Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Tư tưởng chính trị đạo đức trong bộ luật hồng đức của lê thánh tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 192 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--

***--

ĐINH VĂN CHIẾN

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - ĐẠO
ĐỨC TRONG BỘ LUẬT HỒNG
ĐỨC CỦA LÊ THÁNH TƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--

***--

ĐINH VĂN CHIẾN

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC
TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC CỦA
LÊ THÁNH TÔNG
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học
PGS,TS. TRỊNH DỖN CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, chưa được
ai công bố, dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Trịnh Dỗn Chính. Tư liệu
trong luận văn là hoàn toàn trung thực.

Người cam đoan

ĐINH VĂN CHIẾN  


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................. 11

Chương 1: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ
Q TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC
TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC CỦA LÊ THÁNH TÔNG

1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC
CỦA LÊ THÁNH TÔNG ............................................................................. 11

1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội Đại Việt thế kỷ XIV-XV với
sự hình thành, phát triển tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ

luật Hồng Đức của Lê Thánh Tơng ............................................ 12
1.1.2. Điều kiện văn hóa và nền giáo dục khoa cử Đại Việt thế kỷ XIV-XV
với sự hình thành, phát triển tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ
luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông ........................................... 33
1.2. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC TRONG BỘ LUẬT HỒNG
ĐỨC CỦA LÊ THÁNH TÔNG .................................................................... 37

1.2.1. Tư tưởng đức trị và pháp trị truyền thống Đại Việt với việc hình
thành tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của
Lê Thánh Tông ......................................................................... 38
1.2.2. Tư tưởng chính trị của Nho gia và Pháp gia với việc hình thành
tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của Lê
Thánh Tông ................................................................................ 49
1.2.3. Bộ luật Hồng Đức, thân thế sự nghiệp và q trình hình thành
tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của Lê
Thánh Tông ................................................................................ 70
Kết luận chương 1 .............................................................................. 80


Chương 2: NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ TƯ
TƯỞNG CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC
CỦA LÊ THÁNH TÔNG

2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC TRONG BỘ
LUẬT HỒNG ĐỨC CỦA LÊ THÁNH TÔNG ............................................ 83

2.1.1. Tư tưởng đức trị qua đường lối trị nước trong Bộ luật Hồng Đức
của Lê Thánh Tông ................................................................... 84
2.1.2. Tư tưởng pháp trị qua đường lối trị nước trong Bộ luật Hồng Đức

của Lê Thánh Tông ................................................................. 122
2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - ĐẠO
ĐỨC TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC CỦA LÊ THÁNH TÔNG ........... 142

2.2.1. Đặc điểm chủ yếu tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật
Hồng Đức của Lê Thánh Tông................................................ 142
2.2.2. Giá trị lịch sử và hạn chế trong tư tưởng chính trị - đạo đức trong
Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông ................................... 162
Kết luận chương 2 ........................................................................... 171
KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................... 174
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. 179




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, chưa được
ai công bố, dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Trịnh Dỗn Chính. Tư liệu
trong luận văn là hoàn toàn trung thực.

Người cam đoan

ĐINH VĂN CHIẾN


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính trị là toàn bộ những hoạt động liên quan đến các mối quan hệ

giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là
vấn đề giành, giữ chính quyền; là duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, là
sự tham gia vào cơng việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức,
nhiệm vụ, và nội dung hoạt động của nhà nước [100, tr.478].
Chính trị là một lĩnh vực thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội bao gồm:
hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, các đảng phái, xuất hiện khi xã hội phân chia
thành các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế.
Với tư cách là một bộ phận cấu thành của đời sống xã hội, lịch sử đã
chứng minh chính trị ln ở trong trạng thái động. Tính năng động của chính
trị được thể hiện thơng qua trục xoay cơ bản nhất là vấn đề giành, giữ, tổ chức
và sử dụng quyền lực của nhà nước. Điều đó đã được các nhà tư tưởng khái
quát lại thành các khuynh hướng, các trào lưu, các học thuyết chính trị, phản
ánh địa vị, lợi ích của các giai cấp, các tập đoàn người trong lịch sử phát triển
xã hội loài người từ cổ đại đến hiện đại. Mỗi học thuyết đó có thể làm nên sự
hưng thịnh hay suy vong của quốc gia. Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng: “Nếu
khơng có chính trị đúng, thì một giai cấp nhất định nào đó khơng thể giữ vững
nền thống trị của mình và do đó khơng thể hồn thành nhiệm vụ kinh tế của
mình” [80, tr.159]. Bởi vì chính trị là tham gia, là chỉ đạo nhà nước, là xác
định những hình thức, những nhiệm vụ và nội dung hoạt động của nhà nước.
Ở Việt Nam, trong suốt tiến trình lịch sử, đặc biệt thời kỳ cách mạng
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất là thời kỳ đổi mới
hiện nay; do nhận thức được vị trí và vai trị xây dựng hệ thống chính trị là cơ
sở nền tảng vững chắc đưa Việt Nam phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam,
một mặt chủ trương phát triển tồn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã


