Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tỷ lệ mất ngủ và những yếu tố liên quan ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh đến khám tại bệnh viện từ dũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 110 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------

HUỲNH MINH THẮNG

TỶ LỆ MẤT NGỦ
VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở PHỤ NỮ QUANH TUỔI MÃN KINH
ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 8720105

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ MINH TUẤN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,


kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Huỳnh Minh Thắng

.


.

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BẢNG ĐỐI CHIẾU VIỆT - ANH
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN Y VĂN....................................................................4

1.1

Giấc ngủ .........................................................................................................4


1.2

Rối loạn mất ngủ............................................................................................7

1.3

Mãn kinh ......................................................................................................24

1.4

Đặc điểm nơi tiến hành nghiên cứu .............................................................33

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................36

2.1

Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................36

2.2

Dân số nghiên cứu .......................................................................................36

2.3

Tiêu chuẩn chọn mẫu ...................................................................................36

2.4


Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................................36

2.5

Cỡ mẫu .........................................................................................................37

2.6

Phương pháp thu thập và quản lý số liệu .....................................................37

2.7

Phân tích số liệu ...........................................................................................44

2.8

Cơng cụ thu thập số liệu ..............................................................................44

2.9

Biến số nghiên cứu ......................................................................................47

2.10 Đạo đức trong nghiên cứu ...........................................................................50

.


.

CHƢƠNG 3


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................51

CHƢƠNG 4

BÀN LUẬN ...................................................................................63

4.1

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................63

4.2

Kết quả nghiên cứu ......................................................................................66

4.3

Hạn chế của nghiên cứu...............................................................................75

4.4

Ứng dụng của nghiên cứu ............................................................................76

KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Hình ảnh tư liệu về nơi thực hiện nghiên cứu
PHỤ LỤC 2: Bảng câu hỏi khảo sát các yếu tố liên quan
PHỤ LỤC 3: Tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ theo DSM-5 bằng tiếng Anh
PHỤ LỤC 4: Tiêu chuẩn chấn đoán mất ngủ theo DSM-5 bằng tiếng Việt

PHỤ LỤC 5: Thông tin giới thiệu nghiên cứu
PHỤ LỤC 6: Bảng đồng thuận tham gia nghiên cứu
PHỤ LỤC 7: Quyết định về việc công nhận người hướng dẫn và tên đề tài luận văn
thạc sĩ
PHỤ LỤC 8: Giấy chấp thuận của Hội đồng đạo đức ĐHYD - TPHCM
PHỤ LỤC 9: Quyết định thực hiện nghiên cứu của BV Từ Dũ
PHỤ LỤC 10: Giấy xác nhận tập huấn của TS.BS Ngơ Tích Linh - Chủ nhiệm BM
Tâm thần ĐHYD - TP.HCM.
PHỤ LỤC 11: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu

.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

AACE

American Assiciation of Clinical Endocrinologists

AFC

Antral Follicle Count

AMH

Anti-Müller Hormone

APA


American Psychiatric Association

DSM-5

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – Fifth
Edition

DSM-IV-TR

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders- Fourth
Edition (Text Revision)

ESS

Epworth Sleepiness Scale

FMP

Final Menstrual Period

FSH

Follicle-stimulating hormone

ICD-10

The International Classification of Diseases Revision 10

ICSD-2


The International Classification of Sleep Disorders – Second
Edition

ICSD-3

the International Classification of Sleep Disorders – Third
Edition

ISI

Insomnia Severity Index

LH

Luteinizing hormone

MENQOL

Menopause Specific Quality Of Life questionnaire

NREM

Non-Rapid Eye Movement sleep

PSQI

Pittsburgh Sleep Quality Index

.



.

REM

Rapid Eye Movement

STRAW+10

Stages of Reproductive Aging Workshop +10

SWAN

The Study of Women’s Health Across the Nation

WHO

World Health Organization

.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

BS

Bác sĩ


ĐMK

Đa miên ký

KTC

Khoảng tin cậy

MN

Mất ngủ

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

.


.

BẢNG ĐỐI CHIẾU VIỆT - ANH

Bảng câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc

Menopause Specific Quality Of Life

sống của phụ nữ mãn kinh


questionnaire

Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh

Pittsburgh Sleep Quality Index

Chỉ số trầm trọng mất ngủ

Insomnia Severity Index

Đa miên ký

Polysomnography

Giấc ngủ có cử động nhãn cầu nhanh

Rapid Eye Movement sleep

Giấc ngủ khơng có cử động nhãn cầu

Non-Rapid Eye Movement sleep

nhanh
Hệ thống chẩn đoán và thống kê các rối

Diagnostic and Statistical Manual of

loạn tâm thần phiên bản thứ 5

Mental Disorders – Fifth Edition


Hệ thống chẩn đoán và thống kê các rối

Diagnostic and Statistical Manual of

loạn tâm thần phiên bản thứ 4

Mental Disorders- Fourth Edition (Text
Revision)

Hiệp hội các chuyên gia Nội tiết lâm

American Assiciation of Clinical

sàng Mỹ

Endocrinologists

Hiệp hội tâm thần Mỹ

American Psychiatric Association

Hội chứng Chân không yên

Restless Legs Syndrome

Hội chứng Ngưng thở khi ngủ

Sleep Apnes Syndrome


Hội thảo về phân chia giai đoạn của tuổi

Stages of Reproductive Aging Workshop

sinh sản năm 2011

+10

Kỳ kinh cuối cùng

Final Menstrual Period

.


