Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá hiệu quả của facemask trong điều trị hạng iii do xương (nghiên cứu trên phim sọ nghiêng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 105 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

MAI THỊ THU THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA FACEMASK
TRONG ĐIỀU TRỊ HẠNG III DO XƯƠNG
(NGHIÊN CỨU TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG)

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------


MAI THỊ THU THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA FACEMASK
TRONG ĐIỀU TRỊ HẠNG III DO XƯƠNG
(NGHIÊN CỨU TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG)

Chuyên ngành: RĂNG HÀM MẶT
Mã số: CK 62 72 28 15

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỐNG KHẮC THẨM

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

.


.

MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt ........................................................................................... i
Đối chiếu thuật ngữ Việt – Anh ........................................................................ ii
Danh mục bảng................................................................................................. iii
Danh mục hình ................................................................................................. iv
Danh mục biểu đồ ............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Sự tăng trưởng của xương hàm trên và cơ thể ........................................... 3
1.2. Sai khớp cắn hạng III do xương ............................................................... 13

1.3. Khí cụ facemask ....................................................................................... 26
1.4. Nghiên cứu hiệu quả của facemask trong điều trị hạng III do xương...... 33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 35
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 35
2.3. Kiểm soát sai lệch thông tin ..................................................................... 44
2.4. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích ................................................... 45
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 47
3.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu ............................................................. 47
3.2. So sánh thay đổi các số đo xương trước và sau điều trị ............................ 48
3.3. So sánh thay đổi các số đo răng trước và sau điều trị .............................. 51
3.4. So sánh thay đổi số đo mô mềm mặt trước và sau điều trị ...................... 52
3.5. So sánh thay đổi các số đo xương, răng , mô mềm trước và sau điều trị
theo nhóm tuổi ................................................................................................. 53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 58
4.1. Mẫu nghiên cứu........................................................................................ 58

.


.

4.2. Thay đổi xương sau điều trị ..................................................................... 60
4.3. Thay đổi răng sau điều trị......................................................................... 67
4.4. Thay đổi mô mềm mặt sau điều trị .......................................................... 69
4.5. So sánh sự thay đổi các số đo trước và sau điều trị giữa hai nhóm tuổi .. 71
4.6. So sánh sự thay đổi xương sau điều trị bằng facemask của nhóm bệnh
nhân hạng III với thay đổi xương do tăng trưởng của trẻ em bình thường
khơng điều trị CHRM...................................................................................... 73

4.7. Ý nghĩa ứng dụng của đề tài .................................................................... 74
4.8. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 77
Phụ lục 1. Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
Phụ lục 2. Phiếu thu thập dữ liệu
Phụ lục 3. Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4. Bản thông tin dành cho người tham gia nghiên cứu
Phụ lục 5. Hình ảnh kết quả nghiên cứu

.


.

i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BN

Bệnh nhân

CHRM

Chỉnh hình răng mặt

ĐLC

Độ lệch chuẩn


ĐT

Điều trị

HD

Hàm dưới

HT

Hàm trên

PSN

Phim sọ nghiêng

TB

Trung bình

.


.

ii

ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
Điều trị bằng facemask


Facemask therapy

Hạng III xương

Skeletal Class III

Hiệu quả điều trị

Therapy effects

Hiệu quả (điều trị) trên răng và xương

Dentofacial effects

Kéo xương hàm trên về trước

Maxillary protraction

Lùi xương hàm trên

Maxillary retrognathism

Nhô xương hàm dưới

Mandibular prognathism

Nới rộng xương khẩu cái nhanh

Rapid palatal expansion


Sai khớp cắn

Malocclusion

Số đo góc

Angular measurement

Số đo kích thước

Linear measurement

Thay đổi trên mơ mềm

Soft tissue profile changes

Trị số Wits

Wits appraisal

.


