Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh trứng cá thông thường tại bệnh viện da liễu hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.74 KB, 58 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ HUYỀN






KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
BỆNH TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN
DA LIỄU HÀ NỘI





LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I













HÀ NỘI - 2013

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ HUYỀN






KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ
BỆNH TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG TẠI BỆNH
VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

Mã số : CK 62.73.05




Người hướng dẫn: GS.TS. Hoàng Thị Kim Huyền
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà nội






HÀ NỘI - 2013

Mục lục
Lời cảm ơn Trang
Đặt vấn đề 1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
3

1 - Bệnh trứng cá 3

1.1 - Cơ chế bệnh sinh 4

1.2 - Các thể trứng cá 7

2 - Điều trị bệnh trứng cá 9


2.1 - Nguyên tắc điều trị 9

2.2 - Phác đồ điều trị bệnh trứng cá 10

3 - Các thuốc điều trị bệnh trứng cá 11

3.1 - Kháng sinh và các chất kháng khuẩn 11

3.2 - Dẫn chất của vitamin A acid 15

3.3 - Hormon 17

3.4 - Thuốc phối hợp 19

CHƯƠNG II : ĐỐI TỰƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20

1 - Đối tượng 20

2 - Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20

3 - Phương pháp nghiên cứu 21

3.1 – Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 21

3.2 – Tiêu chuẩn đánh giá 21

4 - Nội dung nghiên cứu 22

4.1 – Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong mẫu NC 22


4.2 – Khảo sát sử dụng thuốc trong mẫu nghiên cứu 22

4.3 - Hiệu quả sử dụng thuốc ở bệnh nhân TCTT nặng 22

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
23

1 - Đặc điểm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 23

1.1 – Đặc điểm về tuổi và giới 23

1.2 – Các vị trí tổn thương 24

1.3 – Các loại tổn thương 25

1.4 – Phân loại theo mức độ nặng nhẹ của bệnh 26

2 - Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh TCTT
2.1 – Các nhóm thuốc đã sử dụng
2.2 – Danh mục nhóm thuốc kháng sinh
2.3 - Danh mục nhóm thuốc vitamin A acid
2.4 - Danh mục nhóm thuốc Hormon
27

27

28

29


30

3 - Khảo sát hiệu quả sử dụng thuốc ở bệnh nhân TCTT nặng 31

3.1 – Các phác đồ điều trị 31

3.2 - Hiệu quả của từng phác đồ sau 3 tháng điều trị 32

3.3 - ADR đã gặp trong các phác đồ điều trị 35

4 - Bàn luận 37

1 - Về đặc điểm bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu 37

1.1 – Giới tính 37

1.2 – Tuổi 37

1.3 – Vị trí của tổn thương 37

1.4 – Các loại tổn thương 38

1.5 – Mức độ nặng nhẹ của bệnh 38

2 - Tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh TCTT
2.1 - Các nhóm thuốc đã sử dụng
39

39


2.2 - Danh mục nhóm thuốc kháng sinh 39

2.3 - Danh mục nhóm thuốc vitamin A acid 40

2.4 - Danh mục nhóm thuốc hormon 40

3 - Tình hình sử dụng thuốc ở 396 bệnh nhân TCTT nặng
3.1 - Các phác đồ điều trị
41

41

3.2 - Hiệu quả của từng phác đồ sau 3 tháng điều trị
3.3 - Các ADR đã gặp trong các phác đồ
41

44

CHƯƠNG IV – KẾT LUẬN
45

1 - Kết luận 45

2 - Đề xuất 48

Tài liệu tham khảo
Mẫu phiếu thu thập thông tin





Lời cảm ơn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học,
Bộ môn Dược lâm sàng, Phòng Thí Nghiệm Trung tâm trường Đại học Dược
Hà nội đã hết lòng quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng khám bệnh, khoa
Dược cùng toàn thể cán bộ, tập thể y bác sỹ Bệnh viện Da liễu Hà nội đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn kính trọng sâu sắc tới GS.TS. Hoàng Thị
Kim Huyền, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dược lâm sàng trường Đại học Dược
Hà nội, là cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo cho tôi những kiến
thức, phương pháp luận quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn./.

