Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

Văn hóa ứng xử của người hàn quốc qua tục ngữ, thành ngữ (so sánh với việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 274 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC
QUA TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ
(SO SÁNH VỚI VIỆT NAM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 603150

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHAN THỊ THU HIỀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 2
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 4
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY .................................................................................................. 5
DẪN NHẬP ...................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 7
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 13
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 13
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 14
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ............................................................... 14
7. Bố cục của luận văn ................................................................................................. 15


CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 16
1.1. Văn hóa ứng xử .................................................................................................... 16
1.1.1. Khái niệm văn hóa ......................................................................................... 16
1.1.2. Khái niệm ứng xử .......................................................................................... 18
1.1.3. Khái niệm văn hóa ứng xử ............................................................................. 19
1.2. Tục ngữ, thành ngữ và hướng nghiên cứu văn hóa dân tộc qua tục ngữ, thành ngữ 20
1.2.1. Tục ngữ, thành ngữ ........................................................................................ 20
1.2.2. Hướng nghiên cứu văn hóa dân tộc qua tục ngữ, thành ngữ ............................ 23
1.3. Định vị hệ tọa độ văn hóa Korea (so sánh với Việt Nam) ...................................... 24
1.3.1. Khơng gian văn hóa ....................................................................................... 24
1.3.2. Chủ thể văn hóa ............................................................................................. 27
1.3.3. Thời gian văn hóa .......................................................................................... 28
1.4. Khái quát tục ngữ, thành ngữ Hàn (so sánh với tục ngữ, thành ngữ Việt) .............. 32
Tiểu kết chương một.................................................................................................... 39
CHƯƠNG HAI: VĂN HĨA ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH......................... 41
2.1. Quan hệ vợ - chồng............................................................................................... 41
2.1.1. Quan niệm về hôn nhân .................................................................................. 41
2.1.2. Sự thể hiện tình cảm vợ chồng ....................................................................... 48
2.1.3. Việc giáo dục vợ chồng .................................................................................. 54
2.1.4. Sự phụ thuộc của vợ vào chồng ...................................................................... 55
2.2. Quan hệ cha mẹ - con cái ...................................................................................... 58
2.2.1. Quan hệ cha mẹ - con ruột.............................................................................. 58
2.2.2. Quan hệ giữa cha mẹ - con dâu, con rể ........................................................... 79
2.3. Quan hệ anh chị - em ............................................................................................ 91
Tiểu kết chương hai ..................................................................................................... 93
CHƯƠNG BA: VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI .............................. 95
3.1. Quan hệ vua - tôi, quan - dân ................................................................................ 95
3.1.1. Quan hệ vua - tôi............................................................................................ 95
3.1.2. Quan hệ quan - dân ...................................................................................... 100
3.2. Quan hệ bạn bè ................................................................................................... 106

3.3. Quan hệ hàng xóm .............................................................................................. 110
3.4. Quan hệ đồng bào ............................................................................................... 116
3.5. Quan hệ về giới................................................................................................... 118
3.6. Quan hệ người trên - người dưới ......................................................................... 124

2


Tiểu kết chương ba .................................................................................................... 126
KẾT LUẬN................................................................................................................... 128
DANH MỤC TƯ LIỆU KHẢO SÁT............................................................................. 134
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 136
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 150

3


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ, hỗ trợ rất nhiều của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình.
Người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS Phan Thị Thu Hiền Người hướng dẫn trực tiếp người viết thực hiện luận văn với đề tài “Văn hóa ứng xử
của người Hàn Quốc qua tục ngữ thành ngữ (so sánh với Việt Nam)”. Người đã
ln tận tình, tận tâm hướng dẫn người viết trong thời gian vừa qua.
Xin cảm ơn thầy Ahn Jung Hun, cô Cho Myeong Suk, thầy Lee Kwang Reol,
cô Ha In Suk, cô Yang Ji Sun đã giúp đỡ người viết trong việc tìm kiếm những tài
liệu bằng tiếng Hàn cũng như kiểm định các nội dung bằng tiếng Hàn của đề tài.
Luận văn đã được hoàn thành với sự nỗ lực rất lớn của học viên, tuy nhiên,
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, người viết rất mong nhận được sự chỉ
dạy, hướng dẫn, đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
Người viết xin chân thành cảm ơn.


4


QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Đối với phần phiên âm quốc tế các chữ Hàn: Chúng tôi sử dụng hệ thống phiên
âm quốc tế theo thơng báo của Bộ Văn hóa Du lịch của Hàn Quốc ban hành vào
ngày 7 tháng 7 năm 2000 (문화관광부고시 제 2000-8 호, 2000.7.7, 제정). Tuy
nhiên, trong các phần trích dẫn của các tác giả khác, chúng tôi giữ nguyên cách
phiên âm nguyên bản của các tác giả để thể hiện sự tôn trọng tác giả và tác phẩm.
2. Về tên gọi, Korea dùng để chỉ Triều Tiên (bán đảo Hàn), Hàn Quốc dùng để chỉ
Nam Hàn ngày nay.
3. Phụ lục 1 được trình bày theo các chủ đề như các tiểu mục trong luận văn, trong
mỗi chủ đề được sắp xếp theo trật tự chữ cái tiếng Hàn và tiếng Việt. Phụ lục 2
được trình bày theo thứ tự chữ cái tiếng Hàn.

5


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thời đại hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang ngày càng thiết lập
nhiều mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những
năm gần đây, có thể nói Việt Nam và Hàn Quốc đã có nhiều bước tiến trong việc
giao lưu, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trên nhiều phương diện. Đặc biệt, quan hệ Việt Hàn bước sang năm thứ 21 có thể xem là một dấu mốc mới và quan trọng. Từ năm
1992 Việt Nam và Hàn Quốc mở đầu bằng quan hệ ngoại giao thông thường, đến
năm 2001 quan hệ của hai bên đã được nâng lên thành “Đối tác toàn diện trong thế
kỷ XXI” và năm 2009 đã phát triển thành “Đối tác hợp tác chiến lược”. Cùng với sự
phát triển đó, quan hệ Việt - Hàn giờ đây cịn là quan hệ gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp… Theo Yoon Han Yeol trong bài viết “Nhận thức của người Hàn Quốc về

văn hóa Việt Nam - tìm hiểu điểm khác biệt trong sự tương đồng”, thì tính đến năm
2013, tại Hàn Quốc, “có khoảng 43.000 cơ dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc, 4000 du
học sinh, 80.000 người còn lại bao gồm người xuất khẩu lao động và những người
Việt khác đang sinh sống” [126, tr.184]; và chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh,
có 80 nghìn người Hàn Quốc sinh sống, trong đó có 1.300 học sinh Hàn Quốc [126
tr.184]. Trong khi đó, vấn đề hiểu biết ngơn ngữ và văn hóa của hai bên vẫn cịn
nhiều khó khăn, hạn chế vì thế đã gây trở ngại khơng ít cho sự hợp tác, phát triển tốt
đẹp đó. Việc thơng qua tục ngữ, thành ngữ để nghiên cứu về văn hóa ứng xử của
người Hàn Quốc sẽ góp phần giúp cho nhân dân hai nước hiểu nhau hơn, từ đó việc
giao lưu, hợp tác cũng trở nên thuận lợi hơn, giúp cho quan hệ gia đình Hàn - Việt,
quan hệ xã hội Hàn - Việt đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
Trân trọng quá khứ, trân trọng các truyền thống văn hóa dân tộc; muốn tìm
hiểu, phát hiện những nét đẹp và vốn quý tàng ẩn bên trong tục ngữ, thành ngữ nên
chúng tơi đã tìm đến cách tiếp cận tục ngữ, thành ngữ dưới góc nhìn văn hóa. Luận
văn tập trung nghiên cứu trên bình diện văn hóa với hy vọng sẽ có những phát hiện

