Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi đóng kịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ 5-6 TUỔI THƠNG QUA TRỊ CHƠI ĐÓNG KỊCH

Sinh viên thực hiện
Lớp
Giảng viên hướng dẫn

: Lê Thị Liên
: 16SMN
:Th.s Nguyển Thị Diệu Hà

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài khóa luận này, em xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc đếnTh.s Nguyễn Thị Diệu Hà, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành đề tài khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Mầm non –
trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cùng Thầy Cô giảng dạy em suốt những năm
học Đại Học. Những kiến thức và phương pháp Thầy Cô truyền đạt là nên tảng
quan trọng để em hoàn thành đề tài khoa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân thành gửi lời cám ơn đến Ban giám hiệu nhà trường MN Hoa
Ban và trường mẫu giáo Họa Mi , thành phố Đà Nẵng và các giáo viên công tác,
giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình tiến hành điều tra thực trạng và


thực nghiệm thành công.
Em cũng gửi lời cảm ơn đến quý đồng nghiệp và các bạn học cùng lớp đã
quan tâm, động viên, hợp tác và chia sẻ kiến thức trong quá trình nghiên cứu đề
tài.
Mặc dù, em đã cố gắng hết sức để hồn thành đề tài nhưng khơng tránh
khỏi sự thiếu sót.Kính mong q thầy cơ xem xét và đóng góp ý kiến để em có
được một đề tài hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
Sinh Viên
Lê Thị Liên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. 6
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ........................................................ 7
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
6. Giả thiết khoa học ............................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
8. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 4
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CHO TRẺ 5-6 TUỔI THƠNG QUA TRỊ CHƠI ĐÓNG
KỊCH .................................................................................................................... 6

1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu ..................................................................... 6
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................ 6
1.1.2. Nghiên cứu về giao tiếp ở Việt nam ........................................................... 7
1.2. Các khái niệm chính của đề tài ...................................................................... 9
1.2.1 Khái niệm giao tiếp ...................................................................................... 9
1.2.2. Khái niệm kỹ năng giao tiếp ..................................................................... 11
1.2.3. Khái niệm về trị chơi đóng kịch cho trẻ 5-6 tuổi ..................................... 13
1.2.4. Khái niệm về phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua
TCĐK .................................................................................................................. 13
1.3. Một số vấn đề lý luận về khái niệm giao giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi. ............ 15
1.3.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi ............................................................... 15
1.3.2. Đặc điểm kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ............................. 17
1.3.3. Các phương tiện giao tiếp là cách thức để thực hiện giao tiếp trong thực
tế. ......................................................................................................................... 18
1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp triển kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi .. 20
1.3.5. Vai trò của kỹ năng giao tiếp đối với sự phát triển của trẻ 5-6 tuổi. ........ 22


1.4Lý luận về trị chơi đóng kịch của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non ................ 23
1.4.1 Đặc thù của TCĐK ..................................................................................... 23
1.4.2. Vai trị của trị chơi đóng kịch đối với việc giáo dục trẻ .......................... 24
1.4.3 Tổ chức trị chơi đóng kịch cho trẻ ở trường mầm non ............................. 26
1.5Ảnh hưởng của trị chơi đóng kịch đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp
cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. .................................................................... 32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO
TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THƠNG QUA TRỊ CHƠI
ĐÓNG KỊCH ..................................................................................................... 35
2.1.Khái quát về địa bàn trường mầm non Hoa Ban và Mẫu giáo Họa Mi ........ 35
2.1.1. Khái quát về trường mầm non Hoa Ban ................................................... 35

2.1.2 Địa bàn trường Mẫu Giáo Họa Mi ............................................................. 36
2.2 Khái quát quá trình điều tra khảo sát. ........................................................... 38
2.2.1 Mục đích khảo sát ...................................................................................... 38
2.2.2 Đối tượng và thời gian khảo sát ................................................................. 38
2.2.3 Nội dung khảo sát....................................................................................... 39
2.2.4Phương pháp khảo sát ................................................................................. 39
2.2.5 Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá .......................................................... 39
2.3 Kết quả khảo sát. .......................................................................................... 42
2.3.1 Kết quả thực trạng nhận thức của giáo viên về kỹ năng giao tiếp của trẻ
thơng qua trị chơi đóng kịch............................................................................... 42
2.3.2 Thực trạng mức độ biểu hiện kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi trong
TCĐK. ................................................................................................................. 46
2.3.3 Thực trạng sử dụng biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua TCĐK ở trường mầm non. ................................................................. 49
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 52
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO TRẺ THÔNG QUA TRỊ CHƠI ĐĨNG KỊCH CHO TRẺ 5-6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON.................................................................................. 53
3.1 Các nguyên tắc chung để xây dựng biện pháp. ............................................. 53
3.1.1 Khái niệm về biện pháp pháp phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ 5- 6 tuổi
thông qua TCĐK. ................................................................................................ 53


3.2.1Cơ sở định hướng cho việc đề xuất các biện pháp phát triển kỹ năng giao
tiếp của trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi đóng kịch. ............................................. 53
3.2 Một số biện pháp ........................................................................................... 56
3.2Thực nghiệm sư phạm .................................................................................... 68
3.2.1Mục đích thực nghiệm................................................................................. 68
3.2.2Đối tượng, phạm vi và thời gian thực nghiệm ............................................ 68
3.2.3Nội dung thực nghiệm ................................................................................. 68

3.2.4Tiêu chí đánh giá và kết quả thực nghiệm .................................................. 69
3.2.5Tiến hành thực nghiệm................................................................................ 69
3.4 Phân tích kết quả thực nghiệm ...................................................................... 70
3.4.1 Kết quả đo đầu vào ..................................................................................... 70
3.4.2 Kết quả sau thực nghiệm ............................................................................ 72
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 75
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM .......................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 80


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KNGT: Kỹ năng giao tiếp
TCĐK: Trò chơi đóng kịch
TN: Thực nghiệm
ĐC: Đối chứng
GV: Giáo viên


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Số Hiệu
Bảng Biểu,
Biểu Đồ, Sơ
Đồ

Tên Bảng Biểu, Biểu Đồ, Sơ Đồ

Trang

Bảng 2.1


Vài nét về đối tượng khảo sát

Bảng 2.2

Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng giao tiếp đối với trẻ 45
5-6 tuổi.

