Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Trí tuệ nhân tạo và xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động hành chính nhà nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.15 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ XU HƯỚNG ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ </b>
<b>NHÂN TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC </b>


<b>Ở VIỆT NAM </b>


<i><b>Trương Thế Nguyễn – Phạm Vân Anh </b></i>
<i>(Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng) </i>


<b>Dẫn nhập </b>


Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang có xu hướng lan
tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới. Sự tác động của nó sẽ gây nên những ảnh hưởng
không nhỏ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội trên nhiều phương diện khác nhau
ở cả khu vực tư lẫn khu vực công. Khoa học, công nghệ tiên tiến là mấu chốt của
những tác động này thông qua sự xuất hiện và vận hành ngày càng phổ biến của hệ
thống dữ liệu lớn (Big Data), Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo
(Artificial Intelligence, sau đây viết tắt là: AI), rô bốt thông minh….v.v. Trong số
đó, sự phát triển và xu hướng ứng dụng AI vào đời sống là một vấn đề đang được
quan tâm rất nhiều ở các quốc gia. Nhưng có lẽ mối quan tâm này đang có chiều
hướng được tiếp cận đối với khu vực tư nhiều hơn là đối với khu vực cơng. Vì vậy,
việc nghiên cứu và làm rõ khả năng phát triển và ứng dụng AI vào hoạt động của
các cơ quan công quyền là điều rất cần thiết.


Bài viết này đề cập đến xu hướng phát triển của AI hiện nay và khả năng ứng
dụng chúng vào hoạt động của khu vực công ở Việt Nam, cụ thể là đối với hoạt động
hành chính nhà nước, qua đó, đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị có liên quan.


<b>1. Làn sóng trí tuệ nhân tạo và những tác động mang tính lan tỏa đến </b>
<b>nền hành chính nhà nước </b>


Thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” đang được nhắc đến khá nhiều ở Việt Nam thời


gian qua. AI là một trong số các yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số (một trong ba lĩnh
vực chính thuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 gồm: kỹ thuật số; vật lý; công nghệ
sinh học). Và hiện tại, chưa có định nghĩa thống nhất về AI mà tồn tại nhiều khái
niệm của nhiều tổ chức, cá nhân. Một vài khái niệm coi AI như một hệ thống máy
vi tính thể hiện hành vi thường địi hỏi trí thơng minh. Một vài khái niệm khác lại
xác định AI là một hệ thống có khả năng giải quyết hợp lý những vấn đề phức tạp
hoặc hành động thích hợp để đạt được mục đích trong các tình huống thực tế134<sub>. </sub>


Tuy nhiên, về “lai lịch” thật sự của thuật ngữ này, có nhiều ý kiến đã đồng
thuận cho rằng: thuật ngữ AI lần đầu tiên được đưa ra bởi John McCarthy năm 1956
tại hội thảo Darmouth ở Mỹ (hội thảo do John McCarthy và các cộng sự chủ trì và


134<sub> Đặng Thị Thu Hương, </sub><i><sub>Ứng dụng AI trong việc cung cấp dịch vụ công tại Hồng Kông</sub></i><sub>, </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đây cũng là hội thảo đầu tiên trên thế giới về chủ đề này). Sau một quá trình dài
theo đuổi về AI, năm 2007, John McCarthy đã đưa ra khái niệm riêng của mình AI:
“là khoa học và kỹ thuật sản xuất máy móc thông minh, đặc biệt là các chương trình
máy tính thơng minh. Nó liên quan đến việc sử dụng máy móc để hiểu trí tuệ của
con người, nhưng không giới hạn chỉ là những phương pháp mà chúng ta có thể
quan sát được một cách sinh học”135<sub>. </sub>


Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát, AI là sản phẩm của khoa học, kỹ
thuật ở trình độ tiên tiến, với những chương trình thơng minh, có thể cảm nhận, hiểu
biết và thực hiện nhiệm vụ giống như trí tuệ con người.


Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, những ý kiến bàn luận sôi nổi về
AI, nhưng đa phần các ý kiến đó đều là những dự đốn, nên cịn rất khó hình dung
được một cách đầy đủ về tốc độ, mức độ cũng như phạm vi phát triển của AI trong
thời gian tới sẽ ra sao. Dẫu vậy, từ những gì đã trải qua và đang tồn tại liên quan
đến AI, chúng ta hoàn toàn có thể có căn cứ để cho rằng AI sẽ có những tác động


một cách mạnh mẽ, sâu rộng và mang tính hệ thống đến đời sống kinh tế - xã hội
của con người, với những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực.


Dẫn chứng cho điều này, Giáo sư Klaus Schwab136<sub> đưa ra nhận xét: AI là </sub>
một trong những nhân tố sẽ tạo nên những <i>chuyển dịch sâu sắc137</i>, tác động mạnh
mẽ đế nhiều lĩnh vực. “AI có nhiều ưu thế trong việc so sánh các mơ hình và tự
động hóa các quy trình, khiến cho cơng nghệ đáp ứng được nhiều chức năng hơn
nữa trong các tổ chức lớn. Có thể thấy, AI có thể thay thế con người đảm nhiệm
được một loạt các chức năng khác nhau trong tương lai”138<sub>. Cụ thể hơn, những </sub>
tác động tích cực của AI mang lại cho đời sống xã hội có thể kể đến như: đưa ra
quyết định lý tính hơn; dựa vào dữ liệu, ít thiên vị; loại bỏ những hành vi “bồng
bột cảm tính”139<sub>...v.v. </sub>


Trên thực tế, AI đã được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở khu vực
tư lẫn khu vực công như: y học, an ninh, trật tự, quản lý giao thông công cộng... Từ
những lợi ích mang lại khi ứng dụng AI vào đời sống xã hội, một số quốc gia đã bắt
đầu có những chuẩn bị tích cực hơn nhằm dung hòa AI và ứng dụng AI vào cuộc
sống thường nhật. Đơn cử như: ở Nhật Bản, vào tháng 6 năm 2016, Chính phủ Nhật
Bản đã công bố “Chiến lược phát triển Nhật Bản 2017”, trong đó vạch ra kế hoạch


135<sub> PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa, </sub><i><sub>Cách mạng công nghiệp 4.0 vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và </sub></i>


<i>hội nhập quốc tế của Việt Nam</i>, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, HN, 2017, tr.96-97.


