Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường PTDTBT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.74 KB, 27 trang )

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM VĂN
MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4 Ở TRƯỜNG PTDTBT”
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Tiếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt Nam. Trong nhà trường Tiểu
học, Tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh. Đồng thời, cũng là một
môn học được gọi là môn Tiếng Việt. Mơn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ
hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và
giao tiếp trong mơi trường hoạt động, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Mơn
Tiếng Việt cịn cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về vốn từ, vốn sống,
những kĩ năng cơ bản nhất trong giao tiếp. Học tập mơn này, học sinh cịn được bồi
dưỡng tình u tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Trong chương trình Tiểu học mới, Tiếng Việt được chia thành các phân mơn,
mỗi phân mơn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định. Phân
mơn Tập làm văn là phân mơn mang tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trị rèn cho
học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trong là các kĩ năng nghe, nói, viết. Đối với
phân mơn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng văn bản với nhiều
thể loại khác nhau.
Với học sinh lớp 4, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần thiết.
Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu
học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả sẽ
góp phần nâng cao năng lực viết, cảm thụ văn học, giúp các em khám phá được
những cái hay cái đẹp viết được bài văn với ngôn ngữ trong sáng, lời hay ý đẹp,
xây dựng văn bản khúc chiết.
Qua thực tế giảng dạy và quản lý tại trường PTDTBT hơn 10 năm, tôi nhận
thấy phân môn Tập làm văn là phân mơn khó nhất trong các phân mơn của mơn
Tiếng Việt, trong đó kĩ năng viết văn miêu tả của học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều
1



còn bọc lộ những hạn chế nhất định. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập
làm văn là phải xây dựng được kĩ năng nói và viết thành thạo, các em cần huy động
tất cả các kiến thức của các phân mơn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể
chuyện, và các môn khoa học khác…Trong khi đó, các em học yếu thì rất “chán”
học phân mơn tập làm văn.
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy
học trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp 4 học tốt hơn văn miêu tả nói
riêng, tơi mạnh dạn đưa ra SKKN của mình với đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo
nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường PTDTBT”.
1.2 Điểm mới của đề tài, sáng kiến:
Điểm mới của “ Sáng kiến một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất
lượng làm văn miêu tả lớp 4 ở trường PTDTBT ”. Từ thực trạng của học sinh là
học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều ở trường còn hạn chế về làm văn miêu tả. Nâng
cao chất lượng làm văn miêu tả còn thể hiện ở sự đồng bộ, thống nhất trong công
tác quản lý chỉ đạo đối với tổ, khối, đến giáo viên. Chuyên môn phải tăng cường
chỉ đạo thực hiện sinh hoạt chun mơn với hình thức đi sâu vào từng chuyên đề cụ
thể của phân môn tập làm văn. Tăng cường công tác chỉ đạo dạy học về phương
pháp dạy kiểu bài tập làm văn miêu tả theo một trình tự hợp lý, bằng các cách khác
nhau, phát hiện được đặc điểm, phân biệt đồ vật này với đồ vật khác, tả cây cối, tả
lồi vật, mỗi loại có sự khác nhau về khơng gian thời gian, tình cảm của con người
với cảnh vật, đồ vật, loài vật. Mà điều cốt lõi và sự khác biệt đối với đối tượng học
sinh dân tộc Bru- Vân Kiều là phải trực quan sinh động, gần gủi đến cụ thể trong
quá trình hình thành kiến thức cho học sinh. Đối với học sinh của đơn vị là vùng
khó, vùng đặc biệt khó khăn, việc tiếp nhận tri thức cũng như nhận thức của học
sinh còn những hạn chế nhất định. Nhằm khắc phục những nhược điểm đó tăng
cường dạy học tích hợp Tiếng Việt cho học sinh dân tộc từ lớp 3 đến lớp 5. Điểm
khác biệt nữa là giáo viên dạy tiếng Việt lớp 4 cũng yêu cầu phải thông hiểu tiếng
Bru- Vân Kiều bằng cách tự học và nhà trường gửi đi đào tạo, ở huyện hay tỉnh.
Sáng kiến đưa ra được một giải pháp có tính ưu việt là tích lũy vốn từ, kiến thức
2



văn học, sổ tay chính tả, sổ tay văn học nhằm giúp học sinh chắt lọc các từ ngữ hay,
những hình ảnh ấn tượng, sinh động, những câu văn câu thơ giàu hình ảnh, từ đó
các em “giàu” vốn từ, vốn sống khi viết văn. Bố trí đội ngũ phù hợp với năng lực
sở trường của giáo viên, giao trách nhiệm cho những giáo viên thực sự có có năng
khiếu, năng lực về tiếng Việt đảm nhận dạy phân môn tiếng Việt của khối 4,5.Từ đó
giáo viên có thời gian nghiên cứu kĩ bài dạy, soạn giảng có chiều sâu hơn, chất
lượng bài soạn được nâng cao do đó chất lượng dạy phân môn tập làm văn đối với
dạng bài miêu tả mới đạt được kết quả như mong muốn.
1.3 Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến:
Tập trung nghiên cứu một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng kĩ năng
làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 ở trường PTDTBT, thực hiện trong nội bộ
trường PTDTBT, đã và đang áp dụng triển khai dạy học trong những năm học vừa
qua, có thể vận dụng dạy học ở địa bàn khó khăn,có những đặc điểm tương đồng,
đối tượng là học sinh dân tộc Bru- Vân Kiều.
2.Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Trường vừa mới được thành lập cách đây vừa tròn 13 năm, đến nay cơ sở vật
chất phòng học cơ bản đã đáp ứng được theo yêu cầu, trang thiết bị dạy học vẫn
chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy học. Đặc biệt trường đóng chân trên địa bàn xã biên
giới vùng đặc biệt khó khăn có 100% học sinh là con em dân tộc Bru-Vân Kiều. Đa
số các học sinh đều nói tiếng mẹ đẻ tiếng Bru- Vân Kiều, tiếng Việt còn nhiều hạn
chế, vốn từ ngữ của các em còn nghèo, vẫn cịn bất đồng về ngơn ngữ đặc biệt là
học sinh mới vào lớp 1. Đời sống kinh tế của nhân dân cịn nhiều thiếu thốn, có
nhiều hộ nghèo, đứt bữa còn phụ thuộc vào các nguồn trợ cấp của Nhà nước. Phụ
huynh chưa thật quan tâm nhiều đến việc học tập của con em. Địa hình hiểm trở, có
nhiều khe suối rất nguy hiểm khi đi lại vào mùa mưa. Các bản sống biệt lập, cách
xa trung tâm xã từ 7km đến 20 km đường rừng . Mật độ dân cư sinh sống thưa thớt,
độ tuổi của học sinh ở các bản khơng đồng đều. Do đó các em ở bản xa khơng có

