Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Hán – Việt có yếu tố chỉ ẩm thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------------------

HỒNG THƠNG
(HUANG CONG)

ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ HÁN – VIỆT CÓ
YẾU TỐ CHỈ ẨM THỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HỒNG THƠNG
(HUANG CONG)

ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ HÁN – VIỆT CÓ
YẾU TỐ CHỈ ẨM THỰC

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học
Mã số: 60220240

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Nguyễn Văn Khang



Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Tơi xin cam đoan rằng các cơng trình nghiên cứu
khác có liên quan, được trích dẫn trong cơng trình đều được chú thích rõ ràng
ở phần tài liệu tham khảo. Mọi kiến giải, kết luận đều là kết quả nghiên cứu
của bản thân tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Nếu có gì sai sốt, tơi xin
chịu hồn tồn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 02 tháng 09 năm 2019
Người viết

HUANG CONG


LỜI CẢM ƠN
Trong hai năm học tập và thực hiện luận văn tại khoa Ngôn ngữ học của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của các thầy cô cũng như các bạn trong khoa. Tại đây, tơi xin bày tỏ lịng biết
ơn tới các thầy cơ kính mến và các bạn thân mến trong khoa Ngôn ngữ học.
Đồng thời, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS. Nguyễn Văn
Khang, thầy đã nhận giúp đỡ tôi một cách nhiệt tình. Là một học viên nước
ngồi, thực hiện một luận văn bằng tiếng Việt thực sự rất khó đối với tôi, thầy
Khang đã hướng dẫn tôi và cho tôi rất nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá
trình làm luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn mọi thành viên gia đình của tơi
đã hỗ trợ tơi rất nhiều trong khi tôi sinh sống và học tập tại Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong hai năm qua.

Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2019
Người viết

Huang Cong


MỤC LỤC
PHẦM MỞ ĐẦU ............................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài: ......................................................................................... 5
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 6
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 13
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 13
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................. 15
1.1. Khái niệm thành ngữ ....................................................................... 15
1.1.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán .................................................. 15
1.1.2 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt ................................................... 16
1.1.3 Sự khác biệt và sự giống nhau về khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán
và tiếng Việt ..................................................................................................... 18
1.2. Nhận diện thành ngữ ....................................................................... 18
1.2.1 Nhận diện thành ngữ tiếng Hán ............................................................ 18
1.2.2 Nhận diện thành ngữ tiếng Việt............................................................. 22
1.2.3 Sự khác biệt và sự giống nhau giữa các đơn vị trong tiếng Hán và
tiếng Việt ............................................................................................... 25
1.3. Đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt ............................. 26
1.3.1 Đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán ...................................................... 26
1.3.2 Đặc điểm của thành ngữ tiếng Việt ....................................................... 30
1.3.3 Sự khác biệt và sự giống nhau về đặc điểm của thành ngữ tiếng Hán
và tiếng Việt ........................................................................................... 32

1.4. Một vài vấn đề về ẩm thực .............................................................. 33
1.5. Tiểu kết........................................................................................... 35
1


CHƢƠNG 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ
CÓ YẾU TỐ CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT .....38
2.1. Cách phân loại thành ngữ ................................................................ 38
2.2. Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán ... 41
2.2.1 Các dạng cấu trúc của thành ngữ bốn chữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong
tiếng Hán ......................................................................................................... 41
2.2.2. Các thành ngữ phi bốn chữ ................................................................... 48
2.2.3. Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng
Hán ....................................................................................................... 49
2.3. Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng
Việt ....................................................................................................... 50
2.3.1. Các dạng cấu trúc của thành ngữ bốn âm tiết có yếu tố chỉ ẩm thực
trong tiếng Việt ................................................................................................ 50
2.3.2. Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt
Theo nội dung phân tích trên, chúng có nhận xét về thành ngữ có yếu tố chỉ
ẩm thực trong tiếng Việt như sau: ................................................................... 57
2.4 Sự khác nhau và sự giống nhau về đặc điểm cấu trúc của thành ngữ có
yếu tố chỉ ẩm thự trong tiếng Hán và tiếng Việt ..................................... 58
2.5 Tiểu kết ........................................................................................... 60
CHƢƠNG 3. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH
NGỮ CÓ YẾU TỐ CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG HÁN VÀ TRONG
TIẾNG VIỆT ................................................................................................. 61
3.1 Khái quát chung ............................................................................... 61
3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán ... 64
3.2.1. Tính hình tượng ..................................................................................... 69

3.2.2. Tính biểu cảm ........................................................................................ 70
3.2.3 Tính triết lý ............................................................................................. 71
2


3.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Việt.......73
3.3.1 Tính dân tộc ............................................................................................ 77
3.3.2 Tính biểu trưng ....................................................................................... 78
3.5 Tiểu kết ........................................................................................... 81
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 88

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của thành ngữ liên hợp có yếu tố
chỉ ẩm thực trong tiếng Hán ............................................................................ 44
Bảng 2.2: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của thành ngữ phi liên hợp có yếu
tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán ........................................................................ 47
Bảng 2.3: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của thành ngữ liên hợp có yếu tố
chỉ ẩm thực trong tiếng Việt ............................................................................ 53
Bảng 2.4: Bảng miêu tả các ví dụ cụ thể của thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ
ẩm thực trong tiếng Việt .................................................................................. 55
Bảng 2.5: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của thành ngữ phi liên hợp có yếu
tố chỉ ẩm thực trong tiếng việt ........................................................................ 55
Bảng2.6: Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ của các thành ngữ phi bốn âm tiết
trong tiếng Việt ................................................................................................ 56
Bảng 2.7: Bảng miêu tả các ví dụ cụ thể của thành ngữ so sánh .................... 57

