ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------------------
NGUYỄN THANH HẰNG
DẠY HỌC CHƢƠNG "DỊNG ĐIỆN TRONG CÁC MƠI TRƢỜNG" VẬT LÝ 11 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ FACEBOOK
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MƠN VẬT LÍ
ĐÀ NẴNG, NĂM 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------------------
NGUYỄN THANH HẰNG
DẠY HỌC CHƢƠNG "DỊNG ĐIỆN TRONG CÁC MƠI TRƢỜNG" VẬT LÝ 11 THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ FACEBOOK
Ngành: Lý luận và PPDH Bộ mơn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS LÊ CÔNG TRIÊM
2. TS. LÊ THANH HUY
ĐÀ NẴNG, NĂM 2020
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................xi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài .........................................................................................................2
3. Giả thuyết khoa học .................................................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2
5. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
8. Đóng góp của đề tài .................................................................................................3
9. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 4
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC
SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ..........................................5
1.1. Năng lực ...............................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................5
1.1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù ............................................................. 6
1.1.3. Cấu trúc của năng lực .................................................................................... 8
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề .................................................................................8
1.2.1 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề ........................................................... 8
1.2.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề ....................................................... 9
1.3. Tổng quan về mạng xã hội hiện nay ............................................................... 11
1.3.1. Khái niệm ....................................................................................................11
1.3.2. Đặc trưng .....................................................................................................11
1.3.3. Cấu trúc chung của một mạng xã hội.......................................................... 12
1.3.4. Giới thiệu về mạng xã hội Facebook .......................................................... 12
1.3.5. Các tính năng và ứng dụng của mạng xã hội Facebook ............................. 13
1.4. Phát triển năng lực GQVĐ của học sinh với sự hỗ trợ mạng xã hội
facebook.................................................................................................................... 17
iv
1.4.1. Các tính năng của mạng xã hội có thể sử dụng trong dạy học vật lý để phát
triển năng lực GQVĐ của học sinh. ......................................................................17
1.4.2. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề .........................................20
1.5. Quy trình tổ chức dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh với việc ứng dụng mạng xã hội facebook ...................................................... 26
1.6. Thực trạng về việc sử dụng mạng xã hội và việc giải quyết vấn đề của học
sinh ở trƣờng THPT ................................................................................................ 31
1.6.1. Mục đích điều tra ........................................................................................ 31
1.6.2. Đối tượng điều tra ....................................................................................... 31
1.6.3. Kết quả điều tra ........................................................................................... 31
1.5.4. Nhận xét về kết quả điều tra .......................................................................34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 38
Chƣơng 2 XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƢƠNG “DỊNG ĐIỆN
TRONG CÁC MƠI TRƢỜNG” THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA
FACEBOOK ................................................................................................................39
2.1. Phân tích nội dung chƣơng trình “Dịng điện trong các mơi trƣờng” Vật lí