.

iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Chọn lựa khí cụ điều trị bệnh nhân hạng III đang tăng trưởng ...... 25

Bảng 2.1: Các điểm chuẩn trên phim sọ nghiêng ........................................... 38
Bảng 2.2: Các biến số nền của nghiên cứu ..................................................... 39
Bảng 2.3: Các biến số trên xương hàm ........................................................... 39
Bảng 2.4 : Các biến số trên răng ..................................................................... 41
Bảng 2.5: Các biến số mô mềm mặt ............................................................... 42
Bảng 3.1: So sánh sự thay đổi các số đo xương trước và sau điều trị ............ 49
Bảng 3.2: So sánh sự thay đổi các số đo răng trước và sau điều trị................ 51
Bảng 3.3: So sánh sự thay đổi số đo mô mềm mặt trước và sau điều trị ........ 52
Bảng 3.4: Thay đổi các số đo xương hàm trước và sau điều trị của hai nhóm
tuổi ................................................................................................................... 54
Bảng 3.5: Thay đổi các số đo răng trước và sau điều trị của hai nhóm tuổi.. 56
Bảng 3.6: Thay đổi các số đo mô mềm mặt trước và sau điều trị của hai nhóm
tuổi ................................................................................................................... 57

.


.

iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hướng tăng trưởng của nền sọ và các cấu trúc mặt .......................... 5
Hình 1.2: Sự tăng trưởng và bồi đắp xương, tiêu xương của hàm trên. ........... 6
Hình 1.3: Sự dịch chuyển xương hàm trên ....................................................... 6
Hình 1.4: Vùng tiêu xương ở mặt ngồi xương hàm trên ................................. 7
Hình 1.5: Hướng bồi đắp xương và tiêu xương ở bề mặt xương HT .............. 7
Hình 1.6: Sự bồi đắp xương và tiêu xương ở vòm khẩu ................................... 8
Hình 1.7: Các thời kỳ tăng trưởng của trẻ em ................................................. 10
Hình 1.8: Đường biểu diễn sự tăng trưởng của xương HT và xương HD ...... 11

Hình 1.9: Đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng ở thời kỳ vị thành niên ......... 11
Hình 1.10: Trung bình, đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới, tầng trên mặt,
tăng trưởng của chiều cao cơ thể..................................................................... 13
Hình 1.11: Phân loại sai khớp cắn theo Angle. ............................................... 14
Hình 1.12: Hạng III xương và hướng tăng trưởng hàm dưới ......................... 20
Hình 1.13: Khí cụ Frankel III

Hình 1.14: Khí cụ chụp cằm ....................... 24

Hình 1.15: Khí cụ facemask kiểu Delair và kiểu Petit .................................... 24
Hình 1.16: Neo chặn trên răng hàm trên ......................................................... 27
Hình 1.17: Neo chặn trên răng và xương hàm trên ......................................... 28
Hình 1.18: Miniplate đặt tại cung gò má xương hàm trên kết hợp facemask. 28
Hình 1.19: Miniplate đặt tại vách mũi bên xương hàm trên kết hợp facemask
......................................................................................................................... 29
Hình 1.20: Thun kéo facemask ....................................................................... 30
Hình 1.21: Hướng lực kéo khí cụ facemask. .................................................. 31
Hình 1.22: Tác động của facemask lên răng và xương hàm ........................... 31
Hình 2.1: Các điểm chuẩn trên phim sọ nghiêng ............................................ 37
Hình 2.2: Các góc đo trên phim sọ nghiêng.................................................... 43
Hình 2.3: Các kích thước đo trên phim sọ nghiêng. ....................................... 43

.


.

v

Hình 2.4: Các kích thước đo trên phim sọ nghiêng ........................................ 44

Hình 4.1: Góc và kích thước xương hàm trên................................................. 61
Hình 4.2: Góc và kích thước xương hàm dưới ............................................... 63
Hình 4.3: Tương quan xương hàm trên và xương hàm dưới .......................... 66
Hình 4.4: Thay đổi cắn chìa: trước và sau điều trị bằng facemask ................. 66
Hình 4.5: Thay đổi độ cắn chìa sau 2 tháng điều trị facemask ....................... 68
Hình 4.6: Phim sọ nghiêng trước và sau điều trị............................................. 68
Hình 4.7: Góc và kích thước mơ mềm mặt ..................................................... 70
Hình 4.8: Thay đổi mơ mềm mặt: trước và sau điều trị facemask.................. 70

.