6


thú vị và có sức thuyết phục, sẽ mang đến những kết quả mới mẻ trong đối tượng đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu trên bình diện ngơn ngữ.
Chính vì những lý do trên nên chúng tôi quyết định chọn “Văn hóa ứng xử của
người Hàn Quốc qua tục ngữ, thành ngữ (so sánh với Việt Nam)” để làm đề tài luận
văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tục ngữ, thành ngữ là một hiện tượng văn hóa đa diện, đa dạng. Tục ngữ,
thành ngữ là hiện tượng của ngôn ngữ, hiện tượng của tư duy, hiện tượng của văn
học dân gian, và hiện tượng của văn hóa. Điều này giải thích tại sao sự diễn đạt của
tục ngữ, thành ngữ đã hấp dẫn, lôi cuốn các nhà ngôn ngữ, các triết gia và các nhà
văn hóa dân gian. Điều này cũng có nghĩa là tục ngữ, thành ngữ, từ lâu đã được

nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và ở góc độ nào cũng đem đến cho chúng ta
những điều thú vị.
Ở Hàn Quốc, tình hình nghiên cứu về tục ngữ, thành ngữ có khá nhiều nhưng
đa số các cơng trình thiên về ngơn ngữ hoặc so sánh ngơn ngữ, dường như chưa có
nhiều cơng trình nghiên cứu trên bình diện văn hóa ứng xử mang tính quy mơ,
chun sâu. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu (sách, báo, tạp chí,
luận văn, luận án…) về tục ngữ, thành ngữ Việt Nam trên phương diện văn học dân
gian, ngơn ngữ, và văn hóa dân gian. Chúng tơi xin điểm qua tình hình nghiên cứu
tục ngữ, thành ngữ trên các phương diện như sau:
Tục ngữ, thành ngữ với tư cách là đối tượng nghiên cứu của ngơn ngữ học
và văn học dân gian
Nhìn chung, ở lĩnh vực nghiên cứu ngơn ngữ, mục đích chủ yếu là biên soạn từ
điển tục ngữ, từ điển thành ngữ riêng biệt hoặc từ điển gồm cả tục ngữ và thành ngữ.
Và ở lĩnh vực văn học dân gian, công tác sưu tầm, tập hợp tục ngữ, thành ngữ được
nhiều tác giả chú ý thực hiện. Đồng thời, những chuyên luận về tục ngữ, thành ngữ
cũng ra đời dưới góc nhìn của những người nghiên cứu văn học dân gian. Những
cơng trình này thường xoay quanh những vấn đề: Xác định khái niệm (phân biệt tục

7


ngữ với thành ngữ hay tục ngữ, thành ngữ với ca dao), tìm hiểu nội dung hay hình
thức diễn đạt của tục ngữ, thành ngữ, mối quan hệ giữa tục ngữ, thành ngữ và các
thể loại văn học khác.
Hướng nghiên cứu trên phương diện ngơn ngữ, có các cơng trình tiêu biểu như:
Hoạt động ngôn ngữ chuẩn xác (바른 국어생활) của Nam Gi Sim (2003); 4000 tục
ngữ tiếng mẹ đẻ (우리말 속담 4000) (2009) của Lớp học tục ngữ tiếng mẹ đẻ; Từ
điển ứng dụng tục ngữ Hàn Quốc (한국속담활용사전) (2009) của Gim Do Hwan;
Từ điển tục ngữ (속담사전) của Im Dong Gwon (2010)...
Jo Yeong Ryang (2010) với đề tài luận văn thạc sĩ So sánh tục ngữ Hàn-Trung

và phương pháp giảng dạy tục ngữ (한.중 속담에 대비및 교육방법 연구). Cơng
trình này chủ yếu nói về điểm tương đồng và dị biệt giữa tục ngữ Hàn và Trung trên
phương diện cấu trúc và ngữ nghĩa, và đề xuất các phương pháp giảng dạy tục ngữ
Hàn Quốc; Jo Ju Dong (2011) với đề tài Luận văn thạc sĩ Phương án giáo dục tục
ngữ cho người học tiếng Hàn - dành cho sinh viên Trung Quốc (한국어 학습자를
위한 속담교육방안: 중국인 학습자를 중심하므로).
Đối với tục ngữ, thành ngữ Việt, hướng nghiên cứu cấu trúc nghĩa miêu tả điển
hình là tác giả Hồng Văn Hành (1998), Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn
Thị Ngọc Điệp (1999),... Các tác giả này giúp người đọc có thể hiểu được nội dung
của những câu tục ngữ, thành ngữ thơng qua việc giải thích nguồn gốc ra đời, ý
nghĩa của chúng.
Hướng xem xét cấu trúc của tục ngữ, thành ngữ ở bình diện ngữ âm, bình diện
cú pháp có các tác giả như Nguyễn Thiện Giáp (1895), Nguyễn Đức Dân (1996),
Nguyễn Thái Hịa (1997), Cù Đình Tú (2001), Nguyễn Quý Thành (2001)...
Nguyễn Văn Nở (1998) với đề tài luận văn thạc sĩ “Thi pháp tục ngữ Việt
Nam”. Nội dung của cơng trình này chủ yếu tìm hiểu về đặc điểm thể loại, cấu trúc
của tục ngữ. Năm 2007, cũng chính tác giả đã thực hiện luận án tiến sĩ có đề tài
“Biểu trưng trong tục ngữ Việt Nam”. Tác giả chủ yếu đi sâu nghiên cứu về đặc

8


trưng thể loại, quan niệm về nghĩa biểu trưng, biện pháp tạo nghĩa biểu trưng, chất
liệu biểu trưng của tục ngữ Việt Nam.
Hướng so sánh, mô tả tục ngữ, thành ngữ Việt với tục ngữ, thành ngữ của các
dân tộc khác, có những bài viết của Nguyễn Lân (1993), Nguyễn Xuân Hòa (1999),
… Tục ngữ, thành ngữ còn được nghiên cứu trong sự so sánh đối chiếu với tục ngữ,
thành ngữ các nước. Ví dụ như Nguyễn Quý Thành (2001) đã có những đóng góp
nhất định khi đưa ra những câu tục ngữ, thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt với một số
dân tộc (Hoa, Anh, Đức, Pháp, Nga). Hay Lương Văn Hồng (2002) với cơng trình