điều kiện gặp gỡ giao lưu, học hỏi các bạn ở vùng thuận lợi.Thậm chí nơi các em
3


sinh sống vẫn chưa có điện lưới, chưa hưởng được niềm hạnh phúc trọn vẹn. Cái
nhu cầu tối thiểu ấy thôi tưởng chừng như đơn giản, tầm thường với chúng ta,
nhưng các em đâu xem được những chương trình thiếu nhi, phim hoạt hình hay là
những buổi biểu diễn văn nghệ của các bạn cùng trang lứa, những buổi tối xem
truyền hình trực tiếp những chương trình lớn nói về cuộc sống, kinh tế xã hội, văn
học, thơ ca, nhạc họa... Thì các em đâu dễ gì có “vốn sống”, vốn từ phong phú,
bóng bẩy được. Chính những yếu tố đó thơi cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất
lượng, kĩ năng viết tập làm văn nói chung và làm văn miêu tả nói riêng.
2.2. Chất lượng học sinh.
Nhìn chung chất lượng dạy học của nhà trường trong những năm gần đây đã
có những bước tiến vượt bậc về nhiều mặt. Nhưng để so sánh với các đợn vị ở vùng
thuận lợi thì ở một số học sinh , một số kỹ năng vẫn chưa hoàn thành về chuẩn kiến
thức kĩ năng của mơn học.
Các kỹ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) cơ bản hoàn thành, chất lượng làm
bài viết hay, có sáng tạo, dùng từ ngữ mạch lạc cịn khiêm tốn. Học sinh đọc vẫn
còn sai dấu thanh do phương ngữ, viết còn sai về lỗi dùng từ và khả năng diễn đạt,
vốn từ còn “nghèo”, tư duy còn hạn chế, ít sáng tạo. Chất lượng về các bài tập làm
văn chưa cao, vẫn còn những hạn chế nhất định, dạng bài văn miêu tả ở lớp 4 cơ
bản vẫn còn thấp hơn so với các trường ở vùng thuận lợi.
Trong ngôn ngữ và lối diễn đạt lúng túng, vẫn cịn mang nặng tính chất đặc thù
của địa phương (phương ngữ).
Học văn miêu tả, làm văn miêu tả nhưng nhiều học sinh lại thiếu vốn sống
thực tế nên dẫn đến một số tình huống hay gặp trong dạy học văn miêu tả như: Học
sinh làm bài văn rất ngắn- khoảng 8, 10 dòng; các em sử dụng các gợi ý của giáo
viên hay sử dụng các đoạn văn mẫu để viết. Tiếng Việt là tiếng nói để giao tiếp của
các em nhưng vốn Tiếng Việt lại rất hạn chế. Trong khi đó, việc học kiểu bài miêu

tả trong phân môn Tập làm văn lớp 4 lại yêu cầu vốn từ ngữ, năng lực tư duy rất
lớn. Vốn từ của các em chưa phong phú, chưa hiểu hết nghĩa của từ nên việc vận
dụng vào bài làm cịn sai sót.
4


BẢNG 1:
CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT
Năm học: 2014-2015

Lớp
4A
4B

Tổng số
học
sinh
16
22

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

%

SL


%

13
17

81,25
77,3

3
5

18,75
22,7

Ghi chú

2.3. Đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ giáo viên trong trường phần lớn là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh
nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là kinh nghiệm dạy học
tập làm văn và kĩ năng viết văn miêu tả, dạy học sinh vùng cao con em đồng bào
dân tộc Bru- Vân Kiều. Nhiều giáo viên chưa thông hiểu tiếng dân tộc cũng như
chưa nắm bắt hết phong tục tập quán của bà con, nên cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến việc nâng cao chất lượng dạy học phân mơn tập làm văn nói riêng và dạy học
các phân môn khác. Việc vận dụng dạy học tích hợp chưa được giáo viên vận dụng
triệt để nên lượng kiến thức, kĩ năng cung cấp cho các em trong một tiết Tập làm
văn thường rất lớn, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá tải trong tiết học. Giáo viên đã
có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đổi mới chưa thật
mạnh mẽ mà cịn “ e ngại” khơng “thốt li” các gợi ý của sách giáo khoa, vẫn bó
buộc trong khn mẫu.
Chính vì thế mà việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề

cho giáo viên đã và đang được bộ phận chuyên môn, nhà trường hết sức chú trọng.
Do đó trong năm học 2014- 2015 đội ngũ giáo viên của nhà trường đã có sự tiến bộ
vượt bậc về chuyên môn, kinh nghiệm dạy học tập làm văn được nâng lên và đặc
biệt là dạy học làm văn miêu tả ở học sinh lớp 4, được đầu tư đúng mức.

5


2.4. “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả

cho học sinh lớp 4 ở trường PTDTBT”.
Giải pháp thứ nhất:

Giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn
miêu tả ở lớp 4 là như thế nào?
Từ điển Tiếng Việt do Hoàng phê chủ biên định nghĩa: Miêu tả là dùng ngơn
ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho con người khác có thể hình
dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người.
Nhà văn Phạm Hổ: “ Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta biết, người đọc
như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, con vật, một dịng sơng,
người đọc cịn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí
cịn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc,…nhưng
đó mới chỉ là miêu tả bên ngồi, cịn sự miêu tả bên trong nữa là miêu tả tâm trạng
vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ.”
Như vậy, miêu tả là loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho
người nghe người đọc, hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật sự
việc như nó vốn có trơng đời sống. Một bài văn miêu tả hay, không những phải thể
hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà cịn thể hiện ở trí tưởng
tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong
thực tế khơng ai tả mà để tả, mà thường tả để gửi gắm suy nghĩ,cảm xúc sự đánh

giá, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. Các bài văn miêu tả ở tiểu học chỉ
yêu cầu tả những đối tượng mà học sinh yếu mến, thích thú. Vì vậy qua bài làm của
mình, các em phải gửi gắm tình yếu thương với những gì mình miêu tả.
Đối tượng của văn miêu tả trong chương trình lớp 4 gồm có miêu tả đồ vật,
cây cối, con vật.
Tả đồ vật:
Đối tượng của văn miêu tả đồ vật ở lớp 4 là những vật học sinh thường thấy
trong đời sống hàng ngày của các em, vì vậy cũng trở thành gần gũi với các em. Đó
có thể là cái bàn học, quyển sách, chiếc cặp, cái đồng hồ báo thức, chiếc thước kẻ,
6


chiếc bút chì,cục tẩy,….Chúng là những đồ vật vơ tri, vơ giác nhưng gần gũi và có
ích đối với học sinh.
Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu cụ thể. Học
sinh miêu tả những đặc điểm này trong bài văn của mình. Với những đồ vật có
nhiều bộ phận, các em cần tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất. Đó chính là
những nét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác. Đồ vật thường gắn liền
với cuộc sống con người nên khi miêu tả phải nói tới cơng dụng, lợi ích của đồ vật
cũng như tình cảm của con người đối với nó. Có như vậy, đồ vật mới hiện lên một
cách sinh động và có hồn.
Tả cây cối:
Đối tượng văn miêu tả cây cối là những cây trồng xung quanh nhà, trồng trên
sân trường, trên đường đi, hay cả cánh rừng, gần gũi với học sinh hàng ngày…Đó
có thể là một cây ăn quả, một lồi hoa đẹp, cây bóng mát, cây lấy gỗ…những cây
gần gũi và có ích đối với con người. Mỗi lồi cây có một đặc điểm, hình dáng
riêng, lợi ích nhất định. Vì vậy, khi miêu tả, hướng cho học sinh phải làm nổi bật
những đặc điểm đó. Tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả hình dáng của cây, mùi vị
của quả, tả loài hoa, cần tả hương sắc của hoa, hình dáng của hoa…, tả cây bóng
mát phải làm rỏ dáng cây, tán lá…

