Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Mỹ thuật đại cương: Họa sĩ Rembrandt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.38 KB, 17 trang )

Rembrandt là họa sĩ có tài thiên phú, lập nghiệp khi còn rất trẻ và rất sớm
thành danh, song cuộc đời khơng ít thăng trầm, sóng gió.Vượt qua tất cả những
bi kịch cá nhân, Rembrandt không bao giờ rời xa cây cọ và giá vẽ.
Di sản ông để lại cho hậu thế thật đồ sộ: hơn 600 bức tranh sơn dầu, 1.300
bức tranh khắc, 2.000 bức phác thảo… Ông là thầy dạy vẽ của gần như tất cả
các họa sĩ hàng đầu ở Hà Lan thế kỷ XVII.
Người Hà Lan coi ông là một trong những người nổi tiếng nhất trong lịch
sử dân tộc. Thế giới xếp ông vào hàng danh họa, cùng danh sách với Leonardo
da Vinci, Michelangelo, Albreeht Durer, Paul Rubens, Eugene Delacroix,
Anguste Rodin, Vincent Van Gogh, Henri Matisse, Pablo Picasso…
1. Cuộc đời:
Ở Leyde, thành phố lớn thứ hai của Hà Lan sau Amsterdam, có một ơng
chủ cối xay. Ơng đã có chín người con, và đến ngày 15.7.1606 lại có thêm đứa
con thứ mười, đó là Rembrandt Van Rhijin.
Thoạt đầu Rembrandt yêu văn chương nên năm 14 tuổi đã ghi tên theo học
văn khoa ở Leyde. Nhưng chỉ ít lâu sau, Rembrandt đã bị các xưởng họa ở thành
phố cuốn hút, liền xin vào xưởng họa của Jacob Isaocs để học nghề vẽ.
Rembrandt nhanh chóng hiểu rằng, những người thầy mà mình cần theo
học là các bạn họa sĩ ở thủ đô Amsterdam, vừa 17 tuổi anh đã tới đó để xin được
tập sự tại xưởng vẽ của họa sĩ nổi tiếng Pieter Lasman.
Sau đó, anh cịn được học thêm một bậc thầy hội họa khác là họa sĩ
Elsheimer.

1


Năm 1629 tài năng của Rembrandt được nhà chính trị Constantijn Huygens
(cha của nhà khoa học nổi tiếng Christiaan Huygens) phát hiện và ơng được đề
nghị vẽ tranh cho chính quyền Den Haag.
Nhờ mối quan hệ này mà hoàng tử Frederik Hendrik cũng bắt đầu đặt tranh
của Rembrandt cho đến tận năm 1646.



2


Cuối năm 1631 Rembrandt chuyển tới Amsterdam, nhanh chóng phát triển
công việc làm ăn ở thủ đô thương mại mới của Hà Lan và bắt đầu trở thành họa
sĩ vẽ chân dung chuyên nghiệp với nhiều thành công lớn.
Ở Amsterdam, Rembrandt vẽ rất nhiều, đồng thời đi sâu vào tìm hiểu thị
trường nghệ thuật hội họa.Người trợ thủ cho họa sĩ là Hendrich Van Uylenburgh,
cũng là họa sĩ kiêm buôn bán họa phẩm, đã cho Rembrandt tá túc những năm
đầu mới đến Amsterdam.
Rembrandt trở thành một họa sĩ thời thượng với rất nhiều đơn đặt hàng vẽ
chân dung. Họa sĩ bắt đầu ký dưới tác phẩm chỉ bằng tên riêng, Rembrandt. Đó
là cách ơng muốn ghi dấu sự ngang hàng với các bậc thầy danh tiếng lẫy lừng
người Italia, như Leonard, Raphael…
Rembrandt sống khá hoang phí, ơng mua các tác phẩm nghệ thuật (gồm cả
việc mua đấu giá tác phẩm của chính ơng), các bản in (thường dùng cho các bức
tranh của họa sĩ) và các vật quý hiếm khác.
Vì cách chi tiêu như vậy nên cuối cùng tòa án, để tránh việc họa sĩ bị phá
sản, đã phát mại phần lớn các bức tranh và một phần bộ sưu tập đồ cổ của
Rembrandt.
Hai người thân của họa sĩ là Hendrickje và Titus lần lượt qua đời trước ông
vào các năm 1663 và 1668, để lại Rembrandt với người con gái cuối cùng.

