Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Trải nghiệm văn hóa ẩm thực góp phần gia tăng tính chân thực trong bản sắc văn hóa xứ Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.05 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA ẨM THỰC GĨP PHẦN GIA TĂNG
TÍNH CHÂN THỰC TRONG BẢN SẮC VĂN HĨA XỨ THANH
ThS. Trịnh Xn Phương1
Tóm tắt: Ẩm thực khơng chỉ là sản phẩm du lịch hấp dẫn mà còn là yếu tố tạo nên
bản sắc văn hóa của mỗi địa phương, vùng, miền. Việc du khách được trải nghiệm văn hóa
ẩm thực là cơ hội để hiểu hơn về bản sắc văn hóa của địa phương đó. Ẩm thực xứ Thanh
vừa mang trong mình đặc trưng của ẩm thực Việt Nam nói chung, nhưng cũng có những
khác biệt do nhiều yếu tố tạo thành. Trong những năm qua, Thanh Hóa đã chú trọng đến
các hoạt động du lịch mang tính văn hóa, tuy nhiên vẫn cịn đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chưa
đáp ứng được nhu cầu của du khách. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả muốn đề cập đến
hoạt động trải nghiệm văn hóa ẩm thực Thanh Hóa như một yếu tố làm gia tăng tính chân
thực trong bản sắc văn hóa xứ Thanh.
Từ khóa: Du lịch trải nghiệm, văn hóa ẩm thực, bản sắc văn hóa, xứ Thanh.
1. Đặt vấn đề
Văn hóa ẩm thực là bộ phận cấu thành văn hóa dân tộc, tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi
quốc gia. Thơng qua ẩm thực, chúng ta có thể hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của cộng đồng cư
dân và vùng đất nơi họ sinh sống.
Theo quan niệm của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần
và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong
xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của
con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nghiên cứu về văn hóa, Người viết rằng: “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa” [1, tr.473].
Theo Hồng Minh Khang, Lê Anh Tuấn:“Văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu
vị ăn uống của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống. Những tập tục kiêng
kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến, bầy biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật


trong các món ăn, cách thưởng thức món ăn” [3].
Theo đó, văn hóa ẩm thực được xem xét ở hai góc độ văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
- Văn hóa vật chất gồm: Các nguyên liệu thực phẩm, gia vị được khai thác, nuôi trồng,
chế biến; các công cụ khai thác, chế biến thực phẩm; các món ăn, đồ uống đã được chế biến...
- Văn hóa tinh thần gồm: Các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật, bí quyết trong sử dụng chế
biến thực phẩm, gia vị, thức ăn, đồ uống. Cách giao tiếp, ứng xử của con người trong các mối

1

Khoa Du lịch - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

64


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

quan hệ như con người với con người, với nguyên liệu, công cụ, môi trường... Các ngun tắc,
cách thức trình bày, giới thiệu món ăn, đồ uống. Các biểu tượng biểu hiện, ý nghĩa tâm linh...
Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng, văn hóa ẩm thực thể hiện được tính chân thực trong
bản sắc văn hóa thơng qua cách thức lựa chọn ngun liệu, cách thức chế biến đến cách trang
trí, bày biện món ăn để thấy được giá trị lịch sử, văn hóa của cộng đồng đó. Cho nên, ăn uống
khơng chỉ thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người mà còn được nâng lên thành văn hóa,
thành nghệ thuật ẩm thực. Nhu cầu của khách du lịch khi đi đến vùng đất mới để khám phá thì
họ khơng chỉ dừng lại ở ăn uống đơn thuần mà phải là ăn ngon, ăn đủ chất, là thưởng thức các
đặc sản vùng miền theo phong tục tập quán của vùng miền đó, được trải nghiệm văn hóa ẩm
thực thơng qua cách chế biến, cách trình bày... từ đó họ hiểu hơn về văn hóa địa phương.
2. Vài nét về văn hóa ẩm thực xứ Thanh
Ẩm thực được xem như tài nguyên nhân văn hấp dẫn, vừa để phát huy bản sắc văn hóa
vùng miền, vừa để phát triển du lịch. Vì vậy, văn hóa ẩm thực luôn được coi trọng không thể
thiếu đối với bất cứ quốc gia, địa phương nào. Nghiên cứu về ẩm thực xứ Thanh, tác giả Võ