Cây cối sống trông thiên nhiên, gần gũi với con người. Khi miêu tả, cần gắn
chúng với cảnh vật xung quanh, như mặt trời, bóng mây, gió, nước, chim, sông,
suối, ao, hồ, con đường, sân trường, vườn và con người ln hiện hữu. Kèm theo
đó là lợi ích của cây cối và tình cảm gắn bó của người tả đối với cây cối…
Tả loài vật:
Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật quen thuộc gần gũi với
học sinh. Đó là con lợn, con bê, con gà, con cún con, con mèo, con khỉ, con gấu
bơng, con búp bê…Mỗi con vật đều có đặc điểm riêng về hình dáng, ngoại hình,
đặc tính giống nịi riêng, thói quen riêng, tính cách của mỗi con vật ln có sự khác
biệt của mỗi lồi vật. Khi miêu tả, hướng cho học sinh miêu tả cái chung và những
nét riêng biệt, tiêu biểu của từng loài vật, màu sắc, vóc dáng, tính nết. Những con
7


vật miêu tả là những con vật gần gũi thân thiết và có nhiều lợi ích, bài viết phải thể
hiện được sự chăm sóc ân cần, chu đáo, thể hiện rỏ tình cảm yêu quý của học sinh
đối với con vật mình tả.
Bài văn miêu tả được xây dựng trên cơ sở những hình ảnh, những ấn tượng
về đối tượng mà người viết thu lượm, cảm nhận được thông qua các giác quan của
mình. Bài văn miêu tả mang tính chất nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính riêng
biệt của người viết. Ngôn ngữ trong miêu tả là thứ ngôn ngữ nghệ thuật giàu sức
gợi tả, gợi cảm và là ngôn ngữ của những biện pháp tu từ. Tả là mơ phỏng, tơ vẽ
lại, là so sánh ví von, nhân hóa bằng hình ảnh…chứ khơng phải là kể lể.
Văn miêu tả mang tính chất thơng báo thẩm mĩ, dù miêu tả đối tượng nào, có
bám sát thực tế đến đâu thì văn miêu tả cũng khơng bao giờ sao chép, chụp ảnh
máy móc những sự vật hiện tượng mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng,
đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả được cái mới, cái riêng biệt của đối
tượng thông qua cảm nhận của mỗi người khi tả.
Ví dụ: Nhà văn Thép Mới lại lấy cảm hứng của anh chiến sĩ đang mơ về tương lại
của đất nước khi ngắm trăng trong bài Tập đọc Trung thu đọc lập (SGK TV4/T1

trang 66, 67). “Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi
rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…”
Ví dụ: Cịn với Trần Đăng Khoa, một tài năng ở tuổi thiếu nhi, thì trăng khơng cịn
là lá lúa, chiếc câu liêm vàng, chiếc đĩa bạc… nữa, mà Trần Đăng khoa đã cảm
nhận một cách tinh tế bằng tình yêu trăng của tâm hồn trẻ thơ, rất hồn nhiên và
trong sáng:
Trăng hồng lơ lửng trước nhà thơm ngon, ngọt mát nơi vườn quê
Trăng hồng như quả chín
Lơ lửng mà không rơi.
Cùng là vầng trăng, hay một sự vật nhưng mỗi người cảm nhận theo cách
riêng của mình, mà những người khác không phát hiện được hoặc chưa phát hiện.
Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của người
viết, nhưng khơng có nghĩa là cho phép người viết “bịa” một cách tùy ý. Để tả hay,
8


tả đúng thì cần phải trải nghiệm thực tế, chân thật. Giáo viên phải uốn nắn để học
sinh khơng có thái độ, giả tạo, sáo rỗng, đến vô cảm, vô hồn trong miêu tả…
Giải pháp thứ hai:
Giải pháp chọn nhân tố điển hình trong đội ngũ để làm cơng tác nâng cao
chất lượng dạy học làm văn miêu tả ở lớp 4.
Trong cơng tác phân cơng, bố trí đội ngũ đảm nhiệm các phần hành từ đầu
năm học, trong từng năm học. Với bản thân là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên
môn nên tôi nắm rất chắc chắn năng lực, sở trường, điểm mạnh, điểm hạn chế của
từng giáo viên. Đồng thời với cương vị là chủ tịch Cơng đồn trường nên tơi đã
tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng bố trí phân cơng phần hành nhiệm vụ phù hợp
với năng lực, điều kiện hoàn cảnh, sức khỏe, nguyện vọng của từng giáo viên để từ
đó lựa chọn bố trí công việc một cách khoa học và hợp lý nhất.Từ những định
hướng cụ thể đó nhà trường và chun mơn xem xét tình hình thực tế của đơn vị,
có bao nhiêu lớp 4, khả năng, chất lượng lớp đó như thế nào?. Sau đó lựa chọn

những giáo viên có năng lực, sở trường, năng khiếu về phân môn Tiếng Việt, nhiệt
huyết, yêu nghề, có tin thần trách nhiệm cao, có sức khỏe để đảm đương dạy học
Tiếng Việt lớp 4. Bố trí những giáo viên dạy giỏi, hiểu biết được tiếng Bru-Vân
Kiều, có kinh nghiêm lâu năm trong dạy học lớp 4 nói chung và có năng lực về dạy
Tiếng Việt nói riêng. Động viên và đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo
viên đứng lớp phải tuân thủ sự chỉ đạo của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học phân môn tập làm văn và chú trọng đến chất lượng làm văn miêu tả lớp 4 vì kĩ
năng này học sinh cịn hạn chế, nhằm khắc phục sớm nhất những hạn chế đã chỉ ra.

Giải pháp thứ ba:
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, thảo luận và dạy thực nghiệm
từng chuyên đề cụ thể về phân môn tập làm văn mà đặc biệt quan tâm
dạng bài văn miêu tả ở lớp 4 .
Chuyên môn, tổ chuyên môn lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ theo hướng dẫn
nhiệm vụ năm học. Nắm bắt thực tiễn năng lực của giáo viên, chất lượng của học
sinh từ đó lập kế hoạch và đưa ra những giải pháp bồi dưỡng, chỉ đạo dạy học sát
9


với thực tiễn của đơn vị. Từ kế hoạch tổng quát của cả năm học, đến kế hoạch bồi
dưỡng giáo viên theo từng giai đoạn, đến tháng, tuần. Tổ chức cơng khai các kế
hoạch để có sự bàn bạc thống nhất chung trong tổ khối, bậc học thực hiện đảm bảo
có hệ thống. Chun mơn phân cơng cụ thể đến tổ chun mơn thực hiện các
chun đề, từ đó tổ phân cơng, tổ chức thảo luận các phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học sao cho có hiệu quả cao nhất. Các thành viên trong tổ thảo luận xây
dựng hoàn thành ý tưởng của một chuyên đề, hay một bài dạy, sau đó lựa chọn một
giáo viên có năng lực thực hiện chuyên đề đó sau đó đánh giá, khảo sát chất lượng
theo định hướng trên. Tổ chức đánh giá nhận xét và tổ chức rút kịnh nghiệm qua
thực tiễn của chuyên đề. Ví dụ: Đều là dạy văn miêu tả, nhưng các chuyên đề thể
hiện một khía cạnh, một mảng riêng, nhằm làm phong phú hơn về phương pháp

