Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Luận văn thạc sĩ kinh doanh thương mại (FULL) khảo sát mức độ tác động của các yếu tố đến xu hướng mua thực phẩm hữu cơ trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH


NGUYỄN LIÊN PHƯƠNG

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN
XU HƯỚNG MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ TRỰC TUYẾN
TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH


NGUYỄN LIÊN PHƯƠNG

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN
XU HƯỚNG MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ TRỰC TUYẾN
TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 60340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN ĐƠNG PHONG

TP. Hồ Chí Minh - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là cơng trình nghiên cứu của
bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời
gian qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn tồn
trung thực.

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014
Người cam đoan

Nguyễn Liên Phương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ
BÌA LỜI CAM
ĐOAN MỤC
LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT
TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH
VẼ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 4
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến xu hướng mua thực phẩm hữu cơ
trực tuyến của người tiêu dùng cá nhân tại Tp. HCM................................................ 4
1.3.2. Đối tượng khảo sát: người tiêu dùng cá nhân có hiểu biết về intenet, mua bán trực
tuyến và đang sinh sống hoặc làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.........................4
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu:....................................................................................... 4
1.4. Tổng quan nghiên cứu............................................................................................... 5
1.5. T nh mới của đề tài.................................................................................................... 8
1.6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 9
1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................ 9
1.8. Kết cấu của đề tài.............................................................................................. 11
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................13
2.1. Thực phẩm hữu cơ là gì........................................................................................... 13
2.2. Thương mại điện tử................................................................................................. 13
2.3. Một số mơ hình về nhân tố tác động đến xu hướng tiêu dùng trực tuyến................16
2.3.1. Tổng quan một số nghiên cứu về hành vi tiêu dùng trực tuyến trước đây:
Error! Bookmark not defined.
2.3.2.....................................Thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)
17
2.3.3. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior).................................19


2.3.4. Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)......20
2.3.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng trực tuyến:.....................21
2.3.6. Kết luận:........................................................................................................ 22
2.4. Xây dựng mô hình nghiên cứu và đề xuất giả thuyết............................................... 25
2.4.1. Cảm nhận dễ sử dụng (PE)............................................................................ 26
2.4.2. Cảm nhận hữu ch (PU)................................................................................. 27
2.4.3. Cảm nhận rủi ro (PR):.................................................................................... 28

2.4.4. Kinh nghiệm của khách hàng (CE)................................................................ 29
2.4.5. Thuộc t nh của sản phẩm, công ty (PA):........................................................ 29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 31
3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................................... 31
3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ.......................................................................... 32
3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu chính thức.................................................................. 32
3.2. Phương pháp chọn mẫu và xử lý dữ liệu................................................................. 33
3.2.1. Mẫu và thông tin mẫu................................................................................... 33
3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu............................................................................ 33
3.3. Xây dựng thang đo:................................................................................................. 34
3.3.1 Thang đo Cảm nhận hữu ích.......................................................................... 37
3.3.2. Thang đo cảm nhận dễ sử dụng..................................................................... 38
3.3.3 Thang đo cảm nhận rủi ro:.............................................................................. 39
3.3.4. Thang đo về kinh nghiệm của người tiêu dùng:............................................. 40
3.3.5. Thang đo về thuộc tính của sản phẩm và cơng ty.......................................... 41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 43
4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu....................................................................................... 43
4.2. Phân t ch thang đo................................................................................................... 46
4.2.1 Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha................................................................ 46
4.2.1.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng mua thực phẩm hữu cơ trực tuyến 46
4.2.1.2 Thang đo Xu hướng mua thực phẩm hữu cơ trực tuyến..............................49


4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA............................................................................ 50
4.2.2.1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến Xu hướng mua thực phẩm hữu cơ trực tuyến:
50
4.2.2.2. Phân tích nhân tố thang đo xu hướng mua thực phẩm hữu cơ trực tuyến ...57 4.3.
Hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết:.................................................. 59
4.4. Phân t ch tương quan và hồi quy tuyến t nh:........................................................... 60
4.4.1. Xác định biến độc lập, biến phụ thuộc:.......................................................... 60

4.4.2. Phân t ch tương quan..................................................................................... 60
4.4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội.................................................................... 61
4.4.3.1 Kiểm định các giả định hồi quy................................................................... 62
4.4.3.2 Đánh giá độ phù hợp, kiểm định độ phù hợp của mơ hình và hiện tượng đa cộng
tuyến

65

4.4.3.3 Phương trình hồi quy tuyến tính bội............................................................66
4.4.3.4 Tổng kết kết quả kiểm định các giả thuyết................................................... 66
4.5. Phân t ch ảnh hưởng của các biến định t nh trong đánh giá Xu hướng mua thực
phẩm hữu cơ trực tuyến........................................................................................... 67
4.5.1. Phân tích sự khác biệt về giới tính trong đánh giá xu hướng mua thực phẩm hữu cơ
trực tuyến:................................................................................................................ 67
4.5.2. Phân tích sự khác biệt về độ tuổi trong đánh giá Xu hướng mua thực phẩm hữu cơ
trực tuyến................................................................................................................. 68
4.5.3. Phân tích sự khác biệt về tình trạng hơn nhân trong đánh giá Xu hướng mua thực
phẩm hữu cơ trực tuyến........................................................................................... 69
4.5.4. Phân tích sự khác biệt về trình độ trong đánh giá Xu hướng mua thực phẩm hữu cơ
trực tuyến................................................................................................................. 69
4.5.5. Phân tích sự khác biệt về nghề nghiệp trong đánh giá Xu hướng mua thực phẩm
hữu cơ trực tuyến..................................................................................................... 70
4.5.6. Phân tích sự khác biệt về thu nhập trong đánh giá Xu hướng mua thực phẩm hữu cơ
trực tuyến................................................................................................................. 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................ 73


