Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng tham gia của người dân trong thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án hạ tầng kỹ thuật sau kè bờ tả sông Hồng, khu vực cầu Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.2 KB, 8 trang )

Nghiên cứu

THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI
ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN HẠ
TẦNG KỸ THUẬT SAU KÈ BỜ TẢ SÔNG HỒNG, KHU VỰC
CẦU PHỐ LU, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI
Hoàng Thị Phương Thảo
Trường Đại học Tài ngun và Mơi trường Hà Nội
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tham gia của người dân
trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Dự án
Hạ tầng kỹ thuật sau kè bờ tả sông Hồng, khu vực cầu Phố Lu, huyện Bảo Thắng,
tỉnh Lào Cai. Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào đánh giá của người dân về việc
công khai thông tin và hiệu quả của các hình thức cơng khai thơng tin khi thực hiện
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Việc công khai thông
tin được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tương đối tốt theo chủ trương,
chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng nội dung thực hiện mà có
những hình thức công khai thông tin khác nhau để người dân có thể tiếp cận thơng
tin một cách hiệu quả nhất.
Từ khóa: Sự tham gia của người dân; Đánh giá của người dân; Bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư; Bảo Thắng, Lào Cai.
Abstract
Current status of citizen participation in implementing compensation, support
and resettlement regulations in Red River embankment project in Pho Lu, Bao
Thang district, Lao Cai province
This study was conducted to assess the level of participation of citizens in
the implementation of compensation, support and resettlement when the State
took back land to develop infrastructure in Red River embankment Project in Pho
Lu, Bao Thang district, Lao Cai province. Research focuses on the the citizen
assessmen onfthe disclosure of information and the effectiveness of information


disclosure form when making compensation, support and resettlement. The study
results showed that information disclosure by state agencies follows closely the
State guidelines and policies. However, the communication forms of information
should be varied according to information contents so that people can access the
information most effectively.
Keywords: Citizen participation; Citizen assessment; Compensation on land,
support and resettlement; Bao Thang, Lao Cai.
1. Đặt vấn đề
Thu hồi đất không chỉ là một
phương thức thực hiện quyền đại diện
chủ sở hữu tồn dân về đất đai của Nhà
nước mà cịn là giải pháp đáp ứng các
nhu cầu sử dụng đất của q trình cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Trên thực tế, thu hồi đất là hoạt động
26

khó khăn, phức tạp và dễ phát sinh tham
nhũng, tranh chấp, khiếu kiện, bởi hoạt
động này trực tiếp đụng chạm đến lợi
ích của nhiều chủ thể khác nhau: Nhà
nước, xã hội, lợi ích của người bị thu
hồi đất và lợi ích của người được hưởng
lợi từ việc Nhà nước thu hồi đất,… [5].
Sự tham gia của người dân là một trong

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017


Nghiên cứu


những yếu tố quan trọng góp phần cơng
khai, minh bạch trong công tác thu hồi
đất: đây là một yêu cầu; giúp giảm bớt
những khó khăn trong q trình ra quyết
định của cơ quan Nhà nước; cải thiện
cả quá trình thực hiện, đưa đến những
kết quả và quyết định tốt hơn; đem lại
nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện
đường lối, chính sách của Nhà nước.
Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư (BT, HT, TĐC) khi Nhà nước
thu hồi đất lần đầu tiên được quy định
tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP và được
cụ thể hóa trong Nghị định 84/2007/
NĐ-CP với 12 bước tiến hành, trong
quá trình thực hiện đã bộc lộ một số
bất cập. Trước thực trạng đó Nghị định
69/2009/NĐ-CP ra đời, trong đó có quy
định về sự tham gia của người dân gồm
4 bước: (1) Giới thiệu địa điểm và thông
báo thu hồi đất (THĐ); (2) Lập phương
án BT, HT, TĐC; (3) Quyết định THĐ,
phê duyệt và thực hiện phương án BT,
HT, TĐC; (4) Cưỡng chế THĐ. Tuy
nhiên, sự tham gia của người dân vẫn
chưa được thực hiện một cách nghiêm
túc, còn gây ra nhiều bức xúc, khiếu
kiện trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến
tiến độ thực hiện các dự án. Luật Đất đai

