Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây na trên địa bàn xã quang lang huyện chi lăng tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.29 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI KIM BẮC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY NA
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUANG LANG, HUYỆN CHI LĂNG,
TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển Nơng thơn

Khoa

: Kinh tế &PTNT

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI KIM BẮC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY NA
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUANG LANG, HUYỆN CHI LĂNG,
TỈNH LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển Nơng thơn

Khoa

: Kinh tế &PTNT

Lớp

: 43 PTNT

Khóa học

: 2011 - 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Vũ Đức Hải

Thái nguyên, năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình tơi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và nhà trường.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát
triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là thầy giáo
ThS.Vũ Đức Hải người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu tới các bác, các cô,
chú và các anh, chị đang công tác tại Ủy ban nhân dân xã Quang Lang cùng toàn thể
nhân dân trong xã Quang Lang đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên
cứu đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tơi
trong q trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh Viên
Vi Kim Bắc


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


Bảng 2.1. Lượng phân bón tính cho 1 cây na ................................................. 11
Bảng 2.2. Sản xuất na tại xã Quang Lang giai đoạn 2012 – 2014 .................. 14
Bảng 3.1: Bảng mẫu điều tra ........................................................................... 16
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Quang Lang qua 3 năm
(2012 - 2014) ................................................................................... 26
Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động của xã Quang Lang qua 3 năm
2012 - 2014 ...................................................................................... 29
Bảng 4.3 Bảng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Quang Lang
qua 3 năm (2012 - 2014) ................................................................. 32
Bảng 4.4. Diện tích một số cây trồng chủ yếu của xã giai đoạn 2012 2014 ................................................................................................. 37
Bảng 4.5. Diện tích đất trồng na của xã Quang Lang giai đoạn 2012 2014 ................................................................................................. 38
Bảng 4.6. Một số thông tin chung về các hộ điều tra...................................... 40
Bảng 4.7. Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra năm 2014....... 42
Bảng 4.8. Sản xuất na của các hộ điều tra giai đoạn 2012 - 2014 .................. 42
Bảng 4.9 : Chi phí cây na, cây hồng trồng mới và 2 năm KTCB ................... 44
Bảng 4.10. Chi phí sản xuất 1 ha na kinh doanh của các hộ điều tra ............. 45
Bảng 4.11. Chi phí sản xuất ngơ của các hộ điều tra tính trên 1 ha ................ 46
Bảng 4.12. Chi phí sản xuất 1 ha hồng kinh doanh của các hộ điều tra ......... 47
Bảng 4.13. So sánh chi phí giữa na và ngơ, hồng của các hộ điều tra ............ 48
Bảng 4.14. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế của sản xuất cây na với
cây ngơ , cây hồng tính trên 1ha...................................................... 49


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQC

:


Bình quân chung

BVTT

:

Bảo về thực vật

CN-DV

:

Cơng nghiệp – Dịch vụ

ĐVT

:

Đơn vị tính

TH

:

Tiểu học

THCS

:


Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

UBND

:

Ủy ban nhân dân

KTCB

:

Kiến thiết cơ bản


iv
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ..................................................................3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học ........................................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1 Cơ sở khoa học ..................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế ..............................................4
2.1.2. Quan điểm về hiệu quả kinh tế ..................................................................6
2.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế ..........................................................................7
2.1.4. Một số vấn đề cơ bản về cây na .................................................................8
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây na .................................9
2.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước và ngồi nước ...........................................12
2.2.1 Tình hình nghiên cứu Na trên thế giới ......................................................12
2.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................13
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................15
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................15
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................15
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ....................................................................15
3.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................15
3.3.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................15
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................16
3.4.1. Phương pháp thu thâ ̣p thông tin ...............................................................16


v
3.4.2. Phương pháp thu thâ ̣p thông tin sơ cấ p ...................................................16
3.4.3. Phương pháp tổ ng hơ ̣p thông tin .............................................................18
3.4.4. Phương pháp phân tić h thông tin .............................................................18
3.4.5. Các chỉ tiêu phân tích ..............................................................................19
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................22
4.1. Khái quát tình hình chung của xã Quang Lang ..............................................22

4.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................22
4.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã Quang Lang qua 3 năm (2012 – 2014)
...........................................................................................................................31
4.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng ............................................................................34
4.1.5 Hệ thống văn hóa, giáo dục, y tế .............................................................35
4.2. Thực tra ̣ng sản xuấ t na trên điạ bàn ................................................................36
4.2.1. Hiê ̣n tra ̣ng sản xuấ t ..................................................................................36
4.2.2. Tình hình sử dụng giống ..........................................................................39
4.2.3. Tình hình sử dụng kỹ thuật chăm sóc và thu hái .....................................39
4.2.4. Tình hình tiêu thụ .....................................................................................40
4.2.5. Đánh giá hiê ̣u quả kinh tế của sản xuất na theo nhóm hộ điều tra ..........40
4.3. Hiệu quả kinh tế từ sản xuất na của hộ ...........................................................43
4.3.1. Xác định chi phí sản xuất của các hộ điều tra .........................................43
4.3.2 So sánh hiệu quả kinh tế cây na với cây hồng và cây ngô........................46
4.4. Kết quả từ sản suất na .....................................................................................48
4.5. Đánh giá hiệu quả xã hội từ trồng na .............................................................51
4.5.1. Nâng cao trình độ dân trí .........................................................................51
4.5.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng.............................................................................52
4.5.3. Giải quyết lao động và việc làm ..............................................................52
4.5.4. Nâng cao ý thức làm giàu và năng lực quản lý tài nguyên ......................52
4.6. Hiệu quả về mơi trường ..................................................................................53
4.7. Những th ̣n lơ ̣i, khó khăn, cơ hô ̣i, thách thức trong sản xuất na tại xã Quang
Lang .......................................................................................................................53