5.1 Kết luận............................................................................................................. 73
5.2. Ý nghĩa và kết quả nghiên cứu:........................................................................ 77
5.2.1.Ý nghĩa về mặt lý thuyết:................................................................................ 77

5.2.2. Ý nghĩa thực tiễn:.......................................................................................... 78
5.3. Hàm ý quản trị đối với doanh nghiệp bán sản phẩm hữu cơ trực tuyến tại TP.HCM:
78
5.3.1. Minh bạch và chi tiết hóa thơng tin về sản phẩm và cơng ty.........................79
5.3.2. Tăng khả năng cảm nhận tính hữu dụng của hình thức mua hàng trực tuyến: ...
........................................................................................................................79
5.3.3. Giảm thiểu mức độ cảm nhận rủi ro khi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng:
80
5.3.4. Tăng t nh dễ sử dụng hình thức mua hàng trực tuyến cho người tiêu dùng: ..81 5.4.
Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai......................................................... 81
5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu:......................................................................................... 81
5.4.2 Những cơ hội nghiên cứu trong tương lai:............................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TMĐT:

Thương mại điện tử

CNTT:

Công nghệ thơng tin

Tp.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh


VECITA:

Cục thương mại điện tử và cơng nghệ thơng tin

ATVSTP:

An tồn vệ sinh thực phẩm

TAM:

Technology acceptance model - Mơ hình chấp nhận cơng nghệ

TPB:

Theory of planned behavior - Thuyết hành vi dự định

TRA:

Theory of reasoned action - Thuyết hành động hợp lý

SPSS:

Statistical Package for the Social Sciences – Phần mềm SPSS
(Thống kê cho khoa học xã hội)

EFA:

Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

KMO:


Hệ số Kaiser – Mayer – Olkin

Sig.:

Observed significance level – Mức ý nghĩa quan sát

VIF:

Variance inflation factor – Hệ số phóng đại phương sai

ANOVA:

Analysis of Variance – Phân t ch phương sai

T-test:

Independent – Sample T-Test – Kiểm định giả thuyết về sự cân bằng
nhau giữa hai trung bình mẫu trong trường hợp mẫu độc lập

PU:

Cảm nhận hữu ích

PE:

Cảm nhận dễ sử dụng

PR:


Cảm nhận rủi ro

CE:

Kinh nghiệm người dùng

AP:

Thông tin sản phẩm


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:

Tóm tắt các nghiên cứu trước đây......................................................16

Bảng 2.1:

Các yếu tố tác động đến xu hướng tiêu dùng trực tuyến.....................21

Bảng 2.2:

So sánh mơ hình lý thuyết..................................................................23

Bảng 3.1:

Thang đo sơ bộ..................................................................................35

Bảng 3.2:


Kết quả thang đo cảm nhận hữu ích...................................................37

Bảng 3.3:

Kết quả thang đo cảm nhận dễ sử dụng..............................................38

Bảng 3.4:

Kết quả thang đo cảm nhận rủi ro......................................................39

Bảng 3.5:

Kết quả thang đo kinh nghiệm người tiêu dùng.................................40

Bảng 3.6:

Kết quả thang đo thuộc tính sản phẩm, cơng ty..................................41

Bảng 4.1:

Mơ tả mẫu..........................................................................................43

Bảng 4.2:

Kết quả phân tích hệ số tin cậy của thành phần thuộc tính sản phẩm,

cơng ty

...........................................................................................................46


Bảng 4.3:

Kết quả phân tích hệ số tin cậy của thành phần cảm nhận hữu ích.....47

Bảng 4.4:

Phân tích hệ số tin cậy của thành phần cảm nhận dễ sử dụng............48

Bảng 4.5:

Kết quả phân tích hệ số tin cậy của thành phần cảm nhận rủi ro........48

Bảng 4.6:

Kết quả phân tích hệ số tin cậy của thành phần kinh nghiệm người

dùng

...........................................................................................................49

Bảng 4.7:

Kết quả phân tích hệ số tin cậy của thành phần xu hướng mua..........49

Bảng 4.8:

Kết quả phân tích nhân tố lần 1..........................................................50

Bảng 4.9:


Bảng ma trận xoay nhân tố 1..............................................................51

Bảng 4.10:

Kết quả phân tích nhân tố lần 2..........................................................52

Bảng 4.11:

Bảng ma trận xoay nhân tố 2..............................................................53

Bảng 4.12:

Kết quả phân tích nhân tố lần 3..........................................................55

Bảng 4.13:

Bảng ma trận xoay nhân tố 3..............................................................55

Bảng 4.14:

Bảng kiểm định KMO & Bartlett’s.....................................................58

Bảng 4.15:

Bảng total variance explained............................................................58


Bảng 4.16:

