Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài giảng Phân tích báo cáo tài chính - Bài 2: Công cụ kỹ thuật phân tích và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.49 KB, 20 trang )

Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

BÀI 2

CƠNG CỤ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH VÀ TỔ CHỨC
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
 Đọc tài liệu: Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Chương 1 (mục 1.3, 1.4).
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
 Công cụ kỹ thuật phân tích.
 Tổ chức phân tích.
Mục tiêu
 Nhận diện các cơng cụ kỹ thuật sử dụng để phân tích báo cáo tài chính.
 Nắm vững qui trình và nội dung tổ chức phân tích báo cáo tài chính.

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202

23


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính


Tình huống dẫn nhập
Người đang “giết chết” cổ phiếu Apple
“Giá cổ phiếu cứ tiếp tục lao dốc và mọi người bắt đầu đưa ra các phỏng đoán. Hai ngày nay, cổ
phiếu của Apple đã lao dốc thảm hại, rơi từ mức 460 USD xuống còn 427 USD. Dường như
khơng ai có thể chắc chắn về lý do thực sự tạo nên diễn biến này. Giá cổ phiếu cứ tiếp tục lao
dốc và mọi người bắt đầu đưa ra các phỏng đốn.
Credit Suisse và phóng viên Elmer-DeWitt của Fortune cho rằng cổ phiếu Apple lao dốc sau khi
David Trainer – một nhà đầu tư ít được biết đến ở Nashville (theo Elmer-DeWitt) – cho rằng cổ
phiếu Apple chỉ đáng giá 240 USD.
Elmer-DeWitt cho biết ông đã đọc qua phân tích của Trainer và rút ra kết luận khơng thể hiểu
nổi báo cáo này.
Phân tích của Trainer được đưa ra dựa trên hệ số thu nhập trên vốn đầu tư (Return on invested
capital – ROIC). Chỉ số này phản ánh khả năng sử dụng một đồng vốn đầu tư để tạo ra lợi nhuận
của doanh nghiệp. Theo Trainer, Apple có hệ số ROIC ở mức 271%. Đây là mức không bền
vững. Đối với các công ty công nghệ khác, chỉ số ROIC của Microsoft là 75% và của Google
là 34%”.
(Thu Hương, Truy cập thứ 5, 16/05/2013, 12:20).

1. Giá cổ phiếu của Apple lao dốc có phải do phân tích của David Trainer hay
vì ngun nhân khác?
2. David Trainer tiếp cận báo cáo tài chính thơng qua ROIC có đáng tin cậy khơng?
3. Cơng cụ kỹ thuật phân tích nào có thể đưa ra kết luận chính xác về tình hình
tài chính của doanh nghiệp?

24

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích

và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

2.1.

Cơng cụ kỹ thuật phân tích

2.1.1.

So sánh

So sánh là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong phân tích nói chung và phân tích báo
cáo tài chính nói riêng nhằm đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động
của đối tượng nghiên cứu. Để áp dụng kỹ thuật so sánh, các nhà phân tích cần phải
chú trọng đến các nội dung cơ bản của kỹ thuật như: Điều kiện so sánh được của chỉ
tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu; gốc so sánh, các dạng so sánh chủ yếu và hình
thức so sánh.
Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính trong các
trường hợp sau:


Xác định mức độ biến động (tăng, giảm) về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu
Để xác định mức độ biến động về qui mô của chỉ
tiêu nghiên cứu, các nhà phân tích tiến hành so
sánh trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích
(kỳ báo cáo) với kỳ gốc. Qua đó, sẽ biết được mức
độ tăng (+) hay giảm (–) của chỉ tiêu nghiên cứu
giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biểu hiện bằng thước
đo thích hợp (giá trị, hiện vật hay thời gian).
Cụ thể:
∆y = y1 – y0

Trong đó:
o

∆y: Mức độ tăng (+) hoặc giảm (–) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích
với kỳ gốc.

o

y1: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích (kỳ báo cáo).

o

y0: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc.

Trị số chỉ tiêu kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu có thể là kỳ trước, năm trước hay bất
kỳ một kỳ nào đó trong quá khứ. Trị số chỉ tiêu kỳ gốc cũng có thể là trị số của chỉ
tiêu bình quân ngành, bình quân khu vực hay trị số chỉ tiêu của một doanh nghiệp
khác có cùng điều kiện tương đương.
 Xác định tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch hay mức độ đạt được của chỉ tiêu
nghiên cứu:
Để xác định mức độ hoàn thành kế hoạch hay xác định mức độ đạt được của chỉ
tiêu nghiên cứu so với kỳ gốc, cần sử dụng kỹ thuật so sánh bằng số tương đối
giản đơn. Dạng so sánh giản đơn dùng trong phân tích báo cáo tài chính để xác
định mức độ đạt được của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu được xác định
như sau:
T(%) =

y1
y0


 100

Trong đó, T(%) là chỉ tiêu "Tỷ lệ % đạt được của chỉ tiêu phản ánh đối tượng
nghiên cứu kỳ phân tích so với kỳ gốc".

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202

25


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

 Xác định tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu nghiên cứu so với kỳ gốc
Bên cạnh mức độ biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích so với
kỳ gốc, các nhà quản lý cũng cần thông tin về tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
nghiên cứu. Tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu (∆T) được xác định theo
công thức:
∆T(%) =

y1 – y0
y0

 100

 Xác định xu hướng tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu
Bằng việc cố định trị số chỉ tiêu của chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ gốc (thường lấy trị số
của chỉ tiêu nghiên cứu tại năm đánh dấu sự ra đời hay năm gắn với bước ngoặt
kinh doanh, thay đổi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp) và thay thế lần lượt
chênh lệch trị số giữa kỳ phân tích (ở các kỳ phân tích khác nhau) với kỳ gốc, các

nhà phân tích tính ra dãy trị số của chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng định gốc của chỉ
tiêu nghiên cứu” theo thời gian. Trên cơ sở đó, dùng đồ thị (hoặc biểu đồ) để phản
ánh kết quả tính tốn. Đường biểu thị tốc độ tăng trưởng định gốc của chỉ tiêu
nghiên cứu qua thời gian sẽ cho thấy: (1) Tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên
cứu theo thời gian với kỳ gốc là cao hay thấp; (2) Xu hướng tăng trưởng của chỉ
tiêu nghiên cứu theo thời gian là tăng (đi lên) hay giảm (đi xuống).
∆TĐ(%) =

yi – y0
y0

 100

Trong đó:
o ∆TĐ: Tốc độ tăng trưởng định gốc của chỉ tiêu nghiên cứu.
o

yi: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu ở các kỳ phân tích (i  1, n) .

