Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện chợ rẫy giai đoạn 2015 – 2017 và nghiên cứu xây dựng cơ số tồn kho thuốc cho bệnh viện giai đoạn 2018 – 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------

LƯƠNG THỊ TUYẾT MINH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 VÀ
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỐ TỒN KHO
THUỐC CHO BỆNH VIỆN GIAI ĐOẠN 2018 – 2019
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2018


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------

LƯƠNG THỊ TUYẾT MINH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TẠI
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 VÀ


NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỐ TỒN KHO
THUỐC CHO BỆNH VIỆN GIAI ĐOẠN 2018 – 2019
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62732001
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM ĐÌNH LUYẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
(ký tên và ghi rõ họ và tên)

Lương Thị Tuyết Minh


iv

Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ Chuyên khoa cấp II – Năm học 2016 - 2018
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
GIAI ĐOẠN 2015 – 2017 VÀ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỐ TỒN KHO
THUỐC CHO BỆNH VIỆN GIAI ĐOẠN 2018 – 2019
Lương Thị Tuyết Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Đình Luyến

Đặt vấn đề
Công tác quản trị tồn kho được đánh giá là một mắt xích quan trọng trong quy trình cung
ứng thuốc tại bệnh viện. Chính vì lý do đó, thực hiện tốt công tác này giúp các bệnh viện
hoạt động hiệu quả, ngược lại sẽ gây lãng phí ngân sách. Thực tế, cơng tác này rất khó thực
hiện hồn thiện, việc quản trị tồn kho yếu kém trong bệnh viện vẫn còn tồn tại ở nhiều
quốc gia trên thế giới và hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá công tác quản trị
tồn kho của các cơ sở y tế tại Việt Nam. Bệnh viện Chợ Rẫy là một bệnh viện đa khoa
Trung ương hạng đặc biệt với nhu cầu khám chữa bệnh và sử dụng thuốc là rất lớn. Tuy
nhiên, bệnh viện chưa thực hiện công tác này thực sự hiệu quả, bằng chứng là vẫn còn xảy
ra tình trạng thiếu thuốc và khơng đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Do đó, đề tài
được thực hiện nhằm Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh Viện Chợ Rẫy giai
đoạn 2015 – 2017 và nghiên cứu xây dựng cơ số tồn kho thuốc giai đoạn 2018 – 2019
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập và tổng hợp từ phần mềm quản lý tồn kho và văn
bản hành chính của Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017. Từ đó nghiên cứu tiến hành xây dựng
mơ hình và cơ số tồn kho thuốc giai đoạn 2018 – 2019.
Kết quả
Trong tổng số 1803 thuốc sử dụng tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017, nghiên cứu lọc ra 927
thuốc để phân tích và thu được 27 nhóm thuốc với số lượng và đặc điểm khác nhau. Nhiều
nhất là các thuốc nhóm CZE, có phần trăm giá trị thấp trong ngân sách, nhu cầu sử dụng
không ổn định và là các thuốc cần thiết trong điều trị, gồm 277 (29,88%) thuốc. Đối với 7
thuốc thuộc nhóm AXV, xây dựng được lượng đặt hàng tối ưu và số lần đặt hàng năm
2018 cho mỗi thuốc trong nhóm này. Đồng thời, xác định được định mức tồn kho cho 26
nhóm thuốc cịn lại trong tổng số 27 nhóm với nhóm AZV là nhóm được ghi nhận có định
mức theo phần trăm cao nhất, 15%.
Bệnh viện Chợ Rẫy phân loại thuốc theo 04 cách là nguồn gốc (5 nhóm), nhóm xếp hạng
thầu (6 nhóm), đơn vị đóng gói (6 nhóm), hệ điều trị (19 nhóm). Diện tích kho thuốc nhỏ,
cơ số tồn kho tính theo ngày khơng hiệu quả, chi phí tồn kho rất lớn và phụ thuộc nhiều
vào chi phí mua hàng là những đặc điểm tồn kho thuốc của Bệnh viện. Chi phí tồn đọng
cho tồn kho thuốc tăng đều qua các năm cho thấy công tác quản trị tồn kho chưa thực sự

hiệu quả. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để cải thiện công tác quản trị tồn kho là nên
xem xét tăng diện tích kho thuốc, áp dụng các mơ hình EOQ và kỹ thuật phân tích ABC
cho tồn kho, tiến hành đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của người bệnh và mức độ chính
xác của báo cáo tồn kho.
Kết luận
Cơng tác quản trị tồn kho đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của bệnh viện. Việc
phân loại thuốc thành các nhóm khác nhau giúp dễ theo dõi quản lý và xây dựng được
lượng đặt hàng tối ưu cho mỗi lần giúp bệnh viện tiết kiệm được chi phí tồn kho, đảm bảo
cân bằng được tồn kho thuốc và nhu cầu điều trị.


v

Graduation Thesis of Level 2 Pharmacist – Academic year 2016 - 2018
SURVEY OF MEDICINE USAGE IN CHO RAY HOPITAL IN 2015-2017
AND RESEARCH ON BUILDING DRUG STOCK INVENTORY
FOR THE HOSPITAL IN THE PERIOD OF 2018 - 2019
Lương Thị Tuyết Minh
Supervisor: PHAM DINH LUYEN, Assoc. Prof, Dr.
Background
Inventory management is considered to be an important link in the process of hospital
supply. For this reason, hospitals operate effectively wheather this work is done well,
otherwise it will be budget-consuming. In fact, this work is very difficult to complete, poor
inventory management in hospitals still exist in many countries around the world and
currently there are no studies assessing the inventory management at healthcare facilities in
Vietnam. Cho Ray Hospital is a special general hospital with a great demand for drug
usage and medical treatment. However, the hospital has not done this work really effective,
as evidenced by the lack of drugs supply and not meet the demand of patients. Therefore,
the research was carried out to Survey of medicine usage in cho ray hopital in 20152017 and research on building drug stock inventory for the period of 2018 - 2019
Research subjects and methods