Bảng component matrix.....................................................................58


Bảng 4.17:

Ma trận hệ số tương quan Pearson.....................................................61

Bảng 4.18:

Bảng Coefficients...............................................................................62

Bảng 4.19:

Kiểm định Spearman..........................................................................63

Bảng 4.20:

Bảng tóm tắt mơ hình.........................................................................65

Bảng 4.21:

Bảng phân t ch phương sai Anova......................................................65

Bảng 4.22:

Kết quả kiểm định các giả thuyết.......................................................67

Bảng 4.23:

Bảng kết quả kiểm định t-test.............................................................68

Bảng 4.24:


Kết quả kiểm định Levene 1...............................................................68

Bảng 4.25:

Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova 1...............................68

Bảng 4.26:

Kết quả kiểm định Levene 2...............................................................69

Bảng 4.27:

Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova 2...............................69

Bảng 4.28:

Kết quả kiểm định Levene 3...............................................................70

Bảng 4.29:

Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova 3...............................70

Bảng 4.30:

Kết quả kiểm định Levene 4...............................................................70

Bảng 4.31:

Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova 4...............................71


Bảng 4.32:

Kết quả kiểm định Levene 5...............................................................71

Bảng 4.33:

Kết quả kiểm định phương sai Oneway Anova 5...............................71


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1:

Mơ hình Thuyết hành động hợp lý.....................................................18

Hình 2.2:

Mơ hình Thuyết hành vi dự định........................................................19

Hình 2.3:

Mơ hình Chấp nhận cơng nghệ...........................................................20

Hình 2.4:

Mơ hình nghiên cứu sơ bộ..................................................................26

Hình 3.1:

Quy trình nghiên cứu.........................................................................31


Hình 4.1:

Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh..........................................................59

Hình 4.2:

Biểu đồ tần số Histogram...................................................................64

Hình 4.3:

Biểu đồ phân tán phần dư...................................................................64


12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỉ 21, chúng ta sẽ chứng kiến cả thế giới chuyển mình sang một thời đại
mới, thời đại của công nghệ trực tuyến, thời đại của internet. Internet đã tạo ra một
bước đột phá to lớn thơng qua sự tham gia của mình vào tất cả các loại hình kinh
doanh, tất cả các doanh nghiệp: từ kinh doanh trực tuyến, chuỗi cung ứng trực
tuyến, phân phối trực tuyến, thanh tốn trực tuyến, giải trí trực tuyến, học hành trực
tuyến, khai thuế trực tuyến, chính phủ trực tuyến... Internet đã mở ra một cửa sổ cơ
hội để kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới mà khơng có giới hạn về thời gian
và khơng gian. Người tiêu dùng có thể đặt mua hàng hóa và dịch vụ hầu như bất cứ
nơi nào, 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần mà không lo lắng về giờ, múi giờ, hoặc
ùn tắc giao thông (Li & Gery 2000; Waldo & Merritt 2000). Theo thống kê của
eMarketer, doanh số bán lẻ trực tuyến toàn thế giới năm 2012 đã vượt 1 nghìn tỷ
USD, tăng 21,7% so với năm 2011 và dự đoán trong các năm 2014, 2015, 2016,

2017 sẽ tăng tương ứng 18,3%, 14,5%, 12,4% và 11%. Điều này cho thấy vai trò
ngày càng quan trọng của Thương mại điện tử (TMĐT) trong quá trình phát triển
kinh tế trên toàn thế giới và việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh
doanh là xu thế tất yếu đối với các quốc gia, các doanh nghiệp và cá nhân trong thời
đại hiện nay.
Sớm nhận thức được điều này, từ những năm 2000, Ch nh phủ Việt Nam đã khơng
ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng, hồn thiện hành lang pháp lý và đề ra nhiều chính
sách hỗ trợ cho quá trình phát triển TMĐT. Theo báo cáo TMĐT năm 2012 của Cục
TMĐT và CNTT, doanh thu bán lẻ trực tuyến của Việt Nam đạt khoảng 700 triệu
USD và dự đoán đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2015. Ngoài ra, trong hơn 3000 doanh
nghiệp tham gia khảo sát thì 100% doanh nghiệp có trang bị máy tính, 99% doanh
nghiệp có kết nối với internet, 42% doanh nghiệp có website (tăng 12% so với năm
2011), 38% doanh nghiệp có chức năng đặt hàng trực tuyến trên website (tăng 6%
so với 2011). Riêng trong năm 2013 tỉ lệ dân số Việt Nam có truy cập Internet lên