Bảng 2.3

Kết quả mức độ biểu hiện kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo bé 46
thông qua TCĐK của trường mầm non Hoa Ban và mẫu giáo
Họa Mi

Biểu đồ 2.1

Biểu đồ biểu hiện kỹ năng giao tiếp trẻ 5-6 tuổi trong TCĐK của 46
hai trường mầm non Hoa Ban và mẫu giáo Họa Mi

Bảng 2.4

Kết quả điều tra của hai trường mầm non Hoa ban và mẫu giáo 48
Họa Mi

Biểu đồ 2.2

Biểu hiện kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi trong TCĐK ở hai 48
trường mầm non Hoa ban và mẫu giáo Họa Mi tôi rút ra một số
nhận xét như sau:


Bảng 2.5

Điều tra mức độ sử dụng biện pháp nhằm tổ chức TCĐK nhằm 49
phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Bảng 2.6

Mức độ nguyên nhân ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của trẻ
5-6 tuổi

Bảng 3.1

Mức độ biểu hiện kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi của nhóm trẻ 71
sau TN

Biểu đồ 3.1

Mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ nhóm TN và nhóm 71
ĐC trước TN

Bảng3.2

Mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN 72
sau thực nghiệm

Bảng3.3

Mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở nhóm ĐC 73
sau TN


Sơ đồ: 3.2

Sơ đồ so sánh mức độ phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi 73
ở nhón trẻ sau TN và ĐC

Bảng 4.1

Bảng so sánh mức độ kỹ năng giao tiếp trước TN và sau TN

74

Sơ đồ 4.3

Sơ đồ so sánh mức độ kỹ năng giao tiếp trước TN và sau TN

74

43

50


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, giao tiếp đóng vai trị quan trọng là chìa khóa mở ra
thành công cho mỗi con người.Giao tiếp giúp con người trao đổi thơng tin, lĩnh
hội nền văn hóa của xã hội. Giao tiếp giúp con người nắm bắt được đặc điểm
tâm lý nhân cách của người khác, chia sẻ và biết bộc lộ thái độ của mình. Qua
đó có kỹ năng giao tiếp giúp con người hình thành mối quan hệ,bộc lộ và phát
triển hình thái nhân cách phát triển bản thân.

Đối với trẻ em ở lứa tuổi mầm non kỹ năng giao tiếp có vai trị quan trọng,
đặc biệtđối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn từ 5-6 tuổi. Để bảo đảm cho sự phát
triển toàn diện của trẻ sau này cần trang bị đầy đủ cho trẻ những kỹ năng cần
thiết, trong đó sự chuẩn bị về những kỹ năng về giao tiếp, có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng để giúp trẻ hịa nhập với các mối quan hệ. Trẻ em khi được chuẩn bị
chu đáo về kỹ năng giao tiếp thường có tâm lý tự tin, mạnh dạn, giao tiếp với cô
giáo, các bạn và những người xung quanh tự nhiên, thoải mái tạo điều kiện cho
sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nhà tâm lý học Pháp P.Oathavut G.Bivans,D.Giactson đã coi “ Giao tiếp là
một tổ hợp hành vi nói cách khác, giao tiếp là một quá trình xã hội thường
xuyên diễn ra giữa con người với nhau, q trình này tích hợp nhiều hành vi,
hành vi ngôn ngữ, hành vi phi ngôn ngữ”. Trong khi giao tiếp, trẻ sử dụng ngơn
ngữ lời nói kết hợp với các động tác, cử chỉ, nét mặt ngôn ngữ cơ thể để trình
bày ý nghĩa biểu cảm của mình với mọi người xung quanh.Như vậy, kỹ năng
giao tiếp giúp cho trẻ thích ứng được mối quan hệ giữa con người với con người
trong môi trường sống đồng thời tạo điều kiện cho việc giáo dục cho trẻ các kỹ
năng khác như trí tuệ, ngơn ngữ giúp trẻ học tập tốt hơn.Đối với trẻ em từ 5-6
tuổi, kỹ năng giao tiếp của trẻ được xem là năng lực cần thiết giúp trẻ trải
nghiệm vào các hoạt động khác nhau đặc biệt thơng qua hoạt động vui chơi,
trong đó trị chơi đóng kịch là một loại hình trị chơi chủ đạo.

1


Trị chơi đóng kịch là trị chơi đóng vai theo tác phẩm văn học, giàu trí
tưởng tượng sáng tạo, trẻ được đặt cảm xúc của mình để tái hiện lại tính cách
nhân vật trong tác phẩm văn học thơng qua trị chơi. Trị chơi đóng kịch có rất
nhiều ưu thế trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp của trẻ ,trẻ có điều kiện khám
phá, trải nghiệm, tạo điều kiện cần thiết trong việc hình thành nhân cách để từ
đó giúp trẻ phát triển tồn diện. Trong khi chơi trị chơi trẻ phải đặt mình hóa