3


Hơn một năm sau cái chết của người con, Rembrandt van Rijn qua đời
ngày 4 tháng 10 năm 1669 tại Amsterdam và được an táng trong một ngôi mộ
không đánh dấu ở Westerkerk.

2. Sự nghiệp:
Trong một lá thư gửi cho Huyghens, Rembrandt đã tiết lộ điều ơng tìm
kiếm trong nghệ thuật, đó là "chuyển động (hay cảm xúc) tự nhiên nhất và tuyệt
vời nhất" ("die meeste ende di naetuereelste beweechgelickheijt" – từ
"beweechgelickhijt" vừa có nghĩa là "cảm xúc", vừa có nghĩa là "chuyển động").

4


Ba đề tài chính trong suốt sự nghiệp sáng tác của Rembrandt là tranh chân
dung, tranh phong cảnh và tranh minh họa. Với giới nghệ thuật và tôn giáo
đương thời, ông được coi là bậc thầy của các bức tranh minh họa Kinh Thánh
trong việc miêu tả cảm xúc và các chi tiết.
Phong cách vẽ của ông chuyển từ những nét mềm mại, trơn nhẵn ở giai
đoạn đầu sang những nét thô ráp để mô tả đạt hơn cảm xúc của mẫu vật.
Bên cạnh sự phát triển về kĩ thuật hội họa, Rembrandt cũng có những bước
tiến trong kĩ thuật khắc bản in và in ấn.
Trong các bản khắc giai đoạn sau, từ năm 1642 trở đi, Rembrandt lại một
lần nữa cách tân nghệ thuật hội họa. Bút pháp của ông mạnh mẽ, khoáng đạt hơn
hẳn thời kỳ trước. Trên mỗi hình họa, mỗi mảng màu, thấy ngọn bút của ông tự
do và tân kỳ phi thường.
Sau này, người đời ghi nhận những bức tranh như Gia đình người thợ mộc,
Những thợ dệt tiêu biểu, và hàng loạt các tác phẩm khác của Rembrandt đã tạo
nên những đỉnh cao mới cho mỹ thuật Hà Lan và thế giới. Ông đã vẽ miệt mài,
vẽ cặm cụi, vẽ suốt đời.
Năm 1632 Ông hoàn thành bức tranh "Buổi học giải phẫu của giáo sư
Tulp". Đây là bức chân dung tập thể được vẽ theo đơn đặt hàng của giáo sư
Tulp. Vì muốn để lại hình ảnh của mình cho con cháu mai sau, giáo sư Tulp đã
tìm đến Rembrandt.


5


Bức tranh Giờ học giải phẫu với BS Nicolaes Tulp thuộc loại tranh chân
dung, một thể loại tiêu biểu cho nghệ thuật Hà Lan vào đầu thế kỷ XVII. Những
nhân vật trong tranh thường thuộc tầng lớp thượng lưu, tên tuổi sống mãi với
nghề nghiệp của mình.Theo thơng lệ, họ thường đặt vẽ loại tranh chân dung này.
Thầy thuốc tài năng người Hà Lan Nicolaes Tulp (1593-1674) là một khuôn mặt
y học xuất sắc vào đầu thế kỷ XVII. Công trình nghiên cứu của ơng về những
tổn thương nội tạng rất hữu ích cho các đồng nghiệp và những người kế nhiệm
trong cơng tác chẩn đốn và điều trị (1)..Năm 1628, Tulp được bổ nhiệm
làm thuyết trình viên giải phẫu (praelector anatomiae), có nhiệm vụ dạy kỹ thuật
mổ xẻ và giải phẫu cho các phẫu thuật viên.Giống như các thuyết trình viên
khác, ơng đặt họa sĩ Rembrandt vẽ chân dung ngay sau khi đảm nhận trách
nhiệm này. Đây là niềm vinh dự đối với một họa sĩ 26 tuổi vừa đến Amsterdam
lập nghiệp vì BS Tulp là nhân vật quan trọng, và hơn nữa, bức tranh sẽ được treo
trong hội quán phẫu thuật viên danh tiếng ở Amsterdam. Thời ấy, phẫu tích tử
thi là một sự kiện quan trọng và hiếm hoi, thường được giới thầy thuốc và một
số người ngoại đạo lưu tâm đến.Cả cuộc đời hoạt động của mình, Tulp thuyết
6