2
hội, khoa học và cơng nghệ, văn hóa và giáo dục - đào tạo, và đặc biệt đẩy
mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm: “Xây dựng nước ta
thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh

tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển lực lượng
sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc”
[17, tr.18]; mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã rất chú trọng xây
dựng và hồn thiện thể chế chính trị, kiện toàn hệ thống luật pháp, hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng, mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Để xây dựng được hệ thống chính trị, pháp luật có hiệu lực, hiệu quả
chúng ta phải tiếp thu những giá trị tinh hoa của thời đại, đồng thời phải biết
kế thừa những giá trị tư tưởng chính trị - đạo đức của cha ông trong suốt tiến
trình dựng nước và giữ nước, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm lịch
sử cụ thể của cách mạng Việt Nam hiện nay. Đó cũng là triết lý của sự phát
triển xã hội hài hịa và bền vững. Bởi vì, văn hóa pháp luật nói chung và giá
trị tư tưởng chính trị - đạo đức của dân tộc Việt Nam nói riêng khơng chỉ là
động lực phát triển xã hội mà còn là nguồn lực nội sinh, để chúng ta tiếp nối
và phát huy sức mạnh truyền thống đó trong cơng cuộc đổi mới, hồn thiện hệ
thống chính trị pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế
với những biến động chính trị hết sức phức tạp hiện nay.
Trong dịng chảy lịch sử Việt Nam, dân tộc ta đã trải qua nhiều giai
đoạn biến đổi xã hội lớn lao. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong mỗi một giai
đoạn lịch sử đó đã xuất hiện những nhà tư tưởng, những nhà chính trị lớn như
Ngơ Quyền thời kỳ Tiền Lê, Trần Nhân Tông nhà Trần, Hồ Quý Ly nhà Hồ
và đặc biệt nhà tư tưởng tiêu biểu trong thời kỳ Hậu Lê đó là Lê Thánh Tơng.
Giải đáp nhiệm vụ lịch sử xã hội Đại Việt đặt ra ở thế kỷ XIV-XV là giữ vững
nền độc lập - thống nhất chủ quyền quốc gia dân tộc “an dân”, “trị nước” đưa
đất nước ổn định và phát triển, Lê Thánh Tông đã ban hành Bộ luật Hồng


3
Đức mang màu sắc chính trị - đạo đức đặc sắc, nó được xem như luồng sinh
khí mới cho sự phát triển trong dòng chảy lịch sử tư tưởng Việt Nam.

Với tố chất thơng minh vốn có, ơng đã căn cứ vào điều kiện thực tiễn
xã hội đương thời, dung hợp các nguồn tư tưởng từ quá khứ của dân tộc với
triết lý phong phú, sâu sắc, thâm trầm của Nho giáo, chặt chẽ của Pháp gia; để
sáng tạo nên hệ thống pháp luật đáp ứng được yêu cầu lịch sử. Tư tưởng
chính trị - đạo đức trong bộ luật của ông đã tạo nên những nét độc đáo và đặc
sắc riêng, ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử tư tưởng pháp luật Việt Nam. Nếu
bỏ qua những hạn chế lịch sử, những giá trị trong tư tưởng chính trị - đạo đức
của Lê Thánh Tơng vẫn có ý nghĩa quan trọng trong việc hồn thiện hệ thống
chính trị pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Từ những ý nghĩa lý luận và thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài “Tư tưởng
chính trị đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông” làm luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về tư tưởng của Lê Thánh Tông nói chung và tư tưởng
chính trị - đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của ơng nói riêng, hiện nay đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều bài viết khác nhau gián tiếp, trực tiếp với
các hình thức và mức độ khác nhau. Những cơng trình này phần lớn chủ yếu
tập trung đi vào nghiên cứu ở phương diện sử học, văn hóa và sự nghiệp
chính trị của Lê Thánh Tơng. Việc nghiên cứu về tư tưởng chính trị - đạo đức
trong Bộ luật Hồng Đức của ông thực sự chưa có hệ thống. Có thể khái qt
các cơng trình trên thành ba chủ đề chính như sau:
Thứ nhất, đó là những cơng trình khoa học trình bày và phân tích cuộc
đời, sự nghiệp, tư tưởng của Lê Thánh Tơng gắn với lịch sử xã hội Việt Nam.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, trước hết phải kể đến tác phẩm Đại Việt
sử ký toàn thư, tập 2. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1998; Lịch
sử Việt Nam cổ trung đại, do Huỳnh Công Bá chủ biên, Nxb. Thuận hóa, Huế,