11 THPT ................................................................................................................... 39
2.2. Mục tiêu của chƣơng “Dịng điện trong các mơi trƣờng” ............................ 41
2.3. Thiết kế và xây dựng group facebook để dạy học chương “Dòng điện trong các
môi trường” theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS ............. 43
2.4. Tiến trình dạy học chƣơng “Dịng điện trong các mơi trƣờng” Vật lý 11
THPT theo định hƣớng bồi dƣỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh với
sự hỗ trợ của facebook ............................................................................................ 46
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 65
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................................66
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm .........................................66
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ........................................................... 66
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm........................................................... 66
3.2. Đối tƣợng và phạm vi của thực nghiệm sƣ phạm ..........................................66
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 67
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm ...............................................................................67
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm................................................................................67
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm......................................................... 67
3.5. Kết luận chung về thực nghiệm sƣ phạm....................................................... 73
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 74
v
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 76
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. PL1
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. PL8
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ PL15
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................ PL24
viii
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng đồ
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Cấu trúc năng lực GQVĐ của HS với sự hỗ trợ của mạng xã
hội facebook
20
Bảng 1.2
Mức độ tham gia của HS khi GQVĐ với sự hỗ trợ mạng xã hội
25
Bảng 3.1
Kết quả thu được về NL GQVĐ sau TN 1
67
Bảng 3.2
Kết quả thu được về NL GQVĐ sau TN 2
68
Bảng 3.3
Tiêu chí đánh giá các mức độ đạt được của NL GQVĐ của HS
70
Bảng 3.4
Tổng điểm của HS dạy học phát triển năng lực GQVĐ lần
TN1
71
Bảng 3.5
Tổng điểm của học sinh khi dạy TN lần 2
72
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 1.1
GV đánh giá thực trạng NL GQVĐ của HS (đầu vào)
34
Biểu đồ 1.2
HS tự đánh giá thực trạng NL GQVĐ của bản thân (đầu vào)
35
Biểu đồ 3.1
Mức độ học sinh đạt được qua thực nghiệm lần 1 và thực
nghiệm lần 2
70
Biểu đồ 3.2
Đồ thị biểu diễn 4 mức của 2 lớp TN1 và TN2
72
x
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu
hình ảnh
Tên hình ảnh
Trang
Hình 1.1
Biểu tượng của facebook
11
Hình 1.2
Trang chủ đăng ký của facebook
13
Hình 1.3
Phần đăng kí tên truy cập facebook
14
Hình 1.4
Trang chủ facebook sau khi tạo xong
14
Hình 1.5
Trang cá nhân của người tạo facebook
16
Hình 1.6
Các dang fanpage của facebook
17
Hình 1.7
Quy trình dạy học bồi dưỡng năng lực GQVĐ với mạng xã
hội facebook
26
Hình 2.1
Sơ đồ logic kiến thức chương “Dịng điện trong các mơi
trường”
40
Hình 2.2
Tạo group “Học vật lý” cho lớp
43
Hình 2.3
Cập nhật ảnh bìa cho group của lớp
43
Hình 2.4
Đăng tảu lên group nhóm một video mơ phỏng các tinh thể
rắn, lỏng, khí
44
Hình 2.5
Đăng tải các thí nghiệm vật lý cho học sinh quan sát
44
Hình 2.6
Các học sinh bình luận về thí nghiệm GV đăng lên trước đó
44
Hình 2.7
GV khảo sát bằng cách tham khảo ý kiến của cả lớp
45
Hình 2.8
HS bình luận các hiện tượng liên quan đến bài học mà HS
phát hiện được
45
Hình 2.9
Cách tạo nhóm riêng cho từng lớp trên facebook
48
Hình 2.10
GV đăng tải các hình ảnh có liên quan bài hoc để học sinh
tìm hiểu
48
Hình 2.11
GV đăng phiếu học tập để học sinh tìm hiểu trước ở nhà
49
Hình 2.12
Hình ảnh có liên quan đến bản chất dịng điện trong kim loại
50
Hình 2.13
Sự chuyển động của electron tự do
50
Hình 2.14
GV đăng tải đồ thị để học sinh có thể trao đổi tìm ra vấn đề
cần giải quyết
51
Hình 2.15
Điện trở suất và hệ số nhiệt điện trở của một số kim loại tiêu
biểu
53
Hình 2.16
GV giao bài tập về nhà trong nhóm facebook
55
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