.

vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi .............................................................. 47
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo giới tính................................................................. 47
Biểu đồ 3.3: Thời gian điều trị ........................................................................ 48

.


.

1

MỞ ĐẦU
Sai khớp cắn hạng III do xương là sự biến dạng của khung xương mặt

với đặc điểm là xương hàm dưới có vị trí nằm về trước so với nền sọ hoặc so
với xương hàm trên. Sai khớp cắn hạng III do xương có thể phân chia thành
nhiều loại tùy theo tương quan hai xương hàm theo chiều trước-sau: nhô
hàm dưới, lùi hàm trên hoặc kết hợp giữa nhô hàm dưới và lùi hàm trên. Biểu
hiện sai khớp cắn hạng III do xương trên bệnh nhân gồm có cắn chéo răng
trước, bất hài hòa xương hàm hạng III.
Sai khớp cắn hạng III do xương có thể chia thành hai nhóm dựa theo sự
tăng trưởng của bệnh nhân: hạng III xương ở bệnh nhân đang tăng trưởng và
hạng III xương ở bệnh nhân hết tăng trưởng. Nhiều nghiên cứu cho thấy nên
điều trị sớm bệnh nhân hạng III đang tăng trưởng để có được những thay đổi
xương hàm do tăng trưởng xương. Thời điểm điều trị sớm sẽ quyết định hiệu
quả của điều trị sai khớp cắn hạng III. Điều trị sớm hạng III nên được thực
hiện trên bệnh nhân 8-10 tuổi để có được hiệu quả chỉnh xương hàm nhiều
hơn [5]. Bệnh nhân hạng III xương không được điều trị sớm trong giai đoạn
xương hàm tăng trưởng sẽ ngày càng phát triển kiểu tăng trưởng hạng III
xương trầm trọng hơn và khả năng phải phẫu thuật chỉnh hình xương hàm ở
tuổi trưởng thành là rất lớn. Điều trị sớm hạng III xương có thể làm giảm tỷ lệ
phẫu thuật chỉnh hình hoặc tránh được phẫu thuật chỉnh hình khi bệnh nhân
tăng trưởng hoàn toàn [28]
Sai khớp cắn hạng III xương do xương hàm trên lùi sau kết hợp với
xương hàm dưới bình thường hoặc xương hàm dưới nhơ ra trước chiếm tỷ lệ
cao trong sai khớp cắn hạng III. Ở trẻ da trắng, 57% bệnh nhân sai khớp cắn
hạng III do xương có hàm trên kém phát triển với hàm dưới bình thường hoặc

.


.

2


hàm dưới nhơ [30]. Điều trị thích hợp cho bệnh nhân đang tăng trưởng với
hạng III có hàm trên lùi sau là kéo xương hàm trên về phía trước. Facemask là
một trong những loại khí cụ điều trị chỉnh hình dùng để kích thích xương
hàm trên tăng trưởng về phía trước trên bệnh nhân hạng III xương. Facemask
có thể di chuyển hàm trên về trước và hạn chế tăng trưởng xương hàm dưới
để thay đổi tương quan xương hàm bị sai lệch.
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện nhằm đánh giá sự thay
đổi của xương, răng, mô mềm trên phim sọ nghiêng sau điều trị bệnh nhân
hạng III do xương bằng khí cụ facemask tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y
Dược TPHCM.
Câu hỏi nghiên cứu:
Có sự thay đổi xương, răng, mô mềm trên phim sọ nghiêng của các
bệnh nhân hạng III xương sau điều trị bằng facemask hay không?
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiệu quả của facemask trong điều trị hạng III do xương - dựa
trên phim sọ nghiêng - tại Khu điều trị khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y
Dược TPHCM.
Mục tiêu cụ thể:
1. So sánh sự thay đổi xương hàm trên và xương hàm dưới, trước và sau
điều trị hạng III do xương bằng facemask.
2. So sánh sự thay đổi răng hàm trên và răng hàm dưới, trước và sau điều
trị hạng III do xương bằng facemask.
3. So sánh sự thay đổi mô mềm mặt trước và sau điều trị hạng III do
xương bằng facemask.

.


