Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------------------

PHAN THỊ HỒNG YẾN
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG
ỨNG SẢN PHẨM SẦU RIÊNG TẠI HUYỆN
CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số
: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ MINH TÂM

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----0----

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế“GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI
CUNG ỨNG SẢN PHẨM SẦU RIÊNG TẠI HUYỆN CAI LẬY - TỈNH TIỀN GIANG” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.



Người thực hiện

Phan Thị Hồng Yến


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................2
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................3
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................3
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................................3
4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ..................................................................................3
5. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
VĂN ...................................................................................................................................4
5.1. Cơng trình nghiên cứu của Joeteddy B. Bugarin ..................................................4
5.2. Luận văn khác ...........................................................................................................4
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ..................................................................4
7. KHUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................................5
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ......................................................................................7
CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG ...................................8
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG .................................................................8

1.1.1. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ......................................................8
1.1.1.1. Chuỗi cung ứng ....................................................................................................8


1.1.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng ......................................................................................9
1.1.2. Phân loại chuỗi cung ứng ....................................................................................10
1.1.2.1. Theo tiêu chí tính liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng .............10
1.1.2.2. Theo đặc tính của sản phẩm ..............................................................................10
1.1.2.3. Theo cách thức đưa sản phẩm ra thị trường.......................................................11
1.2. CÁC THÀNH PHẦN VÀ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG
ỨNG

............................................................................................................................11

1.2.1. Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng .................................................11
1.2.1.1. Nhà cung cấp......................................................................................................12
1.2.1.2. Nhà sản xuất ........................................................................................................12
1.2.1.3. Nhà phân phối .....................................................................................................12
1.2.1.4. Nhà bán lẻ ...........................................................................................................13
1.2.1.5. Khách hàng/người tiêu dùng ...............................................................................13
1.2.2. Mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng .......................................................13
1.2.2.1. Hợp tác theo chiều dọc (Vertical Collaboration) ..............................................13
1.2.2.2. Hợp tác theo chiều ngang (Horizontal Collaboration) ......................................13
1.2.2.3. Hợp tác đa chiều (Lateral Collaboration) ..........................................................13
1.2.3. Mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng ...............................................................14
1.2.4. Vai trò của hợp tác trong chuỗi cung ứng .........................................................14
1.2.4.1. Đối với bản thân doanh nghiệp ...........................................................................14
1.2.4.2. Đối với ngành ......................................................................................................14
1.3. TIÊU CHUẨN ĐO LƢỜNG HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG .........................15
1.3.1. Các yếu tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng ............................................15

1.3.1.1. Sản xuất ...............................................................................................................15
1.3.1.2. Hàng tồn kho .......................................................................................................15
1.3.1.3. Vị trí ..................................................................................................................16
1.3.1.4. Vận chuyển ..........................................................................................................17
1.3.1.5. Thông tin .............................................................................................................17


1.3.2. Các yếu tố đo lƣờng hiệu quả chuỗi cung ứng ..................................................18
1.3.2.1. Tiêu chuẩn giao hàng ..........................................................................................18
1.3.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng.........................................................................................19
1.3.2.3. Tiêu chuẩn thời gian ...........................................................................................19
1.3.2.4. Tiêu chuẩn chi phí ...............................................................................................19
1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM .....................................................................................20
1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ thành công của sản phẩm sầu riêng ở Thái Lan .....20
1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ thất bại trong việc xây dựng chuỗi cung ứng dừa ở
Tỉnh Bến Tre ...................................................................................................................21
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG SẦU RIÊNG TẠI HUYỆN
CAI LẬY – TỈNH TIỀN GIANG .................................................................................25
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TRỒNG SẦU RIÊNG Ở VIỆT NAM ..............25
2.2. GIỚI THIỆU VỀ CÂY SẦU RIÊNG TẠI HUYỆN CAI LẬY .............................26
2.2.1. Diện tích – sản lƣợng ...........................................................................................27
2.2.2. Các giống sầu riêng chủ yếu tại Huyện Cai Lậy .............................................27
2.3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM SẦU RIÊNG CỦA
HUYỆN CAI LẬY ..........................................................................................................29
2.4. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM SẦU RIÊNG CỦA HUYỆN
CAI LẬY .........................................................................................................................30
2.4.1. Sơ đồ tổng quát chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại huyện Cai Lậy .......30
2.4.2. Đặc điểm của các thành phần trong chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại
huyện Cai Lậy .................................................................................................................32
2.4.2.1. Nông dân trồng sầu riêng .................................................................................32

2.4.2.2. Người thu mua sầu riêng ..................................................................................34
2.4.2.3. Người mua bán sỉ sầu riêng ..............................................................................36
2.4.2.4. Doanh nghiệp ....................................................................................................37
2.4.2.5. Người mua bán lẻ sầu riêng..............................................................................40
2.4.2.6. Người tiêu dùng sầu riêng ................................................................................41


2.4.3. Tính hiệu quả của chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền
Giang

......................................................................................................................42