Giới thiệu tục ngữ phương ngôn các nước.
Hướng nghiên cứu trên phương diện văn học dân gian, điển hình là các cơng
trình: Sách tục ngữ - tranh vẽ cuốn 1 (속담 그림책 1 권) của Hội nghiên cứu tục
ngữ (1997); Gim Gyeong Seon (1998) với Câu chuyện thành ngữ cổ sự (고사성어
이야기); Nghiên cứu tục ngữ chúng ta (우리속담연구) của Choe Chang Ryeol
(1999); Tục ngữ Hàn đọc qua một cuốn (한권으로 읽는 한국의 속담) của Park
Seong Suk (1999); Mỗi tục ngữ một câu chuyện (속담 하나 이야기 하나) của Im
Deok Yeon (2000)...
Về tục ngữ, thành ngữ Việt, từ giữa thế kỉ XX trở đi, có rất nhiều cơng trình
sưu tập, giới thiệu tục ngữ, thành ngữ lần lượt ra đời như cơng trình Tục ngữ lược
giải của Lê Văn Hòe (1952), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan
(1971)... Những công trình về sau càng có những đóng góp đáng kể trong việc bảo
tồn kho tàng tục ngữ, thành ngữ dân gian người Việt Nam và cũng đã đạt những
thành công trong việc giới thiệu được vốn tục ngữ, thành ngữ cổ truyền của dân tộc
đến với người đọc, người quan tâm. Trong số đó, có thể kể đến những cơng trình
của Nguyễn Lân (1997); Mã Giang Lân, Lê Chí Quế (1977); nhóm tác giả Chu
Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1993); nhóm tác giả Nguyễn Như Ý
(cb), Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (2002); Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ
Quang Hào (2003); Nguyên Ngọc (2005)...

9


Cho đến nay, ở Việt Nam có một vài cơng trình nghiên cứu về tục ngữ, thành
ngữ Hàn. Tiêu biểu là luận án tiến sĩ ngữ văn của Trần Văn Tiếng bảo vệ năm 2006
tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam TPHCM với đề tài “So sánh một số đặc điểm
cú pháp, ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Việt và tiếng Hàn”. Tuy nhiên, cơng trình này
chủ yếu nghiên cứu tục ngữ Hàn và tục ngữ Việt trên phương diện ngôn ngữ so
sánh, cụ thể là đi vào mặt cú pháp và ngữ nghĩa, chứ không đi sâu phân tích, lý giải
đặc trưng văn hóa dân tộc của hai nước thơng qua tục ngữ. Dường như chưa có

cơng trình nào nghiên cứu tục ngữ, thành ngữ dưới góc nhìn văn hóa mang tính quy
mơ và chun sâu. Vì vậy, đề tài của chúng tôi sẽ hướng đến nghiên cứu tục ngữ,
thành ngữ Hàn trên phương diện văn hóa ứng xử nhằm hiểu rõ cách thức ứng xử
của người Hàn và tìm ra những đặc trưng văn hóa dân tộc Hàn và đối chiếu những
đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt chứ không đi theo hướng so sánh ngôn ngữ.
Tục ngữ, thành ngữ với tư cách là đối tượng nghiên cứu của văn hóa học
Từ lâu, giới nghiên cứu đã nhận thấy được giá trị của tục ngữ, thành ngữ trong
việc thể hiện đặc trưng văn hóa dân tộc. Qua tục ngữ, thành ngữ, người ta thấy được
những giá trị văn hóa dân tộc, tâm lý, lối suy nghĩ của con người trong từng thời đại.
Các cơng trình nghiên cứu văn hóa Hàn thường được các tác giả trình bày theo
các khía cạnh như đất nước, xã hội, triết học, ngơn ngữ, văn học, văn hóa. Ví dụ
như trong cơng trình Tiếng Hàn và văn hóa Hàn (한국어와 한국문화) của Lee
Sang Oak (2009), tác giả đề cập đến nhiều vấn đề như “tổng quan về tiếng Hàn”
(한국어 개관), “lịch sử Korea” (한국사), “điều kiện tự nhiên và xã hội Korea”
(한국의 자연과 사회), “mỹ thuật Korea (한국미술), “âm nhạc Korea” (한국음악),
“văn học Korea” (한국문학), “văn hóa truyền thống (전통문화), “triết học Korea”
(한국철학). Về văn hóa, tác giả trình bày đặc điểm gia đình và thân tộc của người
Hàn (한국 가족과 친족의 특성) một cách khái quát, cơ bản. Hoặc nhóm tác giả
Choe Un Sik, Gim Gi Chang, Gim Hui Su, Gang Geol (2009) với cơng trình Korea,
người Korea và văn hóa Korea dành cho người nước ngồi (외국인을 위한 한국,

10


한국인 그리고 한국 문화) đã đề cập đến các mặt như vị trí địa lý tự nhiên, lịch sử,
tiếng Hàn, văn học, tơn giáo tín ngưỡng, văn hóa của Korea. Chúng tơi dựa vào các
cơng trình này để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Các cơng trình chun nghiên cứu về văn hóa Hàn cũng khá nhiều. Có thể kể
đến là cơng trình Nhập mơn Korea dành cho người nước ngồi và gia đình đa văn
hóa - Văn hóa của người Hàn toàn tập (외국인과 다문화 가족을 위한

한국입문서-통으로 읽는 한국문화) của Park Han Nah (2010). Cơng trình này đề
cập đến văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Hàn từ truyền thống đến
hiện đại. Trong đó, chúng tôi dựa vào các nội dung như “đặc trưng của gia đình
người Hàn” (한국가족의 상징), “quan hệ gia đình và lễ nghi” (가족관계와 예절)
để viết chương hai. Trong công trình Kim chi và IT của Kim Choong Soon (Nghiêm
Thị Bích Diệp - Vũ Ngọc Anh dịch) (2012), tác giả đề cập đến văn hóa Korea trong
mối liên hệ với hồn cảnh địa lý tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, tơn giáo tín
ngưỡng, giáo dục. Trong đó, những nội dung như “quan hệ họ hàng thân tộc, hôn
nhân và gia đình”, “đời sống nơng thơn truyền thống...” liên quan đến cơ sở hình
thành nên văn hóa ứng xử của người Hàn.
Cũng có các đề tài so sánh văn hóa dân tộc qua tục ngữ Hàn với tục ngữ của
dân tộc khác. Ví dụ như Yang Ji Sun (2007) với cơng trình Phương pháp giáo dục
tiếng Hàn qua so sánh tục ngữ Hàn Quốc và Đông Nam Á - Trọng tâm là so sánh
văn hóa (한국어 교육을 위한 한국과 동남아시아 속담 비교 연구 - 문화 비교를
중심으로).
Đa số đề tài luận văn ở Hàn Quốc đi theo hướng nghiên cứu phương pháp
giảng dạy tục ngữ, thành ngữ Hàn cho sinh viên nước ngoài, một số khác lại tập
trung vào phương pháp giảng dạy tiếng Hàn và văn hóa Hàn. Ví dụ như Gim Hyeon
Jeong (2002) với cơng trình Tìm hiểu phương pháp giảng dạy tiếng Hàn và văn hóa
qua tục ngữ (속담을 통한 한국어 문화 교육 연구); Bak Jin Gyeong (2004) với
cơng trình Tìm hiểu phương pháp giảng dạy tiếng Hàn, văn hóa qua ứng dụng tục

11


ngữ (속담을 이용한 한국어 문화 교육에 대한 연구); I Hyo Jeong (2007) với
cơng trình Phương pháp giảng dạy văn hóa tiếng Hàn qua việc sử dụng tục ngữ
(속담을 활용한 한국어 문화 교육 방안); Hwang Ji Min (2011) với cơng trình Tìm
hiểu phương pháp giảng dạy văn hóa Hàn và tiếng Hàn qua tục ngữ (속담을 통한
한국어와 한국문화 교육 방법 연구).

