Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chuối tây và đề xuất các giải pháp phát triển cây chuối tây tại xã nông thượng thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TRƢỜNG GIANG
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHUỐI TÂY VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CHUỐI TÂY
TẠI XÃ NÔNG THƢỢNG - THỊ XÃ BẮC KẠN - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khố học

: Chính quy
: Kinh tế Nơng nghiệp
: KT - PTNT
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TRƢỜNG GIANG
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHUỐI TÂY VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY CHUỐI TÂY
TẠI XÃ NÔNG THƢỢNG - THỊ XÃ BẮC KẠN - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khố học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Kinh tế Nơng nghiệp
: KT - PTNT
: 2011 - 2015
: ThS. Nguyễn Sơn Tùng

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành đề tài tốt nghiệp tơi đã
đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể cá nhân. Nhân đây tơi xin bày
tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Sơn Tùng đã tận tình hƣớng dẫn

tơi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành đề
tài tốt nghiệp.
UBND xã Nông Thƣợng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập và
nghiên cứu tại cơ sở.
Bà con nhân dân trong các thôn đƣợc chọn làm địa bàn nghiên cứu, đã giúp đỡ tơi
trong q trình thu thập thơng tin nghiên cứu để hồn thành đề tài này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hồn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn
nhiều hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi cịn nhiều khiếm khuyết. Rất mong nhận
đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo để đề tài này đƣợc hồn thiện
hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của tập thể và
cá nhân đã dành cho tôi.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Trƣờng Giang


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Khối lƣợng quả/ buồng và cấp buồng cây chuối theo từng tháng thu hoạch .......14
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng chuối của 10 nƣớc có sản lƣợng lớn
trên thế giới năm 2010 .............................................................................................21
Bảng 2.3. Diện tích chuối cho thu hoạch tại một số vùng ........................................23
Bảng 2.4. Sản lƣợng chuối tại một số vùng ..............................................................24
Bảng 4.1. Tình hình phân bổ sử dụng đất đai của xã Nơng Thƣợng qua 3 năm.......36
Bảng 4.2: Tình hình cơ sở hạ tầng của xã qua 3 năm ...............................................38

Bảng 4.3: Tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động của xã Nông Thƣợng giai đoạn
2012 - 2014 ...............................................................................................................39
Bảng 4.4: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Nơng Thƣợng giai đoạn 2012 2014 ...........................................................................................................................41
Bảng 4.5. Tình hình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ chuối tại xã Nông Thƣợng, thị
xã Bắc Kạn ................................................................................................................44
Bảng 4.6. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối tại thị xã
Bắc Kạn .....................................................................................................................45
Bảng 4.7: Tình hình lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra .........................46
Bảng 4.8: Quy mô sản xuất chuối của các hộ đƣợc điều tra (40 hộ) ........................48
Bảng 4.9: Quy mô sản xuất dứa của các hộ đƣợc điều tra (20 hộ) ...........................48
Bảng 4.10. Chi phí và kết quả bình qn/ha chuối/vụ ..............................................49
Bảng 4.11. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của cây chuối/vụ ........................................51
Bảng 4.12. Chi phí và kết quả sản xuất bình qn/ha dứa ........................................52
Bảng 4.13. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế cả cây chuối/vụ ..........................................53
Bảng 4.14: So sánh chi phí giữa chuối và dứa/vụ (hè) .............................................54
Bảng 4.15. Kết quả và hiệu quả sản xuất của cây chuối tây, cây dứa/vụ .................56
Bảng 4.16 . So sánh giữa kết quả sản xuất chuối và sản xuất dứa ............................56


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải

BQ

Bình quân


DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

DV

Dịch vụ

ĐVDT

Đơn vị diện tích

GO

Tổng giá trị sản xuất

GTSX

Giá trị sản xuất

HQ

Hiệu quả

HQKT


Hiệu quả kinh tế



Lao động

NS

Năng suất

TN

Thu nhập

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

+-

Độ tăng giảm tuyệt đối


iv

MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập ........................................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3
Bố cục khóa luận có 5 phần bao gồm: ........................................................................4
Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................................5
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5
2.1.1. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................5
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cây chuối tây.........................................................9
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................20
2.2.1. Tình hình sản xuất chuối trên thế giới ............................................................20
2.2.2. Tình hình sản xuất chuối ở Việt Nam .............................................................22
2.2.3. Cây chuối đối với sự phát triển của Thị xã Bắc Kạn ......................................25
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................26
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................26
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................26
3.1.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ...................................................26
3.2. Câu hỏi và nội dung nghiên cứu ........................................................................26
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................27
3.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử .....................................................................27
3.3.2. Phƣơng pháp chọn mẫu ...................................................................................27
3.3.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin ......................................................................27
3.3.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu. .........................................................28
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................29


v

3.4.1. Các chỉ tiêu cơ bản về đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................29

3.4.2. Các chỉ tiêu về kết quả sản xuất ......................................................................30
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................................32
4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ...........................................................................32
4.2. Đặc điểm đĩa bàn xã Nông Thƣợng - Tx Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn...................33
4.2.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................33
4.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................37
4.3. Tình hình sản xuất và phát triển cây chuối tây tại xã Nông Thƣợng,
Thị xã Bắc Kạn..........................................................................................................43
4.3.1. Tình hình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ chuối tại thị xã Bắc Kạn ...............44
4.3.2. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất
chuối tại thị xã Bắc Kạn ............................................................................................45
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây chuối tây tại xã Nơng Thƣợng ............46
4.4.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ..............................................................46
4.4.2. Quy mô sản xuất của các hộ đƣợc điều tra .....................................................47
4.4.3. Hiệu quả kinh tế của trồng chuối ....................................................................48
4.4.4. So sánh hiệu quả kinh tế của trồng chuối với cây trồng trên đất
có thể trồng chuối tại xã Nông Thƣợng – Bắc Kạn ..................................................52
4.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất chuối tây .................57
4.5.1. Quy mơ, vị trí đất đai ......................................................................................57
4.5.2. Ảnh hƣởng của địa hình ..................................................................................57
4.5.3. Ảnh hƣởng của thời vụ ....................................................................................58
4.5.4. Ảnh hƣởng của phân bón và sâu bệnh ............................................................58
4.5.5. Ảnh hƣởng của trình độ lao động...................................................................58
4.5.6. Ảnh hƣởng của mức độ đầu tƣ (IC) ...............................................................59
4.5.7. Ảnh hƣởng của giá bán và giá cả đầu vào. ....................................................59
4.5.8. Ảnh hƣởng của thời tiết khí hậu ......................................................................60
4.5.9. Ảnh hƣởng của các nhân tố tới hiệu quả sản xuất qua phiếu điều tra.............60
4.5.10. Một số thuận lợi khó khăn , tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ
ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh tế của cây chuối...........................................................61