2.4.3.1.Tiêu chuẩn chất lượng..........................................................................................42
2.4.3.2. Tiêu chuẩn giao hàng ..........................................................................................48
2.4.3.3. Tiêu chuẩn thời gian ...........................................................................................51
2.4.3.4. Tiêu chuẩn chi phí ...............................................................................................53
2.4.4. Phân tích sự phối hợp giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu riêng
huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang .................................................................................64
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG
SẦU RIÊNG Ở HUYỆN CAI LẬY – TỈNH TIỀN GIANG .......................................67
3.1. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM SẦU RIÊNG TẠI HUYỆN CAI LẬY –
TỈNH TIỀN GIANG .......................................................................................................67
3.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp ..................................................................................67
3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp ..............................................................................67
3.1.3. Cơ sở đề xuất giải pháp .......................................................................................69
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN
PHẨM SẦU RIÊNG CỦA HUYỆN CAI LẬY – TỈNH TIỀN GIANG ......................69
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm Sầu riêng Cai Lậy ....69
3.2.1. 1. Xây dựng nhóm nghiên cứu sầu riêng...............................................................69

3.2.1.2. Xây dựng và áp dụng thành công kỹ thuật trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn
VietGAP và đào tạo kỹ thuật cho nơng dân trồng sầu riêng. ..........................................72
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm cải thiện phƣơng thức và thời gian giao hàng, giảm chi
phí và hao hụt cho tồn chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy ..........75
3.2.2.1. Hoàn thiện phương thức giao dịch và thanh tốn trong tồn chuỗi cung ứng sầu
riêng huyện Cai Lậy ..........................................................................................................75
3.2.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.........................76
3.2.2.3. Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc và giao thông nông thôn ..........................79


3.2.3. Nhóm giải pháp nhằm tăng cƣờng sự phối hợp và hỗ trợ giữa các thành
phần tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy .........................80
3.2.3.1. Củng cố và nâng cao chất lượng mối liên kết giữa các thành phần tham gia
chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy ........................................................80
3.2.3.2. Xây dựng mơ hình hợp tác xã sầu riêng mới ......................................................83
3.2.4. Những giải pháp hỗ trợ khác ..............................................................................85
3.2.4.1. Giải pháp xây dựng mở rộng hệ thống tiêu thụ, tìm kiếm thị trường xuất khẩu
mới

..................................................................................................................85

3.2.4.2. Giải pháp về vốn .................................................................................................86
3.2.4.3. Giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực ........................................................86
3.3. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................87
KẾT LUẬN .....................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8
PHỤ LỤC 9
PHỤ LỤC 10
PHỤ LỤC 11


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
GAP
SOFRI
WTO

Tên đầy đủ tiếng Anh
Good Agriculture Practices
Southern Horticultural Research
Institute
World Trade Organization

Tên đầy đủ tiếng Việt
Thực Hành Nông Nghiệp Tốt
Viện Nghiên Cứu Cây Ăn
Quả Miền Nam
Tổ Chức Thương Mại Thế
Giới


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1 Sản lượng và thị trường xuất khẩu sầu riêng Thái Lan giai đoạn 2010 đến
2012 ....................................................................................................................................20
Bảng 2.1 Sản lượng trái cây nhập khẩu từ các nước vào Trung Quốc năm 2012 .............26
Bảng 2.2 Thống kê sản lượng, giá bán, chi phí, lợi nhuận trung bình của nông dân trồng
sầu riêng. ............................................................................................................................57
Bảng 2.3 Thống kê chi phí, sản lượng, giá mua, giá bán chính vụ và trái vụ của người
thu mua. ..............................................................................................................................59
Bảng 2.4 Thống kê chi phí, giá mua, giá bán chính vụ và trái vụ của người bán sỉ. .........60
Bảng 2.5 Thống kê chi phí, giá mua, giá bán chính vụ và trái vụ của của doanh nghiệp..61
Bảng 2.6 Thống kê chi phí, giá mua, giá bán chính vụ và trái vụ của của người bán lẻ. ..63
Bảng 2.7 Bảng thống kê tỷ lệ lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu
riêng tại huyện Cai Lậy ......................................................................................................64


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Biểu đồ giá sầu riêng tại Thái Lan từ 2005-2014 .............................................21
Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy ..........................................32
Hình 2.2 Quy mô hộ nông dân trồng sầu riêng tại huyện Cai Lậy năm 2014. ................33
Hình 2.3 Các giống sầu riêng hiện tại nơng dân Cai Lậy đang canh tác. ........................34
Hình 2.4 Quy mô vốn của người thu mua sầu riêng. .......................................................35
Hình 2.5 Phương thức thu mua sầu riêng của người thu mua..........................................36
Hình 2.6 Quy mơ vốn kinh doanh của người bán sỉ sầu riêng. ........................................36
Hình 2.7 Nguồn thu mua sầu riêng chính của người bán sỉ .............................................37
Hình 2.8 Quy mơ vồn kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng ....................38
Hình 2.9 Diện tích kho bãi của các doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng .........................39
Hình 2.10 Số lượng lao động thường xuyên tại các doanh nghiệp ..................................39
Hình 2.11 Nguồn thu mua sầu riêng của doanh nghiệp ...................................................39
Hình 2.12 Quy mơ vốn người bán lẻ sầu riêng ................................................................40
Hình 2.13 Giống sầu riêng người tiêu dùng thường lựa chọn mua .................................41