Các tác giả Việt Nam cũng có các cơng trình viết về văn hóa Hàn. Ví dụ như
trong cơng trình Tìm hiểu Hàn Quốc của Nguyễn Vĩnh Sơn (1996), đề cập đến văn
hóa của người Hàn; Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc của Nguyễn Long Châu (2000);
Tra cứu văn hóa Hàn Quốc của Hwang Gwi Yeon, Trịnh Cẩm Lan (2003); Một
vòng quanh các nước – Hàn Quốc của Nguyễn Vĩnh Bảo (biên dịch) (2005),... có
các nội dung về “phong tục tập quán”, “hệ thống xã hội” “đức tin, triết học, tôn giáo”
liên quan đến văn hóa ứng xử của người Hàn.
Trong những năm gần đây, các cơng trình nghiên cứu về văn hóa Hàn trong sự
so sánh với văn hóa Việt đang ngày càng gia tăng đáng kể về cả quy mơ và chất
lượng. Ví dụ như năm 2008, Hội thảo Hàn Quốc học khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương lần thứ IX: Hàn Quốc và Hàn Quốc học từ góc nhìn châu Á. Năm 2012, Hội
thảo khoa học quốc tế Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc: Từ quá khứ, hiện tại tới tương
lai (nhân kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt-Hàn)-International conference VietnamKorea relationship in the past, the present and the future. Trong cơng trình Những
vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng của Trần Ngọc Thêm (2013), văn hóa
Korea trong sự so sánh với văn hóa Việt Nam được tác giả nghiên cứu trên nhiều
khía cạnh. Cũng trong năm 2013, có Kỷ yếu Hội thảo Sự tương đồng và khác biệt
của văn hóa Hàn Quốc, Việt Nam và những tác động của nó đến sự giao lưu, hợp
tác kinh tế, xã hội, văn hóa Việt-Hàn,...
Về tác giả nghiên cứu ở lĩnh vực văn hóa Việt - tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân
tộc qua tục ngữ, thành ngữ, ca dao… tiêu biểu là Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn
Hành… Cho đến nay, có thể nói rằng đã có nhiều bài viết đề cập đến tục ngữ, thành
ngữ dưới góc độ văn hóa xoay quanh nhiều mảng đề tài như phản ánh đời sống văn

12


hóa, xã hội như Ca dao, tục ngữ Hà Nội và sự phản ánh lịch sử đấu tranh chống
giặc ngoại xâm (1984). Hay Hội làng xưa qua tục ngữ, ca dao của Yến Ly (1986);
Bước đầu tìm hiểu tên làng với tục ngữ, ca dao, dân ca của Nguyên Thanh (1986);
Qua tục ngữ, ca dao - tìm hiểu sự sành ăn khéo mặc của người Thăng Long, Hà Nội

của Nguyễn Xuân Kính (1990); Múa trong tục ngữ ca dao người Việt của Nghiêm
Chí (1993); Mơi trường tự nhiên, văn hóa và con người trong thành ngữ, tục ngữ
Nam Bộ của Nguyễn Văn Nở (2005),…
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi thực hiện đề tài này nhằm hướng đến hai mục đích nghiên cứu chính.
Thứ nhất là khái quát được một số nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử xã hội của
người Hàn qua tục ngữ, thành ngữ. Thứ hai là thơng qua tìm hiểu ý nghĩa, nguồn
gốc của các câu tục ngữ, thành ngữ để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt
giữa văn hóa ứng xử xã hội của người Hàn và người Việt. Ngồi ra, mục đích thiết
thực nhất, quan trọng nhất của đề tài chính là góp phần giúp cho sự hiểu biết văn
hóa của hai dân tộc Hàn và Việt.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là văn hóa ứng xử xã hội
thơng qua tục ngữ, thành ngữ.
Khơng gian nghiên cứu của luận văn chủ yếu là Korea (Triều Tiên), riêng giai
đoạn từ sau khi Korea đã được tách thành hai quốc gia độc lập (năm 1948): Cộng
hòa Hàn Quốc (Nam Hàn) và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) do
tình hình chính trị, xã hội phức tạp và chúng tơi chưa có điều kiện khảo sát rộng nên
chỉ giới hạn khảo sát trên phạm vi Hàn Quốc.
Vì đặc tính của tục ngữ, thành ngữ là được hình thành và tồn tại cùng với lịch
sử phát triển của xã hội nên thời gian nghiên cứu của luận văn chủ yếu là thời
truyền thống. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tìm hiểu một số tục ngữ, thành ngữ cận hiện đại để có cái nhìn bao quát về văn hóa dân tộc Hàn (thời kỳ tiếp xúc văn hóa

13


phương Tây - thế kỷ XVIII, XIX). Đối với phần so sánh với Việt Nam, chúng tôi
tập trung nghiên cứu trong phạm vi tục ngữ, thành ngữ của người Việt (Kinh).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Chúng tôi tin rằng với việc nghiên cứu văn hóa ứng xử của người Hàn qua tục

ngữ, thành ngữ có so sánh với người Việt sẽ giúp cho sinh viên Việt Nam học tốt
tiếng Hàn và hiểu biết văn hóa Hàn một cách sâu sắc hơn. Tương tự cũng góp phần
giúp cho sinh viên Hàn Quốc trong việc tìm hiểu tiếng Việt và văn hóa Việt. Đồng
thời đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài. Kết quả của luận văn sẽ góp phần xác định mối quan hệ giữa
ngơn ngữ, văn hóa và tư duy; góp phần vào việc biên soạn các giáo trình dạy tiếng
Hàn, nghiên cứu văn học dân gian, nghiên cứu văn hóa hai dân tộc Hàn - Việt.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong toàn
bộ đề tài để tiếp cận văn hóa ứng xử của người Hàn và người Việt như một hệ thống.
Trong đó, văn hóa ứng xử xã hội là một thành tố của hệ thống văn hóa.
Phương pháp loại hình dùng để làm sáng tỏ đặc điểm loại hình của mỗi nền
văn hóa, từ đó xác định loại hình văn hóa của người Hàn và người Việt.
Phương pháp liên ngành được sử dụng vì tục ngữ, thành ngữ là hiện tượng
đa phương diện, là đối tượng nghiên cứu của văn học dân gian, ngơn ngữ học, văn
hóa học nên chúng tơi vận dụng tri thức của ngành văn học dân gian, văn hóa dân
gian, ngôn ngữ, dân tộc học để triển khai, phân tích, tổng hợp tồn bộ nội dung của
đề tài một cách toàn diện.
Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm ra những nét tương đồng và dị
biệt giữa văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình và quan hệ xã hội của người Hàn
và người Việt Nam. Từ đó khái quát thành những nét đặc trưng trong văn hóa của
hai bên thể hiện qua tục ngữ, thành ngữ.