CNTT&TT
Công nghệ thông tin và truyền thông
2
ĐC
Đối chứng
3
GQVĐ
Giải quyết vấn đề
4
GV
Giáo viên
5
HS
Học sinh
6
MXH
Mạng xã hội
7
NL
Năng lực
8
QTDH
Quá trình dạy học
9
SGK
Sách giáo khoa
10
PPDH
Phương pháp dạy học
11
KN
Khái niệm
12
TW
Trung ương
13
THPT
Trung học phổ thông
14
TN
Thực nghiệm
15
VĐ
Vấn đề
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu hướng chung của dạy học trên thế giới hiện nay là nhằm hình thành và phát
triển năng lực cho người học chứ không đơn thuần là cung cấp kiến thức, kĩ năng và
hình thành thái độ học tập. Theo đó, Nghị quyết 29 của Ban chấp hành TW lần thứ 8
(khóa XI) đã khẳng định: “phải chuyển đổi căn bản toàn bộ nền giáo dục từ chủ yếu
truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học,…” (Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Khóa XI, 2013). Đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết 29,
“Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thơng
mới” (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2018) đã đề xuất năng lực cần hình thành và phát triển
cho học sinh, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) và sáng tạo [2]
Để chuẩn bị cho công cuộc đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực sau
năm 2018, chúng ta đã và đang có những chuẩn bị kĩ lưỡng về thay đổi chương trình,
sách giáo khoa, phương pháp và phương tiện dạy học, kiểm tra, đánh giá… Đã có
nhiều phương pháp dạy học tích cực áp dụng thành cơng trên thế giới; một trong số đó
là phương pháp dạy học nhờ sự hỗ trợ mạng xã hội – một hình thức dạy học mở, hiện
đang rất phát triển ở các nước tiên tiến và ở Việt Nam cũng đang từng bước triển khai
áp dụng.
Dạy học là một hình thức giáo dục, trong đó người học tự lực thực hiện các
nhiệm vụ học tập có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để tạo ra các sản phẩm có
thể giới thiệu. Đối với mơn Vật lí – một môn khoa học tự nhiên, với nhiều khái niệm,
định luật gắn liền với đời sống nên có rất nhiều chủ đề hấp dẫn có thể triển khai dạy
học để phát triển năng lực GQVĐ của HS với sự hỗ trợ của mạng xã hội facebook.
Trong chương trình Vật lí phổ thơng, phần “Dịng điện trong các mơi trường” có nhiều
ứng dụng gắn liền với thực tiễn nhưng nội dung kiến thức trong sách giáo khoa lại khá
trừu tượng, lại được bố trí vào cuối học kì nên thực tế, đa số giáo viên chỉ dạy mang
tính chất giới thiệu mà chưa khai thác hết các kiến thức ở phần này. Ở vị trí của một
học viên cao học, bản thân tôi nhận thấy phương pháp dạy học với sự hỗ trợ mạng xã
hội facebook khắc phục được những nhược điểm của dạy học truyền thống, đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Chính vì những lý do trên mà tơi quyết định chọn nghiên cứu đề tàì: Dạy học
2
chƣơng “Dịng điện trong các mơi trƣờng” - Vật lý 11 theo định hƣớng phát triển
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh với sự hỗ trợ của facebook
2. Mục tiêu đề tài
Xây dựng được quy trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực GQVĐ
của HS với sự hỗ trợ của mạng xã hội facebook và vận dụng được vào dạy học chương
“Dịng điện trong các mơi trường” Vật lý 11 THPT để phát triển năng lực GQVĐ của
HS.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được quy trình dạy học định phát triển năng lực GQVĐ của HS
với sự hỗ trợ của mạng xã hội facebook và vận dụng quy trình đó vào tổ chức dạy học
chương “Dịng điện trọng các mơi trường” Vật lý 11 THPT thì sẽ phát triển được năng
lực GQVĐ của HS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học để phát triển
năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh với sự hỗ trợ của mạng xã hội facebook
- Đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học khi
sử dụng facebook vào trong dạy học.
- Xây dựng quy trình tổ chức dạy theo hướng sử dụng facebook vào trong dạy
học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Khai thác và xây dựng có hệ thống một kho tư liệu trực quan sử dụng facebook
vào trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” nhằm phát triển năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh
- Xây dựng tiến trình dạy theo hướng sử dụng mạng xã hội facebook vào trong
dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, kiểm chứng hiệu quả của việc tổ chức dạy
theo hướng sử dụng mạng xã hội facebook vào trong dạy học để phát triển năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động dạy học Vật lý ở trường trung học phổ thơng dạy học chương “Dịng
điện trong các môi trường” theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh với sự hỗ trợ của mạng xã hội facebook.
