Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Khảo sát các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện mắt biếc của nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

DƯƠNG THỊ NGỌC VY

KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ
XƯNG HÔ TRONG TRUYỆN MẮT BIẾC CỦA
NGUYỄN NHẬT ÁNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 7/ 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ
XƯNG HÔ TRONG TRUYỆN MẮT BIẾC CỦA
NGUYỄN NHẬT ÁNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:
GVC. PGS.TS TRẦN VĂN SÁNG



Người thực hiện:
DƯƠNG THỊ NGỌC VY
(Khoá 2016 – 2020)

Đà Nẵng, tháng 7/ 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của cơng trình này là của bản thân
tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn Sáng.
Việc trích dẫn lại những ý kiến nhận định, ý kiến của các cơng trình nghiên
cứu đã được chú thích rõ ràng theo yêu cầu khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm
về tính trung thực của cơng trình nghiên cứu này.
Đà Nẵng, tháng 7 năm 2020
Sinh viên


ii

LỜI CẢM ƠN

LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trần Văn
Sáng, người đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình nghiên
cứu để hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo

trong Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà
Nẵng đã truyền đạt những kiến thức nền tảng để tôi có thể thực
hiện tốt đề tài của mình.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè,
những người đã động viên, khuyến khích tơi trong suốt q trình
học tập và nghiên cứu.

Đà Nẵng, tháng 7 năm 2020
Sinh viên

Dương Thị Ngọc Vy

Hoàng Văn Mạnh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
5.1. Thủ pháp thống kê-phân loại ............................................................................4
5.2. Thủ pháp phân tích-tổng hợp ...........................................................................5

5.3. Phương pháp miêu tả ngơn ngữ học: ...............................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................5
7. Bố cục đề tài ...........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ..............................................................6
1.1. Lý thuyết về chiếu vật và chỉ xuất ....................................................................6
1.1.1. Vật quy chiếu (Referent) ................................................................................6
1.1.2. Quy chiếu (Reference).....................................................................................8
1.1.3. Chỉ xuất (Deixis) ..............................................................................................9
1.1.3.1. Khái niệm ......................................................................................................9
1.1.3.2. Ba phạm trù định vị: ngôi, không gian và thời gian ...............................10
1.1.4. Người nói - người nghe .................................................................................10
1.2. Phạm trù xưng hơ.............................................................................................12
1.2.1. Khái niệm về xưng hô ...................................................................................12
1.2.2. Các phương tiện dùng để xưng hô ...............................................................13
1.2.2.1. Danh từ thân tộc .........................................................................................13
1.2.2.2. Danh từ chỉ tên riêng .................................................................................20


iv

1.2.2.3. Đại từ nhân xưng ........................................................................................21
1.2.2.4. Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ ............................................................23
1.2.2.5. Kiểu loại xưng hô khác ..............................................................................26
1.3. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp .....................................................................27
1.3.1. Nhân vật giao tiếp..........................................................................................27
1.3.1.1. Vai giao tiếp ................................................................................................27
1.3.1.2. Quan hệ liên cá nhân..................................................................................28
1.3.2. Hồn cảnh giao tiếp .......................................................................................29
1.4. Hành trình sáng tạo văn chương của Nguyễn Nhật Ánh .............................31
1.5. Tiểu kết chương 1 .............................................................................................33

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN XƯNG HÔ TRONG TRUYỆN MẮT BIẾC
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH .................................................................................34
2.1. Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại ........................................................34
2.2. Hoạt động của các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện Mắt biếc của
Nguyễn Nhật Ánh ....................................................................................................37
2.2.1. Xưng hô bằng danh từ thân tộc ...................................................................37
2.2.2. Xưng hô bằng danh từ chỉ tên riêng ............................................................40
2.2.3. Xưng hô bằng đại từ nhân xưng ..................................................................44
2.2.4. Xưng hô bằng các danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ ................................46
2.2.5. Nhóm kiểu loại xưng hơ khác .......................................................................47
2.3. Tiểu kết chương 2 .............................................................................................51
CHƯƠNG 3: TỪ NGỮ XƯNG HÔ VÀ CÁCH XƯNG HƠ TRONG TRUYỆN
MẮT BIẾC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH NHÌN TỪ ĐẶC ĐIỂM DỤNG HỌC –
VĂN HÓA ................................................................................................................53
3.1. Các nhân tố chi phối cách xưng hô của nhân vật trong tác phẩm ..............53
3.1.1. Nhân tố văn hóa truyền thống trong cách xưng hô ...................................53
3.1.1.1. Xưng khiêm hô tôn .....................................................................................53
3.1.1.2. Xưng hô linh hoạt .......................................................................................55
3.1.2. Vai giao tiếp của các nhân vật trong cách xưng hô....................................57


v

3.1.2.1. Tuổi tác ........................................................................................................57
3.1.2.2. Vị thế xã hội ................................................................................................60
3.2. Vai trị của từ ngữ xưng hơ trong việc khắc họa tính cách và tâm lý nhân vật
trong truyện Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh .......................................................62
3.3. Xu hướng gia đình hóa trong xưng hơ ngồi xã hội và phép lịch sự trong
truyện Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh .................................................................67
3.3.1. Xu hướng “gia đình hóa” trong xưng hơ ngồi xã hội ..............................67