4
xuất bản năm 2011; Lịch sử Việt Nam, do Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam

biên soạn, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1976; Đại
cương lịch sử Việt Nam, do Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu
Hãn chủ biên, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, xuất bản năm 2005; Lịch sử triết học
phương Đơng, do Dỗn Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
xuất bản năm 2012; Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, do Đinh Xuân Lâm
chủ biên, Nxb. Giáo dục; Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, do
Nguyễn Hùng Hậu chủ biên, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, xuất bản năm
2010; … Các công trình nghiên cứu trên đã trình bày, phân tích khái quát và
sâu sắc điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự ra đời và phát triển Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông gắn liền với
những biến cố lịch sử Đại Việt thế kỷ XIV - XV, giúp cho người đọc có cái
nhìn tổng quan hơn về Bộ luật Hồng Đức. Trong khi khẳng định điều kiện
lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội với những yếu tố tích cực và hạn chế đan
xen đã đưa đến sự ra đời Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông, cuốn Đại
cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, do Nguyễn Hùng Hậu chủ biên,
Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2010 đã nhận xét về điều kiện
lịch sử xã hội Đại Việt rằng: “Thời Lê sơ nhất là nửa đầu thế kỷ XV, đã xuất
hiện mâu thuẫn giữa tầng lớp võ tướng (khai quốc công thần) với hàng ngũ
quan văn xuất thân từ Nho học, giữ hai đường lối tổ chức xã hội, hai đường
hướng văn hóa phản ánh bước chuyển từ dựng nước, từ đó dẫn đến cái chết
thê thảm của các đại thần bên văn (Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo,
Nguyễn Xí, Nguyễn Chích, Nguyễn Trãi...) cũng như bên võ (Lê Sát, Lê
Ngân, Lê Thụ...)” [28, tr.296]. Nội dung cuốn sách này bao gồm 7 chương với
tổng cộng 473 trang cũng bàn đến điều kiện lịch sử, tuy nhiên nội dung cũng
chỉ dừng lại mức độ khái quát điều kiện lịch sử - xã hội tác động đến sự hình
thành tư tưởng chính trị - đạo đức của Lê Thánh Tơng. Tiếp đó, là cơng trình
Lịch sử tư tưởng Việt Nam, do Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb. Khoa học xã


5

hội, Hà Nội, xuất bản năm 1993, đã được tập thể tác giả kết cấu thành 7 phần,
23 chương. Trong đó, phần thứ ba với tiêu đề Tư tưởng thời kỳ phục hồi và
xây dựng quốc gia độc lập (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV), tác giả đã đi vào trình
bày, phân tích những bước phát triển mới của các nhà tư tưởng từ thế kỷ X
đến thế kỷ XIV về các mặt như tư tưởng chính trị - xã hội (trong Chương
VIII), hay tư tưởng Nho giáo, và sự phê phán Phật giáo ở cuối thế kỷ XIV
(trong chương XI). Từ sự phân tích khá sâu sắc về lịch sử tư tưởng từ thế kỷ
thứ X đến thế kỷ XIV, tác giả đi đến nhận định: “Đây thực sự là một thời kỳ
mà các khuynh hướng tư tưởng ở Việt Nam phát triển một cách sôi nổi đầy
sinh và hào khí của một dân tộc đã giành được độc lập tự chủ. Những thành
tựu về mặt nhận thức tư tưởng của dân tộc ta lúc này gắn liền với những thắng
lợi huy hồng của cơng cuộc dựng nước, giữ nước và thực hiện thống nhất
nước nhà. Chính những nhu cầu của công cuộc dựng nước và giữ nước đó đã
quy định nội dung và xu thế phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam đương thời.
Những bước phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa của nước Việt Nam từ thế
kỷ X đến thế kỷ XIV đặc biệt trong thời Lý - Trần là cơ sở và điều kiện cho
vườn hoa tư tưởng của dân tộc tươi tốt và có nhiều hương sắc” [85, tr.150].
Phần thứ tư với tiêu đề Tư tưởng thời kỳ ổn định và thịnh vượng của chế độ
phong kiến (thế kỷ XV) được trình bày qua 4 chương, từ trang 233 đến trang
332. Phần này tác giả đã tập trung luận giải tình hình chính trị - xã hội, văn
hóa tư tưởng cũng như những ảnh hưởng của nó đối với việc hình thành tư
tưởng chính trị - đạo đức của Lê Thánh Tơng. Để nhấn mạnh hơn nữa góc độ
này cịn có tác phẩm: Đức trị và Pháp trị trong Nho giáo của Vũ Khiêu. Tác
giả đã khái quát những nội dung cơ bản tư tưởng đức trị và pháp trị Trung
Quốc bằng cách sưu tầm, sắp xếp theo chủ đề giúp người đọc dễ tiếp cận vấn
đề. Đây là công trình nghiên cứu rất khoa học và cơng phu là tài liệu tham
khảo bổ ích cho việc nghiên cứu về tiền đề lý luận hình thành, phát triển
tưởng chính trị - đạo đức của Lê Thánh Tông.