136<sub> Là người sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới. </sub>


137<sub> Có hơn 20 chuyển dịch mang tính sâu sắc nhất được chỉ ra trong “Báo cáo Chuyển dịch sâu sắc: Điểm </sub>


bùng phát và tác động của công nghệ đến xã hội” do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố vào năm 2015.
Trong đó, có 02 chuyển dịch có liên quan trực tiếp đến AI. Xin xem thêm Báo cáo này tại địa chỉ:




</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

xây dựng một xã hội siêu thông minh, được gọi là <i>Xã hội Nhật Bản 5.0</i>. Chiến lược
này bao gồm các kế hoạch chi tiết để hội nhập những công nghệ hiện đại như AI, rô
bốt, dữ liệu lớn…nhằm giải quyết tốt những vấn đề về kinh tế - xã hội của Nhật
Bản140<sub>. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác cũng đã xây dựng cho riêng mình những </sub>
chiến lược phát triển và ứng dụng AI trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như:
Mỹ, Trung Quốc, Hàn quốc…v.v.


Tuy nhiên, có một vấn đề cần phải được làm rõ và nhất quán, đó chính là với
xu hướng phát triển được xem như là tất yếu hiện nay, chúng ta cần phải tạo một
không gian cho AI tồn tại và phát triển ra sao? Đây thực sự là một câu hỏi khó? Khó
là vì chúng ta chưa tiên lượng được mức độ phát triển của AI một cách cụ thể.
Nhưng có lẽ, đây là câu hỏi cần thiết phải có câu trả lời một cách thực sự nghiêm
túc. Nói cách khác, con người cần phải vạch ra một ranh giới với những cột mốc rõ
ràng cho sự tồn tại và phát triển của AI, thiết lập các chính sách phát triển và kiểm
soát AI một cách tốt nhất có thể. Vì bên cạnh những ưu thế vượt trội, những lợi ích
to lớn mang lại, AI luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ, hệ lụy gây ảnh hưởng xấu,
thậm chí làm xáo trộn đến bình diện trật tự chung của xã hội. Đây là điều mà một số
nhà nghiên cứu về AI thật sự quan ngại.


Năm 2014, nhà khoa học Stephen Hawking tuyên bố sự phát triển toàn diện
của AI có thể gây khó khăn ngược lại cho nhân loại, bởi AI có thể “đạt tới mức độ
hình thành loại hình sống mới vượt trội hơn con người”141<sub>. </sub>


Sự phát triển thiếu kiểm soát đối với AI sẽ đồng nghĩa với xu hướng AI đối
trọng với con người trong tương lai. Vì vậy, để ngăn chặn khả năng đó trở thành
hiện thực, thì con người buộc phải kiểm sốt chặt chẽ quá trình phát triển của AI.
Trên cơ sở các tiêu chí về mức độ phát triển và hiện đại, AI có thể được phân thành
3 loại142<sub>: (i) ANI - có năng lực tính toán yếu, tập trung vào một lĩnh vực hẹp nhất </sub>


định; (ii) AGI - có năng lực xử lý tương đương với não của con người, và (iii) ASI -
trí thông minh nhân tạo cấp cao nhất, thông minh hơn tất cả những bộ não uyên bác
nhất ở mọi lĩnh vực.


Do đó, để hạn chế sự phát triển quá mức cần thiết của AI, thì chỉ nên phát
triển và ứng dụng những AI có mức độ thông minh vừa phải, cẩn trọng trong việc
phát triển những AI cao cấp thông qua việc thiết lập các nguyên tắc, cơ chế pháp lý,
đạo đức liên quan đến vấn đề sử dụng AI, rơ bốt143<sub>. Vì thế, chúng ta cũng nên tin </sub>


140<sub> PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa, </sub><i><sub>sđd</sub></i><sub>, tr.153. </sub>


141<sub> Thanh Phương, </sub><i><sub>AI len lỏi mọi ngóc ngách cuộc sống, liệu có đáng lo ngại?, </sub></i>




142<sub> Hà An, </sub><i><sub>AI dưới góc nhìn của những nhà nghiên cứu hàng đầu</sub></i><sub>. Xin xem thêm tại: Trang tin nội bộ của </sub>


Tập đoàn FPT, ngày 06/12/2018.


143<sub> Mới đây, Singapore là quốc gia đầu tiên ở Châu Á đã công bố việc thiết lập một khuôn khổ sử dụng AI </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

rằng không thể nào các quốc gia sẽ đứng nhìn AI phát triển một cách tồn
diện vượt mức kiểm soát, thống trị lại con người. Chúng ta không nên quá bi quan
về một thế giới có quá đông “cư dân” AI âm thầm tạo dựng nên những tập đoàn
chống lại con người. Điều quan trọng hơn là chúng ta nên có những sách lược phát
triển và ứng dụng AI thực tế hơn và hợp lý hơn trong một tầm kiểm soát có giới
hạn, đảm bảo an toàn144<sub>, phục vụ cho cuộc sống con người được tốt đẹp hơn. </sub>


Trở lại vấn đề ứng dụng AI vào hoạt động của cơ quan nhà nước, Giáo sư
Klaus Schwab cho rằng: AI sẽ giúp<i> “</i>tái cơ cấu bộ máy hành chính lỗi thời”145<sub>. Trên </sub>


thực tế, bộ máy hành chính luôn có xu hướng “già nua” so với nhu cầu giải quyết
các vấn đề thực tại của xã hội; đặc trưng cố hữu của bộ máy hành chính là cơ cấu tổ
chức đồ sộ, nhiều tầng nấc, đầu mối trung gian; các mối liên hệ công tác lại rất phức
tạp, đan xen nhiều lớp. Vì vậy, quá trình tổ chức và vận hành bộ máy hành chính
nhà nước luôn là một công việc rất khó khăn kể cả ở những quốc gia phát triển,
đang phát triển hay kém phát triển.


Trong xu thế phát triển của AI, nền hành chính nhà nước sẽ có nhiều cơ hội
để chuyển mình nhanh chóng. Xu hướng phát triển AI sẽ mang đến nhiều triển vọng
để các quốc gia tận dụng nhằm xây dựng và phát triển hệ thống chính phủ điện tử,
chính phủ số hiện đại, chuyên nghiệp hơn.


