. Trong đó, 60% các trường hợp sinh non xảy ra ở khu
vực Châu Phi và Nam Á. Cũng theo thống kê của tổ chức này, tỷ lệ trẻ sinh non
ở các nước có thu nhập thấp hơn mức trung bình là 12%, trong khi ở các nước
có thu nhập cao tỷ lệ này cao hơn mức trung bình là 9% [86]. Năm 2010, theo
điều tra của Blencowe và cộng sự (CS), ba nước có số lượng trẻ sinh non cao
nhất thế giới lần lượt là Ấn Độ (3.519.100 trẻ), Trung Quốc (1.172.300) và
Nigeria (773.600 trẻ) [41]. Tại Hoa Kỳ, khoảng 550.000 trẻ sinh non mỗi năm.
Trong năm 2014, khoảng 9,57% tổng số trẻ sinh sống < 37 tuần và 2,7% là <
34 tuần tuổi thai [68]. Đến năm 2017, tỷ lệ trẻ sinh non tăng lên 9,93% tổng số
trẻ sinh sống và 8,34% trẻ > 32 tuần [65].
Sinh non thường được chia làm 3 sự kiện: sinh non tự phát (40 – 45%), sinh
non sau khi vỡ ối sớm (25 – 30%), sinh non vì lý do sản khoa (30 – 35%). Theo
tuổi thai: SSNT < 28 tuần (cực non tháng) chiếm khoảng 5%, SSNT 28 – 31



5

tuần (SSNT rất non tháng) chiếm khoảng 10%, SSNT 32 – 36 tuần (trung bình)
chiếm khoảng 84% [41].
Ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể trên tồn quốc. Theo số liệu thống
kê tại khoa Hồi sức sơ sinh (Bệnh viện Nhi Trung ương) trong 3 năm liên tiếp
từ 2015  2017, số trẻ SSNT có cân nặng dưới 1500g nhập viện điều trị chiếm
10  15% trong tổng số các bệnh nhân tại khoa. Nghiên cứu của Trương Thị
Như Huyền (2013), SSNT 32 – 36 tuần chiếm tỷ lệ 77,8%, 28 – 31 tuần chiếm
18,7%, dưới 28 tuần chiếm 3,5% [15]. Đỗ Thái Sơn (2015) cho thấy trong số
các trẻ sinh non nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Thái Ngun thì 72,4%
số trẻ có tuổi thai 32 – 36 tuần [24].
1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở trẻ sơ sinh non tháng
1.2.1 Đặc điểm lâm sàng
1.2.1.1. Suy hô hấp ở trẻ sinh non
Suy hô hấp (SHH) là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến
trẻ cần được chăm sóc tại khoa hồi sức tích cực ở cả trẻ sơ sinh non tháng và
đủ tháng. Đây là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh
lý tại cơ quan hơ hấp hoặc các cơ quan khác. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến
SHH và tử vong ở trẻ SSNT là bệnh màng trong (BMT), viêm phổi, bệnh lý
tim mạch khác… Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Hương và CS (2012) cho
thấy trẻ sơ sinh non tháng có tỷ lệ tử vong cao 46,3%, có 70,1% trẻ vào viện
trong tình trạng cấp cứu, trong đó đứng hàng đầu là cấp cứu về hơ hấp [14].
Trần Tố Hinh (2017) nghiên cứu trên 68 trẻ sơ sinh non muộn có suy hơ hấp
nhập khoa Sơ sinh và khoa Hồi sức Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho kết quả
BMT là nguyên nhân gây suy hô hấp nhiều nhất (35,3%); kế đến là viêm phổi
(27,9%). Hầu hết các trường hợp suy hô hấp xảy ra trong 24 giờ đầu, đặc biệt
là trong 6 giờ đầu [11].