.

Mãn kinh

Menopause

Mãn kinh sớm

Premature menopause

Nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ xuyên

The Study of Women’s Health Across

quốc gia


the Nation

Những triệu chứng rối loạn vận mạch

Vasomotor symptoms

Nội tiết tố kích thích nang nỗn

Follicle-stimulating hormone

Nội tiết tố tạo hồng thể

Luteinizing hormone

Phân loại quốc tế về bệnh tật phiên bảng

The International Classification of

lần thứ 10

Diseases Revision 10

Phân loại quốc tế về rối loạn giấc ngủ

The International Classification of Sleep

phiên bản thứ 2

Disorders – Second Edition


Phân loại quốc tế về rối loạn giấc ngủ

The International Classification of Sleep

phiên bản thứ 3

Disorders – Third Edition

Siêu âm đếm nang thứ cấp

Antral Follicle Count

Thang điểm buồn ngủ Epworth

Epworth Sleepiness Scale

Tổ chức y tế thế giới

World Health Organization

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán MN theo các yếu tố của ĐMK .15
Bảng 1.2 Độ nhạy, độ đặc hiệu, các giá trị tiên đoán của các tiêu chuẩn chẩn đoán 17
Bảng 1.3 Vùng dưới đường cong (AUC) của 4 công cụ...........................................22

Bảng 1.4 Tỷ lệ mất ngủ, điểm cắt độ nhạy, độ đặc hiệu của các công cụ ................23
Bảng 1.5 Chỉ số trầm trọng mất ngủ ISI ...................................................................23
Bảng 1.6 Các giai đoạn của tuổi sinh sản .................................................................26
Bảng 2.1 Các biến số thu thập ...................................................................................47
Bảng 3.1 Đặc điểm dân số – xã hội của đối tượng nghiên cứu.................................51
Bảng 3.2 Đặc điểm những triệu chứng kinh nguyệt của đối tượng tham gia
nghiên cứu .................................................................................................................53
Bảng 3.3 Tỷ lệ mất ngủ theo tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5 .....................................55
Bảng 3.4 Liên quan giữa mất ngủ với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .......56
Bảng 3.5 Phân tích đa biến giữa các đặc điểm và mất ngủ .......................................60
Bảng 4.1 Tỷ lệ mất ngủ trên phụ nữ quanh tuổi mãn kinh .......................................66
Bảng 4.2 Liên quan giữa tuổi đối tượng tham gia và mất ngủ..................................68
Bảng 4.3 Liên quan giữa yếu tố trình độ học vấn và mất ngủ ..................................69
Bảng 4.4 Liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp và mất ngủ .........................................69
Bảng 4.5 Liên quan giữa yếu tố tình trạng kinh tế và mất ngủ .................................70
Bảng 4.6 Liên quan giữa yếu tố tình trạng hơn nhân và mất ngủ .............................71
Bảng 4.7 Liên quan giữa triệu chứng bốc hỏa (rối loạn vận mạch) và mất ngủ .......73
Bảng 4.8 Liên quan giữa tình dục và mất ngủ ..........................................................74

.


.

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 1.1 Đường cong ROC cho 4 cơng cụ tầm sốt mất ngủ.................................22
Đồ thị 3.1 Tỷ lệ mất ngủ theo tiêu chuẩn DSM-5 .....................................................55

.



.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, tuổi thọ của loài người càng được kéo dài hơn. Chính vì vậy, phụ
nữ trong tương lai có thể sẽ dành nhiều hơn một phần ba thời gian suốt cuộc đời của
họ để trải qua giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Điều này tiềm ẩn những chuỗi
phiền phức về thể chất lẫn tinh thần bởi những triệu chứng liên quan đến mãn kinh
[8],[53].
Những khó khăn về giấc ngủ, điển hình là việc thức dậy giữa đêm, là một
trong những than phiền chủ yếu trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, hiện diện
ở 40 – 60% phụ nữ [35]. Đồng thời, đây cũng là một trong những vấn đề sức khỏe
hàng đầu của phụ nữ trong giai đoạn này[83].
Mất ngủ nếu không được chẩn đốn và điều trị thì sẽ gây ra những tác động
không tốt đến thể chất như cao huyết áp, đột quỵ, đái tháo đường [15] và tâm thần
như trầm cảm [33]. Tuy nhiên, mất ngủ thường bị đánh giá chưa đúng mức vì đây là
một chẩn đốn mang tính chủ quan. Ngoài ra, việc kết hợp nhiều yếu tố nguyên
nhân đã làm cho việc nhìn nhận và điều trị mất ngủ gặp khó khăn. Gánh nặng kinh
tế gây ra do mất ngủ là đáng kể vì nó gây giảm năng suất làm việc và tăng sử dụng
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người mắc phải [15]. Trong quá trình điều trị
những bệnh lý thực thể, giấc ngủ và chất lượng sống cũng đóng vai trị hết sức quan
trọng trong q trình lành bệnh. Do đó, ngủ khơng đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến thời
gian cũng như kết quả điều trị cho người bệnh.
Chất lượng giấc ngủ sẽ giảm dần khi con người già đi và tình trạng mãn kinh
dường như đã làm cho quá trình này càng nặng nề hơn. Nhiều phụ nữ đã ghi nhận
các vấn đề về giấc ngủ xảy ra khi họ bước vào giai đoạn mãn kinh [43]. Theo
WHO, vào năm 1996 ước tính có khoảng 500 triệu phụ nữ từ 50 tuổi trở lên và con
số này nhiều khả năng sẽ đạt 1.2 tỉ người vào năm 2030. Chính vì vậy mà gánh
nặng kinh tế từ những vấn đề gây ra do những triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh

như mất ngủ được dự đoán sẽ càng tăng lên [90].