Bảng 3.1: Bảng thống kê tần số xuất hiện của các yếu tố chỉ ẩm thực trong
nhóm thành ngữ tiếng Hán .............................................................................. 64
Bảng 3.2: Bảng thống kê thần số xuất hiện của các yếu tố chỉ ẩm thực trong
nhóm thành ngữ tiếng Việt .............................................................................. 73

4


PHẦM MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thành ngữ lâu nay được coi là một loại cụm từ cố định có tần số sử dụng
rất cao trong cuộc sống hàng ngày. Bất cứ trong khẩu ngữ hay trong các tác
phẩm văn học, sự xuất hiện của thành ngữ luôn luôn khiến cho ngơn ngữ của
chúng ta có tính thú vị và tràn đầy sức sống. Trong cuốn Thành ngữ học tiếng
Việt, tác giả Hoàng văn hành viết rằng: “thành ngữ là hiện tượng trung gian,
nằm ở khu vực đệm, giữa một bên là từ, thuộc từ vựng; một bên là ngữ,
thuộc cú pháp; và còn một bên nữa là các hiện tượng thuộc văn học dân
gian (tục ngữ, ca dao...)”[11, tr22] Cho nên việc nghiên cứu thành ngữ có
thể xuất phát từ rất nhiều phương diện khác nhau, cho đến hiện nay, các
nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về
thành ngữ từ góc độ khác nhau.
Trong việc nghiên cứu thành ngữ thì các nhà nghiên cứu không chỉ quan
tâm đến phần ngữ nghĩa, cấu trúc v.v. Vì thành ngữ là một loại đơn vị có đặc
trưng ngơn ngữ - văn hố, cho nên nhiều khi dựa vào thành ngữ, chúng ta có
thể tìm hiểu đặc trưng văn hoá của từng dân tộc. Tác giả Mo pengling trong
cuốn《汉语成语与汉文化》(thành ngữ tiếng Hán và văn hoá Hán) viết rằng:
“bất cứ nhìn từ góc độ hình thức hay nội dung, thành ngữ đều là tinh hoa của
ngôn ngữ và văn hoá, thành ngữ là „hoá thạch sống‟ của ngơn ngữ và văn
hố”. [42, tr2]Tiếng Việt và tiếng Hán đều có một kho tàng thành ngữ được
coi là tinh hoa của ngơn ngữ và văn hố. Thành ngữ của tiếng Việt và tiếng

Hán đều có phản ánh sự tri nhận về thế giới, tư duy, cũng như cuộc sống hàng
ngày của từng dân tộc. Cho nên, thông qua việc đối chiếu thành ngữ, chúng
tơi nhằm tìm hiểu khơng chỉ ngữ nghĩa, cấu trúc của thành ngữ trong tiếng

5


Việt và tiếng Hán, mà còn muốn bộc lộ đặc trưng văn hoá của từng dân tộc
được hàm chứa trong ngơn ngữ.
Khi khảo sát các cơng trình nghiên cứu về thành ngữ và văn hố, chúng
tơi rất ấn tượng với quan điểm “dân dĩ thực vi tiên” của dân tộc Việt và dân
tộc Hán, chúng tôi nhận thấy rằng ẩm thực có một vị trí quan trọng trong cuộc
sống hàng ngày của hai dân tộc, đồng thời, ẩm thực cũng có sự ảnh hưởng rất lớn
đối với thành ngữ. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ thực hiện việc đối chiếu để
tìm hiểu sâu sắc hơn về hệ thống thành ngữ trong hai ngơn ngữ, thơng qua đối
chiếu để tìm hiểu sự khác nhau và sự giống nhau của thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm
thực trong tiếng Hán và tiếng Việt. Cho đến nay, chúng tơi chưa tìm thấy có cơng
trình nghiên cứu về đối chiếu thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực giữa tiếng Việt và
tiếng Hán. Cho nên, chúng tôi chọn đề tài này để làm một nghiên cứu sơ bộ về đối
chiếu thành ngữ Hán Việt có yếu tố chỉ ẩm thực.
Tóm lại, thơng qua việc đối chiếu, chúng tơi mong muốn tìm hiểu đặc
điểm cấu trúc cũng như đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và tiếng
Hán có liên quan đến ẩm thực.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Việc nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Hán và tiếng Việt đã được rất nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó, có một số tác giả đã đưa ra cơng trình nghiên
cứu hồn chỉnh. Trong giới Việt ngữ học, tác giả Hoàng văn hành có cơng trình
nghiên cứu Thành ngữ học tiếng Việt, tác giả có thảo luận sự nhận diện của thành
ngữ, nguồn gốc của thành ngữ, quy tắc cấu tạo, cơ cấu nghĩa của thành ngữ tiếng
Việt một cách có hệ thống, đồng thời, tác giả cũng có dành một phần để thảo

luận thành ngữ từ góc nhìn của văn hố học.[11] Ở Trung Quốc thì có tác giả Ma
guofan, Liu jiexiu, Shi shi có cơng trình nghiên cứu có hệ thống, nội dung
nghiên cứu thì chủ yếu tập trung vào sự nhận diện về thành ngữ, nguồn gốc, ngữ
nghĩa, cấu trúc và sự vận dụng của thành ngữ tiếng Hán.
6