Hình 2.14 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sầu riêng của người tiêu dùng .....................42
Hình 2.15 Lý do nơng dân khơng tham gia tập huấn nơng nghiệp .................................43
Hình 2.16 Mức giá người tiêu dùng sẵn sàng chi trả .......................................................48
Hình 2.17 Phương thức định giá mua giá bán sầu riêng giữa nông dân và thương lái ....49
Hình 2.18 Hình thức vận chuyển sầu riêng của người thu mua .......................................49
Hình 2.19 Thị trường tiêu thụ sầu riêng chính của người bán sỉ .....................................50
Hình 2.20 Phương thức xuất khẩu sầu riêng của các doanh nghiệp ................................50
Hình 2.21 Tỷ lệ hao hụt tại các khâu trong chuỗi cung ứng sầu riêng Cai Lậy...............56
Hình 2.22 Tỷ lệ lợi nhuận bình quân của người thu mua. ...............................................59
Hình 2.23 Tỷ lệ lợi nhuận bình quân của người bán sỉ ....................................................60
Hình 2.24 Tỷ lệ lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng................62
Hình 2.25 Tỷ lệ lợi nhuận bình quân của người bán lẻ sầu riêng ....................................63


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CAI LẬY
PHỤ LỤC 2: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG SẦU RIÊNG CÁC TỈNH NAM BỘ
NĂM 2012
PHỤ LỤC 3: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG SẦU RIÊNG HUYỆN CAI LẬY GIAI
ĐOẠN 2011 ĐẾN 2013
PHỤ LỤC 4: CÁC DÒNG SẢN PHẨM SẦU RIÊNG CHÍNH
PHỤ LỤC 5: GIỚI THIỆU VỀ VIETGAP
PHỤ LỤC 6: BẢO QUẢN ĐÓNG GÓI SẦU RIÊNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
SẦU RIÊNG TẠI HUYỆN CAI LẬY - TỈNH TIỀN GIANG
PHỤ LỤC 7: BIÊN BẢN PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 8: LẬP BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT THỰC TẾ
PHỤ LỤC 9: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA
CHUỖI CUNG ỨNG
PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM SPSS 20.00
PHỤ LỤC 11: DANH SÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA PHỎNG VẤN



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam, sầu riêng được trồng tập trung tại một số tỉnh Đơng Nam Bộ như
Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước…và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như
Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ… Riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long, sầu
riêng được trồng nhiều nhất ở tỉnh Tiền Giang. Năm 2007 diện tích trồng sầu riêng của
Tỉnh là 5.057 ha, phân bổ tập trung ở các xã của huyện Cai Lậy: Ngũ Hiệp (1.400
hecta), Tam Bình (1.200 hecta), và một số xã như Long Trung, Long Tiên [8]. Chiến
lược của tỉnh Tiền Giang là đưa sầu riêng trở thành loại cây chủ lực trong kinh tế tỉnh,
đồng thời quy hoạch vùng chuyên canh sầu riêng chất lượng cao ở một số xã thuộc
huyện Cai Lậy. Tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật canh tác cây sầu riêng tại huyện Cai Lậy
cịn theo kiểu thủ cơng, giản đơn, chưa áp dụng các quy trình canh tác đạt chuẩn an
tồn vệ sinh thực phẩm nên chất lượng trái thấp, chưa tiết kiệm được chi phí tối đa dẫn
đến khả năng cạnh tranh của sầu riêng Cai Lậy nói riêng, sầu riêng Việt Nam nói
chung cịn thấp; các hộ nơng dân chưa liên kết với nhau để thành lập các hợp tác xã sầu
riêng nhằm bảo vệ lợi ích người nơng dân khi giá và sản lượng sầu riêng trên thị trường
biến động nhiều; thêm vào đó khâu vận chuyển, bảo quản sầu riêng của thương lái, nhà
bán sỉ cịn thơ sơ dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao, chất lượng trái giảm đáng kể; việc thiếu sự
hợp tác, liên kết giữa nhà nông, thương lái, người bán sỉ, doanh nghiệp làm cho thông
tin giữa các thành phần không liên tục, dẫn đến hiệu quả hoạt động của mỗi thành phần
chưa cao, tỷ suất lợi nhuận của mỗi thành phần chưa đạt tối đa. Để góp phần khắc phục
những hạn chế trên cùng với sự đồng ý của Giảng viên hướng dẫn Tiến Sĩ Vũ Minh
Tâm, tác giả chọn đề tài “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN

PHẨM SẦU RIÊNG TẠI HUYỆN CAI LẬY - TỈNH TIỀN GIANG” để nghiên
cứu nhằm phân tích thêm về thực trạng, hiệu quả hiện tại của chuỗi cung ứng sầu riêng


2

của huyện Cai Lậy, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển, cải thiện hiệu quả
chuỗi cung ứng sầu riêng và là cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp đang và sẽ kinh
doanh trong ngành sầu riêng Việt Nam, giúp họ có thể tồn tại và phát triển bền vững
trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên phạm vi toàn cầu hiện nay.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu hướng vào giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá tính liên kết và hiệu quả của chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy;
- Nhận diện những ưu nhược điểm của chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy hiện
nay;
- Đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn tiếp theo từ năm
2015 – 2020 nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy.
Để thực hiện tốt mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn sẽ trả lời các câu hỏi nghiên
cứu sau:
(i) Bản chất của sự hợp tác trong chuỗi cung ứng là gì?
(ii) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hợp tác vàtính hiệu quả của chuỗi cung
ứng sầu riêng huyện Cai Lậy?
(iii) Những thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng sẽ cần những giải pháp nào để
nâng cao tính hiệu quả của chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy.

3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Nghiên cứu triển khai tại 4 xã Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung, Long Tiên, là 4 xã
chính tập trung hơn 80% diện tích và sản lượng sầu riêng tại huyện Cai Lậy. Bên cạnh
đó đề tài cịn nghiên cứu các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng sầu riêng, người tiêu
dùng sầu riêng ở cả hai nơi là huyện Cai Lậy và Thành Phố Hồ Chí Minh.


3

- Về thời gian:
* Dữ liệu thứ cấp dùng để thực hiện đề tài nghiên cứu được thu thập trong khoảng
thời gian chủ yếu từ năm 2010–2014, trong đó gồm dữ liệu đã có sẵn từ các báo cáo
của phịng thống kê huyện Cai Lậy, Tổng cục Hải quan, Tổng cục thống kê.
* Dữ liệu sơ cấp thu được thông qua điều tra xã hội học triển khai từ tháng 03/2014
đến tháng 06/2014.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu
quả chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy.
- Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến
hành lập bảng biểu, vẽ các đồ thị phục vụ cho bài nghiên cứu.
- Ngoài ra, trong nghiên cứu này còn dùng phương pháp chuyên gia thông qua việc
phỏng vấn sâu các cán bộ nông nghiệp đang cơng tác tại Phịng Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thơn huyện Cai Lậy nhằm thiết lập mơ hình chuỗi cung ứng sầu riêng phù
hợp với tình hình thực tế tại huyện Cai Lậy.
4.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 295 cá nhân, tổ chức
tham gia vào quá trình sản xuất-cung ứng sầu riêng từ hộ trồng sầu riêng đến nhà thu
mua sầu riêng, nhà bán sỉ sầu riêng, nhà bán lẻ sầu riêng, doanh nghiệp kinh doanh mặt

hàng sầu riêng và người tiêu dùng sầu riêng.
Các quan sát thuộc nhóm đối tượng nơng dân trồng sầu riêng được chọn theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng với 40 hộ/xã được lựa chọn. Các đối
tượng còn lại của chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy được chọn mẫu bằng
phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Ngoài ra, đối với 2 đối tượng nghiên cứu là các
doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng sầu riêng và người tiêu dùng sầu riêng thì số liệu sơ
cấp ngồi việc thu thập tại địa bàn huyện Cai Lậy, còn được thu thập tại thành phố Hồ
Chí Minh vì thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp kinh


4

doanh sầu riêng xuất khẩu, cũng như người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm
tỷ trọng lớn trong sản lượng tiêu thụ sầu riêng nội địa.
5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn
Vấn đề hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng đã được nhiều tác giả trên
thế giới nghiên cứu.
5.1. Cơng trình nghiên cứu của Joeteddy B. Bugarin
Joeteddy B. Bugarin[22] nghiên cứu về “Cải tiến trong chuỗi cung ứng của ngành
sầu riêng tại vùng Davao-Philippine” trong đó tác giả đã dùng phương pháp thống kê
miêu tả 108 mẫu, qua bài nghiên cứu tác giả đã chỉ ra được những điểm yếu kém trong
chuỗi: khâu yếu nhất là từ người trồng sầu riêng đến người thu mua, dẫn đến chất
lượng sầu riêng là vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu quả toàn chuỗi và tác giả cũng
đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả chuỗi sầu riêng tại vùng Davao-một
trong những vùng trồng sầu riêng lớn nhất tại Philippine. Tuy nhiên vì số lượng mẫu
nghiên cứu cịn tương đối ít (108 mẫu) trong khi có nhiều đối tượng nghiên cứu nên
phần hạn chế của đề tài là kết quả nghiên cứu còn chưa thể hiện hết được những yếu
kém của toàn chuỗi cũng như những giải pháp cịn mang tính chung chung, chưa cụ thể
địi hỏi người đọc phải nghiên cứu thêm.
5.2. Luận văn khác