dạy học, cách thức tổ chức hoạt động dạy học.
Ví dụ: Tổ chức hoạt động nhóm, sao cho có hiệu quả trong tiết TLV tả cảnh
trong bài luyện tập tả cảnh. Sử dụng các phương pháp dạy học nào trong tiết quan
sát đồ vật sao cho có hiệu quả cao. Sử dụng phương pháp dạy học mới VNEN trong
dạy kiểu bài trả bài kiểm tra viết…
Từ những buổi sinh hoạt chuyên đề đó, đã tạo cơ hội cho giáo viên phát huy
hết khả năng của bản thân, cũng như huy động được trí tuệ của cả một tập thể. Qua
đánh giá và dạy học thực nghiệm và đại trà, đã đem lại cho đội ngũ nhà trường
những kinh nghiệm dạy học rất quý báu, sát đúng với thực tiễn và đã tạo điều kiện
cho giáo viên thỏa sức “sáng tạo” đem lại những tiết học bổ ích lý thú cho học sinh
có hiệu quả . Thơng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo những chuyên đề đã
xây dựng tạo được một khơng khí làm việc dân chủ, khoa học, ai cũng muốn cống
hiến. Giáo viên lẫn cán bộ quản lý được học hỏi lẫn nhau trong quá trình chỉ đạo
cũng như trong quá trình dạy học. Kết quả mang lại là giáo viên tự tin, năng động,
sáng tạo hơn trong dạy phân mơn tập làm văn nói chung và dạy tập làm văn kiểu
bài miêu tả nói riêng. Học sinh qua hơn hai năm dạy thực nghiệm và được sự chỉ
đạo sâu sát của chuyên môn nhà trường đã đem lại những kết quả đáng khích lệ.

10


Học sinh giờ đây không phải sợ học môn tập làm văn nữa, mà đã có ý thức học
mơn tập làm văn hơn trước.

Giải pháp thứ tư:
Khắc sâu cho học sinh cấu tạo của bài văn miêu tả, từ đó học
sinh nắm và vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong quá trình làm văn.
Giúp học sinh nắm được và chắc chắn cấu tạo của một bài văn miêu tả gồm
ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Từ đó học sinh biết phân tích cấu tạo của một bài
văn miêu tả. Văn miêu tả là loại văn căn cứ vào những điều quan sát, ghi chép, cảm

nhận được về đối tượng (đồ vật, cây cối, loài vật, hiện tượng thiên nhiên, con
người…), dùng ngơn ngữ để vẽ ra hình ảnh chân thực của đối tượng đó, trình bày
theo một bố cục hợp lý và diễn đạt bằng lời văn sinh động, khiến cho người đọc,
người nghe cùng thấy, cùng cảm nhận như mình. Văn miêu tả chia làm nhiều loại.
Ở lớp 4, học sinh được học tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật.
Ví dụ: Đề bài học sinh đọc và phân đoạn bài văn “Hồng hơn trên sơng
Hương” và xác định nội dung của từng đoạn trong bài văn đó. Học sinh trả lời, bài
văn có bốn đoạn, gồm một đoạn mở bài, hai đoạn thuộc thân bài và một đoạn kết
bài.
Mở bài: ( Cuối buổi chiều… yên tĩnh này.) : cảnh hồng hơn đang lắng
xuống trên thành phố Huế yên tĩnh.
Thân bài: ( Mùa thu,… cũng chấm dứt.) : Sự thay đổi về màu sắc của sông
Hương và hoạt động của con người từ cuối buổi chiều đến khi thành phố lên đèn.
Phần thân bài gồm hai đoạn:
Đoạn 1: ( Mùa thu…hàng cây. ): Những biến đổi về màu sắc của sông
Hương từ cuối buổi chiều dến lúc tối hẳn.
Đoạn 2: ( Phía bên sơng…chấm dứt.): Sinh hoạt của xóm Cồn Hến, của dân
chài trên sơng Hương và cảnh thành phố khi mới lên đèn.
Kết bài: ( Huế thức dậy… ban đầu của nó.) Huế đi vào cuộc sống buổi tối.
Hướng dẫn cho học sinh những điều cần lưu ý khi quan sát và miêu tả:
11


Mỗi cảnh đều được xác định bởi một phạm vi khơng gian và thời gian nhất
định. Ví như cảnh một ngơi trường thì có các lớp học, khu vực hành chính, sân
trường, vườn trường, khu tập thể dục thể thao… tất cả thường được bao bọc bởi
những bức tường hay hàng rào và có cổng trường để ra vào. Vượt ra ngồi phạm vi
đó sẻ khơng cịn là cảnh trường nữa. Mỗi cảnh gắn liền với một thời gian nhất định
như sáng sớm, trưa hay chiều tối…Thời gian đi liền với ánh sáng, thời tiết, hoạt
động của người và vật….làm cho cảnh có những nét riêng biệt.

Sau khi xác định đối tượng miêu tả với một phạm vi không gian và thời gian
cụ thể, các em cần xác định vị trí để quan sát. Việc quan sát có thể ở một vị trí cố
định, có thể ở những vị trí khác nhau nhưng vẫn phải có một vị trí chủ yếu. Ví như
người chụp ảnh, phải lựa gốc độ để cắt cảnh sao cho nổi nhất, bộc lộ được những
điều cơ bản nhất của cảnh.
Khi đã xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn bao quát toàn
cảnh đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát.
Khi quan sát, ta cần phối hợp các giác quan như tai nghe, mũi ngửi, tay sờ,
cảm nhận và cả cảm xúc của bản thân nữa.
Khi tả, ta phải xác định một trình tự phù hợp với cảnh được tả. Tả từ trên
xuống hay từ dưới lên, tả từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong…một phần tùy
thuộc vào đặc điểm của mỗi cảnh.
Mỗi bộ phận của cảnh chỉ nên chọn tả những nét tiêu biểu nhất đồng thời
phải xác định đâu là cảnh chủ yếu để tập trung miêu tả. Nếu tả riêng một đồ vật,
con vật, một người nào đó, ta cần tả tỉ mỉ về đối tượng đó, cịn khi tả cảnh, vì cảnh
thường bao gồm nhiều thứ nên ta cần chọn những nét tiêu biểu nhất. Có thể tả
người và vật trong cảnh nhưng việc tả đó phải góp phần bọc lộ một điều gì đó của
cảnh, làm cho cảnh nổi hơn đẹp hơn.
Khi tả, ta phải chú ý đến dường nét, màu sắc của cảnh vật và ảnh hưởng của
vật thể này đối với vật thể khác. Ví dụ qua câu văn sau, các em sẻ thấy tác động của
ánh trăng lên các vật: “Ánh trăng phủ lên mọi vật một lớp vàng mỏng tanh, lạnh
mát và xuyên qua kẻ lá, đổ loang lỗ xuống mặt sân…”
12


Mỗi cảnh lại gắn với đặc điểm thiên nhiên, khí hậu, cây cỏ, hoa trái…của
từng vùng. Khi tả, ta phải làm tốt lên màu sắc riêng biệt đó. Ví dụ miền trung du
Phú Thọ gắn liền với cây cọ, đất mũi Cà Mau xốp mịn nhưng lắm mưa dơng, gió
dữ nên cây muốn sống còn phải quây quần bên nhau và cắm sâu rễ trong lòng đất…
Một điều học sinh cần ghi nhớ khi tả cảnh luôn luôn gắn với tình người. Thi

hào Nguyễn Du đã nêu một nhận xét rất sâu sắc: “ Người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ!”. Đúng vậy, cảnh vật mang theo nó cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng.
Nhưng con người cảm nhận cảnh như thế nào sẻ đem đến cho cảnh những tình cảm
như thế ấy. Đấy là phần hồn của cảnh. Cảnh khơng có hồn sẻ trơ trọi, thiếu sức
sống.
Giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trên, học sinh nắm
chắc và vận dụng linh hoạt, giúp học sinh xác định chắc chắn thể loại, cách viết, từ
đó chất lượng bài viết của học sinh từng bước được nâng lên. Một điều khẳng định
rằng học sinh vận dụng linh hoạt được những kiến thức của giáo viên cung cấp
trên, học sinh sẻ tự tin trong quá trình làm bài, viết bài với nhiều cảm xúc, bài viết
hay, súc tích.