Ở Trung Quốc, trước khi 1960, các nhà ngôn ngữ học vẫn coi thành ngữ là
một loại đơn vị từ vựng và nghiên cứu thành ngữ với tư cách là một phần của
từ vựng, trong các chuyên đề nghiên cứu từ vựng thì phần thảo luận về thành
ngữ khá hạn chế. Tác giả Zhou zumo trong cuốn《汉语词汇讲话》(Hán ngữ từ
vựng nói chuyện) (1959) có quan niệm rằng: “thành ngữ là những tổ hợp từ
hoặc câu ngắn có tính hồn chỉnh được ước định và sử dụng lâu dài”.[55, tr40]
Vào thời điểm này, các nhà ngơn ngữ học chưa có nghiên cứu riêng về thành
ngữ, về sự nhận diện thành ngữ còn chưa được nghiên cứu nhiều. Sau những
năm 70, việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán có sự phát triển nổi bật, tác giả
Ma guofan xuất bản《成语》(thành ngữ) (1973) , tác giả cho rằng thành ngữ có
tính cố định, tính thường dùng, tính lịch sử và tính dân tộc.[38] Năm 1979, tác
giả Shi shi xuất bản cơng trình nghiên cứu《汉语成语研究》(Hán ngữ thành
ngữ nghiên cứu) (1979), tắc giả giải thích thế nào là thành ngữ: “miễn là được
sử dụng lâu dài trong ngơn ngữ, có tính ước định, thơng thường có thành phần
cấu tạo và cấu trúc cố định, có nghĩa nhất định và khơng thể vọng văn sinh
nghĩa, có khả năng tương đương với một cụm từ cố định hoặc câu ngắn trong
câu, được gọi là thành ngữ”.[45, tr12] Ông ấy cũng tập trung nghiên cứu về
nguồn gốc của thành ngữ tiếng Hán, ơng cho rằng thành ngữ có hai nguồn gốc
chính, một là lưu truyền qua khẩu ngữ, hai là lưu truyền qua văn bản. Trong
phần thành ngữ lưu truyền qua văn bản thì bất cứ là thành ngữ có nguồn gốc
bản địa hay thành ngữ được vay mượn, đều có nguồn từ sáu phương diện sau:
thần thoại truyền thuyết, ngụ ngôn, sự kiện lịch sử, tác phẩm nhân văn, những
câu nổi tiếng được trích dẫn từ tác phẩm nhân văn, những tục ngữ dân gian do

tác phẩm nhân văn trích dẫn. Tác giả Liu jiexiu xuất bản cơng trình nghiên
cứu《成语》(Thành ngữ) vào năm 1985, đây là một cơng trình có sức ảnh

7


hưởng to lớn, trong đó có thảo luận về sự nhận diện, nguồn gốc, ngữ nghĩa,
phát âm, sự vận dụng của thành ngữ. Ơng định nghĩa và giải thích thành ngữ
tiếng Hán như sau: thành ngữ là cụm từ cố định hoặc câu ngắn với hình thức
cố định, nghĩa thấu triệt và đơn giản, được người ta sử dụng từ lâu...gọi nó là
cụm từ cố định là dựa vào thành phần cấu trúc của nó; gọi nó là câu ngắn là
dựa vào những câu ngắn gọn được bao gồm trong thành ngữ. [38, tr3]
Trên đây là những nghiên cứu tổng hợp, sau khi những năm 90, sự nghiên
cứu về thành ngữ thì càng ngày càng chuyên sâu. Nghiên cứu cấu trúc thành
ngữ, với tỷ lệ thành ngữ bốn chữ cao trong tiếng Hán, các tác giả tập trung
nghiên cứu thành ngữ bốn chữ. Yang ijun (2000),《试论 “一 X 不 Y”式成
语》(Thử luận thành ngữ với cấu trúc cố định “Nhất X Bất Y”), tác giả đã thảo
luận về thành ngữ bốn chữ với một cấu trúc cố định.[52] An liqing (2006),《成
语的结构和语音特征》(Đặc trưng cấu trúc và ngữ âm của thành ngữ).[28]
Long qingran (2009),《汉语成语结构对称类析》(Phân tích cấu trúc đối xứng
của thành ngữ tiếng Hán), tác giả cho rằng: “đặc trưng đối xứng của thành
ngữ tiếng Hán được thể hiện ở hai mặt, môt là tính đối xứng của cấu trúc...hai
là tính đối xứng về thành phần”.[40, tr1] Wang zheng (2011),《汉语成语的结
构特点及汉译法等效研究》(Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc thành ngữ tiếng
Hán và phương pháp Hán dịch). Dựa vào cấu trúc của thành ngữ, tác giả còn
thảo luận về việc phiên dịch thành ngữ tiếng Hán sang tiếng Pháp. [48]
Kết quả nghiên cứu về ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán cũng khá là
phong phú. Wang qingjiang (2000),《成语语义类型及其对词汇——语义搭
配的限制》(Loại hình ngữ nghĩa của thành ngữ và sự hạn chế của nó đối với
sự kết hợp từ vựng---ngữ nghĩa ), ơng nói rằng: “nghĩa khái niệm, nghĩa tình

