Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Công tác xã hội hỗ trợ phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại cơ sở giáo dục hòa nhập ước mơ xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT
TRÍ TUỆ TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC HÒA NHẬP ƯỚC
MƠ XANH

Sinh viên thực hiện : Phan Thị Diểm Khương
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Lê Thị Hằng
Lớp : 16 CTXH

ĐÀ NẴNG, THÁNG 7 NĂM 2020


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 5
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................................................8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................................................9
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 10
4.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................................................ 10
4.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................................ 10
5. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................................................... 10
6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................................... 10
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................................... 10


7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết .......................................................................................... 10
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .......................................................................................... 10
7.3. Phương pháp thống kê toán học ....................................................................................................... 11
8. Bố cục của đề tài ....................................................................................................................................... 11

NỘI DUNG ................................................................................................................... 12
Chương 1 ....................................................................................................................... 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ ............ 12
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT .................................... 12
1.1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới .................................................................................... 12
1.1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................................... 14
1.2. Các khái niệm ........................................................................................................................................ 15
1.2.1. Công tác xã hội ............................................................................................................................... 15
1.2.2. Công tác xã hội cá nhân ................................................................................................................. 16
1.2.3. Kỹ năng ........................................................................................................................................... 16
1.2.4. Kỹ năng tự phục vụ ......................................................................................................................... 17
1.2.5. Trẻ khuyết tật trí tuệ ....................................................................................................................... 17


1.3. Một số vấn đề về quá trình phát triển kĩ năng tự phục vụ của trẻ khuyết tật trí tuệ ............................... 18
1.3.1. Đặc điểm của trẻ khuyết tật trí tuệ .................................................................................................. 18
1.3.2. Nguyên nhân gây khuyết tật trí tuệ ................................................................................................. 19
1.4. Ảnh hưởng của khuyết tật trí tuệ đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là kĩ năng tự phục vụ.............. 20
1.5. Các chính sách và văn bản pháp luật hỗ trợ về giáo dục đến TKT ........................................................ 20
1.5.1. Quy định pháp luật hiện hành về giáo dục dành cho TKT.............................................................. 20
1.5.2. Quy định pháp luật hướng đến việc ưu đãi và bảo vệ TKT: ........................................................... 22
1.6. Công tác xã hội hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ ...................................... 23
1.6.1. Vai trò của CTXH đối với TKT ....................................................................................................... 23
1.6.2. Vai trị của cơng tác xã hội trong hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ ......................................... 25

1.7. Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................................. 25

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CỦA TRẺ
KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC HÒA NHẬP ƯỚC MƠ
XANH ............................................................................................................................ 26
2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu ............................................................................................................. 26
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................... 27
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng kĩ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước
Mơ Xanh ...................................................................................................................................................... 27
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về KNTPV cho TKTTT ............................................................................ 27
2.2.2. Sự cần thiết của kĩ năng tự phục vụ trong sinh hoạt và phát triển của TKTTT .............................. 28
2.2.3. Nhu cầu của giáo viên đối với hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội ............................................. 28
2.2.4. Nhận thức của giáo viên về các yếu tố giúp trẻ rèn luyện kĩ năng tự phục vụ................................ 29
2.2.5. Nhận thức của giáo viên về nguồn lực hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ...................... 30
2.2.6. Nhận thức của giáo viên về nhu cầu của trẻ khi dạy các kỹ năng tự phục vụ ................................ 31
2.2.7. Khó khăn mà giáo viên thường gặp khi dạy kĩ năng tự phục vụ cho TKTTT.................................. 32
2.2.8. Đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện các kĩ năng tự phục vụ hàng ngày của TKTTT ........ 33
2.2.9. Đánh giá của giáo viên về những hạn chế ảnh hưởng đến dạy kĩ năng tự phục vụ cho TKTTT .... 35
2.2.10. Biện pháp hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT ...................................................... 37
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT ở cơ sở giáo dục
hòa nhập Ước Mơ Xanh ................................................................................................................................ 39
2.4. Đề xuất 1 số biện pháp hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT tại cơ sở giáo dục hòa nhập
Ước Mơ Xanh ............................................................................................................................................... 39
2.4.1. Nâng cao nhận thức của gia đình về vai trò của việc trang bị kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT . 39
2.4.2. Đổi mới phương pháp dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT, tăng cường sự tham gia đầy đủ của
trẻ KTTT vào các hoạt động xã hội........................................................................................................... 41


2.4.3. Cải thiện cơ sở vật chất giáo dục dành cho trẻ KTTT, tăng cường công tác biện hộ bảo vệ quyền
công bằng cho trẻ KTTT ........................................................................................................................... 42

2.5. Khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp cụ thể ................................................................................ 43
2.6. Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................................. 44

Chương 3: CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ PHỤC
VỤ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
ƯỚC MƠ XANH .......................................................................................................... 46
3.1. Trường hợp điển cứu.............................................................................................................................. 46
3.1.3. Tóm tắt vấn đề của thân chủ ........................................................................................................... 46
3.1.2. Thực trạng các kĩ năng tự phục vụ của thân chủ ............................................................................ 49
3.3. Hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại cơ sở GDHN Ước Mơ Xanh............ 50
3.3.1. Tiến trình công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ trẻ khuyết tật trí tuệ phát triển kĩ năng tự phục vụ
tại trung tâm GDHN Ước Mơ Xanh.......................................................................................................... 50
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................................................... 59

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 63
1. Kết luận: .................................................................................................................................................... 63
2. Khuyến nghị:............................................................................................................................................. 64
2.1. Đối với giáo viên tại TTGDHNUMX: ............................................................................................... 64
2.2 Đối với các đơn vị trung tâm giáo dục hòa nhập và trường học: ........................................................ 64
2.3 Đối với các cấp lãnh đạo: .................................................................................................................... 65

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỀU TAM KHẢO....................................................................... 74


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp ngành Công tác xã hội với đề tài "Công tác xã hội
hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước
Mơ Xanh”
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Lê Thị Hằng, người đã trực tiếp

hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo để em hồn thiện bài khóa luận này. Em cũng xin chân thành
cảm ơn tới nhà trường cùng các Thầy cô giáo trong Tổ bộ môn Công tác xã hội - trường Đại
học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã trang bị tri thức khoa học xã hội cho em trong suốt 4
năm qua và tạo điều kiện thuận lợi để em hồn thành bài khóa luận của mình.
Em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ, thầy cô giáo, các em tại cơ sở giáo dục
hòa nhập Ước Mơ Xanh và thân chủ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em
có thể hồn thành đề tài nghiên cứu của mình. Trong quá trình thực hiện bài khóa luận, vì
thời gian và kinh nghiệm bản thân cịn hạn chế nên bài khóa luận khơng tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ, các bạn và những
người quan tâm tới đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày

tháng

năm 2020

Sinh viên

Phan Thị Diểm Khương


DANH MỤC VIẾT TẮT
TT

Cụm từ viết tắt

Viết tắt

1


Công tác xã hội

CTXH

2

Công tác xã hội cá nhân

CTXHCN

3

Nhân viên công tác xã hội

NVCTXH

4

Nhân viên xã hội

NVXH

5

Nhà xuất bản

NNXB

6


Thân chủ

TC

7

Trẻ khuyết tật

TKT

8

Ủy ban Nhân dân

UBND


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng

STT

Trang

2.2.1

Nhận thức của giáo viên về KNTPV cho TKTTT

25


2.2.4

Nhận thức của giáo viên về các yếu tố giúp trẻ rèn luyện kĩ năng

27

tự phục vụ
2.2.5

Nhận thức của giáo viên về các nguồn lực hỗ trợ kĩ năng tự phục
vụ cho trẻ

28

2.2.6

Nhận thức của giáo viên về nhu cầu của trẻ khi dạy các kỹ năng tự
phục vụ

29

2.2.7

Khó khăn mà giáo viên thường gặp khi dạy kĩ năng tự phục vụ cho
TKTTT

30

2.2.8.1


Đánh giá của giáo viên về mức độ thực hiện các kĩ năng tự phục vụ
hàng ngày của TKTTT