vi

Phần 5. GIẢI PHÁP ..................................................................................................63
5.1. Giải pháp phát triển cây chuối tây trên địa bàn xã nông thƣợng .......................63
5.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển cây chuối tây cho xã Nông Thƣợng .......................63
5.1.2. Định hƣớng phát triển sản xuất cây chuối tây của xã Nông Thƣợng..............64
5.2. Một số giải pháp phát triển trồng chuối và phát triển chuối. .............................66
5.2.3. Giải pháp hệ thống thủy lợi .............................................................................67
5.2.4. Giải pháp cho tiêu thụ .....................................................................................67
5.2.5. Hợp tác sản xuất ..............................................................................................68
5.2.6. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và nhà nƣớc trong việc nâng cao
HQKT của sản xuất cây chuối tây.............................................................................68
5.2.7. Các giải pháp về khuyến nông nhằm nâng cao HQKT của
sản xuất cây chuối tây ...............................................................................................69
5.2.8. Giải pháp mở rộng diện tích, thâm canh và tăng năng suất ............................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................72
1. Kết luận .................................................................................................................72
2. Kiến nghị ...............................................................................................................73


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế
Việt nam thì ngành nơng nghiệp ln luôn dƣợc coi là ngành quan trọng hàng đầu.
Nhà nƣớc ta đã chú trọng đầu tƣ và quan tâm nhiều hơn đến nông nghiệp. Song
nông nghiệp vẫn đang gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn nhƣ khả năng cạnh

tranh so với các nƣớc trong khu vực, gặp nhiều rủi ro, bất lợi do thời tiết, thị trƣờng,
thể chế chính sách...Những rủi ro bất lợi này tác động lớn đến ngƣời dân. Xét một
cách tồn diện ngƣời nơng dân ln là những ngƣời chịu thiệt thịi và ln gặp khó
khăn nhất trong cuộc sống.
Thị xã Bắc Kạn có tổng diện tích tự nhiên là 13.688 ha, trong đó đất sản xuất
nông nghiệp 1.426 ha, đất lâm nghiệp 8.506 ha, đất chƣa sử dụng 3.756 ha. Dân số
38.018 ngƣời, gồm nhiều dân tộc anh em cùng chung sống với 12.598 hộ dân trong
đó thành thị 5.505 hộ, nơng thơn 7.093 hộ. Số hộ dân sống ở nông thôn chủ yếu dựa
vào sản xuất nơng nghiệp là chính, cây trồng chủ là các loại cây lƣơng thực nhƣ lúa,
dứa... theo hƣớng tự cung tự cấp, các loại cây trồng khác chƣa đƣợc chú trọng phát
triển, các sản phẩm mang tính hàng hố khơng đáng kể và cịn manh mún, nhỏ lẻ.
Cho đến nay thị xã chƣa có sự đầu tƣ thích ứng, để tạo những tiềm năng sẵn có ở địa
phƣơng trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn mới.
Cây chuối là cây trồng quen thuộc với mọi miền của đất nƣớc, có khả năng
thích ứng với nhiều loại đất đai và khí hậu. Chuối là cây ăn quả nhiệt đới, thời gian
sinh trƣởng ngắn, sớm cho thu hoạch, dễ trồng và chỉ có vùng nhiệt đới mới có, cho
nên có địa bàn xuất khẩu rộng và ln là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao.
Thị xã Bắc Kạn có điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển nhiều loại cây ăn
quả, trong đó có cây chuối. Trong thời gian qua chuối tây đã đƣợc trồng ở nhiều nơi
trên địa bàn, việc trồng chuối đã đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho một số hộ
dân. Tuy nhiên việc phát triển cây chuối cịn mang tính tự phát, chƣa chú trọng việc


2

áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc thâm canh loại cây ăn quả này nên năng suất thấp,
chất lƣợng sản phẩm chƣa cao.
Đối với nông dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu là từ cây trồng,
vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất của mình. Nơng Thƣợng với đơn vị

hành chính là 15 thôn, hầu hết nông dân sống dựa vào nông nhiệp là chủ yếu. Nông
Thƣợng là một trong những xã trồng nhiều chuối của Thị xã Bắc Kạn. Những năm
trƣớc đây, cây chuối tây chủ yếu đƣợc trồng tại các nƣơng rẫy để làm thức ăn cho
gia súc, khi quả chín chủ yếu để ăn, chƣa trở thành hàng hóa. Quả chuối tây trồng ở
đây thƣờng to, nây và có hƣơng vị thơm ngọt. Chuối tây chỉ trở thành hàng hóa khi
nhiều tƣ thƣơng đến thu gom với số lƣợng lớn, xuất khẩu sang Trung Quốc. Chính
vì vậy, diện tích trồng chuối đƣợc tăng lên hằng năm.
Tuy nhiên ngƣời dân trồng chuối vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do điều
kiện khí hậu khắc nghiệt, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trƣờng không
ổn định, và chƣa biết áp dụng khoa học - kỹ thuật nên hiệu quả sản xuất cịn chƣa
cao. Phần lớn các hơ gia đình khơng dám đẩy mạnh sản xuất và phát triển trồng
chuối trên quy mô lớn hơn nên năng suất thấp dẫn đến đời sống có nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản xuất chuối tây tại địa
phƣơng và đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của cây trồng là rất quan trọng. Đó
là những cơ sở để đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản
xuất chuối tây có hiệu quả hơn. Đó là lý do mà em chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả
kinh tế của cây chuối tây và đề xuất các giải pháp phát triển cây chuối tây tại xã
Nông Thượng - Thị xã Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn”.
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá đƣợc thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế của việc
sản xuất chuối tây tại xã Nơng Thƣợng, Thị xã Bắc Kạn, đề tài có thể đề xuất đƣợc
các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển cây chuối tây tại địa phƣơng theo hƣớng ổn
định, hiệu quả và bền vững .