14


 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chủ yếu là các tác phẩm, cơng trình nghiên cứu về văn hóa, văn
hóa ứng xử, văn hóa dân gian, tục ngữ, thành ngữ của người Hàn và người Việt.

Bên cạnh đó, cịn có tư liệu mở rộng khác là các tác phẩm về địa lí tự nhiên,
lịch sử, ngơn ngữ, tư tưởng phương Đơng, tơn giáo tín ngưỡng, phong tục tập
qn… Ngồi ra, cịn có những kiến thức, kinh nghiệm thực tế và phương tiện
thông tin đại chúng trong thời gian tác giả học và làm việc với người Hàn.
7. Bố cục của luận văn
Về nội dung, ngoài phần dẫn nhập, kết luận và phụ lục, luận văn bao gồm ba
chương.
Chương một (Cơ sở lý luận và thực tiễn) giới thiệu một số khái niệm, thuật
ngữ liên quan đến tên đề tài và giới thiệu tổng quan về văn hóa Korea và Việt Nam
theo khơng gian, chủ thể và thời gian. Mục đích của chương này là làm cơ sở cho
những luận điểm, luận cứ sẽ được trình bày ở phần trọng tâm của luận văn trong các
chương sau.
Chương hai (Văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình), chương ba (Văn hóa
ứng xử trong quan hệ xã hội) là phần chính của luận văn. Nội dung chương hai và
chương ba nhằm xác định cách thức ứng xử trong quan hệ gia đình và xã hội của
người Hàn, bên cạnh đó có sự so sánh, đối chiếu với Việt Nam để tìm ra sự tương
đồng và khác biệt của hai dân tộc. Từ đó khái quát lên những đặc điểm văn hóa ứng
xử truyền thống của người Hàn và người Việt.

15


CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Văn hóa ứng xử
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Từ cổ chí kim, từ Đơng sang Tây đã có rất nhiều định nghĩa về “văn hóa”. Ở
phương Tây hay phương Đơng, “văn hóa” là một khái niệm được hiểu theo nhiều
phương diện, bình diện, và giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong Từ điển thuật ngữ
Nhân loại (Dictionary of concepts in cultural anthropology), Robert H. Winthrop
(1991) viết:


“Văn hóa: (1) một nhóm những khả năng để phân biệt các nhà thơng thái là
một nhóm và là nền tảng của phương thức THÍCH NGHI. (2) Sản phẩm học được,
tích lũy của mọi cuộc sống xã hội. (3) Các hệ thống đặc biệt về tư duy, hành động,
và giá trị, thể hiện nét đặc trưng của các thành viên trong một nhóm xã hội hoặc
một xã hội. (4) Một loạt các khái niệm không tương hợp lẫn nhau, phát triển sau
Thế chiến II: (a) trong ngành NHÂN CHỦNG HỌC xã hội, đó là những cách sắp
đặt niềm tin và PHONG TỤC mà thơng qua đó các mối quan hệ xã hội được biểu
đạt; (b) trong các nghiên cứu vật chất, đó là nhóm các kiến thức, kỹ thuật và hành
vi mà thơng qua đó con người thích nghi với thế giới tự nhiên; (c) trong KHOA
HỌC DÂN TỘC, văn hóa là một hệ thống các tiêu chuẩn về hành vi được coi là có
quyền lực trong một xã hội; (d) trong nghiên cứu biểu tượng, đó là một hệ thống
những ý nghĩa mà thơng qua đó diễn giải đời sống xã hội" [130, tr.50].
“Văn hóa mang nghĩa là trồng trọt được suy ra từ phép ẩn dụ về ruộng đất cổ
và đầy quyền lực. Từ văn hóa trong Tiếng Anh, và từ tương ứng trong tiếng Pháp,
Tây Ban Nha, tiếng Đức đều bắt nguồn từ tiếng La-tinh colo, trồng trọt, nó khơng
chỉ có ý nghĩa là canh tác đất đai mà còn mở rộng với ý nghĩa giữ gìn, chăm sóc,
ni dưỡng hay đào luyện mọi nghiên cứu đặc biệt, nhằm tôn vinh thờ phượng bất
kỳ vị thần nào” [130, tr.51].

16


Trong Từ điển hàn lâm về Văn hóa học (The sage dictionary of Cultural
studies), Chris Barker (2004) viết:
“Văn hóa là một khái niệm phức tạp và còn nhiều tranh luận vì nó khơng miêu
tả cụ thể một thực thể nào trong thế giới vật thể độc lập. Thay vào đó văn hóa nên
được xem là một khái niệm linh hoạt mô tả hoạt động của nhân loại theo những
cách riêng biệt và khác nhau với nhiều mục đích” [127, tr. 44].
Trong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy, “văn hóa” được Edward Tylor (Huyền

Trang dịch (2001) định nghĩa như sau: “Văn hóa, hay văn minh, theo nghĩa rộng về
tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với
tư cách một thành viên của xã hội” [44, tr.13].
“Văn hóa” theo Klemm trong Lịch sử lý thuyết dân tộc học (hai tập xuất bản
năm 1843-1852) “gồm phong tục tập quán, kiến thức và kỹ xảo, sinh hoạt gia đình
và sinh hoạt cộng đồng thời bình, thời chiến, tơn giáo, khoa học và nghệ thuật”
[Dẫn lại theo Chu Xuân Diên (2008), tr. 35].
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cũng đưa ra quan điểm của mình về “văn hóa”.
Theo Jang Gi Beom (2010), “Văn hóa được tạo thành bởi đa dạng các hoạt động
được xem là quan trọng đối với sự phát triển của thế giới. Đó là văn minh như nghệ
thuật, triết học và tinh thần nhân loại. Một nền văn hóa được thể hiện ra qua xã hội
mang đặc trưng hay phương thức sống, nghệ thuật… Văn hóa của một đoàn thể,
một tổ chức được tạo ra bởi phương thức hành động thông thường hay phong tục,
tập quán của các thành viên trong tập thể đó. Văn hóa chỉ ra thái độ hay hành động
đặc trưng của một đoàn thể, tổ chức xã hội…”[148, tr. 19-37].
Theo Han Tae Mun (2011), “Văn hóa” là thứ học được và truyền lại từ xã hội,
thuộc vào sự hiểu biết trong học tập, không phải là di truyền trong tư tưởng hay
cách thức sống, nó chỉ tồn tại trong xã hội lồi người. Nó bao gồm từ vấn đề ăn,
mặc ở đến ngôn ngữ, phong tục, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, chế độ”[155, tr. 147].