8


cảm, nghĩa tu từ, nghĩa liên tưởng vừa ảnh hưởng vừa hạn chế khả năng kết
hợp từ vựng --- ngữ nghĩa của thành ngữ”.[47, tr2] Zuo linxia (2004), 《成语
语义的演变与发展》(Sự diễn biến và phát triển về nghĩa của thành ngữ), đã
thảo luận về sắc thái, sự thay đổi, tức là mở rộng hoặc thu hẹp về nghĩa của
thành ngữ. [56]Yao pengci (2005),《汉语成语语义场试探》(Thử khám phá
trường ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Hán).[54] Li Jian(2014),《汉语成语的
语义系统及其运用研究》(Nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán về mặt hệ thống
ngữ nghĩa và sự vận dụng của nó). [37]
Mấy năm gần đây, việc nghiên cứu về thành ngữ và văn hố đã được các
nhà nghiên cứu quan tâm. Nhà ngơn ngữ học Edward Sapir cho rằng:ngôn
ngữ không thể rời khỏi văn hoá mà tồn tại. Li danong (1994),《成语与中国文
化》(Thành ngữ và văn hoá Trung Quốc), tác giả viết rằng: “Đặc sắc văn hố
của thành ngữ tiếng Hán có thể hiện ở hai phương diện, một là hình thức của
thành ngữ...hai là nội dung của thành ngữ”.[35, tr1] Muo pengling (2001),《汉
语成语与汉文化》(Hán ngữ thành ngữ và văn hố Hán). Tác giả nói: “Thành
ngữ là tinh hoa của ngôn ngữ, cũng là tinh hoa của văn hoá...trong thành ngữ
tiếng Hán gần như phản ánh tất cả mọi phương diện của văn hoá Hán...ẩm
thực, trang phục, tiêu chuẩn đo lường, phương tiện giao thông, lễ nghi, âm
nhạc, thiên văn, lịch sử, địa lý, văn học, quân sự, chế độ thi cử...”[42, tr9]. Su
chunmei (2004),《“吃”的寓意 ——成语中的饮食文化》(Ngụ ý của
“ăn”---văn hoá ẩm thực trong thành ngữ), tác giả dựa vào thành ngữ phân tích
văn hố ẩm thực và quan niệm trích học của người Hán. [46]Xu dachen
(2006),《齿颊生香:饮食文化与成语》(Xỉ giáp sinh hương: văn hoá ẩm thực và

9



thành ngữ), đây là một chuyên khảo về thành ngữ liên quan đến ẩm thực, tác giả
liệt kê ra 429 thành ngữ tiếng Hán liên quan đến ẩm thực và dựa vào từng cái
thành ngữ cụ thể thảo luận về thành ngữ ẩm thực và văn hoá. [49]
Ở Việt Nam, năm 1943, trong cuốn Việt nam học sử yếu, ông Dương
quảng hàm là người đầu tiên thảo luận về sự phân biệt giữa thành ngữ và tục
ngữ, ông viết rằng: “Thành ngữ là những lời nói do nhiều tiếng ghép lại đã lập
thành sẵn, ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của ta khi nói chuyện hoặc
viết văn.”[10, tr15] Ông đưa ra sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, mặc
dù ông không đi sâu thảo luận về thành ngữ, nhưng ông đã khiến cho thành
ngữ trở thành một đối tượng nghiên cứu riêng.
Tác giả Nguyễn văn mệnh (1972) trong bài Về ranh giới giữa thành ngữ
và tục ngữ có quan điểm cho rằng thành ngữ và tục ngữ khác nhau về ngữ
nghĩa và cấu trúc ngữ pháp.[17] Cù đình tú (1973) trong bài Góp ý kiến về
phân biệt thành ngữ và tục ngữ cho rằng từ gốc độ ngôn ngữ học, thành ngữ
và tục ngữ khác nhau về mặt chức năng của hai đơn vị này. Thành ngữ là
dùng để biểu đạt tên hoặc tính chất của sự vật và hành động, cho nên thành
ngữ tương đương với từ. Tục ngữ thì dùng để truyền đạt một thơng báo, lời
khun hoặc kinh nghiệm, nó có nghĩa hồnh chỉnh và với hình thức là
câu.[22] Nguyễn thiện giáp (1974) trong bài Về khái niệm thành ngữ tiếng
Việt dựa vào ba tiêu chuẩn để xác nhận thành ngữ: tính ổn định của cấu trúc,
tính hồn chỉnh và dễ hiểu hay khơng về mặt ngữ nghĩa. Thành ngữ thì dễ
hiểu và có cấu trúc ổn định, về tính hồn chỉnh về nghĩa thì có thể là hồn
chỉnh hoặc khơng hoàn chỉnh. [6, tr2]Cuốn Từ vựng học tiếng Việt(1998) của
tác giả Nguyễn thiện giáp viết rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa
có tính hồn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm.”[8, tr77] Căn cứ vào cơ chế
cấu tạo, tác giả chia ra thành ngữ thành hai loại lớn: thành ngữ hợp kết và
thành ngữ hoà kết. Nguyễn văn tú (1976) trong cuốn Từ và vốn từ tiếng Việt
10