31

2.2.8.2 Kết quả thực trạng nội dung dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ

32

KTTT
2.2.9

Đánh giá của giáo viên về những hạn chế ảnh hưởng đến dạy kĩ
năng tự phục vụ cho TKTTT

34

2.2.10

Đánh giá của giáo viên về các biện pháp hỗ trợ phát triển kĩ năng

37

tự phục vụ cho trẻ KTTT
2.5

Khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp cụ thể

42


3.1.2.1

Ưu điểm và nhược điểm của thân chủ

47

3.3.1.2

Kế hoạch giúp đỡ thân chủ

51

3.3.1.3
3.3.1.4

Thực hiện kế hoạch trợ giúp thân chủ
Lượng giá về những thay đôi của thân chủ

52
54


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chăm sóc giáo dục trẻ em trở thành con người phát triển toàn diện là mục tiêu trọng
tâm của nền giáo dục nước ta. Trẻ khuyết tật cũng là một nhóm trẻ trong xã hội, do đó trẻ
khuyết tật cần được quan tâm, chăm sóc, được đối xử tế nhị và cơng bằng. Đặc biệt, trẻ
khuyết tật còn được tạo mọi cơ hội học tập và phát triển bình thường như bap trẻ em khác.
Xuất phát từ quan điểm đó, việc chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật đã được khẳng định là một

bộ phận của hệ thông giáo dục quốc. Theo các văn bản pháp luật quốc gia cũng như Công
ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật mà Việt Nam đã tham gia phê chuẩn,
quyền được giáo dục là một trong những quyề cơ bản của trẻ khuyết tật. Kĩ năng tự phục vụ
là một yếu tố quan trọng có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành
công. Dạy cho trẻ biết các kĩ năng tự phục vụ, trẻ ý thức được sự cần thiết của việc tự phục
vụ bản thân, biết tự chăm sóc bản thân, tăng cường tính độc lập, trẻ sống có trách nhiệm hơn
với chính mình, dạy trẻ biết quan sát và làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công
việc nhỏ hàng ngày... Với những hạn chế do khuyết tật, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt
dộng thể chất và tinh thần. Vì vậy, các em có những nhu cầu cấp bách địi hỏi phải hỗ trợ,
kích thích nhu cầu cũng như mong muốn, nỗ lực để được đáp ứng chính bản thân trẻ, giúp
các em có thể tham gia hoạt đọng và hịa nhập với xã hội dễ dàng. Dạy kĩ năng tự phục vụ
cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh sẽ mang lại rất nhiều lợi
ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp trẻ sớm có ý thức và khả năng thích
nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh
cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Với những trẻ khơng khuyết tật đã khó, với trẻ
khuyết tật lại càng khó hơn. Với trẻ khuyết tật trí tuệ, các em bị hạn chế đáng kể trong việc
tiếp thu, hạn chế về thuẹc hiện chức năng trí tuệ, khó khăn trong các hành vi thực tế. Mặc dù
được bố mẹ dạy rất nhiều về các kỹ năng tự phục vụ nhưng các em cũng nhanh chóng qn.
ở nhà nhiều trẻ khơng thể tự phục vụ bản thân mình nhờ người khác giúp đỡ, hỗ trợ. Khi con
đến trường, khơng thể có bố mẹ đi cùng các em gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tự phục
vụ bản thân, ngay cả việc tự xúc cơm ăn đến vệ sinh các nhân các em chưa thể tự làm. Khi
đến ngôi trường mới, cá nhân có khuyết tật trí tuệ khó khăn trong việc thực hiện các nhu cầu


hằng ngày: ăn, mặc quần áp, dọn đồ chơi sau khi chơi xong, chuẩn bị tới trường... Trong điều
kiện của Việt Nam hiện nay các trẻ chậm phát triển trí tuệ, đặc biệt là các trẻ chậm phát triển
trí tuêh ở mức độ trung bình và nặng khó có thể theo học ở trường binhg thường. Tại các
trường học chuyên biệt, giáo viên sẽ lập chương trình riêng cho mỗi em, xác định nhu cầu
của trẻ và phối hợp với gia đình để cùng giúp trẻ học tập và phát triển. Nhưng khơng phải
nơi nào cũng có đièu kiện để trẻ được học tại các trung tâm chuyên biệt, một số trẻ phải đến

trường bình thường như bao trẻ em khác. Với các thầy cơ khi chưa có kinh nghiệm, chưa
được đào tạo kỹ năng cơ bản khi dạy cho học sinh khuyết tật thầy cơ cịn lúng túng khi nhận
trẻ khuyết tật, do vậy dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ chưa được quan
tâm nhiều. Thực tế hiện nay, nhiều trẻ chậm phát triển trí tuệ khơng được cha mẹ hướng dẫn
các kĩ năng phù hợp và mất đi cơ hội phát triển. Vậy làm thế bào để trẻ khuyết tật có thể thực
hiện được các kĩ năng tự phục vụ hằng ngày, cha mẹ trẻ cần làm gì và đâu là giải pháp tốt,
thầy cô, nhà trường và ngành giáo dục..
Xuất phát từ lí do trên chúng tơi chọn đề tài “Cơng tác xã hội hỗ trợ phát triển kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh” với
hi vọng sử dụng những kiến thức, kỹ năng của ngành Công tác xã hội để tìm hiểu khả năng
hịa nhập của trẻ khuyết tật, từ đó xây dựng được mơ hình hỗ trợ tốt nhất giúp trẻ khuyết tật
trí tuệ tại đây.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vấn đề tự phục vụ ở trẻ chậm phát triển
trí tuệ đề tài nhằm đề xuất một số biện pháp nhằm gióp phần nâng cao chất lượng dạy kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, giúp trẻ tự lập trong các hoạt động tự phục vụ
bản thân.
Đưa ra trường hợp điển cứu trong đó sử dụng phương pháp CTXH cá nhân và các kỹ
năng của ngành CTXH để giúp thân chủ, nhằm chứng minh khả năng tự thực hiện các hành
động tự phục vụ bản thân cũng như tiềm năng của nhân viên CTXH trong tương lai đối với
nhóm đối tượng là TKT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác xã hội hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ cho
trẻ chậm phát triển trí tuệ.