3
6. Phạm vi nghiên cứu
Trong thời gian và khả năng cho phép, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc dạy
học chương “Dịng điện trong các mơi trường” Vật lý 11 THPT theo định hướng bồi
dưỡng năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của mạng xã hội facebook tại các
trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước và của ngành
Giáo dục về: đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, vấn đề tự học, tự
nghiên cứu của HS;
- Nghiên cứu những cơ sở lí luận, những tài liệu liên quan, các bài báo, tạp chí và
ý kiến của các nhà khoa học giáo dục về vấn đề giải quyết vấn đề, việc sử dụng
facebook trong trong quá trình dạy và học;
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, sách bài tập và các tài liệu
tham khảo chương “Dòng điện trong các mơi trường” Vật lí 11 THPT.
7.2. Phƣơng pháp điều tra:
Trao đổi với GV và HS bằng phương pháp sử dụng phiếu điều tra, phân tích kết
quả học tập và ý kiến của GV và HS.
7.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm:
Tiến hành thực nghiệm sư phạm có đối chứng bằng cách tổ chức dạy học, dự giờ,
quan sát, ghi chép, chụp ảnh, quay phim, thu thập số liệu, phân tích, đánh giá kết quả
học tập và kết quả từ các phiếu điều tra.
7.4. Phƣơng pháp thống kê toán học:
Thống kê kết quả điều tra, bài kiểm tra để đánh giá sự khác biệt trong kết quả học
tập của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Về mặt lý luận
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận dạy học theo định hướng bồi dưỡng năng lực
giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của mạng xã hội facebook. Đề xuất được các biện pháp
bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh với sự hỗ trợ của facebook.
- Xây dựng được quy trình tổ chức dạy theo hướng sử dụng mạng xã hội
4
facebook vào trong dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
8.2. Về mặt thực tiễn
- Điều tra, phân tích, đánh giá được thực trạng của việc tổ chức dạy học để phát
triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh với sự hỗ trợ mạng xã hội facebook, ở
các trường THPT trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
- Khai thác và xây dựng có hệ thống kho tư liệu trực quan chương “Dịng điện
trong các mơi trường” Vật lý 11 THPT để sử dụng mạng xã hội facebook trong dạy
học.
- Thiết kế tiến trình sử dụng mạng xã hội facebook vào trong dạy học chương
“Dịng điện trong các mơi trường” để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận chung và kiến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung luận văn gồm có 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học theo định hướng phát
triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh với sự hỗ trợ mạng xã hội facebook.
- Chương 2: Xây dựng tiến trình dạy học chương “Dịng điện trong các mơi
trường” theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh với sự hỗ
trợ của facebook.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO ĐỊNH
HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH
VỚI SỰ HỖ TRỢ MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
1.1. Năng lực
1.1.1. Khái niệm
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã đưa ra định nghĩa về năng lực. Mỗi định
nghĩa nêu ra, năng lực được quy về một phạm trù khác nhau.
Theo Denyse Tremblay: “Năng lực là khả năng hành động, thành công và tiến bộ
dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các
tình huống trong cuộc sống” [1]
Nhiều tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam quy năng lực vào những phạm trù khác.