.


.

Hiện nay, cơ chế liên quan giữa sự xuất hiện mất ngủ và giai đoạn mãn kinh
vẫn còn chưa rõ ràng [77]. Khi càng lớn tuổi, bệnh lý và các yếu tố liên quan đến
tuổi tác cũng có thể góp phần tạo nên những vấn đề của giấc ngủ ví dụ như những
rối loạn tâm trạng, cảm xúc, tăng cân, rối loạn nhịp thở và hội chứng “Chân không
yên” [35]. Bên cạnh đó, trung niên cũng là độ tuổi mà con người thường phải đối
mặt với những áp lực trong cuộc sống như ly dị, góa bụa hay vấn đề về con cái và
tất cả những lý do đó cũng có thể tác động khơng tốt lên chất lượng giấc ngủ của
họ. Tuy nhiên, phần đông phụ nữ mãn kinh vẫn thường mất ngủ dù khơng có những
rối loạn cảm xúc hay tình trạng bệnh tật nào [45].
Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ mất ngủ, nhất là tỷ
lệ mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh. Chính vì vậy, với mục tiêu tìm hiểu rõ hơn tình trạng
mất ngủ ở nhóm phụ nữ quanh tuổi mãn kinh đến khám tại bệnh viện Từ Dũ, câu
hỏi nghiên cứu của chúng tôi là: “Tỷ lệ mất ngủ ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh
đến khám tại bệnh viện Từ Dũ là bao nhiêu?”

.


.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu chính

Xác định tỷ lệ mất ngủ ở những phụ nữ quanh tuổi mãn kinh đến khám tại
bệnh viện Từ Dũ.
2. Mục tiêu phụ
Khảo sát những yếu tố liên quan với mất ngủ ở nhóm phụ nữ quanh mãn
kinh tại bệnh viện Từ Dũ.

.


.

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN Y VĂN
1.1 Giấc ngủ
1.1.1 Giới thiệu về khái niệm giấc ngủ
Ngủ xảy ra ở tất cả các lồi động vật từ cơn trùng cho đến động vật có vú.
Giấc ngủ là một trong những hành động chiếm nhiều thời gian nhất của chúng ta vì
con người có thể sẽ phải dành một phần ba cuộc đời để ngủ. Mặc dù chức năng
chính xác của giấc ngủ đến nay vẫn chưa được thấu hiểu nhưng rõ ràng ngủ rất cần
thiết cho mọi người ở tất cả các lứa tuổi khác nhau. Giấc ngủ đóng vai trị đặc biệt
quan trọng trong lâm sàng về tâm thần vì rối loạn giấc ngủ thường gặp trong đa số
các bệnh tâm thần và là một trong những chẩn đoán hay gặp nhất [1].
Giấc ngủ xảy ra dưới sự kiểm sốt tích cực của não bộ và là một phần cơ bản
không thể tách rời trong đời sống hàng ngày của con người. Rối loạn giấc ngủ có
thể là nguyên phát do sự rối loạn cơ chế điều hòa giấc ngủ hoặc thứ phát, hậu quả từ
triệu chứng của các bệnh lý tiềm ẩn khác [2].
1.1.2 Sinh lý học của giấc ngủ
Điện não đồ là công cụ hữu hiệu để nghiên cứu giấc ngủ và có thể được thực
hiện cả trong và ngồi giấc ngủ. Dựa vào điện não đồ, giấc ngủ được chia làm hai
giai đoạn chính: ngủ khơng có vận động nhãn cầu nhanh (NREM) và ngủ có vận

động nhãn cầu nhanh (REM).
Hai giai đoạn này thay đổi theo chu kỳ khoảng 90 phút và thay đổi theo từng
giai đoạn của cuộc đời con người. Ở trẻ sơ sinh, giấc ngủ REM chiếm tới 50% tổng
thời gian. Chúng ngủ đến 16 giờ mỗi ngày với những lần thức ngắn và giai đoạn
REM xuất hiện trực tiếp mà khơng theo trình tự từ giai đoạn 1 đến 4. Trẻ 4 tháng
đến 1 tuổi, tổng giấc ngủ REM chỉ còn khoảng 40% thời gian ngủ và xảy ra sau giai
đoạn NREM. Đến khi trở thành thanh niên, giai đoạn ngủ NREM chiếm 75% và

.


.