- Nghiên cứu thực trạng về công tác xã hội hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ
chậm phát triển trí tuệ tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh.
- Đề xuất biện pháp phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại cơ
sở giáo dục hịa nhập Ước Mơ Xanh.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Cơng tác xã hội hỗ trợ q trình phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Cơng tác xã hội hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ tại cơ sở
giáo dục hịa nhập Ước Mơ Xanh.
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn
trong cuộc sống đặc biệt là kĩ năng tự phục vụ. Thiếu kĩ năng tự phục vụ, sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến cuộc sống tự lập của trẻ sau này. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau:
khả năng trẻ khuyết tật còn hạn chế, năng lực đội ngũ giáo viên, trang thiết bị rèn luyện kĩ
năng cho trẻ,….
6. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu được thực hiện tại cơ sở giáo dục hòa nhập Ước Mơ Xanh
Thời gian: từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 7 năm 2020
-Đối tượng khảo sát của đề tài là trẻ khuyết tật dạng khuyết tật trí tuệ tại cơ sở trong
độ tuổi từ 5 đến 8 tuổi. Giáo viên dạy trẻ tại cơ sở Ước Mơ Xanh.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Làm sáng tỏ các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng ankét:
Điều tra trên giáo viên nhằm tìm hiểu thực trạng về kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết
tật trí tuệ.


7.2.2. Phương pháp quan sát :
Quan sát mối quan hệ tương tác giữa giáo viên và trẻ khuyết tật trí tuệ khi trẻ học các
kĩ năng tự phục vụ tại các cơ sở chăm sóc-giáo dục trẻ.

7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Thu thập thông tin bổ sung cho phương pháp điều tra bằng ankét và phương pháp
quan sát
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp:
Chọn 1 trường hợp trẻ khuyết tật trí tuệ sử dụng kiến thức CTXH hỗ trợ cho trẻ hình
thành và phát triển kĩ năng tự phục vụ
7.3. Phương pháp thống kê toán học:
Các phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý các kết quả nghiên cứu về
định lượng và định tính như: lập bảng phân phối tần số, tần xuất, tính điểm trung bình cộng,
vẽ biểu đồ, đồ thị.
Xử lý về mặt định lượng: xem xét, đánh giá kết quả nghiên cứu về mặt định lượng
như các tỷ lệ %, các tham số đặc trưng.
Xử lý về mặt định tính: xem xét kết quả đánh giá, kết quả nghiên cứu về mặt chất
lượng để khái quát các vấn đề có liên quan đến KNTPV cho trẻ khuyết tật trí tuệ.
8. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo. Bố cục của đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội hỗ trợ quá trình phát triển kỹ năng tự
phục vụ cho trẻ KTTT
Chương 2: Thực trạng về khả năng tự phục vụ của trẻ khuyết tật trí tuệ tại cơ sở giáo
dục hòa nhập Uớc Mơ Xanh
Chương 3: Biện pháp để phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT tại cơ sở giáo
dục hòa nhập Ước Mơ Xanh


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT:

1.1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới:
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều cơng trình nghiên
cứu, nhiều ấn phẩm được đề cập trên các báo, luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận đề cập đến
vấn đề hỗ trợ cho TKTTT.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế giới (WHO), ước tính có khoảng 15% dân số thế
giới, tương đương với hơn 1 tỷ người đang sống với ít nhất 1 dạng khuyết tật nhất định
(WHO, 2017). Trong số người khuyết tật, gần 200 triệu người tuổi từ 15trowr lên có nhiều
khó khăn khi làm một số việc cơ bản. Cũng theo tổ chức này, trong các năm tới, tỷ lệ người
khuyết tật sẽ gia tăng 1 phần dân số thế giới đang lão hóa vì sự gia tăng của một số bệnh mãn
tính. Vấn đề khuyết tật, vì vậy, đã trở thành vấn đề tồn cần các nghiên cứu và giải pháp
đồng bộ.
Social work with disabled people (Thomas, 2012) (công tác xã hội với người khuyết
tật). Trong tài liệu này, tác giả đã trình bày những vấn đề tổng quan về TKTT cũng như
những mơ hình phương pháp can thiệp hiệu quả của CTXH trong việc hỗ trợ TKT. Một điểm
hay của tài liệu được trình bày rõ ràng kết hợp với những phương pháp CTXH phù hợp từ đó
mang lại hiệu quả rõ nét hơn cho từng nhóm khuyết tật trong đó có trẻ khuyết tật trí tuệ.
Theo báo cáo UNICEF Social work with Disabled Children - (Công tác xã xã hội với
trẻ khuyết tật) (Keyy,2005). Những phát triển mới về khuyết tật và có ý nghĩa về mặt lý lận
và thực tiễn trong lĩnh vực CTXH. Những phát triển lý thuyết này đã nhấn mạnh những giả
định cá nhân và nghề nghiệp khuyết tật có ý nghĩa quan trọng tới nhà cung cấp dịch vụ
CTXH trong việc đưa ra quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ khuyết tật. Nghiên cứu
dựa trên kết quả từ một nghiên cứu về các dịch vụ gia đình cho trẻ em khuyết tật ở Bắc Ailen
để minh họa các vấn đề ý nghĩa và quan trọng của CTXH trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật.
Theo mơ hình cơng tác xã hội với trẻ khuyết tật ở ÚC Families with Children with
Disabilities - Inequalities and social work Model - Gia đình trẻ khuyết tật - Sự bất bình đẳng
và mơ hình can thiệp CTXH (Monica, 2010). Nghiên cứu chơ thấy rằng cấc gia đình có trẻ


khuyết tật trải qua hàng loạt những bất bình đẳng mà các gia đình có con khơng bị khuyết tật
khơng bị ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cuộc sống của những gia đình này thường