năm 2013 ra đời đã có những đổi mới
trong chính sách, làm rõ vai trị sự tham
gia của người dân, tăng cường sự giám
sát và sự tham gia của người dân trong
các hoạt động quản lý Nhà nước về đất
đai nói chung và việc thực hiện chính
sách BT, HT, TĐC khi Nhà nước THĐ
nói riêng.
Huyện Bảo Thắng là một huyện
trọng điểm của tỉnh Lào Cai, nằm ở vị
trí tiền đồn, cửa ngõ của Tổ quốc, đóng
vai trị quan trọng trong q trình xây
dựng và bảo vệ vùng biên cương của
đất nước. Cùng với sự phát triển của cả
nước nói chung, của tỉnh Lào Cai nói
riêng, trong thời gian qua trên địa bàn
huyện đã có những dự án khác nhau
phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế

- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Trong q trình thực hiện chính sách
BT, HT, TĐC tại các dự án trên địa bàn
huyện còn tồn tại một số vướng mắc,
khó khăn và sự tham gia của người dân
cịn hạn chế. Nghiên cứu này được thực
hiện nhằm đánh giá sự tham gia của
người dân trong thực hiện BT, HT, TĐC
khi Nhà nước thu hồi đất tại Dự án Hạ
tầng kỹ thuật sau kè bờ tả sông Hồng,
khu vực cầu Phố Lu, huyện Bảo Thắng,

cụ thể là nội dung người có đất bị thu
hồi được cơng khai thơng tin liên quan.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thu thập tài liệu
- Số liệu thứ cấp: kế thừa, thu thập
tài liệu, số liệu, báo cáo chuyên ngành,
kết quả thống kê, kiểm kê,… từ phòng
Kinh tế, Chi cục thống kê, Ban quản
lý dự án, Phịng Tài ngun và Mơi
trường, Hội đồng BT, HT, TĐC huyện
Bảo Thắng.
- Phương pháp chọn dự án nghiên
cứu: trong các dự án đã được duyệt
kinh phí tại huyện Bảo Thắng, chọn
dự án sử dụng vốn cho phát triển hạ
tầng của huyện với diện tích đất thu
hồi là 146.555 m2, trong đó: đất ở là
13.000m2; đất trồng cây hàng năm là
126.869m2; đất trồng lúa là 1.500m2;
đất nuôi trồng thủy sản là 1.900m2
và đất trồng cây lâu năm là 3.286m2.
Trong dự án này có 212 đối tượng có
đất bị thu hồi, trong đó có 210 hộ gia
đình, cá nhân và 02 tổ chức (Ban quản
lý rừng phịng hộ huyện và cơng ty cổ
phần lâm nghiệp huyện Bảo Thắng ).
- Số liệu sơ cấp: điều tra với tổng số
105 phiếu với đối tượng là hộ gia đình,
cá nhân. Các tiêu chí điều tra gồm: thông
tin chung về người được phỏng vấn, ý

kiến về sự tham gia của người dân trong
được công khai thông tin (thơng tin
được cơng khai? Hình thức được cơng
khai thơng tin?) khi thực hiện BT, HT,

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017

27


Nghiên cứu

TĐC và ý kiến đánh giá chung trong
thực hiện cơng tác BT, HT, TĐC.
2.2. Phân tích và xử lý số liệu
Số liệu, tài liệu thu thập được tiến
hành tổng hợp, phân tích, xử lý bằng
phần mềm Excel. Sự tham gia của người
dân được đánh giá qua mức độ tham gia
của người dân về việc người dân được
thông báo trong thực hiện BT, HT, TĐC
khi Nhà nước thu hồi đất.
Để đánh giá mức độ tham gia của
người dân, nghiên cứu sử dụng phương
pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức (SWOT) và xây dựng
thang đo và các biến quan sát.
- Kết quả phân tích ma trận SWOT
sẽ là một trong những căn cứ để ra quyết
định lựa chọn giải pháp tăng cường sự

tham gia của người dân trong thực hiện
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Thang đo Likert được sử dụng để
đánh giá mức độ tham gia theo 5 mức độ
từ: (1) Rất tốt: 5; (2) Tốt: 4; (3) Trung
bình: 3; (4) Kém: 2; (5) Rất kém: 1. Chỉ
số đánh giá chung là giá trị trung bình
của số lượng người trả lời theo từng mức
độ áp dụng và hệ số của từng mức độ.