.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA XƯƠNG HÀM TRÊN VÀ CƠ THỂ
1.1.1. Sự tăng trưởng của xương hàm trên
Sau khi sinh, xương hàm trên phát triển bằng cách hình thành xương từ
màng xương. Sự tăng trưởng xương hàm trên xảy ra theo hai cách:
- Bằng sự bồi đắp xương ở các đường khớp giữa xương hàm trên với
sọ và nền sọ.
- Bằng sự bồi đắp xương hoặc tiêu xương ở bề mặt. Sự thay đổi bề
mặt xương hàm trên rất đáng kể và không kém phần quan trọng so
với bồi đắp xương ở đường khớp.
Sự tăng trưởng xương hàm trên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tầng
giữa mặt. Xương hàm trên tăng trưởng theo ba chiều trong không gian:
1.1.1.1. Chiều rộng
Sự tăng trưởng theo chiều rộng của xương hàm trên do bồi đắp xương ở
đường khớp giữa hai mấu khẩu cái xương hàm trên, đường khớp giữa hai mấu
ngang xương khẩu cái, đường khớp chân bướm - khẩu cái, đường khớp xương
sàng, xương lệ và xương mũi.
Tăng trưởng theo chiều rộng còn do bồi đắp xương ở mặt ngoài thân
xương hàm trên và tạo xương ổ răng do mọc răng. Cùng với sự đắp xương ở
mặt ngoài là sự tiêu xương ở mặt trong và giữa xương hàm để tạo nên xoang
hàm, giúp xương hàm khơng q nặng khi tăng kích thước. Khi mới sinh ra,
mặt có kích thước theo chiều rộng lớn nhất, sau đó tăng trưởng theo chiều
rộng ít nhất và kết thúc sớm hơn sự tăng trưởng theo chiều trước sau và chiều
cao.

.



.

4

1.1.1.2. Chiều cao
Sự tăng trưởng của nền sọ và của vách mũi (gồm xương sàng, xương
khẩu cái và xương lá mía) có ảnh hưởng gián tiếp trong dịch chuyển hàm trên
xuống dưới. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng theo chiều cao xương hàm trên là
do sự bồi đắp xương tại các đường khớp trán - hàm trên, gò má - hàm trên,
chân bướm - khẩu cái. Xương ổ răng phát triển về phía mặt nhai cũng sẽ góp
phần làm tăng chiều cao mặt. Ngoài ra, sự phát triển xuống dưới của mấu
khẩu cái xương hàm trên và mấu ngang xương khẩu cái trong khi vòm khẩu
tăng trưởng cũng làm tăng chiều cao xương hàm trên. Chiều dày của vòm
khẩu trong khi tăng trưởng sẽ khơng q dày do có hiện tượng đắp xương ở
mặt khẩu cái và tiêu xương ở mặt mũi của vòm khẩu (sàn mũi)[14],[45].
1.1.1.3. Chiều trước - sau
Từ khi sinh ra cho đến 6 tuổi, sự tăng trưởng của nền sọ đóng một phần
quan trọng trong sự phát triển ra trước của xương hàm trên. Xương hàm trên
khớp vào phần phía trước của nền sọ nên khi nền sọ tăng trưởng dài về trước
sẽ đẩy xương hàm trên về trước. Khoảng 7 tuổi, nền sọ ngừng tăng trưởng,
khi đó chỉ cịn sự tăng trưởng ở các đường khớp làm xương hàm trên phát
triển về trước.
Xương hàm trên di chuyển về trước do ảnh hưởng gián tiếp của sự tạo
xương ở các đường khớp của các xương sọ mặt: vòm miệng - chân bướm,
bướm - sàng, gò má - thái dương, đường khớp giữa thân xương bướm.
Sự bồi đắp xương tại các đường khớp ở phía sau và phía trên xương
hàm trên với các xương khác làm xương hàm trên di chuyển ra trước và
xuống dưới: hàm trên - gò má, hàm trên - khẩu cái ( mảnh ngang), hàm trên xương tiền hàm (cho đến 7 tuổi).


.


.