Theo tài liệu Hội thảo chương trình giáo dục phổ thơng, tổng thể trong chương trình
Giáo dục phổ thơng mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xếp năng lực vào phạm trù hoạt
động khi giải thích: “Năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các
thuộc tính cá nhân khác như: hứng thú, niềm tin, ý chí … để thực hiện một loại công
việc trong một bối cảnh nhất định” [1]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện
mức độ thơng thạo – tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn– một
hay một số dạng hoạt động nào đó” [1]
Trong Từ điển Tiếng Việt (Hồng Phê, 2002). Viện Ngôn ngữ học. Nhà xuất bản
Đà Nẵng, khái niệm năng lực được xác định là: “Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho
con người khả năng hồn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [1]
Theo Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn: “Năng lực là tổng hợp những thuộc
tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất
định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt nhất trong lĩnh vực hoạt động ấy”
[4]
Như vậy, theo chúng tôi được hiểu năng lực là khả năng của cá nhân thực hiện
một công việc chuyên môn và được thể hiện trong hoạt động thực tiễn. Trong đó, năng
lực được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập, rèn luyện cho
phép con người thực hiện thành công một hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn
6
trong điều kiện cụ thể.
1.1.2. Năng lực chung và năng lực đặc thù
Theo Chương trình Giáo dục phổ thơng – Chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục
và Đào tạo (ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018) đã nêu định hướng về các năng lực
chung của HS cấp THPT gồm các năng lực sau: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực
giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bên cạnh đó, cũng có các
năng lực khác: Năng lực ngơn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực tìm hiểu tự nhiên và
xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất [2].
Trong đó, một số tài liệu nước ngoài quy năng lực vào phạm trù khả năng.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OPEC) quan niệm: “Năng lực là
khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ
thể” [1].
Trên cơ sở đó, các năng lực chun biệt mơn Vật lí được hình thành dựa trên đặc
thù bộ môn, phương pháp nhận thức và vai trị của mơn học đối với thực tiễn. Dưới
đây, là hệ thống năng lực được phát triển theo chuẩn năng lực chun biệt mơn Vật lí
đối với HS 15 tuổi của Cộng hịa Liên bang Đức [2].
Mơn Vật lí giúp hình thành các năng lực sau [2]:
a. Nhận thức vật lý
- Nhận thức được kiến thức, kĩ năng phổ thơng cốt lõi về: mơ hình hệ vật lý;
năng lượng và sóng; lực và trường; nhận biết một số ngành nghề liên quan đến vật lý;
biểu hiện cụ thể là:
- Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật,quá trình
vật lý.
- Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lý; đặc điểm vai trị của các hiện
tượng, q trình vật lý bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ,
biểu đồ.
- Tìm được từ khóa, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thơng tin
logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.
- So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, q trình vật lý
theo các tiêu chí khác nhau.
- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình.
7
- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được các nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra
đước các nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.
- Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân.
b. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý
Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lý đơn giản, gần giũ trong đời
sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để
kiểm tra các dự đốn, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận; biểu hiện cụ thể là:
- Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lý: nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến
vấn đề; phân tích các bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức; kinh
nghiệm đã có và dung ngơn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.
- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề nêu được phán
đốn: xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
- Lập kế hoạch và thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa
chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu
tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.
- Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được giữ liệu từ kết quả tổng quan, thực
nghiệm, điều tra, đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các
tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được
kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.
- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngơn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu
bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo các sau quá trình
tìm hiểu; hợp tác được với các đối tác bằng thái độ tích cực và tơn trọng quan điểm, ý
kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ
được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
- Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho
vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu,
nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong một số trường hợp đơn giản,
bước đầu sử dụng tốn học như một ngơn ngữ và cơng cụ để giải quyết vấn đề; biểu
hiện cụ thể:
8
- Giải thích chứng minh được một vấn đề thực tiễn.
- Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.
- Thiết kế được mơ hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện được một số
phương pháp hay biện pháp mới.
- Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên,
thích ứng với biến đổi khí hậu: có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.
Trong chương trình mơn vật lý, mỗi thành tố của các năng lực chung cũng như
năng lực đặc thù nói trên được đưa vào từng chủ đề, từng mạch nội dung dạy học, dưới
dạng các yêu cầu cần đạt, với các mức độ khác nhau.
Tương ứng với mỗi năng lực, có các năng lực thành phần tương ứng, với chuẩn
kiến thức, kĩ năng thái độ làm nền tảng, để phát triển năng lực đó.