3.3.2. Phép lịch sự ....................................................................................................70
3.4. Văn hóa xưng hơ theo phương ngữ Nam trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật
Ánh............................................................................................................................71
3.5. Tiểu kết chương 3 .............................................................................................75
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê các đại từ nhân xưng làm phương tiện xưng hô trong giao tiếp
ngôn ngữ người Việt .................................................................................................22
Bảng 2.1: Các phương tiện xưng hô trong truyện Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh.35
Bảng 2.2. Số lượng và tỷ lệ phương tiện xưng hô bằng danh từ thân tộc trong truyện
Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh ................................................................................37
Bảng 2.3: Cấu tạo của danh từ thân tộc trong truyện Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh
...................................................................................................................................38
Bảng 2.4: Số lượng và tỷ lệ phương tiện xưng hô bằng tên riêng trong truyện Mắt
biếc của Nguyễn Nhật Ánh .......................................................................................41
Bảng 2.5: Cấu tạo danh từ chỉ tên riêng trong truyện Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh
...................................................................................................................................42
Bảng 2.6: Số lượng và tỷ lệ phương tiện xưng hô bằng đại từ nhân xưng trong truyện
Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh: ...............................................................................44
Bảng 2.7: Cấu tạo chi tiết các đại từ nhân xưng trong truyện Mắt biếc của Nguyễn
Nhật Ánh ...................................................................................................................45
Bảng 2.8: Số lượng và tỷ lệ phương tiện xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ
trong truyện Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh ...........................................................46
Bảng 2.9: Số lượng và tỷ lệ phương tiện xưng hô bằng tiểu loại xưng hô khác trong

truyện Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh ....................................................................48
Bảng 2.10: Cấu tạo của các kiểu loại xưng hô khác trong truyện Mắt biếc của Nguyễn
Nhật Ánh: ..................................................................................................................49


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Thông qua giao tiếp, cá nhân
gia nhập vào các mối quan hệ xã hội và tiếp thu các kiến thức văn hoá xã hội,
lịch sử đồng thời góp phần vào sự phát triển chung xã hội.
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, từ xưng hô là một bộ phận hợp thành quan
trọng, có ý nghĩa xác định vai giao tiếp và góp phần tạo nên hiệu quả giao tiếp.
Thực tế, trong giao tiếp hằng ngày, cách xưng hô cho chúng ta biết về mối quan
hệ thứ bậc, thái độ, tình cảm, trình độ học vấn của các nhân vật đối thoại với
nhau. Do đó, sử dụng từ xưng hô phù hợp không chỉ giúp cuộc thoại có thể tiến
triển tốt mà nó cịn ảnh hưởng lớn đến chiến lược và hiệu quả giao tiếp. Xưng
hô đúng, hay sẽ góp phần thúc đẩy q trình giao tiếp phát triển, ngược lại,
xưng hô không hợp lý sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn trong giao
tiếp. Điều đó cho thấy những đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của lớp từ xưng
hơ ln có một vai trò quan trọng trong cuộc thoại. Lớp từ xưng hô không chỉ
thể hiện nhiều đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa – giao tiếp của mỗi ngơn ngữ, mà
cịn thể hiện phần nào chiều sâu văn hóa của dân tộc là chủ nhân của ngôn ngữ
ấy. Không chỉ thế, lớp từ xưng hơ trong mỗi ngơn ngữ cịn phản ánh một phần
quan niệm ứng xử có văn hóa của mỗi dân tộc.
Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút có đóng góp quan trọng trong nền văn
học Việt Nam. Hiện tại, Nguyễn Nhật Ánh đang giữ một vị trí đặc biệt trong
mảng văn học dành cho thiếu nhi và độc giả tuổi mới lớn. Ơng được nhiều
người tơn vinh là “hoàng tử bé trong thế giới tuổi thơ”. Trong rất nhiều tác

phẩm của ông, Mắt biếc là một trong các truyện viết về câu chuyện tình u
tuổi học trị nhẹ nhàng nhưng sâu lắng và được bầu chọn là tác phẩm hay nhất
của Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm Mắt biếc được xuất bản lần đầu vào năm
1990 được nhiều người biết đến. Năm 2019 Mắt biếc quay trở lại nhờ “cú đúp”


2

của bộ phim chuyển thể cùng tên, nó tạo nên làn sóng lớn thu hút mọi độc giả
tranh nhau tìm đọc tác phẩm. Có một điều đáng nói, người ta chỉ quan tâm đến
nội dung tư tưởng trong các tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh nhiều hơn là ngôn ngữ
trong tác phẩm của ơng. Vì vậy, nghiên cứu ngơn ngữ trong tác phẩm Nguyễn
Nguyễn Nhật Ánh là một việc làm quan trọng và cần thiết.
Ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh là ngôn ngữ mộc mạc, tự
nhiên, như lời ăn tiếng nói hằng ngày, khơng lên gân, khơng màu mè son phấn
và cũng khơng q phơ trương. Nhưng chính nét mộc mặc ấy lại làm nên nét
riêng ngôn ngữ trong tác phẩm của ông. Trong mỗi tác phẩm, Nguyễn Nhật
Ánh sử dụng rất nhiều các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô, đặc biệt là cách
dùng các phương tiện dùng để xưng hô mang dấu ấn văn hóa Nam Bộ và đồng
thời cũng mang rất nhiều dụng ý nghệ thuật tạo nên phong cách riêng đậm chất
Nguyễn Nhật Ánh.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Khảo sát các
phương tiện dùng để xưng hô trong truyện Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh”.
Lựa chọn nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu các
phương tiện dùng để xưng hơ mà Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong truyện Mắt
biếc đã mang lại điều gì cho tác phẩm và giá trị của các phương tiện dùng để
xưng hơ đó ra sao mà đã làm nên tên tuổi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong nền
văn học hiện đại Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong các cơng trình, luận văn nghiên cứu về từ xưng hơ trong tiếng Việt,

có rất nhiều bài viết đã nghiên cứu sâu sắc các tiêu chí và phân loại phương tiện
dùng để xưng hô trong giao tiếp và ứng xử người Việt. Cụ thể:
Bài viết Văn hóa xưng hơ của người Việt của tác giả Nguyễn Thị Diễm
Phương, tác giả nhận định ý kiến của Diệp Quang Ban – Hồng Văn Thung: từ
xưng hơ là những từ dùng để thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá


3

trình giao tiếp (được phản ánh trong nội dung ý nghĩa của thực từ hay tổ hợp
thực từ tương ứng). Cũng trong bài viết, tác giả đã đưa ra các đặc điểm của từ
ngữ xưng hô trong tiếng Việt đặc trưng.
Luận văn Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện của
Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của tác giả Hà Ngọc Yến,
tác giả đã đưa ra các luận điểm xưng hô trong truyện ngắn bằng lời (dạng hiểu
ngô) và xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn).
Phạm Ngọc Thưởng (1994), Về đại từ nhân xưng ngơi thứ 3, Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục, số 10.
Hồng Thị Châu (1995) với Vài đề nghị về chuẩn hóa cách xưng hơ trong
xã giao, Tạp chí Ngơn ngữ và đời sống, số 3.
Bùi Minh Yến (1990), Xưng hô giữa vợ và chồng trong giao tiếp người
Việt, Tạp chí Ngơn ngữ, số 3.
Bùi Minh Yến (1993), Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người
Việt, Tạp chí Ngơn ngữ, số 3.
Đặc biệt chun luận: Từ xưng hơ có nguồn gốc danh từ thân tộc (2013)
của Trương Thị Diễm là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống xưng
hô bằng danh từ thân tộc trong tiếng Việt.
Từ những cơng trình, luận văn nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy từ
xưng hơ được nghiên cứu dưới gốc nhìn khác nhau trong đời sống. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu các phương tiện dùng để xưng hô trong một tác phẩm cụ thể

chưa được đề cập nhiều, đặc biệt là hầu như chưa có cơng trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện và hệ thống các phương tiện dùng để xưng hơ trong các tác
phẩm để làm rõ văn hóa xưng hơ vùng miền của tác giả đó. Mắt biếc của
Nguyễn Nhật Ánh chưa được tìm hiểu nhiều trong các cơng trình nghiên cứu
chun sâu của các tác giả về phương diện ngôn ngữ học, đặc biệt là trong từ
xưng hơ. Chính vì vậy, để kế thừa các thành quả những cơng trình của các nhà


4

nghiên cứu trước đây, chúng tơi hi vọng Khóa luận này sẽ có hướng đi mới
trong việc tìm hiểu các phương tiện dùng để xưng hơ của người Việt nói chung
và các tác phẩm văn học nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý thuyết chủ yếu phục vụ cho việc triển khai đề tài khóa luận:
- Xác lập các tiêu chí để xác định và phân loại các phương tiện dùng để
xưng hô trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh.
- Phân tích, miêu tả đặc điểm của các phương tiện dùng để xưng hô trong
Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh.
- Phân tích vai trị, giá trị của các phương tiện dùng để xưng hô trong
truyện Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh từ góc độ ngữ dụng học và văn hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các phương tiện dùng để xưng hô
trong truyện Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu các phương tiện dùng để xưng hô: đại từ xưng hô, danh từ
thân tộc dùng để xưng hô, tên riêng, xưng hô bằng từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp
và bằng danh ngữ.
- Khảo sát trong truyện Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Thủ pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Trong phương pháp này, chúng tôi sử dụng các thủ pháp khảo sát, thống
kê, tập hợp, phân loại. Cụ thể là, từ đặc điểm nhận diện thế nào là các phương
tiện dùng để xưng hô, chúng tơi thu thập các đơn vị đó trong văn bản nghệ thuật
Mắt biếc, sau đó tập hợp các phương tiện dùng để xưng hô đã khảo sát được
rồi phân loại chúng theo những tiêu chí đã định sẵn.


5

5.2. Thủ pháp phân tích - tổng hợp
Vận dụng phương pháp này, chúng tôi dùng để miêu tả đối tượng nghiên
cứu và bước đầu tổng kết những kết quả đã nghiên cứu được.
5.3. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học
Phương pháp này chủ yếu dùng để miêu tả ý nghĩa của các phương tiện
xưng hô được sử dụng trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-Về lý luận: Củng cố và hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản của lý thuyết
xưng hơ của ngơn ngữ học, góp phần làm rõ thêm các khái niệm quan yếu đối
với việc nghiên cứu chiếu vật xưng hô trong tác phẩm hư cấu; xác lập được một
số cơ sở và thao tác để xác định các phương tiện xưng hô được sử dụng trong
hoạt động giao tiếp; gợi mở và bước đầu vận dụng hướng nghiên cứu liên ngành
ngơn ngữ - văn hóa - văn học vào nghiên cứu phương tiện dùng để xưng hô của
Việt ngữ, đặc biệt là trong các tác phẩm văn học.
-Về thực tiễn: Cung cấp thêm tư liệu và kết quả phân tích mới cho việc
nghiên cứu và giảng dạy về các phương tiện dùng để xưng hô trong Mắt biếc
của Nguyễn Nhật Ánh nói riêng và trong giao tiếp tiếng Việt nói chung; cung
cấp thêm cơ sở và phương tiện ngôn ngữ cho việc khám phá các giá trị và nét
độc đáo trong truyện Nguyễn Nhật Ánh. Từ đó, giúp ta thấy được giá trị truyền

thống và văn hóa ứng xử, lối tư duy của người Nam Bộ nói riêng và người Việt
nói chung qua cách xưng hơ.
7. Bố cục đề tài
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của Luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung
Chương 2: Khảo sát các phương tiện xưng hô trong truyện Mắt biếc của
Nguyễn Nhật Ánh
Chương 3: Từ ngữ xưng hô và cách xưng hơ trong truyện Mắt biếc của
Nguyễn Nhật Ánh nhìn từ đặc điểm dụng học – văn hóa


