Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Bước đầu xác định tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh y học cổ truyền trên bệnh nhân nữ có hội chứng tiền mãn kinh mãn kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 138 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------

PHẠM THỊ ÁNH HẰNG

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN CÁC
BỆNH CẢNH Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH
NHÂN NỮ CÓ HỘI CHỨNG TIỀN MÃN
KINH - MÃN KINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------



PHẠM THỊ ÁNH HẰNG

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN CÁC
BỆNH CẢNH Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH
NHÂN NỮ CÓ HỘI CHỨNG TIỀN MÃN
KINH - MÃN KINH

CHUYÊN NGHÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720115
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ BAY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

.


.

i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... II
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... III
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. V
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3
1.1.


QUAN NIỆM YHHĐ VỀ HCTMK - MK ....................................................3

1.2.

QUAN ĐIỂM CỦA YHCT VỀ HCTMK – MK .........................................15

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 29
2.1.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .....................................................................29

2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................29

2.3.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ..........................................................................30

2.4.

ĐỊNH NGHĨA BIẾN SỐ .............................................................................31

2.5.

PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ....................................................................41

2.6.


VẤN ĐỀ Y ĐỨC .........................................................................................43

2.7.

TRIỂN VỌNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI ........................................43

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 44
3.1.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT Y VĂN .................................................................44

3.2.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT LÂM SÀNG .........................................................55

3.3.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BẰNG LTMS ...62

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN........................................................................... 72
4.1.

KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU TRÊN Y VĂN ..............................................72

4.2.

VỀ KẾT QUẢ LÂM SÀNG........................................................................76

4.3.


NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI .................100

4.4.

NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .............................102

4.5.

ĐỊNH HƯỚNG TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI .............................................103

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .............................................. 104
5.1.

KẾT LUẬN ...............................................................................................104

5.2.

KIẾN NGHỊ ...............................................................................................105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

.


.

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACOG


:

American Congress of Obstetricians and Gynecologists
(Hội sản phụ khoa Hoa Kỳ)

BMD

:

Bone Mineral Density
(Mật độ xương)

BMI

:

Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)

BN

:

Bệnh nhân

BV

:


Bệnh viện

CS

:

Cộng sự

FSH

:

Follicle Stimulating Hormone

GSM

:

Genitourinary syndrome of menopause
(Hội chứng sinh dục do mãn kinh)

HCTMK- MK

:

Hội chứng tiền mãn kinh - mãn kinh

LH

:


Luteinizing Hormone

LPH

:

Liệu pháp Hormon

LTMs

:

Latent Tree Models
(Mơ hình cây tiềm ẩn)

MRS

:

Menopause Rating Scale
(Thang điểm đánh giá mãn kinh)

RCT

:

Randomized controlled clinical trials
(Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng)


TCCĐ

:

Tiêu chuẩn chẩn đốn

WHO

:

World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)

YHCT

:

Y học cổ truyền

YHHĐ

:

Y học hiện đại

.


.


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sách giáo khoa nước ngồi có HCTMK – MK YHCT ..................18
Bảng 1.2. Công thức thuốc YHCT thường sử dụng để điều trị HCTMK - MK
........................................................................................................................19
Bảng 1.8. Các phương pháp khai thác dữ liệu ...............................................21
Bảng 2.1. Biến số nền ....................................................................................31
Bảng 2.2. Triệu chứng YHHĐ.......................................................................33
Bảng 2.3. Định nghĩa hội chứng YHCT ........................................................34
Bảng 2.4. Biến số triệu chứng YHCT ...........................................................36
Bảng 3.1. Bảng 17 y văn được chọn ..............................................................44
Bảng 3.2. Tổng hợp triệu chứng dựa trên y lý YHCT ...................................46
Bảng 3.3. Tần số và tỷ lệ bệnh cảnh YHCT của HCTMK – MK qua y văn .48
Bảng 3.4. Tỷ lệ triệu chứng của bệnh cảnh Thận âm hư trong y văn ............49
Bảng 3.5. Tỷ lệ triệu chứng của bệnh cảnh Thận dương hư trong y văn ......50
Bảng 3.6. Tỷ lệ triệu chứng của bệnh cảnh Thận âm dương lưỡng hư trong y
văn ..................................................................................................................50
Bảng 3.7. Tỷ lệ triệu chứng của bệnh cảnh Tâm thận bất giao trong y văn ..51
Bảng 3.8. Tỷ lệ triệu chứng của bệnh cảnh Can thận âm hư trong y văn .....52
Bảng 3.9. Tỷ lệ triệu chứng của bệnh cảnh Can âm hư trong y văn .............52
Bảng 3.10. Tỷ lệ triệu chứng của bệnh cảnh Tỳ Thận dương hư trong y văn
........................................................................................................................53
Bảng 3.11. Tỷ lệ triệu chứng của bệnh cảnh Tâm tỳ lưỡng hư trong y văn ..54
Bảng 3.12. Tỳ lệ triệu chứng của bệnh cảnh Tỳ khí hư trong y văn .............54
Bảng 3.13. Tỷ lệ triệu chứng của bệnh cảnh Thận khí hư trong y văn .........54
Bảng 3.14. Tỉ lệ xuất hiện các triệu chứng trong mẫu nghiên cứu................60
Bảng 3.16. Biến đồng hiện có Max CMI = 95% ...........................................64
Bảng 3.17. Biến loại trừ nhau có Max CMI = 95% ......................................66
Bảng 3.18. Các biến phân tích gộp thu được.................................................67

Bảng 4.1. So sánh về số lượng y văn với nghiên cứu khác ...........................73

.


.

iv

Bảng 4.2. Tuổi mãn kinh tự nhiên .................................................................79
Bảng 4.3. Bảng so sánh triệu chứng tiền mãn kinh – mãn kinh ....................82
Bảng 4.4. TCCĐ các bệnh cảnh YHCT HCTMK - MK ...............................95
Bảng 4.5. So sánh kết quả TCCĐ với y văn ..................................................97
Bảng 4.6. So sánh kết quả TCCĐ Thận âm hư .............................................99
Bảng 4.7. So sánh kết quả TCCĐ Can Thận âm hư với nghiên cứu khác ....99

.