1.1.3. Cấu trúc của năng lực
Theo tác giả Hồng Hịa Bình có hai cách tiếp cận cấu trúc của năng lực [1]: Tiếp
cận cấu trúc của năng lực theo nguồn lực hợp thành. Năng lực là hợp thành giữa các
nguồn lực: tri thức, kĩ năng và thái độ, với sự thể hiện của chúng trong hoạt động là
năng lực hiểu, năng lực làm và năng lực ứng xử. Đó là mối quan hệ giữa nguồn lực
(đầu vào) và kết quả (đầu ra) hay giữa cấu trúc bề mặt với cấu trúc bề sâu của năng
lực.
Tiếp cận cấu trúc của năng lực theo năng lực bộ phận Theo quan điểm này, năng
lực bao gồm:
- Hợp phần: lĩnh vực chuyên môn tạo nên năng lực.
- Thành tố: là các năng lực hoặc các kĩ năng bộ phận, tạo nên mỗi hợp phần.
- Hành vi: là bộ phận được chia tách từ mỗi thành tố.
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề
1.2.1 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề
Theo Pisa 2003: “Năng lực GQVĐ là khả năng một cá nhân có thể sử dụng các
quy trình nhận thức để đối mặt và giải quyết những vấn đề thật mang tính chất liên
ngành trong khi giải pháp không phải luôn rõ ràng và những mảng kiến thức cần thiết
để giải quyết vấn đề, không chỉ nằm riêng rẽ trong một lĩnh vực toán học, khoa học
hay đọc hiểu” [4]
Theo các tác giả Phan Đồng Châu Thủy, Nguyễn Thị Ngân (2017): “NL GQVĐ
9
của HS THPT là khả năng của một HS phối hợp vận dụng những kinh nghiệm bản
thân, kiến thức, kĩ năng của các mơn học trong chương trình THPT để giải quyết thành
cơng các tình huống CVĐ trong học tập và trong cuộc sống của các em với thái độ tích
cực” [7].
Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa, Lê Diễm Phúc, Nguyễn Thị Thu Hà
(2016) [8]:
+ “NL GQVĐ một cách sáng tạo, được khảo sát ở PISA 2012, là NL của một cá
nhân trong quá trình nhận thức nhằm hiểu và giải quyết các tình huống CVĐ khơng có
sẵn lời giải đáp. NL này bao gồm sự tự nguyện tham gia vào các tình huống như trên
để phát huy tiềm năng của các nhân đó như một cơng dân biết đóng góp cho xã hội và
biết phản ánh nhận thức của chính mình” ;
+ “NL hợp tác GQVĐ, được khảo sát ở PISA 2015, là NL của một cá nhân khi
tham gia hiệu quả vào một quá trình GQVĐ cùng với hai thành viên trở lên bằng cách
chia sẽ hiểu biết và những nỗ lực cần thiết để tìm ra giải pháp, đồng thời đóng góp vồn
kiến thức, NL và nỗ lực của mình để hiện thức hóa giải pháp đó”.
Như vậy, năng lực GQVĐ là khả năng của cá nhân tham gia vào quá trình nhận
thức để phát hiện, hiểu và giải quyết các tình huống có vấn đề, mà ở đó HS chưa thể
tìm ra ngay giải pháp để giải quyết vấn đề đó, bao gồm cả thái độ sẵn sàng tham gia
vào các tình huống có vấn đề.
1.2.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề
- Hợp phần: lĩnh vực chuyên môn tạo nên năng lực.
- Thành tố: là các năng lực hoặc các kĩ năng bộ phận, tạo nên mỗi hợp phần.
- Hành vi: là bộ phận được chia tách từ mỗi thành tố.
Từ đó, xác định các năng lực hợp phần của năng lực GQVĐ bao gồm:
- Tìm hiểu vấn đề: Phát hiện, nhận biết vấn đề; làm rõ bản chất của vấn đề; biểu
đạt vấn đề; xác định mục tiêu vấn đề.