Hà nội, ngày 2 tháng 4 năm 2012



Nguyễn Thị Huyền

1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trứng cá là bệnh ngoài da tương đối phổ biến. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi
nhưng nhiều nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ 13 đến 25 [2]. Căn
nguyên gây ra bệnh trứng cá rất phức tạp, đến nay hầu hết mọi người đều
cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh trứng cá là do hiện tượng tăng tiết chất
bã kèm theo viêm nhiễm ở hệ thống nang lông tuyến bã với sự hiện diện
của một số vi khuẩn như: Propionibacterium acne, vi khuẩn Staphylococus
blance, Staphylococus albus…, một số chủng nấm như: Pityrosporium
ovale, P. orbiculare hoặc một số yếu tố như: gia đình, môi trường và vệ
sinh cá nhân cũng ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh trứng cá [2], [7],[8].
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở những vị trí như: mặt, lưng, ngực tiến
triển từng đợt dai dẳng, bệnh không gây biến chứng nguy hiểm nhưng do vị
trí tổn thương ở mặt nên gây trở ngại lớn về mặt thẩm mỹ, tâm lý, kém tự
tin trong giao tiếp, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất
lao động. Chuẩn đoán bệnh trứng cá trên lâm sàng không khó, nhưng việc
điều trị còn gặp nhiều khó khăn do rất nhiều bệnh nhân đã tự điều trị và
điều trị không đúng, dẫn đến kết quả bệnh nặng lên. Do đó tỷ lệ mắc bệnh
trứng cá mức độ nặng tại bệnh viện tăng cao, đòi hỏi người bệnh và thầy
thuốc phải kiên trì điều trị lâu dài.
Bệnh viện Da liễu Hà nội là cơ sở điều trị bệnh da liễu lớn của Thủ đô
và khu vực. Hàng năm số lượng bệnh nhân được chuẩn đoán và điều trị
bệnh trứng cá thông thường mức độ nặng chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng
số các bệnh nhân vào đây điều trị. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị
bệnh trứng cá thông thường khác nhau: thuốc điều trị tại chỗ, thuốc điều trị
toàn thân, vật lý trị liệu, xoa bóp mát xa. Các biện pháp trên đều nhằm mục
đích : chống tăng tiết chất bã của da và chống nhiễm khuẩn. Việc lựa chọn
2
thuốc điều trị là vấn đề hết sức quan trọng đối với hiệu quả điều trị. Làm
thế nào để sử dụng thuốc điều trị bệnh trứng cá an toàn, hiệu quả và kinh tế
là một trong những điều mà dược sĩ, bác sĩ cũng như người bệnh quan tâm.
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng

thuốc điều trị bệnh trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu Hà
nội”.
Mục tiêu nghiên cứu :
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh trứng cá thông thường ở bệnh
nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Hà nội từ tháng 3/2011 đến tháng
3/2012
2. Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị bệnh trứng cá thông thường tại
Bệnh viện Da liễu Hà nội.
3. Khảo sát hiệu quả sử dụng thuốc trên bệnh nhân trứng cá thông
thường thể nặng tại Bệnh viện da liễu Hà nội.
Từ đó nêu ra những đề xuất nhằm góp phần vào việc nâng cao tính an
toàn hiệu quả trong điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ nặng.











3
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN

1 – BỆNH TRỨNG CÁ
Bệnh trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã, sự sừng hóa ở cổ
nang lông làm hẹp đường thoát chất bã lên mặt da, làm chất bã bị ứ đọng tạo
điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển gây viêm, hình thành trứng cá

sẩn, mụn mủ, cục và nang.
Quá trình sừng hóa cổ nang lông chịu tác động của một số yếu tố như
hormon androgen, tăng acid béo tự do ở tuyến bã, thiếu hụt acid linoleic …

-
Androgen có tác dụng tạo ra đặc tính chung sau: tăng đồng hóa, tác
động nam hóa, rậm lông, mụn trứng cá Trong đó gây mụn trứng cá do nội
tiết tố này tác động trên tế bào sừng cổ nang lông làm tăng quá trình sừng
hóa. Mặt khác, androgen gây tăng kích thước và chức năng tuyến bã, từ đó
tăng tiết chất bã ở nang lông. Androgen có ở cả nam và nữ, trong đó ở nữ có
một lượng nhỏ, nhưng có thể tăng trong một số trường hợp do tác động của
yếu tố ngoại cảnh, chế độ sinh hoạt làm việc gây mụn trứng cá. Nếu tăng
nhiều hơn nữa sẽ gây chứng nam hóa ở nữ [6].
- Chất bã tiết ra thông thường là các acid béo dưới dạng este hỗn hợp,
không có acid béo tự do vì chất bã được este hóa ngay từ trong tế bào trước
khi bài xuất ra ngoài. Khi bị bệnh trứng cá, acid béo tự do ở chất bã tăng vì
nhiều yếu tố. Acid béo tự do tăng càng cao thì nguy cơ bị trứng cá càng lớn.
- Lượng acid linoleic trong chất bã của bệnh nhân trứng cá giảm đáng
kể có thể gây hiện tượng sừng hóa dẫn đến tắc nghẽn chất bã trong cổ nang
lông và lượng acid linoleic trở về mức bình thường sau khi được điều trị
bằng Isotretinoin.
Một nguyên nhân nữa gây bệnh trứng cá là do tăng tiết chất bã, bình
thường chất bã được tiết ra để giữ độ ẩm cho da và làm lông tóc mền mại,
4
trong bệnh trứng cá, chất bã được bài tiết quá nhiều. Hoạt động bài tiết của
tuyến bã có liên quan chặt chẽ với các hormon, trong đó quan trọng nhất là
hormon sinh dục nam, đặc biệt là testosteron. Các hormon này làm phát triển,
giãn rộng, tăng thể tích tuyến bã, kích thích tế bào tuyến bã hoạt động mạnh,
dẫn đến sự bài tiết chất bã tăng lên rất nhiều so với bình thường. Bên cạnh đó
sự bài tiết chất bã còn chịu tác động của một số yếu tố : di truyền, các stress,

thời tiết …Người ta đã nghiên cứu tính chỉ số chất bã, trung bình ở người bình
thường tiết ra 1mg chất bã/10cm
2
/3h, trứng cá nhẹ: 2,2mg/10cm
2
/3h; trứng cá
vừa: 3mg/10cm
2
/3h, vùng trứng cá nặng: 3,28mg/10cm
2
/3h. Hoạt động của
tuyến bã theo nhịp ngày đêm, tuyến bã hoạt động mạnh và bài tiết nhiều chất
bã nhất là cuối giờ sáng và đầu giờ chiều, giảm tiết chất bã vào cuối giờ chiều
và tối [3],[12].