Điều này không những xuất phát bởi lý do cần thiết phải tái cấu trúc lại bộ
máy chính quyền đã dần lỗi thời mà còn xuất phát từ nhu cầu của xã hội ngày càng
một gia tăng. Dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, các mối quan hệ, tương tác trong
đời sống xã hội có chiều hướng được giao dịch và thực hiện với tốc độ nhanh
chóng, chính xác hơn. Còn trong mối quan hệ giữa nhà nước và cơng dân, thì dân
chúng ngày càng sẽ đặt lên vai các cơ quan công quyền những đòi hỏi “nặng” hơn
và “lớn” hơn về khả năng phản ứng trước những nhu cầu, nhất là những nhu cầu
thiết yếu của họ. Các nhà hoạch định và thực thi chính sách cũng như chính quyền
địa phương các cấp buộc phải thuyết phục, giữ vững niềm tin từ người dân của
mình và đảm bảo một cách chắc chắn rằng: bộ máy thực thi công vụ luôn phải đáp
ứng được một cách nhanh chóng nhất và có chất lượng nhất các yêu cầu đó từ phía


of-ai). Đối với rô bốt, tác giả Isaac Asimow đưa ra 03 nguyên tắc pháp lý có tính chất đạo đức như sau:
(1) Rô bốt không thể làm hại con người hoặc, bởi không hành động, để con người bị tổn hại; (2) Rô bốt
nhất thiết phải tuân thủ theo các mệnh lệnh của loài người trừ khi các mệnh lệnh đó mâu thuẫn với
nguyên tắc thứ nhất nói trên; (3) Rô bốt nhất thiết phải bảo vệ sự tồn tại của chính nó trong chừng mực
sự bảo vệ đó không xung đột với nguyên tắc thứ nhất và nguyên tắc thứ hai nói trên (Xin xem thêm:
PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS. Ngô Huy Cương (đồng chủ biên), <i>Cách mạng công nghiệp lần </i>



<i>thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với cải cách pháp luật Việt Nam</i>, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, HN,


2018, tr.26).


144<sub> Thực tế cho thấy AI vẫn có nguy cơ bị đánh lừa và có thể gây nên những hậu họa nghiêm trọng (Xin tham </sub>


khảo cụ thể về các nguy cơ này và các giải pháp đảm bảo an toàn trong ứng dụng AI: Nguyễn Anh Tuấn
(lược dịch), <i>Đảm bảo an toàn trong ứng dụng AI, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

người dân. Vì thế, phản ứng nhanh chóng, linh hoạt trong quản trị quốc gia, quản trị
địa phương, ứng phó với những sự kiện bất ngờ (quản trị sự thay đổi) là điều không
thể thiếu đối với các cơ quan công quyền trong môi trường của cuộc CMCN 4.0 và
AI là chìa khóa quan trọng để giúp nền công vụ có thể khẳng định và làm tốt vai trò
quản lý, điều hành, phục vụ và kiến tạo xã hội trong tương lai.


Những năm gần đây, đã có một số nơi bắt đầu ứng dụng AI vào hoạt động hành
chính nhà nước như: Mỹ, Đan Mạch, Dubai146<sub>, Hồng Kông…v.v; nổi bật nhất đó là </sub>
việc ứng dụng AI vào quy trình tư vấn, cung ứng các dịch vụ, hàng hóa công, quản lý
giao thông công cộng. Như ở Mỹ, Sở Nhập tịch và di trú Mỹ hiện nay đang sử dụng
một trợ lý ảo trực tuyến dựa trên công nghệ AI để trả lời các câu hỏi của công dân và
người nhập cư147<sub>. Hay như tại Hồng Kông, AI đã được ứng dụng trong việc cung ứng </sub>
các dịch vụ công của chính quyền. Cụ thể: “hệ thống AI được triển khai để hợp lý hóa
tồn bộ quy trình xử lý hồ sơ với sự hỗ trợ quyết định tự động bất cứ khi nào có thể.
Các mục tiêu chính của mô-đun AI là: (1) tự động đánh giá các trường hợp đơn giản,
(2) cung cấp hỗ trợ ra quyết định cho các trường hợp phức tạp và cần thêm thông tin để
xử lý, và (3) học tập các “thực hành hiện tại” từ con người”148<sub>. </sub>


Còn tại Dubai, AI được ứng dụng vào việc đánh giá mức độ hài lịng của


cơng dân đối với sự phục vụ của cơ quan nhà nước khi người dân đến thực hiện thủ
tục hành chính tại cơ quan công quyền thông qua việc nhận diện cảm xúc trên
khuôn mặt của người dân bằng một chương trình AI lắp đặt tại cửa ra vào.


Đặc biệt, còn có những nơi đang nghiên cứu về khả năng ứng dụng AI để
phòng chống tội phạm, thậm chí là phòng, chống tham nhũng149<sub>, rửa tiền</sub>150<sub>. (Không </sub>
những được ứng dụng đối với lĩnh vực hành chính nhà nước, AI còn được nghiên
cứu để tiếp cận với các lĩnh vực khác như tố tụng, thi hành án hình sự. Chẳng hạn:
đối với hoạt động truy tố, điều tra, AI giúp cho người có thẩm quyền điều tra xây
dựng các giả thuyết điều tra toàn diện hơn, khách quan hơn, các chi tiết nhỏ không
bị bỏ qua một cách vô ý hoặc cố ý do nhận định chủ quan hay tư duy kinh nghiệm
của người tiến hành tố tụng151<sub>). </sub>


Một số nhà nghiên cứu khác còn đưa ra những nhận định xa hơn khi việc


146<sub> Xem thêm: </sub><i><sub>Chương trình “Nền hành chính AI tại Dubai”</sub></i><sub>, phát trên kênh VTV24, ngày 14/12/2018. </sub>
147<sub> Linh Anh, </sub><i><sub>Trợ lý đắc lực của cơ quan công quyền</sub></i><sub>, </sub>




148<sub> Đặng Thị Thu Hương, </sub><i><sub>tlđd.</sub></i>


149<sub> Như ở Brazil, Ai Cập, Ấn độ…v.v (Xin xem thêm: Lê Hoàng Anh Tuấn, </sub><i><sub>Áp dụng AI trong cơng tác </sub></i>


<i>phịng, chống tham nhũng toàn cầu</i>,


150<sub> Trong năm 2018, Ủy ban Giám sát tài chính Hàn Quốc tuyên bố sẽ sử dụng công nghệ AI nhằm tự động </sub>


hóa một số hệ thống điều tra quốc gia trong công tác chống rửa tiền (Xin xem thêm: Nguyễn Hòa, <i>Hàn </i>


<i>Quốc quyết tâm trở thành cường quốc về AI</i>,
ngày 19/5/2018).