5

Sự đắp xương bề mặt ở bờ sau xương hàm trên, nhất là vùng lồi củ,
giúp tăng chiều dài cung răng, tạo chỗ cho các răng cối mọc, đóng vai trò
quan trọng giúp tăng trưởng xương hàm trên theo chiều trước sau [45].

Hình 1.1: Hướng tăng trưởng của nền sọ và các cấu trúc mặt
Với kết quả nới rộng hình chữ V do các thành phần thuộc sọ di chuyển lên
trên và ra trước và các thành phần mặt di chuyển xuống dưới và ra trước. SO:
đường khớp sụn bướm – chẩm; C: hướng tăng trưởng của xương hàm dưới;
NS: vách mũi; se: đường khớp bướm – sàng; ptp: đường khớp chân bướm –
khẩu cái; pm: đường khớp khẩu cái – hàm trên; fe: đường khớp trán – sàng;
em: đường khớp sàng – hàm trên; lm: đường khớp xương lệ - hàm trên; fm:
đường khớp trán – hàm trên; zm: đường khớp gò má – hàm trên; vùng …: bề
mặt bồi đắp xương và tiêu xương. (Nguồn: Đống Khắc Thẩm và cộng sự
(2004), [1])

.


.

6

Hình 1.2: Sự tăng trưởng và bồi đắp xương, tiêu xương của hàm trên.

Mũi tên hướng vào bề mặt xương chỉ sự tiêu xương, mũi tên hướng ra ngoài
bề mặt xương chỉ sự bồi đắp xương. (Nguồn: Graber L. (2012), [18])

Hình 1.3: Sự dịch chuyển xương hàm trên
Sự tăng trưởng của các mô mềm xung quanh làm dịch chuyển xương hàm
trên xuống dưới và ra trước làm mở khoảng trống ở các đường khớp phía trên
và phía sau, xương mới được thêm vào ở hai bên đường khớp.
(Nguồn: Proffit W. (2013),[45])

.


.

7

Hình 1.4: Vùng tiêu xương ở mặt ngồi xương hàm trên
Khi xương hàm trên dịch chuyển ra trước và xuống dưới, bề mặt phía
trước xương hàm trên có khuynh hướng bị tiêu xương, ngoại trừ một vùng
nhỏ xung quanh gai mũi trước. (Nguồn: Proffit W. (2013),[45])

Hình 1.5: Hướng bồi đắp xương và tiêu xương ở bề mặt xương HT
Hướng bồi đắp xương và tiêu xương ở bề mặt xương hàm trên ngược với
hướng di chuyển của xương hàm trên, giống như trong hình minh họa, bức
tường được xây theo hướng di chuyển về phía sau trong khi cái nền mà trên
đó bức tường được dựng lên thì di chuyển về trước. (Nguồn: Proffit W.
(2013), [45])

.



.

8

Hình 1.6: Sự bồi đắp xương và tiêu xương ở vòm khẩu
Sự bồi đắp xương/ tiêu xương ở vòm khẩu ( cũng là sàn mũi) di chuyển vòm
khẩu xuống dưới, xương được lấy đi ở sàn mũi và được thêm vào ở vòm
miệng.Tuy nhiên, xương cũng được lấy đi ở bề mặt phía trước, làm giảm bớt
một phần sự dịch chuyển ra trước của xương hàm trên. Khi vòm khẩu di
chuyển xuống dưới, một quá trình bồi đắp xương/ tiêu xương tương tự làm
cho vòm khẩu rộng ra. (Nguồn: Proffit W. (2013), [45])
Tóm lại, xương hàm trên tăng trưởng bằng hai cách :
- Sự dịch chuyển xương hàm trên ra trước do tăng trưởng của nền sọ.
- Sự tăng trưởng thực sự của xương hàm trên và các xương sọ mặt khác.
Sau 7 tuổi, nền sọ gần như ngừng tăng trưởng, nên sự tăng trưởng
xương hàm trên sau thời điểm này (chính là giai đoạn thực hiện các điều trị
chỉnh hình răng mặt) là do tăng trưởng tại các đường khớp và sự bồi đắp
xương/ tiêu xương ở bề mặt.
Sự tăng trưởng xương hàm trên theo hướng xuống dưới và ra trước và
theo chiều rộng. Tăng trưởng theo chiều rộng dừng lại sớm nhất, sau đó là
chiều trước sau và cuối cùng là chiều cao. Sự tăng trưởng theo chiều rộng ở

.