1.1 – Cơ chế bệnh sinh
Căn sinh bệnh học của bệnh trứng cá được xác định liên quan đến 3
yếu tố chính sau: đó là dày sừng hóa cổ nang lông, tăng sản xuất chất bã và vi
khuẩn Propionibacterium acnes trên da .
Nang lông nằm rải rác trên toàn bộ da của cơ thể trừ lòng bàn tay, bàn
chân. Nang lông bao gồm nang lông tơ và nang lông dài, nang lông tơ có kích
thước nhỏ, nhưng tế bào tuyến bã ở nang lông tơ có thể tích lớn hơn tế bào
tuyến bã ở nang lông dài, do đó tuyến bã ở mặt phát triển gấp nhiều lần so với
những nơi khác do ở mặt có nhiều lông tơ và đó là lý do tại sao trứng cá hay
có ở mặt.

5




Hình 1.1: Cấu trúc của nang lông tuyến bã ở da bình thường


Hoạt động của tuyến bã chịu tác động rất lớn của các hormon
(nhất là hormon sinh dục nam), ngoài ra còn phụ thuộc vào một số yếu tố
khác như di truyền, kích thích. Tuyến bã hoạt động mạnh lúc mới sinh do
angdrogen của mẹ truyền qua rau thai hoạt hóa, sau đó gần như bất hoạt ở trẻ
từ 2 đến 6 tuổi. Tuyến bã hoạt động trở lại từ 9-10 tuổi, phát triển mạnh ở tuổi
dậy thì, giảm tiết ở tuổi 45 đối với nữ và 55 đối với nam.
Trên cơ sở hoạt động của các yếu tố tạo ra khối sừng ở cổ nang lông
làm hẹp đường thoát chất bã lên bề mặt da. Chất bã bị ứ đọng làm tuyến bã bị
giãn rộng để chứa chất bã dẫn tới tạo thành nhân trứng cá [3], [13].
Trong nang lông của bệnh nhân bị bệnh trứng cá có Propionibacterium
acnes (P.acnes) một loại trực khuẩn kị khí. Bằng xét nghiệm sinh hóa ta thấy
6
ở người bị trứng cá trung bình có khoảng 114.800 p.acne/cm
2
, người không
bị trứng cá không tìm thấy p.acne [2].
Qua thực nghiệm và thực tế lâm sàng, người ta thấy khi chất bã bị ứ
đọng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn như P.acne, P.grannulosum,
S.blancs, S.albus phát triển ở phần dưới cổ nang lông tuyến bã. Và các vi
khuẩn này tiết ra men hyaluronidase , protease, lipase lecitinase có khả năng
phân hủy lipid, giải phóng acid béo tự do gây viêm thành tuyến bã và lan tràn
ra xung quanh tạo nên trứng cá sẩn, mụn mủ, cục và nang [2],[15].



Hình 1.2: Cấu trúc của nang lông tuyến bã ở da bị bệnh trứng cá




7
1.2 – Các thể trứng cá
Bệnh trứng cá được biểu hiện với nhiều hình thái tổn thương nhân, sẩn,
mụn mủ, cục, nang trứng cá. Bệnh có thể để lại hậu quả sẹo lồi, sẹo lõm.
Bệnh xuất hiện nhiều ở độ tuổi dậy thì. Một số trường hợp bệnh giảm dần
theo thời gian, nhưng nhiều bệnh nhân bệnh tiến triển dai dẳng, từng đợt phát
triển. Dựa vào đặc điểm tiến triển của bệnh và các hình thái tổn thương người
ta chia thành nhiều thể lâm sàng khác nhau [3], [5], [9].
1. Trứng cá thông thường: Phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên ở cả hai
giới. Các tổn thương khu trú ở vùng da mỡ như ở mặt, lưng, ngực, vai.
Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể là nhân trứng cá, sẩn đỏ, sẩn
mụn mủ, mụn mủ, cục, nang viêm tấy đỏ [2], [5].
2. Trứng cá kê hoại tử: do tụ cầu vàng gây nên, bệnh gặp chủ yếu ở nam
giới, vị trí ở trán, thái dương, rìa chân tóc. Các tổn thương nhanh chóng
hóa mủ màu ngà vàng, lõm ở giữa, khi khỏi để lại sẹo vĩnh viễn [3],
[7].
3. Trứng cá đỏ: thường gặp ở người da trắng, chủ yếu là nữ, độ tuổi 30-50
tuổi. Tổn thương trên nền da đỏ xuất hiện từng đợt sẩn mủ, đôi khi cộm
giống như u hạt, không có nhân, tổn thương xuất hiện hết đợt này đến
đợt khác. Sau nhiều đợt tiến triển bệnh thường có phản ứng xơ, da mặt
trở lên sần sùi, nhất là ở vùng mũi thành mũi sư tử, cà chua. Căn sinh
bệnh học của bệnh trứng cá đỏ rất phức tạp có thể từ chế độ ăn uống,
yếu tố thần kinh, nhiễm khuẩn đặc biệt là vai trò của vi khuẩn
Propionibacterium và Demodex folliculorum [8].
4. Trứng cá sẹo lồi: Chủ yếu gặp ở đàn ông, hay khu trú ở gáy, vùng rìa
chân tóc. Tổn thương viêm nang lông, sau đó tiến triển thành củ xơ
hoặc dải xơ phì đại trông như sẹo lồi. Bệnh tiến triển lâu dài, cuối cùng
sẽ xẹp, sẹo phẳng, vĩnh viễn trụi lông tóc [8].