vi
4.7.1. Thuâ ̣n lơ ̣i ..................................................................................................53
4.7.2. Khó khăn ..................................................................................................54
4.7.3. Cơ hô ̣i.......................................................................................................54
4.7.4. Thách thức ...............................................................................................55

4.7.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế sản
xuất na tại xã Quang Lang .................................................................................55
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................57
5.1. Kết luận ..........................................................................................................57
5.2 Kiến Nghị ........................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự đa dạng về
sinh thái, khí hậu có nhiều nét độc đáo và đa dạng , tài nguyên đất, nước phong phú.
Điều kiện tự nhiên đó rấ t thuâ ̣n lơ ̣i cho viê ̣c phát triể n nghề trồ ng cây ăn quả .
Cây ăn quả có vai trò quan tro ̣ng trong đời số ng chúng ta , sản phẩm hoa quả là
nguồn dinh dưỡng na cho con người về chất khoáng , đặc biệt chứa nhiều vitamin A
và vitamin C rất cần cho cơ thể. Cũng như trong nền kinh tế quốc dân cây ăn quả có
giá trị kinh tế rất cao . Hiện nay, cây ăn quả trở thành một trong những loại cây là
thế mạnh kinh tế ở Việt Nam, sản phẩm của cây ăn quả ngồi cung cấp cho thị
trường trong nước cịn là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Cùng với
sự phát triển của ngành công nghiệp, sản phẩm của cây ăn quả ngồi sử dụng ăn
tươi cịn là ngun liệu cho ngành chế biến nông sản. Nghề trồng cây ăn quả đã trở
thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nơng nghiệp Việt Nam,
là cây góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trờ ng

, góp phần xóa đói

giảm nghèo và t ăng thu nhâ ̣p cho người nông dân . Một trong những loa ̣i cây ăn quả
đó là cây Na.

Na là cây ăn quả dài ngày thích hợp với các vùng đất trung du và miền núi
đặc biệt với núi đá vơi bởi đó mà cây na khơng chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà
cịn góp phần cải thiện mơi trường sinh thái , góp phần phủ xanh đất trống , đồi núi
trọc, hạn chế lũ lụt , xói mòn. Những năm gầ n đây , sản phẩm na trở thành hàng hóa
đươ ̣c rất nhiề u người tiêu dùng biế t đế n với mùi vị ngọt đặc trưng , quả to và bùi quả
na có chưa nhiều tinh bột, ngồi ra cây na cịn rất nhiều cơng dụng như làm dược
liệu chữa bệnh.
Cây sớm cho quả , sản lượng lại cao , dễ dàng tiêu thu ̣ nên cây na đã chiế m vi ̣
trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trong phát triển kinh tế của tỉ nh Lạng
Sơn nói chung, của xã Quang Lang , huyê ̣n Chi Lăng nói riêng . Quang Lang là mô ̣t


2
trong những xã trồng nhiều na của huyê ̣n Chi Lăng có điề u kiê ̣n khí hâ ̣u

, đấ t đai

thuâ ̣n lơ ̣i cho cây na sinh trưởng , phát triển tốt ; So với những loại cây trồng khác ,
cây na đem la ̣i thu nhâ ̣p cao cho người dân trong vùng đồ ng thời đóng góp tić h cực
vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Xã Quang Lang có tổng diện tích Na năm 2014 là 420,03ha trong đó diện tích
trồng mới là là 4.03ha diện tích cây đang cho thu hoạch là 416 ha . Ở các thôn Núi
Đá, Than Muội, Pha Đeng, Mỏ Đá, Đông Mồ người dân nơi đây đã coi cây Na là
cây trồng chính của gia đình và chuyện thu về mấy chục triệu đồng từ Na đã khơng
cịn là chuyện xa lạ đối với người dân nơi đây nữa.[8]
Theo đánh giá sơ bô ̣ về hiê ̣u quả kinh tế của huyê ̣n Chi Lăng trong năm vừa
qua thì cây na là cây trồng đem la ̣i thu nhâ ̣p cao và ổ n đinh
̣ hơn so với những cây
trồ ng khác .Tuy nhiên , trong sản xuất na còn bộc lộ nhiều yếu kém