hiện đại có quan niệm rằng thành ngữ thuộc về ngữ cố định, nghĩa của các từ
tố trong thành ngữ không độc lập, nghĩa của thành ngữ không phải nghĩa của
các từ tố mà cấu tạo nên nó. Tác giả có thảo luận về nguồn gốc của thành ngữ
là từ sáu phương diện: câu chuyện lịch sử, tôn giáo, phương ngữ, lời nói hàng
ngày, những lời nói của lãnh đạo nhà nước, thành ngữ ngoại lai.[24] Đáng chú
ý là trong phần thành ngữ ngoại lai, thành ngữ gốc Hán đã được rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Tác giả Nguyễn văn khang (1994), đã thảo luận về bình
diện văn hố, xã hội-ngôn ngữ học của các thành ngữ gốc Hán trong tiếng
Việt. [14]Nguyễn thị tân (2004), trong bài Các dạng thức tồn tại của thành
ngữ gốc Hán trong tiếng Việt đã phân tích sáu loại thành ngữ gốc Hán trong
tiếng Việt. [25]
Nghiên cứu thành ngữ về mặt nghĩa cũng được nhiều tác giả quan tâm. Bùi
khắc việt (1978) trong bài Về tính biểu trưng của thành ngữ trong tiếng Việt viết
rằng: “Nghĩa của thành ngữ được hình thành từ các phương thức tạo nghĩa như ẩn
dụ, hoán dụ và so sánh.” [27, tr3]Tác giả cũng có quan điểm cho rằng nghĩa biểu
trưng của thành ngữ có liên quan đến đời sống xã hội, lịch sử, phong tục tập quán
và tín ngưỡng. Tác giả Nguyễn đức dân (1986) (2004) trong bài Ngữ nghĩa thành
ngữ và tục ngữ, sự vận dụng và bài Vận dụng tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn
trên báo chí đều có quan niệm rằng nghĩa của thành ngữ được hình thành theo con
đường biểu trưng, chúng ta hiểu thành ngữ theo nghĩa biểu trưng, một điều khái
quát có thể được biểu trưng bằng nhiều từ ngữ cụ thể.[3][4] Nguyễn cơng đức
(1995) nghiên cứu về bình diện cấu trúc và hình thái ngữ nghĩa của thành ngữ
tiếng Việt. [5]
Năm 2004, tác giả Hồng văn hành có cơng trình Thành ngữ học tiếng
Việt, tác giả dành sáu chương để thảo luận thành ngữ tiếng Việt một cách có
hệ thống, bao gồm: khái quát về thành ngữ tiếng Việt, thành ngữ ẩn dụ hoá
đối xứng, thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng, thành ngữ so sánh, giá trị và
11



nghệ thuật sử dụng thành ngữ tiếng Việt, thành ngữ từ góc nhìn của văn hố
học.[11]
Những nghiên cứu liên quan đến đối chiếu và so sánh thành ngữ Hán –
Việt thì phần lớn là luận văn hoặc luận án. Nguyễn thị thu hương (2004) đối
chiếu thành ngữ Hán – Việt về mặt đặc trưng cơ bản, đặc trưng cấu trúc và
chức năng ngữ pháp.[44] Lý văn hà (2011) so sánh thành ngữ Hán Việt về
mặt nguồn gốc, cấu trúc và ý nghĩa, tác giả cũng phân tích lý do về sự khác
biệt giữa thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt.[36]Cai xinjiao (2011)
đã đối chiếu về các yếu tố về văn hoá trong thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ
tiếng Hán.[31] Trần thị ánh nguyệt (2016) đã tập trung thảo luận thành ngữ
Hán – Việt bốn chữ về mặt đặc điểm cơ bản, ngữ âm, cấu trúc ngữ pháp và
ngữ nghĩa.[32] Giang thị tám (2009), đặc điểm thành ngữ có yếu tố chỉ con số
trong tiếng Hán (có đối chiếu với tiếng Việt).[26] Những nghiên cứu liên quan
đến đối chiếu thành ngữ thành ngữ Hán – Việt có yếu tố chỉ ẩm thực thì chưa
có, như vậy, chúng tơi sẽ tìm hiểu một cách sơ bộ về chủ đề này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là khảo sát và nghiên cứu thành
ngữ Hán – Việt có yếu tố chỉ ẩm thực. Chúng tối sẽ đối chiếu về mặt cấu trúc,
ngữ nghĩa cũng như biến thể của thành ngữ Hán – Việt có yếu tố chỉ ẩm thực.
Dựa vào việc đối chiếu, chúng tôi nhằm tìm hiểu sự khác nhau và sự giống
nhau về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa để góp phần cho việc nghiên cứu về thành
ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. Để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ cụ thể của
luận văn là như sau:
1) Nhìn lại, tổng quan về những nghiên cứu về thành ngữ ở Trung Quốc và
Việt Nam, đặc biệt là những nghiên cứu liên quan đến đối chiếu thành ngữ
Hán – Việt và những nghiên cứu liên quan đến thành ngữ và ẩm thực.
2) Xây dựng cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài này.
12



3) Thống kê thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán và tiếng Việt,
tiến hành việc đối chiếu, tìm ra đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa.
4) Phân tích và miêu tả sự khác nhau và sự giống nhau của thành ngữ có yếu
tố chỉ ẩm thực trong tiếng Hán và tiếng Việt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các thành ngữ có yếu tố chỉ ẩm thực trong tiếng
Hán và tiếng Việt
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi sẽ dưới hạn trong
từ điển thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt: 陈博 (2008), 汉语成语词典,
世界图书出版公司. (Chen bo, Từ điển thành ngữ tiếng Hán, NXB sách
vở thế giới). Nguyễn lực – Lương văn đang (2008), Thành ngữ tiếng Việt
(in lần thứ ba), NXB khoa học xã hội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp đối
chiếu, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu chúng tôi sẽ sử dụng các thủ pháp cụ
thể sau đây:
-

Thủ pháp thống kê: chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp này thống kê, phân
loại thành ngữ và quy chúng vào các nhóm nhất định

-

Thủ pháp miêu tả: chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp này miêu tả cấu trúc
và ngữ nghĩa của thành ngữ.

-

Thủ pháp phân tích: chúng tơi sẽ sử dụng phương pháp này phân tích đặc
điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ.