Phát hiện, nhận biết vấn đề: Trong quá trình dạy học, GV có nhiều cách để nêu
vấn đề. Một trong những cách đó là sử dụng bài tập Vật lí, tùy vào tình huống cụ thể
mà bài tập GV lựa chọn có thể lựa chọn dạng bài tập khác nhau, giúp học sinh chủ
động, hứng thú trong viêc phát hiện và nhận biết vấn đề. Q trình này địi hỏi học
sinh phải có sự tập trung, chủ động trong việc tiếp cận kiến thức.
10
+ Làm rõ bản chất của vấn đề: Một trong những bước quan trọng trong GQVĐ là
xác định, làm rõ bản chất vấn đề. Để xác định đúng bản chất của vấn đề, HS cần xác
định, giải thích các thơng tin liên quan đến vấn đề. Từ đó, định hướng được vấn đề cần
nghiên cứu.
Biểu đạt vấn đề: Trên cơ sở bản chất của vấn đề đã được xác định, HS cần diễn
đạt vấn đề bằng ngôn ngữ Vật lí, để từ đó nắm rõ được các mối liên hệ để GQVĐ.
Xác định mục tiêu của vấn đề: Việc xác định mục tiêu của vấn đề giúp HS xác
định được hướng, giải pháp cụ thể để GQVĐ.
Đề xuất và lựa chọn giải pháp: Thu thập, sắp xếp, đánh giá thông tin; kết nối
thông tin với kiến thức đã có; đề xuất giải pháp; lựa chọn giải pháp tối ưu.
+ Thu thập, sắp xếp và đánh giá thông tin: Sau khi đã xác định mục tiêu của vấn
đề,HS cần thu thập, sắp xếp, đánh giá những thông tin cần thiết để tìm ra giải pháp
GQVĐ.
Kết nối thơng tin với kiến thức đã có: Từ những thơng tin đã đánh giá, HS cần
tìm ra mối liên hệ giữa vấn đề với những kiến thức đã sẵn có, để trên cơ sở đó đề xuất
các giải pháp GQVĐ.
+ Đề xuất và lựa chọn giải pháp tối ưu: Từ những kiến thức đã có, HS sẽ liên hệ,
đề xuất những giải pháp có thể có để GQVĐ. Trên cơ sở đó, HS cần xem xét, phân
tích, đánh giá các mặt của vấn đề để lựa chọn được phương án tối ưu nhất.
- Thực hiện và đánh giá giải pháp: Thực hiện giải pháp; trình bày, đánh giá kết
quả và giải pháp đã thực hiện; khái quát hóa cho những vấn đề tương tự.
Thực hiện giải pháp: Sau khi lựa chọn được phương pháp tối ưu, HS cần lập kế
hoạch thực hiện giải pháp: tiến trình thực hiện, phân bổ, cách sử dụng các nguồn lực.
Từ đó, thực hiện kế hoạch đề ra để tiến hành GQVĐ.
Trình bày, đánh giá kết quả, giải pháp đã thực hiện: Từ những kết quả thu
được, HS cần đối chiếu với mục tiêu ban đầu để đánh giá kết quả thực hiện. Nêu kết
quả chưa phù hợp, cần tìm ra lí do để khắc phục, hoàn thiện vấn đề. Từ những kết luận
đã nêu cho vấn đề vừa giải quyết, cần khái quát hóa lý thuyết, để áp dụng cho những
vấn đề tương tự, rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo.
11
1.3. Tổng quan về mạng xã hội hiện nay
1.3.1. Khái niệm
Mạng xã hội (Social network) là dịch vụ kết nối các các thành viên có cùng sở
thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau khơng phân biệt về
khơng gian và thời gian [1].
