Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

E-Learning – phương thức đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 một số trải nghiệm cá nhân khi tham gia giảng dạy E-Learning với tổ hợp công nghệ - giáo dục Topica

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.51 KB, 8 trang )

E-LEARNING – PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
MỘT SỐ TRẢI NGHIỆM CÁ NHÂN KHI THAM GIA GIẢNG DẠY
E-LEARNING VỚI TỔ HỢP CÔNG NGHỆ - GIÁO DỤC TOPICA
Nguyễn Tấn Quý
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Việt Á Châu

Tóm tắt
Ngày nay nền cơng nghệ thông tin phát triển bùng nổ, thâm nhập vào các
ngành nghề trong xã hội và cuộc sống, ngành giáo dục đào tạo cũng đổi mới từ
phương pháp dạy học truyền thống, học viên hàng ngày đến lớp nghe giảng, ghi
chép, bây giờ thì học mọi lúc mọi nơi, khơng phải ghi chép nhiều mà sử dụng giáo
trình E-Learning điện tử, giúp ích cho việc dạy và học được cải thiện và nâng
cao.Đây là bước khởi đầu thời kỳ E-Learning – phương thức đào tạo trực tuyến
trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 với những thuận lợi và thách thức trong
việc dạy và học E-Learning trực tuyến.
Tác giả có kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc ở vị trí quản lý, điều hành doanh
nghiệp, đã tham gia giảng dạy với Tổ hợp Công nghệ giáo dục Topica 02 năm, chia
sẻ một số trải nghiệm cá nhân khi tham gia giảng dạy E-Learning và một số đề nghị
để việc dạy và học trực tuyến được tốt hơn, một số định hướng phát triển E-Learning
trong thời đại công nghệ số, một số thách thức và lợi thế của đào tạo trực tuyến
trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0.
1. E-Learning – Phương thức đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng
cơng nghiệp 4.0
“Cách mạng cơng nghiệp 4.0” là gì?
Khái niệm “Cách mạng công nghiệp 4.0” được các nhà khoa học và quản lý
Đức đưa ra lần đầu tiên vào năm 2013 tại Hội chợ Triển lãm Hannover. Với nước
Đức, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 không phải là cuộc cách mạng đưa Internet
phổ cập trên toàn xã hội, mà là việc sử dụng cơng nghệ thơng tin trong q trình tự
động hóa các khâu sản xuất trong một dây chuyền sản phẩm hay tồn nhà máy.
Bạn đưa ra ví dụ, việc áp dụng công nghệ vào dây chuyền sản xuất của các


hãng ô tô lớn như BMW, Opel hay VW… khiến nhu cầu sử dụng lao động của các
hãng này ngày càng giảm ngay trên chính nước Đức. Do tự động hóa tới 99% dây
chuyền sản xuất nên chỉ cần sử dụng nhân cơng ở khâu lập chương trình cho các hệ
293


máy tự động hoạt động và kiểm tra. Như vậy, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 ở
Đức bắt đầu từ q trình tự động hóa sản xuất để giảm giá thành thơng qua giảm chi
phí tiêu hao ngun liệu đầu vào và chi phí nhân cơng, nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận
tối đa cho cổ đông của các công ty nói trên. (nguồn Internet)
Ứng dụng sự phát triển của CNTT, mạng Internet, kỹ thuật số, cuộc sống xã
hội đã thay đổi, sự xa cách địa lý đã khơng cịn trở ngại khi liên lạc với nhau bằng
công nghệ gọi điện, voicechat, webcam trên Internet, bằng Facebook, Viber,
Skype, Zalo…
- Về y học, việc khám bệnh, chẩn đốn bệnh từ xa thơng qua màn hình, tập hợp
được các giáo sư đầu ngành trên tồn cầu.
- Về mua bán giao thương thanh tốn bằng Internet Banking, thẻ tín dụng Visa,
Master Card…
- Về giải trí truyền thơng đa phương tiện ứng dụng cơng nghệ 3D, kỹ thuật số
chỉnh sửa hình ảnh, hậu kỳ.
- Các ngành sản xuất ô tô, máy bay, tàu thuyền… áp dụng kỹ thuật tự động
hóa, cơng nghệ robot vào sản xuất hàng loạt.
- Về cơng tác an ninh, kiểm sốt dân cư, xuất nhập cảnh…. nhanh chóng thơng
qua mạng Internet.
- Trong đó cũng có ngành giáo dục đào tạo E-Learning, đào tạo từ xa, đào tạo
trực tuyến đã mang lại kết quả tốt, đã chuyển nền giáo dục đào tạo từ giáo dục 1.0
đến 4.0.
- Tổng hợp các giai đoạn chuyển từ công nghệ giáo dục 1.0 đến 4.0 theo bảng
so sánh dưới đây.
Bảng so sánh đặc điểm của các nền giáo dục 1.0 – 4.0