 Xác định nhịp điệu tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu
Việc xác định nhịp điệu tăng trưởng qua các năm lại được thực hiện bằng cách so
sánh chênh lệch về trị số chỉ tiêu nghiên cứu mà doanh nghiệp đạt được của kỳ sau
so với kỳ liền kề trước đó; tức là tính ra chỉ tiêu “Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của
chỉ tiêu nghiên cứu” rồi sử dụng đồ thị (hoặc biểu đồ) để thể hiện kết quả tính
tốn. Căn cứ vào đồ thị (hoặc biểu đồ), các nhà phân tích sẽ đánh giá được nhịp
điệu tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian là đều đặn, ổn định hay bấp
bênh (không đều đặn). Đường biểu thị tốc độ tăng trưởng liên hoàn của chỉ tiêu
nghiên cứu qua thời gian sẽ cho thấy: (1) Tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên
cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc liền kề là cao hay thấp; (2) Nhịp điệu tăng trưởng
của chỉ tiêu nghiên cứu theo thời gian là ổn định (đều đặn) hay thiếu ổn định

(bấp bênh).
∆TL ( %) =

y(i+1) – yi
yi

 100

Trong đó:
o ∆TL: Tốc độ tăng trưởng liên hồn của chỉ tiêu nghiên cứu.
o

26

yi: Trị số chỉ tiêu nghiên cứu ở các kỳ phân tích (i  1, n) .
TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

 Xác định tính hợp lý về cơ cấu hiện tại và xu hướng biến động về cơ cấu của
chỉ tiêu nghiên cứu
Việc xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu hiện tại và xu hướng biến động
(thay đổi) về cơ cấu, cần thiết phải tính ra và so sánh tỷ trọng của từng bộ phận
chiếm trong tổng thể giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu.
Công việc này được thực hiện nhờ sử dụng cách so sánh bằng số tương đối kết cấu.
Tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng thể được xác định theo công thức:
Tỷ trọng của từng bộ phận
chiếm trong tổng thể


Trị số của từng bộ phận
=

Trị số của tổng thể

 100

Căn cứ vào kết cấu (cơ cấu) hiện tại và mức độ biến động về tỷ trọng của từng bộ
phận trong tổng thể của chỉ tiêu nghiên cứu, căn cứ vào nội dung và ý nghĩa của
từng chỉ tiêu bộ phận, các nhà phân tích sẽ đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu
hiện tại (cơ cấu kỳ phân tích) và xu hướng biến động về cơ cấu của chỉ tiêu nghiên
cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc.
Về hình thức so sánh, phân tích báo cáo tài chính thường sử dụng so sánh ngang và so
sánh dọc. So sánh ngang là việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh trên báo cáo tài chính
theo thời gian, kỳ phân tích (kỳ báo cáo) so với kỳ gốc. So sánh ngang theo từng chỉ
tiêu trên báo cáo tài chính cho biết cả sự biến động về qui mô (so sánh bằng số tuyệt
đối) lẫn sự biến động về tốc độ tăng trưởng (so sánh bằng số tương đối giản đơn) và
cả sự biến động về tỷ trọng (so sánh bằng số tương đối kết cấu) của từng chỉ tiêu.
Đồng thời, so sánh ngang còn cho biết xu hướng tăng trưởng (so sánh bằng số tương
đối động thái định gốc) cũng như cho biết nhịp điệu tăng trưởng (so sánh bằng số
tương đối động thái liên hoàn) theo thời gian của đối tượng nghiên cứu. Hạn chế của
so sánh ngang trong phân tích báo cáo tài chính là chưa làm nổi bật chất lượng hoạt
động của doanh nghiệp trên hầu hết các mặt: Cấu trúc tài chính, độc lập tài chính, khả
năng thanh toán, khả năng sinh lợi…
So sánh dọc trong phân tích báo cáo tài chính thực chất là sử dụng các mối liên hệ
giữa các chỉ tiêu trong cùng một báo cáo tài chính hoặc giữa các báo cáo tài chính với
nhau. Việc xác lập mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu có liên hệ với nhau trên cùng một báo
cáo tài chính hoặc giữa các báo cáo tài chính sẽ tạo thành một chỉ tiêu sử dụng để
đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trên các mặt khác nhau. Chỉ tiêu

đánh giá chất lượng hoạt động được tạo ra từ các mối liên hệ này được gọi dưới các
tên gọi khác nhau như hệ số, tỷ suất hay tỷ lệ – tùy thuộc vào nội dung, ý nghĩa và đơn
vị tính tốn sử dụng của từng chỉ tiêu.
2.1.2.

Chi tiết chỉ tiêu

Trong phân tích báo cáo tài chính, kỹ thuật chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu thường được sử
dụng khi tiến hành phân tích một chỉ tiêu tổng hợp, trong đó bao gồm nhiều chỉ tiêu
bộ phận cấu thành. Chẳng hạn, phân tích tình hình biến động và các nhân tố ảnh
hưởng đến tình hình biến động tổng số vốn, vốn chủ sở hữu, vốn vay; biến động tiền
và tương đương tiền; biến động tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn; hàng tồn kho; biến
động doanh thu, lợi nhuận từ các hoạt động…
TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202

27


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

Trên cơ sở chi tiết chỉ tiêu nghiên cứu theo bộ phận
cấu thành (từng hoạt động tiến hành, từng địa điểm
phát sinh, từng khoảng thời gian…), các nhà phân
tích tiến hành xem xét, so sánh mức độ đạt được
của từng bộ phận giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc
và mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng
thể cũng như xem xét mức độ đóng góp của từng bộ
phận vào kết quả chung. Qua đó, đánh giá được chính xác vai trị và vị trí của từng bộ
phận… trong việc hình thành kết quả và hiệu quả kinh doanh chung. Tương tự, bằng

việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thời gian, các nhà quản lý sẽ
có những quyết định kịp thời, sát thực với tình hình cụ thể để chỉ đạo sát sao tiến độ
kinh doanh cũng như giải quyết các tình huống bất trắc phát sinh. Việc xem xét chỉ
tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo không gian (địa điểm) sẽ là căn cứ quan
trọng để các nhà quản lý ra các quyết định liên quan đến việc xác định địa bàn kinh
doanh trọng điểm, quyết định mở rộng hay thu hẹp địa bàn kinh doanh, đánh giá đúng
kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ, phát hiện các điển hình tiên tiến…
2.1.3.