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Lý thuyết về chiếu vật và chỉ xuất
Dụng học (Pramatique) là một trong ba phương diện của tín hiệu, cho đến
nay, những vấn đề về đối tượng, phạm vi nghiên cứu của ngữ dụng học vẫn
chưa được thống nhất nên có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ngữ dụng học,
mỗi nhà nghiên cứu lại có mỗi một cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Theo
Morris: “Dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa kí hiệu và sự giải thích chúng,
sự giải thích về ý nghĩa mà kí hiệu được dùng” [12, tr.203]. Như vậy, theo quan
điểm này thì phương diện ngữ dụng của hoạt động ngôn ngữ là những đặc điểm
về việc dùng ngôn ngữ (những duyên cớ, động thái tâm lý của các bên giao
tiếp, những kiểu diễn từ đã được xã hội hóa, những đối tượng của diễn từ...).
Cịn trong tạp chí Langue Francaise (số 42, tháng 5, 1979), A. M Diller và F.
Recsanati đã định nghĩa: “Ngữ dụng nghiên cứu việc dùng ngôn ngữ trong diễn
từ và các chỉ hiệu đặc thù trong ngôn ngữ, những cái làm nên cách thức nói
năng” [12, tr.204]. Như vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh vấn đề
ngữ dụng.

Ngữ dụng đang là một lĩnh vực hiện đang hấp dẫn nhiều nhà khoa học trên
thế giới, đặc biệt là các nhà ngôn ngữ học. Trong những năm gần đây, nhiều
vấn đề của ngơn ngữ học đã được xem xét dưới góc nhìn của dụng học. Trong
phạm vi nghiên cứu của bài báo cáo tốt nghiệp chúng tôi cần thấy phải vận
dụng một số khái niệm thuộc lĩnh vực này để có thể giải quyết những vấn đề
ban đầu mà đề tài đặt ra.
1.1.1. Vật quy chiếu (Referent)
Khái nệm về “vật quy chiếu” có cơ sở từ sự phân biệt rạch rịi của G.Frege
(1892) về nghĩa của từ và cái sự vật mà từ ấy gọi tên. Ở Việt Nam, thuật ngữ này
được Cao Xuân Hạo dịch là “Sở chỉ” (vật quy chiếu): “Trong câu nói các từ ngữ
mới có sở chỉ (referent), tức là dùng để trực tiếp chỉ một đối tượng cụ thể hay
những tập hợp những đối tượng có giới hạn cụ thể” [19, tr.54].


7

Ví dụ: Một đứa trẻ mới học nói, nó chỉ hiểu sở chỉ của từ ngữ mà nó nói.
Chặng hạn: “mẹ” ứng với một người cụ thể thường xuyên chăm sóc nó, cho nó
ăn hay hơn nó.Về sau, khi mở rộng tiếp xúc, nó hiểu “mẹ” cịn ứng với nhiều
người đàn bà khác có đặc điểm như vậy với bạn nó. Như vậy, nó đã hiểu ý
nghĩa của từ “mẹ”.
Như vậy, “vật quy chiếu” khác với ý nghĩa của từ: nghĩa của từ là kết quả
của một quá trình trừu tượng hóa từ những trường hợp sử dụng từ ngữ trong
một câu nói cụ thể. Vật quy chiếu là “sự vật khách quan và cụ thể của thế giới
bên ngoài ngôn ngữ ứng với mỗi từ cụ thể trong câu nói. Nó là mục tiêu cuối
cùng của việc sử dụng của từ ngữ, vì cơng dụng chủ yếu của ngơn ngữ là thơng
báo sự tình của thế giới bên ngồi ngôn ngữ” [19, tr.55].
Một sự vật cụ thể khách quan có thể ứng với nhiều từ ngữ khác nhau trong
ngơn ngữ. Ta nói những từ ngữ ấy đồng vật quy chiếu. Hiện tượng đồng vật
quy chiếu này được thể hiện rất rõ ở những vấn đề xưng hô trong tiếng Việt,

bởi mỗi người là tổng hòa của nhiều mối quan hệ xã hội, ở mơi trường này thì
họ đóng vai trị này, ở mơi trường khác họ đóng vai trị khác.
Ví dụ: Một người là giáo viên tên Trí, được học sinh gọi là “thầy giáo”,
được đứa con gọi là “bố”, được bố mẹ gọi là “con”, được anh, chị gọi là “em”,
được bạn bè gọi là “Trí cịi”. Như vậy, những từ “thầy giáo”, “con”, “em”, “bố”,
“Trí cịi” là đồng vật quy chiếu.
Tuy nhiên, cần lưu ý không phải bất cừ từ nào trong câu nói cụ thể đều có
vật quy chiếu. Ví dụ:
- Lấy chồng đi! (a)
- Nó đánh chồng (b)
“chồng” (a) không ứng với một người nào cụ thể nên khơng có vật quy chiếu.
“chồng” (b) là một người cụ thể, “ chồng” của “nó”, nên từ “chồng” này
có sở chỉ.


8

Trong ngơn ngữ, các từ ngữ sau đây ln có vật quy chiếu:
- Các danh từ riêng: Hạnh, Hồng, Trí, Thủy…
- Các đại từ nhân xưng: tơi, mày, nó…
- Các đại từ chỉ định: này, nọ, kia..
- Các danh ngữ được đánh dấu xác định bằng những đại từ chỉ định: người
đàn bà ấy, người đàn ông kia, cô gái nọ…
Dĩ nhiên những từ ngữ này phải xuất hiện trong câu nói cụ thể, hồn cảnh
giao tiếp cụ thể mới có thể xác định vật quy chiếu. J.Lyons nói rằng: “từ ngữ
dùng trong một câu nói cụ thể, tự nó khơng có sở chỉ. Nó được người nói dùng
để chỉ sự vật. Sở chỉ của từ thuộc hành động phát ngơn” [23, tr.58].
1.1.2. Quy chiếu (Reference)
Để xác định tính đúng sai của những diễn ngôn cần quy chiếu chúng với
sự vật nào đó được nói tới trong hồn cảnh giao tiếp.

