Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn nước dựa vào kiến thức bản địa của người ba na, trường hợp xã đak sơmei và hnol, huyện đak đoa, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.87 MB, 169 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐỊA LÝ
----------

CHÂU THỊ THU THỦY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC
DỰA VÀO KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI
BA NA, TRƯỜNG HỢP XÃ ĐAK SƠMEI
VÀ HNOL, HUYỆN ĐAK ĐOA, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐỊA LÝ
----------

CHÂU THỊ THU THỦY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG


VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC
DỰA VÀO KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI
BA NA, TRƯỜNG HỢP XÃ ĐAK SƠMEI
VÀ HNOL, HUYỆN ĐAK ĐOA, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 60 85 15

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ ÚT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Kết quả trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.

Tác giả

Châu Thị Thu Thủy


iii

LỜI CẢM ƠN
Xin gởi lời biết ơn đến Gia đình, Nhà trường, Đồng nghiệp, Bạn bè và rất nhiều người

khác nữa đã luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
Con xin cảm ơn Ba Má, các Anh Chị đã luôn hỗ trợ và động viên về mặt tinh thần để
con yên tâm học tập suốt thời gian qua.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Tp.HCM, Ban chủ nhiệm Khoa Địa lý, Phịng Sau Đại học, Q Thầy Cơ đã giảng
dạy lớp SD&BV TNMT khóa 2010-2012, Q Thầy Cơ và Đồng nghiệp Khoa Địa lý đã tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi học tập tại Nhà trường.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng tri ân sâu sắc đến TS. Trần Thị Út – Cán bộ đã hướng dẫn tơi
rất nhiệt tình, đầy trách nhiệm trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn.
Cảm ơn Thầy Nguyễn Thanh Hải đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho tơi phân tích
mẫu nước tại Phịng Thí nghiệm Mơi trường – Trường ĐHKHXH&NV
Tơi cũng xin gởi lời biết ơn đến các bạn cùng khóa đã ln giúp đỡ và chia sẻ kinh
nghiệm trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Cảm ơn các anh chị là cán bộ
của UBND huyện Đak Đoa, UBND xã Đak Sơmei và Hnol đã cung cấp các thông tin liên
quan đến đề tài. Cảm ơn các bạn Bích Liên, Như Anh, Đại Dũng đã nhiệt tình giúp tơi trong
q trình thực địa, phỏng vấn nhóm tại thơn, làng.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Châu Thị Thu Thủy


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt


Nội dung

1

TN&MT

2

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

3

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

4

PRA

5

UBND

Ủy ban nhân dân

6


HĐND

Hội đồng nhân dân

7

SWOT

Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức

8

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

9

DS - KHHGĐ

10

THCS

Trung học cơ sở

11

THPT


Trung học phổ thông

12

BHYT

Bảo hiểm y tế

Tài nguyên và Môi trường

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình


v

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 3
2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 3
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 4
3.1. Về nội dung ............................................................................................................... 4
3.2. Về thời gian ............................................................................................................... 4
3.3. Về không gian ............................................................................................................ 4
3.4. Về góc độ nghiên cứu ................................................................................................ 4
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 4

5. TẦM QUAN TRỌNG VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................... 4
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 5
6.1. Phần mở đầu .............................................................................................................. 5
6.2. Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................... 5
6.3. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5
6.4. Chương 3: Tổng quan khu vực và dân số nghiên cứu ................................................. 5
6.5. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................... 6
6.6. Chương 5: Đề xuất giải pháp và kiến nghị .................................................................. 6
6.7. Kết luận ..................................................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU............................................................................... 7
1.1.Tri thức bản địa và những vấn đề liên quan ................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm tri thức bản địa .................................................................................. 7
1.1.2. Tầm quan trọng khi nghiên cứu tri thức bản địa trong các giai đoạn phát triển
thôn, làng của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam.......................................... 8
1.1.3. Thực trạng nghiên cứu và vận dụng tri thức bản địa trong sử dụng và quản lý
nguồn nước của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ...................................... 11
1.1.3.1. Vận dụng tri thức bản địa về nước trong việc lựa chọn nơi cư trú .............. 11
1.1.3.2. Vận dụng tri thức bản địa về nước trong việc dự đoán thiên nhiên ............. 12
1.1.3.3. Các luật tục, quy ước liên quan đến sử dụng và quản lý nguồn nước sinh
hoạt ....................................................................................................................... 12
1.1.4. Tri thức bản địa có nguy cơ ngày càng bị mai một và cách ứng phó .................. 14
1.2. Sử dụng và quản lý tài nguyên nước hướng đến sự phát triển bền vững .................... 16
1.2.1. Khái niệm về “Phát triển bền vững”.................................................................. 16
1.2.2. Các khái niệm liên quan đến sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên nước .......... 16
1.3. Chính sách của nhà nước về quản lý tài nguyên nước ............................................... 17
1.3.1. Cơ chế quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam ................................................... 17
1.3.2. Một số văn bản quy phạm pháp luật chính liên quan đến quản lý tài nguyên nước
.................................................................................................................................. 18
1.3.3. Đánh giá hệ thống luật pháp về quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam................ 21



vi

1.3.3.1. Tác động tích cực ...................................................................................... 21
1.3.3.2. Các tồn tại trong hệ thống chính sách ........................................................ 23
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 24
2.1. Địa bàn nghiên cứu .................................................................................................. 24
2.2. Khung nghiên cứu (Conceptial framework) .............................................................. 25
2.3. Phương pháp luận nghiên cứu .................................................................................. 26
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26
2.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu bản địa (Ethnographic research) ......................... 26
2.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử (Historic research) .................................. 26
2.3.1.3. Phương pháp nghiên cứu mô tả (Descriptive research) .............................. 26
2.3.1.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp – điển cứu (Case study) ................... 26
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................ 27
2.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp ......................................................................... 27
2.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp .......................................................................... 27
2.3.3. Phương pháp xử lí và phân tích thơng tin .......................................................... 31
2.3.3.1. Thơng tin thứ cấp ...................................................................................... 31
2.3.3.2. Thông tin sơ cấp ........................................................................................ 31
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC VÀ DÂN SỐ NGHIÊN CỨU .................... 33
3.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ............................................................................ 33
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Đak Đoa ............................................... 33
3.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 33
3.1.1.2. Địa hình – địa chất .................................................................................... 33
3.1.1.3. Khí hậu ..................................................................................................... 33
3.1.1.4. Chế độ thuỷ văn ........................................................................................ 34
3.1.1.5. Tài nguyên sinh vật ................................................................................... 35
3.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đak Đoa ......................................... 36