, năng suấ t và

chấ t lươ ̣ng na chưa thực sự cao so với tiề m năng thế ma ̣nh của điạ phương , bởi gầ n
đây do ảnh hưởng của khí hâ ̣u toàn cầ u , suy thoái rừng đầ u nguồ n , thị trường giá cả
nhiều lúc bấp bênh . Mă ̣t khác , người dân sản xuấ t còn nhỏ lẻ, chưa ma ̣nh da ̣n đầ u
tư, việc sử dụng phân bón chưa hiệu quả , cây na mới chỉ phát triể n ở mô ̣t số thôn
trong xã chứ chưa mở rô ̣ng ra toàn xã . Để sản xuất na thực sự có hiệu quả đòi hỏi sự
vào cuộc của các cấp ngành.
Từ chính nhữ ng lý do trên em thực hiê ̣n đề tài “Đánh giá hiê ̣u quả kinh tế
của cây cây Na trên địa bàn xã Quang Lang , huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn”
góp phần đánh giá đúng thực trạng , hiệu quả kinh tế của việc sản xuất na đồng thời
thấ y đươ ̣c những t ồn tại trong sản xuất từ đó đưa ra một số giải pháp

sản xuất và

tiêu thụ nhằ m nâng cao hiê ̣u quả kinh tế .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá đươ ̣c hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng Na trên địa bàn xã
Quang Lang trên cơ sở đó đưa ra mơ ̣t sớ định hướng , giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của cây na trên địa bàn để nâng cao thu nhập , cải
thiện đời sống người nông dân góp phầ n đáp ứng nhu cầ u của người nơng dân đồng
thời góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.


3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế,
nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây na
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quang Lang, Huyện Chi

Lăng, Tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá thực tra ̣ng sản xuấ t Na trên địa bàn xã Quang Lang.
- Đánh giá hiê ̣u quả kinh tế của cây Na trên địa bàn xã Quang Lang.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà người nông dân gặp phải khi trồng
cây Na.
- Đề xuấ t mô ̣t số giải pháp chủ yếu nhằ m nâng cao hiê ̣u quả kinh tế cây Na
trong sản xuất.
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Củng cố thêm kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình đi thực tập ở cơ sở.
- Tạo cơ hội cho sinh viên vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở
nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong
q trình nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thơng qua viê ̣c thu thâ ̣p thông tin, phân tích sớ liê ̣u đề tài đã đánh giá đươ ̣c
tình hình sản xuất nơng nghiệp nói chung cũng như nghề trồng Na nói riêng của
người dân xã Quang Lang.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính
quyền địa phương xây dựng hướng phát triển

, giải quyết những khó khăn trở

ngại nhằm phát triển cây ăn quả nói chung và cây Na nói riêng hướng tới phát
triển kinh tế bền vững.


4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
* Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một số khái niệm về
hiệu quả kinh tế được đưa ra như sau:
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của các hoạt
động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của nền sản xuất
xã hội do nhu cầu cuộc sống tăng, nhu cầu công tác quản lý, tổ chức.
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù xã hội với những đặc trưng phức tạp nên đánh
giá hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức khó khăn và mang tính chất phức tạo. Mục tiêu của
các nhà sản xuất và quản lý là với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định, tạo ra được
khối lượng sản xuất hàng hóa nhiều nhất, hay nói cách khác là ở một mức sản xuất nhất
định cần phải làm như thế nào để có chi phí tài ngun lao động thấp nhất. Điều đó cho
ta thấy hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra.[2]
- Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó khơng
phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất là đáp
ứng nhu cầu vật chất, tinh thần văn hóa cho xã hội. Hiệu quả kinh tế phản ánh thực
chất các nhu cầu của xã hội. Vì thế việc nghiên cứu xem xét hiệu quả kinh tế không
dừng lại ở mức độ đánh giá mà thơng qua đó tìm ra các giải pháp phát triển sản
xuất. Như vậy phạm trù hiệu quả kinh tế đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá
sản xuất và phân tích kinh tế nhằm tìm ra những giải pháp có lợi nhất.
* Bản chất của hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm của Mác thì bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ các
yêu cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế là
một phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp nên việc xác định và so


5
sánh hiệu quả kinh tế và vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn và mang tính tương đối.

Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau với từng loại nông hộ. Đối với
những hộ nông dân nghèo, đặc biệt là vùng kinh tế tự cung tự cấp thì việc tạo ra
nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhưng khi đi vào hạch toán kinh tế trong điều kiện
lấy cơng làm lãi thì người nơng dân chú ý tới thu nhập, cịn đối với những hộ nơng
dân sản xuất hàng hóa, trong điều kiện th lao động thì lợi nhuận là mục tiêu cuối
cùng, đó là vấn đề hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của nhà sản xuất là thu được lợi nhuận
tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó hiệu quả kinh tế có liên quan trực
tiếp đến các yếu tố đầu vào (Inputs) và các yếu tố đầu ra (Outputs) của quy trình sản
xuất kinh doanh. Việc xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất
sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
+ Đối với yếu tố đầu vào
Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất khơng đồng nhất và
trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa chữa lớn nên
việc tính tốn khấu hao và phân bổ chi phí để xác định các chỉ tiêu hiệu quả có tính
chất tương đối.
Do sự biến động không ngừng của cả thị trường nên việc xác định chi phí cố
định là khơng chính xác mà chỉ có tính tương đối.
Một số yếu tố đầu vào rất khó lượng hóa như: Thơng tin, tun truyền, cơ sở
hạ tầng nên khơng thể tính tốn được một cách chính xác.[1]
+ Đối với yếu tố đầu ra
Phần lớn những kết quả sản xuất đầu ra có thể lượng hóa được một cách cụ thể
nhưng cũng có những yếu tố khơng thể lượng hóa được như: Bảo vệ môi trường, năng
lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm.
Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại khơng
phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản xuất xã hội là
đáp ứng yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá
hiệu quả kinh tế khơng dừng lại ở mức độ đánh giá mà cịn thơng qua đó tìm ra các
giải pháp để phát triển một cách tốt hơn.[1]