Loại trừ

Trong phân tích báo cáo tài chính, kỹ thuật loại trừ
được sử dụng chủ yếu khi phân tích chất lượng hoạt
động của doanh nghiệp nhằm xác định xu hướng và
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động
giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh
đối tượng nghiên cứu. Chẳng hạn: Phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, khả năng tạo
doanh thu của vốn chủ sở hữu, của tài sản, của chi
phí; đến tốc độ quay vịng hàng tồn kho, quay vòng
tài sản ngắn hạn, quay vòng nợ phải thu, quay vịng nợ phải trả…
Tương tự như phân tích kinh doanh, kỹ thuật loại trừ sử dụng trong phân tích báo cáo
tài chính cũng được sử dụng bằng cả kỹ thuật thay thế liên hoàn và kỹ thuật số chênh
lệch. Điều này hoàn toàn xuất phát từ đặc trưng của các chỉ tiêu sử dụng phản ánh chất
lượng hoạt động của doanh nghiệp: Quan hệ thương số hoặc quan hệ tích số giữa hai
chỉ tiêu có liên hệ với nhau trên cùng một báo cáo tài chính hoặc giữa các báo cáo tài
chính với nhau. Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong trường hợp mối quan hệ
giữa các nhân tố với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu dưới dạng thương số chỉ
có thể xác định được bằng kỹ thuật thay thế liên hồn, cịn quan hệ tích số có thể xác
định được bằng kỹ thuật thay thế liên hoàn lẫn kỹ thuật số chênh lệch. Đối với các chỉ

tiêu phản ánh chất lượng hoạt động được xây dựng trên cơ sở quan hệ thương số giữa
hai chỉ tiêu có liên hệ với nhau; trong đó, tử số thường là chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu
ra (lợi nhuận, doanh thu), còn mẫu số thường là chỉ tiêu phản ánh chi phí hoặc yếu tố
đầu vào (vốn chủ sở hữu, tài sản, chi phí) hoặc tử số là chỉ tiêu phản ánh chất lượng
(lợi nhuận), còn mẫu số là chỉ tiêu phản ánh số lượng (doanh thu) nên khi xác định
ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ
tiêu nghiên cứu, phải xác định ảnh hưởng của nhân tố ở mẫu số trước, nhân tố ở tử số sau.
28

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

Có thể khái qt kỹ thuật thay thế liên hồn vận dụng trong phân tích báo cáo tài
chính như sau:
Chẳng hạn, chỉ tiêu Q phản ánh đối tượng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của nhân tố a và b
dưới dạng thương số, Q = b/a; trong đó, a là nhân tố số lượng hoặc nhân tố phản ánh
chi phí hay yếu tố đầu vào, b là nhân tố chất lượng hoặc nhân tố phản ánh kết quả đầu ra.
Nếu dùng chỉ số “0” để chỉ giá trị của chỉ tiêu Q và giá trị các nhân tố ở kỳ gốc và chỉ
số “1” để chỉ giá trị của chỉ tiêu Q và giá trị của các nhân tố ở kỳ phân tích, ta lần lượt
xác định giá trị kỳ gốc và giá trị kỳ phân tích của Q:
Q1= b1/a1
Q0= b0/a0
Gọi mức chênh lệch về số tuyệt đối giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q là
∆Q, ta có: ∆Q = Q1 – Q0.
Gọi ∆a, ∆b lần lượt là mức ảnh hưởng của các nhân tố a, b đến sự biến động về giá trị
giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q, ta có: ∆Q = ∆a + ∆b.
Trong đó:

 Mức ảnh hưởng của nhân tố a (∆a):
∆a =

b0
a1



b0
a0

Hay:
∆a =

b0
a1

– Q0

 Mức ảnh hưởng của nhân tố b (∆b):
∆b =

b1
a1



b0
a1


Hay:
∆b =

Q1 –

b0
a1

Trong một số trường hợp hãn hữu, chẳng hạn phân tích mức hao phí của vốn, của
tài sản hay của chi phí trên một đơn vị lợi nhuận, một đơn vị doanh thu thu được,
vị trí của từng nhân tố mới có sự thay đổi (đảo lộn): tử số là chỉ tiêu phản ánh chi phí
hay yếu tố đầu vào (vốn chủ sở hữu, tài sản, chi phí), cịn mẫu số là chỉ tiêu phản
ánh kết quả đầu ra (lợi nhuận, doanh thu), trình tự xác định nhân tố lại ngược lại.
Chẳng hạn, chỉ tiêu Q phản ánh đối tượng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của nhân tố
a và b dưới dạng thương số, Q = a/b; trong đó, a là nhân tố số lượng hoặc nhân tố
phản ánh chi phí hay yếu tố đầu vào, b là nhân tố chất lượng hoặc nhân tố phản
ánh kết quả đầu ra. Mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa kỳ
phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu Q được xác định năm nay.
 Mức ảnh hưởng của nhân tố a (∆a):
∆a =

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202

a1
b0



a0
b0


=

a1
b0
29


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

 Mức ảnh hưởng của nhân tố b (∆b):
∆b =

a1
b1



a1
b0

= Q1 –

a1
b0

Ngoài kỹ thuật thay thế liên hoàn, kỹ thuật số chênh lệch cũng được sử dụng trong
phân tích báo cáo tài chính. Theo đó, khi xây dựng được mối quan hệ về tích số giữa
các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, mức độ ảnh

hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu sẽ được xác định
bằng kỹ thuật số chênh lệch. Kỹ thuật này thường được sử dụng khi phân tích khả
năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, của tài sản (sau khi đã biến đổi theo mơ hình
Dupont) nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động giữa kỳ
phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu "Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu" (ROE),
"Tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản” (ROA).
Có thể khái quát kỹ thuật số chênh lệch sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính
như sau:
Giả sử Q là chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu và Q chịu ảnh hưởng của các nhân
tố a, b, c. Các nhân tố này có quan hệ dưới dạng tích số với Q và được sắp xếp theo
thứ tự từ nhân tố số lượng (hoặc nhân tố phản ánh yếu tố hay chi phí đầu vào) tiến dần
sang nhân tố chất lượng (hay nhân tố phản ánh kết quả đầu ra), thể hiện qua phương
trình kinh tế:
Q = abc
Mức ảnh hưởng của các nhân tố a (∆a), nhân tố b (∆b) và nhân tố c (∆c) đến sự biến
động về giá trị giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q được xác định cụ thể
theo kỹ thuật số chênh lệch dưới đây:
∆a = (a1 – a0)b0c0
∆b = a1(b1 – b0)c0
∆c = a1b1(c1 – c0)
2.1.4.