3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đƣợc tình hình sản xuất chuối và điều kiện tự nhiên kinh tế xã
hội của xã Nông Thƣợng, Tx Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

- Đánh giá đƣợc thực trạng sản xuất chuối tại địa bàn xã Nông Thƣợng
- Đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế cây chuối tây trên địa bàn xã Nông
Thƣợng.
- Đánh giá đƣợc những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất, cơ hội
và thách thức trong việc phát triển cây chuối.
- Đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
của việc sản xuất chuối trên địa bàn xã trong những năm tới.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra kết luận và những bài học kinh nghiệm
thực tế phục vụ cho công tác sau này.
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thơng tin của sinh viên trong
q trình nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và
quen dần với công việc thực tế.
Bƣớc đầu đã biết vận dụng kiến thức vào lĩnh vực nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kiến quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc đánh giá sát
thực hiệu quả kinh tế của việc trông chuối tây. Qua đó giúp ngƣời dân có cơ sở để
có thể tiếp tục phát triển mở rộng sản xuất chuối và đƣa ra giải pháp để nâng cao
hiệu quả kinh tế của cây chuối trên địa bàn xã. Đồng thời giúp cho các nhà lãnh đạo
tại xã Nông Thƣợng nói riêng và nơng sản hàng hóa trên địa bàn Thị xã Bắc Kạn
nói chung.


4

1.4. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của cây chuối tây nói chung
và hiệu quả kinh tế của xã Nơng Thƣợng nói riêng. Góp phần xây dụng nền kinh tế

nông nghiệp liên tục phát triển.
- Đƣa đƣợc thực trạng khó khăn mà ngƣời nơng dân đang mắc phải để các
ban, các cấp có thẩm quyền đề xuất phƣơng hƣớng khắc phục và hỗ trợ nơng dân
vƣợt qua khó khăn.
- Cho thấy sự yếu kém của các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và mức độ áp
dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cụ thể của địa phƣơng.
- Đề tài giúp chỉ ra một số các giải pháp mang tính chất khả thi để tăng tính
hiệu quả năng suất của cây chuối tây. Nâng cao chất lƣợng cuộc sống của bà con
nơng dân.
- Góp phần vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Thúc đẩy việc
nghiên cứu ra các giống chuối mới cho năng suất và sản lƣợng cao hơn.
- Hỗ trợ đội ngũ cán bộ khuyến nông định ra các phƣơng hƣớng phát triển
sản xuất trong thời gian tới và đƣa sản xuất vào cơ chế ổn định.
1.5. Bố cục khóa luận
Bố cục khóa luận có 5 phần bao gồm:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2 : Cớ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Phần 4 : Kết quả nghiên cứu và thỏa luận
Phần 5: Giải pháp
Kết luận và kiến nghị


5

Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực,
vật lực để đạt đƣợc kết quả cao nhất hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là một phạm
trù phản ánh mặt chất lƣợng của một phạm trù kinh tế. Nâng cao chất lƣợng một
hoạt động kinh tế là tăng cƣờng lợi dụng các nguồn nhân lực có sẵn trong một hoạt
động kinh tế, đây là đòi hỏi một nền sản xuất khách quan của một nền sản xuất xã
hội, do nhu cầu đời sống vật chất ngày càng cao. Sau đây là một số quan điểm về
hiệu quả kinh tế :
- Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bằng nhịp độ tăng
trƣởng sản xuất sản phẩm xã hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả cao khi
nhịp độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả có nghĩa là khơng lãng phí.
Một nền kinh tế có hiệu quả khi nó nằm trên đƣờng giới hạn năng lực sản xuất đặc
trƣng bằng chỉ tiêu sản lƣợng tiềm năng mà xã hội không sử dụng đƣợc phần bị
lãng phí.
- Quan điểm thứ hai: Hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh
tế tƣ bản chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức sống của
nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của xã hội.
- Quan điểm thứ ba: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả
sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh
doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
-Quan điểm thứ tƣ: Hiệu quả của một q trình nào đó, theo nghĩa chung là
mối quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả đó.
Tóm lại, từ kết quả trên thấy rằng: Hiệu quả kinh tế là thể hiện quan hệ so sánh giữa
kết quả đạt đƣợc và chi phí nguồn lực bỏ ra. Khi kết quả đạt đƣợc chỉ bằng với chi
phí bỏ ra là lãng phí nguồn lực, khi sử dụng tiết kiệm nguồn lực để đạt đƣợc những


6

kết quả nhất định là hiệu quả kinh tế cũng khác nhau nhƣng vẫn phải dựa trên
nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với chi phí nguồn lực bỏ ra.

2.1.1.2. Nội dung và bản chất hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo nền kinh tế thị trƣờng
đang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh doanh
để tìm kiếm cơ hội với u cầu, mục đích khác nhau nhƣng mục đích cuối cùng là
tìm kiếm lợi nhuận. Nhƣng làm thế nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất, đó là sự kết
hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sản xuất, nguồn lực nhất
định. Ngồi ra cịn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu khoa học kỹ thuật và việc áp
dụng vào trong sản xuất, vốn, chính sách…. quy luật khan hiếm nguồn lực. Trong
khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng
hơn, có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc hiệu quả kinh tế.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển kinh tế xã
hội là thỏa mãn nhu cầu hàng ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của mọi cá nhân
tổ chức trong xã hội. Muốn nhƣ vậy thì q trình sản xuất phải phát triển khơng
ngừng cả về chiều sâu và chiều rộng nhƣ : Vốn, kỹ thuật, tổ chức sản xuất sao cho
phù hợp nhất để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất.
2.1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế.
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội đƣợc diễn ra ở các phạm vi khác
nhau, đối tƣợng tham gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản xuất càng
khác nhau thì nội dung nghiên cứu hiệu quả sản xuất càng khác nhau. Do đó, để
nghiên cứu hiệu quả sản xuất đúng cần phải phân loại hiệu quả kinh tế.
Có thể phân loại HQKT theo các tiêu chí sau:
* Phân loại theo phạm vi và đối tƣợng xem xét:
- HQKT quốc dân: Là HQKT tính chung cho tồn bộ q trình sản xuất của
một quốc gia
- HQKT ngành : Là HQKT tính riêng cho từng ngày sản xuất vật chất nhất
định nhƣ công nghiệp, nông nghiệp…
- HQKT theo lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng địa phƣơng.


