Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Gián án CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.88 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN: SINH HỌC 10
CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
KIẾN THỨC:
_ Nhận biết được các yếu tố vật l và hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng cùa vi sinh vật.
_ Vận dụng ảnh hưởng của các yếu tố để điều chỉnh sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng trong đời
sống con người.
KỸ NĂNG:
_ Suy luận, phân tch, tổng hợp, khái quát.
_ Thảo luận nhóm.
THÁI ĐỘ:
_ Nắm được các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của VSV, qua đó có thể ứng dụng vào việc bảo quản
thực phẩm hoặc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
_ Phiếu học tập, bảng thống kê 1 số yếu tố l hóa ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng
thực tế.
_ Tư liệu về hình ảnh của các chất ảnh hưởng đến vi sinh vật.
_ Một số tranh ảnh về các vi sinh vật ở 1 số môi trường nhất định.
III. PHƯƠNG PHÁP:
_ Thảo luận nhóm
_ Hỏi đáp - tìm tòi
_ Quy nạp
IV. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG:
_ Học sinh hiểu được mức độ ảnh hưởng của các tác nhân l hóa đến sinh trưởng của vi sinh vật
_ Ứng dụng vào đời sống trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
V. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
BƯỚC 1: Ổn định lớp (1’)
BƯỚC 2: Kiểm tra bài cũ (5’)
1. Kể tên các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực.
2. Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phòng, bị biến dạng, vì sao?


BƯỚC 3: Giảng bài mới (35’)
CÂU DẪN VÀO BÀI:
Hằng ngày, hay vào dip lễ tết, các gia đình thường làm kiệu, dưa muối, dấm, tương,… hay các món ăn dinh
dưỡng như sữa chua…. Các em để y thì thấy trong quá trình làm mẹ hay bà thường phải ủ 1 thời gian
( thường vài ngày). Tại sao phải có quá trình này? Sau khi sản phẩm hoàn thành, chúng ta cũng chỉ nên sử
dụng trong vài ngày, nếu để lâu quá thì sản phẩm sẽ bị mốc không còn ngon nữa. vậy chúng ta cần làm gì
để bảo quản các thực phẩm này lâu hơn?
Để giải đáp các thắc mắc đó, chúng ta cùng bước vào bài 27 “ Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của
vi sinh vật”
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
I. CHẤT HÓA HỌC:
Hoạt động 1: tìm hiểu về vai trò của chất dinh dưỡng và chất ức chế đối với vi sinh vật.
Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của chất dinh dưỡng đối với vi sinh vật
- Phân biệt dược vi sinh vậ nhuyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng.
- Nêu được vai trò của chất ức chế đối với vi sinh vật.
1- Chất dinh dưỡng:
- Theo các em chất dinh dưỡng đối với vi sinh vật
gồm những chất gì? Có vai trò quan trọng như thế
nào?
→ Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho vi sinh
vật đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng.
Ví dụ: các loại cacbohidrat, các aa
* Các nguyên tố vi lượng được VSV sử dụng với hàm
lượng rất thấp (khoảng 10-6_10-7 mol/l)
- Các em hãy phân biệt VSV nguyên dưỡng và VSV
khuyết dưỡng?
→ 1 số chất rất cần cho sự sinh trưởng của VSV lại
không thể tự tổng hợp được từ các hợp chất vô cơ, các
chủng VSV gọi là các chủng khuýêt dưỡng với các

hợp chất trên.
Muốn nuôi cấy các chủng này cần bổ sung vào môi
trường các nhân tố sinh trưởng (các bazo, các aa, các
vitamin…)
Các chủng VSV sống hoang dại từ môi trường tự
nhiên thường là những chủng nguyên dưỡng.
Còn các chủng khuyết dưỡng là những chủng đột
biến, nuôi cấy lâu và tuyển chọn từ các chủng nguyên
dưỡng hoặc những chủng đã thích nghi với môi
trường giàu chất dinh dưỡng trong điều kiện ki sinh,
hoại sinh.
- Vì sao có thể dùng VSV khuyết dưỡng (ví dụ
Ecolitriptophan âm) để kiểm tra thực phẩm có
tryptophan hay không?
→ có thể dùng VSV khuyết dưỡng để kiểm tra thực
phẩm vì:
- Muốn nuôi cấy VSV khuyết dưỡng với nhân tố sinh
trưởng nào thì cần phải bổ sung nhân tố đó vào môi
trường nuôi cấy.
- Vi khuẩn Ecoli tryptophan âm bị khuyết dưỡng với
nhân tố sinh trưởng tryptophan.
- Khi nuôi vi khuẩn E.coli tryptophan âm vào trong
thực phẩm, nếu VK E.coli mọc được và phát triển thì
chứng tỏ trong thực phẩm có tryptophan.