Trẻ càng non tháng, nguy cơ mắc SHH càng cao. Trong nghiên cứu của Saeed


6

Zaman năm 2013, tỷ lệ suy hô hấp chung là 4,24%, trong đó sinh non là 19,7%. Tỷ
lệ trẻ SHH do bệnh màng trong chiếm 25%, tỷ lệ trẻ SHH do hít phân su chiếm
17,9% [89]. Sabout và CS (2015) cơng bố nghiên cứu tại khoa Hồi sức tích cực
của Bệnh viện Akbarabadi (Tehran – Iran) trên 74 trẻ non tháng có tuổi thai <
34 tuần nhập viện. Tất cả đối tượng nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: cực
kỳ non tháng (< 28 tuần), rất non tháng (28 đến < 32 tuần) và non tháng vừa
phải (32 – 34 tuần). Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc SHH chiếm 65,6% số trẻ; tuy
nhiên tỷ lệ mắc SHH không khác nhau giữa ba nhóm [73].
Tại Việt Nam, tỷ lệ SHH cấp ở trẻ sơ sinh non tháng là khá cao và BMT
cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Tỷ lệ sinh non nhập viện với
chẩn đoán BMT tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 lên tới 80% [31]. Năm 2015, nghiên
cứu của Trần Văn Sơn và CS tại Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau trên 308 trẻ sơ
sinh non tháng nhập viện cho thấy tỷ lệ trẻ mắc BMT là 44,81%, tuổi thai càng
non tháng có tỷ lệ BMT càng cao; trẻ càng nhẹ cân có tỷ lệ mắc BMT càng cao,
trong đó trẻ rất nhẹ cân có tỷ lệ mắc BMT lên tới 87,18% [25].
Suy hô hấp biểu hiện chủ yếu trên lâm sàng bởi 3 dấu hiệu chính [7]:
- Thay đổi nhịp thở: thở nhanh ≥ 60 lần/phút, hoặc khó thở chậm dưới 30
lần/phút.
- Dấu hiệu thở gắng sức: phập phồng cánh mũi, rút lõm lồng ngực mạnh,
thở rên chủ yếu ở thì thở ra, có thể nghe được bằng tai hoặc ống nghe. Đây là
triệu chứng thường gặp trong suy hô hấp. Một số trường hợp trẻ thở rất nhanh
và nông nên không dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này trên lâm sàng.
- Tím tái: tím quanh mơi, đầu chi hay tồn thân do PaO2 trong máu động
mạch giảm dưới 60 mmHg, đo SpO2 < 90%. Triệu chứng tím có thể đến muộn,
do đó khơng nên chờ khi có dấu hiệu tím mới có chỉ định hỗ trợ hô hấp cho trẻ.

- Biểu hiện các cơ quan khác:
Tim mạch: rối loạn nhịp tim, có thể nhanh trên 160 chu kỳ/phút hoặc chậm


7

dưới 100 chu kỳ/phút.
Thần kinh: vật vã, giảm trương lực cơ, ly bì, co giật, hơn mê...
Các biểu hiện của nguyên nhân suy hô hấp: lồng ngực mất cân đối, rung
thanh tăng, giảm hoặc mất thơng khí phổi, tiếng thổi ở tim...
1.2.1.2. Hạ thân nhiệt ở trẻ SSNT
Hạ thân nhiệt là tình trạng thay đổi nhiệt độ thường xảy ra ở trẻ sơ sinh,
đặc biệt là trẻ sơ sinh non tháng. Hạ thân nhiệt sơ sinh khi thân nhiệt trung tâm
dưới 36,5C [16].
Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh được chia làm 3 mức độ với tiên lượng và xử
trí khác nhau:
- Hạ thân nhiệt nhẹ: 36,0 – 36,4C, cần chú ý nguyên nhân.
- Hạ thân nhiệt vừa: 32,0 – 35,9C, nguy hiểm, cần làm ấm cho trẻ ngay
lập tức.
- Hạ thân nhiệt nặng: < 32C, nguy kịch, cần khẩn cấp chăm sóc trẻ [39].
Hạ thân nhiệt là một bệnh nghiêm trọng nhưng có khả năng phịng ngừa ở
trẻ non tháng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ giảm 1°C nhiệt độ nhập viện
dưới 36°C, tỷ lệ tử vong tăng 28% và nhiễm trùng huyết khởi phát muộn là
11% [61]. Hạ thân nhiệt cũng liên quan đến hạ đường huyết, suy hơ hấp, và
toan chuyển hóa. Tỷ lệ hạ thân nhiệt từ 31% đến 78% đối với những trẻ có cân
nặng khi sinh dưới 1500g [39]. Trẻ sơ sinh dưới 28 tuần tuổi có tỷ lệ hạ thân
nhiệt cao nhất. Nhiệt độ da của trẻ sơ sinh non tháng bị phơi nhiễm sẽ giảm với
tốc độ khoảng 0,5°C đến 1,0°C mỗi phút [63]. Cả đặc điểm thể chất và yếu tố
môi trường đều khiến trẻ sinh non dễ bị hạ thân nhiệt.
Nghiên cứu về gánh nặng toàn cầu của hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh cho thấy