3. Kết quả và thảo luận
3.1. Giới thiệu khái quát về dự án
- Tên dự án: Hạ tầng kỹ thuật sau
kè bờ tả sông Hồng, khu vực cầu Phố
Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Chủ đầu tư: UBND huyện Bảo Thắng.
- Vị trí khu đất thu hồi: Khu đất thu
hồi nằm trên địa bàn của tổ dân phố Khu
phố 1, Tổ dân phố Phú Long 1 và Tổ dân
phố Phú Long 2, thị trấn Phố Lu, huyện
Bảo Thắng, Lào Cai.
- Thời gian thực hiện dự án: Thời
gian thực hiện dự án được tính từ khi có
quyết định phê duyệt dự án đầu tư đến
khi thực hiện xong tái định cư cho người
dân có đất thu hồi: Từ 13/06/2014 đến
tháng 03/2016.
3.2. Thực trạng tham gia của
người dân trong thực hiện chính sách
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực

hiện dự án
3.2.1. Kết quả đánh giá của người
dân theo thang đo Likert
Kết quả đánh giá của người dân trong
thực hiện chính sách BT, HT, TĐC khi thực
hiện Dự án theo thang đo Likert thông qua
tổng hợp phiếu điều tra, khảo sát của người
dân được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1. Kết quả đánh giá của người dân trong thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất tại Dự án theo thang đo Likert

TT
1
2
3
4
5

28

Nội dung đánh giá
Chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước trong BT,
HT, TĐC
Việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà
nước trong BT, HT, TĐC tại dự án
Bản vẽ chi tiết, bản đồ hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất
và khu vực quy hoạch THĐ được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
Chất lượng và mức độ chuyên nghiệp của đơn vị thực

hiện thông báo thu hồi đất.
Việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm xác định diện
tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất theo
từng hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi

Trung bình chung đánh giá
Hộ gia đình,
Đánh giá
cá nhân
3,59

Tốt

3,62

Tốt

3,68

Tốt

3,97

Tốt

4,00

Tốt

Tạp chí Khoa học Tài ngun và Mơi trường - Số 15 - năm 2017



Nghiên cứu

TT
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Trung bình chung đánh giá
Hộ gia đình,
Đánh giá
cá nhân

Nội dung đánh giá
Chất lượng và mức độ chuyên nghiệp của cán bộ thực hiện
điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm xác định diện tích đất,
thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất của dự án
Mức độ (thái độ) phối hợp của mình với đơn vị thực hiện
điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm xác định diện tích
đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất của dự án
Mức độ cần thiết của việc tổ chức họp lấy ý kiến về dự
thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Chất lượng của việc tổ chức họp lấy ý kiến về dự thảo

phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Sự phù hợp của quá trình lập phương án BT, HT, TĐC với
quy định của pháp luật.
Quyết định THĐ phù hợp với quy định của pháp luật
Quá trình tổ chức thực hiện phương án BT, HT, TĐC
Chất lượng khu tái định cư
Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến BT, HT, TĐC

3,98

Tốt

4,73

Rất tốt

4,78

Rất tốt

3,96

Tốt

4,00

Tốt

3,99
3,89

3,66
4,00

Tốt
Tốt
Tốt
Tốt

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu lấy ý kiến)

Qua bảng trên cho thấy: Đa phần
các nội dung được các hộ gia đình, cá
nhân đánh giá ở mức tốt (trung bình
chung nằm trong khoảng từ 3,59 đến
4,00). Các đối tượng được lấy ý kiến
đều đánh giá nội dung về thái độ phối
hợp của mình với đơn vị thực hiện cơng
tác BT, HT, TĐC và sự cần thiết của
họp lấy ý kiến về phương án BT, HT,
TĐC ở mức rất tốt (trung bình chung
4,73 và 4,78).
3.2.2. Kết quả đánh giá của người
dân về việc công khai thông tin khi thực
hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Để đánh giá mức độ tham gia của
người dân về việc được thông báo thông
tin, nghiên cứu đã đánh giá về việc công
khai thông tin giữa quy định chung và
việc triển khai trên thực tế, đồng thời