.

v

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ các rối loạn quanh mãn kinh ..................................................3
Hình 1.2. Sinh lý mãn kinh. “Nguồn whitehead. MI, 2008” ...........................9
Hình 1.3. Mơ hình giả thuyết động lực để phát triển phân tích cây tiềm ẩn .23
Hình 1.4. Mơ hình cây tiềm ẩn.......................................................................24

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi .............................................................55
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp .........................................................56
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo tình trạng hơn nhân hiện tại .................................56
Biểu đồ 3.4. Phân bố theo tuổi kinh nguyệt lần đầu ......................................57
Biểu đồ 3.5. Phân bố theo tình trạng kinh nguyệt ..........................................57
Biểu đồ 3.6. Phân bố theo nhóm tuổi mãn kinh tự nhiên...............................58
Biểu đồ 3.7. Phân bố các bệnh nền thường gặp .............................................58
Biểu đồ 3.8. Phân bố theo BMI ......................................................................59
Biểu đồ 3.9. Phân bố theo MRS .....................................................................59

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mãn kinh là một giai đoạn trong cuộc đời mà mỗi người phụ nữ đều phải
trãi qua, giai đoạn đánh dấu sự chấm dứt kinh nguyệt và ngừng khả năng sinh sản
sinh lý [62]. Mãn kinh tự nhiên thường xảy ra trong độ tuổi 45-55 đối với phụ nữ trên
tồn thế giới. Năm 1990 có khoảng 25 triệu phụ nữ trên thế giới mãn kinh, con số này
sẽ tăng gấp đôi vào cuối những năm 2020 và dự kiến sẽ tăng 1200 triệu vào năm
2030. Ở Việt Nam theo Tổng cục thống kê năm 2016, tuổi thọ trung bình của phụ nữ
phụ nữ Việt Nam là 76.1 [43], tuổi mãn kinh trung bình qua một số nghiên cứu là
48.2 [24], [27], [18] như vậy phụ nữ Việt Nam dành khoảng 1/3 – 1/4 cuộc đời họ ở
thời kỳ này. Có những phụ nữ trãi qua thời kỳ mãn kinh mà khơng có triệu chứng
nhưng cũng có nhiều phụ nữ xuất hiện một loạt những rối loạn do sự thiếu hụt hormon
nội tiết mạn tính như: Cơn bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, dễ bị kích động ... tạo
nên “Hội chứng tiền mãn kinh - mãn kinh” [58], [74].

Khoảng 90% phụ nữ giai đoạn mãn kinh xuất hiện một hoặc nhiều triệu
chứng. Triệu chứng mãn kinh ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người
phụ nữ, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần, mà cịn ảnh hưởng
đến cơng việc, cuộc sống gia đình và mối quan hệ với mọi người xung quanh [74].
Hội Y học mãn kinh thế giới chọn ngày 18 tháng 10 hằng năm là “ngày mãn
kinh thế giới”, kỳ vọng cộng đồng quan tâm đến sức khỏe của phụ nữ tuổi trung niên,
lão niên [74], [83]. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã áp dụng nhiều
phương pháp điều trị bằng YHHĐ hoặc YHCT để giảm bớt triệu chứng, nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống của người phụ nữ giai đoạn mãn kinh [63]. Đặc biệt YHCT
ngày càng chứng tỏ có vai trị quan trọng trong điều trị các loại rối loạn chức năng
trong quá trình lão suy trong đó có HCTMK – MK: Giúp phòng ngừa bệnh, cải thiện
triệu chứng, tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ (nguy cơ ung thư nội mạc tử
cung, ung thư vú, đột quỵ và thuyên tắc phổi…) của thuốc YHHĐ khi điều trị kết hợp
[63], [73].
Ưu điểm của YHCT là vậy nhưng bên cạnh đó còn tồn tại một nhược điểm
lớn. Như ta đã thấy, số lượng phụ nữ có triệu chứng mãn kinh là rất nhiều, triệu chứng

.


.

2

mãn kinh thì phong phú, nhưng chưa có sự thống nhất cao trong giới thầy thuốc
YHCT, các bác sĩ khác nhau có thể đưa ra những kết luận khác nhau về chẩn đoán
hội chứng bệnh của cùng một bệnh nhân [2], [23], [28], [63], [74], [83]. Điều này làm
giảm hiệu quả ứng dụng điều trị các phương pháp YHCT.
Cho đến nay YHCT Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào về chẩn đoán
bệnh này, việc ứng dụng các kinh nghiệm của người xưa cùng các bài thuốc cổ

phương sẽ gặp nhiều khó khăn. Câu hỏi đặt ra là: “HCTMK – MK theo YHCT có
những bệnh cảnh lâm sàng nào và triệu chứng nào tương ứng xuất hiện trong các
bệnh cảnh này có thể giúp chẩn đốn xác định”. Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu,
chúng tôi tiến hành xây dựng tiêu chuẩn hóa chẩn đốn các bệnh cảnh lâm sàng
HCTMK – MK YHCT, tiêu chuẩn xây dựng được có thể giúp tiếp cận, ứng dụng
phục vụ cho công tác giảng dạy và thực hành điều trị lâm sàng YHCT, qua đó đồng
hành với “chiến lược phát triển YHCT khu vực Tây Thái Bình Dương 2011 - 2020”
của Tổ chức Y tế thế giới “Tiêu chuẩn hóa với những phương pháp tiếp cận dựa trên
bằng chứng” [74].

MỤC TIÊU CHUNG
Xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh YHCT trên BN nữ tuổi 40 - 60 có
HCTMK – MK tại khoa khám bệnh viện Hùng Vương.

MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Sàng lọc các bệnh cảnh YHCT và biểu hiện triệu chứng HCTMK – MK
theo tài liệu YHCT.
2. Xác định triệu chứng lâm sàng của các bệnh cảnh YHCT trên BN nữ tuổi
40 - 60 có HCTMK - MK tại khoa khám bệnh viện Hùng Vương.
3. Xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh cảnh YHCT HCTMK – MK bằng
mơ hình cây tiềm ẩn.

.


.

CHƯƠNG 1.
1.1.


3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

QUAN NIỆM YHHĐ VỀ HCTMK - MK

1.1.1. Khái quát về giai đoạn mãn kinh:

Mãn kinh là tình trạng hết kinh vĩnh viễn ở phụ nữ, thường bắt đầu từ 40
đến 55 tuổi do buồng trứng ngưng tiết estrogen một cách đột ngột và được mô tả trong
ba giai đoạn: Tiền mãn kinh, mãn kinh và thời kỳ sau mãn kinh [63], [67].

Hình 1.1. Sơ đồ các rối loạn quanh mãn kinh
Mãn kinh tự nhiên: Là tình trạng tắt kinh vĩnh viễn do sự mất hoạt động
chức năng buồng trứng mà không do các nguyên nhân bệnh lý nào khác.
Trước khi ngưng hành kinh, thường ở một số phụ nữ có xuất hiện một số
triệu chứng, một số thay đổi như chu kỳ ngắn lại hoặc dài ra, lượng kinh có thể ít, rất
ít, nhiều, rất nhiều, kéo dài hơn…nên rất khó xác định chính xác thời điểm ngưng
hành kinh hẳn. Theo quy ước chỉ chẩn đoán là mãn kinh nếu một phụ nữ ngưng hành
kinh 12 tháng liên tiếp [37].
Mãn kinh sớm: Theo định nghĩa chung, mãn kinh trước 40 tuổi được coi là
sớm do suy buồng trứng sớm [37].
Mãn kinh muộn: Là mãn kinh xảy ra sau 55 tuổi [8], [9].
Quanh mãn kinh: Gồm thời gian trước mãn kinh (từ khi bắt đầu có sự xáo
trộn về nội tiết, sinh học và các biểu hiện lâm sàng) và một năm sau kỳ kinh cuối.