thân vào nhân vật để hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, đặc biệt là lời nói tính cách
của từng nhân vật trong tác phẩm. Để có vở kịch trẻ phải thuộc nhuần nhuyễn
lời thoại của mình và của bạn diễn, khi đó khơng những vốn từ mà khả năng
giao tiếp của trẻ phát triển, giúp trẻ tự tin giao tiếp mạch lạc.Trị chơi đóng kịch
là phương tiện hiệu quả để phát triển kỹ năng giao tiếp, phát triển ngơn ngữ
mạch lạc cũng góp phần giáo dục tồn diện nhân cách cho trẻ em.Thơng qua trị
chơi đóng kịch địi hỏi trẻ biết cách ứng xử phù hợp với vai mình đóng đó là kỹ
năng trẻ càng được hoàn thiện.
Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ thơng qua trị chơi đóng
kịch ở các cơ sở giáo dục chưa thực sự chú ý.Thực tế, giáo viên đã tổ chức trị
chơi đóng kịch cho trẻ nhưng chưa phát huy được kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Trong khi chơi trẻ chưa hợp tác được với bạn, chưa thể hiện được vai chơi theo
tính cách nhân vật cùng với thời gian tổ chức cịn rất ít nên giáo viên chưa đầu
tư đúng mực cho trẻ chơicùng với việc bày trí sân khấu, đạo cụ hóa trang còn rất
đơn điệu chưa hấp dẫn trẻ tham gia vào trị chơi đóng kịch.Chính vì những lý do
trên tơi đã chọnnghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao
tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trị chơi đóng kịch”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực trạng để đề xuất các biện pháp phát
triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi đóng kịch.
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Qúa trình giáo dục giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
2


3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi
đóng kịch
4.Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6
tuổi thơng qua trị chơi đóng kịch
Khảo sát, phân tích thực trạng về phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6
tuổi thơng qua trị chơi đóng kịch.
Nghiên cứu để đề xuất biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6
tuổi thơng qua trị chơi đóng kịch và thực nghiệm sư phạm.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1 Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại trường Mầm non Hoa Ban, trường mẫu giáo Họa Mi trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
5.2. Phạm vi thời gian
Bắt đầu từ tháng 9 năm 2019 đến đầu tháng 1 năm 20120
6. Giả thiết khoa học
Nếu tiến hành các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Tạo cơ hội để trẻ cùng cô viết kịch bản.
Biện pháp 2: Khuyến khích trẻ thỏa thuận với nhau để chọn vai chơi phù
hợp.
Biện pháp 3: Khuyến khích cho trẻ nhận xét, đánh giá mình và bạn sau khi
chơi.
Biện pháp 4: Xây dựng góc chơi đóng kịch hấp dẫn.
Biện pháp 5:Tạo tình huống có vấn đề.
Nếu có những biện pháp tổ chức phù hợp thì sẽ góp phần phát triển kỹ
năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thơng qua trị chơi đóng kịch .
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây:
3


7.1 Phương pháp lí luận
Nghiên cứu, đọc, khái quát những tài liệu trong và ngồi nước về giao tiếp

nói chung và kỹ năng giao tiếp trẻ mầm non thông qua trị chơi đóng kịch, dựa
trên quan niệm tâm lý học, triết học, …sau đó thống kê hóa lý thuyết cần thiết
nhằm xây dựng cơ sở cho đề tài.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Đây là phương pháp nhằm khảo sát thực trạng kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6
tuổi thông qua TCĐK dành cho các giáo viên của trường mầm non bằng hệ
thống câu hỏi mở và đóng.
7.2.2.Phương pháp đàm thoại, trị chuyện.
Đàm thoại với giáo viên giảng dạy tại các nhóm lớp lớn ở trường mầm non
về cách tổ chức, nhận định về kỹ năng trẻ thể hiện qua vai chơi.Trò chuyện với
trẻ về vai chơi và tình huống giao tiếp nhằm tìm hiểu về kỹ năng khi chơi
TCĐK.
7.2.3.Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động của giáo viên và trẻ thơng qua q trình tổ chức chơi
TCĐK nhằm thu thập thông tin.
7.3.4.Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng cơng thức tốn học xử lý các số liệu thu thập được .
7.4.Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm các phương pháp, đề xuất nhằm kiểm nghiệm hiệu
quả áp dụng các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua TCĐK.
8. Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc của đề tài gồm 3 phần ngồi phần mở đầu và kết thì phần nội dung
gồm 3 chương là:
Chương1: Cơ Sở lý luận biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ5-6
tuổi ở trường mầm non thơng qua trị chơi đóng kịch.
4



Chương 2: Thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non thơng qua trị chơi đóng kịch.
Chương 3: Biện pháp nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi và
thực nghiệm sư phạm .

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG
GIAO TIẾP CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA
TRỊ CHƠI ĐĨNG KỊCH
1.1.Tổng quan về đề tài nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngồi
Những cơng trình nghiên cứu về giao tiếp của triết học, tâm lý học, xã hội
học và giáo dục học, chúng ta thấy có rất nhiều các nhà nghiên cứu đã khai thác
nhiều khía cạnh của giao tiếp như hành vi, nhận thức, thái độ hay kỹ năng giao
tiếp, tính tích cực giao tiếp.
Các tác giả B.V.Xocolov, J. Bremont (1971) và R. Chakin [Trích theo,
9]…Trong cuốn sách văn hoá nhân cách B.V.Xocolov viết: “Giao tiếp là sự tác
động lẫn nhau giữa những con người và giữa những động vật có tâm lý giống
nhau”. Các tác giả có xu hướng coi giao tiếp là một hiện tượng tâm lý có chung
cả ở người và động vật. Quan điểm này cho thấy, quá trình giao tiếp phản ánh
phần nào mối quan hệ giữa con người với sự giao tiếp với động vật mà trong đó,
tâm lý người cũng hìnhthành và phát triển nhờ mối quan hệ giữa con người với
những động vật nuôi trong nhà. Hướng tiếp cận này có những hạn chế là khơng
thấy được sự khác nhau cơ bản giữa con người và con vật, giữa giao tiếp của con
người với con người và cái gọi là “giao tiếp” của con vật.Họ không đánh giá
đúng mức vai trị của giáo dục và văn hóa đối với sự hình thành, phát triển tâm
lý, kỹ năng giao tiếp ở mỗi cá nhân.

