Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

“Phân tích vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.42 KB, 12 trang )

1


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay, tư vấn pháp
luật đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với cá nhân và xã hội,
đặc biệt là các doanh nghiệp. Trong hoạt động đời sống nói chung và các
hoạt động kinh doanh nói riêng, hoạt động tư vấn pháp luật mang lại hiệu
quả rất lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cá nhân, tổ chức đảm bảo
an toàn pháp lý, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro pháp lý trong các giao
dịch.
Trong cuộc sống, mỗi công việc, ngành nghề đều địi hỏi người làm
việc phải có những kỹ năng nhất định để có thể hồn thành tốt cơng việc đó.
Trong hoạt động tư vấn pháp luật cũng vậy, kỹ năng đóng một vai trị rất
quan trọng. Đối với một người tư vấn pháp luật, ngồi việc thường xun
tìm hiểu pháp luật, trau dồi kiến thức chuyên môn, họ cũng cần phải trang bị
cho mình những kỹ năng tư vấn để có thể vận dụng hiệu quả trong việc thực
hiện hoạt động tư vấn. Để tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng trong hoạt động tư
vấn pháp luật và vai trị của những kỹ năng đó, em xin chọn đề bài tập số 6:
“Phân tích vai trị của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật”.

2


I.

Hoạt động tư vấn pháp luật
1. Khái niệm hoạt động tư vấn pháp luật
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 87/2002/NĐ-CP quy định về hoạt động

tư vấn là hoạt động thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức chuyên


môn, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp, phương án, lập sự án và giám sát,
đánh giá do các tổ chức chuyên môn, cá nhân Việt Nam thực hiện độc lập,
khách quan theo yêu cầu của người sử dụng tư vấn. Điều 28 Luật Luật sư
2006 quy định về hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư: “Tư vấn pháp luật
là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy
tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ”. Như vậy, tư vấn
pháp luật, khơng nằm ngồi nghĩa chung của hoạt động tư vấn, là một loại
dịch vụ, trong đó người có trình độ hiểu biết pháp luật sâu rộng đưa ra
những ý kiến của mình về một vấn đề cụ thể nào đó có liên quan đến pháp
luật1.
Hoạt động tư vấn pháp luật là hoạt động đòi hỏi sự cẩn thận, sâu sắc
bởi đây không chỉ bao gồm việc chuyển tải nội dung của một điều luật, một
văn bản pháp luật mà còn là việc sử dụng đến cả kiến thức chuyên sâu và
kinh nghiệm của người tư vấn pháp luật. Đối tượng của hoạt động tư vấn
pháp luật là một tổ chức hoặc cá nhân cụ thể, nội dung của hoạt động tư vấn
pháp luật liên quan đến một vụ việc cụ thể theo yêu cầu của đối tượng.
Người tư vấn pháp luật là người sử dụng lao động trí óc của mình để tư vấn
cho khách hàng bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, lời khuyên, giúp soạn
thảo văn bản liên quan đến những vấn đề pháp luật như tranh chấp, khiếu
nại, vướng mắc pháp luật,… từ đó giúp khách hàng có hướng giải quyết vấn
đề đúng đắn, bảo đảm quyền và lợi ích của chính mình. Trên thực tế, tư vấn
pháp luật mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, đặc biệt trong lĩnh vực kinh
doanh, bởi tư vấn pháp luật có thể giúp khách hàng đảm bảo an toàn pháp lý
cho các giao dịch của mình, người tư vấn có vai trị dự đoán trước các khả
1 Trần Nguyên Tú (2020), Một số vấn đề về tư vấn pháp luật trong trợ giúp pháp lý, Cục trợ giúp pháp lý
/>
3


năng rủi ro, tìm giải pháp phịng tránh, ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục

điều đó. Như vậy, có thể thấy, tư vấn pháp luật là hoạt động mang tính chất
lao động trí óc, địi hỏi người tư vấn phải có kiến thức sâu rộng và kinh
nghiệm về lĩnh vực pháp luật, đồng thời phải có những kỹ năng tư vấn, giao
tiếp để có thể đưa ra những giải đáp, hướng dẫn và ý kiến phù hợp nhất cho
khách hàng.
2. Hình thức tư vấn pháp luật
Tư vấn bằng lời nói (gặp mặt trực tiếp, qua điện thoại) là một hình thức
tư vấn phổ biến. Đối với các vụ việc có tính chất đơn giản, khách hàng
thường tìm đến tổ chức trợ giúp pháp lý để có được giải đáp cho vấn đề của
mình. Với các vụ việc có tính chất đơn giản, khách hàng thường gặp người
tư vấn để tìm hiểu bản chất pháp lý của vụ việc trên cơ sở đó giúp họ tìm
giải pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp một cách nhanh chóng, có hiệu quả.
Tư vấn bằng văn bản (bằng thư tín, email,…) thơng thường được áp
dụng trong trường hợp những vụ việc phức tạp, chưa đầy đủ tài liệu, hoặc
do khách hàng ở xa, khách hàng đề nghị được tư vấn bằng văn bản. So với
tư vấn trực tiếp, khi tư vấn bằng văn bản, người tư vấn có nhiều thời gian
nghiên cứu kỹ vụ việc để có phương án trả lời phù hợp nhất cho khách hàng.
Tuy nhiên, việc tư vấn bằng văn bản yêu cầu người tư vấn phải làm việc cẩn
thận chu đáo hơn, văn bản mà người tư vấn đưa ra phải có độ chính xác cao,
thơng tin đưa ra phải đầy đủ cặn kẽ và dễ hiểu.
II.
Vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật
1. Khái niệm kỹ năng
Hiện nay có nhiều định nghĩa về kỹ năng. Theo từ điển Tiếng Việt,
“Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong
một lĩnh vực nào đó vào thực tế”2. Theo tác giả Ivan Banki, “Kỹ năng là
khả năng tự có hoặc qua học tập được con người vận dụng sự hiểu biết và
kinh nghiệm của mình vào những hoạt động mang tính nghề nghiệp, một
công việc cụ thể và trong lĩnh vực chun mơn của mình” 3. Có thể thấy, kỹ
2 Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 520

3 Ivan Banki S. (1986), Dictionary of Administrantion and Management, Yale University Press.

4


năng là khái niệm bao hàm cả năng lực trí tuệ và khả năng vận hành những
kiến thức chuyên môn vào thực tiễn công việc để mang lại hiệu quả cao
nhất. Nói một cách khái quát, kỹ năng là khả năng sử dụng và vận dụng tri
thức về một lĩnh vực nào đó vào hoạt động nghề nghiệp trong cuộc sống
bằng kinh nghiệm thực tiễn thông qua những thao tác thành tạo như một
thói quen nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
2. Kỹ năng tư vấn pháp luật
Từ khái niệm về kỹ năng, để có kỹ năng tư vấn pháp luật, người tư vấn
khơng chỉ phải có kiến thức pháp luật sâu rộng, có trình độ chun mơn,
kinh nghiệm cuộc sống xã hội mà cịn phải có khả năng vận dụng thành thạo
những kiến thức đó để áp dụng vào thực tiễn công việc. Như vậy, kỹ năng
trong hoạt động tư vấn pháp luật là năng lực của người tư vấn vận dụng kiến
thức pháp luật và kinh nghiệm cuộc sống, đưa ra thông tin, hướng dẫn, giải
đáp các vấn đề pháp lý liên quan nhằm giúp cho người được tư vấn biết
cách xử sự phù hợp pháp luật và đạo đức xã hội, hoặc giải quyết những vấn
đề vướng mắc pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.
Dựa vào hoạt động tư vấn pháp luật, có thể chia các kỹ năng tư vấn
pháp luật cần có thành những nhóm sau đây:
Nhóm kỹ năng tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn: kỹ
năng giao tiếp; kỹ năng tiếp xúc khách hàng; kỹ năng lắng nghe, kỹ năng
ghi chép; kỹ năng đặt câu hỏi, yêu cầu khách hàng cung cấp chứng cứ,
thông tin; kỹ năng sắp xếp hồ sơ. Mục đích của nhóm kỹ năng này là tạo ra
mối quan hệ tốt đẹp giữa người tư vấn và khách hàng; nắm bắt được câu
chuyện của khách hàng và biết được khách hàng đang mong muốn điều gì.
Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, người tư vấn cần thể hiện sự quan