6
Hướng nghiên cứu thứ hai, đó là các cơng trình khoa học nghiên cứu tư
tưởng Lê Thánh Tơng ở góc độ văn hóa. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu
này, trước hết đó là tác phẩm Thơ văn Lê Thánh Tơng, do Mai Xuân Hải chủ
biên, Nxb. Văn học, xuất bản năm 1986; Lê Thánh Tông, do Nguyễn Tà Nhi
chủ biên, Nxb. Văn hoá dân tộc, xuất bản năm 1998; Chân dung văn hoá Việt
Nam, tập 2, do Tạ Ngọc Liễu chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội, xuất
bản năm 1999; Văn học Việt Nam thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII, do Đinh
Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (đồng chủ biên), Nxb. Giáo dục,
xuất bản năm 2000; Mười vị hoàng đế Việt Nam tiêu biểu, do Đặng Việt Thủy
chủ biên, Nxb. Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2011; Sự nghiệp Lê Thánh
Tông và Lê tộc ở Quảng Nam - Đà Nẵng, do Phạm Ngô Minh - Lê Duy Anh
chủ biên, Nxb. Đà Nẵng, xuất bản năm 1999; Mười cuộc cải cách đổi mới lớn
trong lịch sử Việt Nam, do Văn Tạo chủ biên, Nxb. Đại học sư phạm, xuất
bản năm 2012; Phan Quốc Khánh: Vấn đề đức trị và pháp trị trong lịch sử tư
tưởng Việt Nam (luận án Tiến sĩ Triết học, mã số: 62.22.80.05), 2005;...
Trong các cơng trình trên phải kể đến các tác phẩm lớn như Mai Xuân Hải:
Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông (tổng tập), Nxb. Văn học, Hà Nội, xuất bản năm
2003. Đây là những cơng trình khoa học công phu, đồ sộ, cung cấp cho người
đọc một cách khá đầy đủ và đáng tin cậy nhất về nhiều góc độ khác nhau
trong tư tưởng Lê Thánh Tơng, cơng trình này bao gồm 7 nội dung với tổng
cộng 895 trang. Tuy nhiên khi đề cập đến nội dung tư tưởng chính trị - đạo
đức, phần lớn tác giả mới chỉ dừng lại ở góc độ phiên âm, dịch nghĩa các bài
thơ ngun bản của Lê Thánh Tơng, cịn phân tích nội dung tư tưởng chính trị
- đạo đức của ơng qua các bài thơ đó dường như chưa được đề cập đến; hay
như tác phẩm tiêu biểu: Mười cuộc cải cách đổi mới lớn trong lịch sử Việt
Nam, do Văn Tạo chủ biên, đã trình bày và phân tích khá sâu sắc tư tưởng
cũng như vị trí, vai trị của Lê Thánh Tơng trong dịng chảy lịch sử tư tưởng
Việt Nam, trong đó tác giả đã ca ngợi Lê Thánh Tông rằng: “Tư duy chỉ đạo



7
tuy không được Lê Thánh Tông đề xuất thành văn, nhưng đã biểu hiện rõ
trong hành động là “pháp trị đi đơi với nhân trị”. Nền tảng của nó là tinh thần
tự tôn, tự hào dân tộc, tư tưởng yêu nước - bảo tồn từng tấc đất của ông cha,
là: “Tư tưởng an dân” lo cho dân an cư lạc nghiệp...” [81, tr.116]. Nhìn chung
các cơng trình thuộc chủ đề thứ hai này giúp người đọc hiểu rõ những giá trị
trong tư tưởng của ông thông quan văn chương gắn với cuộc đời và sự nghiệp
của Lê Thánh Tông đã đóng góp cho lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Hướng thứ ba, đó là các cơng trình nghiên cứu ở góc độ lịch sử tư
tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tơng; trong
đó phải kể đến những tác phẩm: Lê triều Hình Luật (Luật Hồng Đức), do
Nguyễn Quang Thắng (dịch), Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội, xuất bản năm
1998; Hồng Đức thiện chính thư, do Hồ Sĩ Hiệp chủ biên, Nxb. Nam Hà, Sài
Gòn, xuất bản năm 1959; Bộ luật Hồng Đức di sản văn hoá pháp lý đặc sắc
của Việt Nam, do Lê Đức Tiết chủ biên, Nxb. Tư pháp Hà Nội, xuất bản năm
2010; Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam từ thế kỷ XV đến XVIII,
tập 1, do Nguyễn Ngọc Nhuận chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội xuất
bản năm 2009; Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, do Dỗn
Chính Chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2011; Tổ
chức chính quyền trung ương dưới triều Lê Thánh Tông, do Lê Kim Ngân chủ
biên, Nxb. Bộ Giáo dục quốc gia giáo dục Sài Gòn, xuất bản năm 1963; Nhà
nước và pháp luật thời kỳ phong kiến Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, xuất
bản năm 2005; Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh
Tông đến Minh Mệnh, do Đặng Trần Duệ chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia;
Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám,
do Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb. Khoa học Xã hội; Lịch sử tư tưởng chính
trị, do Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, Nxb. Chính trị
Quốc gia; Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, do Cao Văn Liên chủ
biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2012; Lê Thánh Tông