Theo quan điểm từ các nhà nghiên cứu giao tiếp theo nhiều hướng khác
nha. Theo hướng nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giao như bản chất,
cấu trúc, cơ chế, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối liên hệgiữa giao
tiếp. Hướng nghiên cứu này được thểhiện trong nhiều cơng trình nghiên cứu của
các nhà tâm lý học Liên Xô: “Vềbản chất giao tiếp người” (1973) của
Xacopnhin, “Tâm lý học vềcác mối quan hệqua lại trong nhóm nhỏ” (1976) của

6


I.L.Kolominxki, “Tâm lý học giao tiếp” (1978) của A.A.Leonchiev, “Giao tiếp
trong tâm lý học” (1981) của K.Platonov, “Phạm trù giao tiếp và hoạt động
trong tâm lý học’ của B.P.Lomov. [21]
Theo hướng nghiên cứu giao tiếp với nhân cách có cơng trình “Nhân cách
trong cấu trúc giao tiếp sư phạm” (1980) của Pơlotnhicova, “Những trởngại tâm
lý trong giao tiếp giữa các nhân cách” (1985) của Sakanova...[ 21]
Các tác giả trên đã chỉ ra vai trò quan trọng của giao tiếp đối với sự hình
thành nhân cách của mỗi con người, trong đó chỉ có sự giao tiếp giữa con người
với con người trong xã hội mới có thể giúp con người trưởng thành về mặt nhận
thức, tình cảm và các yếu tố liên quan đến sự định hình các năng lực, giá trị của
mỗi chủ thể trong quá trình giao tiếp ấy tiếp cận rất hiện đại.
Trong các hướng tiếp cận về giao tiếp của các tác giả trên, chúng tôi nhận
thấy việc vận dụng hướng nghiên cứu về“ Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
5-6 tuổithơng qua trị chơi đóng kịch” là hết sức phù hợp và có nhiều điểm
toàn diện.
1.1.2. Nghiên cứu về giao tiếp ở Việt nam
* Nghiên cứu về trị chơi
Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về trò chơi, sử dụng chúng vào việc hình
thành và phát triển nhân cách, giáo dục đạo đức, lịng nhân ái, giáo dục tính tich
cực giao tiếp, giáo dục tích hợp với các hoạt động khác cho trẻ em nói chung và

trẻ mẫu giáo nói riêng.
Tác giả Nguyễn Văn Lũy, Trần Thị Tuyết Hoa cho rằng, ảnh hưởng của
trò chơi đối với phát triển nhân cách của trẻ thể ở chỗ thơng qua chơi trẻ tìm
hiểu được hành vi mối quan hệ qua lại của người lớn mà đứa trẻ coi là mẫu mực
đối với hành vi của nó. Qua trị chơi đứa trẻ rèn luyện được những kỹ năng giao
tiếp cơ bản, những phẩm chất để tiếp xúc với bạn bè cùng lứa tuổi. Để gây hứng
thú cho bạn chơi, đứa trẻ phải phục tùng những nguyên tắc chứa đựng trong vai
chơi đã nhận của mình.

7


Ở Việt Nam nghiên cứu về giao tiếp trong các cơng trình nghiên cứu của
Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thạc, Ngơ Cơng Hồn , Lê Xn Hồng. các
cơng trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Lũy, Trần Thị Tuyết Hoa chỉ
ra rằng, ảnh hưởng của trò chơi tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Các tác giả
cho thấy rằng giao tiếp rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ
* Nghiên cứu về giao tiếp
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn nhấn mạnh: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý
giữa người và người, thơng qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về
cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau hay nói cách
khác đi giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành mối quan hệ người - người,
hiện thực hoá các mối quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác” [14].
Tác giả Lê Khanh khẳng định: “Giao tiếp là quá trình thiết lập và thực thi
các mối quan hệ người-người, hiện thực hoá các mối quan hệ xã hội giữa chủ
thể này và chủ thể khác, trong đó con người thơng báo cho nhau những thông
tin trao đổi cho nhau những hiểu biết, xúc cảm qua đó họ hiểu nhau đồng cảm
và chia sẻ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển tâm lý mỗi
người” [23].
Tác giả Trần Thị Minh Đức định nghĩa“Giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi

thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế, trang phục”
[12] Với cách hiểu giao tiếp theo hướng tiếp trên, các tác giả đều thống nhất cho
rằng, giao tiếp có những đặc điểm chủ yếu như: Giao tiếp mang tính chủ thể:
Giao tiếp bao giờ cũng được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể. Mỗi người vừa là
chủ thể vừa là đối tượng của q trình giao tiếp; Giao tiếp mang tính nhận thức
và tính tự nhận thức: thơng qua giao tiếp con người tăng cường vốn kiến thức
của bản.
Như vậy, Các tác giả đều đã khẳng định được bản chất tâm lí của giao tiếp,
chỉ ra được nội dung, đặc điểm, hiệu quả, phương tiện của giao tiếp. Đặc biệt
trong ngành giáo dục mầm non, tuy nhiên có rất ít đề tài nghiên cứu về nghiên
cứu về kỹ năng giao tiếp thông qua trị chơi đóng kịch vì thế tơi đã nghiên cứu
8


về đề tài: “Một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi
thơng qua trị chơi đóng kịch”.
1.2.Các khái niệmchính của đề tài
1.2.1 Khái niệmgiao tiếp
Giao tiếp là một hoạt động rất phong phú, đa dạng của con người.Nên khái
niệm giao tiếp cũng rất đa dạng có nhiều bàn cãi trong lĩnh vực này.
Dưới góc độ tâm lý học, giao tiếp được hiểu là hoạt động xác lập và vận
hành các mối quan hệ người và người, thực hiện hóa quan hệ giữa người với
nhau. Nhà tâm lý học B. Ph. Lomov người Nga trong cuốn những vấn đề giao
tiếp trong tâm lý học, coi giao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lý học hiện đại,
định nghĩa “ Giao tiếp là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với con
người với tư cách là chủ thể” (1981) codn V.N. Miaxixev xét giao tiếp dưới góc
độ nhân cách bệnh cho rằng: ‘’ Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động qua
lại lẫn nhau giữa các nhân cách cu thể” ( 1960)[tr5, 19].
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn định nghĩa “ Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý
giữa người với người , thơng qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin về

cái xúc , tri giác lẫn nhau , ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với
nhau [ 5 ].
Các nhà tâm lý học nhân cách quan niệm: “Giao tiếp là quá trình tác động
qua lại giữa con người với con người qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý được
thực hiện và các quan niệm liên nhân cách được cụ thể hóa”[ 16].
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh định nghĩa về giao tiếp như sau: “ giao tiếp là
hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người qua đó nảy
sinh sự tiếp xúc tâm lí, được biểu hiện ở các q trình thơng tin, hiểu biết, rung
cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau [7].
Từ điển tâm lý, trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em do bác sĩ Nguyễn Khắc
Viện chủ biên, Hà Nội - 1991: “ Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người
thơng qua ngơn ngữ nói, viết, cử chỉ. Ngày nay từ này hàm ngụ sự trao đổi