tỷ lệ hạ thân nhiệt ở bệnh viện dao động từ 8% (< 36,5°C) trong vòng 12 giờ sau
sinh (Guinea Bissau, Châu Phi) đến 85% (< 36°C) khi nhập viện (Harare,
Zimbabwe, Châu Phi) và tỷ lệ hạ thân nhiệt cộng đồng dao động từ 11% (<


8

35,6°C) vào ngày đầu tiên của cuộc đời (Haryana, Ấn Độ) đến 92% (< 36,5°C)
trong tháng đầu tiên (Sarlahi, Nepal) [62]. Một nghiên cứu khác ở 80 trẻ sơ sinh
non tháng, cho kết quả 93% trẻ sơ sinh hạ thân nhiệt xảy ra trong ba giờ đầu
sau khi nhập viện [64]. Ở Anh, đối với trẻ sơ sinh năm 2016 và 2017, Chương
trình Kiểm tốn sơ sinh quốc gia (NNAP) nhấn mạnh hạ thân nhiệt là một lĩnh
vực quan tâm đang diễn ra, với 24,1% (1930 trong 8006; 2016) và 20,2% (1617
của 7997; 2017) của trẻ sơ sinh < 32 tuần tuổi có nhiệt độ được ghi dưới mức
nhiệt độ khuyến nghị (36,5°C đến 37,5°C) trong vòng một giờ sau sinh [69].
Nghiên cứu tại Brazil nhằm đánh giá mối liên quan của hạ thân nhiệt nhập
viện với tử vong và/hoặc các bệnh lý sơ sinh ở trẻ sơ sinh rất nhẹ cân cho thấy
tỷ lệ hạ thân nhiệt là 53,7% có liên quan đáng kể đến tử vong sơ sinh sớm [76].
Ở trẻ sơ sinh non tháng tình trạng mất nhiệt rất nhanh, nhanh hơn khả năng duy
trì nhiệt của cơ thể, mặt khác khả năng co mạch yếu trong những ngày đầu, do
đó máu tập trung ở vùng ngoại vi, nơi q trình mất nhiệt xảy ra. Ngồi ra cịn
có nhiều rối loạn xảy ra đặc biệt là hạ thân nhiệt có liên quan với việc di chuyển
bệnh nhân SSNT từ lồng ấp sang giường sưởi, sang mẹ hoặc đưa trẻ đi chụp
Xquang.
1.2.1.3. Tình trạng phát triển trong tử cung
Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo cân nặng lúc sinh (CNLS) so với
tuổi thai [52]
+ Trẻ có cân nặng nhỏ so với tuổi thai (SGA) là trẻ có CNLS < –2SD so
với cân nặng trung bình theo tuổi thai, hoặc dưới bách phân vị thứ 10.
+ Trẻ có cân nặng tương ứng so với tuổi thai (AGA) là trẻ có CNLS trong

khoảng 2SD đến +2SD so với cân nặng trung bình theo tuổi thai hoặc trong
khoảng bách phân vị thứ 10 đến 90.
+ Trẻ có cân nặng lớn hơn so với tuổi thai (LGA) là trẻ có CNLS > +2SD so
với cân nặng trung bình theo tuổi thai, hoặc trên bách phân vị thứ 90.