.


.


4

Mãn kinh nhân tạo: là sự tắt kinh xảy ra sau tác động của yếu tố làm ảnh
hưởng chức năng buồng trứng như phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng hoặc suy
chức năng buồng trứng sau hóa trị, xạ trị…Ở phụ nữ mãn kinh sau phẫu thuật
khơng có giai đoạn chuyển tiếp. Sau phẫu thuật, nội tiết giảm đột ngột dẫn đến tình
trạng mãn kinh đột ngột và triệu chứng thường nặng nề do bệnh nhân khơng có
giai đoạn thích nghi dần dần.
1.1.2. Tuổi mãn kinh

Độ tuổi trung bình xảy ra mãn kinh vào khoảng 50 tuổi, con số này thường
dùng để ước tính tuổi phụ nữ mãn kinh trung bình trên thế giới, có thể có sự khác biệt
giữa các nước phát triển và đang phát triển do bối cảnh lịch sử và văn hóa khác nhau.
Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Âu Mỹ là 50-52 tuổi, châu Á là 48-49.4 tuổi,
châu Phi 48-49 tuổi, Hoa Kỳ 51.4 tuổi, Trung Quốc 47.5-49.5. Theo một số các
nghiên cứu, tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt nam là 48.2 [14], [16], [23],
[24], [18], [37].
1.1.3. Đặc điểm về sự thay đổi nội tiết [8], [9], [37]
1.1.3.1. Cơ sở sinh lý của hiện tượng mãn kinh [16], [32]

Chức năng sinh sản của người phụ nữ được thực hiện thông qua bộ phận sinh
dục nữ và chịu ảnh hưởng nội tiết của trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng.
Trục này hoạt động có chu kỳ, biểu hiện bằng kinh nguyệt xảy ra hàng tháng. Hoạt
động của vùng dưới đồi kích thích hoạt động của tuyến yên. Hoạt động của tuyến yên
kích thích hoạt động của buồng trứng. Hoạt động mạnh của buồng trứng sẽ ức chế
hoạt động của vùng dưới đồi theo cơ chế hồi tác (feed-back).
Vùng dưới đồi: Gồm một nhóm các nhân thần kinh giàu mạch máu, có khả
năng tiết hormon. Gonadotropin Releasing Hormone (Gn-RH) là một trong số các
hormon giải phóng, có tác dụng kích thích thùy trước tuyến yên chế tiết các hormon

hướng sinh dục Luteinizing Hormone (LH) và Follicle Stimulating Hormone (FSH).

.


.

5

Tuyến yên: Nằm trong hố yên có hai thùy: thùy sau không chế tiết hormon,
thùy trước chế tiết các hormon hướng sinh dục kích thích các tuyến sinh dục chế tiết
hormon sinh dục. Có hai hormon hướng sinh dục, bản chất là glycoprotein:
-

FSH kích thích nang nỗn của buồng trứng phát triển và trưởng thành.

-

LH kích thích nang nỗn trưởng thành phóng nỗn, kích thích hình thành
hồng thể và kích thích hồng thể chế tiết. Ở phụ nữ cơ quan đích của
FSH và LH là buồng trứng.
Buồng trứng: mỗi người phụ nữ có hai buồng trứng. Kích thước mỗi buồng

trứng trưởng thành là 2,5-5x2x1cm và nặng từ 4-8g, trọng lượng thay đổi trong chu
kỳ kinh nguyệt. Ngoài việc chứa nang nỗn, buồng trứng cịn tiết các hormon dưới
sự tác động và kiểm sốt của LH và FSH. Có 3 hormon chính: Estrogen, progesteron
và androgens (testosteron, androstenedione, dehyroepiandrosterone). Ngồi ra hồng
thể cịn bài tiết một hormon khác nữa là inhibin có tác dụng ức chế bài tiết FSH.
a.


Estrogen: Là một danh từ chung cho 3 chất là estron, estradiol và estriol

và được ký hiệu là E1, E2, E3. Estrogen được các tế bào hạt của buồng trứng tiết ra
trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt và nửa sau do hoàng thể bài tiết. Buồng trứng
chế tiết estrogen dưới sự kích thích của FSH và LH. Vì FSH và LH thay đổi trong
chu kỳ kinh nên estrogen cũng thay đổi trong vịng kinh một cách có chu kỳ. Trong
vịng kinh, estrogen có hai đỉnh cao: một đỉnh trước ngày phóng nỗn do sự tăng tiết
cực đại của các nang nỗn chín, đỉnh thứ hai xảy ra sau ngày phóng nỗn khoảng 1
tuần, vào thời điểm hoạt động mạnh nhất của hoàng thể. Khi mãn kinh, buồng trứng
không tiết ra estrogen nữa, nhưng tuyến thượng thận lại tiết ra androstenedione, mô
mỡ và một số tổ chức khác của cơ thể chuyển hóa thành estrogen để duy trì những
chức năng ở người phụ nữ.
Tác dụng của estrogen:
-

Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát.

-

Làm tăng kích thước, khối lượng tử cung ở tuổi dậy thì và khi có thai,
kích thích sự tăng sinh của niêm mạc tử cung, tăng co bóp cơ tử cung.
Tăng tính nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin.

.


.

-


6

Kích thích chế tiết chất nhầy cổ tử cung, làm lượng chất nhầy tăng,
trong, loãng tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng thâm nhập vào đường
sinh dục nữ.

-

Tác dụng lên vịi tử cung: làm tăng sinh mơ tuyến của niêm mạc ống
dẫn trứng, tăng sinh các tế bào biểu mô lông rụng.

-

Làm phát triển biểu mô âm đạo, dầy thành âm đạo, chậm bong các tế
bào biểu mô âm đạo. Kích thích các tuyến của âm đạo bài tiết dịch acid.

-

Tác dụng lên âm hộ: làm phát triển môi lớn và môi nhỏ của âm hộ, làm
phát triển các tuyến Bartholin, tuyến Skene, kích thích các tuyến này
chế tiết chất nhờn.

-

Tác dụng lên vú: phát triển hệ thống ống tuyến, phát triển mô đệm ở
vú, tăng lắng đọng mỡ ở vú.

-

Tác dụng lên xương: tăng hoạt động của các tạo cốt bào (osteoblast),

tăng lắng đọng muối calci-phosphat ở xương. Những người thiếu
estrogen trầm trọng, mãn kinh lâu năm dễ bị lỗng xương.

-

Tác dụng lên chuyển hóa muối nước: giữ nước, giữ muối, tăng tổng
hợp protein ở gan, tăng lắng đọng mỡ dưới da, giảm nồng độ
cholesterol tồn phần.