Giải pháp thứ năm:
Giúp học sinh có kĩ năng quan sát đối tượng cần miêu tả, cách
lựa chọn hình ảnh, nội dung cần miêu tả:
Định hướng quan sát vừa giúp cho học sinh tích luỹ vốn sống vừa phát triển
vốn từ, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng trong bài văn. Biện pháp hướng
dẫn học sinh quan sát là một biện pháp không thể thiếu khi dạy văn, đặc biệt là văn
miêu tả, tuy nhiên khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần lưu ý:
Quan sát theo trình tự từ xa đến gần và ngược lại, từ trong ra ngoài, từ bao
quát đến chi tiết và ngược lại. Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ chức quan
sát từng đối tượng cụ thể. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát
trực tiếp đối tượng ( Ví dụ: Tả một con vật ni trong gia đình em, tả một con vật
ni mà em thích ). Quan sát gián tiếp qua báo, đài ( những cảnh đẹp của quê
13


hương đất nước hay những con thú ngộ nghĩnh, tin nghịch dễ thương, đồ chơi mới
lạ mắt… mà em thích, ….).
Lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả:

Căn cứ vào hình ảnh đã lựa chọn khi quan sát, nội dung đã ghi chép, chọn
lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, vẽ đẹp và sự khác
biệt của đối tượng để miêu tả chi tiết. Có thể lịng ghép các hình ảnh, hoạt động gắn
bó mật thiết với từng đối tượng cần tả, để khái quát, bổ trợ tạo nên hình ảnh tổng
thể của sự vật mình tả.
Cái cốt lõi mà giáo viên phải chú ý khi dạy cho học sinh là chọn đối tượng,
vị trí, thời gian, đặc điểm quan sát sao cho tất cả học sinh đều được quan sát và tạo
được hứng thú thực hiện quan sát. Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát hợp lí, biết
chú ý vào những đặc điểm nổi bật. Tư vấn cho các em cách ghi chép các kết quả
quan sát được. Tôn trọng những nhận xét riêng, cảm nghĩ riêng của học sinh về đối
tượng mà các em quan sát được.

Giải pháp thứ sáu:
Phân hóa đối tượng thơng qua chọn đề tài gần gũi, quen thuộc
với học sinh:
Học sinh tiểu học vùng thuận lợi nói chung có thể viết được những bài văn
miêu tả chỉ bằng quan sát qua tranh ảnh, phim, hay lời kể…Nhưng đối với học sinh
vùng đặc biệt khó khăn của trường tôi, những đề tài xa lạ là những đề gợi ý mở
rộng cho học sinh. Các em đến trường học tập bằng ngôn ngữ Tiếng Việt tương đối
hạn hẹp mà giáo viên lại yêu cầu các em hình dung, tưởng tượng rồi đặt câu, viết
một bài văn miêu tả hoàn chỉnh với một đối tượng mà các em chưa nhìn thấy bao
giờ thì đúng là điều quá sức đối với các em.
Ví dụ: Đề bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4- tập 2- trang 149: Tả một
con vật nuôi ở vườn thú.
Với những đề bài như thế này, tôi mạnh dạn chỉ đạo thay bằng đề bài khác
(thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn, hay trong thảo luận chuyên đề.)
14


Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là khơng cho học sinh có cơ hội phát

huy trí tưởng tượng của mình. Trong mỗi lớp học có nhiều đối tượng học sinh, khi
ra đề bài cho các em, giáo viên nên tạo cho các em quyền lựa chọn bằng cách ra
nhiều đề bài (từ 2 đến 4 đề) để các đối tượng trong lớp đều có thể tự do chọn đề bài
thích hợp cho mình, tránh áp đặt cho các em.
Ví dụ: Khi ra đề bài tả con vật các em làm bài kiểm tra viết, tôi định hướng
bốn đề bài sau:
a) Tả một con vật nuôi trong nhà.
b) Tả một con vật em chợt gặp trên đường..
c) Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình,
phim ảnh.
d. Em hãy tả một con vật mà em yêu thích nhất.
Với bốn đề bài trên, các em có thể chọn đối tượng miêu tả là một con vật
quen thuộc, gần gũi. Nhưng với một vài học sinh khác, các em cũng có thể chọn tả
một con vật lần đầu tiên em thấy trên họa báo hay trên truyền hình, phim ảnh, với
rất nhiều chi tiết sống động mà các em đã có dịp quan sát trên ti vi qua các chương
trình thế giới động vật, qua báo, tranh ảnh khi giáo viên giảng dạy.

Giải pháp thứ bảy:
Hướng dẫn học sinh có kĩ năng sắp xếp ý, diễn đạt ý, lập dàn ý chi
tiết cho một bài văn:
Đây là một việc làm khó. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý
trước khi làm thành một bài văn hồn chỉnh. Có lập được dàn bài thì mới có thể tìm
ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong sáng. Bởi
lẽ, ở những lớp dưới, các em không phải làm những việc này, mà các em chỉ viết
câu văn, đoạn văn bằng cách trả lời những câu hỏi cho sẵn hoặc dựa vào những gợi
ý của đề bài, một cách đơn giản, ngắn gọn. Khi lên học chương trình lớp 4 thì việc
lập dàn ý cho một đề bài cụ thể là yêu cầu bắt buộc, các em phải biết thực hiện,
phải lập được dàn ý dựa vào đó mà hồn chỉnh đoạn văn, bài văn.
15



Nhằm giúp học sinh đỡ khó khăn hơn trong việc tự lập dàn ý cho bài văn, khi
dạy học các bài cấu tạo của bài văn miêu tả, tả đồ vật, cây cối, loài vật, giáo viên
hướng dẫn các em dựa vào phần Ghi nhớ trong SGK, cùng xây dựng một dàn bài
chung cho loại bài văn miêu tả.
Ví dụ: Đề bài : Em hãy tả một cây có bóng mát. Tả cây bàng.
Mở bài:
- Con đường đất từ trường về nhà em hai bên trồng phi lao.
- Một cây bàng cao to, tán rộng đứng che một quán nước nhỏ.
Thân bài:
- Tả bao qt:
+ Nhìn từ xa trơng như một cây dù lớn màu xanh với dáng đứng thẳng, ngọn cao
vượt lên, tán lá xòe rộng.
+ Đến gần thấy thân to, tán lá xanh ngắt chia nhiều tầng rợp mát cả một vùng
đất.
- Tả từng bộ phận:
+ Gốc to, mấy rễ lớn trồi lên trên mặt đất.
+ Thân cao trên 5,6 mét, to gần một vòng tay, vỏ màu xám nhiều vết trầy xước.
+ Nhiều cành lớn, chìa ngang, vươn ra.
+ Mùa thu lá đỏ rồi rụng, mùa đông trơ trụi, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, mùa
này (bắt đầu sang hè) lá to, xanh ngắt chia thành nhiều tầng tán chen kín, ánh nắng
khó lọt qua nổi.
+ Nắng chói chang, gió nhẹ chim chóc ẩn mình trong tán lá hót líu lo.
+ Chủ qn và khách chuyện trị vui vẻ, trẻ nhỏ chạy đuổi nhau quanh gốc.
Kết bài:
- Bàng che bóng mát, lá gói xơi, quả ăn được…
- Cây bàng gắn bó với những năm tháng tuổi thơ, với tình q hương.
Ví dụ: Lập dàn bài tả một con vật trong nhà.
Mở bài:
- Bố em thường nơi chó ở trông vườn.