Luận văn Cao Học của Cao Thị Thu Trang (2010) [1] nghiên cứu giải pháp hồn
thiện chuỗi cung ứng Thanh Long Bình Thuận.
Nhìn chung các đề tài đều thể hiện được điểm mạnh điểm yếu của từng chuỗi cung
ứng, đồng thời nêu ra mơ hình chuỗi cung ứng cụ thể cho từng đối tượng, qua phân tích
định tính và định lượng tác giả đã đề xuất những biện pháp cải thiện chuỗi cung ứng từ
những yếu kém và hạn chế của mỗi đối tượng trong từng đề tài nghiên cứu.
6. Những đóng góp của luận văn
Trong nghiên cứu này tác giả đã trực tiếp điều tra khảo sát từng cá nhân, tổ chức
đang sản xuất vàkinh doanh trái cây sầu riêng tại huyện Cai Lậy để phân tích đánh giá


5

hiện trạng chuỗi cung ứng và các thành phần tham gia chuỗi cung ứng sầu riêng tại
huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang. Nhờ đó luận văn đã có những đóng góp như sau:
- Nghiên cứu chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy trên các chỉ tiêu về sự hợp
tác và tính hiệu quả cùng những nguyên nhân tác động đến tính hiệu quả của chuỗi
cung ứng.
- Đề xuất các giải pháp đồng bộ phù hợp và mang tính phát triển lâu dài cho từng
thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền
Giang hiện nay.
7. Khung nghiên cứu
Từ công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước, tác giả đã xây dựng
khung nghiên cứu cho luận văn như sau:


6

Cơ sở khoa học của chuỗi cung ứng


Các thành phần và

Các tiêu chuẩnđo lường

Bài học kinh

mối quan hệ hợp tác

tính hiệu quả

nghiệm

Thực trạng chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang
Nghiên cứu tổng quan

Nghiên cứu các nhân tố

Nghiên cứu mức độ kết

quá trình sản xuất sầu

tác động đến chuỗi

hợp các thành phần

riêng tại huyện Cai Lậy

cung ứng sản phẩm sầu

tham gia chuỗi cung


riêng huyện Cai Lậy

ứng sản phẩm sầu riêng
huyện Cai Lậy

Đánh giá đặc điểm và nhận diện các yếu tố ưu nhược điểm ảnh hưởng đến hiệu quả
chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang
Các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy
tỉnh Tiền Giang
Mục tiêu quan điểm và cơ

Các giải pháp đề xuất cho các thành phần trong

sở đề xuất giải pháp

chuỗi và kiến nghị cơ quan Nhà nước


7

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các
hình và bảng, phụ lục và tài liệu tham khảo; luận văn được bố cục theo 3 chương như
sau:
Chƣơng 1. Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
Trong chương này tác giả trình bày cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và quản trị
chuỗi cung ứng; Cấu trúc chuỗi cung ứng; Tiêu chuẩn đo lường hiệu quả chuỗi cung
ứng. Đồng thời tác giả nghiên cứu bài học kinh nghiệp thành công của sầu riêng Thái
Lan và bài học từ thất bại của chuỗi cung ứng dừa ở tỉnh Bến Tre, từ đó rút ra bài học

cho chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy.
Chƣơng 2. Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại huyện
Cai Lậy – Tỉnh Tiền Giang.
Trong chương này tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát bằng phương pháp phỏng
vấn trực tiếp 160 hộ nông dân trồng sầu riêng, 30 nhà thu mua sầu riêng, 30 nhà bán sỉ
sầu riêng, 15 doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng, 30 nhà bán lẻ sầu riêng và 30 người
tiêu dùng sầu riêng trên địa bàn huyện Cai Lậy và Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ đó
nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng sầu riêng để làm cơ
sở để xuất giải pháp ở chương 3.
Chƣơng 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng sầu riêng tại
huyện Cai Lậy – Tỉnh Tiền Giang.
Trong chương này tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể cho từng thành phần trong
chuỗi cung ứng: nông dân, nhà thu mua, nhà bán sỉ, doanh nghiệp, người tiêu dùng và
đồng thời tác giả đưa ra những kiến nghị cho cơ quan chức năng địa phương, các ban
ngành nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy tỉnh Tiền
Giang trong thời gian tới.


8

CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1.TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1.1. Chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1.1. Chuỗi cung ứng
Cho đến nay, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo
nhiềuhướng tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chuỗi
cung ứng”. Trong nghiên cứu của luận văn, tác giả trích lược một số định nghĩa chuỗi
cung ứng nhằm củng cố cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu của mình, bao gồm:
Theo Ganeshan và cộng sự [20]cho rằng chuỗi cung ứng là một mạng lưới các
lựachọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu,

chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến
khách hàng.
Theo Lambert, Stock và Elleam [23, tr.13-15] cho rằng chuỗi cung ứng là sự liên kết
giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường.
Theo Mentzer và cộng sự [10, tr.4] lập luận rằng chuỗi cung ứng là tập hợp của
bathực thể hoặc nhiều hơn (có thể là pháp nhân hoặc thể nhân) liên quan trực tiếp đến
dòng chảy qua lại của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thơng tin từ nguyên liệu đến
khách hàng.
Nhìn chung về cơ bản một chuỗi cung ứng bao gồm một hành trình liên kết giữa các
nhân tố trong đó có 3 hoạt động cơ bản nhất, gồm:
- Cung cấp: tập trung vào các hoạt động mua nguyên liệu như thế nào? Mua từ
đâuvà khi nào nguyên liệu được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quá trình sản xuất.
- Sản xuất: là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng.