.

9


cả hai xương hàm, bao gồm cả chiều rộng của cả hai cung răng, có khuynh
hướng chấm dứt trước đỉnh tăng trưởng dậy thì. Tuy nhiên, khi xương hàm
trên tăng trưởng theo chiều trước sau thì khoảng cách giữa hai răng cối lớn
thứ hai và hai răng cối lớn thứ ba ở vùng lồi củ xương hàm trên cũng trở nên
rộng ra hơn. Tăng trưởng theo chiều trước sau và chiều cao xương hàm trên
tiếp tục kéo dài qua giai đoạn dậy thì, sau đó sẽ chậm dần ở tuổi 14 -15 đối
với nữ (khoảng 2 -3 năm sau khi xuất hiện kinh nguyệt) và trễ hơn vài năm
đối với nam. Đối với cả nam và nữ, sự tăng trưởng mặt theo chiều cao chấm
dứt trễ hơn sự tăng trưởng theo chiều trước sau, chủ yếu là do sự tăng trưởng
trễ theo chiều cao của xương hàm dưới. Sự gia tăng chiều cao mặt và sự trồi
răng kèm theo diễn ra suốt cuộc đời, nhưng đến 20 tuổi ở nam và sớm hơn
một ít ở nữ, tốc độ gia tăng này sẽ bằng tốc độ tăng trưởng chậm ở người
trưởng thành.
Ở người trưởng thành, tăng trưởng mặt theo ba chiều vẫn tiếp tục xảy
ra. Thay đổi theo chiều cao ở người trưởng thành nổi bật hơn thay đổi theo
chiều trước sau, trong khi thay đổi theo chiều rộng xảy ra ít nhất. Những thay
đổi ở hệ xương mặt người lớn có vẻ như tiếp tục kiểu tăng trưởng ở người
trưởng thành. Mặc dù những thay đổi do tăng tưởng ở người trưởng thành tính
theo từng năm là rất nhỏ, nhưng nếu tính tổng cộng qua hàng chục năm thì lại
lớn đáng kể [1],[14],[45].
1.1.2. Sự tăng trưởng toàn cơ thể
1.1.2.1. Thời kỳ vị thành niên
Thời kỳ vị thành niên là thời kỳ trưởng thành về giới tính. Đặc biệt
hơn, đó là thời kỳ chuyển tiếp giữa thiếu niên và người trưởng thành. Trong
thời kỳ vị thành niên, những đặc điểm giới tính thứ cấp xuất hiện, đỉnh tăng
trưởng dậy thì xảy ra, những thay đổi lớn về mặt sinh lý và khả năng sinh sản
diễn ra.

.



.

10

Thời kỳ này có ý nghĩa quan trọng trong điều trị chỉnh hình răng mặt vì
các thay đổi của tuổi vị thành niên có ảnh hưởng đáng kể đến mặt và hệ răng.
Các mốc quan trọng trong sự phát triển răng mặt trong thời kỳ vị thành niên
gồm sự thay đổi từ hệ răng hỗn hợp sang răng vĩnh viễn, sự gia tăng tốc độ
tăng tưởng của mặt và tốc độ tăng trưởng khác nhau của xương hàm trên và
xương hàm dưới.
1.1.2.2. Thời điểm dậy thì
Mặc dù có sự thay đổi khác nhau ở từng cá nhân nhưng thời điểm dậy
thì và đỉnh cao tăng trưởng vị thành niên thường xảy ra ở nữ sớm hơn ở nam
khoảng hai năm.
Hiện nay vẫn chưa rõ tại sao tuổi dậy thì ở nữ sớm hơn, nhưng hiện
tượng này có một ảnh hưởng quan trọng đến thời điểm điều trị chỉnh hình
răng mặt, phải bắt đầu điều trị chỉnh hình ở nữ sớm hơn nam để tận dụng đỉnh
cao của tăng trưởng vị thành niên.

Hình 1.7: Các thời kỳ tăng trưởng của trẻ em: chia theo tốc độ tăng trưởng.
(Nguồn: Đống Khắc Thẩm và cộng sự (2004), [1])

.


