Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu các giải pháp hoàn nguyên môi trường trong hoạt động khai thác than lộ thiên ở tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.81 MB, 98 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của Quý thầy cô, bạn bè và tập thể cán bộ công nhân viên Tập đồn than
khống sản Việt Nam - Vinacomin.
Xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng, người
hướng dẫn khoa học của Luận văn, đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ trong
suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cô khoa Kinh tế và Quản lý trường
Đại học Thủy lợi.
Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể cán bộ cơng nhân viên Tập
đồn than khống sản Việt Nam - Vinacomin đã cung cấp thông tin, tài liệu và
hợp tác trong q trình thực hiện Luận văn.
Tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên,
hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận
văn.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hằng Nga


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Phạm Thị Hằng Nga


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Tổng lượng than được sản xuất hàng năm ở trên thế giới...........................2
Hình 1.2. Tỷ lệ sản xuất than trên thế giới năm 2010................................................3
Hình 1.3. Tỷ lệ sản xuất điện từ các nguồn...............................................................3
Hình 1.4. Bóc tầng đất canh tác và lớp đất mặt trong khai thác than đá....................4
Hình 1.5: Ví dụ về vừa khai thác mỏ và từng bước khơi phục ở Đức.....................12
Hình 1.6. Trước khi khai thác (1991), trong thời gian khai thác (1996) và sau khai
thác (2002)..............................................................................................................28
Hình 2.1. Quy trình cơng nghệ khai thác lộ thiên kèm theo dịng thải....................34
Hình 2.2. Mặt tầng đổ thải và đê chắn nước, trồng cây...........................................48
Hình 2.3. Cây Keo được trồng trên bề mặt bãi........................................................51
Hình 2.4. Vườn ươm Cỏ Vetiver trên bãi thải Chính Bắc........................................51
Hình 2.5: Cỏ Vetiver sau khi trồng được 1 năm......................................................52
Hình 2.6. Cây hoa Giấy được trồng trên sườn bãi thải............................................53
Hình 3.1. Phun sương giảm bụi...............................................................................74
Hình 3.2. Phát tán vật liệu giảm bụi........................................................................75
Hình 3.3. Phủ xanh thực vật trên tấng bãi thải........................................................75


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng khai thác than giai đoạn 2006÷2013 ở Việt Nam.......................5
Bảng 1.2: Quy hoạch sản lượng than đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 6
Bảng 2.2. Tổng thải lượng bụi phát sinh trên khai trường........................................41
Bảng 2.3. Bảng so sánh quy chuẩn nồng độ bụi........................................................41
Bảng 2.4. Nồng các khí độc tại mỏ than Núi Béo....................................................43
Bảng 2.5. Thải lượng bụi phát sinh khi hoàn thổ moong khai thác...........................54
Bảng 2.6: Các thơng số tính tốn mơ hình...............................................................54

Bảng 2.7. Kết quả mơ hình......................................................................................55
Bảng 2.8. Thải lượng bụi phát sinh do đắp đê mép bãi thải......................................56
Bảng 2.9. Tính khả năng phát tán do hoạt động đắp đê bãi thãi................................56
Bảng 2.10. Diện tích cây xanh và cỏ Ventiver trồng cải tạo phục hồi.......................57


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT : Báo cáo tài ngun và mơi trường
BVMT : Bảo vệ mơi trường
CP

: Chính phủ

HĐKS : Hoạt động khai thác khoáng sản
KS

: Khoáng sản

MT

: Mơi trường

NĐ-CP : Nghị định chính phủ
TT-BCT : Thơng tư bộ tài chính
TN

: Tài ngun

TN&MT : Tài ngun và mơi trường

TNTN

: Tài nguyên thiên

nhiên TB

: Trung bình

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TNHH1TV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ HOÀN NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN........................................1
1.1. Khái quát chung về khai thác than đá và hậu quả ô nhiễm môi trường................1
1.1.1. Tổng quan tình hình khai thác than ở trên thế giới và Việt Nam.......................1
1.1.2. Những vấn đề ô nhiễm môi trường trong khai thác than................................... 6
1.2. Hoàn nguyên sau khai thác than và phục hồi cảnh quan....................................11
1.2.1. Hoàn nguyên về đất đai.................................................................................. 12
1.2.2. Phục hồi hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên.............................................. 13
1.2.3. Cải tạo chất lượng khơng khí.......................................................................... 14
1.3. Cơ sở pháp lý trong bảo vệ môi trường và khai thác tài nguyên thiên nhiên......15
1.3.1. Chính sách của nhà nước trong bảo vệ mơi trường......................................... 15
1.3.2. Nội dung của quản lý môi trường................................................................... 17
1.3.3. Các công cụquản lý môi trường..................................................................... 18
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng của họat động khai thác than tới môi trường.................24
1.5. Kinh nghiệm về hoàn nguyên và phục hồi cảnh quan........................................ 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 29
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỀ CƠNG TÁC HỒN NGUN MƠI

TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN TỈNH
QUẢNG NINH....................................................................................................... 30
2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội, mơi trường có kiên quan đến khai thác than của tỉnh
quảng ninh............................................................................................................... 30
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên........................................................................... 30
2.1.2. Điều kiện kinh tế, công nghiệp - xã hội và các vấn đề môi trường liên quan
đến sản xuất than..................................................................................................... 31
2.1.3. Khái quát về khoáng sản than tỉnh Quảng Ninh.............................................. 32
2.2. Đánh giá hiện trạng khai thác than tại các mỏ than lộ thiên tỉnh Quảng Ninh

35

2.2.1. Hiện trạng khai thác....................................................................................... 35


MỤC LỤC
2.2.2. Đánh giá ảnh hưởng hiện trạng hoạt động khai thác của các mỏ than lộ thiên
ảnh hưởng đến môi trường tỉnh Quảng Ninh............................................................ 37
2 3. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các mỏ than lộ thiên tỉnh Quảng Ninh 40
2.3.1. Bụi................................................................................................................. 40
2.3.2. Các chất ô nhiễm dạng khí............................................................................. 42
2.3.3. Nguồn nước.................................................................................................... 43
2.3.4. Làm thay đổi địa hình, địa mạo...................................................................... 44
2.3.5. Làm biến dạng cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái..................................... 45
2.3.6. Chiếm dụng diện tích đất trồng trọt và trồng cây xanh.................................... 46
2.3.7 . Tác động đến động vật, thực vật hoang dã.................................................... 46
2.4. Đánh giá cơng tác thực hiện hồn ngun mơi trường sau khai thác..................47
2.4.1. Giải pháp tạo phân tầng thải đối với các bãi thải ngoài................................... 47
2.4.2. Giải pháp tăng cường độ ổn định bãi thải....................................................... 48
2.4.3. Phủ đất đá có cỡ hạt mịn, đất phong hóa lên sườn và mặt bãi thải..................49

2.4.4. Giải pháp phủ xanh bãi thải bằng thực vật trên bãi thải.................................. 49
2.5. Những kết quả đạt được và tồn tại của cơng tác hồn ngun mơi trường các mỏ
than lộ thiên ở quảng ninh hiện nay......................................................................... 53
2.5.1. Tác động tới mơi trường khơng khí................................................................ 53
2.5.2. Tác động tới môi trường nước........................................................................ 56
2.5.3. Tác động tới môi trường đất........................................................................... 57
2.5.4 Tác động tới hệ sinh thái................................................................................. 57
2.6. Nhận xét............................................................................................................ 58
2.6.1 Đối với việc lấn chiếm tài nguyên đất............................................................. 58
2.6.2 Đối với công tác cải tạo và phục hồi bãi thải................................................... 59
2.6.3 Đối với công tác giảm thiểu bụi, giảm ô nhiễm nguồn nước bằng việc trồng cây
xanh trên các bãi thải............................................................................................... 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................ 61
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HỒN NGUN MƠI TRƯỜNGTRONG HOẠT


MỤC LỤC
ĐỘNG KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN TỈNH QUẢNG NINH............................62
3.1. Định hướng chiến lược phát triển và quy hoạch khai thác than lộ thiên tại vùng
mỏ Quảng Ninh....................................................................................................... 62
3.1.1. Định hướng chung phát triển khai thác than vùng Quảng Ninh.......................62
3.1.2. Định hướng phát triển khai thác lộ thiên......................................................... 63
3.1.3. Qui hoạch phát triển vận chuyển và đổ thải đất đá trong khai thác..................63
3.2. Đề xuất các giải pháp hoàn nguyên môi trường trong hoạt động khai thác than. 65
3.2.1. Một số văn bản pháp luật chủ yếu liên quan đến công tác bảo vệ môi trường
áp dụng cho hoạt động sản xuất than.......................................................................65
3.2.2. Nội dung một số công tác thiết kế, cải tạo, đổ thải tại các mỏ lộ thiên theo các
văn bản quy phạm pháp luật..................................................................................... 66
3.3. Các giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong khai thác than lộ
thiên tại tỉnh Quảng Ninh......................................................................................... 70