Study and analyze data collected and synthesized from inventory management software
and administrative documents of Cho Ray Hospital in 2017. From that research to build
model and stock inventory of 2018 - 2019.
Result
Out of the total 1803 drugs used in Cho Ray Hospital in 2017, the study filtered out 927
drugs to analyze and collected 27 groups of drugs in different quantities and
characteristics. The most common are CZE drugs, which have low percentages of budget,
unstable use and are medications needed for treatment, including 277 (29.88%) drugs. For
the 7 drugs of the AXV group, the optimal order quantity and the number of orders in 2018
for each of the drugs in this group. At the same time, inventory levels for the remaining 26
drug classes were identified in a total of 27 groups with the AZV group being the highest
rated quintile, 15%. Cho Ray Hospital classifies drugs according to 4 ways (5 groups),
Bidding Group (6 groups), Packing Unit (6 groups), Treatment System (19 groups).
Inventory of drugs, daily stock inventory ineffective, inventory costs are very large and
depend on purchase costs are the characteristics of drug inventory of the hospital. Out-ofpocket costs for stockpiles have increased steadily over the years, showing that inventory
management has not been effective. Some suggested solutions to improve inventory
management should be to consider increasing inventory, applying EOQ models and ABC
analysis techniques for inventory, respond to the needs of the patient and the level of
accuracy of the inventory report.
Conclusion
Inventory management plays an important role in the operation of the hospital.
Classification of drugs into different groups makes it easy to monitor the management and
build the optimal order quantity for each hospital helps save inventory costs, ensuring
balance of drug inventory and cashew needs. treat.


vi

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của em được hoàn thành tốt đẹp nhờ

vào sự chỉ bảo tận tình và quý báu của:
Thầy PGS. TS. PHẠM ĐÌNH LUYẾN - Bộ mơn Quản Lý Dược, Khoa Dược –
Đại học Y Dược TP. HCM. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy đã hướng
dẫn, đưa ra những lời khuyên quý báu cũng như động viên và tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến:
➢ Cô TS. NGUYỄN THỊ HẢI YẾN đã luôn giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
➢ Quý Thầy/Cô trong Hội đồng, quý Thầy/Cô phản biện đã dành thời gian để
góp ý và đưa ra những nhận xét giúp cho đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em cũng xin gửi những lời cảm ơn trân trọng nhất đến:
➢ Tập thể Thầy/Cô Khoa Dược, những người đã đem tâm huyết truyền đạt kiến
thức cho em trong suốt hai năm học tại đây, cũng như các Thầy/Cô ở Bộ môn
Quản lý Dược đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
➢ Cảm ơn tập thể lớp CK2-QLD 2016-2018, những người bạn đã luôn cận kề cùng
tôi trong suốt hai năm học để vượt qua và hồn thành được tất cả các mơn học.
➢ Ban lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy, TS. DS. Nguyễn Quốc Bình – Trưởng Khoa
Dược Bệnh viện Chợ Rẫy, các phịng ban chức năng của Bệnh viện Chợ Rẫy
Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và giúp đỡ Minh rất nhiều trong quá trình lấy
số liệu thực hiện đề tài tốt nghiệp.
➢ Cảm ơn bố mẹ, ông xã và gia đình đã ln ủng hộ em.
Mặc dù em đã nỗ lực để hồn thành đề tài, nhưng cũng khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Em kính mong các thầy cơ góp ý để đề tài được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
LƯƠNG THỊ TUYẾT MINH


vii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... vi
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................xiii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.1. TỔNG QUAN TỒN KHO VÀ TỒN KHO THUỐC ...................................3
1.1.1. Tồn kho.......................................................................................................3
1.1.2. Tồn kho thuốc .............................................................................................8
1.2. KỸ THUẬT PHÂN TÍCH ABC, XYZ, VÀ VEN ......................................15
1.2.1. Phân tích ABC ..........................................................................................15
1.2.2. Phân tích XYZ ..........................................................................................17
1.2.3. Phân tích VEN ..........................................................................................19
1.2.4. Kết hợp kỹ thuật phân tích tồn kho ..........................................................20
1.3. CÁC MƠ HÌNH QUẢN LÝ TỒN KHO .....................................................21
1.3.1. Khái niệm về mơ hình quản lý tồn kho ....................................................21
1.3.2. Các mơ hình tồn kho trong quản trị tồn kho thuốc ..................................22
1.3.3. Xây dựng định mức tồn kho .....................................................................24
1.3.4. Dự báo nhu cầu và dự báo nhu cầu trong quản lý tồn kho thuốc .............25
1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC QUẢN TRỊ TỒN KHO ...................27
1.4.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho ..................................27
1.4.2. Chỉ tiêu đánh giá việc tồn kho đáp ứng nhu cầu của khách hàng ............27
1.4.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của báo cáo tồn kho ........................28


viii

1.5. BỆNH VIỆN CHỢ RẪY – KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN CHỢ RẪY......29
1.5.1. Bệnh viện Chợ Rẫy ..................................................................................29
1.5.2. Khoa Dược Bệnh viện Chợ Rẫy ...............................................................32
1.5.3. Kho thuốc .................................................................................................34