6
Vậy bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển
kinh tế xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mọi thành viên trong xã
hội. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm
lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế gắn
liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất
lao động và tiết kiệm thời gian làm việc.
2.1.2. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân lực,
vật lực để đạt được kết quả cao nhất hay nói cách khác kiệu quả kinh tế là một phạm
trù phản ánh mặt chất lượng của một hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng một
hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn lực có sẵn trong một hoạt động
kinh tế, đây là đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội, do nhu cầu đời sống
vật chất ngày càng cao. Sau đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh tế:
* Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ tăng
trưởng sản xuất sản phẩm xã hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả cao khi
nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả có nghĩa là khơng lãng phí.
Một nền kinh tế có hiệu quả khi nó nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất đặc
trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, sự chênh lệch giữa sản
lượng tiềm năng thực tế và sản lượng thực tế là sản lượng tiềm năng mà xã hội
không sử dụng được phần bị lãng phí.
* Quan điểm thứ hai: Hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh
tế cơ bản chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức sống của nhân
dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
* Quan điểm thứ ba: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả
sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh
doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
* Quan điểm thứ tư: Hiệu quả của một q trình nào đó, theo nghĩa chung là
mối quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi phí sử dụng (nguồn lực)

để đạt được kết quả đó.


7
Tóm lại, từ kết quả trên chúng tơi thấy rằng: Hiệu quả kinh tế là thể hiện quan hệ
so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí nguồn lực bỏ ra. Khi kết quả đạt được chỉ
bằng với chi phí bỏ ra là lãng phi nguồn lực, khi sử dụng tiết kiệm nguồn lực để đạt
được một kết quả nhất định là hiệu quả kinh tế cũng khác nhau nhưng vẫn phải dựa
trên nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí nguồn lực bỏ ra.[1]
2.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ và
sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy n hiên, kết quả của các hoạt động đó
khơng chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời còn tạo ra nhiều kết quả liên
quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con người. Những kết quả đạt được đó là: Nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần, giải quyết vấn đề việc làm, góp phần ổn định chính
trị xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã hội tiên tiến, cải tạo môi trường, nâng cao đời
sống tinh thần và văn hóa cho người dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt xã hội.
Đặc biệt về sản xuất nơng nghiệp, ngồi những hiệu quả chung về kinh tế - xã
hội, cịn có hiệu quả rất lớn về mơi trường mà ngành kinh tế khách khơng thể có được.
Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá nhân, một đơn vị,
nhưng xét trên phạm vi tồn xã hội thì nó lại ảnh hưởng xấu đến lợi ích và hiệu quả
chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại chúng để có kết luận chính xác.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù: hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm trù này khác nhau về
nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế được
hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được về mặt kinh tế và chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh quan hệ so
sánh tương đối mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh tuyệt đối và chưa xem đầy đủ mối
quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối.

Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả kinh
tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh
giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra.


8
Hiệu quả về kinh tế, xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả đạt được
tổng hợp trong lĩnh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được các kết
quả đó. Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo các tiêu
thức nhất định từ đó thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế.
Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia hiệu
quả kinh tế thành:
- Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng ngành
sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ,…Trong từng
ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho từng ngành hẹp hơn.
- Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ là xét riêng cho từng vùng, từng tỉnh,
từng huyện.
- Hiệu quả kinh tế sản xuất vật chất và dịch vụ.
Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản xuất
thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại: Hiệu quả sử dụng vốn; Hiệu
quả sử dụng lao động; Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị; Hiệu quả sử dụng đất
đai, năng lượng; Hiệu quả sử dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý.[1]
2.1.4. Một số vấn đề cơ bản về cây na
2.1.4.1. Khái niệm và nguồn gốc cây Na(Annona squamosa L.)
Cây Na có tên khoa học là Annona squamosaL là loài thuộc họ na
(Annonaceae) có tên tiếng anh là custara apple, sugar apple tree. Cây Na là một loài
cây thân gỗ nhỏ cao từ 2 đến 8 mét. Thân non có mầu nâu bạc, thân già có mầu nâu
xám thân cây có nhiều lỗ bi nhỏ và sẹo lá lồi to và rõ. Lá đơn, nguyên, mọc cánh,
phiến lá hình mũi giác, dài 9 đến 13cm, rộng từ 3 đến 5cm, màu xanh đậm mặt trên
hơn mặt dưới, mặt dưới có ít lơng ở gân lá và nhiều đốm vàng không rõ vạch ở phần

thịt lá. Hoa có mầu xanh, hoa na là lồi hoa lưỡng tính.Hạt Na có mầu đen bóng.
Quả na có mặt ngồi mầu xanh chia nhiều rãnh, thịt quả mầu trắng, mềm và ngọt
khi chín. Nguồn gốc và phân bố của cây na.
Cây na được coi là có nguồn gốc phát sinh từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Từ thế
kỷ 16, các cây họ Na đã được nhập vào nhiều nước nhiệt đới khác và do tính thích