16


- Con chó sống với gia đình em lâu nhất tên là Mực.
Thân bài:
a. Tả hình dáng bên ngồi.
- Tả bao quát:
+ Ngoài cái ức trắng, toàn thân Mực màu đen
+ Đã già và nặng ngót ba chục kí.
- Tả từng bộ phận:
+ Tai to, trán vuông, mắt đen pha nâu, mồm to và dài, cánh mũi đen ướt, răng
trắng và nhọn…
+ Lơng cổ và dọc sóng lưng dài hơn, cứng,da cổ đã xệ.
+ Lưng hơi vòng, ngực nở, bụng thon, chân cao đuôi dài và cong.
b. Tả hoạt động
+ Không ăn vụng và ăn nhỏ nhẹ, từ tốn.
+ Buổi trưa Mực nằm nghỉ dưới gốc cây Mít nhưng tai rất thính.
+ Tối Mực ngủ ngay trức sân và lùng sục suốt đêm.
+ Rất quyến luyến với chủ: tìm chủ bên nhà hàng xóm.
Kết bài:
- Mực hiền lành, khơn ngoan, được việc.
- Cả nhà đều quý và coi Mực như một thành viên của gia đình.
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh nắm mục đích của từng đoạn văn. Đoạn mở
bài có tác dụng giới thiệu cho người đọc, người nghe biết xuất xứ nhân vật. Đoạn
thân bài là bức tranh vẽ bằng lời về hình dáng, đường nét, cử chỉ, hoạt động, tính
nết của nhân vật. Có chọn được những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu thì ta mới nhận ra
nhân vật đó mang những cá tính riêng. Bạn học sinh trong bài là một học sinh vùng
nông thơn với những đặc điểm riêng, cá tính riêng khơng lẫn lộn với bất cứ bạn học
sinh nào khác. Đoạn kết bài mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Khơng thể
có đoạn kết bài chung cho mọi học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nêu

được cảm xúc tự nhiên, chân thật, không sáo rỗng kiểu như: Em rất yêu quý …

Giải pháp thứ tám:
17


Đổi mới cách đánh giá học sinh theo Thông tư/30/BGD&ĐT
trong dạy học nói chung và phân mơn tập làm văn nói riêng:
Muốn đổi mới cách đánh giá học sinh theo Thơng tư/30/BGD&ĐT có hiệu
quả, thì trước hết giáo viên phải nắm chắc ngun tắc đánh giá đó là:
1.Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích
tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy
tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng khách quan.
2. Đánh giá tồn diện học sinh thơng qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến
thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu
giáo dục tiểu học.
3. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh
giá của giáo viên là quan trọng nhất.
4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh
khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Đi đôi với công việc chấm bài là phải hướng dẫn học sinh sửa bài. Phải giúp
các em phát hiện ra những điểm hay cần học tập và những điểm chưa hay, chưa đạt
để sửa chữa trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, các em phải sửa lại bài làm của
mình cho hay hơn, đúng hơn.
Giáo viên cần tránh việc chê bai các em nhưng cũng không được lạm dụng
lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá nhiều, khen
không đúng lúc. Kiểu như mỗi lần các em nói xong, nhiều lúc chỉ là nhận xét bạn
đã viết hoa đầu câu chưa, giáo viên đều nhận xét “Em giỏi lắm!”.Việc học tập làm
văn miêu tả đã khó với học sinh tiểu học nói chung, đặc biệt khó với học sinh người
dân tộc Bru- Vân Kiều do đó việc đổi mới đánh giá học sinh theo Thơng

tư/30/BGD&ĐT là hồn tồn phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học và
ưu việt hơn đối với học sinh Bru- Vân Kiều. Các em vốn từ, vốn sống cịn hạn chế
do đó các em phần lớn là nhút nhát, thiếu tự tin. Để kích thích các em học được và
học tốt văn miêu tả, không nhất thiết chấm điểm, mà dành cho học sinh những lời
khen, kịp thời, mang tính khích lệ động viên. Các em sẽ phấn khởi, tự tin hơn, từ đó
18


phát huy được khả năng tiềm tàng của bản thân. Từ đó các em loại bỏ được âu lo,
mặc cảm với điểm số, từ đó các em tự tin, hào hứng với mơn học, học tích cực và
hiệu quả hơn.

Giải pháp thứ chín:
Làm giàu vốn từ cho học sinh trong quá trình dạy học:
Nếu học kiểu bài kể chuyện, học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện đã
nghe, đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn miêu tả địi hỏi
phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài. Thế giới quanh ta rất phong phú,
đa dạng và không ngừng biến đổi. Người viết văn không thể “vẽ” được một cảnh,
một người nếu bản thân người ấy thiếu vốn từ, vốn sống.
Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho các em nắm một số từ gợi
tả để có thể dùng trong miêu tả. Giáo viên yêu cầu học sinh theo mức dộ khó dần,
bước đầu chỉ yêu cầu học sinh đặt đúng câu, viết đúng đoạn, cao hơn phải sử dụng
được các biện pháp như; so sánh, nhân hóa, dùng từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm
thanh, hay những từ ngữ biểu lộ tình cảm.
Ví dụ: Miêu tả một chú gà trống. Học sinh đặt câu:
- “Chú gà nhà em có bộ lơng đỏ tía”.
Giáo viên có thể cho các em nhận xét: Câu văn đã đủ chủ ngữ, vị ngữ, đã rỏ nghĩa.
Sau đó đặt câu hỏi: Em nào đặt câu khác hay hơn để miêu tả bộ lông của chú gà
trống? Học sinh có thể đặt câu:
“Chú trống choai thật oai vệ, chú khốc trên mình bộ lơng màu đỏ tía, chen lẫn

màu vàng sẫm như một chiếc áo sặc sỡ của những chàng cơng tử”.
- Học sinh khác có thể so sánh ngắn gọn hơn:
- “Chú khốc trên mình một bộ lễ phục màu tía rực rỡ như một võ tướng”.
Ví dụ: Khi miêu tả con mèo:
Một học sinh tả cái đi chú mèo.
“ Chú ta có cái đi thon dài như một cái măng ngọc”. Giáo viên hỏi . Em
nào có thể nhận xét cách đặt câu của bạn? Học sinh nhận xét , bạn đã sử dụng biện
pháp so sánh để so sánh cái đuôi mèo như một cái măng ngọc.
19