tâm và sẵn sàng giúp đỡ; thể hiện sự tôn trọng với khách hàng, không phán
xét khách hàng. Khi thu thập thông tin, điều quan trọng là phải nắm được
bối cảnh câu chuyện, kỹ năng lắng nghe khách hàng và kỹ năng ghi chép thể
hiện ở việc người tư vấn biết thu nhận, phân tích đánh giá thơng tin, ghi
chép lại thơng tin, đồng thời quan sát tinh tế để nắm bắt tâm lý khách hàng,
5


từ đó phản hồi lại bằng hành vi và ngơn ngữ phù hợp. Bên cạnh đó, kỹ năng
đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng trong quá trình tiếp xúc,
tìm hiểu yêu cầu tư vấn. Khi trình bày vấn đề của mình, khách hàng thường
có xu hướng quên hoặc lược bỏ những thông tin nhỏ nhặt mà mình thấy
khơng cần thiết, tuy nhiên đơi khi những chi tiết nhỏ đó có ý nghĩa rất quan
trọng trong quá trình giải quyết yêu cầu. Vì vậy, người tư vấn phải biết xác
định đầy đủ nội dung hỏi, biết sử dụng các loại câu hỏi hợp lý và sử dụng
ngôn ngữ, biểu cảm phù hợp khi đặt câu hỏi cho khách hàng. Nhằm tránh
việc đưa ra kết luận vội vàng, khi đọc hồ sơ của khách hàng, người tư vấn
nên có kỹ năng sắp xếp các tài liệu theo trật tự nhất định để tiện theo dõi
mạch vấn đề.
Nhóm kỹ năng thỏa thuận hợp đồng dịch vụ pháp lý: Sau khi kết
thúc giai đoạn tiếp xúc khách hàng, người tư vấn đã có thể đưa ra những
nhận định và kết luận sơ bộ về sự việc, đánh giá được tính chất và dự kiến
khối lượng công việc, thời gian, nhân sự để xử lý, từ đó có thể đàm phán về
hợp đồng tư vấn pháp lý. Ở giai đoạn đàm phán hợp đồng pháp lý, cần chú ý
những kỹ năng như: nghệ thuật trong giao tiếp, thương lượng; chú ý những
nguyên tắc khi đàm phán; tập trung đàm phán những nội dung quan trọng.
Khi thương lượng về hợp đồng với khách hàng, người tư vấn nên chú ý làm
dịu căng thẳng của khách hàng và thể hiện thái độ tôn trọng, đồng thời chú ý
những hài hịa về lợi ích và coi trọng các mối quan hệ ảnh hưởng. Những
nội dung quan trọng khi đàm phán với khách hàng là thù lao tư vấn, thời

gian thực hiện công việc, nội dung cơng việc. Bên cạnh đó, người tư vấn cần
phải đảm bảo mình có đủ năng lực để xử lý công việc của khách hàng trước
khi ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng. Niềm tin của khách
hàng là nền tảng của mối quan hệ giữa người tư vấn và khách hàng, đòi hỏi
người tư vấn phải có sự trung thực và khả năng đánh giá được mức độ
chun mơn của mình cũng như phạm vi các dịch vụ mà mình cung cấp.

6


Nhóm kỹ năng xác định vấn đề pháp lý và luật áp dụng: Kỹ năng
nghiên cứu tài liệu, tra cứu tài liệu pháp luật. Người tư vấn cần có kỹ năng
kiểm tra, xem xét các tài liệu liên quan đến sự việc; tìm kiếm các văn bản
pháp luật tương ứng làm cơ sở giải quyết vấn đề và tham khảo thơng tin hỗ
trợ. Đọc kỹ lại tồn bộ hồ sơ là một việc cần thiết để xác định được vấn đề
pháp lý. Khi xác định vấn đề pháp lý, nên xuất phát từ câu hỏi mà khách
hàng muốn được giải đáp. Vấn đề pháp lý của hồ sơ thường là câu hỏi pháp
lý mà câu trả lời sẽ giúp giải đáp được nguyện vọng của khách hàng. Công
việc tiếp theo của người tư vấn là phải tra cứu các văn bản pháp luật có liên
quan đến sự việc của khách hàng. Khi tra cứu văn bản pháp luật cần chú ý
xác định hiệu lực về không gian, thời gian của văn bản pháp luật áp dụng,
bên cạnh đó cũng phải nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn luật như nghị
định, thơng tư,…
Nhóm kỹ năng cung cấp giải pháp trong tư vấn pháp luật: kỹ năng
soạn thảo văn bản tư vấn cho đối tượng, kỹ năng đưa ra lời tư vấn và định
hướng cho đối tượng. Đây là khâu cuối cùng của quá trình tư vấn thể hiện
bằng việc người tư vấn đưa ra lời giải đáp, lời khuyên, giải pháp, phương
án,… để giải quyết những yêu cầu và vấn đề vướng mắc của đối tượng. Tùy
thuộc vào hình thức tư vấn pháp luật, giai đoạn này đỏi hỏi những kỹ năng
khác nhau. Như hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp bằng lời nói, người tư