đánh giá hiệu quả của các hình thức
thơng báo thơng tin đến người dân trong
thực hiện công tác BT, HT, TĐC khi
Nhà nước thu hồi đất tại dự án Hạ tầng
kỹ thuật sau kè bờ tả sông Hồng.
Kết quả khảo sát thực trạng thông
tin người dân được thông báo về công
tác BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi
đất được trình bày tại bảng sau:

Bảng 2. Kết quả đánh giá của người dân trong việc công khai thông tin khi thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án nghiên cứu

Nội dung
Quy định sự tham gia
1. Chính sách pháp luật của
- Được phổ biến
Nhà nước trong thực hiện BT,
- Được niêm yết công khai
HT, TĐC
2. Bản vẽ chi tiết, bản đồ hiện
- Được phổ biến
trạng, QHSDĐ và khu vực
- Được niêm yết công khai
quy hoạch được phê duyệt

Kết quả thực hiện
- Phổ biến tại cuộc họp
- Gửi văn bản đến người dân
trong cuộc họp

- Phổ biến tại cuộc họp
- Niêm yết tại bảng tin
UBND cấp xã, điểm sinh
hoạt dân cư

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017

29


Nghiên cứu
Nội dung

Quy định sự tham gia
- Được thông báo
+ Phương tiện thông tin đại chúng
3. Thông báo thu hồi đất
+ Niêm yết công khai tại UBND cấp
xã hoặc điểm sinh hoạt dân cư
- Được kê khai
4. Đo đạc, kiểm đếm đất đai, + Kê khai theo biểu mẫu
tài sản gắn liền với đất
- Được tham gia giám sát
+ Giám sát thông tin số liệu kê khai
- Được lấy ý kiến
- Được thông báo
5. Phương án bồi thường, hỗ
+ Niêm yết công khai tại UBND cấp
trợ, tái định cư
xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu

dân cư
- Được gửi đến từng đối tượng có đất
6. Quyết định thu hồi đất
thu hồi
- Được phổ biến
7. Quyết định phê duyệt - Được niêm yết công khai
phương án BT, HT, TĐC
- Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư đến từng người dân
8. Thời gian, địa điểm chi trả
- Được thông báo
tiền BT, HT
9. Thời điểm bàn giao đất đã
- Được thông báo
thu hồi
10. Giải quyết khiếu nại, tố
cáo liên quan đến công tác BT, - Ban bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
HT, TĐC

Kết quả thực hiện
- Thông báo tại cuộc họp
- Qua loa truyền thanh
- Gửi văn bản đến người dân
- Được kê khai
- Được tham gia giám sát
- Được đọc kết quả sau khi
đo đạc, kiểm đếm
- Được lấy ý kiến người dân
- Thông báo tại cuộc họp
- Không thực hiện niêm yết

- Được gửi đến từng người
dân có đất thu hồi
- Gửi quyết định bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư đến từng
người dân
- Được trưởng thôn gửi thông
báo bằng văn bản
- Được trưởng thôn gửi thông
báo bằng văn bản
- Ban bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu lấy ý kiến)

Qua bảng trên cho thấy các thông
tin về công tác BT, HT, TĐC đã được
thông báo tới người dân theo đúng qui
định, với các thông tin như: bản vẽ chi
tiết, bản đồ hiện trạng, quy hoạch sử
dụng đất và khu vực quy hoạch được
phê duyệt; đo đạc, kiểm đếm đất đai và
tài sản gắn liền với đất; quyết định thu

hồi đất; thông báo về thời gian, địa điểm
chi trả tiền BT, HT, TĐC; thời điểm bàn
giao đất đã thu hồi; giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong công tác BT, HT, TĐC,…
Tuy nhiên, người dân cũng đã có
đánh giá về các hình thức cơng khai
thơng tin. Kết quả đánh giá của người

dân được thể hiện qua bảng:

Bảng 3. Đánh giá của người dân về hiệu quả các hình thức cơng khai thơng tin về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Dự án

TT

Hình thức
cơng khai

Ưu điểm

- Là hình thức phổ biến nhất, dễ sử
dụng để huy động sự tham gia của
Thông qua người dân.
1
- Thu thập được nhiều ý kiến của
cuộc họp
nhiều người.
- Tiết kiệm được kinh phí, nguồn lực.