có những khó khăn về tài chính, căng thẳng và lo lắng là rào cản xã hội, thành kiến và cung
cấp dịch vụ kém. Mơ hình CTXH về trẻ khuyết tật thường được rút ra để minh họa cho cách
tổ chức và hỗ trợ các gia đình trẻ khuyết tật một cách tồn diện. Bằng cách áp dụng mơ hình
này, những cách thức mới để tạo ra các thực tiễn của chính sách cho những gia đình này
được phát triển, kết hợp quan điểm của họ vào q trình hoạch định chính sách.
Từ những năm đầu của thế kỉ XI, ở các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha và một số nước Châu
Âu đã xuất hiện phương thức giáo dục chuyên biệt mang đậm tư tưởng nhân văn, quan điểm
y tế, phục hồi chức năng chỉnh trị, đây là mơ hình xuất hiện sớm nhất trong lịch sử giáo dục
TKT. Ở phương thức này, trẻ có các dạng khuyết tật khác nhau được đưa vào các cơ sở giáo
dục riêng, tách biệt với hệ thống giáo dục quốc dân
Theo báo cáo nghiên cứu về chương trình giảng dạy với trẻ khuyết tật Singapo
(Singaporean Parents’ Curriculum Priorities for Their Children with Disabilities (Phụ huynh
Singapore Ưu tiên chương trình giảng dạy cho trẻ em khuyết tật). Nghiên cứu này đã xem
xét các bậc cha mẹ Singapore Quan điểm về mức độ họ đánh giá cao các lĩnh vực kỹ năng
chương trình giảng dạy chính cho trẻ em khuyết tật. Phụ huynh cũng được yêu cầu cho biết
liệu họ mong đợi các mục kỹ năng ưu tiên trong các lĩnh vực chương trình giảng dạy sẽ được
thực hiện với sự trợ giúp hoặc độc lập. Kết quả cho thấy, cha mẹ của trẻ em khuyết tật vừa
và nặng cho thấy ưu tiên cao nhất cho các kỹ năng sống tự giúp đỡ, tiếp theo là kỹ năng sống
dựa trên cộng đồng, kỹ năng quan hệ xã hội và học thuật chức năng. Cha mẹ của trẻ khuyết
tật nhẹ cho thấy ưu tiên cao nhất cho các kỹ năng sống tự giúp đỡ, tiếp theo là các kỹ năng
chức năng dựa vào cộng đồng, các học giả chức năng và các kỹ năng quan hệ xã hội. Kết quả
cũng cho thấy các bậc cha mẹ xếp hạng tương đối của các lĩnh vực kỹ năng khác bên cạnh
các kỹ năng tự giúp đỡ bị ảnh hưởng bởi mức độ khuyết tật của con cái họ. Khuyết tật càng
nhẹ, xếp hạng tương đối của phụ huynh và kỳ vọng đối với việc thực hiện độc lập các kỹ
năng quan hệ xã hội, học thuật chức năng và kỹ năng sống dựa vào cộng đồng. Ngược lại,
khuyết tật càng nghiêm trọng, xếp hạng tương đối của các kỹ năng này và kỳ vọng về hiệu
suất độc lập thấp hơn so với các kỹ năng sống tự giúp đỡ.
Báo cáo tình hình trẻ em thế giới hàng năm của UNICEF khuyến cáo: Trẻ khuyết tật
và cộng đồng sẽ cùng được lợi nhiều hơn nếu xã hội quan tâm đến những gì trẻ em khuyết tật
có thể làm được thay vì tập trung vào khiếm khuyết của các em.



Báo cáo được công bố ngày hôm nay khẳng định việc quan tâm đến khả năng của trẻ
khuyết tật sẽ đem lại tồn lợi ích cho tồn xã hội.
Ơng Anthony Lake, giám đốc điều hành UNICEF phát biểu “Nhìn vào khuyết tật của
trẻ trước khi nhìn nhận chính bản thân các em không chỉ thiếu công bằng đối với trẻ mà tước
đi những gì mà trẻ có thể mang lại cho cộng đồng,”. “Tổn thất của các em chính là tổn thất
chung của tồn xã hội, lợi ích của các em chính là lợi ích chung của tồn xã hội”
Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2013 về trẻ khuyết tật cho biết trẻ có khuyết tật
là đối tượng ít được chăm sóc y tế và đi học nhất. Các em nằm trong nhóm trẻ em dễ bị tổn
thương nhất bởi bạo hành, xâm hại tình dục, bóc lột và bỏ rơi, đặc biệt khi các em bị giấu
giếm hay gửi vào các trung tâm bảo trợ - đây là thực trạng phổ biển xuất phát từ sự kì thị của
xã hội hoặc gia đình khơng có đủ điều kiện kinh tế để nuôi trẻ.
1.1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
Có thể thấy rằng, cơng tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật trí tuệ là một lĩnh vực đặc
thù trong công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật nói chung. Trên cơ sở các khái niệm về
công tác xã hội, công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật và khái niệm trẻ em khuyết tật trí
tuệ, có thể hiểu Công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật trí tuệ là q trình nhân viên cơng
tác xã hội sử dụng phương pháp công tác xã hội với trẻ em khuyết tật để tác động lên nhóm
đối tượng là trẻ em khuyết tật trí tuệ có khó khăn trong cuộc sống do khuyết tật mang lại.
Thơng qua tiến trình trợ giúp đó, nhân viên cơng tác xã hội sẽ đưa ra nhiều loại chương trình
khác nhau để hỗ trợ trẻ em khuyết tật trí tuệ vượt qua những khó khăn mà trẻ đang gặp phải
trong cuộc sống, học tập và hịa nhập cộng đồng. Nội dung cơng tác xã hội đối với trẻ em
khuyết tật trí tuệ Từ cách hiểu về công tác xã hội với trẻ em khuyết tật, cũng như mục đích
của ngành cơng tác xã hội nói chung. Có thể khẳng định mục đích của cơng tác xã hội với trẻ
em khuyết tật là nhằm hỗ trợ cá nhân và gia đình trẻ em khuyết tật trí tuệ; quản lý ca với trẻ
em khuyết tật trí tuệ; hỗ trợ xây dựng tổ chức của trẻ em khuyết tật trí tuệ; tham gia vào việc
xây dựng phản biện chính sách, luật pháp đối với trẻ em khuyết tật trí tuệ; biện hộ cho quyền
và lợi ích của trẻ em khuyết tật trí tuệ.
Như vậy, có thể nhìn nhận nội dung của công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật trí

tuệ bao gồm các hoạt động sau:
- Một là, trợ giúp khuyến khích thúc đẩy và tăng cường việc thực hiện chức năng xã
hội của cá nhân, nhóm, các tổ chức và cộng đồng người khuyết tật trí tuệ bằng cách giúp họ,


phịng ngừa, chữa trị và giảm nhẹ những khó khăn do khuyết tật trí tuệ mang lại và biết cách
sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả.
- Hai là, tham gia vào việc hoạch định, xây dựng và thực thi các chính sách xã hội,
các nguồn tài nguyên và các chương trình để đáp ứng những nhu cầu của trẻ em khuyết tật trí
tuệ và hỗ trợ cho sự phát triển của họ.
- Ba là, theo đuổi những chính sách, dịch vụ và chương trình thơng qua cơng tác biện
hộ trong phạm vi cơ sở hay trong phạm vi quản trị cơ sở hoặc hành động chính trị để tăng
cường quyền lực cho trẻ em khuyết tật trí tuệ nhằm đảm bảo sự công bằng và sự tham gia
đầy đủ của họ vào các hoạt động xã hội.
1.2. Các khái niệm :
1.2.1. Công tác xã hội:
Công tác xã hội chuyên nghiệp ra đời vào đầu thế kỷ XX (năm 1901) tại trường Đại
học Côlômbia (Mỹ). Công tác xã hội mang tính chất xã hội, từ đây nó đánh dấu bước chuyển
từ cơng tác chính sách, giúp đỡ những người thuộc nhóm yếu thế một cách nghiệp dư thành
hoạt động mang tính chun nghiệp.
Cơng tác xã hội chun nghiệp nhằm giúp đỡ con người, đã đưa ra những cách thức
và những cơ hội để xử sự với những người cần được giúp đỡ từ nhiều lĩnh vực khác nhau của
cuộc sống, bảo vệ họ thoát khỏi sự phân biệt, kỳ thị và bất cơng, làm "thức dậy" tiềm năng
của chính họ. Khi bàn về khái niệm Công tác xã hội, có khá nhiều cách định nghĩa khác
nhau, cụ thể: CTXH được nêu trong "Foundation of Social Work Practice" - Cơ sở thực hành
CTXH: Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những
khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở độ phù hợp trong xã hội. CTXH được coi như là
một mơn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những nghiên cứu đã được
chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kỹ
năng chuyên môn hóa".