Thúc Loan - Nguyễn Hữu Ngơn trong cuốn “Văn hóa ẩm thực xứ Thanh” đã nhận định: “Ẩm
thực xứ Thanh được duy trì tiếp biến và phát triển mạnh mẽ bởi hai yếu tố: yếu tố truyền
thống và yếu tố địa tự nhiên, lịch sử, chính trị, văn hóa”. Nhận định trên hồn tồn đúng khi
nghiên cứu Thanh Hóa ở góc độ địa lý cũng như lịch sử, văn hóa.
Thanh Hóa với điều kiện địa lý, tự nhiên đặc thù cùng truyền thống văn hóa, lịch sử, tập
qn sinh hoạt lâu đời đã hình thành nên đặc trưng ẩm thực riêng so với các địa phương trong
cả nước, cụ thể ở các khía cạnh:
- Về nguyên liệu: Ẩm thực xứ Thanh mang đậm bản sắc văn hóa, vùng miền. Với ưu thế
về vị trí địa lý, thổ nhưỡng nên Thanh Hóa có nguồn nguyên liệu dồi dào từ núi rừng, sơng
suối, biển đảo. Ngồi ra, người dân Thanh Hóa cịn phát triển chăn ni, trồng trọt vùng trung
du, đồng bằng. Chính điều đó đã làm cho xứ Thanh phong phú và đa dạng các sản phẩm ẩm
thực so với các địa phương khác.
- Trong chế biến: Ẩm thực của người dân xứ Thanh không quá cầu kỳ như ẩm thực
Huế, không thiên về tẩm ướp gia vị nhiều như miền Nam mà luôn chú trọng hương vị tự
nhiên vốn có của nguyên liệu. Phương pháp chế biến món ăn, đồ uống cũng có nét khác biệt:
đồ uống được ủ lên men sau đó đem chưng cất; nhiều món ăn được ủ lên men sau đó đem
nướng vùi trong bếp rơm hoặc than củi; có những món ăn được ủ lên men nhưng khi đủ thời
gian tạo được độ chín thì ăn được ngay... Bên cạnh những món ăn, đồ uống thì xứ Thanh cịn
có nhiều loại bánh được chế biến từ gạo, ngô, khoai, sắn... dùng nhiều phương pháp như đồ,
hấp, chiên, rán, nướng... Có thể nhắc đến một số loại bánh tiêu biểu như: bánh đúc sốt, bánh
tráng, bánh khoái nồi rang, bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân), bánh nhãn nhiều màu Yên Định,
bánh răng bừa (Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc), bánh đa (Thiệu Hóa, Hậu Lộc,
Tĩnh Gia), chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc), bánh dày Sầm Sơn… Thanh Hóa có 102 km
đường bờ biển, trải dài 6 huyện/thành phố đã tạo ra nguồn nguyên liệu thủy, hải sản phong
phú. Chính điều đó làm cho con người nơi đây nghĩ ra phương pháp làm mắm và làm muối
nổi tiếng như: nước mắm Ba Làng (Tĩnh Gia), nước mắm Khúc Phụ (Hoằng Hóa), nước mắm