Nguồn Internet
294


Qua bảng so sánh trên, chúng ta thấy nhờ vào công nghệ kết nối Internet, các
đặc điểm giáo dục đào tạo đã chuyển từ công nghệ 1.0 đến công nghệ 4.0, từ mục
đích đào tạo, chương trình, cơng nghệ, trình độ kỹ thuật số, phương pháp giảng
dạy, chất lượng học thuật , môi trường học tập và đầu ra của học viênđã hoàn toàn
thay đổi và nâng cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội trong thời đại
công nghệ số.
2. Giới thiệu về Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica
Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA là đơn vị đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông
Nam Á là tổ chức Việt Nam đầu tiên xuất khẩu công nghệ giáo dục ra nước ngoài.
- TOPICA Uni là một sản phẩm của Tổ hợp công nghệ giáo dục TOPICA,
cung cấp hạ tầng công nghệ và dịch vụ cho 15 trường Đại học ở Việt Nam, Mỹ và
Philippines để triển khai chương trình đào tạo Cử nhân trực tuyến chất lượng cao.
Trong đó các trường đại học là đơn vị chủ trì tuyển sinh, chun mơn vận hành, tổ
chức thi cử và cấp bằng đại học.
- TOPICA Native triển khai chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến cho
học viên tại Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, là đơn vị đầu tiên trên thế giới phát
triển ứng dụng luyện nói qua Google Glass.
- TOPICA Founder Institute là vườn ươm khởi nghiệp duy nhất tại Việt Nam
đã có các Startup nhận đầu tư tổng cộng gần 10 triệu USD.
- Một dự án giai đoạn đầu của TOPICA do đích thân cựu Chủ tịch Microsoft
Bill Gates khởi động.
- TOPICA hiện có hơn 1400+ nhân viên toàn thời gian, 1000+ giảng viên
bán thời gian ở các văn phòng Manila, Singapore, Bangkok, Hà Nội, TP. HCM
và Đà Nẵng.
TOPICA liên kết đào tạo với các trường đại học trong nước với ĐH Thái

Nguyên, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Duy Tân, ĐH Vinh, ĐH
Trà Vinh... đã đào tạo được số lượng sinh viên trên 6.300 sinh viên tốt nghiệp các
ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, khởi tạo doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh
doanh, phân tích Tài chính DN, Luật Kinh tế, Công nghệ TT…
Kết quả sau 05 năm đào tạo TOPICA đã có: 1000 + giảng viên, 1400 + nhân
viên và 1000 cộng tác viên tâm huyết với đào tạo, tại các văn phòng Manila,
Singapore, Bangkok, Jakarta, Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.
- 1000+ Giảng viên doanh nhân tham gia giảng dạy và chia sẻ kiến thức thực tế
gắn với doanh nghiệp.
- 6.300 Cựu sinh viên thăng tiến và thành đạt trong công việc.
295