Liên hệ cân đối

Kỹ thuật liên hệ cân đối được sử dụng khá nhiều trong phân tích báo cáo tài chính do
mối quan hệ cân đối về mặt lượng giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính khá phổ
biến. Có thể kể ra các mối quan hệ cân đối về lượng chủ yếu trên báo cáo tài chính
như: Quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản, tổng số nguồn vốn với vốn chủ sở hữu và
nợ phải trả; giữa tổng số tài sản với tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn; giữa thu, chi
và kết quả; giữa số dư cuối kỳ và số phát sinh giảm với số dư đầu kỳ với số phát sinh

tăng của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn; giữa lợi nhuận sau thuế, chi phí thuế
thu nhập và lợi nhuận trước thuế; giữa tổng số lợi nhuận kế toán trước thuế với lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác… Dựa vào các mối quan hệ
cân đối này, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự
biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích.
Cần lưu ý rằng, khác với kỹ thuật loại trừ là kỹ thuật đòi hỏi mối quan hệ giữa các
nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích phải là "mối quan hệ chặt" (mối
quan hệ tích số hoặc thương số hay kết hợp tích số với thương số), trong kỹ thuật liên
hệ cân đối, mối quan hệ giữa các nhân tố là "mối quan hệ lỏng" (quan hệ dạng tổng số
30

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng số với hiệu số và tích số hay thương số). Trong mối
quan hệ cân đối này, các nhân tố đứng độc lập, tách biệt với nhau và cùng tác động
đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Mỗi một sự
biến đổi của từng nhân tố độc lập giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc sẽ làm cho chỉ tiêu
phản ánh đối tượng nghiên cứu thay đổi một lượng tương ứng mà khơng cần phải đặt
nhân tố đó trong các điều kiện giả định khác nhau như trong kỹ thuật loại trừ. Chính vì
vậy, trong kỹ thuật liên hệ cân đối, việc qui định trật tự sắp xếp của các nhân tố ảnh
hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là không cần thiết mà thứ tự các
nhân tố phụ thuộc vào mối liên hệ cân đối vốn có giữa chúng tức là căn cứ vào công
thức xác định từng đối tượng (trừ trường hợp có quan hệ tích số hay thương số trong
mối quan hệ này).
Chẳng hạn, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu "Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh" có thể sắp xếp theo các cách sau mà khơng ảnh hưởng đến kết quả tính toán:

Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
kinh doanh

Lợi nhuận
gộp về bán
= hàng và
cung cấp
dịch vụ

Doanh
thu hoạt
+
động tài
chính

Chi phí
Chi phí

tài
– bán

chính
hàng

Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp


Doanh
Chi
Chi phí
thu
– phí tài +
– bán

hoạt động
chính
hàng
tài chính

Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp

Hay:
Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
kinh doanh

Lợi nhuận
gộp về bán
= hàng và
cung cấp
dịch vụ


Hoặc:
Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
kinh doanh

Lợi nhuận
Chi
gộp về
phí
= bán hàng –
bán
và cung cấp
hàng
dịch vụ



Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp

Doanh
Chi phí
+ thu hoạt
– bán
động tài
hàng
chính



Một cách tổng quát, nếu quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng (a, b, c, d) với chỉ tiêu
phản ánh đối tượng nghiên cứu Q là quan hệ hỗn hợp (cả tổng số và hiệu số) thể hiện
qua phương trình kinh tế:
Q=a–b–c+d
Mức ảnh hưởng của từng nhân tố a, b, c và d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so
với kỳ gốc của chỉ tiêu Q được xác định như sau:
 Nhân tố a: ∆a = a1 – a0
 Nhân tố b: ∆b = – (b1 – b0)
 Nhân tố c: ∆c = – (c1 – c0)
 Nhân tố d: ∆d = d1 – d0

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202

31


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

2.1.5.

Biểu đồ

Cơng cụ biểu đồ (cịn gọi là đồ thị) là kỹ thuật trình bày và phân tích các thơng tin
bằng các biểu đồ, đồ thị hoặc bản đồ trên cơ sở sử dụng con số kết hợp với các hình
vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của đối tượng (hiện
tượng) nghiên cứu. Nhờ vậy, kỹ thuật biểu đồ khơng những có tác dụng trong phân
tích mà cịn giúp người sử dụng thông tin nắm được những đặc điểm cơ bản của hiện

tượng nghiên cứu bằng trực quan một cách nhanh chóng, dễ dàng do việc trình bày
các thơng tin về hiện tượng nghiên cứu mang tính khái quát và sinh động, chứa đựng
tính mỹ thuật, thu hút được sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ đọc, dễ nhớ.
Kỹ thuật biểu đồ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính để phản ánh
đối tượng nghiên cứu trên các mặt sau:

 Kết cấu và sự biến đổi kết cấu của đối tượng nghiên cứu.
 Mức độ đạt được của đối tượng nghiên cứu theo thời gian.
 Mối liên hệ giữa các đối tượng nghiên cứu.
 Mức độ phổ biến của đối tượng nghiên cứu.
 Mức độ thực hiện kế hoạch của đối tượng nghiên cứu.
 Xu hướng tăng trưởng của đối tượng nghiên cứu.
 Nhịp điệu tăng trưởng của đối tượng nghiên cứu.
 …
Kỹ thuật biểu đồ có thể được sử dụng dưới các dạng biểu đồ và đồ thị. Dạng biểu đồ
gồm biểu đồ hình cột (dùng thể hiện quá trình phát triển hay thể hiện cơ cấu và thay
đổi cơ cấu hoặc dùng so sánh và thể hiện mối liên hệ giữa các đối tượng nghiên cứu),
biểu đồ hình màng nhện (phản ánh kết quả đạt được của đối tượng nghiên cứu lặp đi,
lặp lại về mặt thời gian), biểu đồ tượng hình (phản ánh nội dung đối tượng nghiên cứu
bằng hình vẽ tượng hình cụ thể, tùy theo sáng kiến của người trình bày để lựa chọn
hình ảnh tượng hình phù hợp và hấp dẫn), biểu đồ diện tích (thể hiện cơ cấu và biến
32

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

động cơ cấu và có thể thể hiện qua các dạng như: hình vng, hình trịn, hình chữ

nhật); cịn đồ thị được sử dụng dưới dạng đường gấp khúc (thể hiện quá trình phát
triển của đối tượng nghiên cứu hay thể hiện tình hình phân phối các đơn vị tổng thể
hoặc tình hình thực hiện kế hoạch theo thời gian của chỉ tiêu nghiên cứu).
2.1.6.

Mô hình Dupont

Kỹ thuật (hay mơ hình) Dupont là một kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp dựa trên mối liên hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính. Kỹ
thuật này được sử dụng lần đầu bởi Frank Donaldson Brown (1885–1965) – một kỹ sư
điện và là chuyên viên cao cấp về tài chính của Cơng ty EI du Pont de Nemours. Sau
khi Công ty EI du Pont de Nemours đầu tư mua lại 23% cổ phiếu của General Motor
(năm 1920), F. Donaldson Brown được giao nhiệm vụ tái cấu trúc tài chính của
General Motor và ông đã thành công rực rỡ.
Theo kỹ thuật này, trên cơ sở chỉ tiêu gốc ban đầu, dựa vào mối liên hệ giữa các chỉ
tiêu tài chính, nhà phân tích sẽ biến đổi thành một hàm số của hàng loạt biến số. Sau
đó, tiến hành xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố (biến số) đến chỉ tiêu gốc
trong kỳ cũng như sự thay đổi của cả chỉ tiêu gốc và các nhân tố (biến số) giữa kỳ
phân tích với kỳ gốc. Chẳng hạn: Tách chỉ tiêu "Sức sinh lợi (Tỷ suất sinh lợi) của vốn
chủ sở hữu" (Return on equity – ROE) hay "Sức sinh lợi (Tỷ suất sinh lợi) của tài sản"
(Return on assets – ROA)… thành tích số của chuỗi các biến số có mối quan hệ mật
thiết với nhau.
Ví dụ, sử dụng kỹ thuật Dupont để biến đổi chỉ tiêu ROE. Xuất phát từ công thức gốc
xác định ROE:
ROE