Ví dụ: Con mèo tím kìa mẹ!
Mệnh đề do câu trên biểu thị sẽ sai nếu “mèo”quy chiếu với những động
vật thật được gọi là “mèo”. Vì thực tế khơng có con mèo nào màu tím cả. Nhưng
sẽ đúng nếu quy chiếu với mèo đồ chơi bằng nhựa.
Vậy nên, “tính đúng sai của một câu tùy thuộc vào sự quy chiếu của các từ
trong câu” [10, tr.230]. J.Lyons định nghĩa: “Quy chiếu là mối quan hệ giữa từ
và các sự vật, biến cố, hành động và tính chất mà chúng thay thế” [23, tr.666].
Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh ý nghĩa của tồn cảnh giao tiếp của các diễn
ngơn, ơng định nghĩa: “Sự chiếu vật là sự tương ứng của các yếu tố ngơn ngữ
(của tín hiệu) trong diễn ngơn với sự vật, hiện tượng đang được nói tới trong
một hồn cảnh giao tiếp nhất định. Nó là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ
giữa hoàn cảnh giao tiếp (ngữ cảnh) và diễn ngôn” [10, tr.231].
Quy chiếu là vấn đề để tạo ra và hiểu những diễn ngơn. Có những câu ln
ln hiểu đúng bởi vì nó ln ln được quy chiếu với các sự vật, hiện tượng


9

(Ví dụ: nước sơi ở 100oC). Nhưng lại có những câu gắn liền với ngữ cảnh mới
có thể xác định được tính đúng sai.
Các danh từ tên riêng thực hiện sự quy chiếu cá thể ít phụ thuộc vào ngữ
cảnh nhất. Đối với các từ loại khác, nếu ngữ cảnh và đồng văn cảnh chưa đủ để
xác định sự vật được quy chiếu thì có thể dùng những từ khác để trợ giúp. Đó
là vai trị của các định ngữ và bổ ngữ. J.Lyons đã nói về điều này như sau:
“Ranh giới quy chiếu của các đơn vị từ không có đường phân rõ ràng, thậm chí
cịn chồng chéo lên nhau. Ranh giới giữa các từ là võ đoán và không xác định”
[23, tr.670].
Các đại từ nhân xưng thực hiện chức năng quy chiếu sự vật bằng cách quy
chiếu chúng với nói, người nghe có mặt trong giao tiếp.
Trong tiếng Việt, đại từ chỉ định: này, nọ, kia, ấy… không quy chiếu với

sự vật cụ thể nhưng khi đi kèm với các danh từ, chúng quy chiếu với một sự
vật cụ thể. Các đại từ nhân xưng, các đại từ chỉ định trên được gọi là các từ chỉ
xuất.
1.1.3. Chỉ xuất (Deixis)
1.1.3.1. Khái niệm
Theo Đỗ Hữu Châu, khái niệm chỉ xuất được hiểu: “là phương thức chiếu
vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ. Quy tắc điều khiển chỉ trỏ là: sự
vật được chỉ trỏ phải ở gần (trong tầm với người chỉ và trong tầm với người nhìn
lẫn người được chỉ) đối với một vị trí được lấy làm mốc” [10, tr.72].
Như vậy, “Deixis là một từ gốc Hi Lạp có nghĩa là “chỉ trỏ”, “chỉ ấn” được
dùng để xử lý đặc điểm định hướng của ngôn ngữ có liên quan đến khơng gian
và thời gian” [23, tr.435].
Các biểu thức chỉ xuất bao gồm cả đại từ xưng hô thực hiện chức năng
chiếu vật không thông qua chức năng miêu tả mà thông qua chức năng định vị
của vật được nói tới.


10

1.1.3.2. Ba phạm trù định vị: ngôi, không gian và thời gian
Đầu tiên là về phạm trù ngôi. Ngôi chỉ ra vai của các nhân vật giao tiếp
trong hành động ngơn ngữ cụ thể. Trong tiếng Việt, có 3 ngơi. Trong đó: ngơi
thứ I là kết quả của sự tự quy chiếu của người nói. Ngơi thứ II là kết quả của
sự tự quy chiếu do người nói tiến hành trong giao tiếp tới một hay những người
đang tham gia giao tiếp. Ngôi thứ III quy chiếu tới vật hay người được nói tới
trong giao tiếp.
Thứ hai là về phạm trù không gian. Định vị không gian phải xác định điểm
gốc. Người nói đứng ở đâu thì đó là gốc. Từ điểm gốc này, những vật, người
được nói tới trong giao tiếp mới được xác định là xa - gần bằng “kia”, “này”,
“đó” hoặc những đại từ chỉ định khác.