Trong 6.300 cựu SV TOPICA Uni, hàng trăm sinh viên đã thành giám đốc, chủ
công ty, là thành phần quản lý doanh nghiệp. Thu nhập tăng 16.1%, là mức tăng
lương trung bình, gấp rưỡi mặt bằng xã hội.
Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các trường đại học đã học tiếp với
chương trình TOPICA Uni, trong đócó nhiều sinh viên đã tốt nghiệp Thạc sĩ. 21%
sinh viên đã tốt nghiệp ĐH chính quy, 43% số đó từ nhiều trường Top. Nhiều doanh
nhân thành đạt đăng ký học TOPICA Native và tham gia TFI…
Hiện nay, Topica liên kết 16 trường đại học trong và ngoài nước. Bằng cấp do
các trường đại học cấp được Bộ GD-ĐT công nhận.
3. Một số trải nghiệm cá nhân khi tham gia giảng dạy E-Learning với Tổ
hợp Công nghệ - Giáo dục TOPICA
- Thời gian: 02 năm từ tháng 01/2016 – hiện nay.
- Số môn giảng dạy: Quản trị kinh doanh, Tài chính doanh nghiệp, Kế tốn
Cơng nghệ thơng tin…
- Số lớp: 16 lớp
- Học viên: trên 2.000 học viên
- Nhận xét về chương trình đào tạo trực tuyến: đáp ứng nhu cầu học tập của các

học viên đã đi làm, không đến lớp thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập nhiều lĩnh
vực cùng một thời điểm (học 2-3 môn học các lớp khác nhau, các trường khác
nhau…), nhu cầu học nâng cao của một số học viên khác…
- Nhận xét về học viên theo học chương trình: đa số đã có gia đình và đi làm,
cần học thêm để bổ sung, nâng cao kiến thức, ý thức học tập tốt nhưng vì điều
kiện gia đình và đã đi làm nên có khó khăn trong việc học. Một số khác tính tự
giác học tập chưa cao, không thường xuyên vào lớp, làm bài tập nhóm, bài tập
trắc nghiệm, bài tập về nhà, trao đổi thảo luận với nhau trên diễn đàn, hỏi GV các
vấn đề chưa rõ…
- Nhận xét về phương thức đào tạo: là phương pháp dạy và học tối ưu, học mọi
lúc mọi nơi, học bất kỳ khi nào có điều kiện, học viên tự kiểm tra kiến thúc – bài học
đã học nhiều lần đến khi nào thơng hiểu thì thơi. Học viên có điều kiện truy cập kho
kiến thức, các bài giảng, của các trường đại học lớn Topica liên kết trong và ngoài
nước như: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại Học Thái Nguyên, Viện ĐH Mở Hà Nội,
ĐH Trà Vinh, Đại học Harvard, Đại học Princeton…
4. Một số đề đạt - kiến nghị để giảng dạy E-Learning tốt hơn cho công tác
đào tạo và cho học viên
- Một số đề đạt - kiến nghị về phương pháp đào tạo:
+ Đầu tư máy chủ server đủ mạnh để hàng ngàn học viên truy cập cùng lúc,
tránh nghẽn mạng,
296


+ Ngoài desktop/ laptop/ PC table, cần triển khai phần mềm học tập trên
smarth fone - điện thoại thông minh để mở rộng đối tượng học.
+ Thông báo kết quả học tập và thi cử cho GV để GV đánh giá tình hình dạy và
học vủa lớp.
- Một số đề đạt - kiến nghị cho học viên:
+ Học viên cần nâng cao tính tự giác hơn nữa trong học tập, có kế hoạch học cá
nhân theo kế hoạch học tập của lớp.