REM chiếm 25%. Tỷ lệ này thường sẽ không thay đổi nữa và ở người lớn tuổi, thời
gian ngủ giảm là do giảm cả độ dài REM lẫn NREM [2].
1.1.2.1 Giấc ngủ khơng có vận động nhãn cầu nhanh (non-Rapid Eye
Movement sleep –NREM)
Ở người bình thường, giấc ngủ NREM là trạng thái yên tĩnh, nhịp tim thường
giảm 5 - 10 nhịp mỗi phút so với lúc thức và rất đều. Nhịp thở và huyết áp cũng có
xu hướng giảm. Giấc ngủ NREM chiếm 75% thời gian ngủ và được chia làm 4 giai
đoạn:
 Giai đoạn 1: chiếm 5%, chuyển tiếp từ thức sang ngủ.
 Giai đoạn 2: chiếm 45%, bắt đầu giấc ngủ, ngủ chưa sâu, người ngủ
yên tĩnh, không thấy cử động.
 Giai đoạn 3: chiếm 12%, ngủ sâu.
 Giai đoạn 4: chiếm 13%, ngủ rất sâu.
Hiện nay, giai đoạn 3 và 4 được gộp lại, gọi chung là giấc ngủ sâu. Đây là
thời điểm con người rất khó bị đánh thức. Tuy nhiên, người ngủ khi thức giấc lúc
này sẽ bị rối loạn định hướng, ý nghĩ rất lộn xộn, sau đó thì họ qn mất mọi việc
xảy ra lúc bấy giờ. Các rối loạn xảy ra trong giai đoạn này có thể là kết quả của các

vấn đề đặc biệt bao gồm đái dầm, ác mộng và hoảng hốt trong giấc ngủ [1].
1.1.2.2 Giấc ngủ có vận động nhãn cầu nhanh (Rapid Eye Movement-REM)
Khác biệt với giấc ngủ NREM, giấc ngủ REM có đặc điểm là các hoạt động
của não và các chức năng sinh lý hiện diện giống như lúc đang thức tỉnh. Giai đoạn
này chiếm 25% thời gian ngủ và thường xuất hiện sau 70 – 90 phút kể từ khi bắt đầu
giấc ngủ, kéo dài khoảng 10 phút. Trong giai đoạn này, trương lực cơ toàn thân sẽ
giảm hơn so với lúc thức, ở đàn ơng thường có biểu hiện cương cứng dương vật và
dòng máu qua các cơ quan bao gồm cả não đều giảm nhẹ. Ngoài ra, não tăng sử
dụng oxy, nồng độ CO2 giảm đi do thơng khí tăng, thân nhiệt dao động. Thay đổi
thân nhiệt trong giấc ngủ REM là do rối loạn các quá trình cân bằng nhiệt như rùng
mình và ra mồ hơi.

.


.

Có từ 4 đến 6 chu kỳ giấc ngủ khơng vận động nhãn cầu nhanh luân phiên
với giấc ngủ có vận động nhãn cầu nhanh xảy ra trong suốt đêm. Càng về khuya,
giai đoạn ngủ có vận động nhãn cầu nhanh càng trở nên dài hơn [1].
1.1.3 Ý nghĩa và chức năng sinh lý của giấc ngủ
Bằng nhiều phương pháp khác nhau, người ta đã kết luận rằng các chức năng
của cơ thể đều giảm đi trong giấc ngủ sâu. Nhờ giấc ngủ NREM mà cơ thể sau khi
trải qua hoạt động thể lực nặng nề sẽ có cơ hội điều hịa lại trong q trình chuyển
hóa [1] .Thêm vào đó, giấc ngủ cũng đóng vai trị bảo vệ các tế bào thần kinh trong
não bộ khỏi bị suy kiệt vì hoạt động kéo dài [5]. Ngồi ra, một số ý kiến cịn cho
rằng pha ngủ nhanh có rất nhiều tác dụng như: tẩy sạch khỏi tế bào thần kinh những
chất chuyển hóa bị tích tụ trong các giai đoạn khác của chu kỳ thức – ngủ; giúp cho
giai đoạn phục hồi hoạt động của tế bào thần kinh có thể diễn ra; bảo đảm việc loại
trừ các thông tin không cần thiết mà não bộ đã thu vào, do đó tạo điều kiện cho q

trình tiếp nhận thơng tin mới được dễ dàng hơn; bảo đảm cho quá trình chuyển đổi
trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn; bảo đảm cho cơ chế của giấc ngủ mơ, nhằm
giải quyết những “phản ứng cảm xúc đang diễn ra” và sự thích nghi tối ưu của cơ
thể đối với những điều kiện xung quanh trong thời gian ngủ [6].
1.1.4 Nhu cầu ngủ
Nhu cầu ngủ của con người không giống nhau. Một số người chỉ cần ngủ ít
hơn 6 giờ mỗi đêm, trong khi một số người khác lại cần ngủ hơn 9 giờ mỗi đêm.
Những người ngủ dài thường có nhiều giai đoạn ngủ REM với thời gian của mỗi
giai đoạn này dài hơn so với người ngủ ngắn.
Giấc ngủ tăng lên khi người ta lao động nặng, tập thể dục, bị ốm, có thai, bị
căng thẳng tâm lý và phải hoạt động trí óc nhiều. Giai đoạn ngủ REM tăng khi hiện
diện những kích thích tâm lý như khó khăn trong học tập, việc thi cử, sử dụng các
thuốc gây giảm tiết các chất dẫn truyền thần kinh trong não [1].

.


.