7


- HQKT của từng quy mơ hình thức sản xuất - kinh doanh
- HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất.
* Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu.
- HQKT Phản ánh mối quan hệ tƣơng quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế
và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động kinh tế mang lại.
- HQ xã hội: Phản ánh mối tƣơng quan giữa kết quả của các lợi ích về mặt xã
hội do hoạt động sản xuất mang lại.
- HQ kinh tế : Phản ánh mối tƣơng quan giữa các kết quả tổng hợp về mặt
kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt đƣợc những kết quả đó hƣ bảo vệ mơi
trƣờng, lợi ích cơng cộng…
- HQ phát triển và bền vững : Là hiệu quả kinh tế - xã hội có đƣợc do tác
động hợp lý để tạo ra nhịp đọ tăng trƣởng tốt nhất và đảm bảo những lợi ích kinh tế
- xã hội lâu dài.
* Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất các nguồn lực và các hƣớng
tác động vào sản xuất thì chia HQKT thành:
- HQ sử dụng đất đai
- HQ sử dụng lao động
- HQ sử dụng các yếu tố tài nguyên nhƣ năng lƣợng, vốn…
- HQ việc áp dụng khoa học - kỹ thuật nhƣ HQ làm đất, bón phân…
1.1.1.4. Ý nghĩa nghiên cứu hiệu quả kinh tế.
Trong các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: Càng ngày
ngƣời ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất
phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của con ngƣời. Trong khi các nguồn lực càng
giảm thì nhu cầu của con ngƣời ngày càng đa dạng và tăng không giới hạn. Điều
này phản ánh quy luật khan hiếm buộc nhà sản xuất phải trả lời chính xác ba câu
hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất nhƣ thế nào? Sản xuất cho ai? Vì thị trƣờng chỉ chấp
nhận các doanh nghiệp nào sản xuất đúng các loại sản phẩm với chất lƣợng và số
lƣợng phù hợp , giá cả hợp lý.
Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng ngày càng mở cửa và hội nhập

DN phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh
tranh DN cần phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh: Chất lƣợng và sự khác


8

biệt hóa, giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi thế về giá cả, DN phải tiết kiệm
các nguồn lực sản xuất hơn các doanh nghiệp khác. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh
doanh có hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có khả năng đạt đƣợc điều này.
HQKT là phạm trù phản ánh tính tƣơng đối của việc sử dụng tiết kiệm các
nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài
của DN. Vì vậy, nâng cao HQKT là đòi hỏi khách quan để DN thực hiện mục tiêu
bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận.
2.1.1.5. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế.
Phƣơng pháp xác định HQKT bắt nguồn từ bản chất HQKT, đó là mối tƣơng
quan so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó, hay là
mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra. Mối tƣơng quan đó cần so sánh cả
về giá trị tƣơng đối và tuyệt đối giữa hai đại lƣợng. Có thể hiện chỉ tiêu hiệu quả
qua 4 cơng thức sau:
* Cơng thức 1: H=Q - C
Trong đó: H : HQKT
Q: kết quả thu đƣợc
C: Chi phí bỏ ra
Chỉ tiêu này thƣờng đƣợc tính cho một đơn vị chi phí bỏ ra nhƣ: Tổng chi
phí, chi phí trung gian, chi phí lao động…chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả càng cao.
Tuy nhiên ở các tính này quy mơ sản xuất lớn hay nhỏ chƣa đƣợc tính đến, khơng
so sánh đƣợc HQKT của các đơn vị có quy mơ sản xuất khác nhau. Hơn nữa chỉ
tiêu này chỉ cho biết quy mô của HQ chứ không chỉ rõ đƣợc mức độ HQKT, do đó
chƣa giúp cho nhà sản xuất có những tác động cụ thể dẫn đến các yếu tố đầu vào và
để giảm chi phí nguồn lực, nâng cao HQKT.

* Công thức 2: H = Q / C Hoặc ngƣợc lại H = C / Q
Khi so sánh HQ thì việc sử dụng số tƣơng đối là cần thiết bởi vì nó nói lên
chất lƣợng của hiện tƣợng. Cách tính này có ƣu điểm là phản ánh đƣợc mức độ sử
dụng các nguồn lực, xem xét đƣợc một đơn vị nguồn lực mang lại kết quả là bao
nhiêu. Vì vậy, nó giúp cho việc đánh giá hiệu quả HQKT của các đơn vị sản xuất
một cách rõ nét nhất. Tuy nhiên, cách tính này cũng có nhƣợc điểm là chƣa thể hiện