9

- Phân phối: là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến khách hàng
cuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp thời và hiệu
quả.
Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể định nghĩa chuỗi
cung ứng như sau:
Chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ mua
nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Nói
cách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu
thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu
dùng nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản, đó là: tạo mối liên kết với nhà cung cấp của
các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng vì họ có tác động đến kết quả và hiệu
quả của chuỗi cung ứng; hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống [7].
1.1.1.2. Quản trị chuỗi cung ứng

Dựa theo cách tiếp cận nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã đề cập, để các hoạt động
trong chuỗi diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng rất cần
thiết trong bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi [2].
Theo Mentzer và cộng sự (2001) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng là một hệ
thống, sự hợp tác mang tính chiến lược của các chức năng kinh doanh truyền thống và
các sách lược kết hợp trong các chức năng kinh doanh trong phạm vi một doanh nghiệp
cụ thể, xuyên suốt hoạt động kinh doanh trong phạm vi chuỗi cung ứng nhằm cải thiện
việc thực hiện mang tính dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và của tồn bộ chuỗi
cung ứng nóichung [24, tr.1-25].
Theo Christopher (2005) định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng là quản lý các mốiquan
hệ nhiều chiều giữa các nhà cung cấp và khách hàng nhằm phân phối đến khách hàng
giá trị cao hơn với chi phí ít hơn trong tồn bộ chuỗi cung ứng [18].
* Tóm lại: Dựa vào việc nghiên cứu một số quan điểm của các chuyên gia về quản
trị chuỗi cung ứng cho thấy đây là một phần nội dung không thể thiếu của chuỗi cung


10

ứng. Để chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp hay một ngành hiệu quả, bền vững và
thể hiện tính liên kết chặt chẽ thì chuỗi cung ứng ấy phải được tổ chức quản lý một
cách khoa học, linh hoạt, trong đó điều kiện tối thiểu cần thiết là các thành phần trong
chuỗi phải liên kết, tương tác, hợp tác chặt chẽ với nhau [5].
1.1.2. Phân loại chuỗi cung ứng
1.1.2.1. Theo tiêu chí tính liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng
- Chuỗi cung ứng hợp tác
Được hiểu một cách đơn giản bao gồm hai hoặc nhiều hơn các doanh nghiệp độc lập
làm việc với nhau nhằm lên kế hoạch và thực thi các hoạt động chuỗi cung ứng sẽ đạt
được thành công hơn là hoạt động riêng biệt và các chuỗi cung ứng hợp tác thông
thường khác nhau do chính cấu trúc của chúng [28, tr.19].
- Chuỗi cung ứng tương tác

Được chia theo 4 mức độ hệ thống, bao gồm [21]:
+ Mức độ hệ thống 1: Chuỗi nội bộ trong doanh nghiệp
+ Mức độ hệ thống 2: Quan hệ đối tác song phương
+ Mức độ hệ thống 3: Chuỗi mở rộng gồm nhà cung cấp, các nhà cung cấp của nhà
cung cấp, khách hàng và các khách hàng của khách hàng.
+ Mức độ hệ thống 4: Mạng lưới các chuỗi nối liền với nhau.
1.1.2.2. Theo đặc tính của sản phẩm
Theo Taylor [29, tr.136-137] có thể chia chuỗi cung ứng thành hai loại:
- Chuỗi có sản phẩm mang tính cải tiến (Innovative Supply Chain):Các sản phẩm
thay đổi liên tục trên thị trường (các loại chip, phần mềm tin học, quần áo thời trang,
đồ gỗ,…) Đặc điểm của loại chuỗi này là thông tin được chia sẻ tốt, thời gian đáp ứng
rất nhanh, tốc độ qua chuỗi lớn, vòng đời sản phẩm ngắn, mức độ tồn kho ít.
- Chuỗi có sản phẩm mang tính chức năng (Functional Supply Chain): Đặc tính
sản phẩm ít thay đổi, nhu cầu trên thị trường ít biến động (lương thực, thực phẩm, các
sản phẩm nông nghiệp…). Để tăng hiệu suất hoạt động của chuỗi, nên tìm cách giảm