Điều hịa bài tiết estrogen: Sự bài tiết estrogen phụ thuộc vào nồng độ LH của
tuyến yên. Nồng độ LH tăng sẽ kích thích bài tiết nhiều estrogen và ngược lại nồng
độ LH giảm thì estrogen cũng được bài tiết ít.
Progesteron: Được hoàng thể chế tiết ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt.

b.

Progesteron có các tác dụng sau:
-

Làm mềm cơ tử cung. Cùng với estrogen làm phát triển cơ tử cung cả
về số lượng, độ dài, độ lớn các sợi cơ, thuận lợi cho sự làm tổ và phát
triển của thai nhi, làm giảm co bóp tử cung.

-

Ức chế sự chế tiết chất nhầy của các tuyến trong ống cổ tử cung, khiến
lượng chất nhầy ít, đục và đặc, cổ tử cung đóng lại, ngăn cản sự thâm
nhập của tinh trùng vào đường sinh dục nữ.

.



.

-

7

Làm bong sớm các tế bào biểu mô âm đạo, nguyên nhân gián tiếp gây
teo niêm mạc tử cung.

-

Phát triển nang tuyến vú để chuẩn bị tổng hợp sữa.

-

Tăng tái hấp thu muối và nước ở ống lượn xa ở thận, tăng chuyển hóa
và tăng thân nhiệt. Tác dụng điều hịa ngược âm tính đối với tuyến n
và vùng dưới đồi, ức chế tiết LH, do đó ức chế rụng trứng.
Androgens (chủ yếu là testosterone): tăng q trình đồng hóa protein

c.

và phát triển cơ thể, giúp phát triển cơ xương, tăng hoạt động các tuyến bã.
Các nội tiết sinh dục này cịn kích thích các nhân tế bào thần kinh vùng hạ
đồi ở đáy não tổng hợp các opioid, gồm 3 nhóm chính:
-

Endorphin giúp cơ thể điều hịa thân nhiệt, sự ngon miệng, cảm giác

đau, khí sắc và tính tình.

-

Enkephalin điều hòa hệ thần kinh thực vật như nhịp tim, vận mạch.

-

Dynorphin giảm cảm giác đau, cân bằng trong thái độ đối xử.
1.1.3.2. Những thay đổi về nội tiết quanh mãn kinh [16], [32], [37]:

Buồng trứng thay đổi rất nhiều từ sơ sinh đến mãn kinh. Số lượng noãn sơ
cấp cao nhất là của thai nhi, vào khoảng tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Sau đó số nỗn
giảm dần đến khi sinh, chỉ còn độ 300.000 và tiếp tục giảm đến tuổi 35-37, trước mãn
kinh. Từ năm 35 tuổi trở đi, số noãn giảm nhanh, đến lúc mãn kinh chỉ cịn khoảng
1000 nỗn đang trong q trình teo đi. Như vậy, từ nhiều năm trước mãn kinh đã có
sự thay đổi, sự sinh sản khó khăn hơn vì dự trữ buồng trứng kém, chất lượng cũng
không tốt dù cho người phụ nữ vẫn còn hành kinh đều mỗi tháng.
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ sẽ có những xáo trộn về chu kỳ kinh
nguyệt. Trong giai đoạn này, nồng độ inhibin B giảm do sự suy giảm về số lượng
nang trứng, kết quả là nồng độ FSH bắt đầu tăng, nồng độ estrogen có thể bình thường
hoặc tăng, trong khi đó nồng độ progesteron thấp dẫn đến cường estrogen tương đối.

.


.

8


Hậu quả của sự vắng dần những chu kỳ có rụng trứng và cơ chế phản hồi
ngược âm (negative feedback mechanism) đưa đến một tình trạng cường estrogen
tương đối với những biểu hiện lầm sàng sau đây:
-

Tăng tính thấm thành mạch, khiến người phụ nữ dễ bị đau vú, dễ bì phù.

-

Chất nhờn tử cung trong và lỏng suốt chu kỳ (giống giai đoạn trước
rụng trứng).

-

Tăng hoạt động phân bào ở mơ vú và nội mạc tử cung, có thể dẫn đến
các tổn thương dị dưỡng hoặc tăng sinh nội mạc làm rối loạn kinh
nguyệt, thậm chí tiến triển đến ung thư.

-

Rối loạn kinh nguyệt có thể dưới dạng chu kỳ ngắn lại hoặc thưa ra, bị
rong kinh, rong huyết, cường kinh.

-

Hội chứng tiền kinh xuất hiện hoặc nặng thêm nếu có sẵn: tăng cân,
chướng bụng, trằn bụng dưới, đau vú, rối loạn tâm tính như lo âu, căng
thẳng, bất an…

Ở giai đoạn mãn kinh có sự biến đổi lớn về nội tiết. Hormon bị ảnh hưởng

nhiều nhất ở buồng trứng là estrogen. Nồng độ estradiol, estron giảm rõ trong 12
tháng đầu của thời kỳ này và tiếp tục giảm chậm hơn trong một vài năm sau đó. Ở
khoảng 90% phụ nữ, buồng trứng khơng cịn chế tiết estradiol và estron trở thành
estrogen tuần hồn chính yếu. Nguồn gốc estron đều từ q trình thơm hóa
androstenedione, 95% chất này được chế tiết từ tuyến thượng thận và chỉ có 5% từ
buồng trứng. Sau đó sự chuyển đổi estron ở mơ ngoại vi là nguồn gốc chính của
estradiol trong thời kỳ mãn kinh. Nếu như ở thời kỳ sinh sản, nồng độ estradiol đạt
giá trị cao nhất vào giữa kỳ kinh (dao động từ 725,18pmol/l đến 925,28pmol/l) thì
vào những năm cuối của đời sống sinh sản, nồng độ estradiol là 550pmol/l và tụt
xuống 80pmol/l ở thời kỳ mãn kinh. Như vậy khi mãn kinh thực sự, estradiol chỉ cịn
được tiết khơng đáng kể và sự tụt giảm này đã gây ra những rối loạn tâm sinh lý và
bệnh tật cho người phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Nồng độ progesteron ngừng hẳn ở
giai đoạn mãn kinh. Nồng độ androgen cũng thay đổi: nồng độ testosteron giảm
xuống khoảng 20% và androstenedione giảm xuống khoảng 50% [16], [32], [79].

.


.