.

11


Hình 1.8: Đường biểu diễn sự tăng trưởng của xương HT và xương HD
Khi so sánh các đường biểu diễn của Scammon thì đường biểu diễn sự tăng
trưởng của xương hàm trên và xương hàm dưới nằm giữa hai đường biểu diễn
chỉ sự tăng trưởng của hệ thần kinh và của toàn cơ thể. Sự gia tăng tốc độ tăng
trưởng của tồn cơ thể ở thời kỳ dậy thì song song với sự gia tăng phát triển
đáng kể của các cơ quan sinh dục, và tác động đến sự tăng trưởng của hai
xương hàm. (Nguồn: Đống Khắc Thẩm và cộng sự (2004), [1])

Hình 1.9: Đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng ở thời kỳ vị thành niên
cho thấy sự khác nhau về thời điểm dậy thì ở nam và nữ. (Nguồn: Đống Khắc
Thẩm và cộng sự (2004), [1])

.


.

12

Các giai đoạn tăng trưởng của thời kỳ vị thành niên tương quan với sự
tăng trưởng của chiều cao cơ thể. Sự tăng trưởng của xương hàm cũng luôn
luôn tương quan với các giai đoạn phát triển sinh lý tuổi dậy thì và tương
quan với tăng trưởng chiều cao cơ thể. Tốc độ tăng trưởng của xương hàm
dưới gia tăng hơn so với xương hàm trên trong thời kỳ vị thành niên.
Sự tăng trưởng của xương hàm đi trước đỉnh cao tăng trưởng vị thành
niên, đặc biệt là ở nữ, là một lý do quan trọng để xác định tuổi sinh học trong
kế hoạch điều trị chỉnh hình răng mặt. Nếu bắt đầu điều trị quá trễ, cơ hội tận
dụng đỉnh cao của sự tăng trưởng sẽ bị bỏ lỡ. Ở những cá thể nữ trưởng thành
sớm, đỉnh tăng trưởng vị thành niên thường xảy ra trước khi thay răng sữa
hồn tồn, do đó khi răng cối nhỏ thứ hai và răng cối lớn thứ hai đã mọc, sự

tăng trưởng của cơ thể đã hoàn tất. Sự hiện diện của đỉnh tăng trưởng thời kỳ
thiếu niên ở nữ làm gia tăng đáng kể sự tăng trưởng của xương hàm trong thời
kỳ răng hỗn hợp. Nếu các cá thể nữ được điều trị chỉnh hình răng mặt khi
đang lớn nhanh, việc điều trị nên bắt đầu trong thời kỳ răng hỗn hợp hơn là
đợi đến sau khi tất cả các răng vĩnh viễn mọc. Ngược lại, ở cá thể nam trưởng
thành chậm, sự thay răng có thể tương đối hồn tất trong khi sự tăng trưởng
cơ thể còn đáng kể. Do đó, cần chú ý sự khác biệt đáng kể về tốc độ trưởng
thành sinh lý giữa hai giới tính để xác định thời điểm điều trị chỉnh hình thích
hợp[1],[14],[45].

.


.

13

Hình 1.10: Trung bình, đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới, tầng trên mặt,
tăng trưởng của chiều cao cơ thể.
Trung bình, đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới (a: tăng trưởng ở lồi cầu
hàm dưới) và tầng trên mặt (b: sự tăng trưởng ở các đường khớp theo chiều
trước sau) diễn ra gần như cùng một lúc với đỉnh cao tăng tưởng của chiều
cao cơ thể (c), nhưng cần nhớ rằng có những thay đổi cá nhân đáng kể.
(Nguồn: Đống Khắc Thẩm và cộng sự (2004), [1])
1.2 SAI KHỚP CẮN HẠNG III DO XƯƠNG
1.2.1. Phân loại sai khớp cắn của Angle
Phân loại sai khớp cắn của Angle với giả thiết răng cối lớn vĩnh viễn
thứ nhất hàm trên là “chìa khóa khớp cắn” vào những năm 1890 là một mốc
quan trọng trong sự phát triển của ngành Chỉnh Hình Răng Mặt. Theo Angle,
khớp cắn bình thường là khớp cắn có múi ngoài gần của răng cối lớn vĩnh

viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng cối lớn thứ nhất hàm
dưới, và các răng sắp xếp trên cung hàm theo một đường cắn khớp đều đặn
[45].