8
5. Trứng cá mạch lươn: thường bắt đầu sau tuổi dậy thì. Bệnh chủ yếu gặp
ở nam giới. Hay gặp tổn thương ở gáy , da đầu, mặt, lưng, ngực, mông,
quanh hậu môn. Khởi đầu là các mụn mủ ở nang lông, to dần và loét
thành hang hốc với nhiều lỗ dò, tổn thương có dịch vàng nhày lẫn máu.
Bệnh thường kéo dài dai dẳng, điều trị rất khó khăn [9].
6. Trứng cá nghề nghiệp: Do bệnh nghề nghiệp gây nên, bệnh nhân tiếp
xúc với dầu mỡ, hắc ín liên tục nhiều năm như công nhân sửa chữa máy
móc, hầm lò. Bệnh biểu hiện là các nhân, sẩn, mụn mủ và nang như
trứng cá thông thường [3].
7. Trứng cá do thuốc: Có rất nhiều thuốc gây phát sinh phát triển bệnh
trứng cá, các hormon androgen làm tăng hoạt động và phì đại tuyến bã,
các steroid gây sừng hóa nang lông, các halogen (muối iod và brom) có
trong các muối điều trị bệnh tuyến giáp, thuốc long đờm, thuốc điều trị
hen, thuốc cản quang, phenobacbital, cimetidin … có thể gây bệnh
trứng cá. Tuy nhiên khi ngưng thuốc 1 thời gian các tổn thương trứng
cá sẽ hết [7],[15] .
8. Bệnh trứng cá và Demodex : viêm da do Demodex là bệnh gây nên bởi
1 loại con trùng chân khớp ký sinh ở nang lông tuyến bã người. Vị trí
thường gặp nhất của viêm da Demodex là ở mặt với các triệu chứng
ngứa, rát, đỏ da bong vẩy. Bôi thuốc corticoid lan tràn có thể góp phần
làm gia tăng số lượng Demodex tại tổn thương [14].
9. Trứng cá trẻ sơ sinh: xuất hiện trong 4 tuần đầu sau đẻ, bé trai hay bị
hơn bé gái do nội tiết tố progesteron ở mẹ truyền sang. Tổn thương có
thế tồn tại trong vài tuần rồi tự khỏi không để lại dấu vết gì.



9
10. Các loại hình trứng cá khác:

- Trứng cá trước chu kỳ kinh nguyệt : thường xuất hiện trước khi có kinh 1
tuần. Dùng thuốc tránh thai có estrogen sẽ làm giảm trứng cá loại này.
[7]
- Trứng cá do mỹ phẩm : thường gặp ở phụ nữ từ 25-30 tuổi, do dùng mỹ
phẩm không thích hợp hoặc thói quen sử dụng quá nhiều kem bôi mặt,
dầu làm ẩm da, kem chống nắng. [7], [8]
- Trứng cá do yếu tố cơ học : thường gặp ở những cô gái trẻ, do bệnh nhân
có yếu tố tâm lý lo lắng hay nặn bóp tổn thương làm cho trứng cá nặng
thêm, kết quả để lại sẹo thâm và sẹo teo da [10].
- Trứng cá nhân loạn sừng gia đình : là do rối loạn di truyền trội, với đặc
điểm có nhiều nhân ở mặt, thân mình, các chi có thể có sẩn đỏ, mụn
nước, sau khi khỏi và thành sẹo sâu [2].
- Trứng cá vùng nhiệt đới: bệnh thường xuất hiện ở vùng nhiệt đới vào
mùa hè khi thời tiết nóng ẩm. Tổn thương nang lớn, đa dạng ở ngực,
lưng, mông [2].
2 – ĐIỀU TRỊ
2.1 - Nguyên tắc :
Bệnh trứng cá là bệnh liên quan đến nhiều yếu tố gây bệnh nên điều trị
rất phức tạp. Việc điều trị phải dựa trên từng thể bệnh mức độ trầm trọng của
bệnh, nguyên nhân gây bệnh, từng bệnh nhân và các yếu tố liên quan như gia
đình, nghề nghiệp … mà có thể dùng thuốc tại chỗ hay toàn thân hoặc kết hợp
cả tại chỗ và toàn thân.
Mục đích của việc dùng thuốc trong điều trị trứng cá là nhằm : giảm
tiết và ứ đọng chất bã, giảm sừng hóa cổ nang lông tuyến bã, chống viêm và
diệt khuẩn [7], [9].
10
Có nhiều nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh trứng cá. Tùy
thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có các phác đồ điều trị khác nhau.
Thuốc điều trị trứng cá chủ yếu được chia ra theo các dạng thuốc điều trị tại
chỗ và điều trị toàn thân. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc bôi hay thuốc uống