17


Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ “văn hóa”. Theo Trần
Ngọc Thêm (1999, 2001, 2013): “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [104,
tr.10], [105, tr. 25], [108, tr. 56].
Theo Đào Duy Anh (2004): “Văn hóa là những giá trị biểu hiện cuộc sinh

hoạt mạnh mẽ của loài người, trong cả các phương diện vật chất, tinh thần và xã
hội” [10, tr.692].
Dù có hàng trăm định nghĩa, khái niệm về “văn hóa” nhưng chúng tơi nhận
thấy tất cả đều có những điểm chung. Hầu hết các định nghĩa về văn hóa đều hàm
chứa hai yếu tố là do con người sáng tạo và có giá trị vật chất hay tinh thần. Nói đến
“văn hóa” là nói đến văn hóa của con người, xã hội, cộng đồng loài người. Con
người là chủ thể sáng tạo văn hóa và bản thân con người cũng là kết quả của quá
trình phát triển văn hóa. Văn hóa có tính lịch sử, tính lưu truyền, tính khn mẫu.
1.1.2. Khái niệm ứng xử
Nếu có hàng trăm định nghĩa, khái niệm về “văn hóa” thì cũng có khơng ít các
định nghĩa, khái niệm về “ứng xử”. “Ứng xử” là một trong những phạm trù trung
tâm của tâm lý học con người. Tư tưởng về “ứng xử” được đề cập đến từ thời cổ đại
qua thời kỳ phục hưng và đến giữa thế kỷ XX. Các khái niệm, bản chất “ứng xử”
chưa bao giờ thống nhất hoàn toàn. Mỗi tác giả đề cập đến một mặt, một khía cạnh
nào đó của hoạt động ứng xử.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi giới hạn khái niệm “ứng xử”
tương đương với khái niệm “lối sống”.
Nhiều nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa về “lối sống”, chẳng hạn như
G.Glezerman cho rằng: “Lối sống là tổng hòa những nét cơ bản, nói lên những đặc
điểm của các hoạt động sống của xã hội, dân tộc, giai cấp, các nhóm xã hội, các cá
nhân trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định” [Dẫn lại theo Nguyễn Thanh
Tuấn 2009, tr.9-10]. Tiến sĩ triết học Xô Viết V.I. Tônxtưkhơ định nghĩa: “Lối sống

18


là những hình thức cố định, điển hình của hoạt động sống cá nhân và tập đoàn của
con người; những hình thức ấy nói lên các đặc điểm về sự giao tế, hành vi và nếp
nghĩ của họ trong các lĩnh vực lao động, hoạt động xã hội - chính trị, sinh hoạt và
giải trí” [Dẫn lại theo Nguyễn Thanh Tuấn 2009, tr.10]. Theo Z. Dunốp, “lối sống

trước hết là những điều kiện trong đó con người tự tái sản xuất về mặt sinh hoạt
cũng như về mặt xã hội. Đó là tồn bộ những hình thức hành vi hàng ngày, ổn định
và điển hình của con người” [Dẫn lại theo Nguyễn Thanh Tuấn 2009, tr.10].
Trong báo cáo tổng kết chương trình nghiên cứu về văn hóa, văn minh, mã số
KX - 06 (1991 - 1995) có quan điểm cho rằng: “Lối sống, trong một chừng mực
nhất định, là cách ứng xử của những người cụ thể của môi trường sống” [Dẫn lại
theo Nguyễn Thanh Tuấn 2009, tr.13].
Theo chúng tôi, “ứng xử” là cách thức xử lý, đối ứng với các tình huống cuộc
sống của con người trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và bản thân.
1.1.3. Khái niệm văn hóa ứng xử
Có rất nhiều định nghĩa về “văn hóa ứng xử”. Đứng ở những góc độ khác nhau
sẽ có khái niệm về “văn hóa ứng xử” khác nhau. Đỗ Long (2008) viết: “Văn hóa
ứng xử là một trong những dạng thức của đời sống văn hóa. Có thể hiểu văn hóa
ứng xử là hệ thống thái độ và hành vi được xác định để xử lý các mối quan hệ giữa
người với người trên các căn cứ pháp lý và đạo lý nhằm thúc đẩy nhanh sự phát
triển của cộng đồng, của xã hội” [41, tr.73].
Nguyễn Thanh Tuấn (2009) viết: “Cho đến nay, ở nước ta các cách tiếp cận
triết học, xã hội học, văn hóa học là các hướng tiếp cận chính trong nghiên cứu văn
hóa lối sống, văn hóa ứng xử” [79, tr.19].
Theo Trần Ngọc Thêm (1999, 2001, 2013) cho rằng nội hàm của “văn hóa ứng
xử” gồm có hai phần: Văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử
với môi trường xã hội [104, tr. 186-226], [105, tr. 341-423], [108, tr. 63].

19


Tóm lại, theo chúng tơi, “văn hóa ứng xử” là hệ thống thái độ, hành vi của con
người được xã hội thừa nhận, thể hiện trong mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, xã hội và bản thân.
1.2. Tục ngữ, thành ngữ và hướng nghiên cứu văn hóa dân tộc qua tục

ngữ, thành ngữ
1.2.1. Tục ngữ, thành ngữ
Trước hết, về khái niệm tục ngữ, theo sự tìm hiểu của chúng tơi, các nhà
nghiên cứu ở Korea dường như ít quan tâm đến công việc phân biệt giữa tục ngữ và
thành ngữ hoặc nếu có phân biệt thì cũng ở một mức độ hạn chế.
Nam Gi Sim (2003) viết: “Tục ngữ là lời nói ngắn gọn mang tính tỷ dụ, so
sánh sự thật nào đó trong mối quan hệ giữa người với người” [5, tr. 217].
Gim Do Hwan (2009) viết: “Tục ngữ thường được chúng ta liên tưởng với
các khái niệm như “tục ngôn, dị ngôn, phi ngôn”, và đã được sử dụng như là những
khái niệm tương tự với “tục ngữ”.... Trong nhiều cuốn từ điển của Hàn Quốc có
nhiều câu khơng phải là tục ngữ đang được coi là tục ngữ [2, tr. 5-6].
Trong khi đó, nhiều tác giả còn đồng nhất hai thuật ngữ này là một. Theo
nhóm tác giả Choe Un Sik, Gim Gi Chang, Gim Hui Su (2009), “Tục ngữ là lời nói
quen thuộc, thường dùng (thành ngữ) được đúc kết từ kinh nghiệm trong cuộc sống
của nhân dân và được thể hiện ngắn gọn, mang tính so sánh” [152, tr.169].
Trong cơng trình “4000 tục ngữ tiếng mẹ đẻ” (2009) định nghĩa: “Tục ngữ với
nghĩa rộng là ngôn ngữ truyền miệng được sáng tạo trong cuộc sống của những
người dân thường, là những lời được trích dẫn trong danh ngơn hay những bức thư
cổ... của các bậc thánh hiền hay các văn sĩ, các nhà trí thức”; “tục ngữ trong
nghĩa hẹp, dựa trên sự giáo huấn, cơ trí, sự tưởng tượng, sự cảnh báo, tỷ dụ, châm
biếm, dựa trên cách gọi ngôn ngữ truyền miệng mang tính bình dân, gần gũi…có
thể định nghĩa tục ngữ là thành ngữ, qn dụng ngữ1 với tính bình dị và tính ẩn
1

Những chỗ được in đậm trong mục 1.2.1. là do chúng tôi muốn nhấn mạnh.