6. Cấu trúc luận văn
-

Luận văn này sẽ có: Phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục.

- Nội dung chính sẽ có ba chương:

13


Chương 1: Cơ sở lý thuyết của luận văn
Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu trúc của thành ngữ Hán – Việt có yếu
tố chỉ ẩm thực
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ Hán – Việt có
yếu tố chỉ ẩm thực

14


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1.

Khái niệm thành ngữ

Trong cuộc sống hàng ngày, hầu như chúng ta có thể nêu ra rất nhiều
thành ngữ một cách dễ dàng, ví dụ: ăn cháo đá bát, bảy nổi ba chìm trong

tiếng Việt, “口蜜腹剑”, “两面三刀” v.v. trong tiếng Hán. Trước khi thực hiện
đề tài với chủ đề là đối chiếu thành ngữ Hán – Việt có yếu tố chỉ ẩm thực,
việc đầu tiên là làm rõ về khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán cũng như
trong tiếng Việt.
1.1.1 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán
Từ xưa đến nay, về khái niệm thành ngữ của tiếng Hán, các nhà nghiên
cứu thảo luận từ góc độ khác nhau, về mặt cơ bản, họ có một số nhận thức
tương tự. Từ điển tiếng Hán hiện đại (2012) định nghĩa thành ngữ như sau:
những cụm từ cố định hoặc câu ngắn ngắn gọn, thấu đáo và được người ta sử
dụng từ lâu. Thành ngữ tiếng Hán phần lớn được cấu thành bởi bốn chữ, có
nguồn gốc. [34, tr166]
Cuốn Danh từ ngôn ngữ học (2011) định nghĩa và giải thích thành ngữ
như sau: cụm từ cố định mang phong cách văn bản và được sử dụng từ lâu.
Có tính chỉnh thể về mặt nghĩa và tính cố định về mặt cấu trúc, nghĩa của nó
thường khơng phải là sự kết hợp một cách đơn giản của các thành phần của
nó, mà là nghĩa chỉnh thể được khái quát trên cơ sở các thành phần cấu tạo
của nó; thành phần cấu tạo và hình thức cấu trúc là cố định, không thể thay
đổi, thay thế, tăng giảm các thành phần. Nguồn gốc của thành ngữ thông
thường là từ thần thoại ngụ ngôn, câu chuyện lịch sử, bài văn, thi ca và khẩu
ngữ.[51, tr90]

15


Các nhà ngơn ngữ học cũng có một số định nghĩa đáng chú ý, Ma guofan
(1978) trong cuốn《成语》(Thành ngữ) viết rằng: “ thành ngữ là cụm từ cố
định được người ta sử dụng từ lâu và có tính dân độc.”[41, tr39]
Shi shi (1979) trong cuốn《汉语成语研究》(Nghiên cứu Hán ngữ thành
ngữ) định nghĩa thành ngữ như sau: “thành ngữ được sử dụng từ lâu trong
ngôn ngữ và do ước định mà thành, thơng thường có cấu trúc và thành phần

cố định, có nghĩa nhất định nào đó, khơng thể nhìn chữ đốn nghĩa, chức năng
trong câu đương tương một cụm từ cố định và câu ngắn. ”[45, tr12]
Liu jiexiu (1985) trong sách 《成语》(Thành ngữ) có định nghĩa sau: “cụm
từ cố định hoặc câu ngắn có hình thức cố định, với hình thức ngắn gọn và
nghĩa sâu sắc, được người ta sử dụng từ lâu.”[38, tr3]
Mo Pengling (2001) trong sách 《汉语成语与汉文化》(Thành ngữ tiếng
Hán và văn hố Hán) có quan niệm rằng thành ngữ là một loại cụm từ cố định
có phong cách văn bản và được sử dụng từ lâu.[42, tr1]
Cuốn giáo trình 《现代汉语》 (Tiếng hán hiện đại) (2002) nhấn mạnh rằng
thành ngữ là cụm từ cố định có phong cách văn bản và được sử dụng từ lâu. [57]
Tóm lại các quan điểm trên đây, chúng ta được biết, phần lớn tác giả coi
thành ngữ là một loại cụm từ cố định hoặc câu ngắn, thành ngữ tiếng Hán
phần lớn là bốn chữ. Và thành ngữ được sử dụng từ lâu, có thành phần và cấu
trúc cố định, nghĩa của thành ngữ rất sâu sắc và khơng thể đốn từ mặt chữ.
1.1.2 Khái niệm thành ngữ trong tiếng Việt
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do tác giả Hồng phê chủ biên có khái niệm
về thành ngữ như sau: “tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó
khơng thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên.”
Về khái niệm về thành ngữ, các nhà Việt ngữ học cũng có rất nhiều phát biểu