phải phù hợp với từng bệnh nhân, từng thể bệnh và bệnh nhân phải tuân thủ
theo chế độ điều trị của thầy thuốc, điều trị kiên trì mới đạt được kết quả
mong muốn.
2.2 – Phác đồ:
Hiện nay trong các phác đồ điều trị bệnh trứng cá thường có mặt các
chế phẩm bôi ngoài da tác dụng tại chỗ với mục đích chống viêm nhiễm,
giảm sừng hoá da, tạo sự thông thoáng cho lỗ chân lông. Trường hợp trứng cá
nặng, bội nhiễm các bác sỹ thường chỉ định kháng sinh hoặc vitamin A acid
hoặc hormon nội tiết tố kháng androgen đường uống.
Phác đồ chung điều trị bệnh trứng cá hiện nay là :
- Rửa sạch mặt, giúp lỗ chân lông thông thoáng bằng các chế phẩm làm sạch
phù hợp với da
- Giảm lượng chất nhờn bài tiết trên da bằng các chế phẩm giảm tiết.
- Trường hợp mụn mủ, nên bôi chế phẩm chứa kháng sinh, kháng khuẩn vào
vị trí mụn, ngày bôi hai lần. Trường hợp nặng các bác sỹ có thể chỉ định uống
thêm kháng sinh hoặc vitamin A acid hoặc các hormon nội tiết tố tùy theo
mức độ của bệnh và nguyên nhân gây bệnh.
- Kết hợp uống các thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, giảm
mụn mọc thêm, ngăn mụn tái phát.
- Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hợp lý tránh stress [8].



11
3 - THUỐC
3.1 – Kháng sinh và các chất kháng khuẩn
3.1.1 - Nhóm macrolid (Erythromyci, Azithromycin)
- Erythromycin là kháng sinh nhóm macrolid được sử dụng dưới dạng base có
phổ tác dụng rộng, chủ yếu là kìm khuẩn đối với vi khuẩn gram dương và
gram âm bằng cách gắn thuận nghịch với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi

khuẩn nhạy cảm và ức chế tổng hợp protein. Ngày nay nhiều loại vi khuẩn,
nấm, virus đã kháng erythromycine do sự lạm dụng các macrolid nhưng
erythromycin vẫn còn tác dụng với Propionibacterium acnes [1]. Sử dụng
điều trị bệnh trứng cá tại chỗ có dạng kem erythromycin, biệt dược: Erylick
(Pháp), Purecare-S (Hàn Quốc), Efasol (Hàn quốc) Điều trị toàn thân có
viên nén (250mg, 500mg).
- Azithromycin là kháng sinh mới có hoạt phổ rộng cũng thuộc nhóm
macrolid, thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh bằng cách gắn với ribosom của
vi khuẩn gây bệnh, ngăn cản quá trình tổng hợp protein của chúng.
Azithromycin có tác dụng tốt trên 1 số vi khuẩn gram dương và gram âm
nhưng cần cân nhắc cẩn thận khi sử dụng Azithromycin do đã lan rộng vi
khuẩn kháng macrolid ở Việt nam [1]. Sử dụng điều trị bệnh trứng cá toàn
thân có viên nang (250mg, 500mg), bột pha hỗn dịch uống (200mg
Azithromycin/5ml).
Chỉ định: Điều trị mụn trứng cá, đặc biệt các dạng trứng cá có mụn mủ viêm
nhiễm.
Tác dụng không mong muốn:
+ Có thể gây phản ứng da và dị ứng: khó chịu, mẩn ngứa, hồng ban
+ Có thể có cảm giác khô da khi bắt đầu điều trị [11]
Chống chỉ định: dị ứng với Erythromycin, Azithromycin, các kháng sinh
nhóm macrolid hay với một thành phần nào đó của thuốc [1].
12

3.1.2 - Clindamycin hydroclorid :
- Clindamycin là kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid có tác dụng ức chế tổng
hợp protein của vi khuẩn, có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp và có tác
dụng diệt khuẩn ở nồng độ cao. Clindamycin có thể uống vì bền vững ở môi
trường acid. Sử dụng điều trị bệnh trứng cá tại chỗ có dạng gel, biệt dược
Duac (Pháp). Sử dụng điều trị toàn thân có dạng viên nang (75, 150, 300mg),
dạng dung dịch uống 1%.