9

Nồng độ FSH huyết thanh có mối quan hệ chặt chẽ với thời kỳ mãn kinh. Ở
giai đoạn mãn kinh, buồng trứng khơng cịn khả năng tiết estrogen và progesteron,
khơng gây cơ chế điều hịa ngược, do đó LH và nhất là FSH sẽ tăng lên trong máu.
Khi nồng độ FSH huyết thanh tăng lên trên 40mIU/ml là dấu hiệu cận lâm sàng đáng
tin cậy nhất để chẩn đoán mãn kinh. Khoảng 2-3 năm sau kỳ kinh cuối, lượng FSH
có thể gia tăng từ 10-20 lần, giá trị FSH có thể đạt tới 20-140mIU/ml. Nồng độ LH
cũng gia tăng nhưng ít đột ngột hơn, tăng khoảng từ 3-5 lần (>30mIU/ml). Cả hai
hormon hướng sinh dục này sẽ giảm xuống khi tuổi càng cao và có mối tương quan

tỷ lệ nghịch với chỉ số khối cơ thể BMI [16], [32], [79].
Trong thời kỳ mãn kinh, estrone là loại estrogen chính, được sản xuất ở mô
đệm buồng trứng, nang thượng thận, ở mô mỡ, ở cơ, ở gan. Nên không phải tất cả các
phụ nữ khi mãn kinh đều thiếu estrogen. Thụ thể estrogen có ở nhiều mơ trong cơ thể,
mỗi nơi có một độ nhạy cảm khác nhau khi tiếp xúc với estrogen. Vì vậy, estrogen
giảm sau mãn kinh khơng đủ làm nội mạc tử cung phát triển tạo kinh nguyệt, nhưng
vẫn có thể đầy đủ ở các mơ khác. Nên không phải phụ nữ nào cũng biểu lộ sự thiếu
estrogen như nhau [8]. Như vậy ở giai đoạn mãn kinh, ở người phụ nữ có sự thiếu hụt
cả estrogen, progesteron, testosterone.

Hình 1.2. Sinh lý mãn kinh. “Nguồn whitehead. MI, 2008”

.


.

10

1.1.4. Triệu chứng quanh thời kỳ mãn kinh [8], [14]:

Triệu chứng mãn kinh vô cùng phong phú và phức tạp từ khơng có triệu
chứng cho đến những biến chứng nặng như tim mạch, gãy xương. Các triệu chứng
rối loạn này có thể xuất hiện nhiều năm trước mãn kinh và kéo dài nhiều năm sau.
Căn cứ vào số liệu điều tra mới nhất của châu Âu, có tới 94% phụ nữ châu
Âu có một hay nhiều triệu chứng mãn kinh. Gần 2/3 số phụ nữ trong thời kỳ mãn
kinh có triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng
cuộc sống của họ. Tại Trung quốc, phụ nữ mãn kinh có bệnh trạng phát sinh với tỉ lệ
cao 60-80% số phụ nữ mãn kinh tại nước này [74], [83]. Tại Việt Nam hiện chưa có
số liệu thống kê bao nhiêu phụ nữ mãn kinh có triệu chứng mãn kinh.

1.1.4.1. Triệu chứng vận mạch:

Là những triệu chứng có nguồn gốc từ não bộ và hệ thần kinh trung ương.
Triệu chứng rối loạn vận mạch được ghi nhận xảy ra khoảng 60% đến 80% phụ nữ
trong giai đoạn mãn kinh. Cơ chế của rối loạn này là do sự thay đổi bất thường trong
điều hòa endorphin nội sinh. Rối loạn vận mạch biểu hiện bằng cơn bốc hỏa và đổ
mồ hôi đêm là triệu chứng kinh điển và thường gặp nhất của tuổi mãn kinh [59]. Ngồi
ra cịn nhiều triệu chứng khác như: Hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ.
1.1.4.2. Triệu chứng tâm lý:

Estrogen ảnh hưởng lên não bộ thông qua các thụ thể ERα và ERβ. Các thụ
thể này phân bố không đồng đều trên não bộ. ERβ tập trung nhiều hơn ở vỏ não thùy
trán, thùy đỉnh, và tiểu não trong khi vùng hạ đồi có nhiều ERα hơn. Estrogen có
nhiều tác động trên não, ảnh hưởng đến tình trạng sống thoải mái của phụ nữ sau mãn
kinh, nhất là về tri thức, tâm trạng và tính khí. Các triệu chứng thường gặp là: Trầm
cảm, hay buồn giận, dễ cáu gắt, căng thẳng, hay quên, mệt mỏi.
1.1.4.3. Rối loạn niệu dục

Thời kỳ mãn kinh, nhiều tổ chức thay đổi bởi sự suy giảm nồng độ estrogen.

.


.

11

Đó là những tổ chức và thụ thể chuyên biệt cho estrogen. Thượng bì âm đạo,
thượng bì niệu đạo cùng có nguồn gốc phơi thai (từ xoang niệu dục), là những cơ
quan chịu tác dụng của estrogen. Nên những rối loạn niệu sinh dục rất hay gặp ở phụ

nữ lớn tuổi. Do niêm mạc niệu đạo mỏng đi, các tổ chức liên kết quanh niệu đạo bị
xơ hóa. Hiện tượng teo niệu đạo cũng thường hay gặp và gây nên tiểu khó, tiểu gấp,
tiểu khơng kiểm sốt. Có ba yếu tố góp phần vào sự kiểm sốt nước tiểu người phụ
nữ. Đó là: kháng lực của niêm mạc niệu đạo, vị trí trong bụng của niệu đạo, sự co thắt
các thớ cơ quanh niệu đạo khi xảy ra gắng sức. Ở phụ nữ mãn kinh cả ba yếu tố làm
giảm khả năng giữ nước tiểu, sức căng của các tổ chức liên kết quanh âm đạo giảm
làm sa khúc nối Bàng quang-niệu đạo. Làm cho nó từ vùng chịu áp lực ổ bụng chạy
ra khỏi hoành hội âm. Một niệu đạo lỏng lẽo sẽ khơng có sức co bóp đầy đủ trong
thời điểm gắng sức. Do có sự kết hơp độ mỏng của niêm mạc niệu đạo, mất áp lực
trên đầu niệu đạo, mất sức căng của các sợi cơ quanh niệu đạo, nên nhiều phụ nữ
không giữ được nước tiểu.
Bàng quang bình thường dung tích khoảng trên dưới 300ml. Khi Bàng quang
đầy nước tiểu sẽ có phản xạ kích thích Bàng quang co bóp, đồng thời cơ thắt cổ Bàng
quang cũng được mở ra và nước tiểu được tống ra ngoài. Cơ chế giữ nước tiểu trong
Bàng quang bao gồm: Biểu mô không tổn thương, được tưới máu đầy đủ, mơ liên kết
có nhiều collagen, cơ vịng niệu đạo co thắt tốt. Lúc đi tiểu bình thường khơng đau,
thoải mái, đi hết nước tiểu và tiểu có kiểm sốt. Khi lượng estrogen giảm ở phụ nữ
mãn kinh làm giảm chức năng cơ vùng chậu, giảm tưới máu vùng chậu góp phần vào
việc tiểu khơng kiểm sốt. Biểu mơ niệu đạo teo mỏng. Mô liên kết giảm lượng
collagen, mất khả năng nâng đỡ Bàng quang và co thắt không tốt dẫn đến triệu chứng
tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không tự chủ, viêm niệu đạo, Bàng quang.
Ở tuổi mãn kinh, estrogen giảm, âm hộ, âm đạo bị thoái hóa gây rối loạn sinh
dục. Âm hộ: Tuyến tiết nhầy giảm, hai mơi lớn teo nhỏ gây cảm giác nóng rát, ngứa
và khô âm đạo. Âm đạo: Niêm mạc mỏng, mất nếp nhăn, mất tính có giãn, khơng cịn
tính trơn bóng. Niêm mạc teo mỏng, các mạch máu lộ ra tạo nên những chấm đỏ. Khi

.


