Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.55 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HƯƠNG TRÀ
TRƯỜNG THCS BÌNH THÀNH
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I. Đặt vấn đề:
Trong quá trình hoạt động giáo dục đạo đức ở nhà trường phổ thông, giáo viên chủ
nhiệm (GVCN) là người có tác động rất lớn đến sự phát triển nhân cách học sinh, bởi vì
GVCN là người nắm vững hoàn cảnh và sự tiến bộ của từng học sinh. GVCN là người
nhận xét, đánh giá và xếp loại đạo đức học sinh là người đề nghị khen thưởng và kỷ luật
học sinh. Vì vậy trong nhà trường GVCN chính là người thay mặt Hiệu trưởng đảm nhận
vai trò chỉ đạo trong công tác tổ chức giáo dục đạo đức học sinh là người chịu trách nhiệm
chủ yếu trong công việc dạy người cho học sinh. Do đó có thể nói GVCN là cầu nối giữa
nhà trường với gia đình và xã hội.
Qua thực tế cho thấy muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế
những tác động tiêu cực vào học sinh thì công tác chủ nhiệm lớp đóng một vai trò then
chốt tác động rất lớn đến trình độ và nhân cách học sinh.
Vì vậy đến với hội thảo về " CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP" của trường THCS
Bình Thành tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm và giải pháp được đúc rút qua quá trình
làm công tác chủ nhiệm lớp, qua đồng nghiệp như sau:
II. Nhứng thuận lợi và khó khăn:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo của Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu và các
đoàn thể trong nhà trường.
- Chi hội cha mẹ học sinh của lớp rất nhiệt tình với công việc của lớp, luôn quan tâm
đến vấn đề giáo dục đạo đức học sinh.
- Đội ngũ giáo viên của lớp khá trẻ, năng động và nhiệt tình trong giảng dạy cũng
như trong giáo dục đạo đức học sinh.
- Nhiều em học giỏi có tinh thần tập thể cao, có ý chí vươn lên trong học tập.
2. Khó khăn:
- Nhiều em là dân tộc thiểu số, là con hộ nghèo hoàn cảnh gia đình các em còn nhiều
khó khăn


- Do công việc lao động hàng ngày khá vất vã, thường là đi sớm về tối nên việc quan
tâm của phụ huynh đến học tập cũng như giáo dục đạo đức cho các em còn nhiều hạn chế.
- Một số tệ nạn xã hội ở bên ngoài nhà trường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến
nhân cách, đạo đức của các em.
III. Xác định chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác chủ nhiệm lớp: GVCN lớp
là người quản lý toàn diện lớp học và cần nắm vững:
- Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp.
- Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh trong lớp.
- Nắm vững mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục của cấp học và khả năng
thực hiện của từng em học sinh.
- Quản lý toàn diện đặc điểm của học sinh để từ đó đề ra kế hoạch giáo dục cả về
mặt học tập và mặt nhân cách.
- Biết kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để cùng phối hợp giáo
dục các em trở thành những con ngoan, trò giỏi.
- Phổ biến, giáo dục học sinh kỷ năng sống, kỷ năng ứng xử và đặc biệt là các
cuộc vận động do ngành đề ra.
IV. Nội dung và giải pháp trong công tác chủ nhiệm:
1. GVCN cần nắm tình hình của lớp về học lực, hạnh kiểm, năng khiếu, sở thích ....
Việc này GVCN cần tiến hành ngay từ đầu năm học bằng cách cho học sinh kê khai
một số thông tin cá nhân về sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, kết quả 2 mặt chất lượng của
năm trước, môn học yêu thích, năng khiếu .....Song song với việc đó cần phải trao đổi thêm
với GVCN năm trước để nắm rõ hơn đặc điểm của từng em. Sau đó tổng hợp và phân loại
đối tượng.
2. Tổ chức hệ thống cán bộ lớp, xây dựng nội quy lớp và cho học sinh đăng kí chỉ tiêu
hai mặt chất lượng:
Bước vào năm học thông qua sổ chủ nhiệm (nếu có) và sổ điểm năm trước. GVCN
phân lớp thành 4 tổ và cho các em tự bình bầu lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng. Kết
hợp với việc trên cho các em học tập nội quy của trường và xây dựng nội quy của lớp,
đăng kí chỉ tiêu phấn đấu về 2 mặt chất lượng của từng học kỳ và cả năm học vào phiếu in
sẵn. Sau đó phô tô nội quy trường, lớp và chỉ tiêu các em đã đăng kí gửi về phụ huynh nhờ