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển huyện Đak Đoa .................................... 36
3.1.2.2. Dân cư và nguồn lao động huyện Đak Đoa ................................................ 37
3.1.2.3. Hoạt động kinh tế huyện Đak Đoa ............................................................. 37
3.1.2.4. Giáo dục - Y tế - Văn hóa - Xã hội ............................................................ 38
3.1.2.5. Dân tộc – tôn giáo ..................................................................................... 38
3.1.3. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Hnol.............................................. 39
3.1.3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Hnol ................................................................. 39
3.1.3.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa, giáo dục – y tế xã Hnol .................................. 43
3.1.3.4. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường .............. 45
3.1.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Đak Sơmei .................................... 46
3.1.4.1. Điều kiện tự nhiên của xã Đak Sơmei ........................................................ 46
3.1.4.2. Đặc điểm dân số và nguồn lao động xã Đak Sơmei ................................... 48
3.1.4.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường ...................................... 50
3.2. Tổng quan về dân tộc Ba na ở Tây Nguyên .............................................................. 50
3.2.1. Sơ lược quá trình tộc người Ba na ..................................................................... 50
3.2.2. Địa bàn cư trú và tổ chức các đơn vị hành chính cấp cơ sở trong xã hội người Ba
na ............................................................................................................................... 52
3.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của dân tộc Ba na tại Tây Nguyên ............................. 53
3.2.4. Vài nét văn hóa truyền thống liên quan đến nguồn nước của dân tộc Ba na ....... 54


vii

3.2.4.1. Phong tục cúng “Giọt Nước” ..................................................................... 54
3.2.4.2. Tục lệ cúng cầu mưa ................................................................................. 55
3.3. Chính sách quản lý nguồn nước của chính quyền địa phương đối với nước sinh hoạt
người Ba na tại huyện Đak Đoa ...................................................................................... 56
3.3.1. Các Chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến việc sử dụng và quản lý nước sinh
hoạt của người Ba na huyện Đak Đoa ......................................................................... 56
3.3.2. Kết quả đạt được từ việc thực thi quản lý nguồn nước sinh hoạt của người Ba na

huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai theo lịch sử ................................................................... 57
3.3.2.1. Giai đoạn từ 1976 đến 2000....................................................................... 57
3.3.2.2. Giai đoạn từ 2000 đến 2010....................................................................... 58
3.3.2.3.Giai đoạn từ 2010 đến 2012 ....................................................................... 59
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................... 61
4.1. Đặc điểm nhân khẩu dân số nghiên cứu.................................................................... 61
4.1.1. Giới tính ........................................................................................................... 61
4.1.2. Độ tuổi ............................................................................................................. 62
4.1.3. Trình độ học vấn .............................................................................................. 63
4.1.4. Nghề nghiệp ..................................................................................................... 64
4.1.5. Hoạt động sản xuất kinh tế của người dân tộc Ba na tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia
Lai ............................................................................................................................. 65
4.1.6. Thu nhập bình quân/ tháng của dân số nghiên cứu ............................................ 67
4.1.7. Tơn giáo ........................................................................................................... 68
4.1.8. Quy mơ gia đình và quyền quyết định trong gia đình ........................................ 69
4.1.8.1. Quy mơ gia đình........................................................................................ 69
4.1.8.2. Quyền quyết định trong gia đình ............................................................... 70
4.1.8.3. Phân cơng lấy nước trong gia đình ............................................................ 70
4.2. Kiến thức bản địa về sử dụng và quản lý hệ thống nước sinh hoạt của người Ba na
huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai .......................................................................................... 71
4.2.1. Vai trò của nước đối với đời sống sinh hoạt người Ba na huyện Đak Đoa ......... 71
4.2.2. Lịch sử quá trình sử dụng và quản lý nguồn nước sinh hoạt của người Ba na
huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai ....................................................................................... 72
4.2.2.1. Các sự kiện chính tác động đến vấn đề sử dụng và quản lý nguồn nước của
người Ba na huyện Đak Đoa .................................................................................. 72
4.2.2.2. Mơ hình truyền thống về việc sử dụng hệ thống nước sinh hoạt của người Ba
na huyện Đak Đoa trước kia .................................................................................. 74
4.2.2.3. Mơ hình truyền thống về việc quản lý hệ thống nước sinh hoạt của người Ba
na huyện Đak Đoa trước kia .................................................................................. 77
4.2.3. Vấn đề sử dụng và quản lý nước sinh hoạt của người Ba na từ năm 2000 đến nay

.................................................................................................................................. 80
4.2.3.1. Các nguồn nước chính sử dụng trong sinh hoạt của người Ba na tại huyện
Đak Đoa hiện nay .................................................................................................. 80
4.2.3.2. Chất lượng nước sử dụng trong sinh hoạt của người Ba na huyện Đak Đoa
hiện nay ................................................................................................................. 81
4.2.3.3. Một số thói quen trong sử dụng nguồn nước của người Ba na tại huyện Đak
Đoa hiện nay .......................................................................................................... 84


viii

4.2.4. Vấn đề quản lý nước sinh hoạt của người Ba na từ năm 2000 cho đến nay ........ 86
4.2.4.1. Phương thức quản lý nguồn nước của nhà nước đối với người Ba na tại
huyện Đak Đoa ...................................................................................................... 86
4.2.4.2. Phương thức quản lý nguồn nước của cộng đồng Ba na dựa vào hệ thống tri
thức bản địa............................................................................................................ 88
4.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng và quản lý nguồn nước sinh hoạt của người
Ba na huyện Đak Đoa ..................................................................................................... 89
4.3.1. Thuận lợi trong việc sử dụng và quản lý nguồn nước sinh hoạt của người Ba na
huyện Đak Đoa .......................................................................................................... 89
4.3.2. Khó khăn trong việc sử dụng và quản lý nguồn nước sinh hoạt của người Ba na
huyện Đak Đoa .......................................................................................................... 89
4.3.2.1. Khó khăn trong việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt của người Ba na huyện
Đak Đoa ................................................................................................................. 90
4.3.2.2. Khó khăn trong việc quản lý nguồn nước sinh hoạt của người Ba na huyện
Đak Đoa ................................................................................................................. 96
4.3.3.Vấn đề bảo tồn những giá trị truyền thống về sử dụng và quản lý nước của người
Ba na hiện nay tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai ....................................................... 100
4.3.3.1. Hành vi duy trì sử dụng nước giọt là nguồn nước sinh hoạt chính từ trước
cho đến nay .......................................................................................................... 100