9
nghi rộng hiện nay na được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Nguồn gốc bản địa chính xác của loại cây này chưa rõ do hiện nay nó được
trồng khắp nơi nhưng các nhà thực vật học cho rằng nó là cây bản địa của các nước
thuộc Trung và Nam Mĩ.[14]
2.1.4.2. Giá trị dinh dưỡng của cây na
Trong 100g thực phẩm hấp thụp hầm thụ protein của na là 1,4 gấp 2 lần soài,
hàm lượng canxi gấp 3 lần sồi và 2.5 lần chuối.
Na có giá trị dinh dưỡng cao trong quả có chứa 72% glucose, 14,52%
saccharose ,1.7% tinh bột, 2,7% protid và vitamin C. Trong lá cây na có một
alkaloid vơ định hình, lá xanh chứa 0,08% dầu. Hạt chứa 38,5 đến 42% dầu, trong
đó có các acid béo chiếm tỉ lệ lớn.
Quả na có vị ngọt chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm
săn da, tiêu sưng. Hạt na có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá na
dùng để sốt rét, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ, tiêu chảy.[14]
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây na
Na là một trong những cây trồng cho năng suất cao tuy nhiên đòi hỏi phải đảm
bảo kỹ thuật từ khâu chuẩn bị đất đến trồng , chăm sóc, bón phân, thu hoạch và phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố khác . Bởi vậy, phát triển cây Na cần có sự đầu tư hợp lý
và loại bỏ những phong tục , tập quán canh tác lạc hậu , kém hiệu quả . Sau đây là
một số đă ̣c tính kỹ thuâ ̣t của cây N a.[14]
2.1.5.1. Về nhân tố về điều kiện tự nhiên
- Khí hậu: Na có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên thích hợp với khí hậu ấm áp

và khơ, tuy vậy cây na vẫ sinh trưởng được trong điều kiện nóng ẩm. Na rất sợ rét
chịu rét kém hơn vải và chanh.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng của cây na từ 10 – 390C nhiệt độ
thích hợp nhất từ 17 – 250C, na rất sợ rét, chịu rét kém vải, nhãn và chanh. Cây
trưởng thành có thể chịu được nhiệt độ 0oC trong thời gian ngắn, xong rụng hết lá.
Ở 40C cây đã bị thiệt hại do nhiệt độ thấp, vì vậy thấy ít na mọc ở các điểm vùng
cao các tỉnh phía bắc, nơi hàng năm có sương muối. Nhưng nếu ở các vùng có nhiệt


10
độ mùa hè quá cao >40oC, lại bị hạn hoặc khơ nóng cũng khơng thích hợp cho việc
thụ phấn, thụ tinh của na và sự phát triển của quả. Dễ gây nên hiện tượng thụ quả
sau khi thụ tinh xong hoặc nếu quả phát triển được cũng rất kém về năng suất và
phẩm chất.
- Nước: Lượng mưa hàng năm là 1000 - 1500mm và phân bố đều là trồng Na tốt.
- Ánh sáng: Na là cây ưa ánh sáng đầy đủ, thiếu ánh sáng cây sinh trưởng
kém, khó phân hóa mầm hoa, ít quả dẫn đến năng suất thấp.
- Đất đai : Na là cây không kén đất, chịu hạn tốt, khơng thích hợp với đất úng
nước. Đất cát sỏi, đất thịt nặng có vỏ sị vỏ hến, đất đá vôi đều trồng được cây Na.
Nhưng tốt nhất là trông Na trên đất có tầng đất dày, đất rừng mới khai phá, đất đồi
ven sông ven suối, đất chân núi đá vơi thốt nước nhiều mùm giàu dinh dưỡng là
thích hợp nhất. Độ PH từ 5,5 - 7,4 là thích hợp.
2.5.1.2. Về nhân tố kỹ thuật
- Giống: Chọn giống sạch bệnh, giống cây đã được tuyển chọn tốt.
- Mật đô trồng và khoảng cách trồng :
+ Mật độ: 1ha trồng được khoảng từ 1000 – 1500 cây tùy vào điều kiện đất
đai, địa hình mà mật độ trồng là khác nhau.
+ Khoảng cách: Tùy vào điều kiện đất đai, độ dốc của địa hình, mà khoảng
cách trồng na khác nhau, mỗi cây chiếm diện tích 2x3 m.
- Cách trồng:

+ Đào hố: Hố chuẩn bị trước 2-3 tháng, sâu 0,5m, rộng 0,5m, hình vng,
hình chữ nhật hoặc hình trịn.
+ Bón lót : Mỗi hố 20-30g phân chuồng hoại mục + 0,2kg supe lân trộn đều
với đất, ủ trước 2-3 tháng.
+ Cách trồng : Cây được trồng giữa hố, bầu đạt ngang với mặt đất (không
trồng sau gây nghẹt rễ, sinh trưởng kém), tưới nước, ấn cho chặt gốc, duy trì độ ẩm
70-80%.[16]
- Phân bón: Lượng phân bón hợp lý, đầy đủ và phù hợp trong từng giai đoạn
để cây sinh trưởng, phát triển tốt.