9

Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo chiều dài nằm so với tuổi thai [52]
+ Trẻ có chiều dài SGA là trẻ có chiều dài lúc sinh dưới bách phân vị thứ 10.
+ Trẻ có chiều dài AGA là trẻ có chiều dài lúc sinh trong khoảng bách
phân vị thứ 10 đến 90.
+ Trẻ có chiều dài LGA là trẻ có chiều dài lúc sinh trên bách phân vị thứ 90.
Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo vịng đầu so với tuổi thai [52]
+ Trẻ có vịng đầu SGA là trẻ có vịng đầu lúc sinh dưới bách phân vị thứ
10.
+ Trẻ có vịng đầu AGA là trẻ có vịng đầu lúc sinh trong khoảng bách
phân vị thứ 10 đến 90.
+ Trẻ có vịng đầu LGA là trẻ có vịng đầu lúc sinh trên bách phân vị thứ 90.
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ trẻ sinh non SGA chiếm 11,1%. So với trẻ AGA cùng
tuổi thai, trẻ SGA có nguy cơ tử vong sơ sinh cao hơn [57]. Còn tại Việt Nam,
tỷ lệ trẻ sinh non nhỏ so với tuổi thai còn khá cao. Nghiên cứu của Lê Minh
Trác và CS tỷ lệ trẻ nhỏ so với tuổi thai ở Bệnh viện Phụ Sản Trung ương là
20% [29]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Huệ và CS tại Bệnh viện Trung ương
Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ trẻ nhỏ so với tuổi thai là 22,3% [12].
Trong thập kỷ qua, số biểu đồ tăng trưởng sơ sinh chất lượng cao đã tăng
lên rất nhiều, bao gồm các biểu đồ tăng trưởng Olsen, Bertino và Fenton…, vì
vậy có câu hỏi về nên sử dụng biểu đồ nào và khi nào. Việc lựa chọn biểu đồ
tăng trưởng được sử dụng phụ thuộc vào thực tiễn địa phương và sở thích. Dựa
trên các biểu đồ có sẵn, các nhà nghiên cứu thường lựa chọn biểu đồ dựa trên

tuổi của trẻ sinh non [55]. Hiện nay biểu đồ Fenton dành cho trẻ sơ sinh non
tháng vẫn là biểu đồ được sử dụng nhiều nhất.
1.2.1.4. Một số đặc điểm lâm sàng khác
Vàng da do tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ SSNT thường đậm và kéo dài
hơn trẻ đủ tháng do gan chưa trưởng thành đặc biệt là thiếu glucuronyl


10

transferase. Trẻ càng non tháng càng dễ có nguy cơ vàng da nhân hơn trẻ đủ
tháng, do vậy cần theo dõi và can thiệp sớm hơn [60]. Theo Nguyễn Thị Mai,
63,9% trẻ sơ sinh non tháng nhập viện bị vàng da, trong đó có 86,8% số trẻ
phải điều trị [21].
Nhiễm trùng: Trẻ sinh non thường dễ bị nhiễm trùng hơn vì hệ miễn dịch
của chúng chưa trưởng thành. Hệ thống miễn dịch của trẻ sinh non thiếu các
kháng thể và khả năng miễn dịch có nghĩa là chúng khơng thể chống lại vi
khuẩn, virus hoặc nấm giống như cách mà trẻ sinh đủ tháng có thể có được. Trẻ
sinh non có nguy cơ hay gặp các nhiễm trùng nặng như: nhiễm trùng huyết,
viêm phổi, viêm đường tiết niệu, viêm ruột hoại tử, tiến triển nặng nhanh và
nguy cơ tử vong cao. Nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh tăng khi tuổi thai và cân
nặng lúc sinh giảm. Nhiễm trùng huyết sớm xảy ra ở khoảng 2% và nhiễm trùng
huyết muộn gặp ở khoảng 10 – 40% trẻ sinh non, tùy thuộc vào cân nặng khi
sinh và tuổi thai [67].
Bệnh lý đường tiêu hố: Trẻ sinh non do cơ quan tiêu hóa chưa trưởng
thành, thiếu miễn dịch, các nhu động ruột bất thường, kém hấp thu, phát triển
các vi khuẩn đường ruột có lợi kém, thiếu các men tiêu hóa và thiếu máu cục bộ
niêm mạc ruột dễ xảy ra, thêm vào đó là khả năng tự điều chỉnh lưu lượng máu
kém và các rối loạn nội mơi nên thường có nhiều nguy cơ, hay nôn trớ, ăn chậm
tiêu, chướng bụng, táo bón và dễ bị viêm ruột, một số trường hợp mẹ thiếu sữa
trẻ ăn sữa khác nên khả năng tiêu hóa và hấp thu càng khó khăn [79].