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

ứng dụng AI vào hoạt động hành chính nhà nước sẽ hướng đến việc hình thành nên
những “chính phủ trí tuệ nhân tạo”152<sub> (Chính phủ AI). Theo đó, “chính phủ AI, là </sub>
một chính phủ ứng dụng AI vào quản trị, điều hành, phát triển đất nước, AI hỗ trợ
việc ra quyết định của chính phủ ở các cấp, AI hỗ trợ cung cấp dịch vụ cơng thơng
minh và tự động hố để phục vụ tốt cho cơng dân”153<sub>. Hình dung ở một mức độ tiên </sub>
tiến hơn, khi AI và rô bốt ngày càng hiện đại thì sẽ có thể dẫn đến sự xuất hiện của
những “công chức rô bốt” thay thế vào vị trí việc làm của những công chức như
hiện nay. Khả năng này không phải là viễn tưởng mà hoàn toàn có thể xảy ra.
Trường hợp rô bốt Sophia được Ả-rập Xê-út quyết định công nhận tư cách công dân
chính là một động thái cho thấy khả năng hiện hữu đó.


Như vậy, ứng dụng AI vào hoạt động hành chính nhà nước là một xu hướng
thực tế hiện nay. Tận dụng những ưu điểm ở một <i>mức độ phù hợp</i> của AI sẽ giúp bộ
máy hành chính ngày càng cải thiện hơn chất lượng tổ chức và hoạt động của mình.


<b>2. Xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động hành chính nhà </b>
<b>nước ở Việt Nam </b>


Thời gian qua, Việt Nam là một trong những quốc gia đã có rất nhiều mặt
tiến bộ trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật trong hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội. Đáng lưu ý là nền hành chính nhà nước cũng đã có những
chuyển biến rất tích cực nhờ áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật ngày càng hiện
đại hơn. Nghị quyết 36a/NQ-CP154<sub> của Chính phủ đã đề ra mục tiêu: “Đẩy mạnh </sub>
phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ
quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí
của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc. Công khai,
minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng”. Gần đây,


các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng đã rất lưu tâm
đến vấn đề xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, xây dựng nền kinh tế số đón
đầu và không bỏ lỡ chuyến tàu của cuộc CMCN 4.0155<sub>. </sub>


GS. Jason Furman (thuộc Đại học Harvard, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh
tế cho Tổng thống Mỹ Barack Obama; người chủ trì Chiến lược Kinh tế AI Hoa
Kỳ) cũng đã đưa ra gợi ý là Việt Nam nên nghiên cứu xây dựng và phát triển Chính


152<sub> Khái niệm “Chính phủ AI” được đưa ra bởi nhóm tác giả gồm: Michael Dukakis, Nguyễn Anh Tuấn, </sub>


Thomas Patterson, Nazli Choucri.


<i>153<sub> Bảo Trung, Chính phủ AI sẽ tạo ra bước ngoặt lớn cho Việt Nam, </sub></i>
<i> </i>


154<sub> Chính phủ đang chuẩn bị ban hành một Nghị quyết mới về Chính phủ điện tử. </sub>


155<sub> Nghị quyết Số: 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

phủ AI và “Văn hóa thời đại AI”. Đó là xây dựng một đất nước ứng dụng toàn diện
thành quả AI vào quản trị, điều hành, phát triển đất nước, hỗ trợ việc ra quyết định
cho tất cả các chức năng của các lĩnh vực công chính yếu156<sub>. </sub>


Các vấn đề liên quan đến phát triển và ứng dụng AI cũng đã được dần khởi
phát. Đơn cử như: cuối năm 2018, “Kế hoạch triển khai nghiên cứu và phát triển AI
ở Việt Nam đến năm 2025” đã chính thức được ban hành (do bộ Khoa học và Cơng
nghệ chủ trì). Dự thảo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử của Việt Nam (Dự thảo
lần 2 - phiên bản 2.0) cũng đã nhắc đến việc ứng dụng điện toán đám mây, dữ liệu
lớn, AI, IoT vào hoạt động của cơ quan hành chính cũng như thiết lập hệ thống dịch
vụ dữ liệu lớn, AI, IoT phục vụ phát triển đô thị thông minh. Hay như Luật An ninh


mạng (Luật số 24/2018/QH14) cũng đã xác định hệ thống AI là một bộ phận của cơ
sở hạ tầng không gian mạng quốc gia…v.v.


Đối với các bộ, ngành, vấn đề ứng dụng AI vào công tác chuyên môn
cũng đã rất được quan tâm. Đơn cử như: theo Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày
09-3-2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính cũng đã đề ra nhiệm vụ: cung cấp
các chương trình chăm sóc khách hàng, tư vấn thủ tục hành chính tự động, triển
khai giải pháp AI và chuỗi khối, trợ lý ảo hỗ trợ đối với các thủ tục như: thuế,
hải quan, kho bạc.


Ở cấp địa phương, thành phố Hà Nội đã có kế hoạch sẽ dành 3.000 tỷ đồng
để xây dựng thành phố thông minh và đặc biệt, trong thời gian tới Thủ đô sẽ ứng
dụng AI trong giải đáp, hướng dẫn công dân, doanh nghiệp về dịch vụ hành chính
công157<sub>. Hay như, thành phố Đà Nẵng cũng đã xúc tiến chương trình xây dựng </sub>
thành phố thông minh. Theo đó, thành phố cũng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu hiện đại,
phát triển và ứng dụng AI vào các hoạt động của chính quyền.


Qua đây, có thể thấy rằng, sách lược phát triển và ứng dụng AI là rất có triển
vọng và ngày càng được định hình rõ nét hơn ở Việt Nam. AI sẽ giúp hệ thống hành
chính thực hiện tốt chức năng quản lý, điều hành và phục vụ trên nhiều phương diện
của nền hành chính nhà nước. Đơn cử như: đối với việc ban hành văn bản pháp luật:
AI sẽ hỗ trợ việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật tránh sự mâu thuẫn,
chồng chéo, đảm bảo tính thống nhất hơn, chặt chẽ hơn. Hay AI cũng có thể kết
hợp, hỗ trợ ở một số vị trí công tác của công chức nhằm nâng cao chất lượng cung
ứng các dịch vụ công; đảm nhiệm một số cơng tác văn phịng…; hoặc AI cũng có
thể ứng dụng trong việc quản lý và khai thác tài ngun, bảo vệ mơi trường dựa trên
q trình phân tích các nguồn dữ liệu một cách khách quan, chính xác hơn…v.v.