Tiếp theo là phạm trù thời gian. Cũng như không gian, định vị thời gian
cũng cần tới việc xác định điểm gốc. Gốc là thời điểm người nói đang nói. Từ
đó mà xác định là “quá khứ” hay “tương lai”.
Như vậy, trong ba phạm trù định vị trên, phạm trù ngôi có liên quan chặt
chẽ với vấn đề xưng hơ. Nhìn chung thì sự định vị trong ngơn ngữ dựa trên
ngun tắc “tự kỉ trung tâm” - tức là lấy mình làm trung tâm. Người nói lấy
mình làm mốc để quy chiếu đến người/ sự vật được nói tới, hay tham gia trong
hoạt động giao tiếp. Nhưng không phải bao giờ nguyên tắc này cũng được thực
hiện một cách triệt để. Trong hội thoại, đôi khi điểm gốc không phải ở người
nói mà là ở một đối tượng khác. Đó là trường hợp xưng gọi thay vai trong cách
xưng hô của người Việt chúng ta.
1.1.4. Người nói - người nghe
Nói về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thi ca, nhà nghiên cứu R.Jakobson
đã chỉ ra 6 chức năng của ngôn ngữ trong một mơ hình nổi tiếng bao gồm:
người phát => bối cảnh, thông điệp, tiếp xúc, mã => người nhận.
Trong mơ hình này ơng đã chỉ ra 6 nhân tố cấu thành của mọi sự kiện ngôn
ngữ, mọi hành động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Ta thấy người phát (người nói)


11

và người nhận (người nghe) là nhân tố khởi đầu và kết thúc của một hành động
giao tiếp. Dụng học rất quan tâm đến các yếu tố trong mơ hình này. Armengaud
khi cố gắng trả lời những câu hỏi “Nói với ai? Ai nói? Và nói cho ai? Anh nghĩ
tơi là ai để có thể nói với tơi như vậy?” [dẫn theo 10, tr.221]. Đã đặc biệt quan
tâm tới hai nhân tố:
- “Ai nói”: người phát- người nói.
- “Nói vói ai”, “nói cho ai”: người nhận- người nghe.
G.Smith giải thích “Dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với
người dùng” [10, tr.223].

Thuật ngữ “người dùng” không phải là một trừu tượng, cô lập. Trong hoạt
động giao tiếp “người dùng” trước hết là người sử dụng ngôn ngữ để truyền
thơng điệp - người phát và sau đó là người tiếp nhận những tín hiệu ngơn ngữ
để nắm được thơng điệp - người nhận. Người phát và người nhận quan hệ
thường xuyên với nhau, tác động lẫn nhau. Bản thân của mỗi người có vốn
sống, kinh nghiệm sống, ngơn ngữ và hiểu biết riêng.
Người phát (người nói lựa chọn những phương tiện ngôn ngữ để truyền
thông điệp đến người nhận). Nói cái gì? Nói như thế nào? Là đều do người nói
quyết định. Ngơn ngữ cung cấp những phương tiện để anh ta làm việc đó: những
yếu tố ngữ âm, những lớp từ vựng, những cấu trúc ngữ pháp, những yếu tố
phong cách. Những phương tiện ngôn ngữ chứa đựng những tầng ý nghĩa và
những giá trị biểu cảm. Người nói tùy vào những kinh nghiệm ngơn ngữ, kinh
nghiệm sống, hiểu biết của bản thân mà lưạ chọn phương tiện thích hợp để
truyền thơng điệp.
Người nhận (người nghe) nhận tín hiệu ngơn ngữ và vận dụng những hiểu
biết của mình để giải mã, từ đó hiểu thơng điệp mà người nói gửi tới. Trong
hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ, người nói ở ngơi nhân xưng thứ nhất cịn
người nghe ở ngôi nhân xưng thứ hai.


12

1.2. Phạm trù xưng hô
1.2.1. Khái niệm về xưng hô
Để cuộc thoại có thể tiến hành, đầu tiên chủ thể giao tiếp phải tìm cách
đưa mình và đối tượng vào diễn ngơn bằng cách lựa chọn những từ xưng hơ
thích hợp. Do đó, trong một cuộc thoại đầy đủ và đảm bảo tính lịch sự thì xưng
hơ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết lập quan hệ liên cá nhân và
xác định thái độ, tình cảm giữa các vai giao tiếp. Khái niệm phạm trù “xưng
hô” cũng được hiểu và lý giải theo nhiều cách khác nhau.

Diệp Quang Ban cho rằng: ”Đại từ xưng hô dùng thay thế và biểu thị các
đối tượng tham gia quá trình giao tiếp” [2,tr.111]. Theo ơng thì đối tượng tham
gia q trình giao tiếp (người, vật) được chỉ ra một cách chung nhất ở cương vị
ngôi (đại từ xưng hô dùng ở một ngôi xác định: ngôi 1, ngôi 2, ngôi 3 và đại từ
xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt).
Theo Bùi Minh Yến: ”Khái niệm xưng hô được ý thức như là một hành vi
ngơn ngữ có chức năng xác lập vị thế xã hội của những người tham gia giao
tiếp và tương quan tâm thế giữa họ với nhau trong quá trình giao tiếp. Khi thực
hiện chức năng này, hành vi ngôn ngữ xưng hô đồng thời đảm nhiệm vụ khởi
sự tương tác ngôn ngữ cho cuộc thoại, điều chỉnh cuộc thoại theo đích đã định,
bảo đảm hiệu lực hành vi” [33, tr.17].
Đồng tình với quan điểm của Đỗ Hữu Châu, Phạm Ngọc Thưởng đã cắt
nghĩa và xác định vai trò của từng yếu tố như sau:
-“Xưng” là hành động người nói dùng một biểu thức ngơn ngữ để đưa
mình vào trong lời nói, để người nghe biết rằng mình đang nói và mình chịu
trách nhiệm về lời nói của mình. Đó là hành động tự quy chiếu của người nói
(ngơi 1). [31,tr.12]
-“Hơ” là hành động người nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đưa người
nghe vào trong lời nói (ngơi 2) [31, tr.12]