65



NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Quảng Cư (Sầm Sơn)... Sự kết hợp gia vị, nguyên liệu và phương pháp chế biến đa dạng đã
tạo nên những món ăn, đồ uống, hàng q vừa có sự hài hịa theo mùa, đồng thời cũng tạo nên
sự cân bằng âm dương trong ăn uống giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà không phải vùng, miền
nào cũng có được.
- Về trang trí: Ngồi cách lựa chọn nguyên liệu trong chế biến và các phương pháp chế
biến khác nhau để tạo nên những món ăn thì người đầu bếp xứ Thanh cịn chú ý tuy khơng
q cầu kỳ nhưng cũng sáng tạo trong cách trang trí, trình bày món ăn để khích thích vị giác
của người thưởng thức thơng qua thị giác. Từ những món ăn được bày biện đơn giản trên các
loại vật dụng sẵn có trong tự nhiên như ống tre, ống nứa, lá chuối, lá dong đến những món ăn
trong những bữa cơm ăn gia đình hay những bàn ăn sang trọng trong các nhà hàng - khách sạn
đều được người đầu bếp chú ý. Những hàng quà, món ăn vận chuyển đi xa đều được đóng
gói, được đóng chai thành những sản phẩm đa dạng, đẹp mắt, vừa thuận tiện, vừa đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, trong những năm gần đây nhiều sản phẩm như nem chua,
nem chua ống luồng lợn mán Bến En... đã được các cơ sở kinh doanh chú trọng vào bao bì,
nhãn mắc, địa chỉ chỉ dẫn trên mỗi mặt hàng làm nên thương hiệu riêng cho ẩm thực xứ
Thanh. Vì vậy, ẩm thực xứ Thanh gần đây đã được du khách đánh giá cao về tính thẩm mỹ.
Trong văn hóa ẩm thực, để món ăn trở thành đặc sản riêng có của vùng, miền thì ngồi
việc tinh tế trong lựa chọn ngun liệu, đa dạng trong phương pháp chế biến thì khơng gian
thưởng thức cũng là yếu tố tạo nên sản phẩm văn hóa ẩm thực du lịch. Nhìn chung, ẩm thực
của xứ Thanh khơng bày biện cầu kỳ nhưng được trình bày một cách hài hịa, có ý nghĩa với
phong tục tập qn của mỗi vùng miền.
3. Trải nghiệm văn hóa thơng qua ẩm thực góp phần gia tăng tính chân thực trong
bản sắc văn hóa xứ Thanh
Ẩm thực khơng chỉ là yếu tố hỗ trợ cho các hoạt động của con người mà còn là lễ vật
được dâng cúng trong những ngày lễ hội. Khi du khách được trải nghiệm văn hóa ẩm thực của
một vùng miền, địa phương thơng qua lễ hội là du khách đã phần nào hiểu được giá trị, bản
sắcvăn hóa của địa phương đó. Lễ hội là món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong mỗi địa
phương, vùng miền, trong đó lễ vật được dâng cúng là một thành tố linh thiêng chứa đựng

năng lượng riêng để tế thần. Lễ vật dâng cúng phản ánh và thể hiện tình cảm, trách nhiệm và
sự tơn kính của dân chúng dành cho thần linh. Sau khi cúng tế, lễ vật sẽ được chia đều cho
mọi người tham gia cùng hưởng. Và món ăn ở đây khơng chỉ là vật chất mà còn mang ý nghĩa
tinh thần sâu sắc hơn, đó là ước nguyện của người dân sẽ được yên bình, hạnh phúc, ấm no
khi được “lộc” của thần linh ban phát. Ở một số lễ hội tại các vùng miền xứ Thanh còn tổ
chức các hội thi nấu ăn, nhằm tìm ra những món ăn ngon, những đầu bếp có bàn tay vàng ví
như hội thi làm bánh trong lễ hội Trò Chiềng xã Yên Ninh, huyện yên Định, hội thi nấu cơm
làng Thượng Bắc, xã Hải Nhân, huyện Tĩnh Gia… Những lễ vật giải nhất sẽ được dâng cúng
lên thần linh, cầu mong thần linh ban “mưa thuận gió hịa”, “mùa màng bội thu” trong năm
cho nhân dân. Đây là những hoạt động khơng chỉ mang tính chất tâm linh mà cịn nhằm tìm ra
“nhân tài” - nhân tố góp phần tạo nên những giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc từ trong đời sống