16


đáng kể. [18, tr1203]
Tác giả Hồ lê (1976) có quan điểm: “Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm
nhiều từ hợp lại), có tính vững chắc về cấu tạo và bóng bẩy về ý nghĩa, dùng để
miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách, một trạng thái.” [16, tr97]
Nguyễn Văn Tú trong cơng trình Tiếng việt và vốn từ tiếng Việt hiện đại viết
rằng: “Thành ngữ là cụm từ cố định mà các từ trong đó đã mất tính độc lập đến
một trình độ cao về nghĩa, kết hợp thành một khối hoàn chỉnh vững chắc. Nghĩa

của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố tạo ra. Những thành ngữ này có
tính hình tượng hoặc cũng có thể khơng có.”[24, tr181]
Cù đinh tú (1973) có nhận diện về thành ngữ như sau: “Thành ngữ là tổ
hợp từ cố định có chức năng gọi tên sự vật, tính chất, hành động; có nội dung
hàm sức và hình thức đẹp đẽ.” [22, tr274]
Tác giả Nguyễn công đức (1995) có định nghĩa rằng: “Thành ngữ là
những cụm từ cố định, là đơn vị có sẵn trong kho từ vựng, có chức năng định
danh, tức gọi tên cho sựu vật và phản ánh khái niệm một cách gợi tả và bóng
bẩy; có hiệu nang trong giao tiếp và là đơn vị ngơn ngữ văn hố.” [4, tr23]
Tác giả Nguyễn thiện giáp (1998) định nghĩa như sau: “Thành ngữ là
những cụm từ cố định vừa có tính hồn chỉnh về nghĩa vừa có giá trị gợi tả.
Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ biểu thị khái
niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thể.” [7, tr77]
Hồng văn hành (2008) có quan điểm như sau: Thành ngữ là những tổ
hợp từ cố định, định danh cho sự vật, hiện tượng, quá trình... biểu thị khái
niệm bằng hình ảnh biểu trưng và có hai tầng ngữ nghĩa được tạo bằng
phương thức so sánh và ẩm dụ hố. [11, tr38]
Tóm lại các quan điểm chính trên đây, chúng tơi có nhận định rằng: thành
ngữ tiếng Việt là một loại cụm từ cố định, về mặt hình thức, chúng có cấu trúc
chặt chẽ và ổn định; về mặt nghĩa, chúng có tính hồn chỉnh và có tính gợi
17


cảm, chúng cũng bóng bẩy về ý nghĩa. Về mặt chức năng, chúng có chức
năng định danh.
1.1.3 Sự khác biệt và sự giống nhau về khái niệm thành ngữ trong tiếng Hán
và tiếng Việt
Thông qua những quan điểm trên của các nhà nghiên cứu của hai nước,
chúng tơi tóm lại những điểm giống nhau và những điểm khác nhau về khái
niệm tiếng Hán và tiếng Việt như sau:

a) Phần lớn các tác giả đều cho rằng thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng
Việt là thuộc về cụm từ cố định, chỉ một số quan điểm cho rằng thành ngữ
tiếng Hán có thể là câu ngắn.
b) Về mặt ý nghĩa, thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt thường có
nghĩa bóng, nhiều khi khơng thể chỉ dựa vào các yếu tố cấu tạo nên thành ngữ
mà đoán nghĩa.
c) Về mặt hình thái – cấu trúc, thành ngữ tiếng Hán và thành ngữ tiếng Việt
đều rất ổn định và chặt chẽ.
d) Thành ngữ tiếng Hán có phong cách văn bản, cịn thành ngữ tiếng Việt thì
phần lớn có phong cách khẩu ngữ.
e) Thành ngữ tiếng Hán với bốn chữ chiếm số lượng áp đảo (hơn 90%),
trong khi thành ngữ tiếng Việt có bốn âm tiết thì có tỷ lệ thấp hơn.
1.2 Nhận diện thành ngữ
Thành ngữ và các đơn vị khác như tục ngữ, quán ngữ, cụm từ cố định v.v.
thường có một số đặc trưng tương tự. Để xem xét đặc trưng của thành ngữ
trong hai ngôn ngữ, chúng tôi sẽ xác nhận ranh giới giữa thành ngữ và các
loại đơn vị khác như tục ngữ, quán ngữ v.v.
1.2.1 Nhận diện thành ngữ tiếng Hán
1.2.1.1 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Hán

18


Khái niệm của tục ngữ (俗语) trong tiếng Hán nếu hiểu theo nghĩa rộng,
theo Ma Guofan (1985), nó bao gồm ngạn ngữ (谚语) và câu nói bỏ lửng/yết
hậu ngữ (歇后语). Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì khái niệm tục ngữ đương
tương với ngạn ngữ. Cuốn danh từ ngôn ngư học (2011) định nghĩa ngạn ngữ
như sau: những câu cố định có nghĩa sâu sắc và thơng tục ngắn gọn được lưu
truyền qua miệng.[51, tr91] Theo Liu shuxin (2002), tục ngữ là những câu có
sẵn hài hước, sinh động, ngữ nghĩa mang tính nhắc nhở, có nguồn góc từ dân

gian và được thịnh hành trong dân gian.[39] Để thuận tiện cho việc phân biệt
tục ngữ và thành ngữ, chúng tôi sẽ hiểu tục ngữ theo nghĩa hẹp như trong
cuốn từ điển tiếng Hán hiện đại: tục ngữ là những câu có hình thức cố định
được thịnh hành trong phạm vi rộng, vừa ngắn gọn vừa có tính chất hình
tượng, được sáng tạo bởi đa số nhân dân lao động, phản ánh sự mong muốn
và kinh nghiệm trong cuộc sống.[34, tr1240] Ví dụ, “隔行如隔山” (Khác
nghề như cách núi, hình dung sự khác biệt lớn giữa cách nghề khác nhau)
Dựa vào khái niệm về tục ngữ trên đây, thành ngữ và tục ngữ có nhiều
điểm tương tự, chúng đều là những đơn vị có sẵn và cố định, là tinh hoa trí
tuệ của dân tộc. Sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ cũng khá là rõ rẹt:
a) Về mặt hình thức, phần lớn thành ngữ là cụm từ cố định, đương tương với
một từ trong câu, tục ngữ thì là câu có sẵn.
b) Về mặt phong cách, thành ngữ trong tiếng Hán mang phong cách văn bản,
tục ngữ thì mang phong cách khẩu ngữ.
c) Về mặt ngữ nghĩa, tục ngữ thường là một số kinh nghiệm cuộc sống hoặc
lời khuyên của dân, thành ngữ thì phần lớn là phản ánh một quan niệm nào
đó, hoặc miêu tả một trạng thái nào đó.
d) Về mặt tính cố định thì thành ngữ có tính cố định cao hơn tục ngữ. Trong