1.2 Rối loạn mất ngủ
1.2.1 Khái niệm về mất ngủ
Hiện nay, theo Hệ thống chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần phiên
bản thứ 5 (2013) của Hiệp hội tâm thần Mỹ, mất ngủ là ngủ ít hơn so với bình
thường từ 2 giờ trở lên. Ví dụ, một người 35 tuổi trước đây mỗi ngày ngủ 8 giờ
nhưng 2 tháng gần đây, anh ta hay chị ta chỉ còn ngủ được khoảng 6 giờ mỗi ngày
[1].
Theo phân loại của DSM-5, mất ngủ là một trong mười rối loạn thức – ngủ
bao gồm: [11]
1) Mất ngủ
2) Rối loạn ngủ li bì

3) Chứng ngủ rũ
4) Rối loạn giấc ngủ có liên quan đến hơ hấp
5) Rối loạn ngủ – thức liên quan đến nhịp sinh học
6) Rối loạn kích thích ngủ khơng cử động nhãn cầu nhanh
7) Rối loạn ác mộng
8) Rối loạn hành vi trong giấc ngủ có cử động nhãn cầu nhanh
9) Hội chứng “Chân không yên”
10) Rối loạn giấc ngủ vì thuốc hay hóa chất.
Mất ngủ đặc trưng bởi sự khó ngủ và khó hoặc khơng duy trì được giấc ngủ
[7]. Tình trạng này được gọi là mạn tính khi một người có chứng mất ngủ ít nhất ba
đêm một tuần trong một tháng hoặc lâu hơn 3 tháng. Thường thì chúng ta chỉ bắt
đầu chú ý đến mất ngủ khi những triệu chứng do nó gây ra đã ảnh hưởng đến cuộc
sống hàng ngày.
Mất ngủ cấp tính thường xảy ra sau một biến cố đã được người bệnh ghi
nhận lại. Đó có thể là những khó khăn trong cuộc sống như sự chia ly với người
thân, kết quả không theo ý muốn trong công việc cũng như tình cảm. Loại mất ngủ
này có thể kéo dài từ một đêm đến vài tuần và sự mệt mỏi xuất hiện có thể gây
nhầm lẫn là do tâm trạng gây ra.

.


.

1.2.2 Phân loại mất ngủ
Theo phân loại DSM-IV-TR [12] của Hiệp hội Tâm thần Mỹ, mất ngủ có hai
loại: mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát.
a) Mất ngủ nguyên phát là một người đang có vấn đề về giấc ngủ mà không
trực tiếp liên hệ với bất kỳ tình trạng sức khỏe khác.
b) Mất ngủ thứ phát là một người đang có vấn đề về giấc ngủ trực tiếp liên

hệ với các tình trạng sức khỏe khác chẳng hạn như bệnh lý (hen suyễn,
viêm khớp, ung thư hoặc trào ngược dạ dày – thực quản), những cơn đau
mạn tính, do sử dụng các loại chất kích thích.
DSM-IV-TR [12] đã từng được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán mất ngủ
bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ. DSM-IV-TR là bằng chứng cho sự cố gắng của các nhà
lâm sàng nhằm chi tiết hơn trong sự phân loại các rối loạn ngủ – thức khi tập hợp
những chẩn đoán với nhiều tên gọi khác nhau nhưng lại ít khác biệt trong phương
pháp điều trị [11].
Tuy nhiên, mất ngủ là một vấn đề mà bản thân chính nó cần được quan tâm y
tế khách quan dù có hay khơng sự hiện diện của những yếu tố đi kèm khác. Vì vậy,
Hiệp hội Tâm thần Mỹ đã có sự thay đổi trong DSM-5 (2013) ở mục chẩn đoán rối
loạn mất ngủ. Chẩn đoán rối loạn mất ngủ vẫn được đặt ra cho dù có sự tồn tại độc
lập hoặc song song với những rối loạn tâm thần khác (ví dụ như rối loạn trầm cảm),
tình trạng sức khỏe (ví dụ như đau mạn tính), hoặc một rối loạn giấc ngủ khác (ví
dụ như rối loạn giấc ngủ liên quan nhịp thở) [11]. Bước tiến thay thế phân loại của
DSM-IV-TR bằng DSM-5 có thể được hiểu là “sự phân nhỏ ra đã được tập hợp lại”.
Mất ngủ có thể tự tiến triển theo con đường riêng của nó với sự xuất hiện
tâm trạng lo âu và các yếu tố của trầm cảm nhưng lại thiếu đi những tiêu chuẩn khác
cần phải có để chẩn đốn những rối loạn tâm thần này. Chính vì vậy, mất ngủ cũng
có thể đồng thời mang hình dạng của một tình trạng rối loạn tâm thần khác. Điều đó
dẫn tới mất ngủ kéo dài sẽ trở thành yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm, vấn đề
thường thấy song song với quá trình điều trị mất ngủ.

.


.

Bằng cách nhìn nhận sự tồn tại song song đồng thời của mất ngủ và một rối
loạn tâm thần khác, việc điều trị sẽ được hướng đến cả hai tình trạng đó. Cịn nếu