1.5.4. Các quy trình thao tác chuẩn liên quan hoạt động cung ứng thuốc tại
Bệnh viện Chợ Rẫy ............................................................................................34
1.6. CÁC ĐỀ TÀI LIÊN QUAN .........................................................................35
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 37
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN .......................................................................37
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................37
2.1.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................37
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................37
2.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................37
2.3.1. Khảo sát tình hình quản trị tồn kho thuốc tại Khoa Dược Bệnh viện Chợ
Rẫy giai đoạn 2015 - 2017 .................................................................................38
2.3.2. Đánh giá công tác quản trị tồn kho thuốc của Khoa Dược Bệnh viện Chợ
Rẫy giai đoạn 2015 - 2017 và đề xuất một số giải pháp xây dựng cơ số tồn kho
thuốc giai đoạn 2018 – 2019 ..............................................................................45
2.4. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................50
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................ 52
3.1. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ TỒN KHO THUỐC TẠI KHOA
DƯỢC BỆNH VIỆN CHỢ RẪY GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 .............................52
3.1.1. Phân loại tồn kho thuốc tại khoa dược bệnh viện Chợ Rẫy giai đoạn 2015
- 2017 ..................................................................................................................52


ix

3.1.2. Áp dụng kỹ thuật phân tích tồn kho ABC kết hợp XYZ và VEN để phân
loại các nhóm thuốc tồn kho ..............................................................................68
3.1.3. Xác định đặc điểm hàng tồn kho thuốc tại khoa dược bệnh viện chợ rẫy
năm 2015, 2016, 2017 ........................................................................................75
3.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TỒN KHO THUỐC CỦA KHOA
DƯỢC BỆNH VIỆN CHỢ RẪY GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 VÀ ĐỀ XUẤT

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỐ TỒN KHO THUỐC GIAI
ĐOẠN 2018 – 2019...............................................................................................91
3.2.1. Đánh giá công tác quản trị tồn kho thuốc của Khoa Dược Bệnh viện Chợ
Rẫy giai đoạn 2015 - 2017 .................................................................................91
3.2.2. Đề xuất một số giải pháp xây dựng cơ số tồn kho thuốc giai đoạn 2018 –
2019 và cải thiện công tác quản trị tồn kho thuốc..............................................92
Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... s
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... PL1
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... PL6
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... PL8
PHỤ LỤC 4 ........................................................................................................ PL11
PHỤ LỤC 5 ........................................................................................................ PL14


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Vai trò và chức năng của kho dược ............................................................3
Bảng 1.2. Các loại chi phí tồn kho .............................................................................7
Bảng 1.3. Phân loại thuốc theo môi trường bảo quản ..............................................10
Bảng 1.4. Phân loại thuốc theo dạng bào chế ...........................................................12
Bảng 1.5. Danh mục thuốc tân dược theo Thông tư 40/2014/TT-BYT ...................13
Bảng 1.6. Đặc điểm phân loại sản phẩm theo phân tích ABC ................................17
Bảng 1.7. Tiêu chuẩn để phân tích VEN được WHO khuyến cáo ..........................20
Bảng 1.8. Mục tiêu lựa chọn mơ hình quản lý tồn kho ............................................22
Bảng 1.9. Các ký hiệu của mơ hình EOQ .................................................................23
Bảng 1.10. Phân lọai dự báo .....................................................................................25
Bảng 1.11. Các đề tài liên quan đến công tác quản trị tồn kho ................................36

Bảng 2.1. Các tiêu chí phân loại tồn kho thuốc của Bệnh viện Chợ Rẫy.................39
Bảng 2.2. Ma trận ABC –XYZ – VEN.....................................................................43
Bảng 2.3. Đặc điểm và chế độ kiểm kho các nhóm tồn kho theo kỹ thuật ABC .....49
Bảng 2.4. Tiến độ nghiên cứu ...................................................................................51
Bảng 3.1. Phân loại tồn kho thuốc theo nguồn gốc của Bệnh viện Chợ Rẫy năm
2015, 2016, 2017 .......................................................................................................53
Bảng 3.2. Phân loại tồn kho thuốc theo phân nhóm kỹ thuật ...................................57
Bảng 3.3. Phân loại tồn kho thuốc theo đơn vị đóng gói .........................................60
Bảng 3.4. Phân loại tồn kho thuốc theo hệ điều trị...................................................63
Bảng 3.5. Cơ cấu thuốc tồn trữ theo phân tích ABC tại bệnh viện Chợ Rẫy năm
2017 ...........................................................................................................................69
Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc tồn trữ theo phân hạng XYZ tại bệnh viện Chợ Rẫy năm
2017 ...........................................................................................................................70


xi

Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc tồn trữ theo phân tích VEN tại bệnh viện Chợ Rẫy năm
2017 ...........................................................................................................................72
Bảng 3.8. Kết quả phân loại các nhóm thuốc theo ABC, XYZ, và VEN .................73
Bảng 3.9. Các thuốc thuộc nhóm AXV ....................................................................74
Bảng 3.10. Lượng dự trữ trong kho theo từng loại thuốc .........................................77
Bảng 3.11. Các loại chi phí tồn kho của Bệnh viện Chợ Rẫy ..................................80
Bảng 3.12. Chi phí mua hàng của Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2015, 2016, 2017 .......80
Bảng 3.13. Chi phí đặt hàng của Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2015, 2016, 2017 .........82
Bảng 3.14. Lương nhân viên của kho thuốc Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2015, 2016,
2017 ...........................................................................................................................83
Bảng 3.15. Tiền điện vận hành kho thuốc của Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2015, 2016,
2017 ...........................................................................................................................84
Bảng 3.16. Chi phí tiền nước cho nhân viên kho thuốc Bệnh viện Chợ Rẫy năm