.


.

14

Angle căn cứ vào tương quan cắn khớp của răng cối lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm trên và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới khi hai hàm cắn
khớp để xếp thành ba hạng sai khớp cắn: hạng I, hạng II, hạng III.
[1],[18],[45] (Hình 1.11)

Hình 1.11: Phân loại sai khớp cắn theo Angle: hạng I, hạng II, hạng III.
(Nguồn: pocketdentistry.com)
Trong sai khớp cắn hạng I, tương quan cắn khớp của răng cối lớn thứ
nhất hàm trên và răng cối lớn thứ nhất hàm dưới như ở khớp cắn bình thường,
nhưng đường cắn khớp khơng đúng do các răng trước mọc sai chỗ, răng xoay
hoặc do những nguyên nhân khác.
Trong sai khớp cắn hạng II, múi ngoài gần răng cối lớn thứ nhất hàm
trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần răng cối lớn thứ nhất hàm dưới.
Sai khớp cắn hạng II gồm hai chi: chi 1 và chi 2.
Trong sai khớp cắn hạng III, múi ngoài gần răng cối lớn thứ nhất hàm
trên khớp về phía xa so với rãnh ngoài gần răng cối lớn thứ nhất hàm dưới.
Gần như ngay sau khi ra đời, phân loại của Angle được nhận thấy là
khơng hồn chỉnh vì không mô tả được những đặc điểm quan trọng trong các
kiểu sai hình răng-hàm-mặt. Dần dần, hạng I, II, III trong phân loại sai khớp

cắn của Angle chuyển sang biểu thị cho mối tương quan giữa hai xương hàm

.


.

15

và kiểu tăng trưởng của bệnh nhân hơn là tương quan giữa các răng cối vĩnh
viễn thứ nhất.
1.2.2. Phân loại sai khớp cắn hạng III do xương
Từ sau những năm 1930, phim sọ nghiêng nhanh chóng trở thành cơng
cụ đánh giá những bất hài hòa răng mặt cũng như các cấu trúc giải phẫu, các
thành phần chức năng của mặt liên quan đến sai khớp cắn theo chiều trước sau. Trên phim sọ nghiêng, Steiner sử dụng giá trị góc ANB để đánh giá mức
độ chênh lệch theo chiều trước - sau của xương hàm trên và xương hàm dưới
[1]. Trong đó, A là điểm sau nhất của xương ổ răng hàm trên, B là điểm sau
nhất của xương ổ răng hàm dưới, N là điểm trước nhất của đường khớp tránmũi trên mặt phẳng dọc giữa. Góc ANB là chênh lệch giữa góc SNA và góc
SNB. Hạng xương được xác định dựa vào giá trị góc ANB như sau:
-

Góc ANB từ 0-4⁰ : hạng I xương.

-

Góc ANB > 4⁰ : hạng II xương.

-

Góc ANB < 0⁰ : hạng III xương.

Góc ANB là số đo góc được sử dụng phổ biến nhất trong việc đánh giá

sự bất hài hòa theo chiều trước sau của xương hàm vì tính đơn giản, hiệu quả.
Khi góc ANB < 0° thì tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới là
hạng III, hay cịn gọi là hạng III xương.
Đơi khi góc ANB khơng thể biểu thị chính xác tương quan giữa xương
HT và xương HD mà cần phải nhờ vào trị số Wits. Trị số Wits là số đo đoạn
thẳng AO-BO, với AO, BO là hình chiếu của điểm A, B trên mặt phẳng nhai.
Nếu AO nằm trước BO, trị số Wits có giá trị (+), ngược lại, trị số Wits có giá
trị (-).
-

Trị số Wits từ -2mm đến 2mm: hạng I xương.

-

Trị số Wits > 2mm: hạng II xương.

-

Trị số Wits < -2mm: hạng III xương.

.


×