Chỉ định : Trứng cá mụn mủ mà vi khuẩn đã kháng lại các kháng sinh khác.
Chống chỉ định : mẫn cảm với Clindamycin hoặc với một thành phần nào đó
của thuốc.[1]
Tác dụng không mong muốn:
- Buồn nôn, nôn, ỉa chảy
- Nổi mày đay
Thận trọng : khi người bệnh mang thai hoặc đang cho con bú (ngừng cho
con bú khi điều trị) [1].
3.1.3 – Doxycyclin (dẫn chất tetracyclin):
+ Là kháng sinh phổ rộng sử dụng điều trị toàn thân bệnh trứng cá, có
tác dụng kìm khuẩn.
+ Thuốc ức chế vi khuẩn tổng hợp protein do gắn vào tiểu đơn vị 30s
và 50s của Ribosom và cũng có thể gây thay đổi ở màng bào tương.
+ Thuốc có phạm vi kháng khuẩn rộng với vi khuẩn kị khí và ưa khí
Gram dương và Gram âm.
+ Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa (95% liều uống), đạt nồng độ tối đa
sau 2 giờ, phân bố rộng trong cơ thể vào các mô và dịch tiết. Thuốc tích lũy
trong các tế bào lưới nội mô của gan, lách, tủy xương và trong xương, ngà
răng, men răng. Doxycyclin phần lớn được thải trừ qua phân mà không thải
13
trừ qua thận như các tetracyclin khác nên là thuốc an toàn điều trị nhiễm
khuẩn ở người suy thận [1]. Sử dụng trong điều trị bệnh trứng cá toàn thân có
dạng viên nang (50, 100mg), viên bao phim (100mg)
Chỉ định : điều trị nhiễm khuẩn, trị bệnh trứng cá mụn mủ [3]
Tác dụng phụ :
- Tiêu hóa (buồn nôn, ỉa chảy, biến màu răng ở trẻ em)
- Da (các ban, mẫn cảm với ánh sáng)
- Thần kinh trung ương (tăng áp lực nội sọ lành tính, thóp phồng ở trẻ
nhỏ) [1].
Chống Chỉ định : Quá mẫn cảm với các tetracyclin, trẻ em dưới 8 tuổi, suy

gan nặng [1].
Thận trọng :
- Dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây bội nhiễm
- Tránh phơi nắng kéo dài khi dùng thuốc vì có thể gây mẫn cảm.
- Phải uống viên nén với 1 cốc nước đầy ở tư thế đứng để tránh loét
thực quản, để giảm kích ứng đường tiêu hóa.
- Không dùng thuốc khi ở nửa cuối thai kỳ, cho con bú [1], [9].
Liều lượng: Người lớn 100mg ngày 2 lần.
3.1.4 - Metronidazol
- Metronidazol là một dẫn chất 5-nitro-imidazol, có phổ hoạt tính rộng trên
động vật nguyên sinh như amip, Giardia và trên vi khuẩn kị khí. Sử dụng
điều trị bệnh trứng cá tại chỗ dạng kem metranidazol (Việt nam)
Chỉ định : Điều trị bệnh trứng cá mụn mủ có Demodex, chống đỏ da [12].
Chống Chỉ định : Có tiền sử quá mẫn cảm với metranidazol hoặc các dẫn chất
nitro-imidazol khác [1].


14
3.1.5 – Các peroxid (Benzoyl peroxid )
- Là thuốc kháng khuẩn có tác dụng trên vi khuẩn Propionibacterium acnes
và làm tróc vẩy da , bong lớp sừng. thuốc được hấp thu qua da khoảng 45%
liều dùng trong khoảng 24h. Lượng Benzoyl peroxid được hấp thu sẽ chuyển
hoàn toàn thành acid benzoic ở da [1]. Sử dụng điều trị bệnh trứng cá tại chỗ
dạng kem, biệt dược Acnol 10 (Pháp), Duac (Pháp)
Chỉ định :
- Benzoyl peroxid được dùng tại chỗ để điều trị trứng cá nhẹ hoặc vừa
- Là thuốc bổ trợ trong điều trị mụn trứng cá thể nặng và mụn trứng
cá có mủ [1], [3].
Chống chỉ định :
- Người dị ứng với Benzoyl peroxid hoặc 1 trong các thành phần của

thuốc [1].
Tác dụng không mong muốn:
- Hay gặp kích ứng da, viêm da tiếp xúc, khô da.
- Hiếm khi gặp hiện tượng ngứa dữ dội, tấy đỏ, nóng rát, sưng phù [1],
[3].
Liều dùng:
- Bôi một lớp mỏng, ngày 1-2 lần vào lúc đi ngủ.
Tương tác thuốc :
- Không được dùng Benzoyl peroxid khi phải tiếp xúc với ánh nắng
mặt trời hoặc tia tử ngoại.
-Dùng đồng thời với thuốc chống nắng có chứa acid paraaminobenzoic
sẽ làm biến đổi màu da một thời gian [1].