20


dụ” [8, tr.5-7]. Hơn nữa, nhóm tác giả của cơng trình này khơng những đồng nhất

khái niệm “tục ngữ” với khái niệm “thành ngữ” mà còn đồng nhất với cả khái niệm
“cách ngơn” - “đó chỉ là cách ngơn của nhân dân” [8, tr. 7].
Từ xưa đến nay, tục ngữ đã là đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu văn
học, ngôn ngữ học, triết học, xã hội học, nhân chủng học, luật học… Họ đã đầu tư
nhiều công sức tìm tịi, nghiên cứu và đã đưa ra nhiều định nghĩa. Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào khả dĩ được chấp nhận một cách thống
nhất. Sở dĩ có điều này là vì tục ngữ là một thực thể ngôn ngữ “kết tinh nhiều mặt”:
tư duy, tư tưởng, truyền thống, xã hội, ngôn từ…
Theo chúng tôi, ngay cả vấn đề phân loại tục ngữ cũng nên có cái nhìn tồn
diện, kết hợp với các ngành nghiên cứu khác nhau. Không thể xem tục ngữ là hiện
tượng nào đó đơn nhất mà cần coi tục ngữ là một thực thể đa hiện tượng.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều định nghĩa về “tục ngữ”.
Chu Xuân Diên (cb), Lương Văn Đang, Phương Tri (1993) viết: “Tục ngữ là một
hiện tượng ý thức xã hội. Mỗi người dân trong một xã hội nhất định đều có thể ít
hay nhiều tích lũy trong trí nhớ và hay dùng đến một số câu tục ngữ nhất định phù
hợp với kinh nghiệm sống và lý tưởng sống của người ấy...” [14, tr.52].
Vũ Ngọc Phan (1994) trong công trình Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam định
nghĩa: “Tục ngữ là những câu thông tục, thiên về diễn ý, đúc kết một số ý kiến dựa
theo kinh nghiệm, dựa theo luân lý và công lý để nhận xét về con người và xã hội,
hay dựa theo trí thức để nhận xét về con người và vũ trụ” [28, tr.40].
Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Diệp (1999) trong cơng
trình Văn học Việt Nam văn học dân gian những cơng trình nghiên cứu định nghĩa
về tục ngữ như sau: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp
điệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa, thể hiện những kinh nghiệm của nhân
dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân áp dụng vào
đời sống, tư duy và lời ăn tiếng nói hàng ngày” [31, tr.242].

21



Trong luận văn, chúng tôi dựa vào định nghĩa của các nhà nghiên cứu văn hóa
dân gian như Vũ Ngọc Phan, Chu Xuân Diên, Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Xuân Kính…
để nghiên cứu.
Về khái niệm “thành ngữ”, trong tiếng Hàn thường được gọi bằng nhiều tên
gọi như “관용어, 관용구, 숙어” và được dịch sang tiếng Anh là “an idiom, an
idiomatic phrase” (theo Từ điển Naver). Ngồi ra khi tìm hiểu tục ngữ, thành ngữ
Hàn, chúng tơi cịn tiếp cận được một bộ phận tục ngữ, thành ngữ gốc Hán được
người Hàn gọi là “고사성어” (故事成語 - thành ngữ cổ sự) và khi tham khảo
trong Từ điển Naver, khái niệm này được dịch sang tiếng Anh là “idiom originated
in [derived from] an ancient event”.
Đặc biệt từ “숙어” trong Từ điển Naver dịch là “관용어, 관용구, 성어” và
dịch ra tiếng Việt thì “숙어” có nghĩa là “thành ngữ, quán ngữ”.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng có sự phân biệt giữa tục ngữ và thành
ngữ. Trong cơng trình Tục ngữ Việt Nam của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang,
Phương Tri (1993) “Tuy tục ngữ và thành ngữ đều là những đơn vị ngôn ngữ ở
dạng làm sẵn và khi được vận dụng vào ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết đều thể hiện
được những đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc, nhưng thành ngữ được dùng để diễn đạt
các khái niệm, còn tục ngữ thì lại được dùng để diễn đạt những tư tưởng kết tinh
những kinh nghiệm sống và lối suy nghĩ dân tộc về các vấn đề của cuộc sống” [14,
tr.175].
Vũ Ngọc Phan (1994) viết: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một
nhận xét, một kinh nghiệm, một ln lý, một cơng lý, có khi là một sự phê phán. Còn
thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người quen
dùng, nhưng tự riêng nó khơng diễn được một ý trọn vẹn” [28, tr.39].
Nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng người đầu tiên phân biệt tục ngữ và
thành ngữ là Dương Quảng Hàm. Trong quyển Việt Nam văn học sử yếu viết: “Một
câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì;

22



cịn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý hoặc tả một
trạng thái gì đó cho có màu mè” [Dẫn lại theo Chu Xuân Diên (2008), tr.221].
Theo chúng tôi, thành ngữ là những cụm từ có hàm ý so sánh hay nhận xét,
phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống và được mọi người thường dùng
những trường hợp nhất định.
1.2.2. Hướng nghiên cứu văn hóa dân tộc qua tục ngữ, thành ngữ
Thiết nghĩ việc phân biệt tục ngữ và thành ngữ là công việc của các nhà nghiên
cứu ngôn ngữ, riêng trong đề tài của chúng tơi, đó khơng phải mục đích nghiên cứu
mà chúng tơi hướng đến, mục đích của đề tài là tìm hiểu văn hóa ứng xử của người
Hàn thông tục ngữ, thành ngữ. Điều quan trọng theo chúng tơi suy nghĩ, đó là tục
ngữ, thành ngữ và tất cả các thể loại văn học dân gian khác đều mang tính giáo dục
rất cao. Về hình thức mang tính thẩm mĩ cao, về nội dung rất phong phú, đa dạng.
Như nhận định của nhóm tác giả Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xn
Thành (2002): “có thể tìm thấy trong các thể loại này những quan điểm về cái đẹp,
cái, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái đạo lý, cái phi đạo lý và những đặc tính tư duy, lối
sống, tính cách của dân tộc” [74, tr.7].
Hơn nữa, thực tế khi khảo sát ý nghĩa các câu tục ngữ Hàn dịch sang tiếng Việt
có thể tương ứng với thành ngữ trong tiếng Việt nên chúng tôi quyết định chọn cả
tục ngữ và thành ngữ để làm cơ sở tư liệu nghiên cứu cho đề tài. Nhóm tác giả Chu
Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1993) cho rằng việc nghiên cứu cách sử
dụng tục ngữ trong ngôn ngữ văn học thường được thực hiện chung với việc nghiên
cứu cách sử dụng thành ngữ trong ngôn ngữ văn học. Và nhóm tác giả này đã nhận
định: “Làm như vậy là đúng vì đứng về một phương diện nhất định mà xét thì tục
ngữ cũng là một hiện tượng ngơn ngữ như thành ngữ” [14, tr. 45].
Đứng trên những phương diện khác nhau sẽ có những cách giải thích về tục
ngữ và thành ngữ khác nhau. Tuy nhiên, qua khảo sát các định nghĩa và khái niệm,
chúng tôi nhận thấy cả tục ngữ và thành ngữ đều là những triết lý nhân văn được
đúc kết bởi các tác giả dân gian qua nhiều thời đại, được nhiều thế hệ lưu truyền và