Trong khi đó, theo hiệp hội CTXH thế giới thì họ định nghĩa về CTXH là hoạt động chuyên
nghiệp nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua sự tham gia vào quá trình giải quyết
các vấn đề xã hội, tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và
cộng đồng. CTXH giúp con người phát triển đầy đủ, hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp
hơn cho mọi người dân.
Công tác xã hội cịn được định nghĩa trên hai khía cạnh: Một mặt, Công tác xã hội là
sự vận dụng các lý thuyết khoa học về hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng


và thúc đẩy sự thay đổi liên quan đến vị trí, địa vị, vai trị của cá nhân, nhóm, cộng đồng
người yếu thế nhằm tới sự bình đẳng và tiến bộ xã hội.
Mặt khác, CTXH còn là một dịch vụ đã chun mơn hóa, góp phần giải quyết những
vấn đề về xã hội, về con người mang tính bức xúc nhằm thỏa mãn các lợi ích căn bản của
những cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội; mặt khác, góp phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị
trí, vai trị xã hội của chính mình.
Trong nghiên cứu này, tơi sử dụng khái niệm CTXH nhằm khẳng định vai trò và vị
thế của ngành CTXH trong tương lai đối với người khuyết tật. Nghề CTXH sẽ đem lại nhiều
điều tốt đẹp cho xã hội nói chung và TKT nói riêng.
1.2.2. Cơng tác xã hội cá nhân:
Khái niệm công tác xã hội cá nhân “Là hệ thống giá trị và phương pháp được các
nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, ở đó các khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ
thống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề
về nội tâm, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế, xã hội và môi trường thông qua các mối quan
hệ”. (They Farley et Al – 2000).
“Là một phương pháp giúp đỡ con người giải quyết các vấn đề khó khăn. Nó mang
tính đặc thù, khoa học và nghệ thuật. Nó giúp các cá nhân có những vấn đề riêng cũng như
vấn đề bên ngồi và vấn đề mơi trường. đó là một phương pháp giúp đỡ thơng qua mối quan
hệ để khai thác tài nguyên cá nhân và những tài nguyên khác nhằm giải quyết vấn đề. Lắng
nghe, quan sát, vấn đàm, vãng gia và đánh giá là những công cụ chủ yếu của công tác xã hội
cá nhân. Nhờ tính năng động trong cơng tác xã hội cá nhân mà cá nhân thân chủ thay đổi thái

độ, suy nghĩ và hành vi của mình”. Lê Chí An
1.2.3. Kỹ năng:
Nghiên cứu kỹ năng có rất nhiều quan điểm khác nhau, có thể đưa ra một số quan
điểm sau:
Theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết
quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng
những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” [13, tr.45]. Theo ơng,
người có kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức
hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Ơng cịn nói thêm, con người có kỹ năng
khơng chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế.


Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về
phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”
[16, tr.36].
Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động”
[17, tr.28]. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, thực hiện trọn
vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng
chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực
hiện bất kỳ một kỹ năng nào đều nhằm vào một mục đích nhất định.
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng là năng lực
thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những
tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra. [1]
1.2.4. Kỹ năng tự phục vụ:
Kỹ năng tự phục vụ là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một
hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay cơng việc tự phục
vụ cho chính mình ví dụ như tự nấu ăn, tự giặt quần áo, ăn phở tự bê bát.
Tầm quan trọng của việc dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ: Trẻ
chậm phát triển trí tuệ tồn tại trong xã hội là một tất yếu khách quan. Trẻ chậm phát triển trí
tuệ cũng như bao trẻ em khác đều có những nhu cầu, sở thích và khả năng riêng. Do đó để

q trình giáo dục hịa nhập cho trẻ chậm phát triển cao cần quan tâm đến việc dạy kỹ năng
tự phục vụ cho trẻ giúp trẻ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, có cơ hội sống độc lập đến
mức cao nhất và có một vị trí phù hợp trong xã hội. Kỹ năng tự phục vụ là một trong những
kỹ năng quan trọng giúp trẻ hoàn thiện mình và trưởng thành trong cuộc sống. Rèn luyện lỹ
năng tự phục vụ là một yêu cầu rất cần thiết và đòi hỏi bậc làm cha mẹ phải bắt tay vào hình
thành cho con cái ngay từ khi rất khỏ. Kỹ năng tự phục vụ giúp các em biết cách tự phục vụ,
chăm sóc cho bản thân. Trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được học, kĩ năng tự phục
vụ giúp các em khơng cịn tính ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, bước đầu rèn
luyện cho học sinh khả năng tự lập để sau này các em có thể dễ dàng thích nghi với môi
trường sống mới. Cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm đóng vai trị quan trọng trong việc dạy các
kỹ năng hằng ngày cho các em
1.2.5. Trẻ khuyết tật trí tuệ:
Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện
bằng việc chậm hoặc khơng thể suy nghĩ, phân tích về sự vật hiện tượng, giải quyết sự việc.


Điển hình của dạng này là trẻ chậm phát triển trí tuệ. Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung
bình, hạn chế về kĩ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi
Năm 1991 bác sỹ Nguyễn Khắc Viên cho rằng trẻ KTTT (còn gọi là chậm khơn hay
thiểu năng trí tuệ) là hiện tượng thấp kém về trí tuệ của mỗi cá nhân, so với các thành viên
khác trong xã hội. Biểu hiện qua việc cá nhân đó khơng có khả năng hồn thành các cơng
việc trí óc cà các hoạt động khác tương ứng với lứa tuổi hoặc gặp nhiều khó khăn, hạn chế
trong thích nghi xã hội. Về phương diện bệnh lí, cần phân biệt trẻ KTTT với mất trí hay tổn
thương trí tuệ.
1.3. Một số vấn đề về quá trình phát triển kĩ năng tự phục vụ của trẻ khuyết tật trí tuệ:
1.3.1. Đặc điểm của trẻ khuyết tật trí tuệ:
Để xác định mức độ KTTT của một trẻ cụ thể, phải dựa vào các dấu hiệu tâm vận
động, về khả năng tự phục vụ, khả năng thích nghi với cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên về mặt
hành chính, cần có tiêu chí nào đó để thống nhất. Đa số các nhà nghiên cứu chấp nhận dựa
vào điểm trí tuệ để được thực hiện qua các trắc nghiệm. Theo cách này hiện nay có nhiều

bảng phân loại (Tổ chức Y tế thế giới, bảng DSM của hiệp hội tâm thần Mỹ, bảng của các
học giả Pháp (1993). Thơng thường (tính theo trắc nghiệm Stantorrd-Benet và theo
Wechsler), những trẻ chỉ có chỉ số IQ< 70 được coi là KTTT. Tuy nhiên, cũng có nhiều
người đề xuất IQ < 80. Chằng hạn, theo Nguyễn Khắc Viện (1991).
• Chỉ số khơn 70 – 80 chậm khơn nhẹ
• Chỉ số khơn từ 50 – 70 chậm khơn vừa
• Chỉ số khơn từ 30 – 50 chậm khơn nặng
• Chỉ sso khơn dưới 30 rất nặng
Theo bảng phân loại của DSM-VI có 4 mức độ KTTT như sau:







KTTT loại nhẹ: có chỉ số IQ từn 50 – 55 đến gần 70
KTTT loại trung bình: có chỉ số IQ từ 35 – 40 đến 50 – 55
KTTT loại nặng: có chỉ số IQ từ 20 – 25 đến 35 – 40
KTTT loại nghiêm trọng: có chỉ số IQ dưới 20 hoặc 25
Về hình dáng: Một số trẻ có hình dáng, tầm vóc khơng bình thường.
Về trí tuệ:
- Khó tiếp thu được chương trình học tập.
- Chậm hiểu , mau quên.
-

Khó thiết lập được mối tương tác giữa các sự vật hiện tượng.


❖ Về ngôn ngữ:

-

Ngôn ngữ kém phát triển: vốn từ nghèo nàn, phát âm thường sai, nắm các quy

tắc ngôn ngữ kém.
- Khó nhớ những từ mà trẻ đã nghe dẫn đến nhiều trẻ khơng có khả năng nói.
❖ Về các mối quan hệ xã hội:
-

Khó thiết lập mối quan hệ với người khác.
Khó chơi, hợp tác với bạn bè.

-

Nhiều trẻ có biểu hiện, hành vi bất thường.

❖ Về kỹ năng tự phục vụ:
Thiếu hoặc yếu một số kĩ năng đơn giản: ăn, uống, vệ sinh cá nhân , mặc quần áo
1.3.2. Nguyên nhân gây khuyết tật trí tuệ:
1.3.2.1. Nguyên nhân trước khi sinh:
Một là, do di truyền: (1) Lỗi nhiễm sắc thể gây hội chứng Down, Turner, Cri-duchat... đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây KTTT ở trẻ. (2) Lỗi gen: Gây bệnh PKU, u xơ
dạng củ, gẫy NST X, hội chứng Rett, hội chứng Williams Beuren, hội chứng Angelman và
Prader Willy, nứt đốt sống, thiếu một phần não, tràn dịch màng não, đầu nhỏ, rối loạn
chức năng tuyến giáp. Hai là, Do các yếu tố ngoại sinh: Do lây nhiễm: mẹ bị rubella (sởi
Đức) nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ, nhiễm vi rút, bệnh giang mai hay HIV. Do nhiễm
độc: Mẹ tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu, nhiễm độc chì nặng, nhiễm độc thủy ngân, chất
rượu cồn; do chụp tia X, chất độc màu da cam (thế hệ thứ hai), kháng thể Rhesus. Do suy
dinh dưỡng ở người mẹ hoặc thiếu i ốt trong thức ăn hay nước uống.
1.3.2.2. Nguyên nhân trong khi sinh:
Đẻ non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh thấp hơn 2500g, ngạt khi sinh, can thiệp sản

khoa (kẹp, hút thai, đẻ chỉ huy), vàng da nhân não…
1.3.2.3. Nguyên nhân sau khi sinh:
Viêm nhiễm (viêm màng não, chảy máu não), tổn thương (tổn thương não do chấn
thương đầu nghiêm trọng hoặc do động kinh, sốt cao co giật), u não (tổn thương do khối u,
hoặc do các liệu pháp y học như phẫu thuật, sử dụng tia X, dùng hóa chất hay chích máu).
Ngun nhân từ mơi trường xã hội: Khơng được chăm sóc đầy đủ về y tế và thể chất (thiếu
dinh dưỡng, khơng được tiêm phịng đầy đủ). Thiếu thốn về tâm lý – xã hội (thiếu sự chăm
sóc nhạy cảm, khơng được kích thích để trải nghiệm và khám phá, bị bỏ rơi hoặc lạm dụng).


Có nhiều hạn chế trong sử dụng ngơn ngữ tại gia đình (chỉ sử dụng câu ngắn với vốn
từ và câu có hạn). Trẻ được ni dưỡng theo cách để người khác định đoạt cuộc sống của nó
(những trẻ như vậy khơng tự kiểm sốt được mình, ít khi tin là hành động của mình quan
trọng đối với chính sự thành công hay thất bại của bản thân; đây cũng là nguyên nhân dẫn
đến trẻ học kém)
1.4. Ảnh hưởng của khuyết tật trí tuệ đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là kĩ năng tự
phục vụ:
Trẻ KTTT rất nặng phụ thuộc rất nhiều vào người khác, không chỉ về vấn đề chăm
sóc mà cịn cả về kinh nghiệm. Sự phát triển tối đa có thể diễn ra trong một mơi trường có tổ
chức cao với sự giúp đỡ và giám sát liên tục và quan hệ đã được cá nhân hóa giữa trẻ và
người trơng nom.
Trẻ KTTT nặng có thể được giáo dục về những kĩ năng tự chăm sóc cơ bản như đi vệ
sinh, tự xúc ăn, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, đi giày dép... Khi lớn lên, chúng có thể
thực hiện những kỹ năng đơn giản tại những môi trường được giám sát chặt chẽ. Hầu hết
chúng có thể thích nghi tốt với cuộc sống trong cộng đồng, trong nhà tập thể hoặc tại nhà
mình trừ khi chúng có những khuyết tật địi hỏi cần được chăm sóc đặc biệt
1.5. Các chính sách và văn bản pháp luật hỗ trợ về giáo dục đến TKT :
1.5.1. Quy định pháp luật hiện hành về giáo dục dành cho TKT:
Luật Người khuyết tật dành một chương quy định về Giáo dục đối với người khuyết
tật (từ điều 27 đến Điều 31 Luật NKT) trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của nhà nước trong

việc bảo đảm hòa nhập của người khuyết tật trong giáo dục người khuyết tật. Ngồi ra cịn có
nhiều văn bản luật khác cũng có những quy định liên quan đến giáo dục trẻ em khuyết tật.
Luật NKT đã quy định cụ thể về phương thức giáo dục người khuyết tật, chính sách hỗ trợ
với nhà giáo và nhân viên hỗ trợ người khuyết tật học tập, trách nhiệm của cơ sở giáo dục và
trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập. Nội dung cơ bản bao gồm:
TKT được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi (Khoản 1 Điều
2 Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về
giáo dục đối với NKT), được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với
học sinh trưởng phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc ít người theo quy định
tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục &
Đào tạo ban hành. NKT được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp. Căn cứ vào kết
quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ) và tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành


đào tạo, Hiệu trưởng các trường hệ trung cấp chuyên nghiệp xem xét và quyết định tuyển
thẳng.
TKT nặng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng kí xét tuyển vào
các trường Đại học, Cao đẳng. Quy định về ưu tiên nhập học tuyển sinh các hệ được quy
định trong Quy chế tuyển sinh các hệ do Bộ GD&ĐT ban hành.
TKT học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập: Người đứng đầu cơ sở giáo dục
quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học,
hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong kế hoạch giáo dục cá nhân. Đánh giá
chung như học sinh không khuyết tật nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Đối với
những môn học hoặc hoạt động giáo dục TKT không đáp ứng được yêu cầu chung thì được
đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân, không đánh giá những nội dung môn học, môn học
hoặc nội dung giáo dục được miễn.
TKT học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt: Chương trình học phù hợp với
từng dạng khuyết tật. Trường hợp TKT không đáp ứng được chương trình thì người đứng
đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học,
môn học hoặc hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá

nhân. Việc đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Đối với những môn học
hoặc hoạt động giáo dục mà NKT khơng có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt
thì đánh giá theo kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân.
NKT được miễn, giảm học phí, chi phí học tập theo quy định tại Nghị định
49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế
thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học
2010 – 2011 đến năm học 2014 - 2015 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010.
Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ học
tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) đối với NKT học tại các cơ sở
giáo dục do đơn vị quản lý hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả.
TKT thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học
bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở. Thời gian hưởng trợ cấp: 10 tháng/năm học và
9 tháng/năm học tùy từng đối tượng. TKT đã được hưởng học bổng theo quy định tại Quyết
định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ khơng áp
dụng chế độ này.


TKT thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ
kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 1.000.000 đồng/người/năm học.
NKT thuộc nhiều đối tượng nhận hỗ trợ thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.
Cơ sở giáo dục cơng lập có TKT đang theo học có trách nhiệm lập phương án mua
sắm tài liệu học tập, đồ dùng học tập đặc thù, dùng chung và dự tốn kinh phí gửi cơ quan
chủ quản phê duyệt. Trên cơ sở dự tốn kinh phí được phê duyệt, người đứng đầu cơ sở giáo
dục thực hiện mua sắm theo quy định
1.5.2. Quy định pháp luật hướng đến việc ưu đãi và bảo vệ TKT:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trẻ em khuyết tật (trẻ dưới 16 tuổi) được
xác định mức độ khuyết tật trên cơ sở sử dụng 2 bộ công cụ, dưới 6 tuổi và trên 6 tuổi theo
quy định tại Thông tư 37/2013/TTLT- BLĐTBXH-BYT-BGDĐT-BTC và việc xác định
khuyết tật là cơ sở thực hiện các chính sách liên quan trong đó có hỗ trợ giáo dục.

Chính sách trợ giúp xã hội là một trong những nội dung chính sách quan trọng nhằm
bảo đảm đời sống vật chất cho người khuyết tật. Để hướng dẫn thực hiện trợ giúp xã hội Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ quy định cụ thể về mức, chế độ và
thủ tục, hồ sơ, trách nhiệm địa phương và Bộ, ngành trong Nghị định số 28/2012/NĐ-CP và
Nghị định 136/2013/NĐ-CP. Trong đó điều chỉnh tăng mức trợ giúp 1.5 lần so với mức cũ
quy định trước khi Luật ban hành. Thủ tục, hồ sơ rút gọn, đơn giản dễ cho người khuyết tật
và địa phương thực hiện. Trong đó, bỏ sơ yếu lý lịch, đơn và các giấy tờ y tế bằng tờ khai và
giấy xác nhận khuyết tật. Thời gian rút ngắn từ 36 ngày theo quy định trước Luật xuống 25
ngày (đối tượng làm hồ sơ thủ tục trong 1 tháng thì nhận được chính sách). Đồng thời ban
hành Thơng tư hướng dẫn cụ thể về mẫu hồ sơ, thủ tục và trình tự xét duyệt cũng như các
điều kiện bảo đảm thực hiện. Cùng với việc ban hành văn bản đã tổ chức tập huấn, triển khai,
chỉ đạo thành lập Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội, kiểm tra giám sát, tổng hợp báo cáo về
tình hình thực hiện. Do vậy, chính sách này đã được thực hiện tương đối tốt và đầy đủ. Số
đối tượng hưởng tăng từ 400 ngàn năm 2010 lên 890 năm 2014 (tăng trên 2,2 lần). Mức trợ
cấp đã được điều chỉnh tăng từ 180.000 đồng năm 2010 lên 270.000 đồng năm 2015. Nếu
tính chung cả tăng hệ số và tăng mức chuẩn thì chế độ trợ cấp đã tăng 2,25 lần so với trước
khi ban hành Luật. Mặc dù, trợ giúp xã hội đã có tác động tốt đến đời sống vật chất của
người khuyết tật. Song, việc thực hiện ở địa phương vẫn còn những hạn chế nhất định. Vẫn
còn một số người khuyết tật chưa được hưởng chính sách, một số địa phương chậm thực hiện
điều chỉnh hệ số theo quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP và Nghị định 136/2013/NĐCP.


Theo quy định Luật người khuyết tật 2010 thì trẻ em khuyết tật được ưu tiên trong hệ
thống chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng. Nội dung cụ thể bao gồm:
Hệ số hưởng TCXH đối với TKT cao hơn 0,5 so với hệ số chung.(Đây là điểm mới cơ bản
trong TCXH đối với trẻ em KT). Trong trường hợp trẻ em khuyết tật nặng hoặc đặc biệt
nặng thì mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được ưu tiên thêm đã giải quyết một phần khó
khăn cho trẻ em khuyết tật, trên cơ sở đó việc tiếp cận giáo dục cũng được nâng cao một
bước.
Hộ gia đình đang trực tiếp ni dưỡng NKT đặc biệt nặng trong đó có trẻ em được hỗ

trợ kinh phí chăm sóc hệ số 1,0. Chính sách này nhằm hỗ trợ trực tiếp đang trực tiếp ni
dưỡng chăm sóc trẻ khuyết tật đặc biệt nặng. Tuy nhiên thực tế cho thấy đối với những
trường hợp trẻ em khuyết tật nặng thì nhu cầu từ việc chăm sóc và hỗ trợ từ phía gia đình là
rất lớn nhưng hộ gia đình hiện nay chưa được hỗ trợ.
Người nhận chăm sóc TKT đặc biệt nặng được hỗ trợ hệ số 1,5. Chính sách này nhằm
đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác chăm sóc trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng vì có ưu tiên trong
việc nhận ni dưỡng chăm sóc đối tượng Bảo trợ xã hội.
Người KT nặng, đặc biệt nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được
hỗ trợ hệ số 1,5. Đây là chính sách mới và tác động trực tiếp đến việc chuẩn bị hỗ trợ một
phần cho việc học tập của trẻ em khuyết tật, hệ số này tăng lên 2,0 khi vừa nuôi con dưới 36
tháng tuổi và mang thai
1.6. Công tác xã hội hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ:
1.6.1. Vai trò của CTXH đối với TKT:
- Hỗ trợ tâm lí, tiếp cận dịch vụ y tế:
Nhân viên cơng tác xã hội (NVXH) có vai trị cung cấp cho TKT và gia đình họ nhiều loại
dịch vụ hỗ trợ. Hỗ trợ tâm lý, giúp TKT có thể tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội hoặc các tổ
chức liên quan đến nhu cầu của họ.
Những đánh giá ban đầu của NVXH cũng sẽ là cơ sở cho những hỗ trợ về sau. NVXH cần
đánh giá về: sức mạnh; nguồn lực; những hỗ trợ sẵn có như hành vi trong quá khứ họ đã sử
dụng để ứng phó với hồn cảnh, sự hỗ trợ từ gia đình, mức độ học vấn, việc làm, sở thích,
hồn cảnh kinh tế,… Người NVXH cũng phải hiểu được cảm xúc và phản ứng của thân chủ