2015, 2016, 2017 .......................................................................................................85
Bảng 3.17. Chi phí vận hành kho thuốc của Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2015, 2016,
2017 ...........................................................................................................................86
Bảng 3.18. Chi phí hư hỏng thuốc của Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2015, 2016, 2017 87
Bảng 3.19. Chi phí lưu kho của Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2015, 2016, 2017 ..........88
Bảng 3.20. Tổng chi phí tồn kho của Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2015, 2016, 2017 ..89
Bảng 3.21. Chi phí tồn đọng cho tồn kho thuốc năm 2015, 2016, 2017 ..................91
Bảng 3.22. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần năm 2017 ................................................92
Bảng 3.23. Tổng đơn vị lưu kho tại bệnh viện Chợ rẫy năm 2017 ..........................93
Bảng 3.24. Chi phí lưu kho cho từng đơn vị thuốc năm 2017 .................................93
Bảng 3.25. Nhóm thuốc AXV ..................................................................................94
Bảng 3.26. Lượng đặt hàng tối ưu của các thuốc nhóm AXV .................................95
Bảng 3.27. Số lần đặt hàng các thuốc nhóm AXV năm 2018 ..................................96


xii

Bảng 3.28. Nhu cầu sử dụng hàng ngày các thuốc AXV .........................................96
Bảng 3.29. Kết quả phân loại các nhóm thuốc theo ABC, XYZ, và VEN ...............97
Bảng 3.30. Định mức tồn kho theo phần trăm của các thuốc không phải AXV .....99
Bảng 3.31. Định mức tồn kho của các thuốc không thuộc nhóm AXV tại Bệnh viện
Chợ Rẫy năm 2018 ..................................................................................................100
Bảng 3.32. Định mức tồn kho cho các thuốc nhóm AXE năm 2018 .....................101
Bảng 3.33. Phân tích ABC cho hàng tồn kho thuốc của Bệnh viện Chợ Rẫy năm
2017 .........................................................................................................................102
Bảng 3.34. Đề xuất chế độ kiểm kho thuốc theo chu kỳ năm 2017 .......................103


xiii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình cung ứng thuốc ở bệnh viện ....................................................... 9
Hình 1.2. Quy trình quản lý tồn kho thuốc ............................................................... 14
Hình 1.3. Biểu đồ diễn tả độ biến thiên của thuốc loại X trong 12 tháng ................ 17
Hình 1.4. Biểu đồ diễn tả độ biến thiên của thuốc loại Y trong 12 tháng ................ 18
Hình 1.5. Biểu đồ diễn tả độ biến thiên của thuốc loại Z trong 12 tháng ................ 18
Hình 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng định mức tồn kho thuốc tại bệnh
viện ............................................................................................................................ 25
Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức của bệnh viện..................................................................... 31
Hình 1.8. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược – Bệnh viện Chợ Rẫy..................................... 33
Hình 2.1. Sơ đồ miêu tả các bước thực hiện kỹ thuật phân tích ABC ..................... 40
Hình 2.2. Sơ đồ miêu tả các bước thực hiện kỹ thuật phân tích XYZ ..................... 42
Hình 2.3. Cách thực hiện gán giá trị phần trăm cho các thuốc khơng phải AXV .... 48
Hình 2.4. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 50
Hình 3.1. Phân loại tồn kho thuốc theo nguồn gốc .................................................. 54
Hình 3.2. Phân loại tồn kho thuốc theo phân nhóm kỹ thuật ................................... 58
Hình 3.3. Phân loại tồn kho thuốc theo đơn vị đóng gói .......................................... 61
Hình 3.4. Phân loại tồn kho thuốc theo hệ điều trị ................................................... 67
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa số lượng và giá trị của các nhóm
thuốc .......................................................................................................................... 69
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn số lượng thuốc theo tỷ lệ phần trăm các nhóm X,Y,Z .. 71
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn số lượng thuốc theo tỷ lệ phần trăm các nhóm V,E,N .. 72
Hình 3.8. Sơ đồ kho thuốc của Bệnh viện Chợ Rẫy................................................. 76
Hình 3.9. Kho thuốc chính Bệnh viện Chợ Rẫy ....................................................... 78
Hình 3.10.Sơ đồ áp giá trị phần trăm so với nhu cầu hàng năm của từng thuốc ..... 98
Hình 3.11. Quy trình tồn kho thuốc của Khoa Dược Bệnh viện Chợ Rẫy............. 105


1


MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng với những
thời cơ, thuận lợi, thách thức, xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu
quả và hội nhập quốc tế, bảo đảm mọi người dân đều được quản lý chăm sóc sức
khỏe, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tế; [1]
nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng cao và đa dạng tạo sức ép
ngày càng lớn đối với việc cung cấp dịch vụ y tế.
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tồn diện cho
người bệnh, là đơn vị khoa học kỹ thuật có nghiệp vụ cao về y tế, có nhiệm vụ
khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến,
phòng bệnh, hợp tác quốc tế, quản lý kinh tế trong bệnh viện. Để đảm bảo được
nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh, một
trong những nhiệm vụ có ảnh hưởng đến chất lượng khám và điều trị làm sao đảm
bảo cung ứng thuốc, vật tư y tế đầy đủ, kịp thời. Việc cung ứng thuốc và đảm bảo
không thiếu thuốc là nhiệm vụ trọng tâm của khoa Dược – Bệnh viện. Để đáp ứng
được yêu cầu trên việc quản trị tồn kho thuốc tại bệnh viện là một vấn đề quan trọng
cần được quan tâm và nghiên cứu sâu. Tồn kho thuốc phải đảm bảo sao cho thuốc
luôn được cung cấp đầy đủ, kịp thời, và hơn hết là giảm thiểu chi phí.
Trước đây, ngân sách Nhà Nước là nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động của các
bệnh viện thì nghị định 16/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015
về “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập” dẫn đến các bệnh viện
trong cả nước bắt đầu lộ trình chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính. [2] Các bệnh
viện khơng cịn nhận sự hỗ trợ của Nhà Nước, nguồn tài chính duy nhất của bệnh
viện từ nguồn viện phí, BHYT và các nguồn thu hợp pháp khác chủ yếu từ hoạt
động khám chữa bệnh và cấp phát thuốc cho bệnh nhân. Thách thức lớn đặt ra là
các bệnh viện phải đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
và hướng đến việc cung cấp dịch vụ khiến người bệnh hài lòng và đảm bảo hoạt
động tài chính của bệnh viện an tồn, hiệu quả. Do đó, cơng tác quản trị tồn kho gần
đây đang được quan tâm và là điểm then chốt trong bất cứ hệ thống cung ứng dược