8
với việc chấn hưng đất nước, do Chính Đức: báo sự kiện và nhân chứng số
80, năm 2000… Trong đó khi khẳng định về tư tưởng chính trị - đạo đức
trong Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông, cuốn sách Tư tưởng Việt Nam từ
thế kỷ XV đến thế kỷ XIX do Dỗn Chính chủ biên có thể là một trong những
tài liệu làm căn cứ khi tìm hiểu về tư tưởng chính trị - đạo đức Đại Việt nói
chung và văn hóa luật pháp của ơng nói riêng. Trong đó khi khẳng định về tư
tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tơng, cuốn
sách có viết trong “Qn đạo thi” rằng: “Đạo làm vua rất lớn, phải nghiên
cứu rất tinh tường, dưới thì thương u dân chúng, trên thì kính trời. Trị dân,
giữ nước, phải suy nghĩ các kinh nghiệm trước, giữ lịng trong sạch, ít ham
muốn, bỏ trị vui chơi. Tìm người hiền tài, phát huy văn chương, đức độ,
chăm lo võ bị, tôn trọng các tướng súy. Đuốc sáng soi nơi nơi, biết tình cảnh
dân rét hay ấm, miền xi, miền ngược, đều vui hưởng thái bình” [7, tr.172173]. Song song với cơng trình nghiên cứu trên là cuốn Lê triều Hình Luật
(Luật Hồng Đức), do Nguyễn Quang Thắng (dịch) đã cho người đọc thấy
được tổng quan toàn bộ nội dung Bộ luật Hồng Đức với 722 điều. Đây là
công trình trọng tâm, là tài liệu chuẩn mực giúp cho tác giả tra cứu trong khi
nghiên cứu nội dung tư tưởng chính trị - đạo đức của Lê Thánh Tơng; thứ đến
là cuốn: Một số văn bản điển chế và pháp luật Việt Nam từ thế kỷ XV đến
XVIII, tập 1, do Nguyễn Ngọc Nhuận chủ biên, với tổng cộng 771 trang cơng
trình này chủ yếu tập trung đi vào trình bày về các văn bản pháp luật Việt
Nam từ thế kỷ XV-XVIII, nhìn chung dưới góc độ phân tích các khía cạnh
chính trị - đạo đức tác giả mới chỉ đề cập ở mức độ khái quát. Tuy nhiên cơng
trình này giúp cho tác giả nghiên cứu so sánh được các văn bản qua tiến trình
lịch sử, từ đó rút ra được những đặc trưng, giá trị và hạn chế trong tư tưởng
chính trị - đạo đức của Lê Thánh Tơng trong dịng chảy lịch sử Việt Nam.
Nhìn chung các cơng trình kể trên đã tập trung nghiên cứu tư tưởng của
Lê Thánh Tông qua các chủ đề, trong đó về chủ đề tư tưởng đức trị và pháp



9
trị qua đường lối trị nước trong Bộ luật Hồng Đức của ơng được các tác giả
trình bày tương đối hệ thống và khái quát.
Kế thừa những thành quả quý giá của các cơng trình nghiên cứu trên,
luận văn cố gắng đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ
luật Hồng Đức của Lê Thánh Tơng, có tính chun biệt và hệ thống hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là từ việc nghiên cứu một cách cơ bản và hệ
thống nội dung tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của Lê
Thánh Tơng, từ đó luận văn rút ra những đặc điểm và giá trị, hạn chế trong tư
tưởng chính trị - đạo đức của ơng.
Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày, phân tích và làm rõ điều kiện lịch sử - xã hội, tiền
đề lý luận và quá trình hình thành phát triển tư tưởng chính trị - đạo đức trong
Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tơng.
Thứ hai, trình bày, phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về tư
tưởng đức trị và pháp trị trong Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông.
Thứ ba, rút ra những đặc điểm và giá trị, hạn chế lịch sử của tư tưởng
đức trị và pháp trị trong Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tông.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn không đi vào nghiên cứu tư tưởng của Lê Thánh Tơng nói
trung mà chỉ tập trung nghiên cứu tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật
Hồng Đức của Lê Thánh Tông.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài đã đặt ra, luận văn dựa
trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam để làm rõ nội


10
dung cơ bản tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của Lê
Thánh Tông. Đồng thời luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như: Lịch sử và lơgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh đối chiếu, diễn dịch và
quy nạp,... để nghiên cứu và trình bày luận văn. Luận văn được tiếp cận dưới
góc độ triết học lịch sử và triết học chính trị.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần hệ thống hóa nội dung và những đặc điểm cơ bản
trong tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh
Tông, qua các vần đề: Tư tưởng đức trị và tư tưởng pháp trị qua đường lối trị
nước trong Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tơng, từ đó giúp người đọc tìm
hiểu được một cách sâu sắc và hệ thống tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ
luật Hồng Đức của ông. Đồng thời giúp cho tác giả luận văn hiểu rõ, sâu hơn
về tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức.
Về ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc đánh giá những giá trị và hạn chế của tư tưởng chính trị
- đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tơng, luận văn góp phần rút
ra những bài học lịch sử bổ ích đối với việc hồn thiện hệ thống chính trị Việt
Nam hiện nay. Ngồi ra luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên,
học viên cao học thuộc chuyên ngành Triết học cũng như những người quan
tâm nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và tư tưởng
chính trị - đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tơng nói riêng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, mục lục, phần kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài được kết cấu gồm 2 chương, 4 tiết và 9 mục.