1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng
1.2.2.1. Hạ đường huyết ở trẻ SSNT
Trẻ sinh non có nguy cơ hạ đường huyết sau khi sinh bởi vì quá trình phân
giải glycogen ở gan và phân giải lipid ở mơ mỡ cịn non yếu, điều hịa nội tiết
kém, và quá trình tổng hợp glycogen, ceton ở gan còn thiếu. Khi trẻ được 2 – 3
giờ tuổi, nồng độ glucose trong máu giảm dần và đạt ngưỡng thấp nhất, sau đó


11

sẽ tăng dần và đạt giá trị 55 – 65 mg/dL hoặc hơn sau 12 – 24 giờ [77]. Trẻ sinh
non sử dụng glucose rất kém, chỉ có 60% và chủ yếu ở các tổ chức ngoài gan.
Bên cạnh cơ chế điều hịa glucose chưa hồn chỉnh cùng với lượng đường trong
máu ở trẻ sinh non là thấp hơn nên đó cũng là lý do hạ đường huyết rất hay xảy
ra ở nhóm trẻ này.
Hạ glucose máu được định nghĩa là khi đường máu dưới 47 mg/dL
(2,6mmol/l) [6]. Ở trẻ sơ sinh, khơng phải lúc nào tình trạng hạ glucose máu
cũng biểu hiện rõ trên lâm sàng. Vì thế mặc dù trẻ khơng có triệu chứng lâm
sàng, chúng ta cũng không nên loại trừ trẻ này không bị hạ glucose máu.
Glucose có vai trị quan trọng trong cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong
điều kiện bình thường, nguồn nguyên liệu duy nhất cho não hoạt động là
glucose. Vì thế tình trạng hạ glucose máu kéo dài sẽ làm giảm chuyển hóa ở
các mơ thần kinh, gây tổn thương não và để lại các di chứng.
Bhand và CS (2014) nghiên cứu về hạ glucose máu sơ sinh cho kết quả
100 trẻ sơ sinh có hạ glucose máu thì 49% là sơ sinh non tháng [38]. Một nghiên
cứu khác cụ thể về hạ glucose máu ở trẻ sơ sinh non tháng của tác giả Fernandez
(2019) cho thấy tỷ lệ hạ glucose máu sơ sinh là 41,66%, trong đó 69,64% có
thời gian hạ glucose máu hơn 30 phút [53]. Uquillas và CS (2020) còn thấy
rằng trẻ sơ sinh được sinh ra từ những phụ nữ được cho dùng corticosteroid
trước sinh có nhiều khả năng bị hạ glucose máu cao gấp 2,25 lần (47,3% so với

29,3%) [84].
Theo Nguyễn Thị Kiều Nhi (2012) tỷ lệ hạ glucose máu cao nhất ở trẻ
SSNT < 37 tuần chiếm 36,59% và sơ sinh non tháng cũng là yếu tố nguy cơ
gây hạ glucose máu cao gấp 5 lần so với sơ sinh đủ tháng [23]. Chế Thị Ánh
Tuyết cho thấy tỷ lệ hạ glucose máu ở trẻ SSNT là 30,5% [33]. Gần đây nhất
là nghiên cứu của Nguyễn Võ Lộc và CS năm 2019 tại khoa Sơ sinh – Cấp cứu
Nhi (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên) cho thấy tỷ lệ hạ glucose máu ở trẻ