11

chi phí trong sản xuất, vận chuyển và giao dịch. Quản lý chuỗi chú trọng tới việc giảm
tồn kho, và tăng chia sẻ thông tin giữa các thành viên với nhau.
1.1.2.3. Theo cách thức đưa sản phẩm ra thị trường
Có thể chia chuỗi cung ứng làm 2 dạng:
- Chuỗi đẩy (Push Supply Chain):Sản phẩm được sản xuất dạng tồn kho, sảnxuất
song song với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Các nhà quản lý cố gắng đẩy sản phẩm
ra khỏi kho của mình đến lớp tiếp theo trong kênh phân phối. Đến lượt các lớp này lại
cố gắng đẩy nó lên phía trước gần khách hàng hơn. Quyền lực nằm trong tay nhà cung
cấp, họ có nhiều vị thế trong đàm phán về giá cả, đặc biệt đối với các sản phẩm mới.
Khách hàng khơng có nhiều cơ hội chọn lựa.
- Chuỗi kéo (Pull Supply Chain):Sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng

trên thị trường, họ tìm kiếm các nhà sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Các nhà
sản xuất lại tìm những nhà thầu phụ, nhà cung cấp khác có thể giúp họ hồn thành
thương vụ và quá trình cứ thế lặp lại, chuỗi cung ứng được hình thành. Khách hàng có
cơ hội chọn lựa những nhà cung cấp mà họ cảm nhận giá trị sản phẩm là tốt nhất.
1.2. CÁC THÀNH PHẦN VÀ MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG
1.2.1. Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng
Theo Lambert [23] cho rằng một chuỗi cung ứng bao gồm hệ thống các thực thể và
các kết nối giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Hay một chuỗi cung ứng về cơ
bản bao gồm các thành phần đó là các pháp nhân (các doanh nghiệp cung ứng, doanh
nghiệp sản xuất, tiêu thụ), các tổ chức, các mạng lưới và các thể nhân. Sự kết nối giữa
các thành tố trên được xem là các kết nối hoặc các mối quan hệ.
Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm dịch chuyển từ nhà cung cấp
đến nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và cuối cùng đến khách hàng dọc theo
chuỗi cung ứng. Song song đó các dịng thơng tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai
hướng của chuỗi này. Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà
cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối, chính vì vậy đa số các chuỗi cung ứng


12

thực sự là các mạng liên kết (network). Trong một chuỗi cung ứng có thể phân tích
thành các thành phần cơ bản sau đây [25], gồm:
1.2.1.1. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp được xem như một thành viên bên ngoài - có năng lực sản xuất khơng
giới hạn. Tuy nhiên, bởi vì những nhân tố khơng chắc chắn trong tiến trình chuyển
phát, nhà cung cấp có thể sẽ khơng cung cấp nguyên liệu thô cho nhà sản xuất đúng
lúc. Trong luận văn nghiên cứu này, nhà cung cấp bao gồm các trung tâm vật tư, các
đại lý bán sỉ, đại lý bán lẻ được nhà sản xuất lựa chọn tùy thuộc vào năng lực và uy tín
cung ứng của họ.

1.2.1.2. Nhà sản xuất
Bao gồm các nhà chế biến nguyên liệu ra thành phẩm, sử dụng nguyên liệu và các
sản phẩm gia công của các nhà sản xuất khác để làm nên sản phẩm. Trong luận văn
nghiên cứu này, nhà sản xuất chính là các doanh nghiệp trong ngành chế biến thu mua
sầu riêng xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước tập trung Tiền Giang và Thành Phố Hồ
Chí Minh. Điều này đồng nghĩa rằng các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu thực hiện
cơng đoạn thu mua sơ chế và đóng gói sản phẩm sầu riêng, nguyên liệu chủ yếu từ các
nhà cung cấp tại địa phương.
1.2.1.3. Nhà phân phối
Là các doanh nghiệp mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và phân phối sỉ
các dòng sản phẩm đến khách hàng, còn được gọi là các nhà bán sỉ. Chức năng chính
của nhà bán sỉ là điều phối các dao động về cầu sản phẩm cho các nhà sản xuất bằng
cách trữ hàng tồn và thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh để tìm kiếm và phục vụ
khách hàng. Nhà phân phối có thể tham gia vào việc mua hàng từ nhà sản xuất để bán
cho khách hàng, đôi khi họ chỉ là nhà môi giới sản phẩm giữa nhà sản xuất và khách
hàng. Bên cạnh đó chức năng của nhà phân phối là thực hiện quản lý tồn kho, vận hành
kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ hậu mãi. Trong nghiên cứu
này, nhà phân phối là các nhà bán sỉ, các doanh nghiệp mua và phân phối sầu riêng
đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước.