9

đƣợc quy mơ HQKT vì trên thực tế những quy mơ khác nhau nhƣng lại có hiệu xuất
sử dụng vốn giống nhau.
Trong thực tế khi đánh giá HQKT ngƣời ta đánh giá HQKT ngƣời ta thƣờng
kết hợp giữa công thức 1 và công thức 2 để chúng bổ sung cho nhau, qua đó sẽ đánh
giá đƣợc HQKT một cách sau sắc và tồn diện
* Cơng thức 3: H = ∆Q - ∆C
Trong đó: H : HQKT tăng thêm
∆Q : Kết quả tăng thêm
∆C : Chi phí tăng thêm
Chỉ tiêu này càng lớn thì HQ càng cao. Cơng thức này thể hiện rõ mức độ HQ
của đầu tƣ thêm và nó dùng để kết hợp với công thức 4 để phản ánh tồn diện
HQKT hơn.
* Cơng thức 4 : H = ∆Q / ∆C Hoặc ngƣợc lại H = ∆C / ∆Q
Công thức này thể hiện rõ HQKT của việc đầu tƣ thêm hay tăng thêm chi phí,
nó thƣờng đƣợc sử dụng để xác định HQKT theo chiều sâu hoặc của việc xác định
đƣợc điểm tối đa hóa lợi nhuận để đƣa ra những quyết định sản xuất tối ƣu nhất.
Tuy nhiên, chỉ tiêu này chƣa phân tích đƣợc tác động, ảnh hƣởng của các yếu tố tự
nhiên nhƣ đất đai, khí hậu…
Trong thực tế sản xuất khi đánh giá HQKT ta thƣơng kết hợp các công thức
lại với nhau để bổ xung cho nhau. Nhƣ vậy, việc đánh giá HQKT sẽ chính xác và

tồn diện hơn. Tùy thuộc vào từng trƣờng hợp mà ta lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp
với điều kiện sản xuất.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cây chuối tây.
2.1.2.1. Đặc điểm sinh học cây chuối tây.
Có tên gọi khác là chuối gịn, chuối sứ, chuối xiêm... Đƣợc trồng phổ biến ở
nƣớc ta do có tính thích nghi rộng, có thể trồng đƣợc trên nhiều loại đất, sản lƣợng
chỉ sau chuối tiêu. Khả năng chống chịu (chống đổ, chịu úng hạn) tốt hơn chuối tiêu.
Mùa Hè chuối tây chín đủ thì phẩm chất tốt hơn mùa Đơng, nếu chín kỹ thì hàm
lƣợng đƣờng cịn cao hơn cả chuối tiêu.


10

Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lƣợng khá
cao, trung bình có thể đạt năng suất 20-30 tấn/ha. Hiện nay, trên thế giới, nƣớc đạt
năng suất chuối cao nhất là Goatemala 100 tấn/ha. Chuối có giá trị kinh tế khá lớn
và là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nƣớc [8]. Ở nƣớc ta, khí hậu bốn mùa đều phù
hợp cho chuối phát triển, từ Bắc đến Nam, đồng bằng cũng nhƣ miền núi, ở đâu và
mùa nào cũng có chuối. Chuối đối với ngƣời Việt Nam là rau, là quả, là lƣơng thực,
thực phẩm. Sản lƣợng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngồi việc tiêu thụ nội địa,
chúng ta cịn xuất khẩu một lƣợng khá lớn. Tuy vậy, so với nhiều nƣớc xuất khẩu
chuối thì năng suất trồng chuối nƣớc ta cịn thấp. Vì vậy, việc giúp bà con nơng dân
nắm đƣợc những kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng chuối, nhằm nâng cao năng suất
là hết sức cần thiết.
Chuối là một loại quả quý phổ biến ở nƣớc ta. Chuối chứa nhiều chất dinh
dƣỡng nhƣ protein, lipit, đƣờng; vitamin A, B1, B2, C, PP… nhiều chất dinh dƣỡng
khoáng nhƣ Ca, P, Fe, Na, K...
Ở nƣớc ta chuối là cây ăn quả đƣợc xếp hàng đầu về tổng sản lƣợng và diện
tích, nhƣng cây chuối bị một số bệnh ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng và xuất
khẩu.

Chuối tây: Chuối tây quả to, mập, thơm, ngọt đậm. Năng suất cao. Chuối tây
chịu nóng và cũng chịu lạnh, có thể trồng đƣợc ở nhiều vùng đất miễn là đáp ứng
nhu cầu nƣớc. [15]
2.2.2.2. Đặc điểm thực vật học cây chuối
* Bộ rễ
Chuối không có rễ cái mà chỉ có rễ tơ. Đối với cây con thực sinh rễ sơ cấp
cũng chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau đó nhƣờng chỗ cho các rễ phụ mọc ra từ
thân. Kích thƣớc của rễ đạt từ 5,1 - 5,7mm đối với các dòng lƣỡng bội, từ 6,2 8,5mm đối với nhóm tam bội và lớn hơn 7,4mm là các nhóm tứ bội. Rễ thƣờng
mọc ra từ vách các tổ chức bó mạch của thân ngầm dƣới đất. Khi cịn non rễ có
màu trắng, khi già có màu nâu vàng. Với điều kiện bình thƣờng một cây chuối
có thể có từ 200 - 300 rễ và tối đa là 500 - 1.000 rễ. [16]


11

Rễ phân bố trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trƣớc hết là thành phần cơ
giới, độ xốp đất, mực nƣớc ngầm và chế độ canh tác, chăm sóc. Nhiệt độ thích hợp
nhất cho rễ hoạt động là 25 - 30oC. Khi bị tổn thƣơng mô phân sinh đỉnh thì sẽ sinh
ra các rễ con nhỏ hơn rễ chính, gọi là rễ thứ cấp tạo thành chùm rễ ở các đầu rễ
chính. Theo Fawcerr, (1913) rễ chuối có thể ăn sâu 5.2m và theo chiều ngang 2 3,5m [10].[14]
* Thân chuối
Đƣợc chia làm 2 phần: thân thật và thân giả.
- Thân thật hay còn gọi là thân ngầm, nằm dƣới đất, nó là đoạn thân hình
trịn dẹt. Trên thân có nhiều đốt, các đốt đều có mầm sinh trƣởng, từ đó mọc lên các
chồi con để thay thế cho cây mẹ ở những chu kỳ tiếp theo cũng từ thân mẹ. Cũng
chính từ thân mọc ra các rễ và từ đỉnh sinh trƣởng mọc ra các lá.
Vì vậy thân thật tích lũy dinh dƣỡng để cung cấp cho các chồi, rễ và lá. Nó
có liên quan chặt chẽ đến thời gian trổ buồng và năng suất của cây chuối. Thân thật
có thể sống nhiều năm dƣới đất, nó là cơ quan sinh sản để duy trì nịi giống
Theo Lâm Nhật Minh (Trung Quốc) thì trƣớc khi chuối ra hoa, sự phát triển