khơng tiếp cận theo phương pháp này thì đơi lúc, chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn
đề là không thể xây dựng được sự liên kết tự nhiên chính xác giữa những tình trạng
lâm sàng nói trên, nhất là khi mối quan hệ này lại có thể thay đổi theo thời gian. Do
đó, người ta cho phép sự có mặt của mất ngủ song song với một bệnh lý khác mà
không nhất thiết phải tồn tại một mối liên hệ nhân – quả. Một chẩn đoán mất ngủ
liên quan với một tình trạng khác chỉ nên được xem xét trong những điều kiện đặc
biệt mà thường là khơng cần thiết [11]. Chính vì vậy, DSM-5 đã khơng cịn sử dụng
thuật ngữ “mất ngủ ngun phát” và “mất ngủ thứ phát” mà tập hợp lại chỉ còn duy
nhất “rối loạn mất ngủ”.
1.2.3 Đặc điểm của mất ngủ
Đặc điểm cần có của rối loạn mất ngủ là sự khơng hài lịng với thời lượng,
chất lượng giấc ngủ hay những than phiền về việc khó khăn trong bắt đầu cũng như
duy trì giấc ngủ. Mất ngủ lâu dài sẽ có thể gây ra những biểu hiện lâm sàng của một
tình trạng trầm cảm trầm trọng, suy giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến các
mối quan hệ trong xã hội, tình cảm. Sự xáo trộn về giấc ngủ có thể xảy ra trong thời
gian hiện diện một rối loạn tâm thần hay tình trạng sức khỏe khác hoặc nó cũng có
thể diễn tiến độc lập một cách tự nhiên [11]. Thêm vào đó, sự đa dạng trong mất
ngủ là do nó có thể xảy ra ở các thời điểm khác nhau trong quá trình ngủ:
 “Mất ngủ khởi đầu của giấc ngủ” liên quan đến sự khó ngủ khi người
đó đã lên giường và muốn ngủ.
 “Mất ngủ trong duy trì giấc ngủ” hay cịn gọi là “mất ngủ giữa chừng”
liên quan đến tần suất thức dậy hay thời gian dài để có thể ngủ lại
giữa mỗi lần thức giấc trong suốt buổi tối.
 “Mất ngủ trễ” liên quan đến việc tỉnh giấc vào sáng sớm (khơng phải
là thói quen) mà khơng có khả năng ngủ trở lại được.
Nhìn chung, khó đi ngủ và khó duy trì giấc ngủ là triệu chứng thường thấy
của mất ngủ. Những người than phiền về vấn đề này cũng có thể than phiền về vấn

.



.

đề kia và ngược lại. Những vấn đề xảy ra trước, trong và sau giấc ngủ đều có thể
được ghi nhận bằng bệnh sử, nhật ký ngủ hoặc những phương pháp khác như đo
ĐMK. Tuy nhiên, chẩn đoán mất ngủ thường lại phải dựa trên nhận định chủ quan
của cá nhân hoặc những báo cáo lại của người chăm sóc trực tiếp.
“Ngủ không hồi phục” là than phiền về giấc ngủ có chất lượng thấp khi
người ta khơng cảm thấy khỏe dù thời gian ngủ đủ. Đây là một vấn đề thường thấy
liên quan đến việc khó bắt đầu hay duy trì giấc ngủ hoặc đơi khi đi kèm với những
rối loạn khác như rối loạn giấc ngủ liên quan đến nhịp thở. Trong trường hợp khơng
có sự khó khăn trong bắt đầu hoặc duy trì giấc ngủ nhưng tất cả tiêu chuẩn chẩn
đoán về tần suất, thời gian và lo âu vào ban ngày hay giảm năng suất lao động lại
thỏa thì người ta sẽ cân nhắc đặt ra một chẩn đoán về rối loạn mất ngủ đặc trưng
hay không đặc trưng.
Ngoại trừ tiêu chuẩn về tần suất và thời gian cần phải có để chẩn đốn mất
ngủ, những tiêu chuẩn phụ khác rất hữu ích trong việc đánh giá mức độ trầm trọng
của mất ngủ. Những tiêu chuẩn định lượng này rất khác nhau ở mỗi người và được
sử dụng chỉ cho mục đích minh họa. Ví dụ như khó bắt đầu giấc ngủ được xác định
khi cần 20 – 30 phút để đi vào giấc ngủ và sự khó khăn trong duy trì giấc ngủ được
định nghĩa là khoảng thời gian tỉnh giấc kéo dài 20 – 30 phút giữa đêm khi đang
ngủ. Mặc dù khơng có định nghĩa chuẩn nào là thức dậy sớm vào buổi sáng, triệu
chứng này liên quan đến việc tỉnh giấc khoảng 30 phút trước thời điểm thông
thường và trước khi đạt đủ thời gian 6 giờ và 30 phút. Thêm vào đó, người ta cần
phải xem xét khơng chỉ thời điểm thức dậy cuối cùng mà còn cả mốc đi ngủ vào tối
hơm trước. Ví dụ như thức dậy lúc 4 giờ sáng có ý nghĩa lâm sàng khác nhau khi so
sánh giữa mốc ngủ vào 9 giờ tối và 11 giờ tối. Những ghi nhận tổng quát như vậy
mới có thể phản ánh được tồn bộ q trình ngủ và tìm ra câu trả lời cho những
trường hợp ví dụ như phân biệt giữa sự thay đổi nhịp sinh học và nguyên nhân khác
ở những ca bệnh có mất ngủ [11].

Rối loạn mất ngủ có mối liên quan đến suy giảm năng suất lao động ban
ngày, xáo trộn về mặt cảm xúc cũng như ngủ khó vào ban đêm hoặc ít gặp hơn là

.