+ Học viên cần làm bài tập trắc nghiệm nhiều lần, hơn 10 lần chương trình quy
định để hiểu bài.
+ Học viên cần tương tác trao đổi, thảo luận với nhau trên diễn đàn học tập.
+ Học viên cần nâng cao kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng vi tính word, excel… hơn
nữa để học tập theo chương trình hiệu quả, hiểu được bài giảng tiếng Anh.
+ Học viên cần tự giác, kiên trì, xác định mục đích học, có kế hoạch xuyên suốt
thời gian học để tránh bỏ ngang, lãng phí chi phí đầu tư.
5. Định hướng phát triển E-Learning trong thời đại công nghệ số
- Về hệ thống phần mềm để dạy và học: cần nâng cấp hệ thống, hệ thống còn bị
sai, còn nhiều lỗi, giao diện chương trình phần mềm học tập có màu khơng tươi sáng,
không hấp dẫn.
- Về nội dung CT giảng dạy: cần nâng cấp chương trình - nội dung giảng dạy:
Phương thức học LIPE là rất hay, có lý thuyết giáo trình, có diễn đàn để học viên
trao đổi thảo luận, có bài tập nhóm, bài tập về nhà để kiểm tra kiến thức và có kết
quả học tập qua thi cử. Tuy nhiên chương trình học đã cũ, thiếu nội dung cập nhật
đến thời điểm hiện nay, nội dung bài học từ năm 2011 – 2012…
- Có hướng miễn học cho các HV đã có tín chỉ/ học phần của các mơn đã học/
đã thành thạo về Internet/ thì khơng phải học bài cũ nữa gây nhàm chán, ví dụ: học
về trình duyệt Google Chrome, Opera, Fire Fox, Internet Explore… Học viên tham
gia học là để học cái mới, cái chưa biết, cái đã biết biết rồi sẽ gây chủ quan nhàm
chán và khơng thích học…
- Về bài kiểm tra trắc nghiệm – ngân hàng câu hỏi: cịn ít và sơ sài, chưa có
nhiều câu hỏi hay. Cần tập trung soạn câu hỏi nhiều và chất lượng hơn.
- Về tương tác H2472: có lớp học, số học viên tương tác hỏi GV thơng qua
H2472 cịn hạn chế, chưa mạnh dạn hỏi GV, có lớp học viên hỏi ngồi chủ đề bài
học, chưa đúng trọng tâm bài học.
- Về tham gia diễn đàn học tập: là nơi để học viên tham gia diễn đàn trao
đổi thảo luận, các lớp Internet và E-Learning, khởi tạo doanh nghiệp, phân tích
hoạt động kinh doanh… thì rất sơi nổi, lớp phân tích tài chính DOANH NGHIệP
cịn hạn chế.

297


- Về số lần đăng nhập lớp của GVHD: giữ như hiện nay, nên bỏ popup vì khi
đã vào lớp, các chỉ tiêu thống kê của GV đã có đầy đủ trên menu lớp học.
- Về trao đổi TIM: là menu tương tác hữu ích 02 chiều của GVCM – GVHD –
QLHT và học viên.
- Về thưởng ngân hàng Sao: nên tăng số sao thưởng cho mỗi lớp học và tăng
giá trị quà tặng cho học viên, hiện tại 15 sao/ lớp học là quá ít. Giá trị quà tặng là viết
bi, cốc ly, mũ, áo Topica… chưa hấp dẫn.
- Về màn hình nhắc việc GV: popup này nên bỏ vì khi vào lớp đã có thống kê
số lần rồi.
- Về kế hoạch học tập của Tuần 1: các lớp học bắt đầu từ tuần 1, tuần 1 chỉ có
01 ngày nên đề nghị thay đổi phải đủ 7 ngày, tuần 1 thời lượng chỉ có 01 ngày khơng
thể là khởi đầu tuần 1 được.
- Về ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm: còn hạn chế, nên tăng câu hỏi trắc nghiệm
số lần lên và chất lượng câu hỏi cần cải thiện.
- Về GVCM: đề nghị tuyển chọn GVCM có thời gian và điều kiện giảng dạy
tham gia chương trình, có GVCM khơng tham gia khóa học hay chỉ vào lớp học 1- 2
lần/ tuần, khối lượng post bài chỉ tập trung vào GVHD.
- Về GVHD: đề nghị chọn GVHD có thời gian và điều kiện giảng dạy tham gia
chương trình, có kiến thức và kinh nghiệm thực tế để bổ sung các tình huống xảy ra
trong doanh nghiệp, nhất là bước đầu khâu tuyển dụng nhân sự vào làm việc tại Công
ty, trang bị kỹ năng cá nhân như trả lời phỏng vấn, ngôn ngữ thân thể, kỹ năng tự tin
giao tiếp, kỹ năng trình bày vấn đề ngắn gọn rõ ràng…
- Về học viên: khả năng tiếng Anh còn hạn chế, đa số học viên vừa học vừa
làm, có gia đình chồng/vợ/con nên hạn chế thời gian học. Có lớp học viên online chỉ
đạt 50% sĩ số. Biện pháp cải thiện là tăng số điểm chuyên cần lên để học viên tích
cực tham gia lớp học, tích cực trao đổi thảo luận, tích cực hỏi bài với nhau.
- Về QLHT: cịn chưa sâu sát, có những lớp số lượng học viên tham gia thảo