15
3.2 - Dẫn chất của vitamin A acid (tretinoin, isotretinoin)
Là một alcol vòng, nguồn cung cấp chủ yếu trong thức ăn như gan, bơ,
trứng và tiền chất vitamin A là  - caroten có trong rau, quả, củ.
Thiếu vitamin A gây: khô mắt, dày sừng nang lông, khô da toàn thân,
lão hóa sớm, trẻ chậm lớn.
Thừa Vitamin A gây: da khô ngứa, thô giáp, có vẩy, môi khô, dày sừng
nang lông, xuất huyết, ngủ lịm, chán ăn, sút cân, rụng lông tóc lan tỏa…
Trước đây vitamin A được coi là một yếu tố dinh dưỡng thuần túy. Ngày nay
được sử dụng như 1 yếu tố trị liệu đối với bệnh trứng cá [4]. Điều trị toàn
thân : có viên Isotretinoin 10mg - Hàn Quốc.
Tác dụng: chống viêm, giảm bài tiết, điều hòa miễn dịch.
Chỉ định : Trị bệnh trứng cá, viêm nang lông, viêm da dầu [4]
Liều: từ 0,1 – 1,0mg/kg/ngày (tối đa 2mg/kg/ngày). Thời gian điều trị cho
đến khi tình trạng bệnh khỏi hoặc trên lâm sàng bệnh được cải thiện.

Chống chỉ định : tuyệt đối không dùng đường uống cho phụ nữ mang thai,
phụ nữ cho con bú, viêm gan trầm trọng, suy thận, rối loạn chức năng thần
kinh trung ương. Thận trọng trong sử dụng nếu bệnh nhân có tăng lipit máu,
tiểu đường, đau xương [1]
Tác dụng phụ thường gặp trong điều trị bằng vitamin A acid:
- Biến dạng thai và độc phôi
- Biến đổi gen
- Ảnh hưởng chức năng gan
- Chứng đau cơ và mỏi khớp: hay gặp khi dùng Retinoid liều cao.
- Thay đổi về xương: làm giảm canxi xương khi quá liều vitamin A
mãn tính.
16
- Khô môi, bong vảy, khô mũi. Ngoài ra có thể gây viêm da mặt, sẩn đỏ
gan bàn tay, bàn chân, cảm giác nóng rát trên da, đỏ da bong vẩy phấn, sẩn
ngứa
Điều trị tại chỗ: có dạng kem, gel, dung dịch để bôi của Tretinoin,
Isotretinoin là hai dẫn xuất của vitamin A,
Biệt dược: Locacid (Pháp), Tretinoine 0,05% (Pháp), Isotina (Hàn quốc)…
Tác dụng : kích thích phân bào và thúc đẩy đổi mới tế bào biểu bì, kìm hãm
tạo thành keratin, kích thích tái tạo mô liên kết, làm giảm sản xuất chất bã,
giảm sừng hóa nang lông tuyến bã.
Chỉ định : dùng bôi trị trứng cá
Chống chỉ định: quá mẫn với các thành phần của thuốc
Thận trọng:
- Phải thử tính nhạy cảm của người bệnh trước khi điều trị bằng cách
bôi vài lần trên một vùng da nhỏ bị tổn thương.
- Tretinoin có thể gây phản ứng viêm ngay cả trên da bình thường dẫn
đến làm dày lớp gai và á sừng, bôi nhiều không làm tăng tác dụng điều trị mà
có thể làm phản ứng viêm mạnh lên.
- Người bệnh điều trị bằng vitamin A acid ở mặt không được rửa mặt

quá 3 lần một ngày, phải dùng xà phòng dịu và trung tính, tránh ra nắng càng
nhiều càng tốt.
Tác dụng không mong muốn:
- Khô da, ban đỏ, nhói đau, cảm giác châm chích, bỏng rát, mụn nước,
phù [3].
Liều lượng:
- Bôi trước khi đi ngủ, lúc đầu bôi ngày 1 lần trong 2-3 ngày dùng loại có
nồng độ thuốc thấp. Nếu dung nạp thuốc tốt sau đó có thể dùng chế phẩm có
nồng độ cao hơn. Đáp ứng điển hình là trong vòng 7 – 10 ngày da đỏ lên và
17
bong vẩy. Tác dụng điều trị thường xuất hiện sau 2-3 tuần. Có thể hơn 6 tuần
mới thấy tác dụng tối ưu của thuốc. Điều trị cho đến khi tình trạng bệnh khỏi
hoặc trên lâm sàng bệnh được cải thiện [9].
3.3 - Hormon:
3.3.1 - Hormon sinh dục

Người ta dùng hormon với mục đích làm giảm hàm lượng androgen từ
đó giảm tác động của nội tiết tố này trên tuyến bã nhờn và trên tế bào sừng cổ
nang lông.

