Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử thế giới (1914 1945) ở trường THPT trên địa bàn đà nẵng theo hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 185 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM-ĐHĐN
KHOA LỊCH SỬ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1914 - 1945) Ở TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ
NẴNG THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thương Tâm
Lớp: 16 SLS
Cán bộ HDKH: ThS. Trƣơng Trung Phƣơng

Đà Nẵng, 01/2020


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM-ĐHĐN
KHOA LỊCH SỬ
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1914 - 1945) Ở TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ
NẴNG THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thương Tâm
Lớp: 16 SLS
Cán bộ HDKH: ThS. Trƣơng Trung Phƣơng


Đà Nẵng, 01/2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
đề tài của mình
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Thị Thương Tâm


LỜI CẢM ƠN
Với mỗi sinh viên, khóa luận tốt nghiệp là sản phẩm nghiên cứu khoa học đầu đời,
cũng là thành quả của 4 năm học tập và rèn luyện trên giảng đường Đại học. Chính vì
vậy, việc hồn thành khóa luận địi hỏi rất nhiều cơng sức, sự chun tâm, nhiệt huyết
cũng như thời gian của người viết. Một trong những yếu tố khơng nhỏ tạo nên “sản
phẩm trí tuệ” này là sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, giáo viên cố vấn
học tập, các thầy cô đã giảng dạy cũng như sự ủng hộ của gia đình và bạn bè.
Trước hết, bằng tấm lịng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo
ThS. Trương Trung Phương, người trực tiếp hướng dẫn em trong q trình làm đề tài.
Khơng chỉ gợi ý và hướng dẫn em trong quá trình tìm hiểu, đọc tài liệu và lựa chọn đề
tài, thầy cịn tận tình chỉ bảo em những kĩ năng phân tích, khai thác tài liệu để có được
những lập luận phù hợp với nội dung của khóa luận. Nhất là thầy cịn rất nhiệt tình
trong việc đốc thúc q trình viết khóa luận, đọc và đưa ra những nhận xét, góp ý để
em có thể hồn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, em xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô
giáo trong khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, đã tận tình

truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu
trong q trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khóa luận mà cịn
là hành trang q báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn trường THPT Nguyễn Trãi và trường THPT Thái Phiên
đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em tiến hành khảo sát, thực nghiệm tại
trường.
Cuối cùng, em xin được gửi đến bố mẹ, gia đình và bạn bè lời cảm ơn và lịng
biết ơn sâu sắc vì những sự động viên, ủng hộ và cổ vũ tinh thần trong suốt quá trình
gian nan và vất vả này.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm cịn hạn chế của một sinh viên,
khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cơ bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên khóa luận khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cơ để em học thêm
được nhiều kinh nghiệm và để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hồn thiện
hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Thương Tâm


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4

4. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu ...................................................................4
4.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5
7. Bố cục của cơng trình nghiên cứu ...........................................................................5
NỘI DUNG .....................................................................................................................7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH
BIẾM HỌA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1914 – 1945) Ở
TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH .....................................................................7
1.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng tranh biếm họa trong DHLS ở trƣờng THPT.........7
1.1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề tài ...................7
1.1.1.1. Khái niệm tranh ảnh nói chung .................................................................7
1.1.1.2. Khái niệm tranh biếm họa..........................................................................8
1.1.1.3. Khái niệm năng lực, năng lực người học ...................................................9
1.1.2. Phân loại tranh biếm họa ............................................................................11
1.1.2.1. Tranh biếm họa về nhân vật lịch sử .........................................................11
1.1.2.2. Tranh biếm họa về một sự kiện lịch sử cụ thể .........................................12
1.1.2.3. Tranh biếm họa về một quá trình lịch sử .................................................14
1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng tranh biếm họa trong DHLS ở trường THPT theo
hướng phát triển năng lực HS ...............................................................................15
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học LSTG
(1914 - 1945) ở trƣờng THPT .................................................................................19
1.2.1. Thực trạng của việc DHLS ở trường THPT ...............................................19
1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi khai thác và sử dụng tranh biếm họa
trong dạy học LSTG (1914 - 1945) ở trường THPT ............................................21


1.2.2.1. Thuận lợi ..................................................................................................21

1.2.2.2. Khó khăn ..................................................................................................22
CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG TRANH BIẾM HỌA ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1914 - 1945) Ở TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ
NẴNG THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH............................24
2.1. Khái quát nội dung của phần LSTG giai đoạn 1914 – 1945 ở trường THPT...... 24
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1914 - 1918 ....................................................................24
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1918 - 1939 ....................................................................27
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1939 - 1945 ....................................................................32
2.2. Hệ thống tranh biếm họa sử dụng trong dạy học LSTG (1914 - 1945) theo
hƣớng phát triển năng lực HS................................................................................35
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1914 - 1945) Ở TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN
ĐÀ NẴNG THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ..................38
3.1. Nguyên tắc lựa chọn, sử dụng tranh biếm họa trong dạy học LSTG toàn
bài ở trƣờng THPT theo hƣớng phát triển năng lực HS .....................................38
3.1.1. Nguyên tắc lựa chọn tranh biếm họa ..........................................................38
3.1.2. Nguyên tắc sử dụng tranh biếm họa ...........................................................39
3.1.3. Quy trình sử dụng tranh biếm họa trong DHLS .........................................42
3.2. Biện pháp sử dụng tranh biếm họa trong dạy học LSTG giới giai đoạn
1914 - 1945 trƣờng THPT trên địa bàn Đà Nẵng theo hƣớng phát triển năng
lực HS .......................................................................................................................44
3.2.1. Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học bài cung cấp kiến thức mới ..........44
3.2.2. Sử dụng tranh biếm họa trong bài sơ kết ....................................................51
3.2.3. Sử dụng tranh biếm họa trong đổi mới kiểm tra, đánh giá .........................58
3.2.4. Sử dụng tranh biếm họa tổ chức trò chơi lịch sử ........................................64
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm .....................................................................................65
3.3.1. Nội dung thực nghiệm ................................................................................65
3.3.2. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................66
3.3.3. Kết quả khảo sát ..........................................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................70
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 ...................................................................................................................... P1
Phụ lục 2 .................................................................................................................... P18
Phụ lục 3 .................................................................................................................... P19
Phụ lục 4 .................................................................................................................... P21


Phụ lục 5 .................................................................................................................... P23
Phụ lục 6 .................................................................................................................... P24
Phụ lục 7 .................................................................................................................... P34
Phụ lục 8 .................................................................................................................... P36
Phụ lục 9 .................................................................................................................... P39