156<sub> Trần Nam, </sub><i><sub>Xây dựng Chính phủ AI: Tạo đột phá trong phát triển</sub></i><sub>, </sub>





157<sub> Phú Khánh, </sub><i><sub>Hà Nội ứng dụng AI trong dịch vụ hành chính c</sub></i><sub>ơng, </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>3. Những vấn đề đặt ra trước xu hướng phát triển và ứng dụng AI vào </b>
<b>hoạt động hành chính nhà nước ở Việt Nam </b>


<i><b>Thứ nhất, </b></i>về thể chế, chính sách. Thể chế, chính sách về phát triển AI nói
chung và ứng dụng AI trong hoạt động hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay
nói riêng chưa được tiếp cận một cách đầy đủ. Bởi thể chế, chính sách có liên quan
đến AI là vấn đề còn khá mới mẻ; do vậy mà chính sách, pháp luật về ứng dụng AI
trong hoạt động hành chính lại càng mới mẻ hơn. Chính vì lẽ đó, vấn đề hoạch định,
xây dựng chính sách, pháp luật về phát triển AI và ứng dụng AI trong hoạt động
hành chính nhà nước sẽ đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với các nhà hoạch
định chính sách, các nhà làm luật cũng như các địa phương trong thời gian tới.
Chẳng hạn, trong tương lai, một vấn đề đặt ra cần phải được quy định một cách
tường minh là mức độ ứng dụng AI vào hoạt động quản lý của các cơ quan công
quyền. Bởi sẽ dễ xuất hiện khả năng lạm dụng AI trong quá trình quản lý của các cơ
quan hành chính. Và điều này có thể gây ảnh hướng ít nhiều đến quyền con người,
quyền công dân, đơn cử như quyền riêng tư.


Nhiều vấn đề cụ thể phức tạp khác sẽ tiếp tục đặt ra trong tương lai như: vai
trò chủ thể liên quan đến AI sẽ như thế nào, khi các chương trình AI được vận hành
thông qua những loại rô bốt thông minh? tính chất pháp lý, đạo đức được xác định
ra sao? các vấn đề này nếu không được phân định một cách rõ ràng sẽ khó xác định
rạch ròi, tường minh trách nhiệm liên quan đến AI trong thực thi công vụ. Giả sử
trong quá trình cung ứng các dịch vụ công cho công chúng, nếu AI mắc lỗi, hiểu
nhầm dẫn đến kết quả tư vấn, hành động sai, gây hậu quả thiệt hại đến công dân, tổ
chức hay chính cơ quan hành chính nhà nước thì trách nhiệm sẽ được xác định như
thế nào? trách nhiệm này có được xác định là của của cơ quan, đơn vị, công chức


vận hành, hay đó là trách nhiệm phải bảo đảm về chất lượng sản phẩm của nhà sản
xuất hoặc đó phải là trách nhiệm hoàn toàn của chính rô bốt thông minh (trường
hợp nếu xem rô bốt là một chủ thể khi được ứng dụng các chương trình AI vượt trội
so với trí tuệ con người). Vì vậy, vấn đề xác định về mức độ ứng dụng, tư cách chủ
thể, trách nhiệm liên quan đến AI là một vấn đề rất lớn đặt ra cần phải có câu trả lời
thỏa đáng trong thời gian tới khi ứng dụng AI vào hoạt động hành chính nhà nước.


<i><b>Thứ hai, </b></i>về năng lực đầu tư công nghệ<i><b>. </b></i>Nếu hạ tầng công nghệ kém phát
triển thì khơng thể có một chính phủ số hay chính phủ ứng dụng tốt AI. Vì vậy,
muốn ứng dụng AI vào hoạt động hành chính thì hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan
hành chính nhà nước phải được tập trung một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, đây sẽ là
một trở ngại lớn đối với Việt Nam. Vì hiện nay, hạ tầng kỹ thuật về công nghệ của
nền hành chính Việt Nam vẫn chưa được phát triển một cách đồng bộ, toàn diện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thế giới (giảm 16 bậc so với năm 2012) và đứng thứ 5 trong khối ASEAN sau
Singapore, Malaysia, Brunei và Philippines. Chỉ số về cung cấp dịch vụ công trực
tuyến của Việt Nam được đánh giá thấp, chỉ đạt 0,41 điểm (thang điểm 1), trong khi
đó của Singapore là 0,992 điểm và Malaysia là 0,677 điểm; chỉ số về hạ tầng viễn
thông của Việt Nam đạt 0,38 điểm, trong khi đó của Singapore là 0,879 điểm và
Malaysia là 0,446 điểm158<sub>…v.v. </sub>


Qua những số liệu trên, có thể thấy rằng, mặc dù có những bước tiến đáng
trân trọng thời gian qua, nhưng hạ tầng công nghệ thông tin ở Việt Nam vẫn còn
nhiều nút thắt cần phải tháo gỡ một cách nhanh chóng hơn nữa trong thời gian tới.


<i>Thứ ba, </i>về đội ngũ công chức<i>. </i>Chất lượng đội ngũ công chức là một trong
những yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công của quá trình ứng dụng
AI vào hoạt động hành chính nhà nước. Tuy nhiên, một bộ phận công chức ở nước
ta hiện nay vẫn chưa theo kịp xu thế phát triển của khoa học, công nghệ trong môi
trường mới với những hạn chế về công nghệ thông tin cả về số lượng và kỹ năng sử


dụng. Đơn cử như: hiện nay chúng ta đang trong tình trạng thiếu hụt nhân lực chất
lượng cao về công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước, thiếu
thốn đội ngũ chuyên gia về AI nói chung và chuyên gia trong việc ứng dụng công
nghệ AI vào hoạt động công vụ. Sự thiếu hụt này sẽ đặt ra nhiều cản trở về năng lực
hoạch định và thực thi chính sách ứng dụng AI trong hoạt động hành chính.


Song song với điều đó, trong tương lai, vấn đề lao động, việc làm trong cơ
quan hành chính nhà nước sẽ có nhiều biến đổi. Việc ứng dụng AI vào nền hành
chính sẽ tác động đến các mối quan hệ lao động, việc làm ở nhiều mức độ khác
nhau, ứng với từng vị trí việc làm riêng biệt mà AI có thể hoặc không thể thay thế
công chức hay ở những vị trí cần phải có sự kết hợp giữa AI và công chức; kéo theo
đó, tình hình tinh giản biên chế sẽ lại khó khăn và phức tạp hơn…v.v.