66


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

hàng ngày, đồng thời họ cũng góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao giá trị “chân - thiện mỹ” hướng đến cái đẹp toàn diện.
Đặc thù của lễ hội là nơi tập trung đông người, thu hút sự tham gia của nhiều du khách
từ các nơi về, với nhiều mục đích khác nhau như: vui chơi, mua sắm, trải nghiệm và bán sản
phẩm. Người dân địa phương bán các sản phẩm ẩm thực do mình làm ra, còn du khách được
hưởng thụ, thẩm nhận và trải nghiệm các giá trị vật chất, tinh thần thông qua các hoạt động
ẩm thực trong lễ hội.
Ngày nay, với xu thế hội nhập kinh tế, du lịch là một trong những ngành đem lại lợi
nhuận kinh tế nhanh nhất. Đây là cơ hội cho Thanh Hóa phát triển loại hình du lịch lễ hội ẩm
thực và từ đây sẽ kéo theo sự thay đổi trong quy luật cung - cầu truyền thống của du lịch
Thanh Hóa. Khái niệm về “cầu” đã được mở rộng, nó khơng chỉ là nhu cầu mua và bán hàng
hóa thơng thường mà cịn là nhu cầu thưởng thức và trải nghiệm các hoạt động về ẩm thực.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn khai thác, sử dụng sản phẩm ẩm thực
trong hoạt động kinh doanh nhằm giới thiệu đến du khách các hương vị truyền thống, đặc sắc

tại các điểm du lịch. Với xu thế phát triển đa dạng của du lịch và sự kiện, văn hóa ẩm thực
khơng chỉ là yếu tố phụ trợ, thỏa mãn nhu cầu ăn uống đơn thuần của du khách, mà nó cịn trở
thành mục đích của chuyến đi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chi phí cho việc thưởng thức
ẩm thực chiếm 25% chi tiêu của du khách và có thể cao hơn khi tham gia sự kiện ẩm thực
hoặc dịch vụ trải nghiệm văn hóa ẩm thực, đây cũng là yếu tố làm gia tăng giá trị văn hóa, giá
trị sản phẩm tới 300% và thu được lợi nhuận từ 40 - 50% trong tổng doanh thu [8]. Như vậy,
dịch vụ trải nghiệm văn hóa ẩm thực khơng chỉ là một sản phẩm quảng bá nét văn hóa vùng
miền, địa phương, điểm đến mà nó cịn làm tăng doanh thu cho ngành du lịch nói chung và du
lịch xứ Thanh nói riêng. Việc cung cấp dịch vụ trải nghiệm văn hóa ẩm thực tốt có thể bảo tồn
và giới thiệu văn hóa xứ Thanh đến với mỗi du khách.
Tuy nhiên, hoạt động quảng bá, giới thiệu văn hóa ẩm thực xứ Thanh trong các lễ hội,
sự kiện, chương trình du lịch tại Thanh Hóa cịn nhiều vấn đề bất cập cần phải thay đổi để đạt
hiệu quả cao hơn, ví dụ như: Hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực chưa được tổ chức riêng lẻ
mà thường được lồng ghép cùng các sự kiện; Hoạt động thu hút du khách, khách mời tham
gia trải nghiệm, chế biến trực tiếp món ăn và thưởng thức ẩm thực chưa được quan tâm khai
thác; Những sản phẩm ẩm thực xứ Thanh khi được lựa chọn tại các điểm đến, sự kiện chưa
tạo được sự độc đáo, khác biệt; Các yếu tố liên quan tới thông tin ẩm thực, trình bày, trình
diễn và giới thiệu trong mỗi sự kiện cũng chưa được chú trọng và đầu tư. Trong một số sự
kiện đặc biệt được tổ chức ở các khách sạn, nhà hàngtại trung tâm thành phố do khơng gian
trật hẹp thì du khách cũng chưa được trải nghiệm, chế biến trực tiếp món ăn. Nhiều lễ hội lớn
được diễn ra trong năm, được nhiều người biết đến như lễ hội Lam Kinh (xã Xuân Lam,
huyện Thọ Xuân), lễ hội Trò Chiềng (xã Yên Ninh, huyện Yên Định), lễ hội bánh trưng bánh dày (thành phố Sầm Sơn) ban tổ chức lễ hội cũng như lãnh đạo địa phương chưa khai
thác được yếu tố du khách cùng tham gia trải nghiệm trong cuộc thi. Nói cách khác, ẩm thực
xứ Thanh chưa khai thác hết được yếu tố “mang tính chân thực” cho bản sắc văn hóa xứ
Thanh trong các lễ hội, chương trình du lịch, các sự kiện được tổ chức.