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

Từ Viết tắt

Nội dung

1

PPDH

Phương pháp dạy học

2


GDPT

Giáo dục phổ thông

3

THPT

Trung học phổ thông

4

DHLS

Dạy học lịch sử

5

LSTG

Lịch sử thế giới

6

SGK

Sách giáo khoa

7


HS

Học sinh

8

GV

Giáo viên

9

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

10

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

11

CNĐQ

Chủ nghĩa đế quốc

12


CTTG

Chiến tranh thế giới

13

NXB

Nhà xuất bản


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới trong nửa đầu thế kỉ XXI, đang chứng kiến những tác động mạnh mẽ
của xu thế tồn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kéo theo sự thay
đổi trong đời sống kinh tế - xã hội, cũng những thời cơ và thách thức cho các dân tộc
trong đó có Việt Nam. Bối cảnh đó, đã đặt ra cho nền giáo dục nước ta nhiệm vụ phải
không ngừng đổi mới để tham gia vào q trình hội nhập tồn cầu hóa về giáo dục,
góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ở trường trung học phổ thơng (THPT), mỗi mơn học có những đặc trưng riêng
của mình đều góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Với tư cách là một khoa học, Lịch
sử có vai trị quan trọng trong việc giáo dục tồn diện học sinh (HS). Từ những hiểu
biết về quá khứ, HS hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với quá trình dựng nước và
giữ nước của tổ tiên. Từ đó xác định nhiệm vụ trong hiện tại và có thái độ đúng đối với
sự phát triển hợp quy luật của tương lai. Đồng thời, giúp những giáo viên (GV) dạy sử
thêm yêu mến, tự hào về bộ môn và nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc đẩy
mạnh, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử (DHLS) ở THPT.
Dạy học là một quá trình nhận thức, một trong những con đường để giúp quá
trình nhận thức đạt hiểu quả cao đó là “đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu

tượng” và phương tiện hết sức quan trọng mang lại thành cơng cho q trình nhận thức
này chính là các “đồ dùng trực quan”. Đồ dùng trực quan nói chung có vai trị rất lớn
trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Hình ảnh
được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng
trực quan. Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch
sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và
ngơn ngữ của HS.
Hiện nay, với định hướng dạy học phát triển năng lực người học, đòi hỏi người
GV phải biết thiết kế, điều khiển hoạt động nhận thức thông qua các “đồ dùng trực
quan”, tạo điều kiện cho HS tự tìm tịi, tự chiếm lĩnh, tạo ra các cơ hội để HS có thể
suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và có trách nhiệm nhiều hơn đối với việc học
tập của mình. Vì thế, sử dụng “đồ dùng trực quan” đã trở thành một trong những
phương pháp khá quan trọng trong hoạt động dạy học, nó vừa là phương tiện giúp HS
khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú mà HS rất dễ tiếp thu.
Là một phương tiện dạy học đã được sử dụng ở nhiều quốc gia phát triển như
Anh, Đức, Pháp, Hoa Kì… tranh biếm họa đã mang lại các giá trị to lớn vượt ra ngoài
1


những mục tiêu mà nền giáo dục đặt ra. Nhưng đối với nước ta, trong quá trình dạy
học việc sử dụng tranh biếm họa cịn mới mẻ. Với bộ mơn Lịch sử, những vấn đề phức
tạp của chính trị, kinh tế - xã hội thế giới và các vấn đề về đối ngoại không được phán
ánh đầy đủ và sâu sắc trong hệ thống bản đồ, tranh ảnh trong sách giáo khoa (SGK) thì
chúng lại được thể hiện rõ nét trong tranh biếm họa. Tranh biếm họa thực sự là tấm
gương đầy đủ phản chiếu các vấn đề đương đại theo các con đường tiếp cận khác
nhau. Với sức mạnh biểu đạt riêng biệt của mình, tranh biếm họa cịn có khả năng tác
động đến thái độ, hành vi của người học, giúp người học định hướng đúng giá trị sống
cho mình thơng qua những góc khuất về cuộc sống mà tranh biếm họa phản ảnh được.
Xuất phát từ thực tế đó, tơi chọn đề tài “Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học
Lịch sử thế giới (1914 - 1945) ở trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng theo hướng

phát triển năng lực học sinh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước tình hình như hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) lịch sử
là một quá trình thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Vì thế, nó ln được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu,
quản lý giáo dục, GV trực tiếp giảng dạy, cụ thể:
Các tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi, trong
cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập 1, tập 2 (NXB Đại học Sư phạm, 2012), các
tác giả đã kế thừa kết quả của những lần xuất bản trước tập trung phân tích cở sở lý
luận của PPDH lịch sử; những vấn đề của phương pháp giảng dạy lịch sử về: Chức
năng, nhiệm vụ, quá trình tiến hành giáo dục lịch sử ở trường phổ thông, phát triển
năng lực nhận thức và thực hành cho HS học tập lịch sử; hệ thống các PPDH lịch sử ở
trường phổ thông. Nhưng về nội dung cũng phát triển và nâng cao khá nhiều, nhằm
phục vụ mục tiêu đào tạo của Trường, của khoa Lịch sử nhất là việc đổi mới PPDH ở
trường THPT. Đặc biệt ở tập 2, các tác giả đã nêu lên những vấn đề như: Về biểu
tượng lịch sử; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; các hình thức tổ chức hoạt động nội
ngoại khóa trong DHLS. Giúp chúng ta hiểu thế nào là biểu tượng lịch sử, vai trò và
việc phân loại biểu tượng, các biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng lịch sử. Cho thấy
sự đầu tư nghiên cứu giáo dục nghiêm túc, kỹ lưỡng của các tác giả, cuốn sách vừa
cung cấp cơ sở lý luận cho việc lựa chọn hình thức và đổi mới phương pháp tổ chức
giảng dạy lịch sử ở trường THPT của luận án.
Tác giả Nguyễn Thị Cơi (chủ biên) trong cuốn “Kênh hình trong dạy học Lịch sử
ở trường THPT” tập 1 (NXB Đại học Sư phạm, 2012) phần Lịch sử Việt Nam đã
2


nghiên cứu những vấn đề cơ bản như hệ thống kênh hình, về vai trị, chức năng,
ngun tắc của sử dụng hệ thống kênh hình trong SGK cho việc giảng dạy lịch sử
trường phổ thông. Cuốn sách cung cấp những cơ sở của hệ thống kênh hình, các loại
tranh ảnh và đi sâu khai thác từng tranh ảnh trong hệ thống SGK, các phương pháp