3.3.1. Công tác cải tạo phục hồi bãi thải đất đá và hệ sinh thái................................. 70
3.3.2. Các giải pháp giảm thiểu bụi chất thải............................................................ 74
3.3.3. Công tác thu, xử lý các chất thải rắn khác...................................................... 77
3.4. Các giải pháp hỗ trợ khác.................................................................................. 77
3.4.1. Giải pháp về tổ chức và bộ máy quản lý............................................................... 77
3.4.2. Giải pháp về quy hoạch quản lý vùng về mơi trường...................................... 77
3.4.3. Giải pháp về cơ chế chính sách...................................................................... 79
3.4.4. Giải pháp về khoa học và công nghệ.............................................................. 81
3.4.5. Giải pháp về tuyên truyền,giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng...............82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................ 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 85
1. Kết luận............................................................................................................... 85
2. Kiến nghị............................................................................................................. 85


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, sản lượng khai thác than của Tập đoàn
Vinacomin tăng với tốc độ rất cao, đặc biệt ở các mỏ than lộ thiên vùng
Quảng Ninh. Việc tăng sản lượng nhanh dẫn đến việc gây các ảnh hưởng tiêu
cực tới mơi trường vùng mỏ. Vì vậy, mục tiêu sản xuất than phải thân thiện
với môi trường là điều kiện tiên quyết, bắt buộc, khơng những mang ý nghĩ
sống cịn cho doanh nghiệp mà cịn có nhiều lợi ích kinh tế, xã hội do sử dụng
hợp lý tài nguyên, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tái sử dụng
và tận dụng tối đa phế thải, phế liệu, tiết kiệm tài nguyên lòng đất.
Một trong các giải pháp nhằm bảo vệmôi trường tỉnh Quảng Ninh là xử
lý các chất thải rắn của các mỏ than lộ thiên theo đúng các yêu cầu, quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Với những lý do trên, em đã chọn đề tài "Nghiên cứu các giải pháp
hồn ngun mơi trường trong hoạt động khai thác than lộ thiên ở tỉnh

Quảng Ninh" để nghiên cứu và có ý nghĩa thực tiễn.
2. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở lý luận về hoàn nguyên môi trường trong hoạt động khai thác
than lộ thiên ở tỉnh Quảng Ninh và thực trạng ô nhiễm môi trường của hoạt
động khai thác than lộ thiên đề xuất ra các giải pháp nhằm hồn ngun mơi
trường trong khai thác than lộ thiên giúp góp phần phát triển bền vững.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đánh giá nhanh;
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát thực địa;
- Phương pháp thu thập tài liệu;
- Phương pháp phân tích dữ liệu;
- Phương pháp so sánh.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường do khai thác than lộ thiên.
- Việc hoàn nguyên và các giải pháp về môi trường sau khai thác than đá
lộ thiên tại Quảng Ninh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các giải pháp hồn ngun mơi trường trong hoạt
động khai thác than lộ thiên ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn đã qua và
trong thời gian tới.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở vùng khai thác than lộ thiên
tại vùng mỏ Quảng Ninh có thể là cơ sở tham khảo cho công tác giảng dạy học
tập và nghiên cứu, giúp khắc phục được những nhược điểm, phát huy những ưu
điểm của phương pháp để có kết quả chính xác hơn, khoa học hơn trong nghiên
cứu môi trường tại khu vực này.

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu về giải pháp sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu ứng dụng
giảm thiểu ô nhiễm mơi trường nói chung và vùng than Quảng Ninh nói
riêng, qua đó mở rộng phạm vi sử dụng giảm thiểu ô nhiễm trong nhiều
lĩnh vực công nghiệp khác.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Tổng quan về vấn đề hoàn nguyên môi trường trong hoạt động khai thác
than lộ thiên.
Đánh giá hoạt động khai thác than lộ thiên tỉnh Quảng Ninh.
Các giải pháp hồn ngun mơi trường trong hoạt động khai thác than.