<i>Thứ tư, </i>về nguy cơ tin tặc, tội phạm công nghệ cao. CMCN 4.0 mang đến rất
nhiều cơ hội cho các quốc gia nhưng ẩn mình đó là những thách thức không nhỏ,
trong đó có vấn đề an tồn thơng tin, an ninh mạng. Khoa học kỹ thuật về AI phát
triển trên một tầm cao mới kéo theo là những nguy cơ phát sinh cần phải giải quyết,
đối mặt. Trong số đó, tội phạm công nghệ cao luôn là một nguy cơ tiềm ẩn đối với
các quốc gia trong tình hình mới và Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Nếu
tội phạm công nghệ cao tấn công vào hệ thống AI, vào hệ thống dữ liệu trong các
cơ quan nhà nước thì những hậu quả sẽ khôn lường so với việc tấn công vào hệ
thống máy tính như hiện nay.


<b>4. Một số kiến nghị </b>


<i><b>Một là, </b></i>đổi mới tư duy và nâng cao nhận thức về những tác động của AI đến


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

nền hành chính nhà nước<i><b>. </b></i>Muốn nâng cao năng lực quản trị khu vực công trong bối
cảnh mới, thì trước tiên cần phải có tư duy hệ thống, chiến lược về xây dựng và
phát triển nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, phát triển vượt bậc trong thời kỳ


của cuộc CMCN 4.0 mà then chốt là việc ứng dụng AI vào hoạt động hành chính
nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số. Chỉ có chính phủ điện tử,
chính phủ số phát triển một cách mạnh mẽ, bắt kịp xu thế phát triển chung thì mới
có thể giúp nền hành chính nhanh chóng chuyển sang một thời kỳ hưng thịnh mới,
phục vụ người dân ngày một tốt hơn. Điều đó, buộc phải đổi mới tư duy lãnh đạo,
quản lý, nâng cao nhận thức về những thay đổi của hoạt động hành chính nhà nước
trong môi trường của cuộc CMCN 4.0.


<i><b>Hai là, </b></i>xây dựng thể chế, chính sách về phát triển và ứng dụng AI vào hoạt
động hành chính nhà nước. Thể chế, chính sách về phát triển và ứng dụng AI trong
hoạt động hành chính nhà nước phải được quan tâm, nghiên cứu một cách tích cực
và mạnh mẽ ngay từ bây giờ, để tránh những bỡ ngỡ, lỡ nhịp trong thời gian tới159<sub>. </sub>
Việc hoạch định và thực thi chính sách về AI phải được bảo đảm trong một khơng
gian an tồn, nhằm tránh những nguy cơ thất bại. Chính sách phải có được sự tham
gia của nhiều phía, nhiều chủ thể khác nhau. Đồng thời, cũng rất cần phải thực hiện
tốt công tác truyền thông chính sách và nâng cao năng lực tiếp nhận chính sách về
phát triển và ứng dụng AI dành cho công chúng. Đây là một nội dung rất quan
trọng, vì nếu chỉ quan tâm đến năng lực hoạch định, thực thi chính sách từ phía cơ
quan nhà nước mà ít quan tâm đến năng lực tiếp nhận của cơng chúng thì khả năng
thành công của chính sách là rất thấp.


Bên cạnh đó, nhà nước cần phải thay đổi về cách thức tiếp cận trong việc xây
dựng và ban hành luật lệ của mình. Về vấn đề này, Giáo sư Klaus Schwab cho rằng:
“Chính phủ buộc sẽ thay đổi cách tiếp cận khi thiết lập, sửa đổi và thực thi luật lệ.
Trước đây, các nhà hoạch định chính sách có đủ thời gian để nghiên cứu một vấn đề
cụ thể, sau đó hình thành phản ứng cần thiết hoặc khung khổ pháp lý thích hợp.
Tồn bộ q trình có xu hướng diễn ra tuyến tính và cơ học, theo cách tiếp cận cứng
nhắc từ trên xuống. Vì nhiều lý do, cách tiếp cận này khơng cịn khả thi nữa”160<sub>. </sub>


Vì vậy, chính sách, pháp luật về phát triển AI nói chung và ứng dụng AI


trong hoạt động hành chính nhà nước buộc phải xác định rõ những cơ hội và thách
thức trong việc phát triển và ứng dụng AI theo một khuôn khổ linh động phù hợp;
xác định những kỳ vọng ở mức vừa phải, không quá xa vời so với thực tế, với điều
kiện thực tiễn ở Việt Nam. Nói cách khác, việc hoạch định, xây dựng chính sách,


159<sub> Ở Việt Nam, gần đây đã có một số nghiên cứu đề cập về vấn đề cải cách pháp luật trong bối cảnh cuộc </sub>


CMCN 4.0 nói chung và các vấn đề pháp lý liên quan đến AI nói riêng. Nhưng nổi bật nhất có thể kể
đến là các bài viết trong sách chuyên khảo “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra
đối với cải cách pháp luật ở Việt Nam”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

pháp luật phải có tính linh hoạt, mềm dẻo, co dãn, linh động và đúng thời điểm thì
mới có thể phát huy hiệu lực, hiệu quả như mong muốn.


Thể chế, chính sách phải có mức độ tương thích với quy mô phát triển, ứng
dụng AI cả trước mắt và lâu dài. Khuôn phép ứng dụng AI phải được cân nhắc ở
một mức độ phù hợp, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người, cơng dân.
Cịn trong nội bộ cơ quan hành chính thì các quy chuẩn ứng dụng AI cần phải tạo
lập được môi trường cân bằng giữa AI và đội ngũ cán bộ, công chức tương ứng với
nhu cầu công việc đặt ra; làm sao mức độ ứng dụng AI không bị thiếu hụt trước xu
thế phát triển cũng không nên bị lạm dụng quá mức. Điều này sẽ phụ thuộc rất lớn
vào năng lực quản trị theo bối cảnh, năng lực thích nghi trong môi trường mới của
các nhà hành chính.