phù hợp để tạo biểu tượng lịch sử cho HS. Đây là một trong những công trình nghiên
cứu vơ cùng ý nghĩa, cùng sự đầu tư cho nghiên cứu giáo dục rât chi tiết, khoa học.
Các tác giả Nguyễn Anh Dũng, Trần Vĩnh Tường, “Những vấn đề chung về bộ
môn phương pháp dạy học Lịch sử ở trường Cao đẳng sư phạm”, (NXB Đại học Sư
phạm, 2003) nghiên cứu về vai trò, nhiệm vụ của phân môn Lịch sử ở trường phổ
thông.
Với các tác giả Nguyễn Thị Cơi (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ,
Nguyễn Mạnh Khởi, Đồn Văn Hưng, Nguyễn Thị Thúy Bình, (NXB Đại học Sư
phạm, 2011), viết cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử”, đưa ra
những kĩ năng cơ bản mà người giáo cần phải có, làm gì để việc giảng dạy bộ mơn
Lịch sử đạt hiệu quả cao, các biện pháp sư phạm giúp GV nghiên cứu về kĩ năng
nghiệp vụ thật tốt cho quá trình giảng dạy. Ngồi ra, vấn đề này cịn được đề cập trong
một số cơng trình của PGS.TS. Trịnh Đình Tùng, “Hệ thống các phương pháp dạy học
Lịch sử ở trường THCS - Sách CĐSP”, xb lần 2. NXB Giáo dục 2001.
Các tác giả Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường ở cuốn “Lý luận dạy học hiện đại
- Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học”, (NXB Đại học Sư
phạm, 2018) đã tập trung nghiên cứu về các vấn đề như: Các chủ đề cơ bản của lí luận
dạy học đại cương; phát triển năng lực và mục tiêu dạy học học, nội dung dạy học,
PPDH; bài tập định hướng năng lực; đánh giá và cho điểm thành tích học tập cho HS.
Ở cuốn sách này cung cấp nhiều lý luận, quan điểm dạy học khác nhau của nhiều nhà
nghiên cứu, các tác giả đã tập trung nghiên cứu sâu, đa dạng về lý luận giảng dạy khá
mới đặc biệt về định hướng phát triển năng lực cho người học.
Về việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử đã được đề cập khá rõ bài viết của tác
giả Đặng Văn Hồ, (Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm - Đại học Huế) với nhan đề “Tạo
biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh” đã nghiên
cứu và có những lí luận cơ bản về tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, vai trò, ý nghĩa của
việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử, các nguyên tắc và một số biện pháp cụ thể.
Bên cạnh đó, Phạm Văn Châu (2014), “Sử dụng tranh ảnh theo hướng phát triển năng
lực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở THPT”, Tạp chí dạy và học ngày nay, (112014), tr.46-48 đã nêu được tầm quan trọng và vai trò của sử dụng tranh ảnh lịch sử
3



nói chung theo định hướng phát triển các năng lực cho HS nhưng chưa nêu rõ cụ thể
về sử dụng tranh biêm họa trong DHLS.
Đặc biệt ở cuốn “Sử dụng tranh biếm họa trong dạy học Lịch sử ở trường phổ
thông” do các tác giả Nguyễn Văn Ninh (chủ biên), Dương Tấn Giàu, Lê Thị Huyền,
Tống Thị Quỳnh Hương, Trương Trung Phương, (2019), NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội cùng nỗ lực sưu tầm, biên soạn thành công, cho thấy được sự đầu tư và là một
cơng trình nghiên cứu với mục đích phục vụ giáo dục nghiêm túc, kỹ lưỡng của các tác
giả. Hiện nay có nhiều sách chuyên khảo về việc đồ dùng trực quan, mà các cuốn về
sử dụng kênh hình ở cả cấp THCS và THPT nội dung về cả lịch sử Việt Nam, lịch sử
thế giới (LSTG) đã được xuất bản rộng rãi. Tuy nhiên, ở cuốn sách này, nhóm tác giả
đã đi sâu vào một mảng về đồ dùng trực quan đó là tranh biếm họa, đây chính là tư
liệu vơ cùng hữu ích để phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy theo định hướng đổi
mới trong DHLS nhất là trong đổi mới phương pháp giảng dạy Lịch sử hiện nay.
Qua quá trình khai thác tài liệu, tơi nhận thấy đã có nhiều cơng trình đề cập sâu
về cơ sở lí luận, thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong DHLS; một số
cơng trình đã đi sâu giải quyết yêu cầu, nguyên tắc, biện pháp sử dụng tranh ảnh nói
chung và tranh biếm họa nói riêng song chưa có cơng trình cụ thể nào đề cập đến thời
gian và không gian được nêu ra ở trong đề tài. Đây chính là nhiệm vụ mà đề tài sẽ tập
trung giải quyết.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học LSTG (1914 - 1945) ở trường THPT
trên địa bàn Đà Nẵng theo hướng phát triển năng lực HS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận và thực tiễn việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học
LSTG (1914 – 1945) ở bài nội khóa.
- Thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
4. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu tranh biếm họa trong
dạy học LSTG ở trường phổ thông
- Khai thác, sử dụng tài liệu tranh biếm họa lịch sử ở SGK và tranh biếm họa ở
các tài liệu khác trong dạy học LSTG (1914 - 1945) ở trường THPT.

4


- Đề xuất các biện pháp sư phạm có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả dạy học ở trường THPT.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lý luận về vấn đề sử dụng tài liệu tranh ảnh lịch sử nói chung, sử dụng
tranh biếm họa nói riêng.
- Tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng tranh biếm họa ở trường THPT hiện nay.
- Tìm hiểu chương trình, nội dung SGK Lịch sử lớp 11 phần LSTG (1914 1945), xác định những nội dung tranh biếm họa có thể sử dụng.
- Để đề xuất những biện pháp sử dụng tranh biếm họa sư phạm theo hướng phát
triển năng lực của HS trong việc tổ chức dạy học trên lớp cũng như ngoài giờ học.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm khẳng định tính khả thi của đề tài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Nghiên cứu các quan điểm của các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin bàn về giáo dục, các quan điểm cơ bản về giáo dục của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các tài liệu về: Tài liệu giáo
dục học, PPDH và chương trình SGK cũng như các tài liệu lịch sử có liên quan.
- Phương pháp cụ thể:
+ Phương pháp điều tra cơ bản bằng các hình thức khác nhau như dự giờ, khảo
sát, thăm dò ý kiến của GV, HS.
+ Phương pháp thống kê toán học: Tập hợp và xử lý số liệu thu được qua điều
tra.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm dạy một bài cụ thể ở trường