11
Chương 1
ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ LÝ
LUẬN VÀ Q TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC CỦA LÊ THÁNH TÔNG
1.1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - ĐẠO ĐỨC TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC CỦA LÊ
THÁNH TÔNG

Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, tư tưởng lý luận được xem như
biểu trưng cho tinh hoa, tinh thần của thời đại ấy. Sự ra đời của một học
thuyết, tư tưởng lý luận không phải là ngẫu nhiên, tự phát mà là kết quả tất
yếu của quá trình phản ánh và bị chi phối bởi những điều kiện kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội; mặt khác, là sự kế thừa biện chứng những giá trị từ học
thuyết, tư tưởng lý luận quá khứ. Nên có thể khẳng định, tư tưởng lý luận
không ra đời trên một mảnh trống không mà bao giờ cũng nảy mầm từ một
mảnh đất màu mỡ, giàu có bởi các giá trị hiện thực. Đúng như Ph. Ăngghen
nhận xét: “Tư tưởng lý luận của thời đại đều là sản phẩm của một thời kỳ lịch
sử. Trong những thời đại khác nhau nó có những hình thức hồn tồn khác
nhau. Do đó, nó cũng có những nội dung hồn tồn khác nhau” [70, tr.51].
Tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh
Tông cũng vậy, không chỉ là sản phẩm của một giai đoạn lịch sử xã hội với
nhiều biến động, mâu thuẫn ở Đại Việt thế kỷ XIV-XV, mà còn là kết tinh tài
năng của Lê Thánh Tông trong sự chắt lọc, kế thừa những giá trị tư tưởng
trong lịch sử, và được bồi đắp, bổ xung thêm những nhân tố mới, phù hợp với
thời đại. Do vậy, nghiên cứu tư tưởng chính trị - đạo đức của Lê Thánh Tơng
khơng thể khơng tìm hiểu điều kiện lịch sử xã hội và những tiền đề lý luận
hình thành tư tưởng chính trị - đạo đức của ông.



12
1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội Đại Việt thế kỷ XIV-XV
với sự hình thành, phát triển tư tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật
Hồng Đức của Lê Thánh Tơng
Theo V.I Lênin: “Chính trị là tham gia công việc Nhà nước, là chỉ đạo
Nhà nước, là xác định những hình thức, những nhiệm vụ và nội dung hoạt
động của Nhà nước” [80, tr.158]. Do đó, tư tưởng chính trị là hệ thống các
quan điểm của các giai cấp, các nhóm xã hội về thực tiễn chính trị, xoay
quanh trục cơ bản nhất là vấn đề quyền lực, bao gồm cả việc giành, giữ, tổ
chức và sử dụng quyền lực của nhà nước [108, tr.80].
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội và phản ánh tồn tại xã hội. Chức
năng cơ bản của nó là đảm bảo năng lực hoạt động có tính chất lịch sử của xã
hội, phối hợp lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, điều chỉnh về mặt xã hội
những hành vi của cá nhân. Với tính cách là hình thái ý thức, đạo đức có mức
độ hệ tư tưởng (những nguyên tắc, tiêu chuẩn, giá trị đạo đức, quy tắc hành
vi) và mức độ tâm lý (những như cầu, tình cảm, phẩm chất đạo đức). Điều
quyết định khả năng và đặc thù của việc điều chỉnh đạo đức là: sự quyết định
khách quan hành động của con người có tính chất lựa chọn, chứ khơng phải là
“cứng nhắc”, một chiều, nó cho phép cá nhân được lựa chọn tương đối tự do
một “cách xử thế” nào đó trong từng trường hợp cụ thể, do đó làm nảy sinh
tinh thần trách nhiệm đối với sự lựa chọn đó, lịng mong muốn làm cho sự lựa
chọn đó phù hợp với yêu cầu (tiêu chuẩn, giá trị,...) của xã hội.
Đạo đức trong xã hội Việt Nam đó là sản phẩm của sự kết hợp tinh tế
giữa giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và một phần giá trị
của Nho giáo, Phật giáo. Đặc biệt là quan điểm “tam cương”, “ngũ thường”
của Nho giáo. Do đó, tư tưởng đạo đức Việt Nam mang trong mình những nét
đặc trưng riêng, được biểu hiện qua tính kế thừa, dung hợp; tính dân tộc và
tính nhân dân; tính nhân văn sâu sắc.