19


quá trình sử dụng, thay thế hoặc vứt bỏ một thành phần nào đó của tục ngữ
thì khơng ảnh hưởng nhiều về ý nghĩa, trong khi thành ngữ thì khơng được
làm như vậy.
e) Về mặt nguồn gốc, thành ngữ có nguồn gốc từ các tác phẩm văn học, các
thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, câu chuyện lịch sử và ngoại lai. Tục
ngữ thì chủ yếu có nguồn gốc từ quần chúng nhân dân. Trên thực tế, có
một số trường hợp thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Trung có chuyển hố
lẫn nhau. Ví dụ “近朱者赤,近墨者黑” (gần mực thì đen, gần đen thì

sáng) hồi xưa là một tục ngữ, nhưng hiện nay nó lại là một thành ngữ.
1.2.1.2 Phân biệt thành ngữ và quán dụng ngữ trong tiếng Hán
Khái niệm quán dụng ngữ (惯用语) trong tiếng Hán tương tự với cụm từ
cố định và quán ngữ trong tiếng Việt. Quán dụng ngữ được coi là một loại
cụm từ cố định. Theo cuốn Danh từ ngôn ngữ học (2011), quán dụng ngữ là
chỉ những dùng ngữ người ta quen dùng trong khẩu ngữ với nghĩa hồn chỉnh,
hình thức cố định và gắn gọn. Phần lớn quán dụng ngữ được cấu thành bởi ba
âm tiết, cấu trúc nội bộ phần lớn là cấu trúc động – tân, ý nghĩa của chúng
không phải đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của thành phần cấu tạo chúng, mà
là thông qua phương thức tu từ như ví von để hình thành ý nghĩa.[51, tr91] Ví
dụ, “炒冷饭” (xào cơm nguội, hình dung những lời từng đã nói, những việc
từng đã làm, khơng có gì mới). Qn dụng ngữ có tính chất tương tự với
thành ngữ, chúng là thuộc về cụm từ cố định và chúng tương tự như thành
ngữ có ý nghĩa hồn chỉnh, khơng thể suy đốn nghĩa từ các yếu tố cấu tạo
nên nó, có thể sử dụng độc lập.
Về sự khác biệt giữa thành ngữ và qn dụng ngữ thì các nhà ngơn ngữ
học tiếng Hán cũng có nhiều chỗ khơng thống nhất. Hiện nay có hai loại quan
điểm chính, một là phân biệt thành ngữ và quán dụng ngữ theo hình thức, tức
20


là ba chữ thì là quán dụng ngữ, bốn chữ thì là thành ngữ. Quan điểm thứ hai
là phân biệt thành ngữ và quán dụng ngữ dựa vào ý nghĩa, quan điểm này cho
rằng, thành ngữ là loại cụm từ cố định có ý nghĩa sâu sắc, quán dụng ngữ thì
khơng có.
Khi đề cập đến tính cố định của thành ngữ và quán dụng ngữ, giáo trình
Tiếng hán hiện đại (2011) có trình bày quan điểm rằng thành ngữ có tính cố
định cao hơn quán dụng ngữ. [57] Chúng ta có thể tăng thêm thành phần một
cách linh hoạt cho quán dụng ngữ nhưng không thể giảm hay thêm thành
phần cho thành ngữ. Ví dụ, khi sử dụng quán dụng ngữ “炒冷饭” (xào cơm

nguội), chúng ta có sử dụng “炒一碗冷饭” (xào một bát cơm nguội).
Tóm lại, chúng tơi cho rằng có thể phân biệt thành ngữ với quán dụng ngữ
ở mấy góc độ sau:
a) Về mặt hình thức, thành ngữ phấn lớn có bốn chữ, qn dụng ngữ thì chủ
yếu là có ba chữ, và cấu trúc nội bộ phân lớn là cấu trúc động – tân.
b) Về mặt tính cố định, thành ngữ có tính cố định cao hơn quán dụng ngữ,
trong quán trình sử dụng, quán dụng ngữ có thể tăng hoặc giảm thành
phần một cách linh hoạt trong khi thành ngữ thì khơng được.
c) Về mặt phong cách, thành ngữ mang phong cách văn bản còn quán dụng
ngữ thì mang phong cách khẩu ngữ.
1.2.1.3 Phân biệt thành ngữ và yết hậu ngữ (câu nói bỏ lửng) trong tiếng Hán
Yết hậu ngữ/câu nói bỏ lửng (歇后语) cũng là một loại đơn vị cần phân
biệt với thành ngữ trong tiếng Hán vì thực ra hai đơn vị thành ngữ và yết hậu
ngữ có đan xe với nhau.
Định nghĩa của Danh từ ngôn ngữ học (2011) về yết hậu ngữ là: một loại
hình thức ngơn ngữ đặc sắc có ý nghĩa đặc biệt và hình thức cố định, được
cấu tạo bởi phần phía trước – câu đố và phần phía sau – đáp án. Thông
21


×