23


làm theo. Nói cách khác, tục ngữ, thành ngữ chính là một bộ phận của văn hóa nói
chung và là bộ phận của văn hóa dân gian nói riêng. Trong tục ngữ, thành ngữ, văn
hóa dân tộc được phản ánh chân thật và rõ nét. Đó cũng chính là hướng nghiên cứu
của chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Đồng thời, chúng tơi cịn thực hiện nghiên
cứu so sánh đối chiếu giữa văn hóa dân tộc Hàn và văn hóa dân tộc Việt qua tục
ngữ, thành ngữ.
1.3. Định vị hệ tọa độ văn hóa Korea (so sánh với Việt Nam)
Trần Ngọc Thêm trong cơng trình Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng
dụng viết: “Văn hóa và tính cách của dân tộc ln là một hệ thống, nó bị chi phối
bởi những yếu tố khách quan và chủ quan thuộc môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội mà dân tộc đó tồn tại và trải qua” [108, tr.352]. Cũng theo Trần Ngọc Thêm,
nguồn gốc của văn hóa Hàn chủ yếu được quy định bởi ba yếu tố: mơi trường sống
khắc nghiệt, nguồn gốc dân tộc ít nhiều mang trong mình chất du mục (nhiều chất
động hơn chất tĩnh), loại hình kinh tế chủ yếu trong suốt trường kỳ lịch sử là nông
nghiệp lúa nước2.
1.3.1. Không gian văn hóa3
Về vị trí địa lí, Korea nằm ở phía Đơng Bắc lục địa châu Á, phía Bắc giáp
Trung Quốc và Nga; phía Tây giáp biển Hồng Hải (biển Vàng); phía Đơng giáp

2

Xem Trần Ngọc Thêm (2013), Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng, NXB. Văn hóa-Văn nghệ,
TPHCM, tr.352.
3
Các số liệu về Hàn Quốc được chúng tơi tổng hợp từ các sách: Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc (2000) của
Nguyễn Long Châu, NXB. Giáo dục; Tra cứu văn hóa Hàn Quốc (2003) của Hwang Gwi Yeon, Trịnh Cẩm
Lan, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội; Nghiên cứu Hàn Quốc, người Hàn Quốc, văn hóa Hàn Quốc dành cho

người nước ngoài (2009) (외국인을 위한 한국, 한국인 그리고 한국 문화) của Choe Un Sik, Gim Gi
Chang, Gim Hui Su, Gang Geol, NXB. Bogosa; Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng (2013) của
Trần Ngọc Thêm, NXB. Văn hóa-Văn nghệ, TPHCM. Và các số liệu về Việt Nam được chúng tôi sử dụng từ
các sách: Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á (1993) của Đinh Gia Khánh,
NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội; Thiên nhiên Việt Nam (2002) của Lê Bá Thảo, NXB. Giáo dục; Văn hóa
vùng và các vùng văn hóa Việt Nam (2004) của Ngơ Đức Thịnh, Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, NXB.
Trẻ; Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng (2013) của Trần Ngọc Thêm, NXB. Văn hóa-Văn nghệ,
TPHCM; Cổng thơng tin điện tử của Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Đại sứ quán
của nước CHXHCN Việt Nam tại Vương Quốc Thụy Điển:
[ và
[ />
24


biển Nhật Bản (biển Đông). Trên cả ba vùng biển (Đơng, Nam và Tây) xung quanh
đất liền đều có rất nhiều vũng, vịnh và vô số đảo lớn nhỏ (khoảng hơn 3000 đảo).
Việt Nam là quốc gia nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm
của khu vực Đông Nam Á.
Như vậy, Korea và Việt Nam không nằm gần nhau, thuộc hai tiểu khu vực là
Đông Bắc Á và Đơng Nam Á. Tuy nhiên, phía Bắc của cả hai đều tiếp giáp Trung
Quốc, cùng chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Do vậy, đặc điểm văn hóa của hai
bên vừa mang yếu tố bản địa vừa mang yếu tố tiếp biến từ văn hóa Trung Hoa.
Về địa hình, khoảng 70% lãnh thổ của bán đảo Triều Tiên là núi đá. Có trên
dưới 70 ngọn núi cao từ 700m đến 2744m. Những dãy núi hùng vĩ chạy dọc theo bờ
biển phía Đơng, kéo dài xuống tận miền Nam của Korea. Điển hình là núi Taebaek
(Thái Bạch) với các ngọn núi cao trên 2000m, núi Baekdu (Bạch Đầu) cao 2744m,
núi Halla cao 1950m. Những dãy núi này có rất nhiều dạng đất đá, nhiều dạng kiến
tạo địa chất khác nhau như những sườn đá granite, hàng loạt những mỏm đá granite
hay đá hoa cương cao chọc trời với những hẻm núi hay những thung lũng hẹp và
sâu hút. Kim Choong Soon đã thuật lại nhận định của ông Shannon McCune - một

nhà địa lý và cũng là một chuyên gia Hàn Quốc học như sau: “Hệ thống núi của
Triều Tiên có một số đoạn cao hơn 6000 foot (hơn 4800m)… Khơng có những khu
vực đồng bằng đủ rộng để được đặt tên và chủ yếu là địa hình dốc” [47, tr.214].
Tồn bán đảo có 4 sơng lớn: sơng Yalu (Áp Lục Giang), sông Daedong (Đại
Đồng Giang), sông Nakdong (Lạc Đông Giang) và sông Hàn (Hàn Giang). Tuy
nhiên, do ngăn cách bởi các vách núi lớn nên Korea khơng có đồng bằng rộng lớn.
Jeong Nam Song viết: “Hàn Quốc là một nước mà đồi núi chiếm 2/3 diện tích cả
nước, đất nông nghiệp chỉ chiếm 22% (13,2 % là đất ruộng, khoảng 9% là đất vườn)
cho thấy điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp như
Việt Nam” [Dẫn lại theo Nguyễn Văn Tiệp, Lưu Thụy Tố Lan (2013), tr. 249].
Địa hình Việt Nam đa dạng đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Việt
Nam có một mạng lưới sơng ngịi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10km). Hai sông

25


×