12

SSNT là 61,9% [20]. Nhìn chung, tỷ lệ hạ glucose máu ở trẻ sơ sinh non tháng
cao hơn so với trẻ sơ sinh đủ tháng.
1.2.2.2. Rối loạn đông máu ở trẻ SSNT
Đơng cầm máu là q trình điều tiết sự hình thành và giải thể các cục máu
đơng, fibrin để bảo tồn toàn vẹn mạch máu. Ở trẻ SSNT, bên cạnh những bệnh
thường gặp như suy hô hấp, các rối loạn chuyển hóa, hạ thân nhiệt, các bệnh lý
do rối loạn đông cầm máu (RLĐCM) như xuất huyết não – màng não, xuất
huyết tiêu hóa, xuất huyết dưới da... cũng có tỷ lệ khá cao. Trẻ sinh non hay
gặp các bệnh lý liên quan đến đông cầm máu một phần do hệ thống đơng cầm
máu chưa hồn chỉnh, cấu tạo thành mạch mỏng, đám rối quanh não thất được
tăng tưới máu... Ngồi ra, tình trạng thiếu vitamin K1 sau đẻ gây giảm
prothrombin làm cho trẻ dễ bị RLĐCM, gây tình trạng xuất huyết và chảy máu
làm tăng nguy cơ tư vong cho trẻ sinh non.
Có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá dịch tễ học, sinh lý
bệnh, các yếu tố liên quan chẩn đoán và điều trị các RLĐCM ở trẻ sinh non.
Theo Phạm Thị Xuân Tú, tỷ lệ trẻ SSNT tử vong do xuất huyết não tại khoa Sơ
sinh Bệnh viện Nhi Trung ương là 37,9% [32]. Nghiên cứu của Abdollahi và
CS (2014) có kết quả APTT giảm ở nhóm trẻ SGA và AGA và tỷ lệ thuận với
cân nặng khi sinh của trẻ, tuy nhiên các yếu tố đông máu khác như PT, INR,

TT không có sự thay đổi khác biệt giữa các nhóm trẻ SSNT [34]. Nghiên cứu
của Đỗ Thái Sơn (2015) về rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng cho
thấy chỉ có 7,8% trẻ sinh non có tỷ lệ tiểu cầu giảm và khơng có sự khác biệt
theo tuổi thai của trẻ, tỷ lệ thời gian prothrombin kéo dài và tỷ lệ prothrombin
giảm ở trẻ non tháng có tuổi thai 28 – 31 tuần cao hơn so với trẻ có tuổi thai 32
– 37 tuần. Tỷ lệ fibrinogen giảm ở trẻ sơ sinh non nói chung là 62,6%, tỷ lệ
giảm fibrinogen ở trẻ có tuổi thai 28 – 31 tuần cao hơn so với trẻ tuổi thai 32 –
37 tuần. Tỷ lệ APTT kéo dài ở trẻ SSNT là 81,8%, tỷ lệ APTT kéo dài ở trẻ


13

sinh non có tuổi thai 28 – 31 tuần cao hơn trẻ sinh non có tuổi thai 32 – 37 tuần,
nhưng sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê [24].
1.2.2.3. Giảm albumin máu ở trẻ SSNT
Albumin là loại protein nhiều nhất lưu hành trong huyết tương người khỏe
mạnh, chiếm khoảng 50% tổng lượng protein trong cơ thể. Albumin đóng vai
trị quan trọng trong việc kiểm sốt áp lực keo trong lịng mạch, vận chuyển các
chất khơng tan như billirubin, acid béo, vitamin A, sắt và một số thuốc. Nồng
độ albumin huyết thanh ở các trẻ sinh non thấp hơn so với trẻ đủ tháng. Hạ
albumin máu khi nồng độ albumin huyết thanh nhỏ hơn 30g/l [49]. Hạ albumin
máu thường xảy ra ở trẻ SSNT, trẻ mắc các bệnh lý cấp tính, viêm ruột hoại tử,
chảy máu nội sọ, suy hô hấp, phù, loạn sản phế quản phổi. Gần đây, albumin
huyết thanh đã được đề xuất là một dấu hiệu quan trọng để tiên lượng ngắn hạn
và dài hạn của nhiễm trùng máu sơ sinh. Nghiên cứu của Yang và CS ở 257 trẻ
SSNT cho kết quả 49,4% có albumin huyết thanh thấp và albumin của những
bệnh nhân sống sót cao hơn so với những bệnh nhân đã chết vì nhiễm trùng
máu [88]. Một nghiên cứu tại Bệnh viện phụ sản Zekai Tahir Burak – Thổ Nhĩ
Kỳ về mức albumin máu thấp ở trẻ sơ sinh thì 89,5% trẻ SSNT có nồng độ
albumin thấp và phải điều trị [48]. Torer và CS cũng cho thấy nồng độ albumin