đến khoảng 34 triệu người, chiếm khoảng 36% tổng số dân (khoảng 90 triệu người)
theo công bố mới nhất từ Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin
(VECITA) thuộc Bộ Công thương.
Đặc biệt khảo sát của VECITA cho biết, năm 2013, 57% số người truy cập Internet
của Việt Nam có tham gia mua sắm online, 81% số người sử dụng đã dùng Internet
hằng ngày, với tổng số giờ truy cập Internet lên tới 5.6 giờ/ngày, 6.4 ngày/tuần.
Những con số ấn tượng trên đây là bằng chứng xác thực nhất để minh chứng cho sự
phát triển tất yếu trong tương lai của thương mại điện tử, mua bán trực tuyến và
doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu bắt kịp xu thế này.
Trong khi thương mại điện tử đang là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội thì thực
phẩm sạch cũng đang là mối quan tâm hàng đầu của mọi người tiêu dùng. Mấy năm
trở lại đây chúng ta khơng khỏi rùng mình trước nguồn thơng tin thực phẩm bẩn,
thực phẩm nhiễm khuẩn tràn lan trên thị trường. Khơng ít những ca tử vong, ngộ
độc thực phẩm thậm chí cả một làng ung thư do sự đầu độc của nguồn thực phẩm

bẩn.
Trong 4 tháng đầu năm 2014:
Theo thống kê của Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), cả nước đã ghi nhận 38 vụ
ngộ độc thực phẩm làm cho 1.194 người ngộ độc, trong đó có 15 người đã tử vong.
Nguyên nhân chính là thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật và độc tố tự nhiên. Cục An
tồn thực phẩm cảnh báo tình hình ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực
phẩm đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là vào mùa hè
nắng nóng.
Trước những khuyến cáo của các nhà chức trách về thực trạng đáng buồn trên như:
lực lượng thanh tra mỏng, chưa đủ mạnh, thiếu kinh phí tuyên truyền, chế tài xử
phạt chưa nghiêm… là những bài ca muôn thủa được lặp đi lặp lại. Theo thống kê
của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), hiện có khoảng 30% người kinh
doanh thực phẩm, hơn 15% người tiêu dùng và gần 20% người chế biến chưa hiểu
đúng về ATVSTP. Đáng lưu ý là còn gần 20% lãnh đạo, quản lý chưa hiểu đúng về
ATVSTP. Cho đến thời điểm này, mỗi khi có vụ việc gì xảy ra trách nhiệm khó quy


tụ về một cơ quan đầu mối bởi chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng đối với
các bộ, ngành cụ thể.
Người dân khơng may rơi vào ai thì phải chịu, nếu muốn khởi kiện thì kêu ai và ai
là người chịu trách nhiệm? Với 9,3 triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ trên cả nước và mỗi
ngày có hơn 10.000 loại thực phẩm mới ra đời, số lượng thực phẩm trên thị trường
ngày càng nhiều nên công tác quản lý, kiểm tra ATVSTP gặp rất nhiều khó khăn.
Đặc biệt TP. HCM với gần 8 triệu dân và là trung tâm kinh tế xã hội của cả nước
hiện đang là điểm nóng nhất đối mặt với rất nhiều vấn nạn về vệ sinh an toàn thực
phẩm, trong khi các cơ quan chức năng hoạt động chưa hiệu quả thì mỗi người tiêu
dùng phải tự trang bị cho mình vốn kiến thức để trở thành người tiêu dùng thông
thái lựa chọn đúng sản phẩm đúng nguồn cung cấp để có bữa ăn an tồn cho gia
đình. Điều cần nhất của thị trường thực phẩm bây giờ là những nhà cung cấp có
đầy đủ kiến thức về VSATTP và có cái tâm xây dựng nguồn cung thực phẩm lành

sạch cho mọi nhà.
Chính vì những ngun nhân trên tơi quyết định nghiên cứu đề tài:
Khảo sát mức độ tác động của các yếu tố đến xu hướng mua thực phẩm hữu cơ
trực tuyến của người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này không chỉ để xác định và khám phá tầm quan
trọng tương đối của các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua thực phẩm hữu cơ trực
tuyến của người tiêu dùng tại Tp. HCM. Mà những phát hiện từ nghiên cứu này
cung cấp thông tin hữu ích cho các quản trị doanh nghiệp, và bộ phận tiếp thị trong
việc ưu tiên phân bổ nguồn lực của họ về nhân lực, đầu tư, tiếp thị, và thời gian để
cải thiện cũng như tác động vào cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả cuối
cùng sẽ nâng cao khả năng chấp nhận rộng lớn hơn nữa hình thức kinh doanh trực
tuyến. Kết quả từ nghiên cứu này có lợi cho các nhà phát triển web trong việc thiết
kế trang web hấp dẫn để hút sự chú ý của người tiêu dùng khi mua sản phẩm trực
tuyến. Bên cạnh đó chi phí sử dụng Internet nên được giảm để làm cho nó cạnh
tranh hơn và giá cả phải chăng phù hợp với nhiều ngừơi tiêu dùng hơn.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng mua
thực phẩm hữu cơ trực tuyến của người tiêu dùng tại Tp.HCM

-

Khám phá các nhân tố tác động mạnh mẽ đế xu hướng mua để đưa ra các
chính sách quản lý về nguồn lực nhân sự, tài chính hợp lý.