.


12

giao hợp dễ gây trầy sước, đau và chảy máu. Đó cũng là một điều kiện thuận lợi gây
viêm teo âm đạo.
Các triệu chứng thường gặp là: Khô âm đạo, ngứa, giao hợp đau, giảm hoạt
động tình dục, tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, niệu đạo dễ bị nhiễm trùng,
tăng tỉ lệ sa tử cung và viêm teo niệu đạo.
1.1.4.4. Tác động trên hệ cơ xương khớp

Thiếu hụt estrogen đã được chứng minh là một nguyên nhân làm giảm mật
độ xương. Hiện tượng này xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu không đều trong
giai đoạn quanh mãn kinh. Từ 1,5 năm trước mãn kinh đến 1,5 năm sau mãn kinh,
mật độ xương giảm 2,5% mỗi năm, so với mức giảm 0,13%/năm giai đoạn tiền mãn
kinh. Xương xốp mất xương nhiều hơn xương đặc. Mật độ xương đạt đỉnh tối đa vào
khoảng 20-30 tuổi, chịu ảnh hưởng của nội tiết sinh dục. Mật độ đỉnh càng cao thì
càng ít nguy cơ lỗng xương sau mãn kinh, dù có giảm mật độ xương theo tuổi cao.
Estrogen ngăn chặn chuyển hóa xương và giữ ổn định mức độ tạo xương.
Estrogen giảm số lượng tế bào hủy xương bằng cách tăng nhanh quá trình “chết tế
bào”, giảm tuổi thọ của các tế bào này. Trên tế bào tạo xương, estrogen ngăn chặn
quá trình “chết tế bào” do glucocorticoid khởi động. Thiếu estrogen, xương trở nên
xốp, mỏng và giòn nên rất dễ gãy.
Ở phụ nữ mãn kinh triệu chứng cơ xương khớp thường gặp: đau nhức âm ỉ
trong xương (đặc biệt là các xương dài), đau khớp, đau vùng thắt lưng…
1.1.4.5. Tác động lên tim mạch

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ mãn kinh. Yếu
tố nguy cơ ở cả nam và nữ bao gồm: Di truyền, huyết áp cao, hút thuốc lá, bệnh tiểu
đường, mỡ trong máu tăng cao và béo phì. Vào độ tuổi 45-55, nguy cơ mắc bệnh
mạch vành của nam cao gấp 3 lần nữ giới, đa số bệnh tim mạch là do xơ vữa mạch

máu, sự cách biệt này giảm đi với tuổi tác, nhất là sau mãn kinh. Ngoài bệnh lý tim
mạch, tỉ lệ tử vong chung ở phụ nữ thấp hơn nam giới trong những năm ở độ tuổi sinh
sản, nhưng sẽ tăng hơn vào những năm mãn kinh và sau mãn kinh [37], [74].

.


.

13

Estrogen tăng nitric oxide và các enzyme gây giãn mạch, giảm enzyme
angiotensin-converting gây co mạch. Thụ thể estrogen có nhiều ở thành mạch, chủ
yếu là ERβ, giúp kiểm soát được các thay đổi bất lợi cho tim mạch, tránh được sự
tích lũy LDL-cholesterol trong thành mạch và sự hình thành huyết khối động mạch
sau đó. Estrogen tác động làm tăng tổng hợp VLDL. VLDL Là Protein vận chuyển
chính của Triglyceride. Qua hệ thống tuần hồn, chúng đi đến mơ mỡ và cơ, tại đó
cùng với tác dụng Lipoprotein lipase gắn trên nội mô mao mạch gây tiêu Lipid. Làm
biến đổi chuyển hóa ở gan theo hướng tăng HDL. Vì vậy làm giảm nguy cơ tim mạch.
Triệu chứng nhóm này gồm: Hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh…
1.1.4.6. Tác động lên hệ thần kinh trung ương.

Thiếu estrogen có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng
trong nhóm này bao gồm: khó tập trung, hay quên, đau đầu…
Rối loạn tri thức ở phụ nữ sau mãn kinh (bệnh Alzheimer) là một q trình
thối hóa thần kinh, làm giảm chức năng của não bộ. Có thể do 2 nguyên nhân: tuổi
già và thiếu hụt estrogen. Bệnh Alzheimer thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh gấp 3
lần so với nam giới. Estrogen đóng vai trị bảo vệ neuron (tế bào thần kinh) khỏi tác
hại của oxy-hóa, giảm nồng độ trong huyết thanh của amyloid P (là glycoprotein thấy
nhiều trong neuron của các bệnh nhân Alzheimer) và tăng cường tái tạo tăng trưởng

các neuron, các synape, đặc biệt là các tế bào hình sao ở tủy sống [8], [9].
1.1.5.

-

Chẩn đoán [8], [9]:
Lâm sàng:

HCTMK - MK thường xảy ra xung quanh nhóm tuổi từ 45-55.
Thời kỳ tiền mãn kinh thường ở một số phụ nữ có xuất hiện một số triệu chứng
tiền mãn kinh - mãn kinh, một số thay đổi như chu kỳ dài hay ngắn, số lượng và chất
lượng kinh nguyệt nhiều hay ít.
Thời kỳ mãn kinh được xác định trên lâm sàng là trên 12 tháng vô kinh.

.


.

14

Cách tiếp cận tốt nhất để chẩn đoán các giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh là
đánh giá toàn diện: độ tuổi, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, triệu chứng tiền mãn kinh mãn kinh (triệu chứng vận mạch, niệu dục, tâm lý, cơ xương khớp).
-

Cận lâm sàng:
+ Nồng độ FSH trong máu > 40mUI/ml.
+ Giảm nồng độ Estradiol < 25pg/ml.