trình giải phẫu vẻn vẹn 9 lần (2).Vì vậy, khơng có gì ngạc nhiên khi giờ học giải
phẫu được chọn làm chủ đề cho thể loại tranh chân dung.
Giờ học giải phẫu với BS Nicolaes Tulp là chứng tích vật chất chứa đựng
dấu ấn của một thời đã qua. Trong bức tranh, Rembrandt mơ tả 7 học trị khăn áo
chỉnh tề quây quần bên thi thể của Aris Kindt, một tội phạm nổi tiếng thời ấy để
nghe Nicolaes Tulp giảng bài. Học trị chính là những phẫu thuật viên được phép
làm những thủ thuật đơn giản và cạo râu! Hầu hết họ đều có nghề nghiệp ổn
định trong xã hội. Chẳng hạn, Jacob Jansz Colevelt (người ngoài cùng bên trái)

là nhà soạn nhạc, soạn kịch và Jacob Dielofse Block (hàng thứ 2 người đứng đầu
tiên kể từ bên trái) là giám đốc nhà hát kiêm chủ tiệm cắt tóc nam (3). Sau khi
được huấn luyện các kiến thức chuyên sâu, họ được phép làm các thủ thuật phức
tạp hơn. Trong bức tranh, Tulp dùng một tay chỉ vào cơ cánh tay tử thi và làm
điệu bộ với tay còn lại. Hình dáng, cử chỉ của người thuyết trình được diễn tả rất
cơ đọng và điển hình, làm nổi bật khơng khí "thầy với trị" trong học tập: vị giáo
sư đang giải thích chức năng của các cơ.
Cuộc khám nghiệm khơng bắt đầu từ ổ bụng như thường lệ đã tạo ra một ấn
tượng sâu sắc.Biến thể này có lẽ xuất phát từ lịng khâm phục và kính trọng của
Tulp đối với Andreas Vesalius.Người ta nói rằng, chính Tulp đã u cầu
Rembrandt thể hiện sự tơn kính này vào trong tác phẩm. Vesalius (1514-1564)
đơn thương độc mã phẫu tích tử thi và xây dựng lại toàn bộ kiến thức về cấu trúc
cơ thể con người. Quyển sách "Về cấu tạo cơ thể người" (De humani corporis
fabrica) của ông được xem là Kinh thánh của các nhà giải phẫu học. Trang tiêu
đề tác phẩm này in chân dung Vesalius bên cạnh cánh tay đã được phẫu tích.
Điều này khơng những khẳng định tầm quan trọng của kỹ thuật mổ xẻ mà còn
làm liên tưởng đến kỹ năng của bàn tay con người. Như thế, chúng ta dễ dàng
giải thích tại sao cuộc khám nghiệm trong giờ học giải phẫu với BS Nicolaes
Tulp bắt đầu từ cánh tay chứ không phải từ ổ bụng như thường lệ.

7


Schupbach (4) thêm một biểu tượng nữa cho tác phẩm. Ông nghĩ rằng khuôn
mặt sau cùng trong bức tranh, Frans van Loenen, với ngón tay chỉ vào thi thể ám
chỉ đến cái chết. Mặt khác, đối với Tulp, cái chết khơng phải là hết. Những gì
cịn lại sau khi chết vẫn tiếp tục là nguồn kiến thức cho nhân loại khai thác và
chuyển tải đến một thông điệp tương phản: sự bất tử.
Thực ra, Rembrandt không phải là họa sĩ đầu tiên hay duy nhất dựng chân
dung với chủ đề "giờ học giải phẫu". Khảo sát những bức tranh cùng chủ đề của