THPT.
6. Đóng góp của đề tài
- Góp phần làm phong phú thêm lý luận về sử dụng tài liệu tranh biếm họa trong
DHLS.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn.
- Đồng thời, đề tài lần này giúp cho việc học tập, nghiên cứu PPDH của HS, sinh
viên trong giai đoạn đổi mới. Khơi dậy, tạo hứng thú cho các em trong giờ học Lịch sử
giúp các em hình thành theo hướng phát triển năng lực cho HS.
- Sưu tầm, bổ sung thêm nguồn tranh biếm họa phục vụ trong dạy học LSTG
(1914 – 1945).
7. Bố cục của cơng trình nghiên cứu

5


Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo,
nội dung nghiên cứu chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy
học lịch sử thế giới (1914 - 1945) ở trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng theo hướng
phát triển năng lực học sinh
Chương 2. Hệ thống tranh biếm họa được sử dụng trong dạy học lịch sử thế giới (1914
- 1945) ở trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng theo hướng phát triển năng lực học sinh
Chương 3. Phương pháp sử dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử thế giới
(1914 - 1945) ở trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng theo hướng phát triển năng lực
học sinh

6


NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH
BIẾM HỌA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1914 – 1945)
Ở TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng tranh biếm họa trong DHLS ở trƣờng THPT
Môn Lịch sử trong chương trình giáo dục ở trường phổ thơng: Vừa cung cấp cho
người học những kiến thức cơ bản, cụ thể, khoa học về lịch sử dân tộc lẫn LSTG từ
quá khứ đến nay; vừa có ưu thế đặc biệt trong giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành
thế giới quan, phát triển năng lực tư duy và hành động cho HS. Cùng các môn học
khác, môn Lịch sử với chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần tích cực cùng xã hội
hoàn thành sứ mạng giáo dục thế hệ trẻ trong điều kiện hiện tại. Vì vậy, trong quá trình
dạy học, GV cần vận dụng nhiều phương pháp, cách tổ chức dạy học để phát triển toàn
diện cho HS.
Trong lý luận dạy học, nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ
bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả gây hứng thú, phát huy các năng lực cũng như
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Nhưng, do những điều kiện khác nhau, việc
sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và sử dụng tranh biếm họa nói riêng theo hướng
phát triển năng lực HS trong DHLS hiện nay ở trường phổ thông vẫn chưa được sự
quan tâm đúng mức. Cho nên, việc tìm hiểu cơ sở lí luận để sử dụng tranh biếm họa
trong DHLS là một điều vô cùng quan trọng cho đề tài.
1.1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề tài
1.1.1.1. Khái niệm tranh ảnh nói chung
Trên cơ sở góc độ tiếp cận các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác
nhau về tranh ảnh cụ thể:
Theo Nguyễn Như Ý: “Tranh là những tác phầm hội họa, phản ánh hiện thực,
tâm trạng bằng đường nét, màu sắc” [31, tr136]. “Ảnh là những hình thu, chụp được
bằng máy ảnh hoặc các dụng cụ quang học khác” [31, tr.295].
Tác giả Hồ Văn Thủy cho rằng:
- “Tranh là nhuững tác phẩm hội họa, đồ họa phản ánh hiện thực bằng đường
nét, màu sắc, hình mảng. Tranh có thể vẽ trên giấy, vải, gỗ, tường… bằng nhiều chất

liệu khác nhau như chì, than, mực, màu bột, màu nước, màu dầu, sơn mài, khắc gỗ,
khắc đồng…

7


- “Ảnh là tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh do nghệ sĩ thực hiện bằng phương pháp
máy ảnh. Khi chụp ảnh, dáng vẽ bên ngoài của đối tượng đều được thu vào máy” [27,
tr. 152-153].
Từ các định nghĩa trên có thể hiểu tranh ảnh là một thuật ngữ dùng để chỉ một
bức vẽ, một bức hình thu chụp được nhằm phản ánh một phần nào đó của hiện thực và
được sử dụng làm phương tiện dạy học. Trong loại DHLS phương tiện này càng có ý
nghĩa hơn quan trọng vì đối tượng học tập của bộ môn Lịch sử là các sự kiện đã diễn
ra trong quá khứ, các nhân vật lịch sử của dân tộc mà chúng ta không thể trực tiếp
xem, cũng không thể tái tạo lại trong phịng thí nghiệm. Tranh, ảnh lịch sử là những
kênh thơng tin về các mảng hoạt động khác nhau của lịch sử xã hội lồi người được
chuyển tải thành hình ảnh nhằm bổ sung, cụ thể hóa nơi dung, giải thích cho những sự
kiện lịch sử nhân vật lịch sử đã qua.
1.1.1.2. Khái niệm tranh biếm họa
Thuật ngữ “tranh biếm họa” có gốc latinh là “Carrus” cịn ở tiếng Ý “caricare”
nghĩa là “cường điệu”. Từ những năm cuối thế kỷ XVI, thuật ngữ này xuất hiện trong
các bức tranh của họa sĩ Carracci người Ý. Còn ở Đức xuất hiện muộn hơn, thuật ngữ
“karikatur” có nghĩa là “tranh biếm họa” cho tới sau này vào giữa thế kỷ XIX mới
được sử dụng rộng rãi. Trong từ điển tiếng Đức “tranh biếm họa” gồm 2 lớp nghĩa:
Thứ nhất là “những bức tranh hài hước, phóng đại hoặc tương tự về một người, một
vật hay sự kiện này thông qua sự hài hước hoặc nhấn mạnh châm biếm bằng cách chú
trọng vào một số tính chất, đặc trưng để chế giễu”, lớp nghĩa thứ hai, ở cấp độ mạnh
hơn nghĩa là “nhạo báng” [34].
Ở Việt Nam, tranh biếm họa được quan niệm là “tranh châm biếm, tranh đả
kích, tranh vui, hí họa.” [34].