Các xét nghiệm đo nồng độ FSH và LH, estradiol, khơng được khuyến cáo

thường quy để chẩn đốn tiền mãn kinh – mãn kinh, vì thời kỳ này tự nó đã định sẵn
một tình trạng nội tiết bất định, nồng độ nội tiết dao động nhiều quanh giai đoạn mãn
kinh, nên các kết quả này không làm thay đổi xử trí, chẩn đốn và chỉ định điều trị
phụ thuộc vào lâm sàng. Đôi khi các xét nghiệm hormone được thực hiện để đánh giá
các vấn đề sinh sản hoặc khi vô kinh ở độ tuổi quá sớm, việc làm xét nghiệm có thể
giúp phụ nữ đưa ra quyết định bắt đầu điều trị [81],[8].
1.1.6. Thang điểm đánh giá triệu chứng mãn kinh

Để đánh giá triệu chứng mãn kinh, hiện nay trên thế giới sử dụng hai thang điểm
phổ biến nhất là Kupperman index (KI) và The Menopause Rating Scale (MRS) [71].
Chỉ số Kupperman ra đời vào năm 1953, với 11 câu hỏi về triệu chứng giai đoạn
mãn kinh, thang điểm đánh giá có 4 mức độ từ 0 đến 3. Trong bốn thập kỷ qua, chỉ
số Kupperman đã được sử dụng gần như không giới hạn đối với việc mô tả và định
lượng các triệu chứng mãn kinh. KI đặc biệt được sử dụng như là một kỹ thuật chuẩn
trong các thử nghiệm lâm sàng bởi vì các dữ liệu triệu chứng nặng được tích hợp vào
chỉ số đáp ứng rất tốt với phương pháp điều trị nội tiết. KI cho phép so sánh giữa các
nghiên cứu khác nhau và để ước lượng số trường hợp cần thiết cho các thử nghiệm
dự định. Tuy nhiên, việc đánh giá các triệu chứng này không cụ thể, mức độ triệu
chứng chưa rõ ràng, có xu hướng thiên về mức độ nặng hơn mức độ BN có, chỉ số
này đã bị phê bình ngày càng nhiều từ cuối những năm 1980. Hiệp hội mãn kinh của
các nước nói tiếng Đức đã lập một kế hoạch đánh giá thích hợp hơn, điều này dẫn tới
việc thang điểm đánh giá mãn kinh MRS ra đời [71].

.


.

15


Thang điểm đánh giá mãn kinh MRS được phát triển vào 1990, chia làm ba
lĩnh vực cơ thể, tinh thần, sinh dục để đánh giá triệu chứng, thang điểm đánh giá có
5 mức độ từ 0 đến 4. Điểm của ba lĩnh vực nghiên cứu được tổng kết bằng tổng số
điểm của 11 triệu chứng. Câu hỏi đánh giá được nêu trong bảng phụ lục 1. Tổng số
điểm có thể dao động từ 0 đến 44. Bảng câu hỏi hữu ích để đánh giá cường độ của
các triệu chứng thiếu hụt estrogen và hiệu quả có thể có của liệu pháp điều trị được
áp dụng cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh [41], [61], [65].
So với KI, MRS có thuận lợi hơn là câu hỏi đơn giản, thực tế, dễ hiểu, ứng
dụng tốt và có độ tin cậy cao, sử dụng được cho các vùng dân số khác nhau trên thế
giới, thang điểm MRS này đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ và được sử dụng rộng rãi
nhất trên thế giới dể đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng liên quan đến
thời kỳ mãn kinh [50]. Ngoài ra MRS phản ánh tốt chất lượng cuộc sống của phụ nữ
mãn kinh điều mà KI không làm được, điểm số MRS càng cao thì chất lượng cuộc
sống càng thấp và ngược lại [65].

1.2.

QUAN ĐIỂM CỦA YHCT VỀ HCTMK – MK

1.2.1. Khái quát về HCTMK – MK theo YHCT

HCTMK – MK theo YHHĐ gồm các triệu chứng: Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm,
hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm,
hay buồn giận, dễ cáu gắt, căng thẳng, hay quên, tiểu khó, tiểu nhiều lần, tiểu gấp,
tiểu không tự chủ, niệu đạo dễ bị nhiễm trùng, đau nhức âm ỉ trong xương, đau khớp,
đau vùng thắt lưng, khó tập trung, đau đầu…
Trong Y học cổ đại khơng có thuật ngữ hội chứng mãn kinh, mà chủ yếu
căn cứ vào các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau trên lâm sàng của người bệnh “ hư
chứng”, “tạng táo”, “uất chứng”, “bất mị”, “huyễn vựng”, “tâm quý”, “kiện vong”,
“đạo hãn”, “cốt chân phiền nhiệt”, “yêu thống”, “đầu thống”, “bách hợp bệnh”… Chỉ

đến những năm 60 thế kỷ XX, trong giáo trình Y học phụ khoa Trung quốc bắt đầu
coi HCTMK - MK như một loại bệnh để luận thuật, có tên là “kinh đoạn tiền hậu giả
chứng” hoặc “tuyệt kinh tiền hậu giả chứng” là chỉ triệu chứng của phụ nữ trước và

.


.

16

sau khi hết kinh, xuất hiện kinh nguyệt hỗn loạn, hư nhiệt, hãn xuất, phiền táo, dễ nộ,
ù tai, tâm quý, eo lưng đau buốt, ngũ tâm phiền nhiệt, mặt sưng chân phù, tinh thần
mệt mỏi, tiểu nhiều không cầm được…[83].
Một trong những sách giáo khoa cổ xưa nổi bật nhất cung cấp những hướng
dẫn đầu tiên để chẩn đoán HCTMK - MK có niên đại từ 500-200 năm trước Cơng
ngun <<Hồng đế nội kinh>> chương Thượng cổ Thiên chân luận có viết: “Con
gái, bảy tuổi thời Thận khí đầy đủ, răng đổi tóc dài. Hai lần bảy (14 tuổi) thời Thiên
quý sinh ra. Nhâm mạch thông, Thái xung mạch thịnh, kinh nguyệt đúng kỳ xuống
nên mới có con. Đến năm ba bảy (21 tuổi) Thận khí điều hịa, chân nha mọc hết. Đến
năm bốn bảy (28 tuổi), gân xương đều bền rắn, tóc dài hết mực, thân thể khỏe mạnh.
Đến năm năm bảy (35 tuổi) dương minh mạch suy, vẻ mặt bắt đầu khơ khan, tóc bắt
đầu rụng. Đến năm sáu bảy (42 tuổi), mạch của ba kinh Dương suy kém ở trên, vẻ
mặt khơ khan hẳn, tóc bạc. Đến năm bảy bảy (49 tuổi): Nhâm mạch hư, Thái xung
mạch kém sút. Thiên quý hết, địa đạo không thông, cho nên thân thể hao mịn mà
khơng có con…Can do Thận sinh ra, tức là thủy sinh mộc. Thận khí suy làm ảnh
hưởng đến Can. Can chủ về cân, vì Can khí suy nên sự cử động của cân phải yếu.
Thận chủ về cốt tủy, giờ cân cốt đều suy cho nên mệt mỏi.” [38].
Trong Linh khu thiên “Thiên Niên” đoạn 54: “Con người từ khi sinh ra đến
khi được 10 tuổi, tạng phủ bắt đầu kiện tồn, khí huyết đã thơng sướng, lúc bấy giờ