1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ HỒN NGUN MƠI
TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN LỘ THIÊN
1.1. Khái quát chung về khai thác than đá và hậu quả ô nhiễm mơi
trường
1.1.1. Tổng quan tình hình khai thác than ở trên thế giới và Việt Nam
a) Tình hình khai thác than ở trên thế giới
Hàng năm trên thế giới có khoảng hơn 4,030 triệu tấn than được khai
thác. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó châu Âu
khai thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung
trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm nước khai thác lớn nhất
hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước khai
thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành
cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030
vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng.
Than đóng vai trị sống cịn với sản xuất điện và vai trị này sẽ cịn được duy
trì trong tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ
nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự

báo cho đến năm 2030). Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức
từ 0.9% đến 1,5% từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu
trong các lò hơi sẽ tăng khoảng 1,5%/năm trong khi than non được sử dụng
trong sản xuất điện, tăng với mức 1%/ năm. Cầu về than cốc, loại than được
sử dụng trong công nghiệp thép và kim loại được dự báo tăng với tốc độ
0,9%. Thị trường than lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ
tồn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ Trung Quốc. Một số nước khác
khơng có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu than cho các nhu cầu về
năng lượng và công nghiệp như Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn Quốc. Không chỉ


những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà ngay cả các
quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than. Nhu cầu nhập khẩu
phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than cóchất lượng. Than sẽ vẫn đóng vai
trị quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao.
Khai thác than đá là một hoạt động kinh tế quan trọng trên thế giới, song
để lại hậu quả môi trường lớn: (i) Ơ nhiễm mơi trường trong q trình khai
thác và (ii) Biến đổi giá trị cảnh quan, môi trường sinh thái, địa mạo, địa chất,
tài nguyên nước và đất. Trung bình để sản xuất ra 1 tấn than thì phải bócđi 810 m3 đất đá phủ, thải từ 1-3 m3 nước thải mỏ. Với số lượng đó, ước tính một
năm có khoảng từ 32.240÷40.300 triệu m3 đất đá phủ trên tồn thế giới bị bóc
tách, sẽ thải ra mơi trường khoảng 4.060÷13.090 triệu m 3 nước thải mỏ. Việc
khai thác với số lượng khổng lồ trên thế giới kéo theo ảnh hưởng lớn tới môi
trường tự nhiên và con người. Các nước trên thế giới cũng đã có những biện
pháp nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tới môi trường.

Hình 1.1. Tổng lượng than được sản xuất hàng năm ở trên thế giới


Hình 1.2. Tỷ lệ sản xuất than trên thế giới năm 2010


Hình 1.3. Tỷ lệ sản xuất điện từ các nguồn


Hình 1.4. Bóc tầng đất canh tác và lớp đất mặt trong khai thác than đá
b) Tình hình khai thác than tại Việt Nam
Ở Việt Nam, than có 5 loại chính: Than đá (than antraxit), than mỡ, than
bùn, than ngọn lửa dài và than nâu. Trữ lượng than đá được đánh giá là 3,5 tỷ
tấn trong đó chủ yếu nằm ở vùng Quảng Ninh trên 3,3 tỷ tấn (tính đến độ sâu
-300m); còn lại gần 200 triệu tấn phân bố rải rác ở các tỉnh như: Thái Nguyên,
Hải Dương, Bắc Giang, Sơn La, Quảng Nam...với trữ lượng từ vài trăm nghìn
tấn đến vài chục triệu tấn. Ở những nơi này, quy mơ khai thác thường từ vài
nghìn tấn đến hai trăm nghìn tấn/năm.
Bể than Quảng Ninh được phát hiện và khai thác rất sớm, đã bắt đầu
cách đây trên 170 năm dưới thời thuộc Pháp. Sản lượng than nguyên khai
được khai thác giai đoạn 2006÷2012 được thể hiện trong Bảng 1.1. Sản lượng
than những năm gần đây đạt 46÷47 triệu tấn than nguyên khai tương đương
với 43÷44 triệu tấn than thương phẩm.


Bảng 1.1: Sản lượng khai thác than giai đoạn 2006÷2013 ở Việt Nam
Tên chỉ
tiêu
Than
nguyên khai
- Lộ thiên

Đơn vị
Triệu
tấn
Triệu

tấn

- Hầm lò

Triệu
tấn

Đất đá bóc

Triệu
m

Hệ số bóc
đất

Năm thực hiện
2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012


40,8

43,1

42,9

43,0

46,3

47,9

44,0

24,5

26,79 25,33 25,76

26,5

26,1

23,6

14,7

16,3

19,8


21,8

20,4

17,6

18,17

193,0 211,0 216,4 208,7 228,8 274,5 229,7

3

M3/tấn

7,8

7,9

8,48

8,0

8,62

8,74

9,73

(Nguồn: VINACOMIN, 2013)
Tổng tài nguyên than của Việt Nam tính đến 01/01/2010 là 49,8 tỉ tấn, tài

nguyên xác minh là 7,6 tỉ tấn, trong đó trữ lượng chắc chắn và tin cậy (cấp
A+B+C1) chiếm 43%; tài nguyên dự tính cấp 333(C2) 39% và cấp 334a (P)
chiếm 28%.
Mục tiêu định hướng chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến
năm 2025 với sản lượng than thương phẩm (không kể đồng bằng Sông Hồng)
khoảng 85 triệu tấn vào năm 2025. Sản lượng than những năm tới theo quy
hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến
năm 2030 được tổng hợp trong bảng 1.2.