luận rất thấp, QLHT vẫn không nhắc nhở học viên.
- Về kết quả học tập, thông báo kết quả thi cử cho GV để GV biết chất lượng
giảng dạy: sau khi kế thúc thi cử, Topica nên có thơng báo tổng kết lớp học, nhận xét
đánh giá lớp học và kết quả dạy và học của lớp để GV biết chất lượng giảng dạy, đề
nghị cải thiện việc này.
- Về liên kết offline GV học viên: cần tổ chức các buổi hội thảo, tour dã ngoại
để GVCM, GVHD gắn kết với học viên, tương tác, trao đổi về chủ đề bài học, về nội
dung thi cử, cùng chia sẻ kinh nghiệm dạy và học với nhau…
- Về thanh toán lương GV: thù lao giảng dạy cho GVHD khá thấp so với mặt
bằng lương xã hội hiện nay, việc thanh tốn cịn chậm, cần đối chiếu hàng tháng hay
hàng quý một lần, việc này do nhân sự thay đổi nên Topica cần ổn định nhân sự.
298


6. Thách thức và lợi thế của đào tạo trực tuyến trong thời kỳ CM công
nghệ 4.0
- Lợi thế: lợi thế của việc học trực tuyến online đáp ứng nhu cầu học tập của
các học viên đã đi làm, không đến lớp thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập nhiều
lĩnh vực cùng một thời điểm (học 2-3 môn học các lớp khác nhau, các trường khác
nhau…), nhu cầu học nâng cao của một số học viên khác…
+ Có điều kiện truy cập kho kiến thức khổng lồ của nhân loại về tất cả các
ngành nghề, tất cả các yêu cầu của đời sống, chính trị, kinh tế, kỹ thuật và xã hội.
+ Học mọi lúc mọi nơi, học và hỏi bất kỳ thời gian nào trong ngày 24/24.
- Thách thức: học liệu giáo trình, clip, mp3 phải ln đổi mới, hấp dẫn, cập
nhật kiến thức môn học thường xuyên.
- Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng server máy chủ, duy trì đội ngũ nhân sự làm việc
tại văn phịng có chất lượng cao, phát triển mở rộng mạng lưới các văn phịng, chi
nhánh trong và ngồi nước là rất lớn nên khó khăn cho doanh nghiệp.
- Các nước trong khu vực và trên thế giới có nền CNTT phát triển, áp dụng nhanh
nhất về học E-Learning, có chương trình học thu hút học viên, có chính sách đãi ngộ

thích hợp cho học viên nên sẽ thu hút học viên học online với các trường nước ngoài.
Trên đây là một số nhận định về nền giáo dục đào tạo trực tuyến E-Learning
trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 và một số chia sẻ trải nghiệm cá nhân về việc
dạy và học E-Learning trong thời gian tham gia với TOPICA, mong nhận được góp ý
của hội nghị.
Trân trọng kính chào!

299


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. - />2.
3. />4. />5. />6. />7. />8. />9. />10. />11. />12. />13. />14. />15. />
300



×