-


Đề xuất một số kiến nghị nhằm gia tăng xu hướng sử dụng dịch vụ mua thực
phẩm hữu cơ trực tuyến của khách hàng cá nhân tại Tp.HCM

Từ các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Các nhân tố nào tác động đến xu hướng sử dụng dịch vụ
mua thực phẩm hữu cơ trực tuyến của người tiêu dùng tại Tp.HCM?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của từng nhân tố trên đến xu hướng sử
dụng dịch vụ mua thực phẩm hữu cơ trực tuyến của người tiêu dùng tại Tp.HCM là
như thế nào?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến xu hướng mua thực phẩm
hữu cơ trực tuyến của người tiêu dùng cá nhân tại Tp. HCM
1.3.2. Đối tượng khảo sát: người tiêu dùng cá nhân có hiểu biết về intenet, mua
bán trực tuyến và đang sinh sống hoặc làm việc tại Thành phố Hồ Ch
Minh.
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu:
-

Thông tin, dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu, thu thập trên các bài báo, bài
nghiên cứu khoa học, sách chuyên ngành về lĩnh thương mại điện tử, mua
bán trực tuyến thực phẩm hữu cơ

-

Thông tin, dữ liệu sơ cấp sẽ được điều tra, thu thập thông qua khảo sát bảng
câu hỏi với hình thức phỏng vấn trực tiếp và gửi qua email đến các đối tượng
khảo sát.

- Thời gian và địa điểm: từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2014 tại Tp. HCM, Việt


Nam.


1.4. Tổng quan nghiên cứu
1.4.1 Shefali Kumar (2000). Nghiên cứu dự định hành vi của người tiêu dùng
đối với mua sắm trực tuyến
Mơ hình nghiên cứu: Thuyết hành vi dự định TPB
Mẫu quan sát: n=303
Kết quả nghiên cứu: thái độ, quy chuẩn chủ quan, cảm nhận về sự tự chủ trong hành
vi và sự mua hàng trước đó là yếu tố dự báo quan trọng về dự định hành vi. Sản
phẩm / sự tiện lợi, dịch vụ khách hàng (yếu tố thái độ), mua và giao hàng, chương
trình khuyến mãi, thuộc tính sản phẩm, quy chuẩn chủ quan, giờ làm việc trực
tuyến, tiền chi tiêu trực tuyến là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi mua
hàng. Dự định hành vi mua sắm trực tuyến thì cao nhất là đối với các sản phẩm cá
nhân, có sự nhấn mạnh về thông tin và những sản phẩm gia dụng.
Hạn chế của nghiên cứu:
Những phát hiện của nghiên cứu này không được thiết lập cho tổng số dân, những
nơi mà có đặc t nh địa lý khác nhau sẽ có những phản hồi khác nhau về hành vi tiêu
dùng trực tuyến. Nhóm người tiêu dùng được nghiên cứu chủ yếu thuộc độ tuổi từ
45-50, thu nhập hơn 90 ngàn đô la và đang kết hôn, nên kết quả nghiên cứu không
đại diện cho tổng số dân
1.4.2. MU Sultan & M Uddin (2011). Thuyết hành động hợp lý TAM
Mơ hình nghiên cứu: Thuyết hành động hợp lý TAM
Mẫu quan sát: n=100
Kết quả nghiên cứu: nghiên cứu cho rằng có bốn yếu tố ảnh hưởng đối với mua sắm
trực tuyến tại Gotland, trong đó yếu tố tác động mạnh nhất là thiết kế Website / đặc
trưng, tiếp đến là sự thuận tiện, sự tiết kiệm thời gian và sự bảo mật. Nghiên cứu
cũng phát hiện ra rằng có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực
tuyến bao gồm giá, chiết khấu, thông tin phản hồi từ những khách hàng trước đó và
chất lượng của sản phẩm. Các kết quả nghiên cứu về với lứa tuổi và thái độ đối với



mua sắm trực tuyến đã cho thấy những người lớn tuổi thường không nên quan tâm
đến cửa hàng trực tuyến.
Hạn chế của nghiên cứu: nghiên cứu này được thực hiện tại Gotland, một tỉnh thuộc
Thụy Điển với số mẫu quan sát nhỏ, nên kết quả của nghiên cứu khó có thể khái
qt hóa cho tình hình thực tế tại những địa phương khác, khu vực khác. Quá trình
lấy mẫu khảo sát chủ yếu dựa vào dữ liệu tự báo cáo, nên chưa có sự khách quan,
tính chính xác của dữ liệu nhận được
1.4.3. OrapinLaohapensang (2009). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mua sắm
trực tuyến của người tiêu dùng Thái Lan
Mơ hình nghiên cứu: thuyết hành vi dự định TPB
Mẫu quan quan sát: n=400
Kết quả nghiên cứu: trong cuộc nghiên cứu này cho rằng thái độ của một khách
hàng tiềm năng, các quy chuẩn chủ quan của khách hàng và cảm nhận về sự tự chủ
trong hành vi có ảnh hưởng đến dự định hành vi mua sắm trực tuyến. Nghiên cứu
nhằm mục đ ch xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mua sắm trực tuyến của người
tiêu dùng Thái Lan để trả lời câu hỏi TPB giải th ch như thế nào về dự định mua
sắm trực tuyến ở Thái Lan. Sau đó, so sánh được thực hiện giữa dự định hành vi
trên lý thuyết và thực trạng của việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến của người tiêu
dùng tại Thái Lan. Công nghệ trực tuyến được coi là rào cản chính cho việc mua
sắm trực tuyến. Ngược lại, thái độ của một khách hàng tiềm năng là yếu tố có ảnh
hưởng nhất về dự định mua sắm trực tuyến.
1.4.4. BGC Dellaertet al. (2004). Yếu tố thái độ ảnh hưởng như thế nào đến hành
vi mua sắm trực tuyến
Mơ hình nghiên cứu: Thuyết hành động hợp lý TAM
Mẫu quan sát: n=321
Kết quả nghiên cứu: nghiên cứu cho thấy thái độ đối với mua sắm trực tuyến và dự
định hành vi mua sắm trực tuyến không chỉ bị ảnh hưởng bởi t nh dễ sử dụng, hữu