Bảng 1.2: Quy hoạch sản lượng than đến năm 2020, có xét triển vọng đến
năm 2030
Sản lượng theo năm khai thác (ĐV 1000 tấn)

Mỏ/cơng
trường
Tổng tồn
ngành
Vùng Đơng
Bắc
Vùng Nội
Địa

2012

2013

2014

2015


2020

2025

2030

57.144 60.688 65.145 67.499 92.430 119.250 120.732
52.794 56.088 60.245 62.399 72.330

85.050

83.282

2.600

2.750

2.950

3.050

3.050

2.650

2.700

1.750


1.850

1.950

2.050

3.550

6.550

9.750

13.500

25.000

25.000

Các mỏ
khác (ngoài
Vinacomin)
Vùng đồng
bằng Sông
Hồng
(Nguồn: VINACOMIN, 2013)
1.1.2. Những vấn đề ô nhiễm môi trường trong khai thác than
1.1.2.1 Vấn đề ô nhiễm phát sinh
Quá trình phát sinh ơ nhiễm mơi trường gắn với tồn bộ hoạt động khai thác
than bao gồm các khâu công tác chủ yếu: Khai thác, Sàng tuyển chế biến, tàng
trữ và vận chuyển than. Thực tế các vấn đề môi trường phát sinh từ các hoạt

động khai thác khoáng sản than trong nhiều năm qua có thể hiểu cụ thể:
- Biến đổi địa hình và cảnh quan: Những biến đổi mạnh nhất diễn ra chủ
yếu ở những khu vực có khai thác than lộ thiên. Đất đá thải phần lớn đổ bãi
thải ngoài. Nhiều các mỏ khai thác lộ thiên có độ sâu từ -50 m đến -150 m


dưới mực nước biển đã tạo nên những biến đổi lớn về địa mạo khu vực, khó có
thể hồn ngun mơi trường sau khi kết thúc mỏ.
-Suy thối rừng: Tỷ lệ rừng che phủ trên toàn tỉnh bị suy giảm một cách
nghiêm trọng do mở khai trường, đổ thải và trơi lấp, do lấy gỗ chống lị. Rừng
tự nhiên bị giảm mạnh nhất tại các khu vực có khai thác than lộ thiên, có nơi
tới 70-80%.
- Xói mịn, rửa trơi và sạt lở đất: Hiện tượng xói mịn, rãnh xói và trượt
lở xảy ra rất phổ biến trên các khai trường khai thác than, tuyến đường vận
chuyển và đặc biệt là trên các khu vực đổ thải. Đặc biệt, các bãi đất đá thải
cao tới vài trăm mét và những bãi thải tuy nhỏ nhưng có vị trí trên sườn đồi
luôn là những nguy cơ đe doạ gây nên sạt lở lớn, lũ tích làm nguy hại đến tính
mạng, phá huỷ nhà của, hoa màu của nhân dân và các cơng trình giao thơng
các khu vực dưới chân bãi thải hoặc dưới hạ lưu.
- Chất thải, chất thải nguy hại: Theo báo cáo của 27 cơng ty thuộc tập
đồn than khống sản Việt Nam thì tổng khối lượng chất thải nguy hại thải ra
hàng tháng là ắc quy 13.462 kg/tháng, dầu cặn thải 78.793 kg/tháng. Hầu hết
các đơn vị đều chưa có hồ sơ quản lý chất thải nguy hại, các đơn vị thu mua
chất thải nguy hại này đều khơng có giấy phép theo quy định.
- Bụi: Bụi được tạo ra ở hầu khắp các khâu công nghệ khai thác mỏ. Bụi
tác động đến mơi trường bên ngồi chủ yếu là các khâu vận chuyển, sàng
tuyển, chế biến và tiêu thụ than. Trong các khâu công nghệ, vận chuyển than
là khâu tạo bụi lớn nhất, phạm vi ảnh hưởng rộng nhất. Tiếp đến là các khâu
sàng tuyển và tiêu thụ. hành phần bụi tại vùng than Quảng Ninh có những đặc
điểm riêng biệt so với những nơi khác.