30

Nhược điểm
- Lựa chọn địa điểm, thời gian phù hợp với
mọi đối tượng.
- Dễ gây tranh cãi khó đi đến thống nhất.
- Người tổ chức phải có khả năng thuyết
trình, điều hành.


Tạp chí Khoa học Tài ngun và Mơi trường - Số 15 - năm 2017


Nghiên cứu
TT

2

3

4

5

6

Hình thức
cơng khai

Ưu điểm

Nhược điểm

- Thơng tin đến nhiều người.
- Gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến sinh hoạt
- Thông tin dễ dàng được phát lại của người dân.
nhiều lần.
- Địi hỏi người phát thanh phải giọng
Thơng qua
- Khơng tốn kém.

chuẩn, rõ ràng.
loa truyền
- Thông tin gián đoạn nếu thiết bị kém,
thanh
không nhận được đầy đủ thông tin.
- Lựa chọn địa điểm phù hợp để tất cả mọi
người có thể nhận được thông tin.
- Niêm yết nhiều thông tin một lúc. - Tìm địa điểm thích hợp để mọi người
- Mọi người đều có thể tiếp cận tiếp cận.
Thơng tin thông tin.
- Mất thời gian đến địa điểm bảng tin để
bảng tin
thu nhận thơng tin.
- Khó bảo quản nội dung trên bảng tin.
- Sự cập nhật thông tin.
- Việc chia sẻ thông tin dễ dàng, tiện - Yêu cầu về thiết bị và trình độ cơng nghệ
ích cho người sử dụng.
thơng tin cao.
Thơng qua
- Hữu ích khi đưa ra một lượng lớn - Thông tin phải luôn được cập nhật.
trang thơng
thơng tin và tiếp nhận đóng góp của - Chỉ có thể phổ biến đến một số độ tuổi
tin điện tử
người dân.
nhất định.
- Bắt buộc phải sử dụng internet.
- Nắm chắc địa bàn dân cư nơi thực - Đòi hỏi phải có hiểu biết để giải đáp thắc
Thơng qua
hiện dự án.
mắc của người dân.

tổ trưởng tổ
- Thực hiện thông báo đến từng hộ - Không nắm được hết các nội dung của
dân phố
gia đình, cá nhân.
dự án.
- Giúp người dân dễ dàng theo dõi, - Đòi hỏi từ ngữ phải dễ hiểu, chính xác.
Thơng qua nghiên cứu thơng tin.
văn bản
- Được gửi đến từng người dân có
đất thu hồi.
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu lấy ý kiến)

Từ kết quả tổng hợp khảo sát cũng
cho thấy, tùy vào từng nội dung trong
công tác BT, HT, TĐC mà các đối tượng
có đất bị thu hồi có các lựa chọn về hình
thức cơng khai thông tin khác nhau nhằm
tiếp cận thông tin một cách hiệu quả nhất.
Cơng khai thơng tin về chủ trương,
chính sách pháp luật của Nhà nước
trong BT, HT, TĐC: 60% hộ gia đình, cá
nhân cho rằng việc cơng khai thơng tin
qua cuộc họp sẽ dễ dàng tiếp cận thông
tin hơn và 65% hộ dân nhận thấy thông
qua cuộc họp cũng giúp họ dễ hiểu hơn
về chủ trương, chính sách pháp luật của
Nhà nước về BT, HT, TĐC.
Công khai về bản vẽ chi tiết, bản
đồ hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất và
khu vực quy hoạch THĐ được cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt:

89% số hộ gia đình đưa ra ý kiến thông
qua cuộc họp, niêm yết tại trụ sở UBND
cấp xã, điểm sinh hoạt dân cư sẽ giúp họ
tiếp cận, hiểu các thơng tin liên quan và
dễ dàng đóng góp nhất.
Cơng khai thơng tin về thơng báo
thu hồi đất: là một nội dung quan trọng
trong trình thực hiện BT, HT, TĐC khi
Nhà nước THĐ, giúp người dân có một
khoảng thời gian chuẩn bị trước khi tiến
hành thực hiện dự án. Kết quả khảo sát
cho thấy 53% số hộ được lấy ý kiến cho
rằng việc thông qua tổ trưởng tổ dân
phố sẽ giúp người dân dễ tiếp cận thông
tin hơn, nhưng có 95% số hộ cho biết
thơng qua hình thức văn bản sẽ giúp họ
dễ hiểu về thông báo thu hồi đất nhất.
Công khai thông tin về việc điều tra,
khảo sát, đo đạc, kiểm đếm đất đai và tài