11
Bảng 2.1. Lƣợng phân bón tính cho 1 cây na
Năm tuổi

Phân chuồng
(kg/cây)

Đạm (kg/cây)

Lân

Kali

(g/cây)

(g/cây)

1-4


10-15

06-0.8

0.3-0.4

0.2-0.3

5-8

15-20

1.0-1.5

0.5-0.8

0.5-0.7

Trên 8

20-25

1.5-2.0

0.7-1.0

0.7-1

(Nguồn: UBND Xã Quang Lang)
- Chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ để cho cây có điều kiện phát triển tốt.

Vào khoảng thời gian trung tuần tháng 11 sẽ đốn toàn bộ cành cao của cây na, chỉ
để cây na cao khoảng 1,5 - 1,8 m và cắt bớt cành cho thống. Nhờ đó, cây na sẽ
chống chịu được mưa gió, quả khơng bị dập nát do va chạm trên cao; không tốn
thức ăn để nuôi cành vô hiệu; quả ra tập trung vào thân và cành cấp một (những quả
na gần thân thường là những quả to và đẹp); Cây na cũng dễ thụ phấn và dễ thu
hoạch hơn. Ngồi ra, để cây na có lực ra mầm, ra hoa sớm và quả đẹp nên chăm
bón, phục hồi cây sau thu hoạch với lượng phân bón thích hợp, bón phân chuồng
và phân NPK, Phun 1 - 2 lần thuốc kích rễ, áp dụng đúng một số kỹ thuật khác để
tăng tỷ lệ đậu quả, chăm bón ni quả.
- Phịng chống các loại sâu bệnh thường gặp trên cây na:
+ Sâu hại hoa còn gọi là bọ đục bơng, sâu vịi voi: Dùng Sago – Super 20EC,
thuốc có tính xơng hơi mạnh nhưng lại dễ phân huỷ trong thời gian ngắn để phun
cho cây. Liều lượng sử dụng là 20 – 25 ml pha trong một bình 8 ít nước phun đều
trên tán cây vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Phun 2 lần, lần thứ 2 cách lần thứ nhất
15 ngày.
+ Sâu cuốn lá: thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm, khi mật độ còn
thấp thì kết hợp lúc làm cỏ dùng tay bắt diệt sâu. Khi sâu ở mật độ cao thì dùng các
loại thuốc sau để diệt trừ: Padan 95SP, Sherpa 25EC, Trebon 10EC,… pha thuốc
đúng nồng độ, phun đều trên mặt lá.
+ Mối hại gốc Làm lá úa vàng: Dùng thuốc Padan 0,2% tưới vào gốc 2 - 3 lần,
mỗi lần cách nhau 6 - 7 ngày, mỗi gốc tưới 2 - 3 lít nước thuốc để đuổi mối.


12
+ Nhện đỏ: Làm lá úa vàng, gây rụng lá, rụng quả: Dùng thuốc Sông Mã
24WG, Pegagus, Regent. Liều lượng và cách phun ghi trên vỏ bao.
+ Bệnh thán thư: Phun ngừa lúc quả còn nhỏ đến trước lúc thu hoạch 15 20 ngày. Phun định kì 1 lần/tháng. Có thể sử dụng các loại thuốc sau:
Bendazol 50WP(100g/8lít nước) hay Carbenzim 500FL (15ml/8lít nước).
+ Bệnh thối rễ: Hàng năm bón bổ sung vôi và dùng thuốc Boocđô hoặc các
loại thuốc có chứa gốc đồng tưới vào gốc na 2 - 3 lần.

+ Thu hoạch: Na khi đã mở mắt, vỏ quả chuyển màu vàng xanh là quả đã già,
cần thu hoạch ngay, mùa thu hoạch bắt đầu vào tháng 6 cho đến tháng 9 - 10 âm
lịch. Từ khi bắt đầu nở hoa tới khi thu hoạch là 110 - 120 ngày. Quả cho thu hoạch
sớm hay muộn phụ thuộc nhiệt độ, điều kiện cung cấp nước tưới ở nơi trồng. Nhiệt
độ cao, nước đầy đủ thì quả to và sớm thu hoạch hơn.
Quả hái lúc đã già: Na mở mắt, khe hở giữa các mắt nơng và hạt có màu nâu
hoặc nâu đen. Dùng kéo cắt sao cho quả mang theo một đoạn cuống. Quả na già hái
về, bảo quản ở nhiệt độ 25 - 30oC sau 2 - 3 ngày là chín.
+ Bảo quản: Na thường dùng nhiệt độ thấp để bảo quản, để đảm bảo được chất
lượng quả tốt thì nhiệt độ tốt nhất là 15 đến 200C, độ ẩm khơng khí là từ 85 đến 90%.
2.2 Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc và ngồi nƣớc
2.2.1 Tình hình nghiên cứu Na trên thế giới
Na là cây nhiệt đới, thích nghi rộng nên chúng được trồng trên tồn thế giới
nhưng chỉ trồng lẻ tẻ trong các vườn, ít trồng tập trung để sản xuất hàng hoá. Trước
đây, na được coi là loại quả thứ yếu, chưa trở thành một loại quả chính trên thị
trường hoa quả thế giới. Hiện nay, nhu cầu thị trường ngày càng cao nên cây na đã
được quan tâm và chú trọng hơn. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay vẫn khơng có số
liệu thống kê cụ thể về na. Những nước đánh giá na dai rất cao là Ấn Độ, CuBa,
Brazil. Năm 1986 - 1987, chỉ riêng ở Thái Lan đã trồng được 51.500ha, sản lượng
188.900 tấn. Ở Ấn Độ diện tích trồng na cũng đạt tới 44.613ha[14]. Na xiêm trồng
ít hơn do khẩu vị con người và do chúng yêu cầu khí hậu nóng hơn na dai, khơng
trồng được ở các vĩ tuyến hơi cao một chút.