- Nước thải mỏ: Lượng nước mưa rửa trôi bề mặt khai trường khai thác, bãi
thải vào mùa mưa có khối lượng lớn, cuốn theo nhiều đất đá, than chưa đo lường
được gây bồi lấp sông, suối, ao, hồ và vùng ven biển, gây ngập lụt các


khu dân cư lân cận. Lượng nước thải này vẫn còn phát sinh kể cả khi các hoạt
động mỏ đã kết thúc, vì vậy có tính tiềm tàng ảnh hưởng lâu dài. Như vậy ta có
thể thấy hoạt động khai thác than có tác động tiêu cực đến rất nhiều lĩnh vực,
hoạt động đổ thải bãi thải cũng là một trong những nguyên nhân chủ đạo tác
động đến môi trường.
1.1.2.2. Môi trường và ô nhiễm môi trường
* Môi trường:
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật”.
Ta có thể thấy, con người có mối quan hệ mật thiết với sự tồn tại của cảnh
quan thiên nhiên cũng như môi trường sống xung quanh. Như vậy bất cứ một sự
vật hiện tượng nào cũng tồn tại trong một mơi trường của nó.
Mơi trường sống của con người theo chức năng được phân loại:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học,
sinh học, tồn tại ngồi ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả khơng khí, động,
thực vật, đất, nước… Mơi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để xây
dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài
nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa
các chất thải, cung cấp cho ta cảnh quan để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ xã hội giữa người với người,
đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định… Ở các cấp khác nhau như: Liên

Hiệp Quốc, hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan làng xã, họ tộc, gia
đình, tổ nhóm, các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể… Mơi trường


xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo
nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con
người khác với các sinh vật khác.
Mơi trường có vai trị đặc biệt quan trọng nó biểu hiện qua 3 chức năng cơ
bản sau:
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống
và hoạt động sản xuất của con người: Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài
ngun có khả năng tái sinh, khơng có khả năng tái sinh và các dạng thông tin
mà con người khai thác sử dụng đều chứa đựng trong môi trường. Càng ngày
con người càng khai thác tài nguyên thiên nhiên cho nhu cầu vật chất ngày
càng tăng về số lượng và chất lượng.
- Môi trường với chức năng nơi chứa đựng chất thải: Trong mọi hoạt
động của con người từ quá trình khai thác tài nguyên cho sản xuất chế biến
tạo ra sản phẩm đến q trình lưu thơng và tiêu dùng đều có phế thải và tạo ra
chất thải. Chất thải bao gồm nhiều dạng nhưng chủ yếu tồn tại ba dạng là:
Chất thải dạng khí, chất thải dạng rắn, chất thải lỏng. Ngồi ra cịn một số
dạng khác như nhiệt, tiếng ồn, chất nguyên tử, tất cả các chất đều được đưa
vào môi trường.
- Môi trường với chức năng là không gian sống, cung cấp các dịch vụ
cảnh quan: Con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong không gian môi
trường. Đây là nơi duy nhất cho con người được hưởng các cảnh đẹp thiên
nhiên thư thái về tinh thần thoả mãn những nhu cầu tâm lý.
* Ơ nhiễm mơi trường
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ mơi trường năm 2005 quy định:
Ơ nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,

sinh vật.


Ơ nhiễm mơi trường được chia làm ba loại chính sau:
+ Ơ nhiễm mơi trường khơng khí: tại mơi trường đơ thị, cơng nghiệp và các
làng nghề. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con
người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh
thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ơzơn),
Cơng nghiệp hố càng mạnh, đơ thị hố càng phát triển thì nguồn thải gây ơ
nhiễm mơi trường khơng khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng khơng
khí theo chiều hướng xấu càng lớn, u cầu bảo vệ mơi trường khơng khí càng
quan trọng.
+ Ơ nhiễm chất thải rắn: Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất, các
khu tâp chung dân cư ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật
chất ngày càng lớn, những điều đó tạo điều kiện kích thích cách ngành sản
xuất, mặt khác cũng tạo ra một sốlượng lớn chất thải nông nghiệp, chất thải
công nghiệp, chất thải sinh hoạt tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe con
người và mơi trường sống.
+ Ơ nhiễm nguồn nước: Các ngành công nghiệp, nông nghiệp phát triển hay
sự gia tăng của các khu chế biến tự phát trong q trình chế biến, sản xuất xả
nước thải ra mơi trường tựnhiên không qua xử lý dẫn đến sự ô nhiễm trầm trọng
cho nguồn nước ngầm hay các con sơng.
Có thể thấy thế giới ngày càng phát triển đã gây nên tác động xấu đến môi
trường, làm cho môi trường ngày càng biến đổi sâu sắc, rộng lớn, bị ô nhiễm
nghiêm trọng, đe dọa sự sống còn của hành tinh chúng ta. Vì vậy vấn đề mơi
trường và phát triển đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách của chúng ta. Ở nước
ta, Đảng và Nhà nước đã sớm nhận rõ tầm quan trọng và mối quan hệ gắn kết
giữa phát triển kinh tế - xã hội và công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Theo khoản 3 Điều 3 Luật
Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: “Hoạt động bảo vệ môi trường