ch, và sự hưởng thụ, mà còn bởi các yếu tố ngoại sinh như đặc điểm người tiêu
dùng, các yếu tố tình huống, đặc t nh sản phẩm, kinh nghiệm mua sắm trực tuyến
trước đó, và sự tin tưởng vào mua sắm trực tuyến.
Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến bên cạnh có giá trị khoa học cao khi phát
hiện ra những nhân tố tác động cịn là thơng tin hữu ích cho các doanh nghiệp kinh
doanh bán hàng trực tuyến xây dựng các chính sách marketing phù hợp nhằm tác
động hiệu quả hơn đến thái độ và hành vi tích cực từ phía khách hàng của mình.
Hạn chế của nghiên cứu: nghiên cứu phân tích sự khác biệt trong thái độ và tư duy
quyết định đến hành vi mua sắm nên tuy đã tham khảo rất nhiều nghiên cứu thực
chứng trước đó cũng khơng tránh khỏi việc xác đinh các thuộc t nh thang đo chưa
được chặt chẽ, làm cho q trình chạy mơ hình khá vất vả, loại bỏ nhiều biến và
hiệu chỉnh mơ hình nhiều lần. Và để thu thập được dữ liệu cho nghiên cứu chúng tôi
đa tương đối tốn thời gian, sử dụng nhiều kĩ thuật tính tốn, thống kê...
1.4.5. Bellman, Lohse & Johnson 1999. Dự báo hành vi mua hàng trực tuyến của
người tiêu dùng
Mơ hình nghiên cứu: Thuyết thái độ và hành vi ABT
Mẫu quan sát: n=10820
Kết quả nghiên cứu: Người tiêu dùng mua sắm trực tuyến để tiết kiệm thời gian,
chính vì vậy các trang Web nên thuận tiện, và có quy trình kiểm tra dễ dàng. Các
yếu tố về nhân khẩu học không ảnh hưởng đến người mua trực tuyến hay nói một
cách khác là ảnh hưởng khơng đáng kể đến xu hướng tiêu dùng này. Những người
tiêu dùng trực tuyến sẽ là những ―người theo đuôi‖ trang web của bạn, họ sẽ luôn
quan sát theo dõi, các thông tin, chương trình bán hàng cũng như sự hoạt động kinh
doanh của bạn, để đưa ra quyết định gắp bó với bạn hay không.
Hạn chế của nghiên cứu: dữ liệu là tự báo cáo và kết quả không thể đại diện cho
tổng số dân


1.4.6. Chen & Wells 1999. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng trực tuyến

Mơ hình nghiên cứu: thuyết hành động hợp lý TRA
Mẫu quan sát: n=120
Kết quả nghiên cứu: giải trí, nhiều thơng tin về sản phẩm là yếu tố chi phối các đánh
giá dịch vụ của người tiêu dùng. Trang web phải được thiết kế đẹp mắt, tiện lợi dễ
sử dụng. Website, quy trình mua hàng, đặt hàng phải được bố trí khơng lộn xộn,
khơng cồng kềnh, khơng gây nhầm lẫn, và khơng gây khó chịu cho người tiêu dùng
1.4.7. Tan 1999. Chiến lược giảm thiểu cảm nhận rủi ro cho người tiêu dùng khi
mua hàng trực tuyến
Mơ hình nghiên cứu: thuyết hành vi (Behavioral Theory)
Mẫu quan sát: n=196
Kết quả nghiên cứu: người tiêu dùng có cảm nhận rằng mua sắm trực tuyến gặp
nhiều rủi ro hơn mua sắm trực tiếp. Hình ảnh thương hiệu là yếu tố tác động mạnh
đến cảm nhận rủi ro của khách hàng mua hàn trực tuyến. Sản phẩm khác nhau mang
mức độ rủi ro khác nhau. Ngươi tiêu dùng sẽ cảm thấy an toàn khi mua sắm trực
tuyến nếu được giới thiệu bởi nhóm tham khảo (gia đình, bạn bè...), danh tiếng nhà
bán lẻ, hình ảnh thương hiệu, và bảo hành.
Hạn chế của nghiên cứu: số lượng người thật sự chấp nhận rủi ro để tiêu dùng là rất
thấp, vì vậy lượng sinh viên tham gia điều tra không phải là con số đáng thuyết
phục để đại diện cho hành vi của tổng số dân.
1.5. T nh mới, ý ngh a thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu khám phá mức độ tác động của từng
yếu tố đến xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ trực tuyến của khách hàng cá
nhân tại thị trường TP.HCM. Nghiên cứu đã xây dựng mơ hình mới với các nhân tố
mới dựa trên các nghiên cứu trước, đặc biệt mơ hình trong nghiên cứu chỉ tập trung
vào một số nhân tố quan trọng về cảm nhận hữu ích và cảm nhận dễ sử dụng của