4.3.3.2. Các yếu tố làm thay đổi hành vi sử dụng và quản lý nguồn nước của người
Ba na tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai ................................................................. 101
4.4. Quyền lực, mức độ ảnh hưởng và vai trò của các bên liên quan đến hoạt động quản lý
nguồn nước sinh hoạt của người Ba na.......................................................................... 105
4.4.1. Quyền lực và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến hoạt động quản lý
nguồn nước sinh hoạt người Ba na tại huyện Đak Đoa ............................................. 105
4.4.2. Vai trò của các bên liên quan trong quản lý tài nguyên nước sinh hoạt tại huyện
Đak Đoa, tỉnh Gia Lai .............................................................................................. 106
4.4.2.1. Vai trò của UBND huyện Đak Đoa ......................................................... 106
4.4.2.2. Vai trò của UBND xã Đak Sơmei và Hnol .............................................. 106
4.4.2.3. Vai trò của Già làng, Trưởng thơn ........................................................... 107
4.4.2.4. Vai trị của y tế ........................................................................................ 107
4.4.2.5. Hiệu quả của truyền thông đại chúng trong việc sử dụng nước sinh hoạt
người Ba na ......................................................................................................... 108
4.4.2.6. Nhà thờ, tổ chức xã hội chi phối việc sử dụng nước sinh hoạt người Ba na
............................................................................................................................ 108
4.4.2.7. Vai trò của người Kinh đối với vấn đề sử dụng nước người Ba na ......... 1099
4.4.2.8. Ảnh hưởng qua lại của hàng xóm đối với vấn đề sử dụng nước người Ba na
............................................................................................................................ 109
CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................... 1100
5.1. Phân tích tổng hợp vấn đề sử dụng và quản lý nguồn nước của người Ba na huyện
Đak Đoa ..................................................................................................................... 1100
5.1.1. Xác định vấn đề ............................................................................................ 1100
5.1.2. Phân tích ma trận SWOT phục vụ cho sử dụng và quản lý hợp lý nguồn nước
sinh hoạt của người Ba na huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai ........................................... 112
5.1.3. Giải pháp Sử dụng hợp lý nước sinh hoạt người Ba na tại huyện Đak Đoa, tỉnh
Gia Lai ..................................................................................................................... 118


ix


5.1.3.1. Chiến lược Tiếp tục khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn cung cấp
nước sinh hoạt đang có của cộng đồng Ba na ....................................................... 118
5.1.3.2. Chiến lược Hỗ trợ vốn và kĩ thuật xây dựng cơng trình nước giọt, nước
giếng, thùng chứa nước mưa ................................................................................ 120
5.1.3.3. Chiến lược Kiểm định chất lượng nguồn nước và sử dụng nước sạch trong
sinh hoạt .............................................................................................................. 122
5.1.3.4. Chiến lược Chính sách quy hoạch xây dựng các cơng trình thủy điện ...... 123
5.1.3.5. Chiến lược Xây dựng chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức về bảo
vệ nguồn nước ..................................................................................................... 124
5.1.4. Giải pháp Quản lý hiệu quả nước sinh hoạt người Ba na tại huyện Đak Đoa, tỉnh
Gia Lai ..................................................................................................................... 126
5.1.4.1. Chiến lược Hồn thiện các chính sách/quy ước quản lý nguồn nước và giám
sát việc thực hiện ................................................................................................. 127
5.1.4.2. Chiến lược Kêu gọi sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý nguồn
nước địa phương, đề cao vai trò của già làng, trưởng thôn.................................... 128
5.1.4.3. Chiến lược Phối hợp liên kết giữa các bên liên quan trong quản lý nguồn
nước .................................................................................................................... 129
5.1.4.4. Chiến lược Bảo tồn và trùng tu các lễ hội truyền thống, phát huy các giá trị
văn hóa bản địa trong quản lý tài nguyên nước .................................................... 131
5.2. Một số khuyến nghị ............................................................................................... 133
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................... 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 137
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................................ 143
Phụ lục A: ........................................................................................................................ 143
Phụ lục B: ........................................................................................................................ 144
Phụ lục C: ........................................................................................................................ 145
Phụ lục D: ........................................................................................................................ 150
Phụ lục E: ........................................................................................................................ 151



x

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu ........................................................................ 24
Hình 2.2: Khung nghiên cứu của đề tài....................................................................... 25
Hình 2.3: Bản đồ các vị trí lấy mẫu nước nghiên cứu ................................................. 30
Hình 2.4: Sơ đồ nguyên nhân và hệ quả sử dụng và quản lý nguồn nước sinh hoạt của
người Ba na huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai .................................................................. 32
Hình 3.1: Dân số phân theo thơn làng của xã Hnol năm 2010 ..................................... 43
Hình 3.2: Người Ba na phân theo thôn, làng của xã Đak Sơmei năm 2011 ................. 49
Hình 4.1: Giới tính của dân số nghiên cứu tại 4 làng nghiên cứu ................................ 62
Hình 4.2: Phân chia nghề nghiệp của người Ba na huyện Đak Đoa ............................. 64
Hình 4.3: Lịch mùa vụ của người Ba na huyện Đak Đoa ............................................ 66
Hình 4.4: Tự nhận xét hồn cảnh kinh tế gia đình mình so với hàng xóm trong thơn,
làng của người Ba na huyện Đak Đoa......................................................................... 68
Hình 4.5: Tỉ lệ người Ba na theo đạo Tin lành, Thiên Chúa và không theo đạo phân
theo 4 làng huyện Đak Đoa ........................................................................................ 69
Hình 4.6: Phân chia cơng việc đi lấy nước giọt trong gia đình người Ba na huyện Đak
Đoa ............................................................................................................................ 71
Hình 4.7: Giọt nước tự làm tại làng H’lang, xã Hnol. ................................................. 75
Hình 4.8: Giọt nước nhà nước cải tạo tại làng Đê Sơmei, xã Đak Sơmei. ................... 75
Hình 4.9: Bầu nước dùng để đựng uống của người Ba na huyện Đak Đoa. ................. 76
Hình 4.10: Chiếc gùi dùng để lấy nước của người Ba na huyện Đak Đoa ................... 76
Hình 4.11: Lí do sử dụng bầu nước để chứa nước ăn uống hằng ngày của .................. 76
người Ba na huyện Đak Đoa ...................................................................................... 76
Hình 4.12: Vật để đóng nước giọt làng Đê Sơmei được đặt phía trên Giọt Nước. ....... 77
Hình 4.13: Người dân làng Đê Sơmei ln đóng vịi nước sau khi sử dụng xong. ....... 77
Hình 4.14: Tường rào xung quanh Giọt Nước làng Đê Sơmei, xã Đak Sơmei............. 78