13

Trong hoạt động giao tiếp, các vai giao tiếp phải trực tiếp giao thiệp với
nhau bằng lời, trong đó các phương tiện xưng hơ sẽ được sử dụng. Do đó, những
nhân vật, những đối tượng không trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp
trong cuộc thoại sẽ không được chú ý.
Xưng hô là yếu tố đầu tiên mà các vai giao tiếp cần phải lựa chọn để xác
lập vị trí của mình. Dựa vào xưng hơ mà quan hệ giữa các vai giao tiếp được
thiết lập. Do đó, sử dụng từ xưng hơ khơng chỉ giúp cuộc thoại có thể tiến triển

tốt mà nó cịn ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp. Việc lựa chọn xưng hô đúng,
hay sẽ góp phần thúc đẩy q trình giao tiếp. Ngược lại, xưng hô không phù
hợp sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn trong giao tiếp. Qua cách sử
dụng từ xưng hơ người ta có thể biết được tình cảm, thái độ, mối quan hệ, trình
độ học vấn của các nhân vật tham gia giao tiếp.
Tóm lại, xưng hơ là một hành vi ngơn ngữ mà ở đó các nhân vật giao tiếp
dùng biểu thức quy chiếu để đưa mình và người đối thoại vào lời nói. Hay nói
cách khác, trong hoạt động giao tiếp, các vai giao tiếp phải trực tiếp giao thiệp
với nhau bằng lời, trong đó các phương tiện xưng hô sẽ được sử dụng.
1.2.2. Các phương tiện dùng để xưng hô
Phương tiện xưng hô là những đơn vị từ, ngữ dùng để chỉ vai người nói
và người nghe trong hành động giao tiếp, chẳng hạn các đại từ nhân xưng, các
danh từ thân tộc, các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, có khi đó là họ tên,..
các phương tiện xưng hô này rất đa dạng về màu sắc biểu cảm. Chúng được
quy chiếu vào đối tượng giao tiếp nào là do hoàn cảnh giao tiếp quy định.
1.2.2.1. Danh từ thân tộc
Đầu tiên, ta cùng đi vào tìm hiểu khái quát danh từ thân tộc là gì? “Thân
tộc là danh từ chỉ những giá trị có quan hệ huyết thống hoặc có quan hệ hơn
nhân với bản thân mình. Từ xưng hơ thân tộc là những từ dùng để xưng hơ giữa
những người có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống với nhau trong


14

giao tiếp ngơn ngữ”. [17, tr.139]. Theo thống kê, có tới 19 từ xưng hơ có nguồn
gốc danh từ thân tộc, với 13 từ thuộc quan hệ trên tôi (cụ, cố, ơng, bà, cha, mẹ,
bác, chú, thím, cơ, dì, cậu, mợ), 3 từ thuộc thế hệ ngang với tôi (anh, chị, em)
và 3 từ thuộc thế hệ sau tôi (con, cháu, chắt).
Với ngôn ngữ của tiếng Việt, xưng hô thân tộc là một bộ phận hợp thành
rất quan trọng. Nó bao gồm lớp từ ngữ xưng hô quen thuộc nhất và cũng có

mối quan hệ mật thiết nhất đối với mỗi thành viên tham gia giao tiếp và nó ln
gắn liền với cuộc sống của họ: “Lớp từ ngữ này xuất hiện từ rất lâu, gần như là
song song với lịch sử ngôn ngữ và văn minh nhân loại. Cùng với thời gian và
sự phân hóa, phát triển của gia đình và xã hội. Lớp từ ngữ xưng hơ thân tộc từ
chỗ đơn giản phân tán đã hoàn thiện dần và ngày càng phong phú. Đó là lớp từ
ngữ khơng thể tách rời đời sống thường nhật của con người và trở thành một
hệ thống” [17, tr.141].
Tiếp theo, phạm vi sử dụng của danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô:
Trước hết, danh từ thân tộc là lớp từ được dùng để xưng hô của các thành
viên trong gia đình người Việt. Các danh từ thân tộc được bắt nguồn bởi những
mối quan hệ có tính quy phạm bởi các thế hệ trong gia đình, mỗi thế hệ, mỗi
vai bậc đều được quy định bởi một từ thân tộc riêng như anh của bố thì gọi là
“bác”, em gái của bố thì gọi là “cơ”…
Tuy bị chi phối nghiêm ngặt của luật tơn ti thứ bậc trong gia đình và chuẩn
mực của xã hội như đạo đức, tập quán... nhưng xưng hơ bằng danh từ thân tộc
trong gia đình không phải là một khuôn mẫu chặt cứng, bất di bất dịch mà trái lại
trong đời sống giao tiếp ngôn ngữ, chúng trở nên đa dạng và phong phú, mn
hình vạn trạng, nhiều vẻ dưới tác động của hàng loạt những nhân tố ngơn ngữ và
xã hội. Điều đó được thể hiện trong rất nhiều trường hợp xưng hô, chẳng hạn, khi
con cái đã trưởng thành thì bố mẹ sẽ gọi con mình là anh, chị và xưng là bố, tơi...
hay gọi con mình bằng tên của cháu là: bố thằng Tý, mẹ cái Lan...