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017

31


Nghiên cứu

sản khác gắn liền với đất và công khai

thông tin về phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư: Hình thức giúp người
dân tiếp cận thơng tin và góp ý nhanh,
dễ hiểu và chính xác nhất: 87/100 (87%)
người lựa chọn hình thức văn bản, 11/100
(11%) người lựa chọn hình thức thơng
qua tổ trưởng Tổ dân phố; chỉ có 02/100
(02%) người lựa chọn hình thức thơng
qua cuộc họp. Một số người dân kiến
nghị phải công khai kết quả đo đạc, kiểm
đếm của tất cả các hộ gia đình, cá nhân
để tạo sự cơng khai, minh bạch trong q
trình thực hiện cơng tác BT, HT, TĐC,
giảm sự so bì giữa các hộ dân với nhau.
Công khai thông tin về tổ chức thực
hiện phương án BT, HT, TĐC: các nội
dung phải thực hiện công khai là thời gian,
địa điểm chi trả tiền bồi thường và thời
điểm bàn giao đất cho tổ chức thực hiện
giải phóng mặt bằng (GPMB). Đối với
nội dung này, có đến 70% người dân lựa
chọn hình thức thơng qua văn bản, cịn lại
lựa chọn thơng qua tổ trưởng tổ dân phố.
Theo thống kê, 52% số người được
lấy ý kiến kiến nghị hình thức cơng
khai thơng tin qua cuộc họp và có đến
100% ý kiến kiến nghị rằng nên thơng
qua cuộc họp để lấy kiến của người dân.
Hình thức cơng khai và tham vấn thơng
qua cuộc họp là hình thức chủ yếu được

người dân lựa chọn để công khai thông
tin, đóng góp ý kiến; do thơng qua cuộc
họp, người dân và cơ quan thực hiện

công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
có thể đối thoại trực tiếp với nhau. Các
thơng tin đưa ra mang tính hai chiều,
người dân có thể yêu cầu giải đáp trực
tiếp mà không cần chờ đợi q trình xử
lí như các hình thức khác.
Như vậy, có thể đánh giá rằng, việc
người dân tiếp cận các thơng tin cơng
khai vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, q
trình thực hiện cơng khai thơng tin vẫn
cịn một số tồn tại sau:
- Một số hình thức cơng khai thơng
tin cịn khó tiếp cận; mang tính hình thức
và khơng được cập nhật thường xun.
- Nhiều thơng tin mang tính chun
mơn khiến người dân khó hiểu.
- Khả năng tiếp cận thơng tin của
nhiều người dân cịn hạn chế.
- Người dân ít quan tâm đến các nội
dung thông tin được công khai nếu các
nội dung đó khơng liên quan đến họ.
3.3. Phân tích SWOT về sự tham
gia của người dân trong thực hiện bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư tại Dự án
Phân tích SWOT về sự tham gia
của người dân trong thực hiện chính

sách BT, HT, TĐC nói chung và trong
việc được cơng khai thơng tin nói riêng
là một trong những căn cứ để đánh giá
về sự tham gia của người dân trong thực
hiện chính sách. Kết quả đánh giá được
thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 5. Phân tích SWOT về sự tham gia của người dân trong thực hiện chính sách bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện Dự án

Điểm mạnh:
Điểm yếu:
- Về phía cơ quan quản lý:
- Về phía người quản lý:
+ Sự tham gia của người dân ngày càng được
+ Năng lực và nhận thức của cán bộ về quyền
quan tâm hơn và được pháp lý hóa sự tham gia đó. lợi và trách nhiệm tham gia của người dân chưa cao.
+ Thông qua các cuộc họp để trực tiếp huy
+ Kỹ năng huy động sự tham gia của người
động sự tham gia của người dân.
dân còn nhiều hạn chế.
- Về phía người dân:
- Về phía người dân:
+ Có nhu cầu được tham gia.
+ Năng lực tham gia của người dân chưa cao.
+ Nhận thức của người dân về chính sách,
+ Ý kiến đóng góp, phản hồi chung chung,
pháp luật, quyền lợi cá nhân và lợi ích cơng cộng chỉ mang tính hình thức.
ngày càng được nâng cao.
+ Đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng

+ Người dân đã đưa ra ý kiến đóng góp,
phản hồi cụ thể và trực tiếp.