Hình 4.15: Tỉ lệ hộ gia đình người Ba na sử dụng các nguồn nước để ăn uống ở huyện
Đak Đoa, tỉnh Gia Lai hiện nay .................................................................................. 81
Hình 4.16: Tỉ lệ sử dụng nước uống đun sơi của người Ba na huyện Đak Đoa, tỉnh Gia
Lai ............................................................................................................................. 84
Hình 4.17: Nguyên nhân người Ba na hiện nay vẫn uống nước chưa đun sơi tại huyện
Đak Đoa..................................................................................................................... 85
Hình 4.18: Nguyên nhân người Ba na hiện nay chuyển sang uống nước đun sôi tại
huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai ...................................................................................... 85
Hình 4.19: Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý nguồn nước của người Ba na
huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai ...................................................................................... 87
Hình 4.20: Sơ đồ quản lý nguồn nước của cộng đồng người Ba na tại Đak Đoa, Gia Lai
.................................................................................................................................. 88
Hình 4.21: Cây vấn đề về nguyên nhân thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô ................. 91
Hình 4.22. Nguyên nhân nguồn nước sinh hoạt của người Ba na đang ô nhiễm tại huyện
Đak Đoa..................................................................................................................... 95


xi

Hình 4.23. Nguyên nhân chuyển từ nước giọt sang sử dụng nước giếng của người Ba na
huyện Đak Đoa .......................................................................................................... 97
Hình 4.24: Khả năng tiếp nhận thơng tin nước sạch tại 4 làng nghiên cứu huyện Đak
Đoa ............................................................................................................................ 98
Hình 4.25: Các nguồn thông tin người Ba na được tiếp cận về nước sạch tại huyện Đak
Đoa ............................................................................................................................ 99
Hình 4.26. Hiệu quả các hình thức truyền thơng về nước sạch cho người Ba na huyện
Đak Đoa, tỉnh Gia Lai .............................................................................................. 100
Hình 4.27: Sơ đồ nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước ......................................... 102
Hình 4.28: Quyền lực và mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến hoạt động quản
lý nguồn nước sinh hoạt người Ba na tại huyện Đak Đoa ......................................... 105

Hình 5.1: Tổng hợp các nguyên nhân – hậu quả sử dụng và quản lý nguồn nước sinh
hoạt chưa hợp lí của người Ba na ............................................................................. 110
Hình 5.2: Cây mục tiêu sử dụng và quản lý hợp lí nước sinh hoạt của người Ba na
huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai .................................................................................... 111
Hình 5.3: Khai thác nước mưa sử dụng trong sinh hoạt (bể chứa ở Kenya) ............... 120
Hình 5.4: Dán biển nhắc nhở người dân sử dụng tiết kiệm nước ............................... 125
Hình 5.5: Đề xuất sơ đồ quản lý nguồn nước người Ba na huyện Đak Đoa ............... 130


xii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Chức năng quản lý có liên quan đến tài nguyên nước của một số Bộ chuyên
ngành ......................................................................................................................... 17
Bảng 2.1: Vị trí thu mẫu nước tại xã Đak Sơmei và Hnol tháng 06 năm 2012............. 29
Bảng 3.1: Biến trình trong năm về một số chế độ khí hậu chủ yếu của huyện Đak Đoa
.................................................................................................................................. 34
Bảng 3.2: Thống kê hiện trạng sử dụng đất của xã Hnol năm 2010 ............................. 41
Bảng 3.3: Hiện trạng dân số và tỉ lệ hộ nghèo xã Hnol năm 2010 ............................... 42
Bảng 3.4: Thống kê nhân khẩu và thành phần dân tộc xã Đak Sơmei năm 2011 ......... 48
Bảng 3.5: Hiện trạng nguồn nhân lực xã Đak Sơmei năm 2011 .................................. 49
Bảng 4.1: Phân bố dân số nghiên cứu theo xã, làng và giới tính.................................. 61
Bảng 4.2: Cơ cấu nhóm tuổi của người Ba na phân theo tỉ lệ dân số nghiên cứu tại 4
làng điển cứu.............................................................................................................. 62
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của người Ba na trong nghiên cứu tại hai xã Hnol và Đak
Sơmei, huyện Đak Đoa .............................................................................................. 63
Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa độ tuổi và trình độ học vấn của dân số nghiên cứu.......... 64
Bảng 4.5: Thu nhập bình quân một tháng của người Ba na huyện Đak Đoa ................ 67
Bảng 4.6: Số người dân Ba na có theo đạo và khơng có theo đạo tại 4 làng huyện Đak

Đoa, tỉnh Gia Lai ....................................................................................................... 69
Bảng 4.7: Vai trò quyết định chính trong gia đình của người Ba na huyện Đak Đoa, tỉnh
Gia Lai ....................................................................................................................... 70
Bảng 4.8: Các sự kiện quan trọng của thôn làng tác động đến sử dụng và quản lý nguồn
nước của người Ba na huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai ................................................... 73
Bảng 4.9: Nguồn nước chính người Ba na đang sử dụng trong sinh hoạt tại huyện Đak
Đoa, tỉnh Gia Lai hiện nay ......................................................................................... 80
Bảng 4.10: Chất lượng nước sinh hoạt tại một số điểm tại huyện Đak Đoa tháng 06 năm
2012 theo TCVN 02/ 2009/BYT. ............................................................................... 82
Bảng 4.12: Lượng nước cho các nhu cầu sử dụng của tỉnh Gia Lai năm 2002, 2005 và
2010 ........................................................................................................................... 93
Bảng 4.13: Tình hình ơ nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại huyện Đak Đoa hiện nay ...... 94
Bảng 4.14: Khoảng cách từ nhà đến giọt nước ở 4 làng nghiên cứu ............................ 96
Bảng 4.15: Thực trạng cúng giọt nước hàng năm của người Ba na hiện nay ............... 96
Bảng 4.16: Thực trạng nhận thông tin về nước sạch của người Ba na ở 4 làng nghiên
cứu ............................................................................................................................. 98
Hộp 4.5: Hậu quả xây dựng cơng trình thủy điện tại xã Đak Sơmei, huyện Đak Đoa 104
Bảng 5.1: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc sử dụng và quản lý
nguồn nước sinh hoạt của người Ba na huyện Đak Đoa ............................................ 113
Bảng 5.2: Chiến lược phát huy điểm mạnh để nắm bắt cơ hội (S+O) và chiến lược khai
thác thế mạnh để vượt qua nguy cơ (S-T) trong sử dụng và quản lý nguồn nước sinh
hoạt của người Ba na huyện Đak Đoa....................................................................... 116


