Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chủ tịch Hồ Chí Minh với giáo dục đại học Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.51 KB, 5 trang )

Đại học Huế
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học
“Bác Hồ với giáo dục”
Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM
Nguyễn Thế Phúc *
Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO cơng nhận là anh hùng giải phóng dân tộc,
nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Sinh thời, Người được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ
tôn vinh Người với nhiều danh hiệu khác nhau, như: nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, nhà
triết học nhưng người khước từ tất cả các danh hiệu, chỉ duy nhất tự nhận mình là nhà
chính trị chuyên nghiệp và theo Người làm chính trị để cứu dân, cứu nước, đưa lại độc
lập tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Đối với nhân dân Việt Nam, chúng ta biết đến Người không chỉ là nhà tư tưởng vĩ
đại, nhà lý luận kiệt xuất, Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta mà sớm hơn
tất cả, dân tộc Việt Nam biết đến Người là một nhà giáo dục, một nhân cách mẫu mực
đại diện tiêu biểu cho nền giáo dục Việt Nam mới. Trong di sản của Người về giáo dục
chứa đựng một giá trị lớn mang tầm vóc di sản văn hóa thế giới. Trước lúc đi xa, Người
đã để lại một hệ thống tư tưởng lớn về giáo dục; tuy nhiên, đối với giáo dục đại học,
những bài nói, bài viết mà Người trực tiếp bàn đến lại khơng nhiều.
Vai trị của Hồ Chí Minh đối với giáo dục đại học Việt Nam trước hết được thể
hiện ở việc Người ký các sắc lệnh để thành lập trường đại học; thông qua các bức thư
Người trực tiếp viết thư cho sinh viên, cán bộ giáo viên các trường đại học; trực tiếp nói
chuyện tại các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quốc tế cũng như những
ngày khai giảng năm học mới dành riêng cho bậc đại học.
Qua những bài nói, bài viết dành riêng cho giáo dục đại học Việt Nam đã cho thấy
những đóng góp của Người đối với giáo dục đại học Việt Nam trong chế độ dân chủ
mới là rất lớn, điều đó được thể hiện nổi bật ở những điểm chủ yếu sau đây:
1. Dấu ấn trong việc thành lập đại học Nhân dân Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký quyết định thành lập đại học Việt Nam thể hiện
dấu ấn của Người sau những ngày lập quốc. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành


công, ngày 2-9-1945, Người đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Tuyên

*

TS, Trưởng khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

139


Kỷ yếu Hội thảo

Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”

ngôn đã “tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước
mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất
nước Việt Nam” 1 và khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và
sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả
tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” 2.
Cùng với những lời tuyên bố thoát ly quan hệ thực dân với Pháp thì một chế độ dân
chủ mới được thành lập.
F
1
P

P

F
2
P


P

Để xây dựng chế độ dân chủ vững mạnh, trường tồn Người đặc biệt chú trọng
đến việc xây dựng nền giáo dục mới, nền giáo dục của tồn dân. Trong nền giáo dục đó,
Người đã chỉ rõ bản chất, mục tiêu và trách nhiệm của giáo dục qua bức Thư gửi học
sinh nhân ngày khai trường: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em” 3.
3F
P

P

Tiếp đến, ngày 10-10-1945, với tư cách là Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, Người đã ký “Sắc lệnh số 43, về việc thiết lập một Quỹ tự trị cho trường đại
học Việt Nam” 4. Sắc lệnh này có một ý nghĩa đặc biệt để tiến tới thành lập một trường
đại học đầu tiên ở Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với Sắc
lệnh số 43, Người ký “Sắc lệnh số 44, ngày 10-10-1945, về việc thành lập Hội đồng cố
vấn học chính” 5; và “Sắc lệnh số 45, ngày 10-10-1945, về việc thiết lập một Ban đại
học Văn khoa tại Hà Nội” 6. Tiếp theo các Sắc lệnh số 43, số 44, số 45, Người đã ký
“Sắc lệnh số 225, vào ngày 28-11-1946, bổ nhiệm giám đốc Đại học vụ, Đổng lý sự vụ
và Chánh Văn phòng Bộ quốc gia giáo dục, Tổng thanh tra Trung ương” 7.
F
4
P

P

F

5
P

P

F
6
P

P

F
7
P

P

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để đi đến thành lập Trường Đại học Nhân dân
Việt Nam, vào ngày 19-01-1955 8. Như vậy, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập để đào tạo
cán bộ phục vụ cho chế độ dân chủ cộng hịa trên tồn quốc.
F
8
P

P

1

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.3.