thân thật giảm hẳn về chiều ngang, nhƣng khoảng cách giữa các đốt lại thƣa ra, đó
là thời kỳ phân hóa hoa.
Thân giả: đƣợc cấu tạo bởi bẹ lá, tùy theo lồi và chế độ chăm bón mà thân
giả có thể cao hay thấp, to hay nhỏ, màu sắc và độ bền chắc khác nhau. Do đó khả
năng chống đổ, chống sâu bệnh cũng khác nhau. Trong quá trình phát triển, thân giả
cần đƣợc vệ sinh sạch sẽ để tránh sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục thân. [16]
Để phát triển tốt thân thật yêu cầu điều kiện ngoại cảnh tƣơng tự yêu cầu
của rễ. Đối với thân giả cần chú ý phịng chống gió bão làm gãy cây.
* Lá chuối
Bao gồm phiến lá, gân lá, cuống lá, các bẹ lá xếp theo hình xoắn ốc ơm lấy nhau
tạo thành thân cứng nâng đỡ các phiến lá gọi là thân giả. Hình thái phiến lá là một chỉ
tiêu phân định giống, các bẹ lá phát sinh từ thân thật phân bố theo mặt cắt ngang là 1/3 2/5 đối với cây con tức là một vòng tròn cắt ngang có từ 2,5 - 3 lá và 3/7 - 4/9 đối với cây


12

trƣởng thành tức là một vịng trịn cắt ngang có từ 2,1 - 2,2 lá, góc độ phân bố là 120 160o. Sự ra lá của cây chuối phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm đất. Trong điều kiện thuận lợi
thì tốc độ ra lá là 7 - 10 ngày/lá, lá to, dày, xanh đậm. Nếu gặp hạn, thiếu dinh dƣỡng thì
20 - 30 ngày ra một lá, lá nhỏ, mỏng, xanh nhạt.
Tuổi thọ của lá thay đổi theo vị trí lá trên cây, chế độ dinh dƣỡng, nƣớc.
Nhìn chung các lá đầu thƣờng có tuổi thọ ngắn 30 - 60 ngày, các lá ở vị trí giữa
có tuổi thọ từ 75 - 125 ngày, các lá từ 17 - 33 có tuổi thọ cao nhất 125 - 165
ngày, các lá sau có tuổi thọ thấp hơn. [16]
Qua các nghiên cứu thấy diện tích lá và năng suất của cây có tƣơng quan rất
chặt. Nhìn vào bộ lá có thể đánh giá tình hình sinh trƣởng của cây và là căn cứ để
quyết định việc bón phân đem lại hiệu quả tốt.
Hoa và quả chuối
Chuối ra một chùm hoa gồm rất nhiều thùy, mỗi thùy đƣợc bao bọc bởi một
lá bắc màu tím đỏ. Cấu tạo một hoa đơn gồm đủ các bộ phận đế, đài, tràng, nhị,
nhụy song căn cứ vào hình thái hoa mà ngƣời ta chia ra hoa cái, hoa đực và hoa

lƣỡng tính.
Hoa chuối thuộc loại hoa tự và đƣợc sắp xếp trên trục tạo thành các
chùm, mỗi chùm có một lá bắc bao bọc. Tuy nhiên sự sinh trƣởng, phát triển
thành quả của các chùm trên hoa tự là không giống nhau, số chùm hoa phát triển
thành quả biến động từ 6 - 12 nải đối với nhóm chuối tiêu và 4 - 12 nải đối với
nhóm chuối tây.[16]
Theo các nhà nghiên cứu khi cây chuối đạt 28 - 55 lá thì phân hóa và ra
hoa, sự phân hóa kéo dài 60 - 85 ngày trƣớc khi hoa nhú ra khỏi thân giả. Cây
chuối có thể ra hoa quanh năm khi đã tích lũy đủ lƣợng dinh dƣỡng cần thiết. Vì
vậy thời vụ trồng, chế độ chăm sóc là vơ cùng quan trọng đối với sự ra hoa của
cây chuối. [16]
Sự phát triển thành quả sau khi nở hoa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan
trọng nhất là chế độ dinh dƣỡng, nhiệt độ, chế độ nƣớc và môi trƣờng. Thời gian ra


13

hoa biến động từ 80 - 100 ngày đối với các giống thuộc nhóm AAA và lên đến 180
ngày đối với các giống thuộc nhóm ABB [14]
* Chồi con và sự đẻ chồi của chuối
Từ thân thật, các chồi bên hình thành các chồi con. Khi bộ rễ hoạt động
mạnh cũng là thời kỳ các chồi bên phân hóa và sinh trƣởng mạnh để hình thành chồi
con, đó là thời kỳ ẩm độ và nhiệt độ thích hợp trƣớc khi phân hóa hoa. Thƣờng thì
sau trồng 6 - 7 tháng cây chuối bắt đầu ra chồi con. [16]
Sau khi hình thành, các cây con và cây mẹ có mối quan hệ mật thiết, đến
khi cây con đã hình thành bộ rễ tƣơng đối hoàn chỉnh ảnh hƣởng của cây con đến
năng suất và chất lƣợng của cây mẹ cũng rất khác nhau.
Do đặc điểm ra chồi nên sau khi trồng một vài năm, bụi chuối sẽ rất rậm
rạp và năng suất giảm dần. Vì vậy trong kỹ thuật thâm canh cần chú ý biện pháp tỉa
chồi thích hợp để kéo dài tuổi thọ và năng suất của vƣờn chuối.

2.2.2.3. Những nghiên cứu về sinh thái học
* Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quyết định sự phân bố, sinh trƣởng, phát triển và năng suất của
cây chuối. Vùng đƣợc coi là lý tƣởng để trồng chuối là từ 20o Nam - 20o Bắc, có nhiệt độ tối
thấp khơng dƣới 16oC và nhiệt độ tối cao không quá 35 oC. Trên thế giới các vùng có nhiệt
độ bình qn 24 - 25o C trồng chuối tốt, khi nhiệt độ xuống dƣới 10 - 12 oC cây ngừng
sinh trƣởng, quả bé, phẩm chất giảm.
Kết quả nghiên cứu của bộ môn Rau quả trƣờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
cho biết thu hoạch chuối ở các tháng khác nhau thì khối lƣợng buồng và cấp buồng khác
nhau. Thể hiện qua bảng 2.1.