là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phịng ngừa, hạn chế tác
động xấu đối với mơi trường, ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm,
suy thối, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, các nguyên
tắc bảo vệ môi trường bao gồm:
- Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo
đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc
gia phải gắn với bảo vệ mơi trường khu vực và tồn cầu;
- Bảo vệ mơi trường là sự nghiệp của tồn xã hội, là quyền và trách
nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;
- Hoạt động bảo vệ mơi trường phải thường xun, lấy phịng ngừa là
chính kết hợp với khắc phục ơ nhiễm, suy thối và cải thiện chất lượng môi
trường;
- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn
hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai
đoạn;
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường có
trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo
quy định của pháp luật.
1.2. Hoàn nguyên sau khai thác than và phục hồi cảnh quan
Hồn ngun mơi trường hay phục hồi mơi trường có nghĩa là hồn trả
lại ngun trạng cho mơi trường sau khai thác. Tuy nhiên trên thực tế, chúng
ta không thể phục hồi mơi trường lại hồn tồn như lúc đầu.
Khai thác mơi trường hay phục hồi mơi trường có nghĩa là hồn trả lại
ngun trạng cho mơi trường sau khai thác. Tuy nhiên việc tiêu thốt nước,
khơng khí, đất và chất lượng nước, thảm thực vật bao gồm hệ sinh thái rừng,



mức độ tiếng ồn và độ rung mặt đất, sức khỏe con người và nơi cư trú có thể
được liệt kê như là các vấn đề điển hình mà bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các
hoạt động khai thác mỏ lộ thiên. Sau khi đã khai thác lượng hết lượng tài
nguyên dự trữ thì cảnh quan bị thay đổi phải được cải tạo và tái hồi phục để
giai tối thiểu các tác hại của khai thác mỏ lộ thiên và khơi phục lại cảnh quan
mơi trường xung quanh.

Hình 1.5: Ví dụ về vừa khai thác mỏ và từng bước khôi phục ở Đức
1. Rừng trồng 20
năm

5. Diện tích phủ lớp đất
lót

2. Trồng rừng 5 năm

6. Khu tập trung đất mùn

3. Diện tích phủ

7. San ủi trong khu vực

xanh và trồng cây

mỏ cũ

4. Diện tích phủ đất

8. Khu vực chứa lớp đất


mùn

canh tác được bóc khi
khai thác mỏ

9. Khai thác mỏ đang
hoạt động
10. Khu vực trữ đất
phát sinh trong khai thác
11. Khu vực dùng để
chứa đất phát sinh
trong khai thác trong
tương lai

1.2.1. Hoàn nguyên về đất đai
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó
cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và
các sinh vật khác trên trái đất.


Ðất là vật thể tự nhiên được hình thành lâu đời từ khi có sự sống xuất
hiện trên quả đất, là kết quả của một quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu
tố gồm: mẫu thạch, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian; đây là một định
nghĩa đầu tiên và khá hoàn chỉnh về đất. Sau này nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng, cần bổ sung thêm vào một yếu tố khác nữa đó là con người; chính con
người khi tác động vào đất làm thay đổi khá nhiều tính chất vật lý, hóa học và
sinh học của đất tự nhiên và từ đó đã hình thành nên những loại đất mới
khơng thể tìm thấy được trong tự nhiên.
Vấn đề chính của việc bảo tồn đất đai là làm giảm sự xói mịn, ngăn