13
Như vậy, chính trị và đạo đức, “xét về cơ sở và nội dung chủ yếu, thì
đạo đức và pháp luật có những nhiệm vụ xã hội hồn tồn giống nhau” [77,
tr.126]. Điều đó có nghĩa là các tiêu chuẩn của đạo đức và các trừng phạt về
mặt pháp luật đều có những kết quả giáo dục đạo đức to lớn, và việc điều
chỉnh mối quan hệ giữa người với người về mặt đạo đức lại có ảnh hưởng to
lớn đến sự tuân thủ của con người đối với các quy định của pháp luật.
Là một hiện tượng lịch sử - xã hội, tư tưởng chính trị - đạo đức xuất
hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp và nhà nước xuất hiện. Nó chính là sự
phản ánh những quan hệ kinh tế - xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất
định; là sự kết tinh của tinh hoa đất nước, của dân tộc cũng như của cả thời
đại họ với những dấu ấn đậm nét. Bởi vậy, để tìm hiểu điều kiện hình thành tư
tưởng chính trị - đạo đức trong Bộ luật Hồng Đức của Lê Thánh Tơng, ta
khơng thể khơng tìm hiểu điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội. Trên cơ
sở tiền đề đó đã nảy sinh tư tưởng chính trị - đạo đức của ơng.
Về chính trị, nhà Lê sơ được thành lập trong bối cảnh phức tạp, nhà
Trần sau một thời gian dài phát triển thịnh trị, đến cuối thế kỷ XIV dần lâm
vào khủng hoảng và sa sút. Triều Hồ thay thế triều Trần đã không phát huy
được khối đồn kết vững chắc giữa triều đình với quân đội và nhân dân nên
đã nhanh chóng đi tới diệt vong; đất nước rơi vào tay ngoại bang. Nhà Minh
với khẩu hiệu “phù Trần diệt Hồ” đã đưa quân vào xâm lược Việt Nam,
nhanh chóng biến Đại Việt thành một quận của nhà Minh.
Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân Đại Việt luôn
vùng lên đấu tranh giành độc lập, chủ quyền cho dân tộc. Hai mươi năm “nếm
mật nằm gai”, “hăng lòng quên bữa, ngẫm nghiền những sách lược thao”,
Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh
đuổi quân xâm lược nhà Minh ra khỏi đất nước, giành độc lập dân tộc, chủ
quyền cho đất nước.



14
Sau khi giành được độc lập, tưởng chừng như đất nước có thể được
sống trong cảnh thái bình n vui, khơng cịn kẻ thù hung bạo, nhưng tình
hình xẩy ra không như mọi người đương thời suy nghĩ và mong đợi. Nguy cơ
bên ngoài tạm yên, mối họa bên trong bắt đầu âm ỷ. Mối họa bên trong ấy bắt
nguồn từ nguyên nhân là sự yếu kém của thiết chế chính trị đương thời.
Ngun nhân sâu xa, đó là u cầu thay đổi thiết chế chính trị phong kiến quý
tộc Phật giáo đã lỗi thời của nhà Trần bằng thiết chế chính trị phong kiến
quan liêu Khổng giáo - điều mà Hồ Quý Ly muốn làm nhưng chưa làm được.
Cùng với nguyên nhân ấy là cuộc khủng hoảng cung đình từ những năm cuối
trị vì của Lê Lợi - vua đầu tiên triều Lê năm (1428 - 1433). Nội bộ những năm
đầu của triều Lê sơ ln có mâu thuẫn, xã hội nảy sinh mầm mống của cuộc
khủng hoảng trên các mặt của đời sống xã hội. Tuy Lê Thái Tổ, Lê Thái Tơng
đã có những cải cách nhất định nhằm khắc phục những yếu kém, nhưng nền
chính trị chưa đạt được kết quả mong muốn. Cuộc khủng hoảng cung đình
trước tiên biểu hiện trong sai lầm nghiêm trọng của Lê Thái Tổ là: Nghi kỵ và
sát hại công thần; thứ đến là sự tranh giành quyền lực, tranh giành ngơi báu
của các Hồng tử. Về Thái Tổ, Đại Việt sử ký tồn thư đã có lời bàn: “Thái
Tổ từ khi lên ngơi đến nay, thi hành chính trị rất khả quan… cũng có thể là có
mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp. Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém”
[117, tr.307]. Khi Lê Lợi chết, Lê Thái Tơng nối ngơi năm (1434 -1442) đã
làm cho tình hình chính trị, xã hội lún sâu vào những cuộc rối ren, và mâu
thuẫn ngày càng trở nên gay gắt. Lê Thái Tông vốn dĩ độc tài và ưa nịnh,
xung quanh ông là một lũ hoạn quan đầy mưu mô, xảo quyệt; quan tể phụ bất
tài, nạn hối lộ công khai hồnh hành nên việc hình ngục có nhiều oan trái,
nhiều cơng trình thổ mộc để sức dân mệt mỏi, thuế má nặng nề, đời sống nhân
dân túng thiếu. Lê Thái Tơng đã tự “vấn mình” rằng: “Mấy năm nay, hạn hán,
sâu bệnh liên tiếp xảy ra, tai dị luôn xuất hiện... nhiều lần sét đánh vào vườn
cây trước cửa Thái miếu ở Lam Kinh. Cứ nghiệm xét việc xảy ra tai họa, nhất