Một vấn đề trọng tâm khác là cần xác định rõ tư cách chủ thể, trách nhiệm
liên quan đến AI (nhất là trong trường hợp sử dụng AI để phát triển rô bốt thông
minh, ứng dụng vào công việc thực tế trong cơ quan nhà nước). Đối với vấn đề
phức tạp này, nhiều tác giả cho rằng, cần phải có cơ chế công nhận tư cách chủ thể
của rô bốt thông minh dựa trên việc phân loại rô bốt. Đơn cử như những loại rơ bốt
được sản xuất với chương trình AI thơng minh như con người thì cần cân nhắc đến


cơ chế pháp lý xem rô bốt như là chủ thể. Những loại AI, rô bốt thông minh bậc
thấp thì chỉ xem như là những tài sản thông thường. Tuy nhiên, nếu xem rô bốt
thơng minh với các chương trình AI tiên tiến, có tư cách như là một chủ thể pháp
luật, thì theo chúng tơi đây là vấn đề rất đáng lo ngại về mặt đạo đức, pháp lý như
đã đề cập, nó có thể ảnh hưởng khá nghiêm trọng, gây ra những xáo trộn, đảo lộn
các giá trị về quyền con người, quyền công dân, tạo nên những nghịch lý rất rõ ràng
về mối quan hệ giữa quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong xã hội nói chung và hoạt
động hành chính nhà nước nói riêng.


Do vậy, trong tương lai gần, nên hạn chế đến mức tối đa việc công nhận tư
cách như là một chủ thể pháp luật đối với rô bốt thông minh, không nên trao cho rô
bốt thông minh quyền công dân như một con người. Tương tự như vậy, trong nền
hành chính nhà nước nếu có sự xuất hiện của những “cơng chức rơ bốt”, thì những
“công chức rô bốt” này cũng chỉ nên được xem là những công cụ hiện đại mang
tính phục vụ, hỗ trợ đơn thuần chứ không nên được xem là một chủ thể ngang bằng
như một công chức thực thụ. Nếu AI, rô bốt thơng minh có sai sót, gây hậu quả thì
các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm với vai trị là chủ thể (nếu khơng chứng
minh được lỗi của nhà sản xuất).


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<i>Ba là</i>, nâng cao năng lực nghiên cứu, đầu tư ứng dụng AI vào hoạt động
hành chính nhà nước. Để có thể hịa mình vào làn sóng phát triển của AI, các cơ
quan hành chính nhà nước ở trung ương lẫn địa phương cần đẩy nhanh việc nghiên
cứu, ứng dụng, làm chủ và tạo ra các sản phẩm AI có chất lượng. Quan tâm và ứng
dụng mạnh mẽ hơn các trang thiết bị, hạ tầng, cơ sở dữ liệu hiện đại, tiên tiến. Đảm
bảo các cơ quan hành chính nhà nước có đầy đủ năng lực hơn trong việc ứng dụng
AI vào hoạt động hành chính nhà nước. Chẳng hạn: ngay từ bây giờ, các cơ quan,
đơn vị, địa phương nên dành sự quan tâm, phối hợp với các trường đại học, viện
nghiên cứu, các doanh nghiệp để tập trung đầu tư, hỗ trợ tích cực các Dự án về phát
triển hệ thống dữ liệu và các Dự án nghiên cứu, ứng dụng thử nghiệm AI vào hoạt
động hành chính nhà nước; tạo cơ chế thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp khởi


nghiệp về AI; thúc đẩy hợp tác công - tư, xây dựng thị trường AI lớn mạnh.


<i>Bốn là, </i>xây dựng năng lực quản trị linh hoạt161<sub> trong việc đảm bảo an ninh </sub>
mạng. Để có thể phát huy được hiệu quả của việc ứng dụng AI vào hoạt động
hành chính nhà nước một cách đúng hướng, đòi hỏi các cơ quan hành chính phải
thiết lập và vận hành tốt năng lực quản trị linh hoạt, chủ động ứng phó với
những biến động, những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Bởi hơn lúc nào hết,
khả năng phát triển của tội phạm công nghệ cao trong môi trường mới luôn tiềm
ẩn những nguy cơ lớn đối với hoạt động hành chính nhà nước, nhất là nguy cơ
tấn công vào các trung tâm dữ liệu.


<i><b>Năm là, </b></i>phát triển nhân lực AI và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.
Khi ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nói chung và AI nói riêng vào
hoạt động của nền hành chính nhà nước, thì nghiễm nhiên vấn đề biên chế của khu
vực công sẽ có những chuyển dịch mang tính sâu sắc và toàn diện. Cán cân lao
động – việc làm, tinh giản biên chế và hiệu suất công việc là điều đầu tiên cần được
nhắc đến. Điều này buộc các cơ quan hành chính nhà nước phải thiết kế lại vị trí
việc làm trong khu vực công và giải quyết việc làm cho những công chức dôi dư
hoặc không thể đáp ứng được yêu cầu công việc trong mơi trường mới, có như thế
thì tình trạng biên chế “phình to” mới được khắc phục và thay vào đó là đội ngũ
công chức ngày càng chuyên nghiệp hơn, tinh gọn hơn nhưng hiệu suất công việc sẽ
cao hơn nhờ sự hỗ trợ đắc lực của AI, rô bốt…v.v.


Mặt khác, muốn có thể ứng dụng hiệu quả AI vào quá trình hoạt động của
các cơ quan nhà nước, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải có những chuyên gia về
công nghệ, kỹ thuật ở mức độ chuyên nghiệp. Đội ngũ này sẽ là lực lượng chủ chốt,
tiên phong trong việc xử lý và vận hành hệ thống. Do vậy, các cơ quan hành chính


161<sub> Quản trị linh hoạt tức là nhà quản lý phải tìm ra những cách để thích ứng liên tục với một môi trường mới. </sub>



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

nhà nước phải tập trung các giải pháp phát triển đội ngũ công chức chuyên gia về
công nghệ, kỹ thuật, chuyên sâu về AI, có kỹ năng giải quyết tốt các vấn đề phức
tạp, bất ngờ. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức cần nhanh chóng
chuẩn bị cho việc đưa nội dung AI vào giảng dạy trong các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng, phát triển kỹ năng về công nghệ thông tin cho đội ngũ công chức; có kế
hoạch rõ ràng và sát thực về phát triển đội ngũ công chức tài năng về AI; đối với
các trường đại học cần đầu tư đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao về AI đạt
trình độ khu vực và quốc tế, cung ứng nguồn nhân lực AI chất lượng cao cho các tổ
chức khu vực công.