2

phẩm nào. Trong thực tế, cơng tác này rất khó thực hiện hoàn thiện và ở nhiều quốc
gia trên thế giới, việc quản trị tồn kho yếu kém trong ngành Dược vẫn cịn, dẫn đến
sự lãng phí nguồn lực kinh tế, thiếu hụt thuốc thiết yếu hoặc dư thừa thuốc đến quá
hạn sử dụng, và suy giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân. [3]
Hiện tại việc xây dựng dự trù thuốc tại các bệnh viện Việt Nam nói chung hay tại
thành phố Hồ chí Minh nói riêng cịn nhiều bất cập, thực tế tại các bệnh viện phát
sinh thiếu thuốc tại các thời điểm khác nhau trong năm sau khi đã có kết quả đấu
thầu thuốc; Bệnh viện Chợ Rẫy cũng không ngoại lệ, thường xuyên phải xử lý tình
huống phát sinh do thiếu thuốc.
Do đó để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người bệnh, nâng cao hiệu quả,
chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện, yêu cầu không được để thiếu thuốc nên
việc xác định cơ số thuốc tồn kho, dự trù thuốc hợp lý là rất quan trọng và cấp thiết.
Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc biệt, tuyến kỹ
thuật sau cùng các tỉnh thành phía Nam, trực thuộc Bộ Y tế do đó việc đảm bảo đầy
đủ thuốc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh là cực kỳ quan trọng.
Từ những lý do trên, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện Chợ
Rẫy giai đoạn 2015 – 2017 và nghiên cứu xây dựng cơ số tồn kho thuốc cho bệnh
viện giai đoạn 2018 – 2019” được thực hiện với mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện Chợ Rẫy giai đoạn 2015 – 2017 và
nghiên cứu xây dựng cơ số tồn kho thuốc cho bệnh viện giai đoạn 2018 – 2019.
Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát thực trạng tồn kho thuốc tại Khoa Dược Bệnh viện Chợ Rẫy giai đoạn
2015 -2017
2. Đánh giá công tác quản trị tồn kho thuốc của Khoa Dược Bệnh viện Chợ Rẫy
giai đoạn 2015 -2017 và đề xuất một số giải pháp xây dựng cơ số tồn kho thuốc giai
đoạn 2018 – 2019.



3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN TỒN KHO VÀ TỒN KHO THUỐC
1.1.1. Tồn kho
1.1.1.1. Khái niệm, vai trò và chức năng kho
Khái niệm kho
Theo Giáo trình Dược Bệnh viện của trường Đại học Y tế công cộng năm 2001, kho
được định nghĩa là loại hình thực hiện việc bảo quản dự trữ và chuẩn bị hàng hoá
nhằm cung ứng cho khách hàng với mức độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất; là
cầu nối quan trọng giữa việc sản xuất và lưu thơng. [4]
Vai trị và chức năng
Kho dược cũng như định nghĩa kho thông thường, giữ vai trị thiết yếu trong quy
trình cung ứng, cấp phát thuốc tại bệnh viện. Các vai trò cũng như chức năng cơ bản
của kho dược được tổng kết qua bảng dưới đây.
Bảng 1.1. Vai trò và chức năng của kho dược [4]
Vai trò

Kho dược

Chức năng

1. Bảo quản
1. Đảm bảo được tính liên tục của q trình 2. Dự trữ
sản xuất và lưu thơng hàng
3. Kiểm sốt số lượng
2. Giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, thuốc
lưu thơng

4. Cân đối với thay đổi
3. Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ cho mơ hình bệnh tật, phác
khách hàng được liền mạch không đứt đoạn đồ điều trị, đề kháng
của vi khuẩn.

Dựa trên nội dung trình bày trong bảng 1.1, nhận thấy kho dược với các chức năng
quan trọng như bảo quản, dự trữ thuốc, kiểm soát số lượng thuốc và cân đối với
thay đổi của phác đồ điều trị, đề kháng vi khuẩn, mơ hình bệnh tật, nhu cầu sử
dụng; giúp các doanh nghiệp kinh doanh phân phối thuốc, cơ sở sản xuất và lưu
thơng thuốc hay bệnh viện có thể hoạt động một cách thuận lợi, không bị gián đoạn.


4

1.1.1.2. Khái niệm và vai trò tồn kho
Khái niệm
Tồn kho là tất cả nguồn lực đang được dự trữ cho việc sản xuất kinh doanh hiện tại
và trong tương lai, được xem là loại tài sản lưu động quan trọng của doanh
nghiệp.[5] Hàng tồn kho có thể được hiểu là nguồn lực nhàn rỗi và thường chiếm
một tỷ trọng rất lớn lên đến 40% giá trị trong tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Ghi
nhận tồn kho là ghi nhận thông tin về nhà cung ứng, khách hàng, giá cả, dữ liệu về
tồn kho. Các dữ liệu này rất cần thiết cho việc phân phối trong cung ứng thuốc.[6]
Một định nghĩa chi tiết hơn về hàng tồn kho: hàng tồn kho là những tài sản được
giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; những tài sản đang trong quá
trình sản suất, kinh doanh dở dang; những nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Cụ thể hơn,
hàng tồn kho bao gồm tất cả hàng hóa mua về để bán như hàng hóa tồn kho, hàng
mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia cơng chế biến; những
thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán; những sản phẩm dở dang như sản
phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành

phẩm; những nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế
biến và đã mua đang đi trên đường; và những chi phí dịch vụ dở dang.[7]
Vai trị
Trọng tâm chính của ngành y tế là cung cấp cho bệnh nhân chất lượng chăm sóc tốt
nhất.[8] Sự thiếu hụt thuốc và sử dụng thuốc không hợp lý là một vấn đề phổ biến ở
tất cả khu vực cũng như cấp độ chăm sóc sức khỏe.[9] Nếu cơng tác tồn kho được
thực hiện tốt, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm đáng kể những chi phí liên quan đến
việc dự trữ sao cho chi phí tồn kho là nhỏ nhất và lợi nhuận thu được là cao nhất.
Ngược lại, nếu cơng tác tồn kho khơng được chú trọng thì sẽ phát sinh thêm những
khoản chi phí phải trả, làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng xấu đến hoạt động của
doanh nghiệp. Một số tác động tích cực của việc thực hiện tốt cơng tác quản trị tồn
kho có thể kể đến như:


5

• Tồn kho nguyên liệu giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất và năng
động trong việc mua nguyên liệu dự trữ. Việc này đảm bảo cho doanh nghiệp
ln có sẵn nguyên liệu để triển khai sản xuất theo kế hoạch đã đặt ra mà
không phụ thuộc vào điều kiện của nhà cung ứng (điều kiện sản xuất, thời
gian giao hàng) và tận dụng được triệt để thời gian để sản xuất sản phẩm
cũng như hạn chế phát sinh những khoản chi phí tăng thêm khi q trình sản
xuất bị gián đoạn.
• Tồn kho sản phẩm dở dang giúp cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp
linh hoạt và liên tục, giai đoạn sản xuất sau không phải chờ đợi giai đoạn sản
xuất trước. Việc này đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng quỹ thời gian hoạt
động cho công tác sản xuất một cách tối đa và không phụ thuộc để có hiệu
suất tạo sản phẩm cao nhất; đồng thời, hạn chế và cắt giảm đến mức tối thiểu
những khoản chi phí phát sinh thêm do trì trệ sản xuất như chi phí bảo quản
bán thành phẩm, chi phí gia tăng để bảo quản nguyên liệu đang chờ để sử

dụng cho sản xuất, chi phí vệ sinh dụng cụ/thiết bị.
• Tồn kho thành phẩm giúp doanh nghiệp chủ động trong việc hoạch định sản
xuất, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm nhằm khai thác và thỏa mãn tối đa nhu cầu
thị trường. Việc này đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có sản phẩm sẵn sàng
cho việc cung ứng, tạo cho khách hàng niềm tin về doanh nghiệp hoạt động
chuyên nghiệp, linh động và luôn đầu tư cho phát triển, hướng đến sự hài
lịng của khách hàng.

• Tuy nhiên, duy trì tồn kho cũng có những mặt trái của nó nếu không được
chú trọng thực hiện là làm phát sinh những chi phí liên quan đến tồn kho bao
gồm chi phí kho bãi, chi phí bảo quản và mất đi những chi phí cơ hội có
được nếu nguồn vốn được đầu tư vào thực hiện việc khác chứ không phải
cho những chi phí tồn kho phát sinh. Nhiệm vụ quan trọng của công tác quản
trị tồn kho là xem xét đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì tồn
kho để phân bổ nguồn vốn doanh nghiệp hiệu quả. [10]


6

1.1.1.3. Các loại chi phí tồn kho
Chi phí cho hoạt động tồn kho là một khoản chi phí rất lớn nên doanh nghiệp nào
cũng cần quan tâm để sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp một cách thích
hợp. Chi phí tồn kho thường bao gồm ba loại chi phí là chi phí mua hàng, chi phí
đặt hàng và chi phí lưu kho. Trong đó:
• Chi phí mua hàng: là chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho việc mua hàng (nguyên
liệu, sản phẩm). Chi phí này thường biết trước và ổn định. Thơng thường, chi
phí này được quan tâm khi nhà cung ứng có chính sách chiết khấu theo số
lượng.[11]
• Chi phí đặt hàng: là chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho việc đặt một lơ hàng
mới. Chi phí này bao gồm chi phí cho nguồn cung ứng (tìm kiếm, đánh giá

nhà cung ứng), chi phí cho đặt hàng (đặt hàng, giao nhận) và lương nhân
viên đặt hàng. Chi phí này thường cố định cho một lô hàng đặt cho dù lơ
hàng lớn hay nhỏ, do vậy chi phí này sẽ thấp nếu lô hàng dặt lớn và ngược
lại chi phí sẽ cao nếu lơ hàng đặt nhỏ.
• Chi phí lưu kho: là chi phí có liên quan đến hoạt động lưu kho như chi phí
bốc xếp hàng vào kho, chi phí hao hụt mất mát, chi phí bảo quản hàng hóa và
chi phí khấu hao thiết bị kho. Chi phí này tăng tỷ lệ thuận với lượng hàng tồn
kho trung bình hiện có, nó bao gồm: chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp
hàng vào kho, bảo hiểm, khấu hao thiết bị kho và thanh lý hàng cũ, lương
cho nhân viên thủ kho.[5]
Dựa vào ba loại chi phí trên, có nhiều loại mơ hình tồn kho có thể giúp ta xác định
được ba vấn đề quan trọng để thực hiện quản trị tồn kho hiệu quả là khi nào đặt
hàng, số lượng hàng trong một lần đặt hàng là bao nhiêu và số lượng dự trữ an toàn
là bao nhiêu. Mỗi doanh nghiệp sẽ dựa vào điều kiện thực tế của mình để chọn mơ
hình áp dụng phù hợp giúp giải đáp những vấn đề trên. Ví dụ về các loại mơ hình
tồn kho thường được sử dụng: mơ hình lượng đặt hàng kinh tế (Mơ hình EOQ), mơ
hình lượng sản xuất kinh tế (Mơ hình POQ), mơ hình chiết khấu theo số lượng (Mơ
hình QDM).