13
2.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Những năm gần đây na được coi là cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao.
Vùng phân bố của cây na ở nước ta khá rộng, trừ những nơi có mùa đơng lạnh hay
sương muối là khơng trồng được cịn hầu hết các tỉnh đều có thể trồng na. Ở nước ta
na được trồng từ lâu nhưng mới được chú trọng, phát triển mạnh từ năm 1990 trở lại

đây [14].
Na có tính thích nghi rộng, sớm cho quả, năng suất cao, ít sâu bệnh, trồng
trong vườn nhà cho năng suất cao. Hiện nay na dai được coi là cây trồng mang lại
hiệu quả kinh tế cao, rất được ưa chuộng trên thị trường, nhiều hộ gia đình đã giàu
có nhờ trồng na. Ở Tây Ninh 1ha na cho thu hoạch 7 - 8 tấn quả trong 1năm, cá biệt
có hộ thu được 12 tấn/năm nhờ làm thêm vụ quả trái vụ. Với 7 - 8 tấn quả/năm/ha
có giá bán xơ 10.000 - 12.000 đồng/kg thì 1ha na cho thu nhập khoảng 70 - 100
triệu đồng/năm. Ở vùng đồi gò Hà Tây, 1ha na giá trị sản phẩm đạt được 33 triệu
đồng/1năm, thu nhập thuần đạt 23 triệu. Vùng núi đá vơi ở Đồng Mỏ (tỉnh Lạng
Sơn) nói riêng và các vùng trồng na khác nói chung, nhiều gia đình làm giàu nhờ
trồng na [14].
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu tại tỉnh lạng sơn
Do cây Na có giá tri ̣kinh tế cao, được sự hưởng ứng của người dân, sự chỉ đa ̣o
sát sao của các cấ p chiń h quyề n, các chin
.
̉ h Lạng Sơn
́ h sách hỗ trơ ̣ phát triể n của tin
Hiện nay toàn tỉnh Lạng Sơn có khoảng trên 3.000 ha diện tích trồng na, trong
đó huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng chiếm 60% diện tích na. Hầu hết diện tích
na ở đây đang cho thu hoạch.
Hiện nay, Lặng Sơn đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý đây là một cơ
hội để khẳng định giá trị của na Lạng Sơn, đồng thời góp phần tích cực vào việc
quảng bá, giới thiệu sản phẩm từ đó nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho bà con
nơng dân.[17]
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên địa bàn xã Quang Lang
Quang Lang là xã có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho cây na sinh
trưởng, phát triển tốt. Cây na đã được đưa vào sản xuất cách đây khá lâu và phát
triển mạnh từ năm 2000, càng ngày người dân càng tích cực mở rộng diện tích trồng
na, đầu tư chăm sóc để đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.



14
Theo thống kê của ngành nông nghiệp địa phương, đến nay tồn xã Quang
Lang có trên 420ha na, trong đó diện tích đã cho thu hoạch khoảng 416ha. Cây na
chính là cây thế mạnh của xã, là cây đặc sản của địa phương. Thúc đẩy phát triển
cây na góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu
cây trồng trên địa bàn xã.[8]
Bảng 2.2. Sản xuất na tại xã Quang Lang giai đoạn 2012 – 2014
Năm
Chỉ tiều
Tổng diện tích

So sánh (%)
ĐVT

2012

2013

2014

Ha

416

416,3

420,03

100


101

101

2013/2012 2014/2013

BQC

Diện tích cho thu
hoạch
Năng suất

Ha

416

416

416

100

100

100

Tấn/Ha

7.8


7.9

8.0

101

101

101

Sản lƣợng

Tấn

3.244,8 3.286,4 3.328.00

101

102

101

Giá trị sản suất

Tỉ
đồng

81,120


102

118

115

98,592

116,480

(Nguồn: UBND xã Quang Lang)
Na là cây mũi nhọn được xã xác định trong phát triển kinh tế của xã, có hiệu
quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nơng dân. Với lợi thế là vùng có
khí hậu, đất đai phù hợp với cây na, những năm gần đây cây na đã được sản xuất
theo hướng hàng hóa tập trung, mở rộng diện tích trồng.
Qua bảng trên ta có thể thấy diện tích na trong 3 năm thừ 2012 đến năm 2014
tăng, cụ thể diện tích năm 2012 là 416ha đến năm 2014 diện tích tăng lên 4,03ha.
Năng suất và sản lượng cây cây na cũng tăng lên vì người dân đã áp dụng khoa học
kĩ thuật vào sản xuất, năng suất năm 2012 là 7,8 tấn/ha sản lượng đạt 3244,8 tấn,
năng suất năm 2013 là 7,9 tấn /ha sản lượng đạt 3286,4 tấn, năm 2014 là 8,0 tấn/ha
sản lượng đạt 3328,00 tấn.
Doanh thu từ cây na tăng năm 2012 doanh thu cây na đạt 81,120 tỉ đông, năm
2013 đạt 98,592 tỉ đồng tăng 1% so với năm 2012, năm 2104 doanh thu tăng lên là
116,480 tỉ đồng tăng 1% so với năm 2013.