2. Chất ức chế sự sinh trưởng:
Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng
trong bệnh viện, trường học, gia đình.
→ Các CHC như cacbonhidrat, protein,
lipit…là các chất dinh dưỡng, có vai trò

quan trọng trong quá trình thẩm thấu,
hoạt hóa aa.
→ VSV không tự tổng hợp được các
nhân tố sinh thái được gọi là VSV
khuyết dưỡng. Còn VSV tự tổng hợp
được gọi là VSV nguyên dưỡng.

→ Dùng E.coli khuyết dưỡng có kiểm
tra được thực phẩm bằng cách đưa vi
khuẩn này vào trong thực phẩm nếu vi
khuẩn mọc được tức là thực phẩm có
tryptophan.
Học sinh dựa vào bảng trong sách giáo
khoa để trả lời.
Tiểu kết I:
I. CHẤT HÓA HỌC:
Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh
II. CÁC YẾU TỐ LÝ HỌC:
Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.
Mục tiêu: Giup1 học sinh hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV, qua đó
liên hệ giải thích được các hiện tượng thực tiễn.
1- Nhiệt độ:
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến VSVnhư thế nào?
- Dựa vào khả năng chịu nhiệt, VSV được chia
thành mấy nhóm?
- Ứng dụng việc sử dụng nhiệt độ trong thực
tiễn?
- Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong
tủ lạnh?
- Thế nhiệt độ nào là thích hợp cho sự sinh

trưởng của SV kí sinh?
2- Độ ẩm:
- Hàm lượng nước trong môi trường có vai trò
như thế nào?
3- Độ pH:
- Độ pH ảnh hưởng như thế nào đến VSV?
- Dựa vào độ pH người ta chia VSV ra thành
mấy nhóm?
4- Ánh sáng:
- Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến VSV?
5- Áp suất thẩm thấu:
- Áp suất thẩm thấu là gì?
- Áp suất thẩm thấu ảnh hưởng đến VSV như
thế nào?
→ Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ sinh sản của
tế bào làm cho vi khuẩn sinh sản nhanh hay
chậm.
→ 4 nhóm: VSV ưa lạnh, VSV ưa ấm, VSV ưa
nhiệt, VSV ưa siêu nhiệt.
→ Người ta sử dụng nhiệt độ cao để kìm hãm
sự sinh trưởng của VSV.
→ Vì tủ lạnh có nhiệt độ thấp, ức chế các VK
kí sinh.
→ 300-400C
→ Là dung môi, là yếu tố thủy phân các chất.
→ ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt
tính enzyme, sự hình thành ATP.
→ 3 nhóm chính: VSV ưa axit, VSV ưakiềm,
VSV ưa trung tính.
→ tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản,

tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng…
→ là sự chênh lệch nồng dộ của 1 chất giữa 2
bên màng sinh chất.
→ ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể,
làm ảnh hưởng đến quá trình sinh lí của thực
vật.
 Tiểu kết II:
II. CÁC YẾU TỐ LÝ HỌC:
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ của các phản ứng sinh hóa trong tế bào, làm cho VSV
sinh sản nhannh hay chậm.
- Dựa vào khả năng chịu nhiệt, VSV được chia ra làm 4 nhóm:
+ VSV ưa lạnh
+ VSV ưa ấm
+ VSV ưa nhiệt
+ VSV ưa siêu nhiệt
1- Độ ẩm:
- Nước
+ Là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng.
+ Là yếu tố hóa học tham gia vào quá trình thủy phân các chất.
+ Hàm lượng nước trong dung môi quyết định độ ẩm.
- Mỗi loại VSV sinh trưởng trong 1 giới hạn độ ẩm nhất định.
2- pH:
- Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế
bào, hoạt tính enzyme, …
- Dựa vào độ pH trong môi trường, VSV được chia thành 3 nhóm chính:
+ VSV ưa axit
+ VSV ưa kiềm
+ VSV ưa trung tính
3- Ánh sáng:

- Ánh sáng tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động
hướng sáng…
- Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn.
4- Áp suất thẩm thấu:
- Áp suất thẩm thấu là sự chênh lệch nồng dộ của 1 chất giữa 2 bên màng sinh chất.
- Áp suất thẩm thấu ảnh hưởng đến quá trình sinh lí của VSV.
Bước 4: Củng cố kiến thức: (3’)
- GV cho HS nhắc lại 3 loại môi trường nôi cấy cơ bản của VSV.
- GV yêu cầu HS nêu ví dụ về chất dinh dưỡng và chất ức chế sinh trưởng của VK.
- Cho HS đọc phần “Em có biết?” để thấy VSV có khả năng sinh sản rất nhanh trong những
điều kiện dinh dưỡng đầy đủ và tối ưu.

Bước 5: Dặn dò:
- Học bài 27
- Trả lời câu hỏi nhỏ trong SGK và bài tập cuối bài
- Xem trước bài 28 “Thực hành: Quan sát một số VSV”

×