.

buồn ngủ nhiều vào buổi sáng. Giảm năng suất làm việc có thể bao gồm khó tập
trung, chú ý, giảm trí nhớ và khó thực hiện ngay cả những kỹ năng đơn giản. Xáo
trộn về cảm xúc thường được mô tả là sự bứt rứt, dễ thay đổi cảm xúc nhất thời và ít
thấy hơn là triệu chứng trầm cảm hay lo âu. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người
có thời gian ngủ ban đêm bị xáo trộn thì sẽ dẫn đến những tình trạng này. Ví dụ
người lớn tuổi khỏe mạnh thường cũng khơng hài lịng về giấc ngủ của mình với
những than phiền về tần suất thức dậy trong đêm nhưng điều đó khơng làm ảnh
hưởng đến hoạt động ban ngày của họ. Chẩn đoán mất ngủ chỉ nên được dành cho
những trường hợp có sự mệt mỏi nghiêm trọng hoặc giảm năng suất hoạt động liên
quan đến khó ngủ vào ban đêm [11].
1.2.4 Dịch tễ học của mất ngủ
Theo cơng trình của Ohayon [59] về dịch tễ của mất ngủ tổng hợp hơn 50
nghiên cứu của nhiều nhà dịch tễ học dựa trên những dữ liệu thu thập từ các cộng
đồng đại diện cho dân số chung, số trường hợp mất ngủ được chẩn đoán theo tiêu
chuẩn DSM-IV-TR chiếm tỷ lệ 6%. Đồng thời, tỷ lệ mất ngủ ở nữ cũng cao hơn ở
nam.
Còn theo tác giả Vũ Anh Nhị [7], mất ngủ xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi chủng
tộc và trong tất cả các nền văn hóa ở các quốc gia khác nhau. Tỷ lệ thực tế của
chứng mất ngủ thay đổi tùy theo mức độ khắt khe của định nghĩa hay tiêu chuẩn
chẩn đoán được sử dụng. Triệu chứng mất ngủ xảy ra ở khoảng 33% đến 50% dân
số trưởng thành. Chứng mất ngủ thường là mạn tính, thời gian kéo dài từ một đến
vài năm chiếm 50% đến 85% số trường hợp.

Tuy nhiên, bất kể dùng tiêu chuẩn nào để chẩn đoán thì mất ngủ vẫn là hình
thức rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong dân số với khoảng 30% – 40%
người trưởng thành than phiền về vấn đề này, 10% – 15% đã từng trải qua những
triệu chứng liên quan đến giảm năng suất hoạt động vào ban ngày và 6% – 10%
thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán. Tại những đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu, khoảng
10% – 20% bệnh nhân có than phiền về những triệu chứng mất ngủ nghiêm trọng.
Đặc biệt, mất ngủ có tần suất cao hơn ở phụ nữ so với đàn ông và tỷ số về giới vào

.


.

khoảng 1.44:1. Mặc dù mất ngủ có thể là một triệu chứng hoặc một rối loạn riêng
biệt nhưng khoảng 40% – 50% trường hợp lại tồn tại sự hiện diện song hành của
một tình trạng rối loạn tâm thần khác [11]. Tuy nhiên, phần lớn người có triệu
chứng mất ngủ khơng tự đi khám để được chẩn đốn hay điều trị cho đến khi họ quá
đau khổ vì tình trạng này hay xuất hiện những rối loạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến
cuộc sống [16].
1.2.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến mất ngủ
Nhìn chung, mất ngủ có khả năng xảy ra với ai phải đối mặt với những sự
kiện không mong muốn như bệnh tật, bị chia ly với người thân hoặc những áp lực
liên tục xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Hầu hết các trường hợp này sẽ trở về với
nhịp ngủ bình thường của họ khi mà những yếu tố làm khởi phát mất ngủ biến mất.
Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ tiến triển thành mất ngủ mạn tính và gây ra nhiều
hậu quả trong tương lai [11]. Ngoài ra: [72],[85]
 Những đặc điểm về suy nghĩ hay cách sinh hoạt như thói quen ngủ
khơng tốt, ngủ không đúng giờ và nỗi sợ hãi do không ngủ được sẽ
làm cho vấn đề mất ngủ trầm trọng hơn, trở thành vòng xoắn bệnh lý
diễn tiến tới mất ngủ mạn tính.

 Ngun nhân về tình cảm như tính cách hay lo âu, dễ sợ hãi hoặc dễ
bị kích động sẽ làm người bệnh có khuynh hướng tự kìm nén cảm xúc
dẫn đến tăng nguy cơ bị mất ngủ.
 Nguyên nhân về môi trường như tiếng ồn, ánh sáng, cảm giác khơng
thoải mái vì thời tiết q nóng hay q lạnh và sợ độ cao cũng có thể
làm tăng khả năng bị mất ngủ.
 Nguyên nhân về di truyền và thể chất như sự già đi của cơ thể có mối
liên quan đến khả năng bị mất ngủ. Tần suất của mất ngủ cao hơn ở
những cặp sinh đôi cùng trứng so với sinh đôi khác trứng. Mất ngủ
thường xảy ra ở nữ hơn ở nam với tỷ số nữ/nam là 1.4 lần khi xét về
sự xuất hiện của những triệu chứng mất ngủ (1.7 lần sau tuổi 45) và là
2 lần cho các chẩn đoán mất ngủ.

.


.