15
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các vấn đề về hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng na trên địa bàn xã
Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn cụ thể là các hộ trồng na trong 3 thôn
Than Muội, Pha Đeng, Mỏ Đá trong 3 năm 2012 – 2014.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian, thời gian nghiên cứu.
- Về không gian: Đề tài đươ ̣c tâ ̣p trung nghiên cứu ta ̣i các thôn Than Muội, Pha
Đeng, Mỏ Đá Nhang trên địa bàn xã Quang Lang
, huyê ̣n Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Về thời gian: Thu thập những số liệu và thơng tin cần thiết phục vụ cho khóa
luận từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của xã
từ năm 2012 – 2014 và số liệu điều tra các hộ sản xuất na năm 2014.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Về thời gian: Thời gian thực hiện từ 26/01/2014 đến 26/5/2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn xã Quang Lang , huyê ̣n
Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Quang Lang ,
huyê ̣n Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Nghiên cứu thực trạng sản xuất na trên địa bàn trên địa bàn xã Quang Lang ,
huyê ̣n Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của cây na trên địa bàn trên địa bàn xã
Quang Lang, huyê ̣n Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng na trên địa bàn xã Quang
Lang, huyê ̣n Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.


16
- Một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây na trên địa

bàn trên địa bàn xã Quang Lang, huyê ̣n Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.4.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấ p được thu thập qua sách báo , qua website, qua các báo cáo có
liên quan đế n cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn về hiê ̣u quả kinh tế , qua các báo cáo tổ ng
kế t hàng năm, các tài liệu thống kê của xã Quang Lang , tham khảo các khóa luâ ̣n tố t
nghiê ̣p. Cụ thể, bao gồm:
- Số liệu về tình hình điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội xã Quang Lang qua
các báo cáo cuối năm 2012, 2013, 2014.
- Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng na của xã, của các thôn được thu
thập từ các báo cáo và tài liệu của các phòng ban xã Quang Lang.
- Các số liệu về diện tích, năng suất bình quân, sản lượng đạt được của cây na
qua các năm trên Thế giới và Việt Nam qua các website.
Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính chính xác và khách quan
của đề tài nghiên cứu. Từ đó có những đánh giá ban đầu về tình hình sản xuất, những
thuận lợi - khó khăn trong sản xuất tại địa phương mà người dân gặp phải.
Bảng 3.1: Bảng mẫu điều tra


Quang Lang

Thôn

Mẫu chọn

Than Muội

15


Pha Đeng

15

Mỏ Đá

15

Tổng

45
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấ p
Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất
kỳ tài liệu nào . Thông tin , số liê ̣u được thu thâ ̣p từ các nguồ n điề u tra thông qua
quan sát trực tiếp, phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân, cán bộ địa phương.


17
* Phương pháp điều tra mẫu
- Chọn mẫu: Để đảm bảo tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu,
việc chọn điểm nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Địa bàn mang tính đại diện cho các vùng sinh thái như điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội.
+ Địa bàn có diện tích và sản lượng na tương đối lớn.
+ Địa bàn có điều kiện kinh tế khác nhau để có số liệu phong phú trong q
trình sản xuất.
Trên cơ sở đó tơi tiến hành chọn ra 3 thôn trong tổng số 13 thôn. Trong tất cả
các hộ tham gia trồng na tôi chọn ngẫu nhiên mỗi thôn 15 hộ để nghiên cứu, như

vậy tổng số mẫu điều tra là 45 hộ/3 thôn. Trong các hộ được chọn ra có điều kiện
kinh tế, diện tích trồng na khác nhau, có những thuận lợi, khó khăn nhất định trong
sản xuất nơng nghiệp nói chung và trong sản xuất na nói riêng của các hộ là khác
nhau. Cụ thể các thôn được chọn là thôn Than Muội, Pha Đeng, Mỏ Đá đại diện cho
3 tiểu vùng sinh thái của xã Quang Lang.
Từ kết quả thu được ta đi tổng hợp, xử lý số liệu từ đó phân tích thơng tin,
đánh giá hiện trạng lao động, tình hình sản xuất chính của các hộ nơng dân, cơ cấu
cây na trong hoạt động sản xuất kinh tế của gia đình. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh
tế của cây na của xã Quang Lang.
- Nội dung điều tra: Phiếu điều tra có các thơng tin cơ bản về nơng hộ chủ yếu
như nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ,... Tình hình sản xuất na
tại nơng hộ như diện tích trồng na, chi phí trồng na, tổng thu nhập từ cây na, nơi
cung cấp giống, giá bán, nơi bán, những thuận lợi, khó khăn mà người dân gặp phải
trong sản xuất na.
Những thông tin này được thu thập bằng cách sử dụng phương pháp phỏng
vấn trực tiếp linh hoạt, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được lập sẵn thể hiện qua
những câu hỏi “đóng” kết hợp với dạng câu hỏi “mở” phù hợp với thực tế, cụ thể dễ
hiểu để người được hỏi trả lời chính xác, đầy đủ.


×