67


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI


Trong hoạt động du lịch, ẩm thực có thể trở thành một sản phẩm chính, cốt lõi nhằm
quảng bá bản sắc văn hóa cho chính địa phương đó. Cho nên, việc du khách được tham gia
trải nghiệm văn hóa ẩm thực sẽ mang đến tính chân thực trong văn hóa, điều đó sẽ làm tăng
sự hài lịng của du khách khi đến một điểm đến.
Tính chân thực trong ẩm thực xứ Thanh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện
tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội. Vì vậy, bản sắc văn hóa được hình thành qua ẩm thực cũng
mang tính lịch sử, tính giáo dục và là “diện mạo” của một cộng đồng. Ẩm thực cũng góp phần
thể hiện các đặc tính văn hóa mang tính dân tộc, tính vùng miền; làm nổi bật phong tục tập
qn bản địa. Dù đóng vai trị nào, văn hóa ẩm thực cũng là một yếu tố làm gia tăng tính chân
thực trong sắc thái văn hóa xứ Thanh.
Thông thường, một sự vật hay một sự kiện khơng tự nó hiện hữu để thể hiện đặc trưng
riêng mà nó phải được gắn vào một hệ thống niềm tin hay kiến thức của người sử dụng dịch
vụ. Trong khi các nhà nghiên cứu thường tập trung nghiên cứu nhiều vào sắc thái văn hóa ẩm
thực trong mối quan hệ với thời gian và khơng gian thì người sử dụng dịch vụ ẩm thực lại
thường bị tác động bởi chính sự vật hiện hữu và sự tiện dụng mà nó đem lại khi họ được
thưởng thức và trải nghiệm. Khi khai thác văn hóa ẩm thực xứ Thanh trong các hoạt động du
lịch, có 3 yếu tố để gia tăng tính chân thực gồm: yếu tố vật lý, yếu tố tình huống và yếu tố cá
nhân. Trong đó, yếu tố vật lý là nguyên vật liệu trong chế biến, cách đặt tên món ăn, quy trình
cũng như cách trình bày, đóng gói các món ăn, đồ uống. Yếu tố tình huống tức địa điểm và
người cung cấp sản phẩm ẩm thực. Cuối cùng, yếu tố cá nhân chính là sự cảm nhận của mỗi
du khách hoặc người được thưởng thức. Mỗi một hành trình, một sự kiện đều được thiết kế
nhằm hướng đến mục đích, phân khúc đối tượng khách hay thị trường riêng, được tạo nên từ
rất nhiều thành tố như người sáng tạo ra các chương trình, tổ chức thực hiện, người trực tiếp
điều hành và người tham gia sử dụng dịch vụ. Như vậy, việc thiết kế chương trình khám phá
văn hóa ẩm thực xứ Thanh có tính phù hợp, hấp dẫn cũng là một nhân tố quan trọng để gia
tăng tính chân thực. Đồng thời, sắc thái văn hóa cộng đồng, vùng miền được tổ chức thông
qua các sự kiện, các hoạt động du lịch là phương thức cơ bản để cảm nhận văn hóa ẩm thực
địa phương. Đây cũng là cơ sở để chúng ta thực hiện một số cách thức làm gia tăng tính chân
thực như trong cách đặt tên món ăn, thành phần món ăn, sử dụng thuật ngữ chun ngành để

mơ tả món ăn, gắn món ăn, đồ uống với tên vùng miền hay một cá nhân cụ thể...
Bên cạnh đó, việc xây dựng quy trình khai thác và sử dụng thực phẩm hay món ăn, đồ
uống tiêu biểu cũng là yếu tố gia tăng tính chân thực. Mỗi một đối tượng tham gia trải
nghiệm, chúng ta đều phải nghiên cứu, chọn lọc những món ăn, đồ uốngcho phù hợp với văn
hóa, giới tính, độ tuổi của họ. Ngồi ra, q trình lựa chọn nguồn lấy nguyên liệu, cách chọn
nguyên liệu cho món ăn, đồ uống, quy trình nấu nướng, các dụng cụ được sử dụng cho đến
cách trình bày bàn ăn, lời giới thiệu món ăn và cuối cùng là trang phục cần có của nhân viên
phục vụ phải cũng phải mang tính đặc trưng của điểm đến. Tổng hịa những yếu tố này tạo
nên cảm nhận chân thực, độc đáo về bản sắc văn hóa trong dịch vụ ẩm thực cung cấp cho du
khách. Đây cũng là trải nghiệm đáng nhớ của mỗi du khách khi đến với các hoạt động du lịch,
các hoạt động văn hóa tại địa phương.