vấn cần có kỹ năng mơ tả, phân tích tồn bộ sự việc, nêu ra được những cơ
sở pháp lý được sử dụng để giải quyết vụ việc từ đó đưa ra được lời khuyên
và giải pháp cho khách hàng; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt thông
tin như biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm của khách hàng để giải
thích thơng tin; kỹ năng sử dụng biểu cảm phi ngơn ngữ khi trình bày như
sử dụng động tác, điệu bộ, tư thế và cử chỉ phù hợp để biểu đạt nội dung
thơng tin. Đối với hình thức tư vấn pháp luật bằng văn bản, kỹ năng soạn
thảo văn bảo là cần thiết. Văn bản trả lời khách hàng phải thể hiện được sự
rõ ràng, cụ thể được người tư vấn ký và gửi cho khách hàng.
7


Ngồi ra, cịn có những kỹ năng khác mà người tư vấn nên có trong
hoạt động tư vấn như: kỹ năng lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ tư vấn pháp luật; kỹ
năng soạn thảo hợp đồng; kỹ năng ký kết, đóng dấu hợp đồng; kỹ năng duy
trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng.
3. Vai trò của các kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật
Mỗi công việc, ngành nghề khác nhau trong cuộc sống đều địi hỏi
người làm việc có những kỹ năng nhất định để có thể hồn thành tốt. Trong
hoạt động tư vấn pháp luật cũng vậy, các kỹ năng đóng một vai trị rất quan
trọng trong việc thực hiện cơng việc. Các kỹ năng tư vấn pháp luật cơ bản
được nêu trên có quan hệ mật thiết, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau trong
quá trình tư vấn pháp luật.
Kỹ năng trước hết có vai trị làm tăng trình độ tư vấn của người tư vấn.
Khi người tư vấn đã rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho cơng việc thì
hoạt động tư vấn sẽ được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Những
kỹ năng như kỹ năng tiếp xúc, tìm hiểu yêu cầu của khách hàng, kỹ năng
soạn thảo tài liệu,… được trang bị đầy đủ sẽ giúp người tư vấn cảm thấy tự
tin hơn, biết cách tạo ấn tượng cho khách hàng. Có thể thấy từ khái niệm về
kỹ năng, một người tư vấn cần thiết phải vừa có kiến thức sâu rộng về pháp

luật, vừa có kỹ năng tư vấn pháp luật thì mới có thể giúp khách hàng tin
tưởng vào khả năng của mình từ những lần đầu tiếp xúc. Như vậy, kỹ năng
cịn đóng vai trò tạo sự tin tưởng cho khách hàng đối với người tư vấn.
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng đóng vai trị quan trọng trong hoạt
động tư vấn pháp luật, được thể hiện trong hầu hết các giai đoạn của quá
trình tư vấn pháp luật. Kỹ năng giao tiếp tốt luôn là một điểm cộng trong tất
cả các ngành nghề, công việc. Thông qua kỹ năng giao tiếp, người tư vấn
nắm bắt được “câu chuyện” của khách hàng, đồng thời thể hiện ý kiến của
mình, xây dựng sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng, thuyết phục
khách hàng chấp nhận ý kiến của mình. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho
người tư vấn xây dựng được mối quan hệ với khách hàng, tạo được hình ảnh
tin cậy của chính mình cũng như của tổ chức hành nghề. Trong quá trình tư
8