13

1.2.1.4. Nhà bán lẻ
Họ là những người chuyên trữ hàng và bán với số lượng nhỏ hơn đến khách hàng.
Họ luôn theo dõi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.Trong nghiên cứu này họ là các
cửa hàng bán lẻ, hệ thống siêu thị, các cửa hàng trái cây.
1.2.1.5. Khách hàng/người tiêu dùng
Những khách hàng hay người tiêu dùng là những người mua và sử dụng sản phẩm.
Khách hàng có thể mua sản phẩm để sử dụng hoặc mua sản phẩm kết hợp với sản

phẩm khác rồi bán cho khách hàng khác.
1.2.2. Mối quan hệ hợp tác trong chuỗi cung ứng
Theo cơng trình nghiên cứu của Togar và Sridharan [27, tr.19] về sự hợp tác chuỗi
cung ứng, cả hai chuyên gia đều cho rằng về cơ bản có 3 kiểu hợp tác:
1.2.2.1. Hợp tác theo chiều dọc (Vertical Collaboration)
Xảy ra khi tồn tại hai hoặc nhiều hơn các tổ chức, chẳng hạn như nhà sản xuất, nhà
phân phối, nhà chuyên chở và nhà bán lẻ chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực và thông tin
nhằm phục vụ cho các tổ chức có liên quan tương tự như người tiêu dùng cuối cùng.
Một chuỗi dọc hoàn toàn kết nối nhà cung cấp đầu tiên theo nhiều cách đến khách hàng
cuối cùng. Liên kết dọc xảy ra khi một nhân tố trung tâm gia tăng vai trò ảnh hưởng
đến các nhân tố khác trong nhiều lớp khác nhau. Liên kết dọc luôn luôn hướng vào cả
mối quan hệ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp đầu tiên và giữa nhà sản xuất với
khách hàng cuối cùng, Christopher [17].
1.2.2.2. Hợp tác theo chiều ngang (Horizontal Collaboration)
Xảy ra khi có hai hoặc nhiều hơn các tổ chức không liên quan và cạnh tranh nhau,
nhưng hợp tác với nhau nhằm chia sẻ các thông tin hoặc nguồn lực như liên kết các
trung tâm phân phối.Hay nói một cách khác, hợp tác ngang là hợp tác giữa các tác nhân
trong cùng một công đoạn nhằm giảm chi phí và tăng giá bán sản phẩm.
1.2.2.3. Hợp tác đa chiều (Lateral Collaboration)
Nhằm mục đích có được sự linh hoạt nhiều hơn thông qua việc cạnh tranh và chia sẻ
năng lực trong cả đặc trưng của hợp tác chiều dọc và hợp tác chiều ngang.


14

1.2.3. Mức độ hợp tác trong chuỗi cung ứng
Khi nghiên cứu về sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, các cơng trình nghiên cứu trên
thế giới sử dụng rất nhiều thuật ngữ nhằm lột tả bản chất hợp tác giữa các thực thể
trong chuỗi cung ứng như hợp tác, tương tác hay quan hệ.Thảo luận về các mối quan
hệ trong chuỗi cung ứng, thuật ngữ chuỗi cung ứng hợp tác (collaborative supply

chain) thường được sử dụng hơn.
Theo hướng tiếp cận nghiên cứu của luận văn, dựa trên các định nghĩa, cấu trúc đến
phân loại chuỗi cung ứng đều tập trung vào các mối quan hệ giữa các thành tố trong
chuỗi nội bộ hay chuỗi mở rộng. Đặc biệt là sự tồn tại thiết thực giữa 3 thành phần
trong một chuỗi mở rộng đó là doanh nghiệp trung tâm với nhà cung cấp, doanh nghiệp
trung tâm với khách hàng.Theo Backstrand [16], một khi tồn tại sự tương tác giữa ba
thành phần chính trở lên được gọi là hoạt động giao dịch, hợp tác và liên kết.
1.2.4. Vai trò của hợp tác trong chuỗi cung ứng
1.2.4.1. Đối với bản thân doanh nghiệp
Chuỗi cung ứng có tính hợp tác càng cao nghĩa là trong đó các thành viên của chuỗi
ln liên kết chặt chẽ với nhau để cùng chia sẻ lợi ích đạt được. Thông qua việc hợp
tác giúp cho các doanh nghiệp cùng chức năng trong chuỗi sẽ giúp tăng sức cạnh tranh
(liên kết ngang) từ đó có thể nâng vị thế trong đàm phán mua nguyên liệu – thuê mướn
các dịch vụ bên ngồi và tìm kiếm các nhà phân phối lớn. Đồng thời nắm bắt kịp thời
nhu cầu và biến động thị trường do được chia sẻ thông tin, và chủ động trong các hoạt
động đầu vào lẫn đầu ra.
1.2.4.2. Đối với ngành
Hợp tác chuỗi cung ứng trong ngành tốt sẽ giúp ngành nâng được vị thế cạnh tranh,
đi vào phát triển một cách bền vững và hiệu quả. Các thành viên hợp tác chặt chẽ về
phân công lao động, từ đó mỗi thành viên sẽ tự tìm cơng đoạn mà mình tham gia hiệu
quả nhất mà chủ động hợp tác. Như vậy nếu trong một ngành khi triển khai chuỗi cung
ứng thể hiện rõ sự hợp tác, chắc chắn sẽ diễn ra q trình cơ cấu lại ngành đó trên
nhiều phương diện như về qui mô, phương thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng nhằm


×