=

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân


Trong quan hệ với doanh thu thuần, ROE có thể viết dưới dạng:
ROE =

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
(a1)



Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
(a2)

Trong đó:
 (a1): Sức sinh lợi (lần) hay “Tỷ suất sinh lợi (%) của doanh thu thuần (Return on
sales – ROS).
 (a2): Số lần luân chuyển vốn chủ sở hữu (Equity turnover – ET).
Từ đó, ta có:
ROE = ROS  ET
Mối quan hệ này cho thấy, ROE chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: ROS và ET. Bởi vậy, để
tăng ROE, doanh nghiệp phải vận dụng các biện pháp để tăng ROS và tăng ET. Cụ thể:
 Tăng ROS: Để tăng ROS, doanh nghiệp phải tìm cách tăng lợi nhuận. Muốn vậy,
phải mở rộng qui mô kinh doanh, tăng lượng hàng tiêu thụ, tăng doanh thu, giảm
chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp phải xây
dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu, chiến lược marketing, chiến
lược thị trường phù hợp.
TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202

33



Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

 Tăng ET: Để tăng ET, tức là tăng khả năng tạo doanh thu thuần trên một đồng vốn
chủ sở hữu; một mặt, doanh nghiệp phải tìm cách tăng doanh thu tiêu thụ; mặt
khác, phải xem xét cấu trúc tài chính hợp lý.
Tóm lại, có thể khẳng định: Mơ hình Dupont là một cơng cụ hữu ích khi phân tích khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp nhằm cung cấp cho nhà quản lý nắm được nguyên
nhân cũng như đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy vậy, mơ hình
Dupont cũng cịn bộc lộ một số khiếm khuyết như chưa đề cập đến chi phí vốn, độ tin
cậy phụ thuộc hồn tồn vào thông tin đầu vào. Mặt khác, sử dụng mô hình Dupont
khi phân tích khả năng sinh lợi chỉ có thể cho biết mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến khả năng sinh lợi trong kỳ mà không xác định được mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về khả năng sinh lợi. Chính vì
vậy, trong nhiều trường hợp, cần thiết phải sử dụng kết hợp kỹ thuật phân tích Dupont
với kỹ thuật phân tích loại trừ.
2.1.7.

Các cơng cụ kỹ thuật phân tích khác

Ngồi các cơng cụ kỹ thuật phổ biến trên đây, phân tích kinh doanh cịn kết hợp sử
dụng một số công cụ kỹ thuật phân tích khác như: Liên hệ trực tuyến, liên hệ phi
tuyến; ma trận SWOT; xác định giá trị theo thời gian của tiền; hồi qui; chỉ số; kết hợp;
bảng điểm Piotroski, thẻ điểm cân bằng… Các cơng cụ kỹ thuật nói trên được sử dụng
cho những mục đích phân tích nhất định và trong những trường hợp nhất định.
2.2.

Tổ chức phân tích báo cáo tài chính


2.2.1.

Chuẩn bị phân tích

Tổ chức phân tích báo cáo tài chính là việc thiết lập
một mối liên hệ theo một trật tự xác định giữa các
công cụ kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính trong
từng nội dung phân tích cụ thể nhằm đánh giá chính
xác thực trạng và an ninh tài chính, hiệu quả kinh
doanh, giá trị doanh nghiệp, rủi ro tài chính, chỉ rõ
sai lầm, vạch ra tiềm năng và tìm biện pháp khắc
phục nhằm cải tiến công tác quản lý kinh doanh. Tổ
chức phân tích báo cáo tài chính bao gồm các khâu cơng việc như: Chuẩn bị phân tích,
tiến hành phân tích và kết thúc phân tích.
Chuẩn bị phân tích là bước cơng việc đầu tiên của tổ chức phân tích báo cáo tài chính
nhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi tiến hành phân tích báo cáo tài
chính và là khâu cơng việc quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và
tác dụng của phân tích báo cáo tài chính đối với việc cung cấp thông tin cho quản lý.
Công tác chuẩn bị phân tích kinh doanh bao gồm việc xây dựng chương trình (kế
hoạch) phân tích và thu thập, xử lý tài liệu phục vụ cho việc phân tích báo cáo tài chính.
Kế hoạch phân tích báo cáo tài chính phải đề cập đến các nội dung chủ yếu sau:


34

Lựa chọn loại hình phân tích báo cáo tài chính
Có khá nhiều loại hình phân tích báo cáo tài chính khác nhau tùy thuộc vào mục
tiêu phân tích và nội dung phân tích cụ thể. Vì thế, kế hoạch phân tích báo cáo tài
chính phải chỉ ra được, lựa chọn được loại hình phân tích phù hợp.

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

Theo thời điểm phân tích, phân tích báo cáo tài
chính được chia thành: phân tích trước và phân tích
sau. Phân tích trước (hay phân tích dự báo) là việc
phân tích tiến hành khi các báo cáo tài chính chưa
được lập hay phân tích các báo cáo tài chính dự báo.
Phân tích trước thường được sử dụng để dự báo các
chỉ tiêu tài chính trong tương lai mà doanh nghiệp
có thể đạt được cũng như xu hướng biến động của
các chỉ tiêu tài chính. Từ đó, các nhà quản lý có cơ sở để điều chỉnh các mục tiêu trong
chiến lược kinh doanh, thẩm định tính khả thi hay độ phù hợp giữa mục tiêu với tình
hình thực tế, dự báo được những khó khăn hay thuận lợi trong q trình hoạt động.
Phân tích sau là việc phân tích diễn ra khi đã kết thúc kỳ kinh doanh và báo cáo tài
chính đã được lập. Thơng qua phân tích sau, người sử dụng thơng tin đánh giá được
thực trạng tài chính, an ninh tài chính, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, xác
định được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả tài
chính đạt được. Thơng tin do phân tích sau cung cấp khơng những giúp các nhà quản
lý nắm được những mặt mạnh, yếu trong điều hành mà còn là cơ sở để xây dựng kế
hoạch hay mục tiêu cho kỳ tiếp theo, đề xuất được các giải pháp quản lý phù hợp
nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Theo chủ thể (hay đối tượng) tiến hành phân tích, phân tích báo cáo tài chính bao gồm
2 loại hình: phân tích bên trong và phân tích bên ngồi. Phân tích bên trong do các nhà
phân tích trong nội bộ doanh nghiệp tiến hành nhằm cung cấp thơng tin cho quản trị
nội bộ. Phân tích bên ngồi do các nhà phân tích bên ngồi doanh nghiệp tiến hành
(cơ quan cấp trên, ngân hàng, tài chính, nhà đầu tư…) nhằm phục vụ cho yêu cầu quản