Rembrandt và các họa sĩ khác, chúng ta thấy tài năng tuyệt luân và chiều sâu nội
tâm của con người này. Rực rỡ sang trọng trong nét vẽ, khéo léo tài tình trong
cách chuyển bóng đậm nhạt, phối hợp hài hòa trong bố cục bức tranh,
Rembrandt được đánh giá là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của lịch sử hội
họa (5). Tác phẩm của ông như thể khám phá những bí ẩn của tâm hồn chìm đắm
trong một khơng khí huyền bí, đạt đến giá trị phổ quát trong suy tưởng về thân
phận con người.
Yếu tố nào làm cho tác phẩm của Rembrandt độc đáo đến như vậy? Vẽ
tranh chân dung chắc chắn không phải là sự kiện hiếm hoi thời ấy. Họa sĩ trẻ
Rembrandt có lẽ am hiểu rất kỹ những bức tranh chân dung với chủ đề "giờ học
giải phẫu" của những người tiền nhiệm treo trong hội quán phẫu thuật viên, với
bố cục chặt chẽ, tác phẩm của Rembrandt được đánh giá là độc đáo và tiêu biểu
nhất trong số những tác phẩm cùng chủ đề. Các nhân vật được xếp theo trục tam
giác làm cho bức tranh có sức sống, hấp dẫn và lôi cuốn. Thi thể đặt theo đường
chéo đem lại vẻ sinh động cho toàn bộ tác phẩm. Giờ học giải phẫu với BS
Nicolaes Tulp khắc sâu vào tâm khảm người xem, tầm quan trọng của phẫu tích
tử thi cũng như kỹ năng của bàn tay con người. Ở đó là nỗi ám ảnh về cái chết
đang chờ cuối đường định mệnh và niềm tin hồn nhiên về sự bất tử của tri thức
và nghệ thuật.
Bức tranh làm cho người xem thấm thía các lẽ vơ thường của kiếp người,
nỗi niềm lo âu về sự cô độc lẻ loi của con người trong khoảng không gian mênh
8


mơng trống vắng, trong dịng thời gian vơ thủy vơ chung. Tác phẩm đã thức dậy
niềm tin của con người về chính bản thân mình. Con người vĩ đại chính vì họ
biết kế thừa giá trị truyền thống lao động sáng tạo và gởi gắm khát vọng trường
tồn khi đối diện với vô hạn, vô cùng của vũ trụ.
 Bức bão tố trên biển gallile


Đây là bức tranh bị đánh cắp tại Viện Bảo tàng Isabella Stewart Gardner
vào ngày 18/3/1990.Cách đây 18 năm, vào lúc 13h24 ngày 18/3/1990, hai người
đàn ông mặc trang phục cảnh sát gõ cửa Viện Bảo tàng Isabella Stewart Gardner
ở thành phố Boston, bang Massachusetts, để liên hệ công tác. Và khi nhân viên
bảo vệ mở cửa thì hai nhân viên cảnh sát này lộ mặt là những tên cướp khi dùng
súng khống chế nhân viên bảo vệ, trói và bịt miệng họ nhốt tất cả vào một căn
phòng.Hai tên cướp lấy đi 13 tác phẩm nghệ thuật có giá trị, trong đó có 3 bức
tranh của danh họa Rembrandt.Bão tố trên biển Galilee” của danh họa
9


Rembrandt, được vẽ vào năm 1663 có giá trị lên đến 47 triệu USD.Đây là bức
tranh duy nhất vẽ về biển trên tổng số 330 tác phẩm nghệ thuật của Rembrandt.
Để tạo điều kiện cho FBI phá án, Viện Bảo tàng Gardner quyết định treo
thưởng 1 triệu USD cho bất cứ ai cung cấp thông tin liên quan đến vụ trộm để
giúp thu hồi các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp.
Năm 1997, số tiền treo thưởng được nâng lên 5 triệu USD, trong đó riêng
bức tranh “Bão tố trên biển Galilee” có số tiền treo thưởng là 2 triệu USD. Việc
làm này của Viện Bảo tàng Gardner liền phát huy tác dụng.
Năm 1998, dựa vào những nguồn tin thu thập được từ thị trường đen buôn
lậu tác phẩm nghệ thuật cổ có giá trị, chủ một cửa hàng bn bán tác phẩm nghệ
thuật tại thành phố Boston đã cung cấp thông tin giúp FBI thu hồi được bức
tranh “The Concert” của danh họa Vermeer cùng 4 bức tranh khác của các danh
họa Manet, Degas được giấu nhiều nơi tại Mỹ.
Đến năm 2000, Myles Connor, một kẻ trộm cắp tác phẩm nghệ thuật
chuyên nghiệp, bị giam giữ tại nhà tù liên bang Morgefield ở bang New Jersey
đề nghị FBI can thiệp để mình được trả tự do trước thời hạn (Connor đang lãnh
án 12 năm tù giam về tội trộm cắp tại một Viện bảo tàng ở thành phố New York
vào năm 1992) để đổi lại việc Connor sẽ cung cấp thông tin giúp FBI thu hồi số
tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp tại Viện Bảo tàng Gradner còn lại.

Quả thật, sau khi được trả tự do vào tháng 3/2001, Connor đã chỉ điểm cho
FBI thu hồi số tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp còn lại được giấu tại nhiều địa
điểm khác ở bang Florida, Virginia và thành phố New York. Có điều là bức tranh
“Bão tố trên biểnGalilee” vẫn biệt tăm.