<i>Sáu là,</i> tăng cường hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm của các nước về phát
triển và ứng dụng AI. Hợp tác quốc tế là một trong các giải pháp cần phải được ưu tiên
tiến hành trong việc ứng dụng AI vào hoạt động hành chính nhà nước. Đây là phương
thức giúp chúng ta có thể “đi tắt đón đầu” trong điều kiện khoa học, kỹ thuật, công
nghệ chưa có nhiều bước tiến vượt trội so với các quốc gia. Trước mắt, chúng ta có thể
học tập kinh nghiệm từ một số quốc gia162<sub> đã có chiến lược phát triển và ứng dụng AI </sub>
mang lại hiệu quả tốt, từ đó vận dụng hợp lý vào điều kiện thực tế của Việt Nam.
Những kinh nghiệm và bài học trong việc phát triển AI và ứng dụng AI sẽ giúp chúng
ta có những bước đi nhanh chóng nhưng vững chắc và hợp lý hơn trong vấn đề phát
triển và ứng dụng AI trong hoạt động hành chính nhà nước ở Việt Nam.


<b>4. Thay lời kết </b>


Phát triển và ứng dụng AI đang là xu hướng chung ở nhiều quốc gia trên thế
giới trước bối cảnh của cuộc CMCN 4.0. Trong xu thế đó, Việt Nam cần tranh thủ
những cơ hội và vượt qua những thách thức để có thể ứng dụng những thành tựu
tiên tiến của AI vào hoạt động hành chính nhà nước, ở một mức độ vừa phải. Từ đó,
xây dựng nền hành chính ngày càng hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế./.



<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
<b>Tiếng việt </b>


1. Vân Anh - Phùng Sơn, <i>Mơ hình “Hành chính nụ cười” tại UAE</i>,




2. PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS. Ngô Huy Cương (đồng chủ biên),


<i>Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với cải cách </i>
<i>pháp luật Việt Nam</i>, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, HN, 2018.


162<sub> Có thể kể đến như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia…v.v. Estonia cũng là điển hình sinh động </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

3. Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, <i>Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày </i>
<i>09-3-2018 về triển khai ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài </i>
<i>chính - ngân sách. </i>


4. Bộ Khoa học và Công nghệ, <i>Kế hoạch triển khai nghiên cứu và phát triển </i>
<i>AI ở Việt Nam đến năm 2025. </i>


5. Chương trình: “<i>Nền hành chính AI tại Dubai</i>”, phát trên kênh VTV24, ngày


14/12/2018.


6. Cục Thông tin khoa học, công nghệ Quốc gia,<i> Bản tin thị trường Khao học </i>
<i>và Công nghệ, số 6/2018: Khái niệm về Chính phủ trí tuệ nhân tạo AI – </i>
<i>Government</i>.



7. Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, <i>Chuẩn bị cho tương lai </i>
<i>của AI</i> (xin xem thêm tại:





8. <i>Dự thảo (lần 1) Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản </i>
<i>2.0)</i>, HN, 2018.


9. Klaus Schwab, <i>Cách mạng công nghiệp lần thứ tư</i>, Nxb Chính trị Quốc gia,
HN, 2018.


10. Vũ Duy Hiếu,<i> Ứng dụng AI trong tư vấn và trả kết quả thủ tục hành chính, </i>


.


11. Đặng Thị Thu Hương, <i>Ứng dụng AI trong việc cung cấp dịch vụ công tại </i>


<i>Hồng Kông</i>,
ngày 11/12/2018


12. PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa, <i>Cách mạng công nghiệp 4.0 vấn đề đặt ra cho </i>


<i>phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam</i>, Nxb Chính trị
Quốc gia Sự thật, HN, 2017.


13. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, <i>Cách mạng công nghiệp lần thứ tư </i>


<i>thời cơ và thách thức đối với Việt Nam</i>, NXb Lý luận Chính trị, HN, 2017.



14. Tạ Nguyên, <i>Khai mở “mỏ vàng” ứng dụng AI</i>,
/>


hoc-cong-nghe/khai-mo-mo-vang-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-20181221151805409.htm


15. Trương Thế Nguyễn, Nguyễn Văn Lĩnh, <i>Cung ứng dịch vụ công trực tuyến </i>
<i>ở Việt Nam trước bối cảnh cuộc CMCN 4.0 – những thách thức đặt ra và </i>
<i>một số khuyến nghị</i>, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế: CMCN 4.0 với
quản trị nhà nước, HN, 2017.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

17. Sở Khoa học và cơng nghệ Tp. Hồ Chí Minh, <i>Báo cáo phân tích xu hướng </i>


<i>công nghệ chuyên đề: Xu hướng nghiên cứu và ứng dụng AI, dữ liệu lớn và </i>
<i>mạng lưới kết nối vạn vật trong thành phố thông minh, Tp.HCM, 06.2018.</i>


18. Thủ tướng Chính phủ, <i>Chỉ thị 16/CT</i>-<i>TTg ngày 04/5/2017</i> <i>về tăng cường </i>
<i>năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.</i>


19. GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy và cộng sự, <i>AI trong thời đại số: Bối cảnh thế </i>
<i>giới và liên hệ với Việt Nam</i>, Tạp chí Công thương, ngày 21/8/2018.


20. GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy và cộng sự, <i>Góp bàn về chiến lược phát triển </i>


<i>AI của Việt Nam</i>, Tạp chí Khoa học và công nghệ Việt Nam, số 11/2018.
21. Anh Thư, <i>Singapore thiết lập khung pháp lý đạo đức khi sử dụng AI</i>,



ngày 25/01/2019.


22. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, <i>Mức độ sẵn sàng tham gia </i>
<i>Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam: so sánh với trường hợp Trung </i>


<i>Quốc</i>, HN, 2018.


<b>Tiếng Anh </b>


23. Christian Bason - Kris Broekaert, <i>Here are 4 tips for governing by design in </i>
<i>the Fourth Industrial Revolution</i>,





24. Klaus Schwab, <i>The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to </i>
<i>respond</i>,


25. Mauricio Zuazua - Rudolph Lohmeyer, <i>Governments must become as agile as </i>
<i>startups. Here’s what they need to do</i>,





26. <i>Unlocking Public Sector Artificial Intelligence</i>,



/>


27. World Economic Forum, <i>Deep Shift: Technology Tipping Points and </i>
<i>Societal Impact,</i>


</div>

<!--links-->
<a href=' /><a href=' /><a href=' /><a href=' /> Phân công nhiệm vụ Phục vụ thi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý Nhà nước quận Hồng bàng lần 2
  • 2
  • 911
  • 1
  • ×