lý chung cũng như các quyết định đầu tư.
Theo nội dung phân tích, phân tích báo cáo tài chính được chia thành: phân tích kế
tốn và phân tích tài chính. Phân tích kế toán đi sâu vào nội dung kinh tế của từng chỉ
tiêu, vào việc kiểm tra nhằm bảo đảm tính chính xác và độ tin cậy của chỉ tiêu phản
ánh, vào việc xem xét, phân tích và điều chỉnh các chỉ tiêu thuộc các hoạt động mà
doanh nghiệp tiến hành (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài
chính) dưới ảnh hưởng của tỷ giá hối đối, của các chính sách kế tốn, của các sai sót
kế tốn cũng như của các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính. Nhờ có
phân tích kế tốn, các chỉ tiêu phản ánh trên báo cáo tài chính khơng những có độ tin
cậy cao mà cịn bảo đảm tính có thể so sánh được của chỉ tiêu. Phân tích tài chính bao
gồm các nội dung như: đánh giá chung (khái qt) tình hình tài chính, phân tích tình
hình và khả năng thanh tốn, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình bảo đảm
vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích khả năng sinh lợi, phân tích dịng tiền, phân
tích giá trị doanh nghiệp, phân tích rủi ro tài chính… Mỗi một nội dung phân tích
phản ánh một khía cạnh hay góc độ quan tâm khác nhau của từng đối tượng phân tích
đến báo cáo tài chính.


Xác định phạm vi phân tích
Phạm vi phân tích báo cáo tài chính là giới hạn về khơng gian và thời gian của
việc phân tích. Phạm vi phân tích báo cáo tài chính có thể là phân tích bộ phận hay

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202

35


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính


phân tích tổng thể. Phân tích bộ phận là việc phân tích được giới hạn ở việc phân
tích báo cáo tài chính của một hay một số đơn vị trực thuộc doanh nghiệp (thường
là các đơn vị tiên tiến hay lạc hậu) hoặc chỉ một hay một số nội dung (chuyên đề)
hay báo cáo nhất định, cịn phân tích tổng thể là việc phân tích được tiến hành trên
phạm vi toàn doanh nghiệp hoặc toàn bộ báo cáo tài chính mà khơng giới hạn ở
bất kỳ một bộ phận hay báo cáo tài chính nào. Phân tích bộ phận cung cấp thơng
tin cho các nhà quản lý biết được những nguyên nhân gây nên tình trạng yếu kém,
lạc hậu ở một số bộ phận hay nội dung nhất định cũng như các nhân tố tạo nên các
bộ phận tiên tiến, điển hình. Qua đó, rút ra được những bài học kinh nghiệm trong
quản lý và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích tổng thể cung cấp
thông tin cho các nhà quản lý đánh giá chính xác thành tích cũng như khuyết điểm
trong quá trình điều hành, nắm rõ tiềm năng chưa khai thác, đề xuất các giải pháp
khai thác tiềm năng hiệu quả.

36



Xác định nội dung phân tích
Nội dung phân tích báo cáo tài chính cũng khác nhau giữa các đợt hay các đối
tượng phân tích. Chẳng hạn, với các nhà đầu tư, nội dung phân tích sẽ rộng hơn
các chủ nợ. Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm tới mức độ độc lập tài chính, hiệu
quả kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán… mà mối quan tâm của họ còn
bao trùm lên trên tất cả mọi mặt của doanh nghiệp (giá trị doanh nghiệp, rủi ro tài
chính, chỉ tiêu tài chính tương lai…). Ngược lại, mối quan tâm của các chủ nợ lại
chủ yếu tập trung vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Khi xác định nội dung phân tích báo cáo tài chính,
cần chỉ ra mối quan hệ giữa mục đích phân tích với
phạm vi phân tích trong từng nội dung phân tích cụ
thể. Chẳng hạn, phân tích hiệu quả kinh doanh tại

một, một số đơn vị trực thuộc hay hiệu quả kinh
doanh chung của toàn doanh nghiệp. Nếu muốn
xem xét nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh
khác nhau tại các đơn vị trực thuộc, phạm vi phân
tích sẽ giới hạn tại một số đơn vị điển hình (đơn vị
có hiệu quả cao, đơn vị có hiệu quả trung bình và
đơn vị có hiệu quả thấp). Ngược lại, nếu muốn đánh giá, xem xét hiệu quả chung,
phạm vi phân tích phải là tồn doanh nghiệp.



Xác định thời gian tiến hành phân tích và phân cơng trách nhiệm
Thời gian tiến hành phân tích báo cáo tài chính bao gồm cả thời gian chuẩn bị và
thời gian thực hiện phân tích. Kế hoạch phân tích phải chỉ rõ thời gian của từng
khâu, từng nội dung công việc cụ thể. Đồng thời, kế hoạch phân tích cũng nêu rõ
việc phân công trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận và chuẩn bị các điều kiện vật
chất cơ bản phục vụ cho từng đợt phân tích.
Tùy thuộc vào nội dung, vào mục tiêu và vào phạm vi phân tích, khi phân cơng
trách nhiệm, cần chỉ rõ trước người chủ trì, chịu trách nhiệm chính của đợt phân
tích. Người chịu trách nhiệm chính của đợt phân tích phải là người am hiểu hoạt
động của doanh nghiệp, am hiểu về báo cáo tài chính, có trình độ tương xứng, phù

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

hợp với nội dung, mục tiêu và phạm vi phân tích báo cáo tài chính. Cùng với việc
phân công trách nhiệm cho các thành viên và các bộ phận, việc chuẩn bị các điều kiện

vật chất và thiết bị phục vụ cho việc phân tích cũng phải được chú trọng đúng mức.