10


 Bức tranh Jacob de Gheyn III

11


Nhân vật chính của bức tranh sơn dầu do họa sĩ Rembrandt vẽ năm 1632
này là Jacob de Gheyn III (1596–1641), một thợ chạm khắc người Hà Lan. Bức
tranh này là phân nửa của một cặp tranh chân dung đối xứng vẽ Jacob de Gheyn
III và bạn ông, Maurits Huygens. Dù hai bức chân dung này vẽ hai nhân vật
khác nhau, nhưng chúng vẫn được xem là một cặp. Hai nhân vật mặc quần áo
tương tự nhau và quay mặt theo hướng ngược nhau.
Huygens và de Gheyn đã đặt Rembrandt vẽ chân dung họ theo cùng một
định dạng và nhà danh họa đã vẽ hai bức tranh này trên cùng một loại gỗ sồi.
Hai người cũng thống nhất với nhau rằng nếu chẳng may một trong hai người
qua đời trước, người còn lại sẽ là chủ sở hữu của cả hai bức tranh. Để làm bằng
chứng cho cam kết này, họ đã ghi điều đó ở mặt sau của cả hai bức tranh.
Bức chân dung của de Gheyn III nhỏ hơn so với hầu hết các tác phẩm hội
họa khác của Rembrandt, chỉ lớn hơn tờ giấy A4 một chút (29,9×24,9cm). Nhiều
người cho rằng kích thước nhỏ gọn như vậy là một trong những nguyên nhân
dẫn đến bức tranh này dễ bị lấy trộm.Từ năm 1966 đến nay, tổng cộng bức tranh
đã bị đánh cắp đến bốn lần, lập kỷ lục thế giới và nhận biệt danh là “Takeaway
Rembrandt” (bức tranh bị lấy cắp của Rembrandt).Lần đầu tiên bức tranh bị

đánh cắp là ngay đêm giao thừa 31–12–1966. Bọn trộm phá cửa và đột nhập vào
phòng triển lãm tranh Dulwich ở Luân Đôn, Anh, lấy đi 9 bức tranh trong đó có
Jacob de Gheyn III cùng hai bức khác của Rembrandt. Không lâu sau, ba bức
tranh của Rembrandt được một người đi dạo phát hiện dưới một bụi cây ở
Streatham Common, Luân Đôn. Đến năm 1973, Jacob de Gheyn III lại bị lấy đi
nhưng ngay lập tức kẻ trộm bị bắt khi đang đạp xe trên phố với bức tranh trong
giỏ xe. Lần thứ ba, bức tranh bị lấy cắp gọn đến mức người ta khơng biết nó mất
khi nào. Lần cuối cùng bức tranh bị mất cắp vào năm 1983 và mãi đến năm
1986 người ta mới tìm thấy nó tại khu để hành lý một ga xe lửa ở nước Đức và
trả về phòng tranh Dulwich.

12


 Các nhà nghiên cứu hội họa cho rằng Rembrandt không những nổi tiếng
bởi tranh sơn dầu, tranh khắc bản, mà còn nổi tiếng "là người mẫu kiên nhẫn
nhất thế giới".
Ơng tự ngắm mình qua gương, vẽ nên khoảng gần 100 bức.Rembrandt tự
vẽ mình từ khi cịn là một thanh niên tràn đầy sức lực cho đến khi trở thành một
ông già đau khổ.
Qua bộ sưu tập chân dung tự họa của Rembrandt, hậu thế có thể hình dung
những thăng trầm, biến đổi trong cuộc đời họa sĩ.

13


Chân dung tự họa năm 1629.
Khi còn là thanh niên, Rembrandt vẽ mình là một người dè dặt, khiêm tốn,
lúc trưởng thành là một người có sự nghiệp, tự tin trong cơng việc. Cịn những
bức chân dung khi về già lộ rõ vẻ nghèo đói, khơ kiệt, khơng tham vọng, bất

hạnh trong cuộc sống lứa đôi.
Bức chân dung tự họa năm 1658 được đánh giá là bức chân dung tự họa
xuất sắc nhất của Rembrandt.