2

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 4, Sđd, tr.3.

3

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 4, Sđd, tr.35.

4

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 4, Sđd, tr.560.

5

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 4, Sđd, tr.560.

6

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 4, Sđd, tr.560.

7

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 4, Sđd, tr.571.

8

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 9, Sđd, tr.264.

140



Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019

Đại học Huế

2. Những bài nói, bài viết, những bức thư Người gửi trực tiếp cho giáo dục đại
học Việt Nam
Những bài nói, bài viết, những bức thư Người gửi trực tiếp cho giáo dục đại học
Việt Nam tuy số lượng không nhiều, theo ước tính chưa đầy 10 lần. Lần thứ nhất, là vào
ngày 06-5-1949, Người đã viết Thư gửi sinh viên Trường Đại học Y Khoa để khen ngợi
các sinh viên xung phong tình nguyện tịng qn kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược. Theo Người, những tấm gương đó của sinh viên đại học y khoa thực sự là một
“vinh dự cho thanh niên Việt Nam, đặc biệt là cho thanh niên trí thức, nhất là cho sinh
viên đại học” 9; lần thứ hai, vào tháng 4-1952, Người viết Thư gửi giáo sư và sinh viên
trường dự bị đại học ở Thanh Hóa, trong đó Người căn dặn giáo dục đại học phải tập
trung vào “mục đích là thật thà phụng sự nhân dân” 10; lần thứ ba, vào ngày 19-011955, tại buổi lễ khai giảng Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Người đã lưu ý đối
với sinh viên đại học là phải hiểu rõ học thế nào? Học cái gì? Học để làm gì? và sau
cùng là phải biết những điều nên làm và những điều nên chống; lần thứ tư, vào ngày 217-1956, Người dự và nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học
Nhân dân Việt Nam; lần thứ năm, vào ngày 7-5-1958, tại buổi nói chuyện tại Đại hội
sinh viên lần thứ II, Người căn dặn sinh viên đại học phải tự đặt câu hỏi: “Học để làm
gì? Học để phục vụ ai?” 11, cũng tại diễn đàn này, Người đã nói rõ nhiệm vụ đối với giáo
dục đại học là “Lý luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động” 12; lần thứ
sáu, vào ngày 26-6-1959, tại buổi Nói chuyện với sinh viên đại học chào mừng Tổng
thống XuCácNơ, Người nói sinh viên phải biết “hy sinh phấn đấu cho độc lập dân tộc,
cho dân chủ, cho hồ bình thế giới” 13; lần thứ bảy, vào ngày 21-10-1964, Người đã đến
thăm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và có bài Nói chuyện tại Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Người căn dặn “dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức” 14.
F
9

P

P

F
0
1
P

F
1
P

P

P

F
2
1
P

3F
1
P

P

P


F
4
1
P

P

Mặc dù số lượng khơng nhiều, nhưng những gì Người bàn đến, đề cập đến giáo
dục đại học đã thể hiện một mối quan tâm đặc biệt, thực sự là những gợi mở cho việc
đổi mới căn bản và toàn diện của nền giáo dục đại học hiện nay đáp ứng yêu cầu đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

9

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 6, Sđd, tr.69.

10

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 7, Sđd, tr.400.

11

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 11, Sđd, tr.400.

12

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 11, Sđd, tr.400.

13


Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 12, Sđd, tr.246.

14

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 14, Sđd, tr.400.