phụ huynh xác nhận, nhắc nhở và động viên các em thực hiện.
3. Thể hiện tình thương và trách nhiệm của một GVCN đối với những em có hoàn
cảnh khó khăn:
Sau khi có được thông tin cá nhân của học sinh, GVCN cùng với ban cán sự lớp rà
soát xem em nào còn thiếu sách, vở, đồ dùng học tập, phương tiện đi lại, áo trắng quần
xanh,...... Từ đó lập danh sách đề xuất Ban giám hiệu, hội phụ huynh học sinh nhà trường
hỗ trợ cho các em có thể bằng trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức nhân đạo, các đơn vị
đóng trên địa bàn ......để các em yên tâm đến trường.
4. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm từ đầu năm học
Công tác chủ nhiệm lớp là một công tác khó khăn vất vã và đòi hỏi sự làm việc khoa
học, tránh tình trạng tùy hứng, thiếu khoa học. Vì vậy vấn đề xây dựng kế hoạch là một
yêu cầu cần thiết để đảm bảo hiệu quả giáo dục học sinh. Để dự kiến kế hoạch chủ nhiệm
giáo viên phải bám sát chủ đề, chủ điểm của nhà trường, của Liên đội theo từng tháng
trong cả năm học, phải nắm bắt tình hình cụ thể của lớp chủ nhiệm, rồi đặt ra các yêu cầu
trọng tâm cho từng tháng và từng học kỳ, sau đó phát thảo kế hoạch chủ nhiệm. Khi đã có
kế hoạch chủ nhiệm giáo viên cần tham khảo ban cán sự lớp rồi đưa ra thống nhất trước tập
thể lớp.
5. Xây dựng các hình thức thi đua trong từng tổ, từng cá nhân:
GVCN xây dựng các tiêu chí thi đua về nề nếp, học tập và thông qua trước tập thể
lớp. Giao trách nhiệm ban cán sự lớp, đặt biệt là các tổ trưởng theo dõi sát từng tổ viên qua
bản theo dõi, trường hợp nào nghiêm trọng báo ngay với GVCN để xử lý kịp thời.
Hàng tuần các tổ trưởng nhận xét đánh giá tổ viên của mình vào tiết sinh hoạt lớp và
cho các em bình bầu 1 hoặc 2 tổ viên xuất sắc của tổ. Đến cuối tháng GVCN tổng hợp kết
quả và mời ban cán sự lớp cùng bình bầu 4 đến 6 em xuất sắc để khen thưởng ( Mỗi tháng
trích quỹ lớp 10.000 để mua giấy kiểm tra khen thưởng cho các em)
6. Phân công giúp đỡ các em cá biệt, học yếu: Từ đầu năm học GVCN giao nhiệm vụ
cho ban cán sự lớp và các em khá giỏi giúp đỡ các em cá biệt, học yếu qua việc theo dõi đi
học chuyên cần, theo dõi những biểu hiện xấu để kịp thời nhắc nhở các em này không tiếp
tục vi phạm. Đối với những em yếu ban cán sự lớp và các em khá giỏi nhắc nhở bạn học
bài đầu giờ, xem lại bài, trao đổi kinh nghiệm học tập cho bạn, hướng dẫn bạn làm bài tập