7

Tóm lại, tồn kho là một cơng tác cần thiết cho một doanh nghiệp để dự phòng trước
những biến động về nhu cầu của khách hàng, để cân bằng giữa cung và cầu khi
nguồn cung không ổn định, để tránh được khoảng thời gian chờ giao hàng, để duy
trì được tính độc lập của quy trình hoạt động và tính kinh tế của đơn đặt hàng.[12]
Dưới đây là bảng liệt kê các loại chi phí thường có trong tồn kho.
Bảng 1.2. Các loại chi phí tồn kho
Các chi phí


Đặc điểm

tồn kho

Chi phí mua hàng là tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho việc
Chi phí

mua hàng. Cơng thức tính chi phí mua hàng cho từng mặt

mua hàng

hàng tồn kho là:
Chi phí mua hàng = Giá trị mặt hàng x Nhu cầu một năm
Chi phí đặt hàng là tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho việc
đặt một lô hàng mới. Chi phí đặt hàng thường bao gồmcác

Chi phí
đặt hàng

loại chi phí:
- Đặt hàng

- Nguồn cung ứng

Chi phí đặt hàng

Tìm kiếm nhà cung ứng

Chi phí giao nhận


Đánh giá nhà cung ứng

- Lương nhân viên
Chi phí lưu kho là chi phí có liên quan đến hoạt động lưu
kho. Chi phí lưu kho thường bao gồm các chi phí cho:

Chi phí
lưu kho

- Kho hàng

- Sử dụng thiết bị

Thuê/khấu hao

Thuê/khấu hao

Thuế nhà đất

Năng lượng

Bảo hiểm kho

Vận hành

- Đầu tư hàng tồn

- Khác

Thuế hàng tồn


Lương nhân viên

Bảo hiểm

Hư hỏng


8

1.1.1.4. Phân biệt quản lý kho và quản trị tồn kho
Quản trị và quản lý là hai khái niệm thường nhầm lẫn với nhau. Quản trị là hoạt
động cần thiết của những người kết hợp với nhau trong tổ chức nhằm hoàn thành
mục tiêu của tổ chức trên tinh thần tạo lập và duy trì một mơi trường nội bộ thuận
lợi nhất, đạt hiệu suất cao nhất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực có giới hạn. Nhà
quản trị thực hiện nhiệm vụ hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của
một tổ chức. Nhà quản lý chỉ là người tác động đến đối tượng được quản lý nhằm
đạt mục tiêu ban đầu đã vạch ra. Nói cách khác, thực hiện cơng việc của nhà quản
trị địi hỏi nhiều kỹ năng hơn thực hiện công việc của nhà quản lý, trong đó kỹ năng
tư duy là kỹ năng đặc biệt quan trọng để phân biệt và tạo nên nhà quản trị viên giỏi.
Trong tồn kho, quản trị tồn kho và quản lý kho cũng bao gồm những công việc
mang bản chất khác nhau. Quản lý kho chủ yếu thực hiện những công việc liên
quan đến xuất – nhập – tồn kho như giao nhận hàng hóa, bố trí sắp xếp các khu vực
trong kho, kiểm sốt các điều kiện bảo quản kho, quản lý mã vạch – thẻ kho. Quản
trị tồn kho chủ yếu thực hiện những cơng việc liên quan đến tồn kho và chi phí tồn
kho như dự báo nhu cầu, xác định thời điểm đặt hàng và số lượng đặt hàng.[11]

1.1.2. Tồn kho thuốc
1.1.2.1. Cung ứng thuốc tại bệnh viện
Hệ thống cung ứng bệnh viện phải đảm bảo đủ lượng hàng cần thiết để duy trì

nguồn cung cấp khơng bị gián đoạn.[13] Tại bệnh viện, hoạt động cung ứng thuốc
bao gồm việc lựa chọn thuốc, mua sắm thuốc, phân phối thuốc và sử dụng thuốc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), quy trình cung ứng thuốc ở bệnh viện được
mô tả theo dưới đây. Theo đó, việc lựa chọn, sử dụng, mua và phân phối thuốc tại
bệnh viện ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề quản lý cung ứng thuốc, mỗi một bước
đều là nền tảng cho bước kế tiếp trong quy trình khép kín này. Do đó, từng nhiệm
vụ nên được thực hiện một cách cẩn thận và liên kết với nhau để đảm bảo hiệu quả
hoạt động của bệnh viện nhằm khơng gây ra tình trạng gia tăng chi phí hay thiếu
thuốc ảnh hưởng đến bệnh nhân.


9

Lựa chọn thuốc

Sử dụng thuốc

Hội đồng thuốc và điều
trị

Mua thuốc

Phân phối thuốc

Đặt hàng/Tồn kho

Chính sách và luật pháp
Hình 1.1. Quy trình cung ứng thuốc ở bệnh viện [14]

1.1.2.2. Khái niệm thuốc

Luật Dược 105/2016/QH13 định nghĩa, thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc
dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phịng bệnh, chẩn đốn bệnh, chữa bệnh,
điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm
thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm. [15] Thuốc
là một loại hàng hóa đặc biệt và là một phần khơng thể thiếu trong cơng tác chăm
sóc sức khỏe người bệnh. Với vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe và tính mạng của người sử dụng, Nhà Nước luôn khắt khe trong các công tác
kiểm duyệt thuốc, cung ứng thuốc. Mọi hoạt động liên quan đến quản lý chất lượng
thuốc và phân phối thuốc phải có văn bản giấy tờ và được lưu trữ lại trong một thời
gian nhất định. Một thuốc muốn được lưu hành trên thị trường phải thông qua kiểm
duyệt nghiêm ngặt chứng minh thuốc đạt những tiêu chuẩn đề ra và được Nhà Nước
cấp phép lưu hành. Mọi sự kiểm soát các hoạt động liên quan đến thuốc suy cho
cùng cũng để đảm bảo việc sử dụng thuốc cho con người đạt được hiệu quả điều trị
và an toàn.