Hiện nay có rất nhiều trang MXH như: Google, Skype, Twitter, Twoo, Zing me,
Line, Facebook nhưng sự phát triển của chúng là khác nhau. Trong đó, Facebook vượt
lên trở thành mạng xã hội dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng của người dùng. Hiện nay ở
Việt Nam, số lượng người dùng Facebook tăng lên đáng kể, có đến 47% người lên
Facebook hơn 3 giờ đồng hồ mỗi ngày và 17% sử dụng 6 tiếng mỗi ngày. Các tính
năng được sử dụng phổ biến của Facebook là bình luận, xem trạng thái và chia sẻ các
trạng thái [3].
1.3.2 Đặc trưng
Đặc điểm nổi bật của MXH là tính kết nối và chia sẻ rất mạnh. MXH đã phá vỡ
tính ngăn cách về địa lý, ngơn ngữ, giới tính và mọi quốc gia trên thế giới [1]. Những
gì bạn nghĩ, bạn làm, những sự kiện xảy ra ở mọi nơi trên khắp thế giới bạn có thể truy
cập được trong tích tắc.
MXH như một trang website mở với nhiều ứng dụng khác nhau. MXH khác với
các trang web ở cách truyền tải thơng tin và tích hợp các ứng dụng. Trang web thông
thường cũng giống như truyền hình, cung cấp nhiều thơng tin, thơng tin càng phong
phú, càng hấp dẫn thì càng tốt. Cịn MXH tạo ra các ứng dụng mở, các công cụ tương
tác để người dùng tự tương tác với nhau và tạo ra dòng tin rồi tự lan truyền dịng tin
đó.
Hình 1.1 Biểu tượng của facebook
Tạo ra một hệ thống trên nền internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ
thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngồi những giới hạn về địa lý và thời gian.
12
Xây dựng nên một mẫu định danh trực tiếp nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng
chung và những giá trị của cộng đồng [1].
Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay
quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ
chức xã hội.
Tốc độ lan truyền nhanh và mạnh, do đó MXH chính là hình thức làm marketing
truyền miệng trên mơi trường internet.
1.3.3. Cấu trúc chung của một mạng xã hội
MXH là một mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng trong cộng đồng thông qua
các tương tác của các thành viên trong chính cộng đồng đó. Mọi thành viên trong xã
hội cùng kết nối và mỗi thành viên là một mắt xích để tạo nên một mạng lưới rộng lớn
truyền tải thơng tin trong đó. Mỗi MXH giống như một xã hội ảo, mỗi tài khoản là một
ngôi nhà trong xã hội đó, MXH hoạt động như một dây chuyền, A chia sẻ cho B, B
chia sẻ cho C, C chia sẻ tiếp D... và cứ thế chuỗi chia sẻ này kéo dài mãi mãi, và mức
độ lan truyền rất nhanh, từ đó nhiều người biết đến và ứng dụng các tiện ích mà mạng
xã hội đem lại [1].
Cấu trúc chung của MXH gồm các phần chính sau: bộ phận update thông tin, bộ
phận cá nhân, bộ phận kết bạn, bộ phận tương tác với bạn bè (chat, video call...), bộ
phận tìm kiếm, bộ phận chia sẻ (file tài liệu, hình ảnh, links, status, video...), bộ phận
giải trí (game, music, album ảnh, giải trí...), lĩnh vực quan tâm (mua bán, kinh doanh).
Các MXH mang một sứ mệnh chung là kết nối mọi người với nhau, bỏ qua rào
cản không gian, thay đổi phương thức giao tiếp của mọi người, khi đã đăng kí trở
thành một thành viên của MXH, chúng ta có thể dễ dàng kết nối với nhiều người, hoặc
thông qua kết nối giữa các thành viên, ta có thể tìm thấy những người thân quen,
những người bạn cũ đã lâu không gặp.
Tất cả những yếu tố trên tạo nên một cấu trúc mạng xã hội tương đối đầy đủ các
tính chất của “xã hội” (xã hội ảo).
1.3.4. Giới thiệu về mạng xã hội Facebook
Facebook là một website MXH truy cập miễn phí do cơng ty Facebook Inc điều
hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo
thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.