9


thông tin qua một bộ mã (code). Người phát tin mã hóa tín hiệu, người nhận tin
giải mã, một bên truyền ý nghĩa nhất định, bên kia hiểu được”[ 8].
Như vậy, dưới góc độ tâm lý học chưa có sự đồng nhất nhưng các tác giả
nhìn chung đều nói lên một số đặc điểm chung như sau: “giao tiếp là sự tiếp xúc
giũa người với người trong cộng đồng xã hội qua đó xác lập và hiện thực hóa
các mối quan hệ xã hội của họ nhằm giúp họ thỏa mãn nhu cầu nhất định”.
Dưới góc độ ngơn ngữ học
Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa : “ Giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi với
nhau giữa con người với con người bằng ngôn ngữ ” ( 1992 ), " Từ điển tiếng
Việt”, Trung tâm từ điển Ngôn ngữ , Hà Nội. Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn
ngữ học Tiếng Việt, tác giả Nguyễn Như ý giải thích giao tiếp là “ Sự thông báo
hay truyền đạt thông bảo nhờ một hệ thống mã nào đó ” [ 9 ].
Hai tác giả Trần Trọng Thủy, Nguyễn Sinh Huy coi : “Giao tiếp của con
người là một quá trình có chỉ định hay khơng chỉ định , có ý thức hay khơng có ý

thức và trong đó có các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các thông điệp
bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. ” Trong định nghĩa này tác giả không chỉ đề
cập đến đối tượng dùng để giao tiếp mà còn nêu lên cả phương tiện giao tiếp để
tiến hành giao tiếp . Với định nghĩa này thì ngay cả khi trẻ khơng có ý thức ( trẻ
thiểu năng , bị hội chứng down ) hay trẻ chưa có ý thức ( trẻ dưới ba tuổi ) vẫn
có thể tham gia vào q trình giao tiếp [ 19 ].
Như vậy có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy theo từng góc độ về
giao tiếp tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều nêu bật lên được đặc điểm chung về
giao tiếp như sau: Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ
giữa người với người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định.
Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi sử dụng khái niệm về giao tiếp: “ Giao
tiếp là sự tương tác giữa các cá nhân với nhau bằng phương tiện ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ nhằm mục đích xác lập các mối quan hệ giữa người với người,
qua đó các cá nhân trao đổi thơng tin, biểu đạt và tiếp nhận thông tin, cảm

10


xúc,tình cảm, các trạng thái, nhu cầu cá nhân với nhau và ảnh hưởng đến nhau,
góp phần cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách ”.
1.2.2. Khái niệm kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là sự vận dụng các tri thức, kinh nghiệm cũng như việc
sử dụng hợp lí các phương tiện ngơn ngữ và phi ngơn ngữ, nhằm giúp chủ thể
giao tiếp thực hiện có hiệu quả việc trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm với đối
tượng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, thái độ,
ngôn ngữ được phối hợp hài hoà, hợp lý của cá nhân với cá nhân hay cá nhân
với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp để thực
hiện mục đích giao tiếp.
Hồng Anh quan niệm kỹ năng “giao tiếp là năng lực của con người biểu
hiện trongquá trình giao tiếp. Đó là các khả năng sử dụng hợp lý các phương

tiện ngôn ngữ vàphi ngôn ngữlà hệ thống các thao tác cử chỉ, điệu bộ hành vi
được chủ thể giaotiếp phối hợp hài hịa ”. [1]
Tác giả Hồng Anh đã phân chia kỹ năng giao tiếp thành 3 nhóm kỹ năng
cơ bản sau:
- Nhóm kỹ năng định hướng (bao gồm: nhận biết sự thay đổi trạng thái tâm
lý qua nét mặt; phán đoán được trạng thái tâm lý qua lời nói; lường trước được ý
định của đối phương; chuyển hóa nhanh từ tri giác bên ngồi đến xác định tính
độc đáo của nhân cách; dự đốn nhanh thái độ của đối phương đối với mình).
- Nhóm khả năng điều khiển bản thân (biết chủ động đề xuất giao tiếp theo
mục đích của mình; biết tự kiềm chế; biết thay đổi nét mặt khi cần thiết; biết
thay đổi giọng nói khi cần thiết; biết kết thúc cuộc giao tiếp hợp lý).
- Nhóm kỹ năng điều khiển đối phương (biết hướng đối phương theo ý
mình để đạt được mục đích giao tiếp; biết kích thích hứng thú, tính sáng tạo của
họ và biết làm giảm căng thẳng trong giao tiếp) [3].
Theo tác giả Nguyễn Văn Đồng thì kỹ năng giao tiếp có 3 nhóm sau: [13]
- Nhóm kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ gồm:
+ Kỹ năng lắng nghe.
11


+ Kỹ năng diễn đạt.
+ Kỹ năng phân tích tình huống.
+ Kỹ năng tổ chức thơng tin.
+ Kỹ năng trình bày văn bản.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp phi ngơn ngữ gồm:
+ Kỹ năng kiểm soát tư thế, cử chỉ.
+ Kỹ năng kiểm soát biểu hiện nét mặt và cái nhìn.
+ Kỹ năng kiểm sốt lĩnh vực phi ngơn ngữ của lời nói.
- Nhóm kỹ năng giao tiếp liên nhân cách bao gồm:
+ Sự nhạy cảm trong giao tiếp.