1.1.2.3. Phân loại tồn kho thuốc
Phân loại thuốc theo nguồn gốc
Phân loại thuốc theo nguồn gốc thuốc là cách phân loại dựa vào xuất xứ của thuốc.
Nhu cầu sử dụng thuốc của các bệnh viện thường rất lớn. Tùy vào tình trạng bệnh


10

và điều kiện tài chính của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho từng bệnh nhân
những loại thuốc phù hợp. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc rất đa dạng trong
bệnh viện, Khoa Dược thường đặt thuốc từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Các nguồn
gốc phổ biến của thuốc bao gồm thuốc sản xuất tại Việt Nam, thuốc sản xuất tại
Việt Nam có thay đổi số visa, thuốc sản xuất tại nước ngoài, thuốc sản xuất tại nước
ngồi có thay đổi số visa, thuốc có trong kết quả thầu và thuốc ngồi thầu.
Phân loại thuốc theo mơi trường bảo quản

Các loại thuốc không phải đều được bảo quản ở một điều kiện giống nhau mà có
những thuốc vì những đặc tính đặc biệt của chúng (thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ
thấp, thuốc dễ hư do tác động của ánh sáng, thuốc gây nghiện – hướng tâm thần cần
được quản lý chặt chẽ) đòi hỏi những điều kiện bảo quản khác so với phần lớn
nhữngthuốc thường. Trong tồn kho thuốc ở bệnh viện, người ta thường chia các
nhóm thuốc thành các nhóm bảo quản ở những điều kiện môi trường khác nhau.
Việc phân chia này nhằm phân nhóm các loại thuốc cần được bảo quản chung ở
cùng điều kiện để dễ dàng hơn trong việc bảo quản thuốc, theo dõi và kiểm sốt các
yếu tố mơi trường có ảnh hưởng đến thuốc cũng như tiết kiệm nguồn lực trong việc
bảo quản thuốc. Dưới đây là bảng liệt kê các điều kiện bảo quản thuốc được ghi
trong nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” – Good Storage Practices (GSP).
Bảng 1.3. Phân loại thuốc theo môi trường bảo quản
Yêu cầu
bảo quản

Thuốc cần

Yêu cầu cụ thể

Cách thức bảo quản

Không quá 8 oC

Kho lạnh

2-8 oC

Tủ lạnh

8-15 oC


Kho mát

bảo quản
theo nhiệt
độ

15-25 oC, trong từng
khoảng thời gian có thể
lên đến 30 oC

Kho nhiệt độ phòng


11

Yêu cầu
bảo quản

Yêu cầu cụ thể

Tránh ánh sáng
Dễ bay hơi, dễ mốc mọt,
dễ phân hủy

Cách thức bảo quản
Bao bì kín, trong buồng kín hoặc trong
phịng tối
Để nơi thống mát
Bao bì kín. Để tách riêng, tránh xa


Dễ cháy, có mùi

nguồn nhiệt, nguồn điện và các mặt
hàng khác

Thuốc cần
điều kiện
bảo quản
đặc biệt

Bảo quản ở nhiệt độ phịng, trên giá,
Các thuốc khác khơng có

trên kệ, tủ; khơng được để trên mặt đất,

u cầu bảo quản đặc biệt

không để giáp tường, tránh mưa hắt,
ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp

Thuốc gây nghiện, hướng
tâm thần
Thuốc nhạy cảm với nhiệt
độ
Thuốc nhạy cảm với độ
ẩm

Bảo quản ở nơi có khóa chắc chắn


Kho lạnh hoặc trong tủ lạnh

Kho lạnh

Thuốc hết hạn dùng,

Khu vực riêng, phải dán nhãn hoặc có

thuốc trả về

biển hiệu chờ xử lý

Phân loại thuốc theo dạng bào chế
Phân loại thuốc theo dạng bào chế là cách phân loại thông dụng trong ngành Dược.
Các dạng bào chế thực chất là những hệ phân tán khác nhau. Đây là cách phân loại
theo mức độ phân tán của dược chất trong hệ phân tán hay có thể hiểu đơn giản hơn
là cách phân loại theo bản chất cấu trúc hóa lý của thuốc.[16] Dưới đây là bảng
phân loại thuốc theo dạng bào chế.


12

Bảng 1.4. Phân loại thuốc theo dạng bào chế
Hệ phân tán
Đồng thể (phân tử)
Dung dịch

Dịch chiết

- Dung dịch nước


- Cồn thuốc

- Dung dịch cồn

- Cao thuốc

Keo

Dị thể
Cơ học

Kết hợp

Dung dịch

- Hỗn dịch

- Thuốc mỡ

keo (dung

- Nhũ tương

- Thuốc đặt

- Thuốc bột

- Thuốc khí


- Viên nén

dung

dịch gơm,
- Dung dịch dầu
- Potio, siro

dung dịch
bạc keo)

- Dung dịch tiêm
- Dung dịch nhỏ mắt

Phân loại thuốc theo hoạt chất
Phân loại tồn kho thuốc theo hoạt chất là cách phân loại theo hoạt chất tác động
chính của thuốc và cũng là cách phân loại cơ bản nhất. Tuy nhiên, số lượng hoạt
chất được dùng làm thuốc rất nhiều và liên tục được cập nhật thêm để phục vụ cho
nhu cầu chăm sóc sức khỏe người bệnh.
Để thuận tiện hơn cho việc quản lý thuốc cũng như kê đơn thuốc, người ta phân
chia các hoạt chất có tác động điều trị giống nhau vào cùng một phân nhóm lớn,
những hoạt chất có nhiều tác động điều trị sẽ được xếp vào nhóm phù hợp nhất để
hạn chế sự trùng lặp. Theo Thông tư 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 do Bộ Y tế
ban hành hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán
của quỹ bảo hiểm y tế, các thuốc hay hoạt chất được phân loại theo 27 nhóm lớn
theo mã ATC (giải phẫu – điều trị – hóa học). Dưới đây là bảng danh mục thuốc tân
dược được ban hành theo Thông tư 40/2014/TT-BYT.[17]



×