thấp < 27,2g/l có liên quan đến tỷ lệ tử vong, với độ nhạy 71% và độ đặc hiệu
86% và đây là một yếu tố dự báo độc lập [82].
1.2.2.4. Thiếu máu ở trẻ SSNT
Thiếu máu ở trẻ SSNT là một bệnh lý hay gặp, thường phải truyền máu
trong 2 tháng đầu sau sinh, chiếm khoảng 80 – 95% trẻ SSNT có cân nặng thấp
dưới 1500g. Nguyên nhân do giảm sinh hồng cầu ở tủy xương và giảm
erythropoietin (huyết thanh), kết hợp với thiếu acid folic, sắt, vitamin E và một
số yếu tố tạo máu khác. Thông thường, người ta cho rằng ở độ tuổi từ 4 – 6 tuần,
trẻ sinh non có cân nặng khi sinh từ 1000g – 1500g có giá trị huyết sắc tố


14

khoảng 80g/l, trong khi trẻ sinh non có cân nặng khi sinh < 1000g có giá trị
huyết sắc tố khoảng 70g/l [78]. Thiếu máu ở trẻ sinh non (AOP) do một số
ngun nhân chính như: tuổi thai càng nhỏ thì dự trữ sắt của mẹ chuyển đến
gan của trẻ càng ít, khơng đủ cho q trình tạo máu; hệ thống tạo máu ở trẻ
SSNT chưa phát triển, do thận giảm sản xuất erythropoietin; mất máu để làm
xét nghiệm trong quá trình điều trị tại NICU [58]. Thiếu máu khi lượng huyết
sắc tố (Hb) giảm dưới 130g/l ở trẻ sơ sinh trên 28 tuần tuổi thai và dưới 120g/l
ở trẻ sơ sinh dưới 28 tuần tuổi thai [9], [42].
Nghiên cứu của Edo Hasanbegovic và CS (2016) nhằm xác định tần suất
thiếu máu ở trẻ SSNT tại Phòng khám Nhi khoa – Trung tâm Lâm sàng Đại học
Sarajevo cho thấy 21% số trẻ cần truyền máu trong quá trình điều trị, trong đó
29,03% số trẻ SSNT có tuổi thai ≤ 32 tuần và 7,9% số trẻ SSNT vừa và muộn
phải truyền máu [56]. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tác giả Nguyễn Văn Dũng
(2011) nghiên cứu thiếu máu ở trẻ SSNT ghi nhận đặc điểm sơ sinh non thiếu
máu theo tuổi thai như sau: 26 – 28 tuần 12,5%, 28 – 30 tuần 25%, 30 – 32 tuần
chiếm tỷ lệ thiếu máu cao nhất 40%, 32 – 35 tuần 22,5%, Hb trung bình 107,6
± 16,46g/l [9]. Theo Nguyễn Thị Thanh Bình tỷ lệ thiếu máu xảy ra cao nhất ở

trẻ sơ sinh SSNT, chiếm 40,4% [3]. Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Cúc thì thấy
trẻ non tháng có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao hơn 2,2 lần so với trẻ đủ tháng
[8]. Nghiên cứu của Ngô Thị Kim Anh (2019) trong 233 trẻ sơ sinh thì có 22
trẻ sơ sinh non tháng có thiếu máu trên 110 trẻ non tháng, chiếm tỷ lệ 20%
trong số trẻ non tháng và chiếm 9,4% trong tổng số trẻ sơ sinh. Trong từng
nhóm tuổi thì phân bố thiếu máu sơ sinh giai đoạn sớm trẻ < 32 tuần có tỷ lệ
cao nhất 25%, nhóm trẻ 32 – 34 tuần chiếm 19,2% và nhóm trẻ 34 – 36 tuần
chiếm 18,8% [1]. Có thể thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sinh non còn cao và gặp ở
tất cả các nhóm tuổi thai.
1.2.2.5. Một số đặc điểm cận lâm sàng khác