Androgen gây mụn trứng cá do nội tiết tố này tác động trên tế bào
sừng cổ nang lông làm tăng quá trình sừng hóa. Mặt khác androgen gây tăng
kích thước và chức năng tuyến bã, từ đó tăng tiết chất bã ở nang lông.
Androgen có ở cả nam và nữ. Ở trẻ sơ sinh hàm lượng DHEAS cao cho nên
có thể gặp trứng cá trẻ sơ sinh. Sau đó hàm lượng DHEAS giảm dần và thấp
nhất từ 2 đến 4 tuổi. Trong đó ở nữ có một lượng nhỏ, nhưng có thể tăng
trong một số trường hợp do tác động của yếu tố ngoại cảnh, chế độ sinh hoạt
làm việc gây mụn trứng cá. Nếu tăng nhiều hơn nữa sẽ gây chứng nam hóa ở
nữ [6].
Các yếu tố khi thăm khám gợi ý nguyên nhân nội tiết tố cường

Androgen như: rậm lông, kinh nguyệt không đều, hiếm muộn …
Các thuốc hormon sinh dục được dùng điều trị bệnh trứng cá chủ yếu
cho phụ nữ trong các trường hợp sau:
- Bệnh trứng cá do cường Androgen
- Khi các liệu pháp thông thường không kết quả
- Trong lúc gián đoạn cuả liệu pháp isotretionin, tăng tiết bã nhờn, hội
chứng SAHA (da dầu, trứng cá, rậm lông, rụng tóc), trứng cá liên quan kỳ
kinh, tránh thai…[6].


18
Thuốc điều trị toàn thân : Diana 35 - Pháp
Bào chế: dạng viên nén bao đường chứa ethinylestradiol và cyproterone
acetate.

Mỗi viên uống có chứa ethinylestradiol (0,035 mg) và cyproterone
acetate (2mg).
Chỉ định: được dùng để điều trị bệnh trứng cá có kèm tăng tiết bã nhờn, viêm
tạo thành các cục mụn mủ do androgen [6], [15].
Tác dụng không mong muốn :
- Đau đầu, buồn nôn, hoa mắt
- Tăng cân, giữ nước kèm theo phù
- Rối loạn kinh nguyệt, ra huyết ở âm đạo
- Căng tức ngực, vú to và nắn đau
- Gây phản ứng về da như đồi mồi, phát ban và mày đay
- Nghiêm trọng nhất là có nguy cơ gây ung thư nội mạc tử cung [1].
Chống chỉ định: - Đang mắc hay có tiền sử mắc chứng nghẽn mạch huyết
khối ở động mạch hoặc tĩnh mạch, hoặc tai biến mạch máu não.
- Đau nửa đầu với các triệu chứng liên quan đến thần kinh trung ương
- Bệnh tiểu đường có liên quan đến mạch máu

- Đã và đang bị viêm tụy có tăng lượng mỡ trong máu
- Đã và đang mắc bệnh gan nặng các thông số đánh giá chức năng
gan chưa trở lại mức bình thường.
- Đã và đang có khối u ở gan (lành tính hoặc ác tính)
- Mắc bệnh ung thư có liên quan đến hormone sinh dục (ung thư vú
hoặc cơ quan sinh dục khác)
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai, phụ nữ cho con bú.
- Mẫn cảm với ethinylestradiol , cyproterone acetate hoặc bất kỳ
thành phần nào của thuốc [1]
19
Liều lượng và cách dùng: Uống với một ít nước theo hướng dẫn trên vỉ thuốc
vào 1 giờ nhất định, ngày uống 1 viên trong 21 ngày liên tục, thời gian sử
dụng phụ thuộc vào mức độ của bệnh và đáp ứng điều trị của bệnh nhân.
Thông thường nên điều trị nhiều tháng (ít nhất 3-4 chu kỳ sau khi các triệu
chứng đã giảm xuống). Bệnh mụn trứng cá và tăng tiết bã nhờn thường đáp
ứng với thuốc sớm hơn so với chứng rậm lông hay bệnh rụng tóc [15], [17].
3.4 - Thuốc phối hợp
- Thuốc trị sẹo : Mỡ Epitheliale AH - Pháp
- Thuốc trị nám: Unitone – Pháp, Secalia AHA – Pháp, Secalia DS – Pháp
- Thuốc tăng miễn dịch : Thymonodulin – Hàn Quốc
- Các vitamin : Biolamin – Hàn Quốc, Coenzym Q10 – Đức, Beecom C –
Hàn Quốc
- Thuốc bổ gan: Boganic - Việt nam, Helorni - Ấn, Silgoma – Hàn Quốc,
Hepalucky – Hàn quốc
Đây là các nhóm thuốc thường được dùng bổ trợ điều trị bệnh trứng cá.













20



CHƯƠNG II – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 – ĐỐI TƯỢNG :
- Là bệnh án của toàn bộ bệnh nhân được chuẩn đoán xác định là mắc
bệnh trứng cá thông thường, đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu Hà nội
từ tháng 3/2011 đến tháng 3/2012: Có tất cả 608 bệnh án trong đó lọc riêng
ra 396 bệnh án của bệnh nhân mắc bệnh trứng cá thông thường mức độ nặng.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Tất cả bệnh án của bệnh nhân được chuẩn đoán mắc bệnh trứng cá
thông thường đến khám tại bệnh viện da liễu Hà nội từ tháng 3/2011 đến
tháng 3/2012.
+ Được kê đơn điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Hà nội
+ Đợt điều trị tối thiểu 3 tháng.
Tiêu chuẩn loại trừ :
+ Bỏ hẹn khám
+ Có thai, cho con bú
+ Suy gan - thận
+ Mắc bệnh thần kinh
2 – ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1 - Địa điểm nghiên cứu :

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Bệnh viện da liễu Hà nội.
2.2 - Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 3/2011 đến tháng 3/2012


×