141


Kỷ yếu Hội thảo

Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”

3. Hồ Chí Minh trực tiếp bàn về phương pháp đào tạo ở bậc đại học
Sự đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với giáo dục đại học Việt Nam
không chỉ ở việc Người trực tiếp ký các sắc lệnh để thành lập trường đại học mà cao
hơn, Người đã xây dựng một nền đại học “hoàn toàn Việt Nam” 15 với dấu ấn về bản
chất, đặc trưng và nội dung giáo dục cũng như gợi mở về phương pháp giáo dục hiện
đại, thiết thực đáp ứng được yêu cầu của cách mạng và phù hợp với xu thế của thời đại.
Người căn dặn, đối với những người làm công tác giáo dục ở bậc đại học, đặc biệt là các
thầy cô giáo phải nhận thức rõ nhiệm vụ của giáo dục đại học: “Đại học thì cần kết hợp
lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các
nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho cơng cuộc xây
dựng nước nhà” 16. Như vậy, bước đầu Người đã phân định rõ ranh giới và đặc trưng
của từng bậc học, để từ đó sử dụng phương pháp giáo dục cho phù hợp với từng đối
tượng, từng cấp học, bậc học có như vậy mới đưa lại hiệu quả và chất lượng của giáo
dục đại học đương thời.
5F
1

P

F
6
1
P

P

P

Để xây dựng đại học nhân dân trong chế độ dân chủ mới, Người đã phê phán
chính sách giáo dục của thực dân và phong kiến. Đối với nền giáo dục thực dân, chúng
thực hiện chính sách ngu dân, chỉ đào tạo ra những kẻ hiền sĩ để phục vụ cho bộ máy
cai trị của chúng cịn nhân dân thì khơng được học; nền giáo dục phong kiến là tầm
chương, trích cú, kinh viện xa rời thực tế, v.v... Người phê phán các nền giáo dục cũ và
chủ trương xây dựng nền giáo dục mới, nền giáo dục của toàn dân. Giáo dục toàn dân
phải làm cho ai cũng được học và có quyền được học. Người chủ trương đổi mới nội
dung giáo dục và phương pháp giáo dục, phải kết hợp cho được lý luận khoa học với
thực hành; học tập khoa học tiên tiến của thế giới và biết dựa trên thực tiễn của Việt
Nam. Phương pháp này trở thành triết lý “học để làm người, học để làm việc, học để
làm cách mạng cứu dân, cứu nước, để phụng sự nhân dân” của Hồ Chí Minh.
Điểm đáng chú ý trong phương pháp giáo dục ở bậc đại học mà Hồ Chí Minh
xây dựng, chính là “Phương pháp giáo dục thì theo ngun tắc tự nguyện tự giác, giải
thích, bàn bạc, thuyết phục, chứ khơng gị bó. Giúp trí thức thi đua trong học tập và
cơng tác. Hướng dẫn trí thức sử dụng cách thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình
để cùng nhau tiến bộ khơng ngừng, đồn kết chặt chẽ, để phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân” 17. Như vậy, qua những gợi mở ban đầu của Hồ Chí Minh về mặt phương
F
7

1
P

P

15

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 4, Sđd, tr.34.

16

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 10, Sđd, tr.186.

17

Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, Tập 10, Sđd, tr.378.

142


Đại học Huế

Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019

pháp trong giáo dục đại học đã cho thấy, trong phương pháp chứa đựng nội dung cần
giáo dục và trong nội dung giáo dục đại học lại chuyển tải được tầm phương pháp.
Với tình cảm đặc biệt mà Người đã dành cho giáo dục đại học Việt Nam thực sự
trở thành động lực tinh thần để các trường đại học tự tìm tịi đổi mới, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như lúc

sinh thời Người từng mong ước. Đó là bài học về mở trường, bài học về xây dựng đề
án, cải cách giáo dục, xây dựng chương trình và thiết lập sứ mạng các trường đại học ở
Việt Nam hiện nay.

143



×