15

Siêu âm qua thóp
Hiện nay siêu âm qua thóp là phương tiện chẩn đốn rất có giá trị của xuất
huyết não  màng não, đặc biệt xuất huyết trong não thất và trong nhu mơ não
ở trẻ SSNT vì nó cho hình ảnh trung thực về cấu trúc não ở thời điểm hiện tại
với độ nhạy và độ đặc hiệu tương đối cao 80 – 90%. Dựa vào siêu âm qua thóp
có thể phát hiện và phân độ xuất huyết não trong não thất ở trẻ SSNT với hình
ảnh tổn thương là sự tăng tỷ trọng ở vùng mầm, não thất hoặc trong nhu mơ
não, hình ảnh giãn não thất.
Ngồi ra, siêu âm qua thóp cịn là phương tiện tốt trong phát hiện sớm
nhuyễn não chất trắng quanh não thất ở trẻ SSNT với hình ảnh siêu âm qua
thóp: tuần thứ 2 thấy tăng tỷ trọng ở quanh não thất. Tuần thứ 3 thấy giảm tỷ
trọng (do hoại tử hoá lỏng) có thể tạo ra một nang dịch. Tiên lượng phụ thuộc
vào vị trí, kích thước của tổn thương, nói chung nặng nề.
Xquang tim phổi
Là xét nghiệm chủ yếu giúp chẩn đốn suy hơ hấp cấp ở trẻ SSNT do tim
hay do phổi hoặc cả hai. Đặc biệt là đối với bệnh màng trong – một trong những

nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng. Xquang
tim phổi khơng chỉ có giá trị chẩn đốn xác định mà cịn giúp phân loại mức độ
nặng. Ở bệnh màng trong, Xquang tim phổi cho hình ảnh tổn thương điển hình
là những nốt mờ nhỏ khắp hai phế trường, trong hệ thống phế quản ứ khí quá
sáng trên phim.

1.3. Sự tăng trưởng của trẻ SSNT sau khi ra viện
1.3.1. Công cụ, phương pháp và thời điểm đánh giá tăng trưởng
Có 3 bước thực hiện theo dõi trẻ:
1) Ghi nhận chi tiết về tiền sử lúc sinh, bệnh lý chu sinh, các phương pháp


16

đã điều trị, tình trạng của trẻ khi xuất viện.
2) Lập kế hoạch theo dõi với thời gian biểu phù hợp có thể tn thủ được.
3) Giải thích, hướng dẫn về những biện pháp chăm sóc, ni dưỡng, theo
dõi trẻ tại nhà cho ba mẹ của trẻ, để ba mẹ hợp tác thực hiện tốt. Trong quá
trình theo dõi tái khám định kỳ cần thực hiện các công việc sau: phát hiện và
điều trị các di chứng, theo dõi tăng trưởng, phát hiện các vấn đề về tinh thần và
vận động.
1.3.1.1. Công cụ theo dõi và đánh giá tăng trưởng
* Các chỉ số nhân trắc học
Nhân trắc học là phương pháp đơn giản được áp dụng rộng rãi nhất trong
nghiên cứu tăng trưởng ở trẻ em để đánh giá kích thước, tỷ lệ và thành phần
của cơ thể. Cân nặng, chiều dài, vòng đầu là những chỉ số nhân trắc học quan
trọng nhất để theo dõi tăng trưởng của trẻ. Các chỉ số chính xác rất quan trọng
để so sánh tốc độ tăng trưởng của các nhóm trẻ và đánh giá quá trình tăng
trưởng của từng trẻ.
Khoảng cách thời gian đánh giá các chỉ số tăng trưởng ở từng trẻ trên lâm

sàng tùy thuộc tiêu chuẩn thực hành của từng vùng, từng địa phương. Thơng
thường ít nhất 3 chỉ số nên được ghi nhận trong 6 tháng đầu, đặc biệt trong các
nghiên cứu lâm sàng. Các thông số tăng trưởng của trẻ sơ sinh cần được theo
dõi hàng tuần đến 2 tuần/lần trong 4 – 6 tuần đầu sau khi xuất viện. Sau giai
đoạn quan sát ban đầu này, trẻ sơ sinh đang phát triển bình thường có thể được
theo dõi mỗi tháng và sau đó 2 tháng/lần. Ít nhất 1 chỉ số nên thực hiện ngay sau
sinh, trước 2 tháng đầu, và 1 chỉ số tiếp theo sau khoảng 4 tháng. Bởi vì trẻ tăng
trưởng nhanh nhất trong 4 tháng đầu, đo thường xuyên trong giai đoạn này là
cần thiết. Trong giai đoạn này, cân nặng là chỉ số quan trọng nhất, cân nặng thay
đổi nhiều nhất và là chỉ định cấp của tình trạng dinh dưỡng.
* Biểu đồ tăng trưởng


×