68


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

4. Kết luận
Thanh Hóa như một Việt Nam thu nhỏ với nhiều điểm đến hấp dẫn, với văn hóa ẩm
thực đa dạng là tài nguyên, di sản phải được gìn giữ và phát huy giá trị trong hoạt động du
lịch hiện nay. Ẩm thực mỗi vùng miền Thanh Hóa sẽ làm gia tăng giá trị cho các hoạt động
du lịch, các sự kiện văn hóa, và ngược lại nó cịn góp phần khắc họa bản sắc văn hóa xứ
Thanh thêm rõ nét. Việc du khách đến với xứ Thanh, được tham gia trải nghiệm văn hóa ẩm
thực không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà cịn góp phần đưa văn hóa ẩm thực xứ Thanh đến
với bạn bè trong nước và quốc tế. Tóm lại, ẩm thực xứ Thanh là một di sản văn hóa đồng thời
là một tài ngun vơ cùng to lớn, có vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng tác quảng bá hình
ảnh, con người xứ Thanh và muốn làm được điều đó cần phải có sự quan tâm, tổ chức khai
thác ngày một hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

[1]. Hồ Chí Minh tồn tập (1995), Nxb Chính trị Quốc gia.
[2]. Lê Anh Tuấn, Phạm Mạnh Cường, Khai thác các giá trị của văn hóa ẩm thực để
thu hút khách du lịch quốc tế, tạp chí Nghiên cứu văn hóa, số (6)/2011.
[3]. Hồng Minh Khang, Lê Anh Tuấn (2011), Giáo trình văn hóa ẩm thực, Nxb Lao
động Hà Nội.
[4]. Nguyễn Quang Lê (2003), Văn hóa ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam,
Nxb Văn hóa Thơng tin.
[5]. Như Hoa (2014), Ẩm thực 3 miền: cẩm nang ẩm thực và du lịch Việt Nam, Nxb Văn
hóa Thơng tin.
[6]. Trần Thúy Anh (2009), Thái độ ứng xử cổ truyền với tự nhiên và xã hội của người
Việt châu thổ Bắc Bộ, Nxb Văn hóa Thơng tin.
[7]. Trần Quốc Vượng (chủ biên, 1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt
Nam (tái bản nhiều lần).
[8]. TS. Trịnh Xuân Dũng, Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế
giới, />[9]. Võ Thúc Loan, Nguyễn Hữu Ngơn (2009), Văn hóa ẩm thực xứ Thanh, Nxb Thanh Hóa.

ENJOYING CUISINE CULTURE TO IMPROVE
THE REALITY OF CULTURAL IDENTITY OF THANH LAND
Trinh Xuan Phuong, M.A
Abstract: Cuisine is not only an attractive tourism product but also a factor that creates
the cultural identity of different regions. Enjoying cuisine culture will create opportunities for
tourists to have a better understanding about the cultural identity of a region. Cuisine of
Thanh land has both the general characteristics of Vietnamese cuisine and unique features of

69


NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

a locality. For years, Thanh Hoa has paid attention to cultural activities that, however, are

still monotonous and unattractive. Thus, the paper analyzes the enjoyment of cuisine culture
to improve the reality of cultural identity of Thanh land.
Key words: enjoying cuisine culture, cultural identity, Thanh land

Người phản biện: TS. Vũ Văn Tuyến (ngày nhận bài 11/2/2019; ngày gửi phản biện
12/2/2019; ngày duyệt đăng 02/4/2019).

70



×