14

Bảng 2.1: Khối lƣợng quả/ buồng và cấp buồng cây chuối theo từng tháng thu hoạch
Tháng
thu
hoạch

Khối lƣợng
buồng (kg)

Số lƣợng

Tỉ lệ buồng

Tỉ lệ buồng

Tỉ lệ buồng


buồng quả

loại A (trên

loại B (13-15

loại C (6-12

theo dõi

15kg/buồng)

kg/buồng)

kg/buồng)

2

6,7

77

4/77

51/77

22/77

3


7,5

73

4/73

62/73

7/73

4

8,8

98

12/98

83/98

3/98

5

10,7

107

23/107


84/107

0

6

14,8

271

126/271

145/271

0

7

14,5

244

140/244

104/244

0

(Trần Thế Tục, Đoàn Thế Lư)[14]
Trên thế giới các vùng có nhiệt độ bình qn 24 - 25oC trồng chuối tốt, khi nhiệt độ

xuống dƣới 10 - 12oC cây ngừng sinh trƣởng, quả bé, phẩm chất giảm. Nếu nhiệt độ giảm
đến -1oC cây có thể chết. Nhiệt độ ảnh hƣởng đến nhịp điệu sinh trƣởng, thời gian ra lá,
ra hoa và ảnh hƣởng mạnh đến phẩm chất, trọng lƣợng quả. Theo Ganey, (1980)
nhiệt độ tối thích cho sinh trƣởng thân lá là 26 - 28oC, từ 29 - 30oC là nhiệt độ tối
thích đối với sự phát triển của quả. [1].[10].[14]
Khi nhiệt độ quá cao trong thời gian ngắn cũng ảnh hƣởng đến năng suất, phẩm
chất quả nhƣ q trình hóa nâu quả, tích lũy tinh bột, chuyển hóa và tạo thành các este thơm
cũng nhƣ độ chắc của thịt quả.
* Nƣớc
Nƣớc ngầm nông gây ảnh hƣởng đến bộ rễ, rễ ăn nông, ra chồi kém, lá bị
Nhu cầu nƣớc của chuối là rất lớn, ngƣời ta thấy lƣợng nƣớc cần cho chuối tốt nhất
là 150 - 200 mm/tháng. Thí nghiệm tƣới phun ở Ghine cho thấy chuối đạt năng suất
cao nhất ở lƣợng mƣa 180 mm/tháng. [13]. [16]
Theo tính tốn lƣợng nƣớc thốt ra qua bề mặt lá đạt mức 600 mg/m2/ha. Nhƣ vậy
cây chuối có diện tích là 13,5m2 thì cần 25 lít nƣớc ở ngày nắng, 18 lít nƣớc nếu ngày có
mây và 9,5 lít trong ngày mƣa. [13]


15

Khả năng chịu hạn của chuối không lớn, khi thiếu nƣớc cây chuối có biểu hiện
tốc độ ra lá chậm, kéo dài thời gian sinh trƣởng, tuổi thọ lá ngắn, gây hiện tƣợng
nghẹt lá, nghẹt buồng, quả phát triển chậm, vỏ quả dày, quả bé. [7]
Nếu khơng có sự hỗ trợ của nƣớc tƣới thì hạn hán sẽ gây héo lá này đến lá
khác rồi đến héo bẹ, cuối cùng thân giả bị nứt. Củ thì trái lại chịu đựng khơ hạn kéo
dài một cách dễ dàng và có thể giữ đƣợc khả năng mọc lại lá ngay sau khi thân giả
biến mất. [9]
Để thỏa mãn nhu cầu nƣớc cho chuối thì hầu hết các vùng trồng chuối phải xây
dựng hệ thống tƣới nƣớc, không thể căn cứ vào tổng lƣợng mƣa mà phải dựa vào sự phân bố
lƣợng mƣa trong năm. Trong thời gian khô hạn 2 - 3 tháng liên tục thì bắt buộc phải tính đến

các biện pháp tƣới mƣa nhân tạo.
Tuy nhiên chuối cũng rất sợ ngập úng lâu ngày hoặc mƣa nhiều, nƣớc mặt thốt
khơng kịp. Đất úng, mực úa vàng dẫn đến khô héo .
* Ánh sáng
Ngƣời ta đã thí nghiệm trong điều kiện thiếu ánh sáng không ảnh hƣởng đến
sự ra lá mà chỉ ảnh hƣởng đến màu sắc phiến lá và độ vƣơn cao của chuối. Nếu
thiếu ánh sáng hoàn toàn, phiến lá sẽ có màu trắng nhạt, bẹ lá vƣơn dài nhanh.
Trong điều kiện vƣờn chuối thiếu ánh sáng, cây chuối vƣơn cao.[14].[16]
Ánh sáng ảnh hƣởng đến chu kỳ sinh trƣởng của cây. Nếu giảm 75% cƣờng
độ ánh sáng thì chu kỳ của cây sẽ kéo dài thêm 2 tháng. Hoạt động quang hợp của lá
mạnh nhất ở cƣờng độ ánh sáng 2.000 - 5.000lux (có thể lên đến 10.000lux). Nếu
bức xạ quá mạnh sẽ làm rám chỗ cong của buồng và quả chuối. Thời gian chiếu
sáng trong ngày cũng ảnh hƣởng đến chuối. [1].[6]
Theo Murray, (1961) chuối trồng trong điều kiện 50% độ chiếu sáng của mặt trời
không ảnh hƣởng đến năng suất quả. Ở vùng nhiệt độ cao chuối đƣợc trồng dƣới bóng dừa,
trồng xen với các cây trồng khác. Nhìn chung, khi chiếu sáng khơng đầy đủ chuối vƣơn cao
hơn, thời gian sinh trƣởng kéo dài hơn.
Chuối tây yêu cầu cƣờng độ ánh sáng mạnh hơn chuối tiêu. Khi đủ ánh sáng, lá sinh
trƣởng mạnh, lá to, dày, màu xanh đậm, phản quang, tốc độ ra lá nhanh [16]