+ Kỹ năng tạo dựng quan hệ.
+ Kỹ năng cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng.
+ Kỹ năng ứng xử linh hoạt và mềm dẻo.
+ Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi.
+ Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp.
+ Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển đối tượng giao tiếp.
+ Kỹ năng kiềm chế, kiểm tra đối tượng giao tiếp [13]
Như vậy kỹ năng giao tiếp là những biểu hiện bên ngoài cũng như những
diễn biến bên trong của các hiện tượng, trạng thái, phẩm chất tâmlý của đối
tượng giao tiếp.
Từ đó, tơi cho rằng: “Kỹ năng giao tiếp là sự vận dụng các tri thức, kinh
nghiệm cũng như việc sử dụng hợp lí các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn
ngữ, nhằm giúp chủ thể giao tiếp thực hiện có hiệu quả việc trao đổi thơng tin,
tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp”.
Kỹ năng giao tiếp bao gồm cả tri thức, kĩ thuật hành động và thái độ phù
hợp để giao tiếp có hiệu quả.

12


1.2.3. Khái niệm về trị chơi đóng kịch cho trẻ 5-6 tuổi
* Khái niệmTCĐK
Hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo rất đa dạng trẻ được tham gia vào
nhiều loại trò chơi học tập, trò chơi lắp ghép, xây dựng, trị chơi vận động, trị
chơi đóng vai theo chủ đề, trị chơi đóng kịch. Trong đó, TCĐK là một loại hình
trị chơi đặc biệt địi hỏi sự đơc lâp của trẻ. Khi chơi TCĐK trẻ phải trải qua một
quá trình lao động nghệ thuật như người nghệ sĩ. Từđó , địi hỏi trẻ trong suốt
q trình chơi phải phát huy cao độ moi chức năng tâm lỹ, ngơn ngữ, trí nhớ,
tưởng tượng.
TCĐK là loại trị chơi trong đó trẻ hóa thân vào nhân vật, tái hiện lại nội

dung diễn biến các sự kiệ xảy ra trong tác phẩm văn học.
Trong TCĐK thì nội dung và tính chất hoạt động của trẻ phụ thuộc vào nội
dung tác phẩm. Nội dung sẽ xác định thành phần trẻ tham gia trò chơi, lời nói
của các nhân vật và trình tự xảy ra các sự kiện. Điều này một mặt dễ đàng hơn
khi chơi, nội dung chơi có sẵn, quan hệ giữa các nhân vật trong trò chơi đã được
xác định trước và xác định những hành động của nhân vật trong khi chơi. Điều
quan trọng trong trò chơi này là các nhân vật phải được miêu tả, phản ánh y hệt
như chúng vốn có trong tác phẩm cùng với tất cả những nét đặc trưng của họ
trong hành vi, lời nói. Như vậy, bản chất của trị chơi đóng kịch là trẻ táo tạo,
mô phỏng lại các nhân vật theo một tác phẩm văn học có sẵn.
1.2.4. Khái niệm về phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua TCĐK
Kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua TCĐK bắt nguồn từ khái niệm
giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp được thể hiện quá trình trẻ trải nghiệm thực tế, trẻ
đã biết nhìn những biểu hiện cảm xúc bên ngồi của các bạn như hào hứng, vui
vẻ, phấn khởi trao đổi với nhau khi phát hiện những điều mới lạ đang diễn ra
trước mắt, từ đó tự trao đổi ý kiến với bạn khác, với giáo viên và dựa vào những
cảm xúc đó trẻ có thể hiểu được rằng ý kiến của mình nêu ra có đúng hay khơng.

13


Trong quá trình trẻ chơi cũng được trao đổi, thỏa thuận với nhau về vai
chơi, nhiệm vụ chơi, đây chính là cách mà trẻ tham gia vào q trình giao
tiếpthơng qua hoạt động vui chơi, đặc biệt là TCĐK trẻ học cách tương tác với
cô giáo bạn bè và mọi người xung quanh. Với phương thức này đòi hỏi trẻ có kỹ
năng sử dụng phương tiện tư duy bằng ngơn ngữ.Hơn nữa trẻ cịn sử dụng
phương tiện phi ngơn ngữ, trẻ thường dùng cử chỉ điệu bộ của mình để mơ tả lại
sự vật hiện tượng mà mình muốn tìm hiểu nhằm giúp trẻ chi gác lại
chúng.Chuyển tri giác sự vật hiện tượng thành mô phỏng lại các sự vật hiện

tượng đó.Như vậy ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ thường sử dụng phương tiện phi ngôn
ngữ để diễn đạt lại những gì mình biết.
Đối với tác giả Nguyễn Văn Luỹ và Trần Thị Tuyết Hoa cho rằng: “Kỹ
năng giao tiếp là mức độ phối hợp hợp lý nhất các thao tác, cử chỉ, điệu bộ,
hành vi (kể cả hành vi ngơn ngữ) đảm bảo đạt kết quả trong q trình giao tiếp
của con người. Kỹ năng giao tiếp vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, linh
hoạt, sáng tạo, vừa có tính mục đích. Bản chất của kỹ năng giao tiếp là sự phối
hợp phức tạp giữa chuẩn mực hành vi xã hội và cá nhân với sự vận động của cơ
thể (cơ mặt, ánh mắt, nụ cười, môi, tác động tay, chân, đầu, cổ, vai, tư thế
vậnđộng.) và ngơn ngữ. Sự phối hợp đó có tính hài hồ, hợp lý có nghĩa là nó
mang một nội dung thơng tin nhất định, phù hợp với mục đích giao tiếp và mang
lại hiệu quả trong quá trình giao tiếp” [12].
Theotác giả Nguyễn Văn Lũy, Trần Thị Tuyết Hoa chỉ ra rằng: Ảnh hưởng
của trò chơi tới sự phát triển nhân cách của đứa trẻ thể hiện ở chỗ, thông qua trị
chơi, trẻ tìm hiểu hành vi và những mối quan hệ qua lại của người lớn mà đứa
trẻ coi là mẫu mực đối với hành vi của nó. Qua trò chơi, đứa trẻ cũng rèn luyện
được những kĩ xảo giao tiếp cơ bản, những phẩm chất cần thiết để tiếp xúc với
các bạn cùng tuổi.Để gây hứng thú cho bạn chơi, đứa trẻ phải biết phục tùng các
quy tắc chứa đựng trong vai chơi mà nó đã nhận cho mình [12].
Tóm lại, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy theo từng góc độ về
giao tiếp tuy nhiên ở giới hạn của đề tài từ các khái niệm về giao tiếp trên, tôi
14