xiii

Bảng 5.3: Chiến lược tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu (W+O), giảm điểm yếu
để ngăn chặn nguy cơ (W+T) trong sử dụng và quản lý nguồn nước sinh hoạt của người
Ba na huyện Đak Đoa .............................................................................................. 117
Bảng 5.4: Chiến lược ưu tiên Sử dụng nước sinh hoạt hợp lý và Quản lý nước sinh hoạt

hiệu quả tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai ................................................................. 118
Bảng 5.5: Chương trình hành động cụ thể để sử dụng hợp lý nước sinh hoạt người Ba
na tại huyện Đak Đoa ............................................................................................... 119
Bảng 5.6: Xác định ưu tiên sử dụng nước sinh hoạt của các thơn/làng ...................... 119
Bảng 5.7: Chương trình hành động cụ thể Hỗ trợ vốn và kĩ thuật xây dựng cơng trình
nước giọt, nước giếng, thùng chứa nước mưa ........................................................... 121
Bảng 5.8: Phân chia lấy mẫu nước đem phân tích tại các thơn/làng .......................... 122
Bảng 5.9: Vai trị, vị trí và trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý nước sinh
hoạt người Ba na huyện Đak Đoa ............................................................................. 131


xiv

DANH MỤC HỘP
Trang
Hộp 4.1: Tác động của nhà máy thủy điện đến sản xuất nông nghiệp của địa bàn nghiên
cứu ............................................................................................................................. 65
Hộp 4.2: Biến động nguồn nước theo mùa gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của
người Ba na................................................................................................................ 72
Hộp 4.3: Ý kiến người dân về nguyên nhân thiếu nước sinh hoạt................................ 92
Hộp 4.4: Lựa chọn nguồn nước sinh hoạt của người Ba na trong nghiên cứu ............ 101
Hộp 4.5: Hậu quả xây dựng cơng trình thủy điện tại xã Đak Sơmei, huyện Đak Đoa 104


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi dân tộc sinh sống ở các vùng đất khác nhau đều hình thành nên những chuẩn
mực giá trị riêng thông qua mối quan hệ tương tác giữa con người và thiên nhiên. Cùng với

thời gian, những giá trị đó được lưu truyền hoặc cũng có thể mất đi. Điều đó phụ thuộc vào
thái độ ứng xử của con người với tự nhiên. Khi mối quan hệ giữa con người và tự nhiên ngày
càng thiếu tính chặt chẽ thì tài ngun thiên nhiên ngày càng suy thoái. Việc khai thác và sử
dụng thiếu hợp lý nên rừng bị tàn phá, đất đai xói mịn và thối hóa, đa dạng sinh học suy
giảm, chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm càng giảm xuống, hình thành thói quen
khơng tự giác bảo vệ mơi trường trong cộng đồng dân cư... đã trở thành những thách thức cần
phải được giải quyết.
Nước là nguồn tài nguyên quan trọng cho sự tồn tại của tất cả mọi sinh vật và con
người. Chúng ta sử dụng nước trong các hoạt động hằng ngày, từ sinh hoạt trong gia đình như
ăn, uống, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đến sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và cơng
nghiệp. Ngồi vai trị làm thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống của con người, nước cịn có ý
nghĩa về mặt xã hội. Nguồn tài nguyên này đã tạo ra sự đa dạng về xã hội, văn hóa và tơn
giáo tín ngưỡng khác nhau cho mỗi dân tộc.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề sử dụng và bảo vệ nguồn nước đang bị đe dọa như tình
trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt, chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại
môi trường sống và đẩy con người đến gần các rủi ro nguy hiểm. Nhất là đối với cộng đồng
dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao thường phát sinh một số vấn đề về mơi trường như thói
quen bỏ rác thải, phân gia súc xuống ao, hồ, sông suối nhưng không qua bất kỳ khâu xử lý
nào, mà đây lại là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân. Do nguồn nước không bảo đảm
vệ sinh, môi trường sống ô nhiễm, gây ra các căn bệnh nghiêm trọng như: da liễu, đau mắt,
đường tiêu hoá, phong ... ảnh hưởng dẫn đến cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Để giải quyết tình trạng này, trong những thập niên gần đây, việc sử dụng và quản lý
tài nguyên nước luôn được Nhà nước quan tâm. Luật Tài nguyên nước đã được chính thức
ban hành từ năm 1998 và các văn bản pháp quy hướng dẫn tiếp theo đã cung cấp các quy
định về quản lý, điều hành, lưu trữ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên toàn quốc. Bên
cạnh đó, từ năm 1999 nhà nước ta đã triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 1999-2005, sau đó là giai đoạn 20062010 và 2010-2015.


2


Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận để quản lí tài ngun nước, trong đó kinh nghiệm
quản lí tài ngun nước cho thấy vai trò của các cộng đồng địa phương thông qua các tri thức
và kinh nghiệm dân gian đang được nhiều nơi áp dụng. Cùng với sự tác động của khoa học
kỹ thuật, kiến thức của người bản địa có vai trị quan trọng trong đời sống và sản xuất của
người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa. Ở các vùng miền núi, khi nước máy chưa phục vụ
cộng đồng rộng khắp thì nguồn tài nguyên nước tự nhiên từ khe suối, sông, hồ… đã và đang
phục vụ tốt cho nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của người dân, nhất là đồng bào dân tộc
thiểu số.
Gia Lai là một tỉnh miền núi ở Bắc Tây Nguyên, điều kiện kinh tế, xã hội, đời sống
nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Gia Lai là nơi cư trú của
34 dân tộc anh em, trong đó hai dân tộc bản địa là Ba na và Jarai chiếm khoảng 30%, còn lại
là đồng bào các dân tộc khác. Theo Tổng Cục Thống Kê tỉnh Gia Lai năm 2009, tồn tỉnh có
150.416 người dân tộc Ba na sinh sống. Tuy nhiên nhiều nhất là các huyện: Đak Đoa (34.726
người), Kông Chro (30.717 người), Mang Yang (28.442 người), Kbang (24.605 người)1.
Đối với dân tộc Ba na, cùng với rừng đại ngàn, thì những dịng sông, con suối được
xem như là yếu tố khởi nguyên cho sự sống của con người và muôn vật trên vùng đất cao
nguyên này. Vì thế, người Ba na rất coi trọng và tơn thờ nguồn nước. Họ có rất nhiều phong
tục, tập quán và những tri thức dân gian về nước độc đáo, giàu tính nhân văn và khoa học.
Thế nhưng, tại các xã Đak Sơmei và Hnol, người Ba na đang phải đối mặt với tình trạng thiếu
nước sinh hoạt và nước sản xuất do đồng bào chưa có ý thức tự quản sau khi các dự án xây
dựng cơng trình nước sinh hoạt hồn thành, các tập tục văn hóa bảo vệ tài nguyên nước đang
dần mất đi, nguồn nước người dân đang sử dụng ngày càng ơ nhiễm. Chính vì thế, tìm hiểu
kiến thức dân gian, vì mục tiêu bảo vệ và khai thác tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên nói
chung, tài nguyên nước nói riêng, phục vụ cho sự phát triển bền vững ở vùng miền núi và
người dân tộc thiểu số có ý nghĩa thực tiễn lớn lao.
Nhằm tìm hiểu tình hình sử dụng và quản lý nguồn nước của đồng bào dân tộc thiểu
số, đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn nước dựa vào kiến thức
bản địa của người Ba na, trường hợp xã Đak Sơmei và Hnol, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai”
được thực hiện. Khi đề tài hồn chỉnh, chúng tơi hi vọng sẽ tạo nên một tài liệu tham khảo có