32

Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017


Nghiên cứu
Cơ hội:
Thách thức:
- Chính sách BT, HT, TĐC được sự quan
Thách thức đảm bảo chất lượng của sự tham
tâm của Nhà nước và cộng đồng quốc tế.
gia của người dân (phải mang lại hiệu quả thật sự):
- Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự
- Việc tổ chức, thực hiện huy động sự tham
tham gia của người dân vào quản lý Nhà nước
gia của người dân của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, cán bộ có trách nhiệm.
- Đảm bảo năng lực (chuyên môn, đạo đức)
của cán bộ thực hiện.
- Người dân thực sự tham gia vào quá trình
thực hiện chính sách, pháp luật; chủ động tiếp cận
thơng tin và thực sự là người giám sát hiệu quả.

3.4. Đề xuất một số giải pháp
Để có thể tăng cường sự giám sát và
sự tham gia của người dân trong thực hiện
chính sách BT, HT, TĐC khi Nhà nước

THĐ nói chung và trong thực hiện công
khai thông tin tới người dân nói riêng trên
địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai,
tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch
cụ thể về sự tham gia của người dân khi
thực hiện các chính sách BT, HT, TĐC
trên địa bàn.
- Nâng cao năng lực cán bộ và hiệu
quả làm việc của ban BT, HT, TĐC. Xây
dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, có tinh
thần trách nhiệm và có năng lực vận
động quần chúng.
- Tiến hành tổ chức tập huấn những
quy định pháp luật mới cho cán bộ cơ sở.
- Bố trí ngân sách và phương tiện
cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả khi
người dân tham gia trong q trình thực
hiện chính sách BT, HT, TĐC.
- Tăng cường sự tham gia của người
dân trong công tác B, HT, TĐC.
Tổ chức hội nghị, hội thảo, sinh
hoạt cộng đồng, tăng cường tiếp xúc
để người dân có thể đóng góp, bày tỏ
ý kiến của mình. Nội dung thơng tin
(chính sách, dự án, sự tham gia của
người dân,…) phải cụ thể, rõ ràng, dễ
hiểu và minh bạch. Hình thức tổ chức
phải phù hợp với từng dự án, từng đối
tượng tham gia. Ý kiến, nguyện vọng

chính đáng của người dân cần được tiếp

thu, báo cáo kịp thời đến cơ quan có
thẩm quyền để giải quyết và thông báo
đến người dân. Tăng cường hoạt động
tiếp dân của người có thẩm quyền trong
quá trình thực hiện chính sách.
4. Kết luận
Kết quả nghiên cứu quá trình thực
hiện BT, HT, TĐC khi Nhà nước THĐ
với sự đánh giá của người dân cho thấy:
người dân được thơng báo và tham gia
đóng góp vào phương án BT, HT, TĐC;
được giám sát việc thực hiện (công tác
đo đạc, kiểm đếm, tổ chức thực hiện)
và được tham gia vào quá trình ra quyết
định. Tuy nhiên, mức độ tham gia cịn
mang tính hình thức, mức độ tiếp cận
thơng tin cịn chưa cao, ý kiến của người
dân chưa được thể hiện rõ trong các
quyết định ban hành ảnh hưởng đến sự
công khai, minh bạch trong công tác BT,
HT, TĐC tại các dự án, dẫn tới các khiếu
kiện trong quá trình thực hiện. Các giải
pháp đề xuất là cần phải xây dựng kết
hoạch cụ thể về sự tham gia của người
dân; nâng cao năng lực cán bộ và hiệu
quả làm việc của ban giải phóng mặt
bằng; tun truyền để người dân tích
cực hơn trong quá trình thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đào Trung Chính (2014). Nghiên
cứu thực trạng và đề xuất đổi mới pháp luật
về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư. Luận án Tiến sĩ Quản lý Đất đai, Học
viện Nơng nghiệp Việt Nam.

Tạp chí Khoa học Tài ngun và Môi trường - Số 15 - năm 2017

33



×