kinh khí ở hạ bộ, cho nên ưa thích chạy, khi trên dưới 20 tuổi, huyết khí thịnh vượng,
bắp thịt đang hồi phát đạt cho nên thích đi nhanh, lúc trên dưới 30 tuổi nội tạng hoàn
toàn ổn định, bắp thịt rắn chắc, huyết mạch cường thịnh mà đầy đủ, cho nên đi đứng
khoan thai không cấp bách, khoảng trên dưới 40 tuổi, 5 tạng 6 phủ, 12 kinh mạch
đều đặc biệt thịnh đại mà điều hòa, da thứa bắt đầu mềm dãn, gương mặt bắt đầu
nhăn nheo, đầu tóc dần dần thấy bạc hoa râm, kinh khí thịnh đầy mà có nhiều hướng
suy, cho nên không hiếu động mà ham ngồi, khoảng 50 tuổi thì Can khí suy thối, lá
gan mềm xèo, nước mật giảm thiểu, mắt có tình huống trơng vật khơng rõ, khi 60
tuổi, Tâm khí suy thối, thường hay khổ vì lo nghĩ, đắn đo, bi ai, thương xót, huyết
khí ngày càng bời rời, cho nên ưa thích nằm, 70 tuổi, Tỳ khí hư, da dẻ khơ nhăn, 80

.


.

17

tuổi, Phế khí suy thối, phách thường rời Phế khí mà khơng bám chặt, cho nên rất dễ
nói lẫn, 90 tuổi, Thận khí khơ héo, bốn tạng khác với kinh mạch khắp người cũng dần
dần trống rỗng, 100 tuổi, năm tạng đều trống rỗng, thần khí rời khỏi nhân thể, chỉ
còn cái xác trơ mà chết” [22].
Các đoạn kinh văn trên đã khái quát quá trình sinh trưởng, phát dục và suy
tàn của phụ nữ. Thiên quý hết, sự suy giảm chức năng xảy ra đồng bộ, tùy theo chức
năng nào bị hư tổn nhiều sẽ biểu hiện triệu chứng rõ hơn. Nếu q trình lão hóa diễn
ra theo sinh lý, không bị các yếu tố bên trong và bên ngồi gây tác động: Lao lực,
phịng dục q độ, có các bệnh cấp, mãn thúc đẩy, căng thẳng, lo nghĩ, ăn uống khơng
kiêng cữ, khơng điều độ...biết giữ gìn sức khỏe, thì theo diễn tiến tự nhiên cơ thể sẽ
dần già đi, suy giảm các chức năng một cách tự nhiên, yếu và chết. Nếu q trình lão
hóa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động có thể dẫn đến các bệnh cảnh: Thận âm hư,

Thận dương hư, Tâm thận bất giáo… được xem là biểu hiện triệu chứng bệnh lý này
được coi là tương đương với HCTMK - MK YHHĐ. Tùy theo thể trạng của từng
người bệnh mà có biểu hiện thời gian đến sớm hay muộn hay chỉ thống qua khơng
biểu hiện thành các chứng trạng bệnh lý.
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Kinh nguyệt là do huyết biến hóa thành. Điều hịa kinh nguyệt ngồi vai trị
của ngũ tạng, cịn có vai trị của hai mạch Xung, Nhâm. Nhâm chủ bào cung, Xung
vi huyết hải: mạch nhâm chỉ đạo ôn ấm bào cung, mạch Xung đầy là bể của huyết,
khi bể huyết đầy tràn ra ngồi hình thành nên kinh (huyết), mạch xung vơi huyết cạn
dần dẫn đến tuyệt (đoạn) kinh. Tâm chủ huyết, Can tàng huyết, Thận tàng tinh sinh
tủy, sinh huyết, Phế là nơi hội tụ của huyết mạch, Tỳ thống nhiếp huyết. Như vậy sự
hoạt động mạnh hay yếu của ngũ tạng đều có liên quan mật thiết đến kinh nguyệt của
người phụ nữ [82].
Đến tuổi 49 thì thiên q ít dần theo hướng suy kiệt, người phụ nữ dần dần
hết khả năng sinh đẻ, chức năng tạng phủ cũng suy yếu dần. Lý luận YHCT cho rằng:
gốc bệnh là từ Thận, Thận khí dần suy, tinh huyết khơng đủ làm âm dương thất điều,

.


.

18

xung nhâm rối loạn, mạch nhâm trống rỗng, mạch xung suy, bể huyết khơng cịn đầy
mà bắt đầu cạn kiệt làm ảnh hưởng đến các tạng Tâm, Can, Tỳ và ngược lại bệnh của
các Tạng cũng làm liên lụy đến Thận “ngũ tạng tương dĩ, cùng tất cập Thận”... từ đó
phát sinh hàng loạt biến hóa bệnh lý gây ra các triệu chứng khó chịu cho cơ thể tương
đương với triệu chứng mãn kinh của YHHĐ [2], [21], [30], [36], [38], [53], [54], [84].

Đó là theo quan điểm truyền thống, cứ từ tạng Thận mà luận, đặc biệt là
bệnh cảnh Thận âm hư được nhắc đến nhiều nhất. Những năm gần đây, HCTMK –
MK ngày càng được nghiên cứu sâu, đưa ra nhiều quan điểm mới [56], [83].
Theo như nghiên cứu của Schied (2010) các sách giáo khoa giảng dạy về
HCTMK – MK YHCT bằng tiếng Anh và tiếng Trung là [70]:
Bảng 1.1. Sách giáo khoa nước ngồi có HCTMK – MK YHCT
Tổng
Tên sách giáo khoa

CT 1

CT

CT điều

điều trị trị Thận
Thận

âm

3

2

1

Phụ khoa Trung Quốc, Luo Yuanka, Bắc Kinh 1988

6


6

5

Hiểu biết phụ khoa Trung Quốc, Zhang Aifang 1995

2

2

1

8

8

8

18

14

13

40

28

28


Bài giảng phụ khoa Y học Trung Quốc中醫 婦 科學 講
義 (Đại học Y Thành Đơ Trung Quốc) Thượng Hải 1964

Bách khoa tồn thư về điều trị bệnh phụ nữ, Y học Trung
Quốc, Guo Zhiqiang and Zhang Zongfang, 1997
Kinh nguyệt phụ nữ: chẩn đoán và điều trị bệnh kinh
nguyệt theo YHCT, Maciocia G 2011
Sản phụ khoa YHCT, Flaws B, 2006

Qua đây ta có thể thấy được Thận âm hư là thể bệnh chủ yếu trong các Sách,
bên cạnh đó nghiên cứu cịn cho ta thấy được nhiều công thức khác điều trị bệnh
không chỉ ở tạng Thận.
Hoặc theo nghiên cứu của Liu và cộng sự (2016) đánh giá tổng quan trên
1155 BN có HCTMK – MK của 12 RCT các công thức thuốc YHCT thường được sử

1

CT: Công thức

.


×