15

Ngồi phạm vi gia đình, quan hệ xóm giềng ở nông thôn cũng như quan
hệ hàng phố ở thành thị, người ta lựa chon cách xưng hô bằng từ ngữ xưng hô
thân tộc để giao tiếp với nhau, làm nổi bật tính chất “đại gia đình” trong cộng
đồng, điều này là một trong những đặc điểm của văn hóa người Việt.
Như vậy, lớp danh từ thân tộc là tiểu lớp từ không những để chỉ mối quan

hệ giữa các thành viên trong gia đình mà nó cịn là lớp từ được dùng xưng hơ
ngồi xã hội. Nói như Phạm Ngọc Hàm: “từ ngữ xưng hô thân tộc chỉ chung
cho hệ thống ngơn ngữ văn hóa được hình thành từ các kiểu xưng hơ thân tộc
trong xã hội lồi người” [17, tr.146].
Trong gia đình, các danh từ thân tộc chỉ có thể bắt nguồn từ ba nhân tố:
huyết thống, hôn nhân và pháp luật. Quan hệ thân tộc tuy ổn định và ít thay đổi
nhưng lớp từ xưng hơ biểu thị quan hệ đó ln thay đổi cùng với các hệ thống
xã hội, phản ánh sinh động diễn biến của các giai đoạn lịch sử xã hội. Do đó,
chúng khơng phải là một con số xác định mà là một hệ thống mở.
Văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam hình thành trên cơ sở sản xuất
nơng nghiệp là chính, tính chất quan hệ làng xã ngày xưa có ảnh hưởng đặc biệt
sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam. Do đó, khái
niệm “đại gia đình” mang đậm quan niệm đạo lý truyền thống dân tộc. Chính
vì vậy, trong giao tiếp xã hội, những danh từ thân tộc được sử dụng như một
phương tiện xưng hô phổ biến trong tiếng Việt.
Trong tiếng Việt, các danh từ thân tộc thường gặp: cố, ông, bà, bố, mẹ,
chú, bác, cơ, thím, dì, dượng, anh, chị, cậu, mợ, em, cháu... Ngày nay, tính chất
“gia đình hóa xã hội” trong cách xưng hô rất sinh động được thể hiện trong
cách giao tiếp của người Việt, những danh từ thân tộc được sử dụng một cách
phổ biến và linh hoạt. Tuy nhiên, không phải tất cả các danh từ thân tộc được
sử dụng trong gia đình đều được dùng để xưng hơ ngồi xã hội. Thực tế cho
thấy, người Việt ln coi trọng sự chân tình, ln muốn gần gũi nên khi xưng


16

hơ ngồi xã hội, các danh từ thân tộc chỉ quan hệ hơn nhân: vợ, chồng, mợ… ít
được sử dụng. Trong xã hội, các danh từ thân tộc được sử dụng để xưng hơ
trong mối quan hệ hàng xóm, láng giềng, xưng hô trong công sở, nơi làm việc
hay thậm chí là xã giao giữa những cuộc gặp gỡ qua đường…Những danh từ

thân tộc đã trở thành phương tiện xưng hơ thơng dụng trong nhiều mơi trường,
hồn cảnh trong hệ thống ngôn ngữ giao tiếp của người Việt.
Từ xưa, người Việt đã “tối lửa tắt đèn có nhau”, sống với nhau bằng nghĩa
bằng tình “một trăm cái lý khơng bằng một tí cái tình”. Chính vì thế, xu thế
“gia đình hóa xã hội” là một đặc điểm quan trọng trong cách xưng hô, đối nhân
xử thế của người Việt chúng ta. Đây cũng là điều mà nhiều nhà nghiên cứu,
nhiều tác giả cũng thừa nhận. Các danh từ thân tộc khi được sử dụng theo lối
“gia đình hóa xã hội” thì nó đã mất đi nghĩa gốc. Chúng tơi xin đưa ra bảng
thống kê sau để làm rõ hơn đặc điểm này:
Phạm vi

Trong gia đình người Việt

Ngồi xã hội

sử dụng
Danh từ
thân tộc
Chỉ người đàn ơng có con trong Dùng gọi thân mật, suồng sã
cha

mối quan quan hệ với con.

như bạn bè gần gũi.

Ví dụ: Con hơn cha là nhà có Ví dụ: Thơi đi cha, ngồi đó
phúc.

mà khốc lác.


Chỉ người đàn bà có con trong Dùng để chỉ người đàn bà
mối quan hệ với con.
mẹ

ngang tuổi với mẹ mình

Ví dụ: Thưa mẹ, con mới đi làm ngoài xã hội một cách thân
về.

mật, kính nể.
Ví dụ: Con đã về đây, ơi mẹ
Tơm


17

Hỡi người mẹ khổ đã giành
cơm
Cho con, cho Đảng ngày xưa
ấy.
Không sợ tù gông, chấp súng
gương.
Dùng để gọi người phụ nữ chị Dùng để chỉ người phụ nữ
em với mẹ của mình.

tương đương tuổi với mẹ

Ví dụ: Mất cha cịn chú. Mất mẹ mình khi giao tiếp ở ngồi xã



bú dì.

hội.
Ví dụ: Dì ơi! Cho con hỏi
đường Bạch Đằng nằm ở
đâu?

Dùng để gọi người em gái của Dùng để gọi người phụ nữ
bố mình, (đây là phương ngữ hay người con gái của xứ
o

của người Trung Bộ)

Huế.

Ví dụ: Ba ơi! O út nhắn ba sáng Ví dụ: O tê o tề o tề
mai vơ nhà bà nội có việc.

Cái mặt thì rứa, cái tề thì
răng? (Hị phàm Huế)

Chị người phụ nữ sinh ra trước Chỉ người phụ nữ lớn hơn
mình, do ba hoặc mẹ sinh ra tuổi mình một chút ngồi xã
hoặc chỉ ba hoặc mẹ mình sinh hội.
chị

ra.

Ví dụ: Chị lao cơng như sắt


Ví dụ: Chị ngã em nâng

như đồng.
Chị lao công đêm quét rác.
(Chị lao công – Tố Hữu)

Dùng để chỉ người phụ nữ sinh Dùng để gọi những người


ra bố mẹ mình hoặc những phụ nữ lớn tuổi.
người họ hàng ngang bậc với Ví dụ: Bà ơi! Bà đang làm gì
ơng bà mình về vai vế.

thế? Bà ngẩng mặt lên mỉm


×