đưa ra quan niệm: “Kỹnăng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi thơng qua TCĐK là q
trình mà trẻ tham gia vào giaotiếp xúc tâm lý nhằm mô tả hành động hành và
diễn đạt ngơn ngữ bằng lời nói, nét mặt cử chỉ với những người khác”.
Như vậy phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ trong quá trình giáo dục là
việc giáo viên sử dụng các biện pháp, cách thức tác động vào kỹ của trẻ để tạo
ra những hoạt động vui chơi, tình huống giao tiếp đối với bản thân trẻ.

1.3.Một số vấn đề lý luận về khái niệm giao giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi.
1.3.1.Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi
* Tính khơng chủ định trong hoạt động tâm lí
Một trong những nét tâm lí đặc trưng của trẻ mẫu giáo là tính khơng chủ
định trong hoạt động tâm lý, tức là các hiện tượng tâm lí xảy ra khơng có sự
tham gia của ý thức, trẻ không đặt ra nhiệm vụ hay kế hoạch từ trước để tiến
hành hoạt động nói chung. Các q trình tâm lý của trẻ mẫu giáo đều mang tính
khơng chủ định.Trẻ thích thì chú ý, thích thì nhớ, khơng thích thì thơi.Tồn bộ
hoạt động và phương pháp dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo này đều phải chứ ý đến
yếu tố khơng chủ định này.Hoạt động vui chơi cũng mang tính khơng bắt buộc,
tức là trẻ thích thì tham gia, khơng thích thì khơng chơi.Mọi sự ép buộc qua trị
chơi đều dẫn đến sự phản tác dụng của trờ chơi.Nếu trong hoạt động vui chơi trẻ
khơng hịa hợp với bạn mà trẻ từ bỏ cuộc chơi, thì cơ giáo cũng khơng thể ép trẻ
chơi.
* Tính hình tượng trong hoạt động tâm lí.
Cùng với sự phát triển và sự hồn thiện dần của hoạt động vui chơi cũng
như các hoạt đông (hoạt động tạo hình, kể chuyện, đọc thơ…) vốn biểu tượng
của trẻ ngày càng phong phú hơn rất nhiều và chức năng kí hiệu tượng trưng
được phát triển. Tư duy trực quan hình tượng, trí nhớ hình tượng phát triển
mạnh ở giai đoạn này.Sự phát triển mạnh của tính hình tượng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho trẻ cảm thụ những hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm văn
học và các hiện tượng ngơn ngữ. Tính hình tượng trong hoạt động tâm lí đã giúp
trẻ có thể chơi được tốt và sáng tạo qua trò chơi, khi sắm vai mà mình đảm nhận
15


và hoạt động của vai. Nếu hành động của vai qua trị chơi ĐVTCĐ. Điều đó
khiến hoạt động của trẻ trong vai đã đảm nhận không quá lệ thuộc vào đồ vật và
do đó trẻ sẽ gặp khó khăn hơn trong q trình tham gia chơi cùng các bạn. Có
thể nói, tính hình tượng phát triển tốt sẽ giúp trẻ tham gia chơi cùng các bạn,

giúp trẻ thực hiện những kỹ năng chơi dễ dàng hơn.
* Tính đồng cảm và dễ xúc cảm.
Ở lứa tuổi mầm non thì tính xúc cảm tình cảm nổi trội trong tất cả các mặt
hoạt động tâm lí.So với trẻ em ở lứa tuổi nhà trẻ thì trẻ mẫu giáo rất muốn được
yêu thương, khen ngợi và lo sợ trước những thái độ thờ ơ lạnh nhạt của những
người xung quanh. Nó thực sự vui khi được người lớn và bạn bè yêu mến khen
ngợi, và cũng thực sự buồn bã khi bị tẩy chay. Trẻ khơng những chỉ có nhu cầu
được u thương mà cịn có nhu cầu u thương người khác nữa. Trẻ ln cố
gắng động viên an ủi, chia sẻ những tình cảm của mình với những người xung
quanh. Đây chính là giai đoạn rất tốt để phát triển khả năng đồng cảm ở trẻ.Tình
cảm của trẻ đặc biệt là tính đồng cảm và dễ xúc cảm phát triển là thời điểm
thuận lợi để giáo dục long nhân ái cho trẻ.Các loại tình cảm bậc cao như tình
cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ cũng phát triển mạnh ở giai
đoạn này.Hoạt động vui chơi, đặc biệt là trờ chơi đóng kịch sẽ tạo điều kiện cho
trẻ những trạng thái tình cảm khác nhau, bởi vì tình cảm với con người chỉ nảy
sinh trong quan hệ người người.
* “Duy kỉ” – một nét tâm lí cịn biểu hiện ở lứa tuổi mẫu giáo.
“Duy kỉ” là đặc điểm tâm lí đặc trưng cho trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn, tuy nhiên
nó vẫn cịn ảnh hưởng tới các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và vẫn để lại
dấu ấn tâm lí trong các hoạt động của mình.“Duy kỉ” tức là đứa trẻ chưa phân
biệt được đâu là tính khách quan của sự vật hiện tượng, đâu là tính chủ quan của
bản thân mình, hay nói cách khác chưa phân biệt yếu tố chủ thể và khách thể của
hoạt động.trẻ chưa nhận rõ đâu là ý muốn nhu cầu chủ quan, đâu là những quy
tắc luật lệ xã hội mà trẻ phải tuân theo. Điều này dễ dẫn đến sự hình thành tính
ích kỉ (trẻ chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên “duy kỉ”
16


sẽ giảm dần theo năm tháng, nếu có sự giáo dục thì “duy kỉ” sẽ ít có nguy cơ
biến thành sự ích kỉ. “Duy kỉ” ảnh hưởng nhiều đến quan hệ của trẻ trong hoạt