―công nghệ mua sắm thực phẩm hữu cơ trực tuyến‖. Riêng lĩnh vực thực phẩm hữu
cơ trực tuyến hiện đang cịn rất hiếm và rất thiếu những mơ hình thực nghiệm để
giải thích và phân tích hành vi của khách hàng, nên hy vọng nghiên cứu có thể bổ

sung một phần nhỏ vào nguồn tài liệu thực nghiệm cho những nghiên cứu về lĩnh
vực này về sau.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành theo hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính.
Nghiên cứu định t nh được tiến hành thơng qua phỏng vấn một số chuyên gia trong
lĩnh vực thương mại điện tử và kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm với các cá
nhân đã và đang sử dụng dịch vụ mua thực phẩm trực tuyến tại Tp. HCM. Nội dung
phỏng vấn, thảo luận sẽ được ghi chép lại làm cơ sở cho việc xây dựng, hiệu chỉnh
và bổ sung các biến quan sát trong thang đo.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Mẫu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp và qua email.
Sau khi thu thập đủ số lượng mẫu yêu cầu, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm
SPSS nhằm kiểm định thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân
tích nhân tố khám phá EFA. Sau đó các nhân tố được rút trích từ tập dữ liệu sẽ được
đưa vào phân t ch hồi quy nhằm đánh giá mơ hình đề xuất và kiểm định các giả
thuyết.
1.7. Ý ngh a thực tiễn của đề tài
Đề tài ―Mức độ tác động của các nhân tố đến xu hướng mua thực phẩm hữu cơ
trực tuyến của người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh” sẽ cung cấp những thơng tin
bổ ích về thị trường kinh doanh thực phẩm hữu cơ trực tuyến cũng như những nhân
tố quan trọng tác động đến xu hướng tiêu dùng thực phẩm trực tuyến này tại thị


trường Tp.HCM. Hiện đây đang là một lĩnh vực mà rất ít nghiên cứu tìm hiểu và
phát triển trước đó.
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về nhân tố tác động đến xu hướng tiêu dùng sản
phẩm trực tuyến nhưng lại đặc biệt các nghiên cứu này chỉ chú trọng đến các sản
phẩm cơng nghệ, ít nghiên cứu tồn tại liên quan đến các sản phẩm tiêu dùng. Ba lý

thuyết sử dụng thường xuyên nhất cho nghiên cứu về sản phẩm cơng nghệ đó là: mơ
hình chấp nhận cơng nghệ (TAM), mơ hình hành vi dự định (TPB) và mơ hình hành
động hợp lý (TRA) (Abels, Liebscher & Denman 1996; Bellman, Lohse & Johnson
1999; Bezjian-Avery, Calder & Iacobucci 1998; Goldsmith 2001; Limayem,
Khalifa & Frini 2000; Taylor & Todd 1995; Venkatesh & Davis 2000;
Vijayasarathy & Jones 2000).
Do còn thiếu các nghiên cứu trước trong lĩnh vực về xu hướng mua hàng trực
tuyến thực phẩm hữu cơ để đối chứng và so sánh nên nghiên cứu này đã thực hiện
theo ba giai đoạn: giai đoạn một bao gồm một nghiên cứu tổng quan tài liệu để tìm
hiểu và xác định một khn khổ lý thuyết thích hợp cho đề tài nghiên cứu, tơi đã
lựa chọn mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) làm mơ hình nền tảng. Giai đoạn hai
là một nghiên cứu khảo sát sử dụng các cuộc thảo luận nhóm tập trung, thảo luận
với chuyên gia để đạt được cái nhìn sâu sắc của người tiêu dùng và sự hiểu biết để
tiếp tục phát triển và tinh chỉnh mơ hình đề xuất và giả thuyết cho nghiên cứu này.
Cuối cùng, một cuộc khảo sát trực tuyến quy mô lớn đã được tiến hành để thu thập
dữ liệu để kiểm tra các mơ hình giả thuyết. Vì vậy tơi tin rằng nghiên cứu này sẽ bổ
sung một mơ hình giải thích mới cho hành vi xu hướng tiêu dùng thực phẩm trực
tuyến cho những nghiên cứu trong tương lai
Ngồi những đóng góp về mặt lý thuyết, những phát hiện của nghiên cứu này cũng
ảnh hưởng đến nhiều ứng dụng quản lý trong kinh doanh. Các đóng góp thiết thực
chính có thể được tóm tắt như sau:
• Thứ nhất, nghiên cứu này cung cấp thơng tin hữu ích cho các nhà quản trị
doanh nghiệp để ưu tiên nguồn lực của họ về nguồn nhân lực, đầu tư, thời
gian và phân bổ ngân sách.