ích cho các sinh viên, nhà nghiên cứu có cùng chung hướng quan tâm đối với vấn đề sử dụng
và bảo vệ tài nguyên nước của người dân tộc Ba na. Khi nghiên cứu kiến thức sử dụng và
quản lý nguồn nước theo cách truyền thống và hiện đại của người dân cũng nhằm cung cấp
1

Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, 2009.


3

cho các cơ quan chuyên môn nắm những yếu tố tác động đang làm thay đổi hành vi bảo vệ
nguồn nước. Từ đó đưa ra một số giải pháp thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả trong việc
sử dụng và bảo vệ hợp lí nguồn nước.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài nhằm đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn nước cho
cộng đồng dân tộc Ba na ở huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai

2.2. Mục tiêu cụ thể
 Tìm hiểu kiến thức bản địa về sử dụng và quản lý nguồn nước của người Ba na tại địa
phương trước đây và hiện nay.
 Phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các kiến thức bản địa của người Ba
na tại địa phương trong sử dụng và quản lý nguồn nước.
 Chỉ ra các yếu tố làm thay đổi hành vi sử dụng và quản lý nguồn nước của người Ba
na hiện nay
 Đề xuất các biện pháp hợp lí để hướng dẫn người Ba na sử dụng và quản lý nguồn
nước của địa phương.
 Câu hỏi nghiên cứu
1. Những kiến thức bản địa của người Ba na trong việc sử dụng và quản lý nguồn nước là

gì? Các kiến thức bản địa này có cịn được lưu giữ hay khơng? Nếu cịn, lưu giữ bằng
cách nào?
2. Các yếu tố nội lực và ngoại lực nào ảnh hưởng đến việc sử dụng và quản lý nguồn nước
người Ba na? Khi tham gia các chương trình quản lý nguồn nước do Nhà nước thực hiện
người Ba na gặp phải những thuận lợi và khó khăn nào?
3. Cần có những biện pháp nào can thiệp để người Ba na sử dụng và quản lý nguồn nước
sinh hoạt thuận tiện hơn?


4

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Về nội dung
Nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề nước sinh hoạt (nước dùng cho sinh hoạt gia
đình) chứ khơng chú trọng nghiên cứu nước cho sản xuất (thủy lợi) và nuôi trồng thủy sản.

3.2. Về thời gian
Nghiên cứu kiến thức bản địa về sử dụng và quản lý nguồn nước là quá trình tìm hiểu
lâu dài mới thấy rõ sự thay đổi trong nhận thức của người thiểu số. Do đó, tác giả tập trung
nghiên cứu sự biến đổi trong 2 giai đoạn: từ năm giải phóng đất nước (1975) đến năm thật sự
thực hiện công cuộc đổi mới (2000) và giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Vào thời điểm năm
2000 còn đánh dấu năm bắt đầu nhận sự đầu tư của Chính phủ về xây dựng các cơng trình
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.

3.3. Về khơng gian
Do khó khăn đi lại vùng núi nên nhóm nghiên cứu chỉ tiến hành khảo sát 2 xã thuần
người dân tộc thiểu số sinh sống của huyện Đak Đoa, bao gồm các xã: Đak Sơmei và Hnol.
Các xã cịn lại chưa có điều kiện tìm hiểu.

3.4. Về góc độ nghiên cứu

Đề tài thực hiện theo 2 hướng tiếp cận là Địa lý học và Nhân học

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu dựa trên các đối tượng sau:
- Hành vi sử dụng và quản lý nước sinh hoạt của các hộ gia đình Ba na trên địa bàn huyện
Đak Đoa.
- Các chương trình, chính sách bảo vệ nguồn nước sinh hoạt của Nhà nước tại huyện Đak
Đoa.
- Các chương trình, chính sách bảo vệ nguồn nước sinh hoạt triển khai thực tế tại huyện
Đak Đoa.

5. TẦM QUAN TRỌNG VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khi được hồn thành, đề tài có những đóng góp sau:


5

-

Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý nguồn nước tại huyện Đak Đoa hiện nay.

-

Giúp xem xét lại các hoạt động sử dụng và quản lý nguồn nước sinh hoạt của
cộng đồng người Ba na huyện Đak Đoa. Nhận định những mặt hiệu quả cũng
như các hạn chế trong việc tổ chức, phối hợp triển khai các chính sách của Trung
ương, địa phương về bảo vệ và quản lý nguồn nước sinh hoạt. Từ đó, đề tài là
nguồn tư liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách và thiết lập các
chương trình bảo vệ nguồn nước tại địa phương.


-

Ngồi ra, đề tài cịn là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về các
vấn đề có liên quan.

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thể hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nội dung của đề tài gồm các phần chính
sau đây:

6.1. Phần mở đầu
Phần mở đầu tác giả trình bày lí do chọn đề tài với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể và
nêu rõ giới hạn, đối tượng nghiên cứu, tầm quan trọng khi nghiên cứu đề tài.

6.2. Chương 1: Tổng quan tư liệu
Tổng quan tư liệu là chương tác giả tham khảo nhận định các khái niệm, kết quả
nghiên cứu của các tác giả trước đó về những vấn đề có liên quan đến đề tài như: vấn đề tri
thức bản địa và việc vận dụng tri thức bản địa trong sử dụng và quản lý nguồn nước của các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam, các chính sách của Nhà nước hiện nay, nguy cơ tri thức bản địa
đang dần bị biến đổi.

6.3. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, tác giả trình bày địa bàn nghiên cứu, khung nghiên cứu lý thuyết,
các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn để thực hiện các mục tiêu và các khái niệm liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.

6.4. Chương 3: Tổng quan khu vực và dân số nghiên cứu
Phần đầu, tác giả tổng hợp những thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên
địa bàn huyện Đak Đoa nhằm giới thiệu tổng quan đặc điểm của khu vực nghiên cứu. Sau đó,
tác giả thu thập các thơng tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đak Sơmei và
Hnol.