Xác định hình thức tổ chức hội nghị phân tích

Ngồi các nội dung chủ yếu trên, trong kế hoạch phân tích cịn phải xác định rõ
hình thức hội nghị phân tích. Hội nghị phân tích có thể được tiến hành trước Ban
Giám đốc, Hội đồng quản trị hay toàn thể người lao động hoặc tồn thể cổ đơng,
các nhà đầu tư. Tùy thuộc vào mục đích phân tích để xác định hình thức tổ chức
hội nghị phân tích. Thơng thường, kết quả phân tích được báo cáo trước Ban Giám
đốc hay Hội đồng quản trị nhằm đánh giá xác thực tình hình thực tế, chỉ rõ nguyên
nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, vạch rõ tiềm năng, rút ra các bài học
kinh nghiệm, đề xuất phương hướng và giải pháp trong kỳ tới để không ngừng
nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh việc lập kế hoạch phân tích, trong q
trình chuẩn bị phân tích, cần phải tiến hành sưu
tầm và kiểm tra tài liệu, bảo đảm yêu cầu đủ,
không thiếu, không thừa. Nếu thiếu tài liệu, kết
luận phân tích sẽ khơng xác đáng; ngược lại, nếu
thu thập quá nhiều tài liệu (thừa tài liệu) sẽ lãng phí
thời gian, cơng sức và tiền của. Trên thực tế, chất
lượng phân tích báo cáo tài chính phụ thuộc rất
nhiều vào tài liệu phân tích.
Tuỳ thuộc vào yêu cầu, nội dung, phạm vi và nhiệm vụ từng đợt phân tích cụ thể
để tiến hành thu thập, lựa chọn, xử lý tài liệu. Khi thu thập tài liệu, trước hết cần
tận dụng tối đa nguồn tài liệu sẵn có tại doanh nghiệp; đồng thời, cần tiến hành thu
thập bổ sung các tài liệu liên quan khác sao cho các kết luận phân tích hồn tồn
xác đáng và có cơ sở tin cậy. Tài liệu chủ yếu phục vụ cho việc phân tích báo cáo
tài chính bao gồm các báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm, kể cả hệ
thống báo cáo tài chính định kỳ, hệ thống báo cáo tài chính thường niên, báo cáo

tài chính giữa niên độ. Ngồi ra, phân tích báo cáo tài chính cịn sử dụng một số
tài liệu khác như: tài liệu kế hoạch, dự toán, định mức; báo cáo kiểm tốn; báo cáo
của Ban Giám đốc… Ngồi ra, cần thu thập bổ sung thêm một số tài liệu liên quan
khác như:
o

Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của các cấp bộ Đảng, chính quyền và các cơ
quan quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;

o

Các biên bản hội nghị, biên bản xử lý thiệt hại, biên bản đền bù…

o

Các nghị quyết, các quyết định của Đại hội đồng cổ đông, của Hội đồng quản
trị, của Ban Giám đốc… có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;

o

Các tài liệu khác có liên quan…

Các tài liệu trên cần được kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp, kiểm tra các điều
kiện có thể so sánh được rồi mới sử dụng để tiến hành phân tích.

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202

37



Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

2.2.2.

Tiến hành phân tích

Tiến hành phân tích báo cáo tài chính là q trình thực hiện các nội dung công việc đã
ấn định trong kế hoạch phân tích. Kết quả của bước cơng việc này mang tính quyết
định của cả q trình phân tích. Do vậy, khi tiến hành phân tích, cần phải tuyệt đối
tuân thủ kế hoạch phân tích đã được xây dựng mà không được tự ý thay đổi kế hoạch.
Định kỳ phải tiến hành tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá tiến độ thực hiện kế
hoạch phân tích.
Trong thực tế, qui trình tiến hành phân tích báo cáo tài chính phụ thuộc vào nội dung,
mục đích và phạm vi phân tích của từng đợt phân tích. Do vậy, các bước cơng việc
cũng như kỹ thuật phân tích áp dụng cụ thể cũng khác nhau. Thơng thường, phân tích
báo cáo tài chính gồm các nội dung công việc sau:

38



Đánh giá khái quát tình hình
Đánh giá khái quát tình hình hay đánh giá chung tình hình là việc nhà phân tích
nêu lên những nhận định sơ bộ, ban đầu về tình hình của đối tượng phân tích. Việc
đánh giá khái qt tình hình của đối tượng phân tích được thực hiện nhờ kỹ thuật
so sánh: So sánh kết quả đạt được của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu giữa
kỳ phân tích với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối và căn cứ vào kết quả so
sánh để đánh giá.
Như vậy, để có căn cứ đánh giá khái quát tình hình, chỉ tiêu phản ánh đối tượng

nghiên cứu nhất thiết phải có trị số cả ở kỳ phân tích và kỳ gốc. Mặt khác, việc
đánh giá khái quát nhất thiết phải sử dụng kỹ thuật so sánh. Có thể nói, khơng có
kỹ thuật so sánh sẽ khơng thể đánh giá khái quát được.



Phân tích nhân tố ảnh hưởng
Trong một số nội dung phân tích báo cáo tài chính,
các nhà phân tích cần xác định nhân tố ảnh hưởng
và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến
động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu
phản ánh đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở quan hệ
giữa các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh
đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích sẽ lần lượt
xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố bằng một trong các kỹ thuật phân
tích khác nhau như: kỹ thuật kết hợp giữa mơ hình Dupont với loại trừ, kỹ thuật
thay thế liên hoàn, kỹ thuật số chênh lệch, kỹ thuật đại số, kỹ thuật đồ thị…
Do số lượng nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu có nhiều, có thể khác
nhau tùy thuộc vào mục đích và nguồn tài liệu phân tích nên khi phân tích, các nhà
phân tích phải chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng cụ thể, mối quan hệ giữa nhân tố ảnh
hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Từ đó, vận dụng kỹ thuật thích
hợp để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của đối
tượng nghiên cứu.



Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng hoạt
động của doanh nghiệp
Trên cơ sở kết quả phân tích ở các phần trên, trong bước công việc này, các nhà
phân tích tiến hành tổng hợp, liên hệ các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

của từng nhân tố, sắp xếp lại theo nhóm các nhân tố tác động tăng và nhóm các
nhân tố tác động giảm đến sự biến động tăng, giảm của chỉ tiêu phản ánh đối
tượng nghiên cứu. Mục đích của việc tổng hợp kết quả phân tích là nhằm khắc
phục tính rời rạc, tản mạn trong q trình phân tích. Từ đó, có căn cứ để rút ra các
nhận xét, chỉ rõ những tồn tại, nguyên nhân dẫn đến thiếu sót, sai lầm cũng như
vạch ra các tiềm năng chưa được khai thác, sử dụng để có biện pháp sử dụng trong
kỳ kinh doanh tới.
2.2.3.

Kết thúc phân tích

Kết thúc q trình phân tích báo cáo tài chính, các nhà phân tích phải nêu được kết
luận phân tích, viết báo cáo phân tích và hồn thiện hồ sơ phân tích. Báo cáo phân tích
là văn bản thể hiện nội dung và kết quả phân tích bằng lời văn. Nội dung cụ thể của
kết luận phân tích hay báo cáo phân tích khá đa dạng, phụ thuộc vào mục tiêu, phạm
vi và nội dung phân tích. Tuy nhiên, nhìn chung, báo cáo phân tích thường bao gồm 3
phần cụ thể như sau:


Đặt vấn đề
Trong phần đặt vấn đề, sau khi nêu đặc điểm, tình hình chung của doanh nghiệp về
nhiệm vụ, phương hướng, vốn liếng, thị trường và môi trường kinh doanh, cần nêu
bật sự cần thiết và ý nghĩa, mục tiêu của vấn đề phân tích.