ngừa sự cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất và giảm sự lạm dụng quá mức
đất canh tác. Thường thì sự bảo vệ đất khơng nhận được kết quả rõ rệt vì tốc
độ xói mịn diễn ra rất chậm và kéo dài nên khó thấy được sự tác động hữu
hiệu của nó. Thí dụ như sự xói mịn do gió và nước mưa xảy ra mỗi năm là
1mm thì ta khơng thấy được tầm quan trọng của nó, nhưng nếu sau 25 năm
hoặc hơn nữa, 500 năm chẳng hạn thì đó là một vấn đề rất lớn, nó làm cho
diện mạo của đất trở nên khác hẳn.
1.2.2. Phục hồi hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên
Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên
nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau (tại khoản 1
Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định).
Cảnh quan thiên nhiên là cảnh quan không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của
con người. Một cảnh quan thiên nhiên là nguyên vẹn khi tất cả các yếu tố sống
và vật không sống được tự do để di chuyển và thay đổi.
Các hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên phụ thuộc vào những vòng
tuần hồn cơ bản của sự sống như các chu trình nước, các-bon, và các chất
dinh dưỡng. Các hoạt động của con người đã làm thay đổi những chu trình
này thơng qua việc sử dụng ngày càng cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngọt,


thải khí CO2, và dùng q nhiều phân bón. Điều này khơng những làm tổn
thương chính các hệ sinh thái và các cảnh quan thiên nhiên mà còn ảnh hưởng
đến nguồn lợi mà các hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên đó mang lại cho
con người.
Việc đẩy lùi sự suy thối trong khi vẫn địi hỏi chúng đáp ứng được các
nhu cầu ngày càng tăng của con người là một thách thức lớn. Chúng ta đều biết
các hệ sinh thái và các cảnh quan thiên nhiên đang bị hủy hoại nặng nề và các
dịch vụ của chúng sẽ còn tiếp tục bị mất đi nếu chúng ta khơng có những chương
trình hành động hữu hiệu. Những hoạt động như tăng cường sự phối hợp quốc tế,
phát triển và phổ biến công nghệ, và cải tiến việc sử dụng thông tin được kỳ

vọng sẽ đem lại nhiều tích cực trong công tác bảo vệ các hệ sinh thái và an sinh
cho con người. Bên cạnh đó, người ta cũng cho rằng cần rút ngắn khoảng cách
về thông tin, tăng cường tính minh bạch trong thơng tin, kêu gọi sự tham gia của
cộng đồng và xây dựng những mơ hình tham khảo tốt cho những nhà ra quyết
sách.
1.2.3. Cải tạo chất lượng khơng khí
Khơng khí là tên gọi chung của hỗn hợp các loại khí trong mơi trường
trái đất. Thành phần chủ yếu của khơng khí là: oxi, hơi nước, nitơ và
cacbonic. Khơng khí đảm bảo cho việc duy trì sự sống của con người, các loại
động vật, thực vật trên trái đất.
Hiện nay, xã hội phát triển đi kèm với các nhu cầu tăng cao của con
người dẫn đến tình trạng ơ nhiễm khơng khí nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng
tới mơi trường sống. Ơ nhiễm khơng khí xảy ra khi khơng khí chứa khí, bụi,
khói hoặc mùi với số lượng có hại. Các chất gây ơ nhiễm khơng khí được gọi
là các chất ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được bơm vào bầu khí quyển của
chúng ta, trực tiếp gây ơ nhiễm khơng khí được gọi là chất gây ô nhiễm chính.


1.3. Cơ sở pháp lý trong bảo vệ môi trường và khai thác tài nguyên thiên
nhiên
1.3.1. Chính sách của nhà nước trong bảo vệ môi trường
Trong vài thập niên gần đây, ở khắp nơi trên thế giới, tình trạng ơ nhiễm
mơi trường, suy thối mơi trường, sự cố mơi trường và những biến đổi bất lợi
của thiên nhiên đang hằng ngày, hằng giờ ảnh hưởng tới chất lượng sống của
con người. Việt Nam là quốc gia đang phát triển cũng phải đối mặt với nhiều
vấn đề môi trường như: cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, biến đổi
khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường sống. Vấn đề bảo vệ môi trường
được coi là một yếu tố khơng thể tách rời của q trình phát triển. Vì vậy, vấn
đề này đã được văn kiện các kỳ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam liên tục đề
cập đến. Văn kiện đã định ra các quan điểm, giải pháp phù hợp, kịp thời, đặc

biệt Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhận định: “Môi trường
ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt,
khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp”.
Vì vậy, bảo vệ mơi trường ngày càng trở thành một trong những chính sách
quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Quan điểm chỉ đạo của Đại hội XI là: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị, tồn xã hội và của mọi cơng dân. Kết hợp chặt chẽ
giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi
trường sinh thái. Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo và ứng phó với sự biến đổi khí hậu,
các thảm họa thiên nhiên. Tăng cường quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, có
hiệu quả tài ngun quốc gia”.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 về một
số vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường. Trong đó, chú trọng bảo vệ mơi
trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, với các nội dung như: Tập trung


×