đối với sự khuyết tật hiện tại. Những ảnh hưởng của sự khuyết tật đối với bản thân và gia
đình của TKT. Tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan hệ của các thành viên
trong gia đình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn đề xã hội khác.
Làm công tác xã hội với người khuyết tật, NVXH phải cung cấp cho nhân viên y tế những
thông tin liên quan đến tâm lý của TKT. Tư vấn cho gia đình TKT , giúp họ lập kế hoạch cá
nhân và sử dụng tối đa những nguồn hỗ trợ nội lực và ngoại lực có sẵn.
- Biện hộ:

NVXH vừa có vai trị đại diện cho TKT để phản ánh tiếng nói của họ đến các cấp
chính quyền lại vừa giúp họ có khả năng tự biện hộ cho mình. Để thực hiện tốt vai trị này,
người NVXH phải có kiến thức về quyền cơ bản của TKT và các văn bản hiện hành của
quốc tế và quốc gia để luôn so sánh đối chiếu giữa quyền lời của TKT với những đáp ứng
hiện tại của xã hội. Tiếp đó, NVXH cần phải có những kỹ năng về thương thuyết, đàm phán,
trình bày...để tiếp cận, trình bày và vận động các cấp chính quyền quan tâm và đáp ứng lợi
ích của TKT.
Là những người trực tiếp làm việc với TKT, NVXH là người nhận thức rõ hạn chế
của các chương trình, chính sách trong việc đáp ứng nhu cầu của TKT. NVXH có vai trị
phản ánh lại thực tế đó để giúp cộng đồng xã hội nhận thức được khó khăn của TKT, từ đó
góp phần điều chỉnh và hồn thiện chính sách hỗ trợ.
Những vấn đề cần biện hộ cho TKT:
+ Được tham gia vào các hoạt động ở cộng đồng nhằm đem lại lợi ích cho TKT và gia đình
+ Được hưởng đầy đủ các chính sách, chương trình ưu đãi, trợ giúp của nước ngồi và chính
quyền địa phương.
+ Được tiếp cận các nguồn lực
+ Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục, dạy nghề..
+ Được kết hôn, sinh con, nuôi con
+ Được sống độc lập
- Tuyên truyền với những người khác giúp đỡ TKT
NVXH phải giúp cho các thành viên khác trong xã hội hiểu rõ hơn về TKT và bản
chất của sự khuyết tật để xã hội có cái nhìn đúng về TKT. Từ đó nhìn nhật ra sự thiếu công
bằng cơ hội mà họ luôn gặp phải. Tác động đến những người, tổ chức liên quan đến việc
phát triển các chính sách, chương trình phát triển xã hội để họ bao gồm sự tham gia của TKT
vào quá trình ra quyết định. TKT cũng sẽ tham gia giám sát và đánh giá việc thực hiện
những quyết định liên quan đến cuộc sống của chính họ.


1.6.2. Vai trị của cơng tác xã hội trong hỗ trợ phát triển kĩ năng tự phục vụ:
- Vai trò tổ chức các chương trình vui chơi giải trí: Để đảm bảo cho trẻ KTTT được tham gia

hoạt động vui chơi giải trí đầy đủ như bao trẻ khác, nhân viên xã hội là người tổ chức các
hoạt động dựa trên những đặc điểm riêng biệt của trẻ KTTT sao cho phù hợp với khả năng
của trẻ, xây dựng chương trình dễ hiểu, đơn giản nhưng thúc đẩy tính tị mị, giúp trẻ kích
thích các giác quan và cảm xúc của trẻ, giúp trẻ cử động linh hoạt tay chân và ohats triển
mạch cảm xúc vui vẻ, thoải mái.
- Vai trò là người giám sát, phối hợp với giáo viên lập kế hoạch tổ chức các hoạt động về kỹ
năng tự phục vụ cho trẻ KTTT: Dựa trên nhu cầu của các giáo viên rằng mong muốn có sự
hỗ trợ từ nhân viên xã hội, cần phối hợp tổ chức những hoạt động dạy kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ. Kết nối và trao đổi với các giáo viên về những biện pháp giúp phát triển kỹ năng tự
phục vụ ở trường học hoặc tại gia đình,góp phần vào định hướng những kỹ năng tự phục vụ
liên quan, thích hợp cho trẻ. Xây dựng, trao đổi những kỹ năng liên quan về trẻ KTTT.
- Vai trò là người kết nối đến các chính sách hỗ trợ cho trẻ KTTT: Để đảm bảo trẻ KTTT có
thểm tham gia hịa nhập một cách đầy đủ và bình đẳng vào xã hội thì nhân viên xã hội có vai
trị tạo điều kiện để TKT tiếp cận đến các chương trình, dịch vụ một cách phù hợp nhất.
Cung cấp các dịch vụ giáo dục phù hợp với trẻ và giúp trẻ tiếp cận đến các dịch vụ, nắm rõ
các mơ hình, phương thức giáo dục.
1.7. Tiểu kết chương 1:
NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị giảm chức
năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn, trẻ
KTTT là trẻ giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc
không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật hiện tượng, giải quyết sự việc.
CTXH trong phát triển kỹ năng tự phục vụ dành cho trẻ KTTT được hiểu là việc NKT
được sử dụng các dịch vụ giáo dục, bao gồm được cung cấp thông tin, hỗ trợ, được khuyến
khích định hướng phát huy năng lực cá nhân từ đó họ trở thành chính mình qua đó đóng góp
năng lực bản thân cho xã hội, được thỏa mãn được quan điểm, sở thích và thế mạnh của bản
thân để hịa nhập cộng đồng.
Cơng tác xã hội trong hỗ trợ phát triển kỹ năng tự phục vụ chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố khác nhau và yếu tố tiên quyết đầu tiên ảnh hưởng đến việc tự phục vụ của trẻ KTTT
là yếu tố cá nhân KTTT. Ngồi ra cịn có yếu tố quyết định trực tiếp đến việc tiếp cận giáo
dục của trẻ KTTT như nhà trường, gia đình, xã hội.



×