Chân dung năm 1658.
14


Chân dung năm 1659
Rembrandt là người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực sau này –
Ngay cả khi vẽ nhân vật nữ, ông không cố ý làm đẹp, mà mơ tả họ như chính
những phẩm chất trong con người bình dân.
Nghệ thuật của Rembrandt ln ln được cách tân trong những chặng
đường khác nhau của cuộc đời ông. Các nhà phê bình đã dùng những ngơn từ

15


như “chiều sâu vơ hạn”, “sự tìm kiếm sắc bén” để miêu tả cách dùng màu sắc
của Rembrandt.
Càng về cuối đời ơng càng sử dụng cách vẽ sơn dầu có chất cảm dầy và
mạnh, trông như những vệt bút và những mảng màu trừu tượng.Tuy vậy, cách vẽ
này làm cho tranh của ông chứa đựng “đặc chất nội tại của tinh thần”.
Trong sự tĩnh lặng, tranh Rembrandt hàm chứa một tình cảm nồng nhiệt và
trong kỹ năng tả thực chuẩn xác của ông bộc lộ nỗi sung sướng cũng như niềm
đau khổ vô hạn.
Ngày nay, rất nhiều bức chân dung tự họa của Rembrandt được lưu giữ tại
Bảo tàng Mauritshuis ở Den Haag. Trong một phiên đấu giá, bức chân dung
Rembrandt với nụ cười ngạo nghễ, khuôn mặt bừng sáng đã được mua với giá 2
triệu bảng Anh. Người mua bức chân dung này dường như rất hài lòng với số

tiền bỏ ra để được sở hữu nó.
3. Số lượng tác phẩm:
Vào đầu thế kỉ 20 người ta cho rằng họa sĩ đã sáng tác khoảng trên 600 bức
tranh hoàn chỉnh, gần 400 bản khắc và khoảng 2000 bức vẽ.
Những nghiên cứu gần đây hơn từ thập niên 1960 cho đến nay (do Dự án
nghiên cứu Rembrandt tiến hành) đã đưa ra con số gây tranh cãi ít hơn rất nhiều
với khoảng gần 300 bức tranh.
Rembrandt là người vẽ rất nhiều tranh chân dung tự họa, đã có nghiên cứu
đưa ra con số khoảng 90 bức, nhưng hiện nay người ta biết rằng có một số trong
các bức chân dung này là do học trò của họa sĩ vẽ, như một hình thức luyện tập.
Con số tranh chân dung tự họa do chính Rembrandt vẽ có lẽ là khoảng hơn
40 bức, chưa kể khoảng vài bức họa và 31 bản khắc.
4. Khiếm khuyết thị giác:
Margaret S. Livingstone, giáo sư bộ môn sinh học thần kinh (neurobiology)
tại Đại học Y Harvard (Harvard Medical School) trong một bài báo xuất bản

16


năm 2004 đã đưa ra giả thuyết về việc thị giác của Rembrandt bị mắc chứng
khơng phân biệt được hình khối (stereo blindness – mù lập thể).
Kết luận này được đưa ra sau q trình phân tích 36 bức chân dung tự họa
của Rembrandt. Vì khơng thể dùng dùng hai mắt để tạo ra thị trường chung
(binocular vision) một cách bình thường, bộ não của họa sĩ đã tự động chuyển
phần lớn việc quan sát cho một mắt.
Sự vô hiệu hóa một mắt đã giúp họa sĩ làm phẳng các hình ảnh ơng nhìn
thấy và dễ dàng chuyển nó thành các hình ảnh hai chiều trên tranh.
Theo Livingstone, có lẽ sự khiếm khuyết này lại là một món quà cho
những họa sĩ lớn như Rembrandt: "Các giảng viên nghệ thuật thường yêu cầu
sinh viên nhắm một mắt để làm phẳng những gì họ nhìn thấy. Vì vậy việc bị mù

lập thể không những không phải là một khuyết tật, trái lại nó lại là một món quà
cho các nghệ sĩ.".
Tuy nhiên cần phải thấy rằng trong các bức tranh Rembrandt dựng lại rất
tốt hình khối của các vật thể, đặc biệt là các khuôn mặt, để cảm thụ được độ sâu
của mẫu như vậy người họa sĩ rõ ràng phải có khả năng nhìn vật thể ba chiều
một cách bình thường.
Những tác phẩm chân dung ngày nay trong hội họa hay nhiếp ảnh (các đặt
mẫu và ánh sáng) đều học tập theo Rembrandt. Người ta còn gọi những cách bố
cục chân dung kiểu 1/3 là bố cục Rembrandt.
Nguồn tư liệu:

songmoi.vn
newvietart.com
antg.cand.com.vn

www.dongson.gov.vn

17



×