hoặc chỉ vẽ thêm những kiến thức bạn chưa hiểu ....
7. GVCN thường xuyên kết hợp với GVBM với chi hội CMHS và gia đình học sinh:
- Hàng tuần hoặc hàng tháng GVCN tập hợp các ý kiến của GVBM về lớp mình và ý
kiến của học sinh về công tác giảng dạy của GVBM trên lớp từ đó làm cầu nối thông tin
hai chiều giữa GVBM và học sinh nhằm mục đích dạy và học có hiệu quả hơn.
- Tích cực mời phụ huynh đến trường để trao đổi về việc học cũng như những biểu
hiện bất thường của học sinh để cùng phối hợp giáo dục học sinh.
- Khi một học sinh có dấu hiệu bỏ học GVCN kết hợp với chi hội CMHS lớp đến
nhà HS để vận động các em trở lại lớp.
8. Đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:
Đây là vấn đề then chốt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và vấn đề này đòi hỏi
phải có sự nổ lực không chỉ của GVCN mà cả hệ thống giáo dục trong và ngoài nhà
trường. Ở góc độ cá nhân bản thân tôi luôn tìm tòi phương pháp truyền đạt kiến thức cho
các em làm sao phù hợp với khả năng nhận thức của các em, làm sao có được nhiều đối
tượng nắm bắt được kiến thức mới. Bên cạnh đó cần chú trọng cải tiến cách ra đề kiểm tra
làm sao sát với chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định của ngành và đồng thời phát huy
được năng lực của các em học giỏi nhằm gây hứng thú cho các em và tạo nguồn "mũi
nhọn" cho nhà trường.
9. Giáo dục học sinh cá biệt, ngăn ngừa bạo lực trong và ngoài nhà trường đối với học
sinh:
Trong mỗi lớp học có những học sinh cá biệt khi GVCN lớp có biện pháp giáo dục
đối tượng học sinh này tốt sẽ là động lực để xây dựng được tập thể lớp vững mạnh.
Vì vầy trước hết phải nắm chắc các em hiếu động, các em có biểu hiện trầm cảm, các em
cá biệt để thường xuyên theo dõi, quản lý chặt các em này về chuyên cần, về sở thích, về
các mối quan hệ bạn bè của các em......Khi thấy các em này có những biểu hiện khác
thường GVCN cần gặp trực tiếp để trao đổi, nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời để ngăn ngừa
trước những điều đáng tiếc xãy ra về sau.
- GVCN luôn luôn có thái độ ân cần, gần gũi với học sinh nhằm mục đích xây dựng
cho mình một địa chỉ tin cậy để học sinh chia sẽ, tâm sự từ đó có các thông tin cần thiết và
kịp thời xử lý, uốn nắn cũng như giải quyết triệt để những vướng mắc trong và ngoài lớp

giữa học sinh và học sinh, giữa học sinh và các đối tượng bên ngoài.
- Khi học sinh vi phạm nội quy GVCN cần phải bình tĩnh tìm hiểu sự việc và gặp
riêng học sinh đó để nhắc nhở giáo dục học sinh, tránh quy việc vi phạm của học sinh về
nhân cách, con người của các em. Tùy theo đối tượng mà trong cùng một mức độ vi phạm
như nhau nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc vì có hệ thống, nhưng có em thì nhắc
nhẹ trực tiếp hoặc thông qua bạn bè trong lớp.
10. Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp:
GVCN lên kế hoạch sinh hoạt riêng cho lớp mình. Khi dự sinh hoạt lớp dưới sự điều
khiển riêng của lớp trước, GVCN cần so sánh các số liệu với tuần trước, từ đó khen chê
hợp lý, nhẹ nhàn để các em chấp nhận. Hạn chế tối đa việc chỉ trích các em trước lớp. Quy
trình tổ chức sinh hoạt lớp như sau:
1. Các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả theo dõi nề nếp. học tập của tổ. Thành viên
trong tổ nêu ý kiến.
2. Cờ đỏ lớp nhận xét, đọc kế hoạch đội tuần tới.
3. Lớp trưởng nhận xét về nề nếp, học tập của lớp tuần qua và đề xuất kế hoạch tuần
tới ( các lớp phó tham mưu trước giờ sinh hoạt cho lớp trưởng )
4. GVCN nhận xét chung, biểu dương và phê bình kịp thời. Bên cạnh đó đưa ra
những giải pháp khắc phục kịp thời. Nêu những nhiệm vụ trọng tâm cho tuần tới của
Đội và nhà trường.
5. Thư ký đọc biển bản và thông qua trước lớp.
(Trong đó mẫu theo dõi và ghi biên bản do GVCN xây dựng từ đầu năm học)
Tóm lại công tác chủ nhiệm không mang tính hành chính, không thời gian uqy định
mà là hoạt động bằng tâm huyết, bằng tình thương đối với học sinh. Làm GVCN phải công
bằng, gương mẫu trong các hoạt động, phải luôn gần gũi, yêu thương và cảm thông với các
em trong học tập và cả trong cuộc sống. Công tác chủ nhiệm tuy vất vã và khó khăn nhưng
có nhiều niềm vui, ai yêu nghề cũng sẽ thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
Trên đây là một số giải pháp nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh của bản thân
qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm. Mặt dù đã cố gắng rất nhiều những chắc chắn
không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy rất mong quý thầy cô giáo đóng
góp thêm để bản thân tôi cũng như nhiều giáo viên khác vận dụng tốt hơn vào thực tiễn.

Xin cám ơn quý thầy cô giáo đã lắng nghe. Cuối cùng xin chúc quý thầy cô giáo sức
khỏe và hạnh phúc.
Chúc hội thảo thành "Công tác chủ nhiệm lớp" trường THCS Bình Thành năm
học 2010-2011 thành công tốt đẹp.
Bình Thành, tháng 10/2010
Lê Công Thuận

×