6

Nội dung thứ hai là giới thiệu phần tổng quan về dân tộc Ba na.
Phần thứ ba, tác giả mô tả chính sách quản lý nguồn nước sinh hoạt của chính quyền
địa phương đối với người Ba na huyện Đak Đoa.

6.5. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là chương tác giả tiến hành phân tích, đánh giá dựa trên kết quả điều tra thực địa,
tổng kết số liệu về hiện trạng sử dụng và quản lý nguồn nước của người Ba na huyện Đak
Đoa. Tác giả cũng chỉ ra thuận lợi và khó khăn trong sử dụng và quản lý nguồn nước sinh
hoạt. Một nội dung quan trọng cũng được tác giả trình bày trong Chương IV là phân tích vai
trị của các cơ quan chức năng trong việc triển khai các chính sách quản lý nguồn nước đạt
hiệu quả cao.

6.6. Chương 5: Đề xuất giải pháp và khuyến nghị
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa việc sử dụng và quản lý nguồn nước của người Ba na huyện Đak Đoa và một số ý kiến
đề xuất nghiên cứu tiếp.

6.7. Kết luận
Phần này tác giả trình bày những kết quả đề tài đã nghiên cứu được.


7

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU
1.1.Tri thức bản địa và những vấn đề liên quan

1.1.1. Khái niệm tri thức bản địa
Theo Hoàng Xuân Tý – Lê Trọng Cúc (1998, tr.12), thuật ngữ “tri thức bản địa” được
Robert Chambers dùng đầu tiên trong ấn phẩm Kiến thức Kỹ thuật Bản địa (Indigenouse
technical knowledge) xuất bản năm 1979. Sau đó, thuật ngữ này tiếp tục được nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng và phát triển cho đến nay. Trên thực tế, các khái
niệm “kiến thức bản địa” (Indigenouse knowledge), “tri thức địa phương” (Local
knowledge), “tri thức truyền thống” (Traditional knowledge) và “tri thức dân gian” (Folklore
knowledge) được quan niệm gần như đồng nghĩa và thường được sử dụng thay thế cho nhau
mà không gây nên sự hiểu lầm. Theo Warren D. Michael (1995), tri thức địa phương là
những hệ thống tri thức và thực nghiệm được phát triển qua nhiều thế hệ trong một lĩnh vực
cụ thể tới một nền văn hóa chun biệt.
Trong chương trình “Tri thức bản địa cho sự phát triển” tại châu Phi năm 1998, Ngân
hàng thế giới (World Bank) cho rằng Tri thức bản địa là tri thức địa phương, là nền tảng cơ
bản cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa phương trên mọi lĩnh vực của cuộc
sống đương đại bao gồm quản lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng thức ăn, y tế,
giáo dục và trong các hoạt động xã hội và cộng đồng. Tri thức bản địa còn cung cấp các chiến
lược nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho cộng đồng dân cư địa phương (World Bank,
1998).
Trong “Cẩm nang về tri thức bản địa” (tài liệu dịch), được NXB Nông Nghiệp ấn
hành năm 2000, một định nghĩa cũng đã được đưa ra: Tri thức bản địa (cịn có thể gọi bằng
những tên khác như "kiến thức địa phương", "kiến thức kỹ thuật bản địa" hay "kiến thức
truyền thống") là kiến thức mà người dân ở một cộng đồng đã tạo nên và đang phát triển dần
theo thời gian.
Ở Việt Nam, theo Lê Trọng Cúc (2002), “Tri thức địa phương hay còn gọi là tri thức
bản địa là hệ thống tri thức của các cộng đồng dân cư bản địa ở các quy mơ lãnh thổ khác
nhau. Tri thức địa phương được hình thành trong quá trình lịch sử lâu đời, qua kinh nghiệm
ứng xử với mơi trường xã hội, được định hình dưới nhiều dạng thức khác nhau, được truyền
từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội. Nó hướng
đến việc hướng dẫn và điều hòa các quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người và thiên nhiên”.



8

Ngô Đức Thịnh (2004) cho rằng “Tri thức bản địa” là toàn bộ những hiểu biết của con
người về tự nhiên, xã hội và bản thân, hình thành và tích lũy trong quá trình lịch sử lâu dài
của cộng đồng, thơng qua trải nghiệm trong q trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng
mơi trường. Nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này sang đời khác
bằng trí nhớ và thực hành xã hội.
Cịn theo tác giả Trần Cơng Khánh và Trần Văn Ơn (2005) cho rằng: “Tri thức bản
địa là hệ thống tri thức, bao gồm rất nhiều lĩnh vực liên quan đến sản xuất, phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, sức khỏe, tổ chức cộng đồng của một tộc người hoặc một cộng đồng tại
một khu vực địa lý cụ thể. Nó được hình thành trong quá trình sống và lao động của cả cộng
đồng, từ đàn ông, đàn bà, người lớn tuổi đến trẻ em. Nó được lưu giữ bằng trí nhớ và lưu
truyền bằng miệng”.
Một cách khái quát có thể hiểu: Tri thức bản địa, kiến thức bản địa hay tri thức truyền
thống là hệ thống tri thức mà người dân ở một cộng đồng tích lũy và phát triển dựa trên kinh
nghiệm, đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn và thường xun thay đổi để thích nghi với mơi
trường văn hóa, xã hội.
Theo Nguyễn Thị Thu Hà (2008), tri thức truyền thống hay bản địa có các đặc điểm:
-

Dựa trên kinh nghiệm: Được hình thành trong quá trình nghiệm sinh (trải nghiệm và
đúc kết thành tri thức).

-

Thường xuyên được kiểm nghiệm qua hàng thế kỷ sử dụng: Ln có sự chọn lọc
trong q trình vận động của cuộc sống.

-


Thích nghi với đặc điểm văn hố và mơi trường: Phù hợp với môi trường tự nhiên và
xã hội của các cộng đồng người. Phản ánh một đặc tính phổ biến của văn hoá là đồng
quy (các cộng đồng người sinh sống trong các điều kiện tự nhiên giống nhau, sẽ có
các đặc điểm văn hố tương đồng).

- Năng động và luôn thay đổi: Không phải là một cấu trúc nhất thành bất biến, ln có
sự tích hợp sau q trình phát triển tự thân hoặc tiếp biến văn hoá.
1.1.2. Tầm quan trọng khi nghiên cứu tri thức bản địa trong các giai đoạn phát
triển thôn, làng của các cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam
Theo tác giả Arun Agrawal (2001): vai trò của tri thức bản địa như là một
nhân tố then chốt trong mọi chương trình phát triển đã và đang được tiến hành, đặc
biệt đối với những chương trình phát triển có mục tiêu là đạt tới sự bền vững.