Giải quyết vấn đề
Phần này bao gồm việc đánh giá chung tình hình,
xác định nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của
chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu (nếu có)
cũng như chỉ ra những tồn tại, những khiếm khuyết
trong quản lý kinh doanh. Đồng thời, vạch rõ tiềm
năng chưa được khai thác, sử dụng.



Kết luận vấn đề
Kết luận vấn đề là sự khái quát kết quả thực hiện quá trình phân tích trong từng
đợt phân tích cụ thể. Yêu cầu đặt ra trong kết luận vấn đề là phải ngắn gọn, chính
xác, cơ đọng, đầy đủ về vấn đề phân tích. Sau khi nêu kết luận vấn đề, báo cáo
phân tích cần đề xuất các kiến nghị và biện pháp cải tiến công tác quản lý hoạt
động kinh doanh nhằm động viên, khai thác khả năng tiềm tàng để không ngừng
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Báo cáo phân tích được trình bày trước hội nghị phân tích (Ban Giám đốc, tồn thể
người lao động, cổ đơng, nhà đầu tư…) tùy thuộc vào mục đích phân tích để đối
tượng nắm được tình hình, phát hiện thêm nguyên nhân, bổ sung biện pháp nhằm
cải tiến, hồn thiện cơng tác quản lý kinh doanh. Khi trình bày báo cáo, cần có
minh hoạ cụ thể, rõ ràng về thực trạng và tiềm năng của doanh nghiệp.
Kết thúc phân tích báo cáo tài chính, các nhà phân tích phải hồn thiện hồ sơ phân
tích. Hồ sơ phân tích bao gồm tồn bộ những tài liệu và sản phẩm của q trình
phân tích, từ báo cáo phân tích cho đến các tài liệu phân tích đã thu thập được. Hồ
sơ phân tích báo cáo tài chính phải được cất giữ và lưu trữ cùng với các tài liệu,
văn bản, quyết định kinh doanh liên quan.


TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202

39


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

Tóm lược cuối bài
 Cơng cụ kỹ thuật sử dụng để phân tích báo cáo tài chính: So sánh, chi tiết chỉ tiêu phân tích,
loại trừ, liên hệ cân đối, biểu đồ, Dupont…
 Nội dung cơng việc trong tổ chức phân tích báo cáo tài chính: Chuẩn bị phân tích, tiến hành
phân tích, kết thúc phân tích.

40

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

Câu hỏi ơn tập
1. Trao đổi về kỹ thuật so sánh áp dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Lấy ví dụ minh họa.
2. Kỹ thuật chi tiết chỉ tiêu phân tích được sử dụng như thế nào trong phân tích báo cáo tài
chính. Lấy ví dụ minh họa.
3. Kỹ thuật đồ thị và ứng dụng của kỹ thuật đồ thị (biểu đồ) trong phân tích báo cáo tài chính.
Lấy ví dụ minh họa.
4. Trao đổi về kỹ thuật Dupont sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính.
5. Kỹ thuật liên hệ cân đối và cách thức vận dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Lấy ví dụ

minh họa.
6. Trao đổi về kỹ thuật loại trừ áp dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Lấy ví dụ minh họa.
7. Trao đổi về kỹ thuật kết hợp áp dụng trong phân tích báo cáo tài chính.
8. Trình bày kỹ thuật kết hợp giữa mơ hình Dupont với loại trừ trong phân tích báo cáo tài
chính. Cho ví dụ minh họa.
9. Trình bày về nội dung kỹ thuật bảng điểm Piotroski sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính.
Ưu, nhược điểm của kỹ thuật.
10. Trao đổi về nội dung của kỹ thuật bảng điểm cân bằng.
11. Thảo luận về nội dung tổ chức phân tích báo cáo tài chính.
12. Trình bày về các loại hình phân tích báo cáo tài chính.

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202

41


Bài 2: Cơng cụ kỹ thuật phân tích
và tổ chức phân tích báo cáo tài chính

Bài tập cuối bài
Bài 1. Trích Báo cáo thường niên năm 2014 của VNM (tỷ VND):
Năm kết thúc 31/12

2010

2011

2012

2013


2014

KẾT QUẢ KINH DOANH
Tổng doanh thu

16.081

22.071

27.102

31.586

35.704

Doanh thu thuần

15.753

21.627

26.562

30.949

34.977

5.174


6.588

9.077

11.183

12.308

32,8%

30,5%

34,2%

36,1%

35,2%

3.643

4.751

6.630

7.712

7.309

609


237

287

255

245

(0)

(9)

13

44

60

Lợi nhuận trước thuế

4.251

4.979

6.930

8.010

7.613


Lợi nhuận sau thuế

3.616

4.218

5.819

6.534

6.068

23,0%

19,5%

21,9%

21,1%

17,3%

6.834

5.145

6.981

6.533


6.068

Lợi nhuận gộp
Tỷ suất lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Lợi nhuận được chia từ công ty liên kết

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Lãi trên cổ phiếu (đồng)

Yêu cầu:
Anh/Chị hãy sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp để làm rõ các vấn đề sau:
1. Tình hình biến động về qui mơ và tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi
nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế của VNM năm 2014 so với 2013.
2. Xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế.
Gợi ý:
1. Sử dụng kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối giản đơn.
2. Sử dụng kỹ thuật so sánh bằng số tương đối động thái kết hợp biểu đồ (đồ thị).
Bài 2. Trích Báo cáo thường niên năm 2014 của VNM (tỷ VND):
Năm kết thúc 31/12

2010

2011

2012

2013


2014

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tài sản ngắn hạn

5.920

9.468

11.111

13.019

15.522

Tài sản dài hạn

4.853

6.115

8.587

9.856

10.248

Tổng tài sản

10.773


15.583

19.698

22.875

25.770

Nợ ngắn hạn

2.645

2.947

4.145

4.956

5.453

164

159

60

351

517


Tổng nợ phải trả

2.809

3.105

4.205

5.307

5.970

Vốn chủ sở hữu

7.964

12.477

15.493

17.545

19.680

-

-

-


23

120

10.773

15.583

19.698

22.875

25.770

Nợ dài hạn

Lợi ích của cổ đông thiểu số
Tổng nguồn vốn

Yêu cầu: Anh/Chị hãy vận dụng kỹ thuật phân tích thích hợp làm rõ cơ cấu tài sản, cơ cấu
nguồn vốn và các mối liên hệ cân đối theo tài liệu đã cho.
Gợi ý: Sử dụng kỹ thuật so sánh bằng số tương đối kết cấu (với cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn
vốn) và kỹ thuật liên hệ cân đối để làm rõ mối liên hệ cân đối giữa tổng tài sản với tài sản ngắn
hạn và tài sản dài hạn, giữa tổng nguồn vốn với nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
42

TXKTTC06_Bai2_v1.0015108202




×