vấn, người tư vấn luôn phải sử dụng kỹ năng giao tiếp khéo léo để tiếp xúc
và làm rõ được yêu cầu của khách hàng. Để khách hàng nghe và hiểu những
điều mà mình nói, người tư vấn cần sử dụng những phương pháp khác nhau
với từ đối tượng. Tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng mà người tư vấn
phải linh hoạt trong việc tiếp xúc và trình bày quan điểm về vụ việc.
Kỹ năng tìm kiếm văn bản pháp lý, kỹ năng xác định vấn đề pháp lý là
những kỹ năng quan trọng giúp người tư vấn có thể xác định được hướng
giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác. Trong q trình tìm
kiếm luật áp dụng, kỹ năng này giúp người tư vấn tìm được những văn bản
pháp luật liên quan có thể sử dụng được, cịn hiệu lực pháp lý và có giá trị
cao.
Những kỹ năng như kỹ năng soạn thảo văn bản, soạn thảo hợp đồng tư
vấn và kỹ năng sắp xếp hồ sơ, tài liệu giúp người tư vấn thực hiện cơng việc
một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đây là những kỹ năng đóng vai trị
đảm bảo cơng việc của người tư vấn được thực hiện một cách chuyên

nghiệp hơn, khiến cho khách hàng dễ dàng nắm bắt được nội dung tư vấn.
Đặc biệt kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn đóng vai trị rất quan trọng đối
với hình thức tư vấn bằng văn bản. Bởi đơi khi tư vấn bằng văn bản, có
những ý nghĩa của người tư vấn không được thể hiện một cách đầy đủ qua
câu chữ văn bản hoặc có thể cách truyền đạt qua văn bản của người tư vấn
khiến khách hàng hiểu nhầm, hiểu khơng rõ ý của người tư vấn. Vì vậy,
người tư vấn cần trang bị cho mình kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn để
khắc phục những hạn chế nêu trên.
Nói tóm lại, những kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật đều có vai
trị giúp người tư vấn thực hiện thành công công việc một cách nhanh chóng
và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, trang bị đầy đủ các kỹ năng giúp người tư
vấn có được sự tự tin trong quá trình làm việc. Điều này cũng giúp khách
hàng có được sự tin tưởng vào người tư vấn, chấp nhận cách giải quyết vấn
đề mà người tư vấn đưa ra.
9


10


KẾT LUẬN
Kỹ năng đóng vai trị rất quan trọng để tạo nên một kết quả thành công
trong hoạt động tư vấn pháp luật. Một người tư vấn pháp luật, bên cạnh kiến
thức pháp luật sâu rộng, kiến thức xã hội phong phú, cịn cần phải trang bị
cho mình những kỹ năng tư vấn để đạt được kết quả tốt nhất trong cơng việc
của mình. Khi đã trang bị được cho mình những kỹ năng này, người tư vấn
pháp luật khơng những tạo được sự tự tin cho chính mình mà cịn tạo được
sự tin tưởng trong khách hàng từ đó giúp cho việc giải quyết các vấn đề,
vướng mắc của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Muốn được như vậy,
người tư vấn phải xây dựng cho mình những kỹ năng tư vấn pháp luật và

hoàn thiện, bổ sung những kỹ năng đó từng ngày để có thể giải quyết cơng
việc hiệu quả nhất.
Trong phạm vi đề tài “Phân tích vai trò các kỹ năng trong hoạt động
tư vấn pháp luật”, bài làm đã nêu ra những khái quát chung về hoạt động tư
vấn pháp luật, về kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật và vai trò của
những kỹ năng đó. Bài làm cịn nhiều thiếu sót do hạn chế của mình, em rất
mong nhận được sự hướng dẫn của thầy, cô để khắc phục hạn chế và thiếu
sót đó.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Học viện Tư pháp (2012), Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, Nxb.
Cơng an Nhân dân.
2 Trần Nguyên Tú (2020), Một số vấn đề về tư vấn pháp luật trong trợ giúp
pháp lý, Cục Trợ giúp pháp lý.
Website: />3 Ivan Banki S. (1986), Dictionary of Administrantion and Management,
Yale University Press.
4 Chu Liên Anh (2011), Kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư, Luận án Tiến
sĩ, Nxb. Học viện Khoa học Xã hội

12



×