16

* Gió bão
Gió ảnh hƣởng rất lớn đến chuối, làm cho cây bốc hơi nƣớc nhanh, làm rách lá, gãy
buồng, đổ cây... nhất là các vùng gió bão hàng năm. Chỉ việc rách lá cũng giảm
năng suất 20 - 25 % ở Camorun và 10% ở Bờ Biển Ngà. [14]
Ở nƣớc ta chuối bị ảnh hƣởng của gió Lào làm lá bị khô héo, quả nhỏ và bị quắt lại.
Để hạn chế tác hại của gió ngƣời ta làm đai rừng chắn gió, chọn giống có khả năng chống đổ
tốt.[5]

Gió chỉ có lợi khi có tốc độ 4 - 5 m/s có tác dụng làm thơng thống vƣờn,
giảm sâu bệnh. Khi tốc độ gió đạt 40 km/h làm hại đến các giống cao cây, tốc độ
gió khoảng 70 km/h làm hại cả những giống thấp cây. Mức độ ảnh hƣởng của gió
bão phụ thuộc vào giống, giống cao cây sẽ chịu ảnh hƣởng mạnh hơn và ngƣợc
lại.[16]
* Đất đai
Đất trồng chuối hiệu quả là đất nhiều màu, tầng đất sâu, mực nƣớc ngầm 80
- 100cm, đất thoáng, thoát nƣớc tốt, pH = 6 - 7,5.
Các loại đất khác nhau thì ảnh hƣởng đến số lƣợng và chiều dài quả khác
nhau. [3]
Ở nƣớc ta chuối đƣợc trồng nhiều trên đất phù sa ven các sông lớn. Những
vƣờn chuối đạt năng suất cao đƣợc trồng trên đất phù sa, bazan là những loại đất có
độ thống, độ xốp tốt, thốt nƣớc, mùn 1,5 - 2%, tầng dày hơn 60cm, pH = 6 7,5.[14]
Tóm lại, cây chuối cần có độ chiếu sáng đầy đủ để giữ đƣợc nhịp điệu ra lá bình
thƣờng và cây đạt tới độ lớn bình thƣờng, nhiệt độ biến động giữa 25oC và 30oC với
biên độ tối thiểu tuyệt đối không dƣới 12oC. Nhu cầu về nƣớc của chuối rất cao,
tƣơng đƣơng với lƣợng mƣa hàng tháng từ 100 - 150mm tùy theo cƣờng độ chiếu
sáng, nhƣng các trận mƣa phải phân bố đều. Thiếu nhiệt lƣợng có hậu quả làm cho
lá mọc rất chậm.[9]
* Kỹ thuật trồng
Thời vụ trồng chuối rất khác nhau tùy thuộc vào các vùng trồng nhƣng đƣợc


17

xác định là thích hợp nhất từ cuối mùa khơ đến đầu mùa mƣa. Ở Puertorico và một
số vùng trồng lý tƣởng có thể trồng chuối quanh năm. Trong khi đó, ở những vùng
khác thời vụ trồng cần phải sắp xếp sao cho tránh đƣợc nắng gắt đầu vụ và nhất là
tránh rét khi trỗ buồng. Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định thời vụ trồng khác
nhau ảnh hƣởng rất nhiều đến thời gian từ trồng đến thu hoạch, năng suất và chất

lƣợng quả.
Mật độ và khoảng cách trồng thay đổi giữa các giống, tùy thuộc độ màu mỡ
của đất trồng và nhiều yếu tố khác. Trồng dày giúp vƣờn chuối tăng khả năng chống
gió bão nhƣng hạn chế ra chồi, khó phịng trừ sâu bệnh và chỉ đạt lợi nhuận cao ở
vụ đầu. Những vụ sau, quả nhỏ dần, hay bị chín ép và thịt quả nhão. Mật độ trồng
phổ biến ở các nƣớc vùng Trung Mỹ là 1235 cây/ha. Trồng dày đến 1976 cây/ha,
năng suất tăng 4 tấn/ha. Tuy nhiên, nếu tăng mật độ đến 3212 cây/ha năng suất có
chiều hƣớng giảm. Mật độ trồng ở Surinam biến động rất lớn trong khoảng từ 6004400 cây/ha nhƣng mật độ 2000-2500 cây/ha đƣợc xác định là thích hợp nhất.
Về dinh dƣỡng khống cho cây chuối là cơng việc thƣờng xuyên của những
nƣớc trồng chuối tiên tiến trên thế giới. Vì sự thiếu hụt dinh dƣỡng trong đất ln
diễn ra theo thời gian. Trên cơ sở đó ngƣời ta đã xây dựng cơng thức phân bón phù
hợp với điều kiện sinh thái và hoàn cảnh cụ thể ở mỗi vùng chuối.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu chuối Đài Loan với giống Pei
chiao vòng đời 11 - 12 tháng trọng lƣợng buồng 25 - 30 kg, mật độ trồng 2.200
cây/ha thì bón với tỷ lệ N:P:K = 11 : 5,5 : 22 = 38,5 đơn vị; 1 đơn vị bằng 52gam.
Lƣợng phân nguyên chất sẽ là 572g N + 286g P2O5 + 1.144g K2O Có thể nói rằng
tùy điều kiện đất đai mà ngƣời ta “điều chỉnh” chế độ phân bón cho phù hợp nhằm
đƣa lại hiệu quả kinh tế cao.
Các kết quả nghiên cứu ở Ecuador đã xác định với lƣợng bón N - P2O5 - K2O
tính cho 1 ha là 600 - 100 - 600 kg, năng suất quả vụ 1 chỉ đạt 30 tấn ở mật độ trồng
1500 cây/ha nhƣng lại đạt tới 55 tấn nếu trồng dày đến 3000 cây/ha. Năng suất quả
vụ 2 cao hơn với các giá trị tƣơng ứng là 47 tấn và 65 tấn. Khơng có sự khác biệt
đáng kể về các chỉ tiêu chất lƣợng quả giữa các mật độ trồng kể trên. Để duy trì


×