Theo Nguyễn Như Ý: Biếm nghĩa là chê, biếm họa là tranh châm biếm [32,
tr.157].
Định nghĩa theo Từ điển Lạc Việt: ““Biếm họa” trong tiếng Anh gọi là
“caricature”, có nghĩa là tranh gây cười để chế giễu những tật xấu.” [21, tr.6].
Tác giả Baran Sarigul trong cơng trình The Significature in Visual
Communication cho rằng: “Ý nghĩa của tranh biếm họa trong giao tiếp trực quan)
quan niệm: Tranh biếm họa là một loại đồ dùng trực quan chứa đựng những thông
điệp thông qua các bản vẽ phóng đại. Đó là cách ngắn gọn và sắc bén nhất để phát ra
một lời chỉ trích. Bởi vậy, ban đầu nó được một số người sử dụng để đáp trả sự thiếu

8


hiểu biết và khiếm nhã của một bộ phận xã hội. Bất kể điều gì liên quan đến con người
đều có thể trở thành chủ đề của tranh biếm họa.” [21, tr.6-7].
Như vậy, từ những quan niệm nêu trên ta có thể hiểu tranh biếm họa là một thuật
ngữ để chỉ một loại tranh (khác với các loại tranh khác, ảnh chụp), được tác giả vẽ về
một đề tài nào đó của xã hội như liên quan đến con người, quan hệ giữa con người, về
một sự kiện, thói hư tật xấu… Mang hàm ý để châm biếm, chế giễu, chỉ trích, chê
trách thơng qua những nét vẽ cường điệu, phóng đại một hay nhiều chi tiết nổi bật nào
đó của đối tượng bị châm biếm. Nên phần lớn loại tranh này thường gây cười, gây chú
ý, hứng thú cao cho người học. Đồng thời, tranh biếm họa mang đầy đủ các ưu điểm
của đồ dùng trực quan giống như những loại kênh hình khác. Nhất là tranh biếm họa
lịch sử là loại tranh phản ánh nội dung cụ thể về nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Nó sử phải bao hàm hai yếu tố: Mang nội dung lịch sử và hình thức thể hiện mang tính
biếm họa. Chính vì thế, tranh biếm họa với đặc trưng riêng của mình về các chủ đề của
xã hội là nguồn tư liệu quan trọng để phục vụ cho quá trình DHLS góp phần vào phát
triển năng lực HS theo định hướng hiện nay.
1.1.1.3. Khái niệm năng lực, năng lực người học
Theo Chương trình mơn Lịch sử trong Chương trình GDPT 2018, đổi mới PPDH

lịch sử theo hướng phát triển năng lực là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình chuẩn
bị triển khai Chương trình GDPT mới. Đồng thời, Chương trình GDPT mới hình thành
và phát triển cho HS những năng lực cốt lõi sau: Những năng lực chung được hình
thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: Năng lực tự chủ
và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thơng qua một số
môn học và hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngơn ngữ, năng lực tính tốn,
năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực
thể chất.
Với Chương trình GDPT mới, giải thích khái niệm năng lực như sau: “Năng lực
là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học
tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các
thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... thực hiện thành cơng một loại
hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.”
Năng lực hay khả năng, kĩ năng trong tiếng Việt có thể xem tương đương với các
thuật ngữ “competence”, “ability”, “capability” … trong tiếng Anh. Ngày nay khái
niệm năng lực được hiểu nhiều nghĩa khác nhau:
9


“Năng lực là “là khả năng giải quyết” và mang nội dung khả năng và sự sẵn
sàng để giải quyết các tình huống.” [6, tr.67]
Theo John Erpenbeck, “năng lực được tri thức làm cơ sở, được dùng như khả
năng khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được
hiện thực hóa qua ý chí”. [6, tr.67].
Weinert (2001) định nghĩa: “Năng lực là những khả năng nhận thức và kĩ năng
vố có hoặc học được của cá thể nhằm giải quyết các vấn đề xác định, cũng như sự sẵn
sàng về động cơ, ý chí, ý thức xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vế đề
trong những tình huống thay đổi một cách thành cơng và có trách nhiệm.” [6, tr.67]
Tác giả Nguyễn Công Khanh quan niệm: “Năng lực là khả năng cá nhân đáp

ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ
thể” (OECD, 2002).” [36].
“Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể
học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa
trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử
dụng một cách thành cơng và có trách nhiệm các giải pháp…trong những tình huống
thay đổi (Weinert, 2001).” [36].
Thơng qua những quan niệm nêu trên, ta có thể hiểu năng lực nghĩa là mang dấu
ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và có thể có được nhờ sự bền bỉ,
kiên trì học tập, hoạt động, rèn luyện và trải nghiệm. Về bản chất, năng lực là tổ hợp
của kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và một số yếu tố tâm lý khác phù hợp với yêu
cầu của hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả. Khi năng lực phát
triển thành tài năng thực sự thì các yếu tố này hồ quyện, đan xen vào nhau.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục đích: “Đảm bảo chất lượng đầu ra của
việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú
trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho
con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Giáo dục
định hướng năng lực nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá
trình nhận thức.” [6, tr.64].
Về năng lực của người học, theo Nguyễn Công Khanh cho rằng:
“Năng lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái
độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện
thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các
em trong cuộc sống.
10


Năng lực của HS là một cấu trúc động (trừu tượng), có tính mở, đa thành tố, đa
tầng bậc, hàm chứa trong nó khơng chỉ là kiến thức, kỹ năng... mà cả niềm tin, giá trị,
trách nhiệm xã hội... thể hiện ở tính sẵn sàng hành động của các em trong môi trường

học tập phổ thông và những điều kiện thực tế đang thay đổi của xã hội.” [36].
Có thể nhận thấy điểm chung cốt lõi của các cách hiểu trên về khái niệm “năng
lực” chính là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để giải quyết một tình
huống có thực trong cuộc sống.
Tóm lại, chúng ta có thể nhận định năng lực của HS phổ thơng chính là khả năng
vận dụng kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập,
giải quyết có hiệu quả những vấn đề có thực trong cuộc sống của các em.
PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hố về hoạt
động trí tuệ mà cịn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình
huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động
thực hành, thực tiễn.
1.1.2. Phân loại tranh biếm họa
Việc phân loại tranh biếm họa có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi nhà nghiên
cứu dựa trên các tiêu chí khác nhau, phân chia tranh biếm họa thành các loại khác
nhau, điển hình ở Đức theo quan điểm của Grünewald và Marienfeld chia tranh biếm
họa theo ba tiêu chí sau:
“- Xét trên tiêu chí lĩnh vực có: Tranh biếm họa về chính trị; tranh biếm họa về
kinh tế; tranh biếm họa về quân sự; tranh biếm họa về văn hóa…
- Xét theo cách trình bày có hai loại: Tranh biếm họa hình ảnh và tranh biếm
họa có cả hình ảnh lẫn lời dẫn.
- Xét theo mức độ thể hiện có bốn loại: Tranh biếm họa vắn tắt; tranh biếm họa
kỳ cục khó hiểu; tranh biếm họa tự nhiên và tranh biếm họa sống động.” [35].
Trên cơ sở các cách phân chia trên của nhiều nhà nghiên cứu thì ở nước ta thì các
loại tranh biếm họa phổ biến nhất là: Tranh biếm họa về nhân vật lịch sử, tranh biếm
họa về sự kiện lịch sử, tranh biếm họa về quá trình lịch sử…
1.1.2.1. Tranh biếm họa về nhân vật lịch sử
Điển hình nhất là tranh biếm họa về nhân vật cụ thể đó có thể là các chính trị gia,
các nhân vật lịch sử, chân dung biếm của các nguyên thủ quốc gia… thường được
biếm họa bằng những nét đặc trưng qua đặc điểm khn mặt khác biệt, hình dạng hoặc
quần áo với những hành động liên quan. Phần lớn tranh biếm họa tập trung vào khắc