9

Tri thức bản địa có tầm quan trọng lớn trong việc thực hiện các chương trình phát
triển có mục tiêu đạt đến sự bền vững. Các mơ hình mới cho sự phát triển như “từ dưới lên”
hay “nông dân là đầu tiên”, “phát triển tham dự” thay thế cho mô hình “trên-dưới” đang dần
chứng tỏ hiệu quả trong các chương trình phát triển vận dụng tại các nước đang phát triển.
Khi tiếp cận tri thức địa phương, nhiều tác giả đã tiếp cận tri thức của từng cộng đồng
và nhóm địa phương trong mối liện hệ Tri thức bản địa - Mơi trường - Văn hóa và sự biến đổi
của nó qua từng thời kỳ, từng giai đoạn để trên cơ sở đó xem xét quy chế truyền thống của
cộng đồng trong sự vận động và biến đổi.
Việt Nam là đất nước đa tộc người, đại bộ phận dân cư sống tại vùng nông thôn và
miền núi, mỗi một dân tộc khác nhau chứa đựng vốn tri thức bản địa khác nhau trong tất cả
các lĩnh vực, cho nên rất cần được nghiên cứu kĩ lưỡng để đạt đến mục tiêu phát triển ổn định
và bền vững.
Theo nghiên cứu của Nhóm Cơng tác Dân tộc Thiểu số (2007), thơn/làng các dân tộc

thiểu số Việt Nam là loại hình cơng xã nơng thơn, dựa trên quan hệ láng giềng, được hình
thành tự nhiên và có tính tự trị cao. Từ hàng nghìn năm nay, thơn làng trở thành cái nơi sản
sinh, nuôi dưỡng, truyền bá, kế thừa, bảo tồn, phát huy nền văn hoá dân tộc và bản địa hoá
các ảnh hưởng văn hoá ngoại lai để làm giàu văn hoá dân tộc.
Nhóm Cơng tác Dân tộc Thiểu số (2007) cịn chỉ ra đời sống kinh tế - xã hội và văn
hố thơn làng được duy trì và vận hành trên cơ sở của thiết chế tự quản với một bộ máy điều
hành gồm trưởng thôn, các già làng và một bộ luật không thành văn vẫn được gọi là “luật
tục”. Các bộ luật bất thành văn này cũng thường có phạm vi điều chỉnh rất lớn, bao trùm toàn
bộ các khía cạnh đời sống tộc người: vấn đề sở hữu, hoạt động kinh tế, định chế hôn nhân,
ứng xử cộng đồng, truyền thống đạo lý, v.v… Trong bối cảnh của một xã hội khép kín, tự
cung tự cấp, bộ máy ấy đã hồn thành tốt cơng tác điều hành của mình; luật tục của các dân
tộc ln thể hiện tính răn đe và có hiệu lực cao trong việc điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân
trong cộng đồng.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, nếu phân loại
một cách tương đối theo vùng lãnh thổ và theo mức độ phát triển của hình thái kinh tế - xã
hội, xã hội cổ truyền (trước năm 1945), các dân tộc thiểu số nước ta mang những đặc thù văn
hóa riêng giữa các vùng miền, khu vực và có những mức độ phát triển rất khác nhau.
Trong trường kỳ lịch sử Việt Nam, các triều đại phong kiến đã tiến hành nhiều cuộc
cải cách hương thơn với mục đích áp đặt quyền lực của Nhà nước trung ương đối với các thôn


10

làng. Riêng đối với các dân tộc thiểu số, các vương triều phong kiến xưa luôn dành cho họ
những quy chế tự trị nhất định.
Khi xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp thực hiện chính sách chia để trị, đã âm mưu
thành lập các vùng tự trị, cấp cơ sở vẫn là các thôn làng được vận hành theo thiết chế tự quản.
Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công đã dẫn đến sự biến đổi xã hội sâu sắc ở
vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta. Toàn bộ hệ thống tổ chức xã hội cũ tan rã, thay
vào đó là sự thống nhất của một chế độ xã hội chung trong cả nước, vận hành theo bộ máy

quản lý hành chính gồm 4 cấp: Trung ương - Tỉnh - Huyện và Xã. Dưới xã có các tổ chức
bn, bản, làng vẫn được duy trì.
Theo tác giả Hồng Chí Bảo (2005), từ sau năm 1986, bước vào thời kì “Đổi mới”,
nơng thơn và nơng nghiệp Việt Nam lấy hộ nông dân làm chủ thể sản xuất, thiết chế thôn làng
được củng cố trở lại. Theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai do Chính phủ ban hành, các thơn làng ngày nay đã có tư cách pháp nhân.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một định chế rõ ràng về tổ chức này; chưa hề có một
quy định cụ thể đây là loại hình tổ chức như thế nào trong hệ thống chính trị, chính quyền nhà
nước.
Hiện tại, ở các thơn làng dân tộc thiểu số luôn tồn tại những nhân tố thiết chế tự quản
thôn làng truyền thống, không thể bỏ qua yếu tố luật tục. Đã có một thời người ta nhận thức
khơng đúng về vai trị của luật tục, nên cấm đoán, xoá bỏ. Đến thời điểm hiện nay, tuy cơ sở
xã hội các tộc người ở miền núi đã có nhiều thay đổi, luật pháp của Nhà nước đã thâm nhập
và phát huy tác dụng trong cộng đồng bn làng, nhưng vai trị của luật tục vẫn rất mạnh
trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhận thức được những giá trị của luật tục, Đảng Cộng
sản và Nhà nước Việt Nam đã có chủ trương tái sử dụng những giá trị bền vững của luật tục
hay nói cách khác là kết hợp giữa luật tục với luật pháp để ban hành các Quy ước thơn làng.
Nhóm Cơng tác Dân tộc Thiểu số (2007) cịn nêu rõ, thơn/làng là đơn vị có tính tự trị
cao, vốn tri thức bản địa của thơn làng có tính bền vững với những giá trị tiềm ẩn và “không
dễ can thiệp”. Điều ấy cũng có nghĩa là, ngay lúc này khơng dễ và chưa thể xố bỏ những
thiết chế thơn làng. Bộ máy lãnh đạo truyền thống của các thôn làng vẫn là một trong những
tác nhân quan trọng đối với đời sống cộng đồng. Để có thể đạt hiệu quả cao trong công tác
quản lý xã hội ở cộng đồng dân tộc thiểu số hay không, con đường đúng đắn nhất lúc này là
tìm phương cách nào đó để thể chế nhà nước phù hợp với thể chế lãnh đạo truyền thống của
người dân các dân tộc thiểu số.


×