động vui chơi.Nhiều trẻ luôn tranh chấp đồ chơi của bạn, bắt các bạn phải thỏa
mãn những nhu cầu của mình, mặc dù đơi khi những địi hỏi ấy rất vơ lí.Để “duy
kỉ” khơng trở thành nguyên nhân chính của xung đột, phải phát triển khả năng tự
ý thức của trẻ.
1.3.2. Đặc điểm kỹ năng giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Căn cứ vào các vấn đề lý luận như đã phân tích ở trên, căn cứ vào hoạt
động vui chơi với trò chơi ĐVTCĐ, căn cứ vào sự phát triển tâm lý của trẻ 5-6
tuổi, căn cứ vào chuẩn yếu cầu giao tiếp của trẻ theo thông tư 23 ban hành quy
định về bộ chuẩn phát triển của trẻ em năm tuổi, của bộ giáo dục và đào tạo,
theo nội dung 28 chuẩn, có chuẩn ngơn ngữ và giao tiếp cho trẻ. Đó là chuẩn 14,
chuẩn 15 và chuẩn 16. Kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi được biểu hiện qua 3
nhóm kỹ năng đó là: Kỹ năng nghe hiểu lời nói giao tiếp; Kỹ năng sử dụng lời
nói giao tiếp; Kỹ năng thực hiện một số qui tắc giao tiếp thông thường.
Kỹ năng nghe hiểu lời nói giao tiếp: Trẻđã có thể diễn đạt được những xúc
cảm, nhu cầu, ý nghĩ và hiểu biết của mình qua lời nói. Biết sử dụng lời nói để
chỉ dẫn những vấn đề đơn giản cho người khác hiểu và ngược lại có thể hiểu
những chỉ dẫn về những vấn đề đơn giản qua lời nói hoặc cử chỉ hành động.
Kỹ năng sử dụng lời nói giao tiếp: Về mặt giao tiếp trẻ đã có thể sử dụng
khá hiệu quả phương tiện giao tiếp phi ngôn từ (cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, giọng
nói,…). Trong quá trình trẻ trải nghiệm thực tế, trẻ đã biết những biểu hiện cảm
xúc bên ngoài như hào hứng, vui vẻ, phấn khởi trao đổi với nhau khi phát hiện
ra được điều gì mới lạ đang diễn ra trước mắt, từ đó trẻ cũng tự trao đổi ý kiến
với những bạn khác.Trẻ có sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm với cô giáo, bạn bè
và mọi người xung quanh. Với phương thức này địi hỏi trẻcó kỹ năng sử dụng
phương tiện ngôn ngữ, trẻ thu được kinh nghiệm và kết hợp với vốn kiến thức
sẵn có để làm phong phú hiểu biết vốn kinh nghiệm của mình.

17



Kỹ năng thực hiện một số qui tắc giao tiếp thông thường: Trong giao tiếp
trẻ sử dụng nhiều phương tiện để truyền tải và tiếp nhận thơng tin, trong đó có
phương tiện chủ yếu là ngơn ngữ. Trẻ đã có thể thực hiện được những quy tắc
giao tiếp thông thường như gặp người lớn, gặp thầy cơ thì chào hỏi lễ phép,
người lớn đưa cho thứ gì thì phải xin bằng hai tay… Mặc dù có thể trẻ chưa hiểu
được sâu sắc ý nghĩa của những hành vi giao tiếp, song trẻ hồn tồn có thể thực
hiện được chuẩn về mặt hành vi trong q trình giao tiếp nếu mơi trường giao
tiếp quanh trẻ chỉ chứa đựng những nét đẹp của văn hoá giao tiếp và trẻ nhận
được sự quan tâm giáo dục thoả đáng của gia đình, nhà trường và tồn xã hội.
Như vậy trẻ 5-6 tuổi đã có những biểu hiện ở khả năng giao tiếp với đối
tượng xung quanh.Trẻ sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau đặc điểm phát triển
tâm sinh lý của trẻ cũng khác nhau nên kỹ năng về giao tiếp của trẻ cũng khác
nhau.Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải tinh tế, quan tâm và có những biện
pháp, hình thức tổ chức giúp trẻ được giao tiếp tốt hơn.
1.3.3. Các phương tiện giao tiếp là cách thức để thực hiện giao tiếp trong
thực tế
*Phương tiện ngôn ngữ: Giao tiếp ngôn ngữ là giao tiếp được tiến hành
thơng qua hệ thống tín hiệu thứ hai: lời nói và chữ viết.
Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong hệ giao tiếp xã hội
bởi nó có những chức năng thơng báo, chức năng diễn cảm và chức năng tác
động.Giao tiếp ngôn ngữ có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức.Trong giao
tiếp, tùy vào đối tượng, mục đích, hồn cảnh… mà người ta sử dụng các hình
thức biểu đạt ngơn ngữ khác nhau. Theo như cách chia của trường phái Palo
Alto thì giao tiếp chỉ định vào giao tiếp loại suy, hay bác sĩ Nguyễn Khắc Việt
thì lại gọi giao tiếp nói chỉ( chỉ định) và giao tiếp nói ví( loại suy) trong tiếng
Việt tương ứng với cách gọi như trên ta có thể gọi là hiển ngơn( nói chỉ) hay hàn
ngơn (nói ví).
Kiểu nói chỉ theo những quy ước rõ ràng ngơn ngữ nói hay viết từ vựng,
ngữ nghĩa nhất định. Ngơn ngữ tốn học, vi tính, chữ người mù thuộc kiểu này.
18



×