• Thứ hai, các nhà quản lý tiếp thị có thể lập kế hoạch tiếp thị hỗn hợp để phục
vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trực tuyến và tăng sự hài lòng của người
tiêu dùng này bằng cách tìm các chiến lược thích hợp và chiến thuật để đối
phó với các yếu tố nền tảng khám phá trong nghiên cứu này. Việc đi chợ đối

với những người tiêu dùng bận rộn trong điều kiện thị trường thực phẩm
―bấn loạn‖ về chất lượng có thể coi là một vấn đề phải được chú trọng và là
một cơ hội đối với những doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này.
Hãy cung cấp cho người tiêu dùng một giải pháp đi chợ nhanh chóng và an
tồn, họ chỉ cần vài cú nhấp chuột là có thực phẩm sạch giao đến tận bếp ăn.
Nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ những nhân tố quan trọng tác động đến xu
hướng tiêu dùng thực phẩm sạch trực tuyến của khách hàng để người đọc có
thể hiểu sâu sắc hơn hành vi tiêu dùng của họ từ đó đưa ra một dịch vụ kiện
tồn nhất về mua bán trực tuyến.
• Thứ ba, nó cung cấp đầu vào hữu ích để các nhà phát triển Web có thể thiết
kế nội dung hấp dẫn và hiệu quả để thu hút người tiêu dùng.
• Cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách của chính phủ có thể sử dụng
thông tin này để thúc đẩy doanh nghiệp trực tuyến bằng cách cải thiện cơ sở
hạ tầng và các quy định liên quan đến các vấn đề Internet, bảo hiểm, phòng
chống gian lận, an ninh và sự riêng tư để tạo điều kiện và khuyến khích sự
tham gia nhiều hơn của người tiêu dùng trong việc mua và bán sản phẩm trực
tuyến.
1.8. Kết cấu của đề tài:
Đề tài gồm có 5 chương và các phần tài liệu tham khảo, phụ lục, được sắp
xếp theo bố cục sau:
Chương 1: Mở đầu - Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của
đề tài và kết cấu của đề tài.


Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu - Trình bày về khái niệm thực
phẩm sạch, thương mại điện tử, dịch vụ mua bán trực tuyến. Trong chương này
cũng sẽ trình bày một số mơ hình lý thuyết về các nhân tố tác động đến xu hướng và
hành vi sử dụng công nghệ và kết quả của một số nghiên cứu trước đây về xu hướng
sử dụng dịch vụ mua bán thực phẩm trực tuyến.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Trình bày về qui trình nghiên cứu, cách
thức xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu, q trình thu thập thơng tin, cơng
cụ xử lý dữ liệu và các kỹ thuật phân tích thống kê được sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Trình bày và diễn giải kết quả của nghiên cứu
định lượng chính thức, bao gồm các kết quả phân tích thống kê mơ tả mẫu, kiểm
định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân t ch nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi
quy bội, phân tích T-test và ANOVA.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị - Trình bày những kết quả đáng chú ý thu được
từ cơng trình nghiên cứu này, đồng thời đề xuất một số kiến nghị cho các doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ mua bán thực phẩm sạch trực tuyến và các cơ quan quản
lý liên quan để có thể thu hút nhiều người sử dụng dịch vụ mua bán trực tuyến nói
riêng và thương mại điện tử nói chung.
Tài liệu tham khảo và Phụ lục


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.

Thực phẩm hữu cơ là gì

Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức canh
tác hữu cơ. Phương thức canh tác này yêu cầu khơng sử dụng phân bón hóa học, các
hóa chất bảo vệ thực vật độc hại, các chất k ch th ch tăng trưởng. Nền nông nghiệp
với các phương thức canh tác hữu cơ gọi là nền nông nghiệp hữu cơ (Theo Bộ nông
nghiệp Australia)
Canh tác nông nghiệp hữu cơ không sử dụng:
- Phân bón được sản xuất từ hóa chất hoặc phân người,
- Chất diệt cỏ và thuốc trừ sâu nguy hiểm còn dư lại trong đất trồng trong một thời
gian dài và những t ch lũy trong cơ thể động vật.
Để giữ, xây dựng cấu trúc và độ phì nhiêu của đất trồng tốt, canh tác nông nghiệp

hữu cơ sử dụng:
-

Luân canh cây trồng - Cây họ đậu -Phân xanh -Phân động vật và phế thải cây
trồng được ủ và tái chế

-

Canh tác đúng cách, đúng thời điểm, sự mất cân bằng của đất trồng được giữ
ở mức tối thiểu

-

Tủ gốc để bảo vệ bề mặt đất trồng

2.2. Thương mại điện tử
Khái niệm:
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản
xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán
trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm
giao nhận cũng như những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC) định nghĩa:"Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch
thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện


tử chủ yếu thơng qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet." Các kỹ thuật
thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ
trợ thương mại điện tử.
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua

bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ
chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng
máy tính trung gian (thơng tin liên lạc trực tuyến). Thuật ngữ bao gồm việc đặt
hàng và dịch thơng qua mạng máy tính, nhưng thanh tốn và quá trình vận chuyển
hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ
cơng.
Thương mại điện tử có thể được phân chia thành:
- E-tailing (bán lẻ trực tuyến) hoặc "cửa hàng ảo" trên trang web với các danh
mục trực tuyến, đôi khi được gom thành các "trung tâm mua sắm ảo".
- Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web
- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi dữ liệu giữa Doanh nghiệp với
Doanh nghiệp
- Email và fax và các sử dụng chúng như là phương tiện cho việc tiếp cận và
thiếp lập mối quan hệ với khách hàng (v dụ như bản tin - newsletters)
- Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
- Bảo mật các giao dịch kinh doanh
Các ứng dụng trong kinh doanh:
Một số ứng dụng chung nhất liên quan đến thương mại điện tử được liệt kê dưới
đây:
- Tài liệu tự động hóa ở chuỗi cung ứng và hậu cần
- Hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế
- Quản lý nội dung doanh nghiệp
- Nhóm mua
- Trợ lý tự động trực tuyến


×