Giáo viên có thể cho học sinh học tập lẫn nhau khi thảo luận nhóm, cùng
chia sẽ, học hỏi lẫn nhau về cách miêu tả. Ví dụ: Miêu tả cái đuôi của chú mèo sao
cho sinh động hơn. “ Lúc chú ngồi, hai chân sau xếp lại, hai chân trước chống lên,
đăm chiêu nhìn và nghe ngóng, cái đi mềm mại, phe phẩy như làm duyên”. Hay:
“ Cái đuôi dài trắng điểm đen phe phất thướt tha cùng với tấm thân thon dài mềm
mại, uyển chuyển trong thật đáng yêu”.
Như vậy cùng là miêu tả về bộ lông của chú gà trống, cái đuôi của chú mèo
nhưng những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, sử dụng những từ
gợi tả, gợi cảm thì hiệu quả cao hơn. Ta nhận thấy miêu tả như vậy sinh động vừa
tinh tế , rất tình cảm dễ cuốn hút người đọc, người nghe vào hình ảnh miêu tả.
Cho học sinh tìm từ bằng các hình thức như: quan sát thực tế (quan sát người
bạn), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách tham khảo, nhất là qua các phân môn
của Tiếng Việt hoặc các mơn học khác và qua hình thức trị chơi, đống vai, tích hợp
trong sinh hoạt ngoại khóa…
Tích luỹ vốn từ, kiến thức về văn học là điều kiện tối thiểu để học tốt môn
Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn thể loại miêu tả. Giáo viên nên cho học
sinh sử dụng sổ tay chính tả để ghi chép những tiếng khó, ghi những trường hợp
mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa. Trong mơn Tập làm văn, đây cũng là một biện
pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn từ, kiến thức văn học. Sổ tay văn học

dùng cho các em ghi chép các ý hay, các câu, đoạn văn hay. Việc ghi chép này
không nhất thiết để cho học sinh khi làm văn sẽ mở ra sử dụng nhưng trước hết,
qua mỗi lần ghi chép, các em sẽ được một lần đọc, ghi nhớ, bắt chước, lâu dần
thành thói quen. Khi làm bài, những từ ngữ, hình ảnh, ý văn sẽ tự động tái hiện,
giúp học sinh có thể vận dụng trong bài làm.

Giải pháp thứ mười :
Vận dụng có hiệu quả tiết trả bài ở phân môn tập làm văn, kiểu bài
miêu tả.
Để tiết trả bài tập làm văn có hiệu quả, mang lại sự thành cơng thì khơng thể
bỏ qua bất cứ một khâu nào, trong quy trình dạy tập làm văn miêu tả. Khâu kiểm
20


tra đánh giá học sinh là một khâu quan trọng, có kiểm tra đánh gía đúng thực chất
năng lực của học sinh, người giáo viên, cán bộ quản lý mới biết được những ưu,
khuyết điểm của từng học sinh, cũng như trong chỉ đạo điều hành dạy học của
chuyên môn. Đây chính là một cứ liệu quan trọng để điều chỉnh, các giải pháp, biện
pháp, cách thức tổ chức dạy học sát đúng với đối tượng học sinh hơn.
Do đó tiết trả bài ở phân môn tập làm văn kiểu bài miêu tả hết sức quan
trọng, đây là khâu cuối cùng, giúp học sinh, giáo viên nắm được chất lượng thực
chất,để đánh giá nhận xét. Từ đó giúp học sinh thấy được những ưu điểm của mình
để phát huy, thấy được những mặt hạn chế của mình qua bài làm để khắc phục sớm
những tồn tại, khiếm khuyết đó. Trong tiết trả bài giúp học sinh đọc lại được bài
làm của mình, biết những lỗi mà giáo viên chỉ ra, biết được những ưu điểm của bài
viết của mình. Từ đó học sinh biết sữa lỗi dùng từ đặt câu, ngữ pháp, cách diễn đạt
ý, lỗi chính tả, bố cục của bài mình và bài các bạn. Thơng qua tiết trả bài giáo viên
hướng dẫn học sinh học hỏi lẫn nhau, những câu văn hay, những biện pháp, nhân
hóa, so sánh, liên tưởng hợp lý, những đoạn văn hay, cấu trúc bài chặt chẽ…Vì vậy
tiết trả bài giáo viên cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi lên lớp, xem đây là một

biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh dân tộc BruVân Kiều. Thì việc chấm bài( nhận xét bài làm của học sinh) giáo viên phải đánh
giá nhận xét cụ thể, thể hiện ở bài làm học sinh và trên giáo án của mình một cách
tỷ mĩ và khoa học. Khi đánh giá bài làm của học sinh theo yêu cầu mới thì phải
nhận xét những điểm nổi bật của học sinh và những hạn chế, nêu được biện pháp
cần khắc phục cho học sinh. Chữa từng lỗi nhỏ trong bài viết của học sinh, lỗi về
cách dùng tư, đặt câu, lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, đồng thời ghi lại những đoạn văn
hay, bài viết xúc động. Giáo viên phải đưa ra nhận xét chung nhất về ưu điểm, tồn
tại trong bài làm của học sinh, thống kê được các lỗi mà học sinh thường mắc và
những câu văn đoạn văn hay, tiêu biểu.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh chữa bài, đây là một khâu khó, giúp học
sinh phát huy được ưu điểm và khắc phục những hạn chế của mình thơng qua chữa

21


lỗi ở bài làm. Cách chữa bài cho học sinh phải linh hoạt chứ không cứng nhắc,
nhằm đạt được hiệu quả thiết thực theo một trong hai cách sau:
Cách 1:
-Trả bài cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bài, lời nhận xét chung
của giáo viên và những chỗ lưu ý của giáo viên trong bài viết.
- Hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi chung về nội dung( sai, thiếu ý hoặc chi
tiết, sự việc,…) và hình thức ( về bố cục, về cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả,…).
- Tổ chức cho học sinh tự chữa bài làm của cá nhân, sau đó đổi bài cho nhau, để
kiểm tra, giúp đỡ lẫn nhau về việc chữa lỗi.
Cách 2:
- Nhận xét cụ thể về bố cục bài làm của học sinh theo ba phần: Mở bài, Thân
bài, Kết bài.
- Hướng dẫn chữa lỗi về Mở bài- Kết bài (theo hai cách đã học), về thân
bài( sắp xếp ý theo trình tự đã học một cách hợp lí); lựa chọn mỗi bài vài lỗi phổ
biến về dùng từ, đặt câu, chính tả để hướng dẫn chữa chung ở lớp.

- Trả bài cho học sinh, yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bộ bài làm, lời nhận
xét chung và những chỗ lưu ý cụ thể của giáo viên trong bài viết; sau đó tổ chức
cho học sinh tiến hành tự chữa lỗi cá nhân và trao đổi bài cho nhau để cùng kiểm
tra, chia sẻ kinh nghiệm,…
Một lưu ý khi dạy tiết trả bài: giáo viên cần căn cứ vào thực tế bài làm của học
sinh để lựa chọn, điều chỉnh nội dung chữa lỗi chung ở lớp theo cách trên( tập trung
chữa lỗi học sinh thường mắc qua từng bài làm cụ thể đồng thời chú ý rèn kĩ năng
diễn đạt một cách toàn diện cho học sinh). Tránh tiến hành chữa lỗi cho học sinh
một cách máy móc, phiến diện.

NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
BẢNG 2:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
22


Lớp
4A
4B

Tổng số
học
sinh
16
22

Năm học:2014-2015
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL


%

SL

%

15
21

93,75
95,5

1
1

6,25
4,5

Ghi chú

Nếu so với yêu cầu chung về chất lượng giáo dục của của toàn huyện và lấy
chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn của đơn vị so sánh thì vẫn cịn một số
hạn chế nhất định. Song so sánh chất lượng giáo dục của nhà trường trong năm
học 2014 -2015 với các năm học trước thì chất lượng dạy học nói chung và đặc
biệt chất lượng dạy học kĩ năng làm văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng của đơn vị đã
chuyển biến thật sự đáng phấn khởi. Có được kết quả trên ngoài sự tận tụy, hăng
say làm việc của tập thể hội đồng sư phạm trong quá trình dạy học. Ngồi ra có
một phần khơng nhỏ của bản thân trong công tác chỉ đạo dạy học nâng cao chất
lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4.


3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Ý nghĩa của sáng kiến này cung cấp cho người đọc nắm được và thấy rỏ
“Những giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4
ở trường PTDTBT”. Người đọc hiểu được một cách tổng quan nhất về những giải
pháp thực hiện có tính khoa học và thực tiễn trong q trình chỉ đạo dạy học. Xem
đây là một kinh nghiệm được thực nghiệm có kết quả khá cao trong q trình vận
dụng linh hoạt các giải pháp, các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có hiệu
quả. Thơng qua ý nghĩa của sáng kiến bạn đọc còn cảm nhận được đây là những
giải pháp căn cơn nhất trong dạy học phân mơn tập làm văn tiểu học nói chung và
làm văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng.
1.Giúp học sinh nắm chắc chắn đặc điểm của văn miêu tả ở lớp 4 là rất cần
thiết và quan trọng. Có hiểu biết về văn miêu tả thì học sinh mới vận dụng linh hoạt
kiến thức, vốn sống, vốn ngơn ngữ của mình đúng cách trong viết văn miêu tả. Từ
đó học sinh sử dụng có hiệu quả các biện pháp như so sánh, nhân hóa, thể hiện
23


đước cái nhìn thiện cảm, tình cảm, nội tâm của mình vào bài làm. Sử dụng từ ngữ
miêu tả trong sáng, một cái nhìn tinh tế, bài viết sinh động và gần gủi với đời sống
của học sinh hơn.
2. Nhân tố điễn hình, vai trị nồng cốt ln được coi trọng trong quá trình dạy
học và chỉ đạo dạy học. Với giải pháp này người đọc dễ cảm nhận được nhân tố
điễn hình, người giáo viên có năng lực, đạo đức trách nhiệm, yêu nghề là hết sức
quan trọng không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Muốn thực
hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo, thì đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng.
3.Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả về đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới cơng tác quản lý trong nhà trường đó là: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ bằng hình

thức sinh hoạt, thảo luận theo từng chuyên đề, bám sát kế hoạch đã đề ra. Tạo được
một sân chơi, một môi trường làm việc hiệu quả, năng động, sáng tạo giám nghĩ
giám làm. Từ những buổi thảo luận từng chuyên đề, đã giúp giáo viên cùng cán bộ
quản lý có những chia sẽ hữu ích trong q trình làm chất lượng.
4. Dạy học đối với đối tượng học sinh dân tộc thì cần thiết phải sử dụng
phương pháp dạy học cũng cố và khắc sâu kiến thức về cấu tạo bài văn miêu tả, khi
dạy tập làm văn dạng bài văn miêu tả.
5. Kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng, đồ vật… là một kĩ năng hết sức quan
trọng có thể nói gần như quyết định đối với học sinh vùng đặc biệt khó khăn, khi
dạy của giáo viên, học của học sinh trong tiết tập làm văn qua sát để lựa chọn hình
ảnh, biện pháp nghệ thuật, nội dung để miêu tả.
6. Dạy học phân hóa đến từng đối tượng học sinh là một yếu tố bắt buộc
trong quá trình dạy học đại trà hay dạy học sinh chưa hoàn thành về kiến thức kĩ
năng, năng lực, phẩm chất. Dạy học phân hóa chính là đổi mới phương pháp dạy
học sát với đối tượng học sinh. Phương pháp dạy học này có tính ưu việt, tạo được
cơ hội cho học sinh chia sẽ kinh nghiệm học tập lẫn nhau, học sinh tự chủ động tiếp
thu bài học, học sinh tự trải nghiệm. Giáo viên quan sát giúp đỡ khi cần thiết, chính
điều đó học sinh ngày càng tự tin, phát huy được ưu điểm của mình qua đánh giá
24


nhận xét bạn, qua trao đổi nhóm, các học sinh trong nhóm nắm chắc năng lực của
bạn mình, đồng thời giáo viên định hướng và giúp đỡ học sinh một cách kịp
thời.Phương pháp dạy học phân hóa đến từng đối tượng học sinh, chính là chìa
khóa, đi đúng hướng cho dạy học đối tượng học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn.
7. Hướng dẫn và bồi dưỡng cho học sinh có kĩ năng, sắp xếp ý, lập dàn ý, sử
dụng biện pháp thực hiện theo mẫu, đổi mới trong cách đánh giá trong q trình
dạy học đó là những giải pháp căn cơ, thiết yếu, quan trọng, không thể thiếu trong
dạy học phân mơn tập làm văn nói chung, dạy làm văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng.
8. Muốn học sinh giỏi văn, viết văn hay, có cảm xúc, con người ln hướng

thiện. Thì việc dạy học theo phương pháp làm “giàu” vốn từ, hiểu biết văn học, có
phương pháp tích lũy kiến thức như dùng sổ tay văn học, sổ tay chính tả. Nhằm
chắt lọc những gì thuần khiết, tinh tế nhất của ngôn ngữ để học sinh nhiều vốn từ,
có kinh nghiệm trong cuộc sống. Do đó đây chính là một giải pháp mang tính lâu
dài và có hiệu quả thiết thực, trong q trình tiếp thu kiến thức của học sinh cũng
như trong trải nghiệm cuộc sống.
9. Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học phân môn tập làm văn,
kiểu bài làm văn miêu tả nói riêng. Với tin thần chỉ đạo của BGD, SGD, PGD, cùng
với nhà trường, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả về đổi mới cách đánh giá học
sinh theo nguyên tắc, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, cọi trọng việc động viên,
khuyến khích, đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan. Với cách đánh giá này rất
phù hợp với tâm sinh lý lứa tổi của học sinh tiểu học. Đặc biệt phù hợp hơn với học
sinh dân tộc Bru- Vân Kiều học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin, khi được động viên
khích lệ học sinh tự tin, mạnh dạn và tiếp thu bài tốt hơn, khơng cịn,tư ti, nhút nhát
nữa…
10 . Tiết tập làm văn trả bài thực sự có ý nghĩa rất thiết thực, nếu giáo viên tổ
chức, thực hiện tốt. Tiết trả bài thực sự quan trọng bỡi, qua tiết trả bài giáo viên
giúp học sinh nhận ra được những ưu điểm, tồn tại của bài viết của học sinh một
cách kịp thời. Hướng dẫn được nhiều học sinh chữa lỗi, chỉ rỏ được một số lỗi điển
hình có hệ thống. Học sinh có nhiều cơ hội chia sẽ bài làm. Cách làm, cách nghĩ
25


×