họa chân dung của những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Một vài tranh
11


biếm họa châm biếm khi khắc họa những nhân vật nổi tiếng thường sử dụng lối đả
kích và đơi khi nó cịn mang tính chất khiêu khích, nhạo báng. Những bức tranh biếm
họa về nhân vật nhằm phản ánh đối tượng biếm họa đó một cách phóng đại, hết sức
hài hước hoặc bóp méo, xuyên tạc những đặc điểm quan trọng về một người hoặc một
nhóm người để tạo ra những chân dung có thể dễ dàng nhận dạng bằng thị giác.
“Tranh biếm họa ở châu Âu năm 1939: Hitler được ví như người khổng lồ, xung
quanh là các chính khách châu Âu đã nhường bộ Hitler” [Phụ lục 1 – Hình 9] chúng
ta có thể sử dụng để dạy Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (CTTG)
(1918 – 1939), (Lịch sử 11, Chương trình chuẩn) qua bức tranh hài hước này giúp HS
hiểu hơn về tình hình nước Đức trong những năm 1933 – 1939. Bức tranh miêu tả
người khổng lồ nằm giữa trung tâm lớn nhất đó là Adolf Hitler, xung quanh là các
chính khách châu Âu Sau CTTG thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị
trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên
cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Italia, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh
chia lại thế giới. Chế độ phát xít Đức ở Châu Âu đã lớn mạnh đến mức mà tất cả các
thế lực tại Châu Âu đều kinh sợ Hitler.
Thông qua bức tranh này tác giả muốn biếm họa để lí giải về nhân vật Adolf
Hitler (1889 tự sát 1945) nhà hoạt động chính trị người Đức gốc Áo. Quốc trưởng Đức
trong thời kì nước Đức phát xít đã đưa những chính sách có sức ảnh hưởng rất lớn đến
tồn bộ Châu Âu, cũng chính là tội phạm chiến tranh số một trong CTTG II.
1.1.2.2. Tranh biếm họa về một sự kiện lịch sử cụ thể
Theo nội dung thì tranh biếm họa về một sự kiện lịch sử cụ thể chiếm tỷ lệ nhiều
nhất. Ở đây có thể là tranh biếm họa về kết quả của cuộc bầu cử, một sự kiện chính trị
có khi đơn giản một bài phát biểu chính trị hoặc là về một cuộc chiến tranh hay một
chính sách mới được ban hành…

Tranh biếm họa về sự kiện lịch sử, thường sử dụng thủ pháp cường điệu nhằm
phản biện, có quan điểm riêng và có chất trào lộng về một vụ việc, một sự kiện xã hội
mang tính tinh thần hay vật chất. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào nhận thức của người
xem, khi thấy tranh có thể bật cười như được giải trí vui vẻ mà bức tranh mang lại.
Nhưng thực chất, hàm ý phóng đại trong tranh đưa người xem phải suy nghĩ sâu hơn
về sự kiện lịch sử đang được bức tranh thể hiện. Thông qua đó, người xem tranh sẽ rút
ra được bài học cho mình.

12


Tranh biếm họa sự kiện lịch sử độc lập khác với những tranh biếm họa nhân vật
bởi một khía cạnh quan trọng: Tranh biếm họa sự kiện lịch sử đã xảy ra, từ đó tác giả
mới có ý tưởng và những tác phẩm nghệ thuật từ đó mới xuất hiện. Cịn tranh biếm
họa về nhân vật thì là những nét vẽ thêm vào đối với chân dung của những nhân vật
nổi tiếng. Với tranh biếm họa về sự kiện lịch sử đơi lúc có chút gì đó vui vẻ, chấm phá
nhưng nó có tính phản biện, đả kích, châm chọc sâu sắc trong từng nét vẽ để làm rõ
những gì tác giả muốn đề cập đến.
Bức tranh biếm họa: “Đức tấn cơng Liên Xơ” [Phụ lục 1 – Hình 13], GV có thể
sử dụng tranh khi dạy Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), (Lịch sử 11,
Chương trình chuẩn) thơng qua tranh này tạo biểu tượng cho HS về chiến tranh lan
rộng khắp thế giới (Từ tháng 6 – 1941 đến tháng 11 – 1942). Đây là một bức tranh
biếm họa của Liên Xô từ năm 1943 trong câu chuyện Stalingrad. Qua bức tranh ta thấy
được bàn tay của Hitler thể hiện ba điều: Hiệu lệnh “Heil Hitler” nổi tiếng mà binh
lính của ơng thực hiện theo từng lời nói của ơng. Heil Hitler là kiểu chào Quốc xã hay
kiểu chào Hitler, với động tác đưa cánh tay phải cùng các ngón tay duỗi thẳng hướng
về phía trước; Cho thấy mục tiêu của Hitler, nếu quan sát trên bản đồ, hướng chỉ của
bàn tay Hitler sẽ về phía đơng, hướng về phía Liên Xơ; Ảnh hưởng mà Hitler có đối
với qn đội của mình…
Chúng ta có thể thấy những hàng binh lính tiến về cái chết của họ, nơi được biểu

tượng bằng những cây thánh giá đẫm máu. Những người lính tự biến mình thành
những ngơi mộ gợi lên cái chết. Khối binh lính Đức khá dày đặc tạo ấn tượng rằng tất
cả các lực lượng của đất nước này sẵn sàng chiến đấu cho đến khi chế (điều này cũng
thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh khi kết thúc với những bia mộ).
Vị trí của những người lính (cúi đầu xuống) và tiến đến cái chết cho thấy họ
ngoan ngoãn và trên hết phải tuân theo các quyết định của Fuhrer bằng mọi giá. [21,
tr.120 - 121].
Vậy khi đưa ra bức tranh biếm họa này hàm ý trong tranh giúp ta cảm nhận được
tính khốc liệt của chiến tranh cũng như tàn nhẫn của Hitler chỉ chú trọng tới chiến
thắng quân sự, còn sinh mạng của những người lính thì khơng quan tâm. Điều đó,
cũng cho thấy được sức mạnh của Hitler trong quân đội Đức, sẵn sàng phục tùng ông
mà không phản ứng điều gì. Những người lính trong bức tranh này, chúng ta có thể
nghĩ tới hình chữ vạn biến thành thánh giá bia mộ để thấy được sự bại trận của chủ
nghĩa phát xít. Hitler tấn cơng các nước châu Âu trước là vì: Hai khối đế quốc (khối
Anh-Pháp-Mĩ và khối phát xít Đức-Italia-Nhật Bản) ở châu Âu thành lập, mâu thuẫn
13


gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu
diệt. Khối Anh-Pháp-Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ nhằm làm cho khối
phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xơ. Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh
ngay Liên Xô nên Hitler tấn công Liên Xô trước.
Đối với tranh biếm họa về sự kiện lịch sử với mục đích châm biếm mặc dù tính
phê phán của nó rất cao nhưng tương đối khó đối với nhận thức của HS. Để giải thích
nội dung của tranh biếm họa châm biếm họa địi hỏi các em có một vốn hiểu biết
tương đối rộng liên quan nhiều đến các nhân vật chính trị điển hình, bối cảnh diễn ra
sự kiện. GV có thể tùy chọn từng loại tranh biếm họa sao cho phù hợp với mục đích
của mình cũng như nội dung của bài học để có thể mang lại những hiệu quả cao nhất.
1.1.2.3. Tranh biếm họa về một quá trình lịch sử
Tranh biếm họa về quá trình thì thường phức tạp hơn. Đó phải là một chuỗi q

trình từ khởi đầu, phát triển đến khi kết thúc, và trong đó hình ảnh ban đầu và cuối
cùng phải có sự đối lập, sự khác biệt để người học có thể đánh giá được q trình đó.
Tác giả thơng qua những nét vẽ tạo hình để phán ánh quá trình lịch sử nóng bỏng của
thời đại. Với yếu tố châm biếm, đả kích, phóng đại mà bức tranh thể hiện sẽ giúp
người xem hứng thú, có thái độ và suy ngẫm những giá trị hay sự kiện trong quá trình
lịch sử xảy ra trong xã hội.
Về mục đích tranh được vẽ nhằm phê phán sâu sắc, tế nhị những mặt trái của các
vấn đề xã hội trong quá trình lịch sử và có ảnh hưởng trên thế giới. Tranh biếm họa
nhằm khuyến khích người xem đồng tình với những quan điểm, cách nhìn của tác giả
đối với vấn đề, quá trình lịch sử đã diễn ra đó. Việc sử dụng những bức tranh biếm họa
về q trình lịch sử góp phần cung cấp thêm những kiến thức và giúp HS phát triển
các năng lực như tư duy, bình luận, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội phức tạp
diễn ra trong LSTG hay lịch sử dân tộc.
“Tranh vẽ kỷ niệm 1 năm Cách mạng (1918) khắc họa việc người dân Nga đánh
đổ chế độ phong kiến chuyên chế” [Phụ lục 1 – Hình 7]. Trong khi dạy Bài 9. Cách
mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 – 1921),
(Lịch sử 11, chương trình chuẩn) GV có thể sử dụng tranh này để tạo biểu tượng về
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN), do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của
cuộc cách mạng đã hình thành nhà nước chuyên chính vơ sản đầu tiên trên thế giới,
đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thể hiện trong khi nước
Nga đang xây dựng chế độ XHCN thì các phần tử Bạch vệ với sự giúp sức của 14
nước đế quốc đã ra sức lật đổ chính quyền Xơ viết. Trước tình hình đó, nước Nga Xô
14


viết đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, xây dựng Hồng quân công nông. Cuộc
nội chiến Nga đã diễn ra từ đầu năm 1918 đến tháng 11 năm 1920 khi Hồng quân đã
đánh tan ngoại xâm và nội phản. Cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về chính
quyền Xơ viết, nước Nga Xơ viết được giữ vững. Điều đó cịn cho thấy được, do
đường lối đấu tranh và sách lược đúng đắn của Đảng Bolshevik mà lãnh đạo là Lênin,

biết lợi dụng sức mạnh quần chúng đang chịu nhiều khổ cực do chiến tranh đế quốc.
Qua bức tranh, chúng ta có thể hiểu hơn về quá trình giành độc lập của nước Nga, xây
dựng và bao vệ được nhà nước Xơ viết cịn non trẻ khi đất nước đang gặp nhiều khó
khắn. Hơn nữa, giúp HS hiểu những người cộng sản và các phong trào giải phóng dân
tộc trên thế gới, chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng này, Cách mạng tháng Mười Nga
là cuộc cách mạng XHCN, do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng
đã hình thành nhà nước chuyên chính vơ sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi
theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bút pháp trong tranh biếm họa của tác giả khá phóng khống. Tranh đơn giản,
khơng sa vào chi tiết… làm cho người xem dễ nhận ra chủ ý của tác giả, họ cảm thấy
những bức tranh biếm họa này gần gũi với cuộc sống của chính họ, chia sẻ với nỗi
thống khổ của họ, làm cho họ phải nghĩ về số phận của mình, nỗi bất cơng mà mình
đang gánh chịu. Vì vậy, giai cấp vơ sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã
hình thành nhà nước chun chính vơ sản đầu tiên trên thế giới
Chúng ta có thể sử dụng những bức tranh biếm họa về quá trình lịch sử này, để
trang bị kiến thức và giúp HS có khả năng bình luận và đánh giá đối với những vấn đề
chính trị - xã hội phức tạp diễn ra trên thế giới hay ở Việt Nam.
1.1.3. Ý nghĩa của việc sử dụng tranh biếm họa trong DHLS ở trường THPT theo
hướng phát triển năng lực HS
Tranh biếm họa với nội dung là chú trọng hướng tới các vấn đề xã hội có tính
chất thời sự, những nhân vật nổi tiếng, các sự kiện, có thể là xu hướng phát triển của
xã hội và những chủ đề, nội dung cần có ý kiến bình luận và đánh giá. Một bức tranh
biếm họa hay sẽ giá trị hơn nhiều các bài bình luận, các bài diễn văn dài lê thê. Vì vậy,
mà tranh biếm họa đã từng được coi là “vũ khí sắc bén” khơng chỉ trong nhiều lĩnh
vực mà cịn cả đối với bộ mơn Lịch sử nói riêng. Cho nên, việc sử dụng tranh biếm
họa vào quá trình DHLS sẽ có vai trị, ý nghĩa rất lớn góp phần quan trọng nhằm giúp
HS phát triển một cách toàn điện toàn diện:

15



Thứ nhất tranh biếm họa góp phần tạo hứng thú, kích thích động cơ học tập của
HS
Thực trạng HS THPT ít tìm hiểu các kiến thức lịch sử dân tộc và LSTG, là khó
khăn lớn trong q trình DHLS (đặc biệt là Lịch sử lớp 11). Về các kiến thức lịch sử ở
lớp dưới các em không nhớ, không chú tâm học dẫn đến những thiếu hụt về hiểu biết
nên khi tiếp cận với nội dung bài học các em thường tỏ ra lúng túng và khơng có hứng
thú để tiếp thu bài học. Tranh biếm họa có khả năng thúc đẩy sự quan tâm, thích thú
đặc biệt của HS đối với những vấn đề chính trị - xã hội, những sự kiện và xu hướng
phát triển của xã hội, từ đó sẽ kích thích trí tị mị của người học.
Đặc trưng của kiến thức lịch sử là tính quá khứ, khơng lặp lại, vì vậy trong
DHLS đồ dùng trực quan có vai trị trị rất quan trọng, giúp HS có thể tái hiện được
phần nào khơng khí lịch sử đã xảy ra, góp phần vào việc tạo biểu tượng lịch sử cho
HS. Mà tranh biếm họa cũng giống các loại tranh khác được sử dụng trong DHLS là
mang đầy đủ những ưu điểm của đồ dùng trực quan.
“Tuy nhiên, khác với các loại tranh khác, hầu hết tranh biếm họa gây hứng thú
cao ở người học thông qua những chi tiết phóng đại. Theo lí luận giáo dục học và tâm
lí học, hứng thú có vai trị quan trọng trong việc làm cho con người trở nên vui tươi,
phấn chấn hơn. Hứng thú làm cho quá trình học tập trở nên hấp dẫn hơn và duy trì
được quá trình nhận thức một cách bền bỉ. Theo Alecxêep: “Chỉ có hứng thú với một
hoạt động nào đó mới đảm bảo cho hoạt động ấy được tích cực”.” [21, tr.8-9].
Do đó, sử dụng tranh biếm họa vào trong dạy học sẽ góp phần quan trọng để hỗ
trợ, tạo sự hứng thú để HS quan tâm tới những vấn đề quan hệ quốc tế bối cảnh 1914 1945 như thế nào. Vì có rất nhiều sự kiện, vấn đề có tính chất lớn, chính trị khơ khan
lại được ngịi bút của các tác giả tranh biếm họa mô tả lại một các sinh động, hài hước
và có thể thu hút sự chú ý của các em. Chính sự quan tâm tới những vấn đề mà tranh
biếm họa thể hiện, các em sẽ đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá và rút ra cho mình
những hiểu biết về sự phát triển của các hình thái kinh tế trong LSTG và hình thành
một kĩ năng phân tích, xử lí thơng tin tốt hơn.
Thứ hai tranh biếm họa vừa giúp HS khắc sâu kiến thức lịch sử, vừa góp phần
vào phát triển năng lực HS bao gồm năng lực chung và đặc biệt là năng lực chuyên

biệt đối với môn Lịch sử
Đối với việc giúp HS khắc sâu kiến thức lịch sử: “Theo quy luật ưu tiên của trí
nhớ, sự ghi nhớ sẽ chọn lọc với mức độ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm thông tin.
Cụ thể, sự ghi nhớ sẽ ưu tiên cho những điều cụ thể, hình ảnh trực quan (sẽ dễ ghi nhớ
16


hơn ngôn ngữ trừu tượng), sự vật, hiện tượng càng sinh động, hấp dẫn, càng gây hứng
thú càng dễ ghi nhớ, những điều quan trọng, bổ ích hoặc gây tranh cãi… Những đặc
điểm đó sẽ góp phần giúp HS tái hiện kiến thức khi cần thiết, khắc sâu sự kiện lịch sử
hơn, tạo biểu tượng lịch sử ở HS.” [21, tr.9].
Nên khi sử dụng tranh biếm họa HS được tái hiện một lần nữa những kiến thức
liên quan đến hình ảnh và qua quá trình suy luận, kiến thức dễ khắc sâu hơn rất nhiều
so với việc sử dụng các kênh hình thơng thường. Bởi vì, tranh biếm họa mang đến sự
hấp dẫn, lơi cuốn HS do chính đặc thù của tranh biếm họa là yếu tố hài hước, trào
phúng hay sự thể hiện biếm họa độc đáo trong bức tranh. HS từ tò mò, hiếu kỳ về
những yếu tố đặc biệt trong tranh, sẽ muốn tìm hiểu nội dung ẩn giấu trong bức tranh
đó là ra sao. Một số tranh biếm họa, khi mới nhìn HS có thể bật cười vì sự trào phúng
của nó, nhưng sau đó, các em sẽ phân tích, tổng hợp kiến thức, liên hệ để giải thích sự
ẩn dụ trong đó. Cuối cùng HS sẽ bày tỏ được quan điểm và thái độ của mình: Đồng
tình hay phản đối với vấn đề được đặt ra.
Đặc biệt, tranh biếm họa góp phần vào phát triển năng lực HS bao gồm năng lực
chung và đặc biệt là năng lực chuyên biệt đối với môn Lịch sử:
- Việc sử dụng các tranh biếm họa thích hợp giúp thúc đẩy HS phát triển những
năng lực chung. Bởi vì, tranh biếm họa khơng chỉ thơng qua việc phân tích văn bản
(kênh chữ), nghe giảng mà nó sẽ góp phần tổng hợp các kỹ năng: Phân tích hình ảnh,
đọc văn bản, liên hệ kênh chữ và kênh hình, từ đó các em sẽ phát triển được việc tự
chủ tự học của người học. Sau đó, HS tập trung quan sát, dưới sự hướng dẫn của GV
có thể kết hợp với các kĩ thuật làm nhóm, thuyết trình, hỏi – đáp sẽ phát huy được
năng lực giao tiếp. Bên cạnh đó, người học cịn đưa phán đốn, liên hệ, suy xét và kết

luận giúp phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Ngoài ra, khi dạy học sử dụng tranh biếm họa sẽ phát triển rất tốt về năng lực
chuyên biệt của môn Lịch sử như sau:
Trước tiên là năng lực tự chủ, tự học: Khi sử dụng tranh biếm họa vào giảng dạy
cũng như các loại tranh ảnh hay đồ dùng trực quan nào khác, cũng phải bắt đầu từ việc
mô tả những chi tiết được thể hiện trong bức tranh, rồi sau đó lí giải các chi tiết, nét vẽ
được thể hiện. Với đặc trưng của mình, tranh biếm họa sẽ có tác dụng kích thích sự
chú ý của HS, làm cơ sở quan trọng để tạo động cơ học tập, muốn tìm hiểu những ý
nghĩa trên bức tranh. Mỗi HS sẽ có những quan điểm, suy nghĩ khác nhau về bức
tranh, dưới sự hướng dẫn, gợi mở của GV khi cho các em thảo luận đưa ra ý kiến và

17


×