Mất ngủ cũng thường tồn tại song song với nhiều tình trạng sức khỏe khác
bao gồm đái tháo đường, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm
khớp và những bệnh lý gây đau mạn tính khác. Mặc khác, tương quan này thường
mang tính chất hai chiều: mất ngủ làm tăng nguy cơ của những tình trạng trên và
những vấn đề sức khỏe đó cũng làm tăng nguy cơ mất ngủ. Tuy nhiên, mối liên hệ
này không phải lúc nào cũng có thể được xác định rõ ràng và chúng ln thay đổi
theo thời gian. Vì vậy mà “mất ngủ đồng hợp” là thuật ngữ được ưa thích sử dụng
trong trường hợp có sự hiện diện đồng thời của mất ngủ và một tình trạng sức khỏe
khác (hoặc rối loạn tâm thần khác).
Thêm vào đó, thói quen sinh hoạt cũng có thể là một nguyên nhân quan trọng
chẳng hạn như dùng thức uống có chứa chất kích thích, rượu, bia, hút thuốc lá, sử
dụng thuốc phiện, nhất là vào thời điểm trước khi ngủ [21]. Tuy nhiên, chính mất

ngủ dai dẳng cũng là yếu tố nguy cơ của việc sử dụng khơng phù hợp các hóa chất
này. Ví dụ như thuốc ngủ và rượu, bia để dễ ngủ vào buổi tối; thuốc chống lo âu để
điều trị căng thẳng, lo lắng gây ra bởi mất ngủ; những chất kích thích khác để chống
lại mệt mỏi do hậu quả từ nhiều đêm không ngon giấc. Mặc khác, việc lạm dụng
những chất này khơng chỉ làm tình trạng mất ngủ thêm tồi tệ hơn mà cịn có thể tiến
triển thành một dạng rối loạn giấc ngủ do sử dụng hóa chất.
Một vài bệnh lý khác cũng đã được chứng minh có mối liên quan với mất
ngủ như cao huyết áp, bệnh về hơ hấp như hen suyễn, bệnh về tiêu hóa như trào
ngược dạ dày – thực quản [76], hội chứng “Chân không yên”, hội chứng “Ngưng
thở khi ngủ” (thường xảy ra ở người béo phì với BMI ≥ 30 kg/m2) [2].
Đối với những trường hợp thường gặp, mất ngủ xảy ra do có sự thay đổi nhịp
sinh học như chuyển ca làm việc từ sáng sang tối, lệch múi giờ khi đi du lịch giữa
các vùng lãnh thổ và quốc gia. Theo nghiên cứu của Shin [69], những yếu tố khác
cũng có thể dẫn đến mất ngủ là tuổi tác, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, tình
trạng mãn kinh của người phụ nữ.

.


.

1.2.6 Hậu quả của mất ngủ
Mất ngủ thường liên quan đến trạng thái tinh thần, sự hưng phấn và những
yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bởi vì vậy, khơng thể ngủ được do mối bận tâm về
tình trạng này sẽ dẫn đến một vòng xoắn bệnh lý: ta càng muốn ngủ, cảm giác bực
bội lại càng tăng và giấc ngủ sẽ càng kém chất lượng. Do đó, quan tâm quá mức và
hành động cố gắng để ngủ sẽ là yếu tố thúc đẩy thay đổi cơ chế đi vào giấc ngủ bình
thường, góp phần tạo nên mất ngủ. Những cá nhân với mất ngủ dai dẳng cũng có
thể tự tạo thói quen xấu để đáp ứng với tình trạng này mà điển hình là dành quá
nhiều thời gian nằm trên giường dù không ngủ được, giờ ngủ không cố định, hay

ngủ gật. Mất ngủ có thể đi kèm với chuỗi những than phiền trong ngày như thường
cảm thấy mệt mỏi, giảm năng lượng trong các hoạt động bình thường, xáo trộn cảm
xúc và hay cáu gắt với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, những triệu chứng
thuộc về lo âu hay trầm cảm nhưng không đủ tiêu chuẩn để chẩn đốn những rối
loạn này có thể hiện diện và làm người bệnh rơi vào trạng thái lo lắng quá mức [11].
Theo một nghiên cứu cắt ngang tại Tây Ban Nha, mất ngủ có liên quan đến ý tưởng
tự sát và những cái chết xuất phát từ nguyên do này [25]. Một nghiên cứu trong 3
năm, theo dõi 159 trường hợp đột quỵ cũng đã chỉ ra rằng rối loạn giấc ngủ sẽ làm
tăng nguy cơ xảy ra bệnh lý này [51]. Ngoài ra, vấn đề về các mối quan hệ cá nhân,
xã hội cũng có thể hình thành và tiến triển trầm trọng hơn từ hậu quả của mất ngủ.
Các than phiền về giảm khả năng chú ý và tập trung khi làm việc cũng rất thường
gặp, liên quan đến tỷ lệ cao của những tai nạn có liên quan đến mất ngủ. Tình trạng
dai dẳng như vậy thường sẽ kéo theo nhiều hệ lụy gây ảnh hưởng xấu lên các vấn đề
sức khỏe bao gồm tăng nguy cơ xuất hiện của những rối loạn trầm cảm, bệnh lý
mạn tính như cao huyết áp và tim mạch, giảm năng suất làm việc, giảm chất lượng
cuộc sống và làm tăng chi phí xã hội cả trực tiếp lẫn gián tiếp do tăng nhu cầu sử
dụng dịch vụ y tế xuất phát từ những lý do liên quan đến mất ngủ [11].

.


×