15
định là có duyên trong đó. Có phải do trẫm không lo sửa đức để mọi việc bê
trễ” [117, tr.347]. Tính ưa nịnh cùng với độc tài đã đẩy các công thần, lão
tướng những ai dám đứng ra can ngăn vua; làm trái lệnh vua đều bị giết chết
hoặc bị mất chức, bị lưu đày đi nơi xa.
Lê Thái Tông chết năm 1442, Bang Cơ lên ngôi năm (1442 - 1459) khi
mới hai tuổi. Vị vua với tuổi đời còn q non nớt như vậy, đã khơng nhìn thấy
được nguy cơ đối với xã tắc do vua cha gây dựng. Mọi cơng việc triều chính
do Nguyễn Thị Anh - mẹ Bang Cơ và bè lũ nắm giữ. Nội tình đất nước đã nát
nay lại còn nát hơn. Bài “Trung hưng ký” năm Quang Thuận viết về tình hình
chính trị giai đoạn này rằng: “Nhân Tông lên hai tuổi đã sớm nối ngôi vua.
Thái hậu Nguyễn Thị (Anh) là gà mái gáy sớm. Đô đốc Lê Khuyển như thỏ
khôn giữ mệnh. Vua đàn bà mắt quáng buông rèm ngồi chốn thâm kh. Bọn
họ ngồi lịng tham, khốc lác, hồnh hành khắp cõi. Kẻ thân yêu nắm quyền
vị. Nạn hối lộ được công khai. Việc văn giáo lặng lẽ như băng hàn, người
hiền từ phải bỏ cánh. Bậc túc nho như Lý Tử Tấn, Trịnh Thuấn Du thì đẩy
vào chỗ nhàn, phường dốt đặc như đàn ong nổi dậy, như chó chuột nhe răng.
Tể thần như Lê Sủng, Lê Sát thì ngu si không phân biệt được sáu loại súc vật.
Chưởng binh Lê Diên, Lê Luyện thì mù tịt, chẳng sao hiểu được bốn mùa một
năm. Bậc lương thần như Trịnh Khải, Khắc Phục thì kèm cựa mà giết đi.
Người tài sĩ như Nguyễn Mộng Tn thì đẩy vào vịng tai họa. Oan uổng
không chỉ kêu xin, mọi việc thảy đều đổ nát. Văn giai như Công Soạn tuổi
gần 80, tể thần như Lê Ê không biết một chữ. Bọn trẻ không biết nghĩ, làm
bậy, ngông cuồng, người già chẳng chết đi, trở thành mối hoạ. Bán quan, mua
kiện, ưa giàu, ghét nghèo. Hiền tài là rường cột của triều đình mà sạch khơng
như qt đất. Văn chương là khí vật của nước nhà mà im ắng tựa cỏ khô. Bọn
xiểm nịnh được tin dùng, kẻ đao hút được tiến cử... [117, tr.384]. Vào tuổi lớn
hơn, Nhân Tơng cịn làm cho đất nước lún sâu vào những cuộc rối ren. Ông
đã ngập tràn trong men say đắm tửu sắc, ưa xu nịnh. Chốn triều đình, người



16
có đức, có tài lại lui đường ở ẩn. Bọn bất tài, thất đức tha hồ tác yêu, tác quái,
lũng đoạn mọi cơng việc triều chính và nhũng nhiễu dân lành. Thuế khoá, lao
dịch nặng, cùng với hạn hán nhiều năm mất mùa, người chết đói đầy đường;
việc ngục tụng khơng cơng bằng, án xử cịn nhiều oan khuất.
Nghi Dân con cả của Lê Thái Tông bị cha truất quyền kế vị, lịng hận
thù, nửa đêm đã dùng thân tín đột nhập hoàng thành giết thái hậu, giết vua em
rồi tự xưng làm vua. Nghi Dân tính tình tàn bạo hay vơ cớ chém giết. Trăm
quan ốn hận. Các trọng thần triều đình trong kinh ngồi đạo, trăm quan chia
bè kết cánh bức hại lẫn nhau một cách triền miên. Nguyễn Trãi- đại công thần
triều Lê sơ cùng vợ là bà Nguyễn Thị Lộ bị vu oan là đầu độc vua, gia đình
Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Án oan Lệ Chi viên còn lưu mãi vết nhơ đưới
triều Lê Thái Tơng. Những người có cơng như Nguyễn Trích, Lưu Nhân Chú,
Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo đã từng nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử
cùng với Lê Lợi thủa hàn vi, vẫn giữ trịn đạo làm tơi mà lần lượt trước sau
đều bị khép vào tội tử hình với nhiều nguyên cớ khác nhau, cuộc tranh giành
quyền lực giữa các võ quan công thần với các Nho sĩ tỏ ra khá quyết liệt
khiến cho tình hình chính trị ngày càng trở nên rối ren. Nhất là từ Lê Nhân
Tơng đến khủng hoảng cung đình với chính quyền 8 tháng của Lê Nghi Dân.
Đối với dân chúng cuộc sống lầm than, tha phương cầu thực nhan nhản khắp
ngõ ngách thị thành, trộm cướp nổi lên như ong.
Trong khi đó thì sự thống nhất giữa các dân tộc trong một quốc gia lại
đang bị đe doạ: Tình trạng cát cứ giữa nhà nước và các tù trưởng có nhiều bất
đồng. Từ đó việc chống lại triều đình của một số tù trưởng như: châu Mường
Lễ là Đèo Cát Hãn cùng con là Đèo Mạnh Vương xảy ra thời Thuận Thiên
năm 1432 khiến nhà vua phải thân chinh đi đánh mới hàng phục được, nguy
cơ phân quyền của các dân tộc thiểu số lại ngày càng tăng. Mặc dầu Lê Thái
Tông khi lên ngôi đã muốn củng cố tinh thần thống nhất bằng việc cùng các

quan văn, võ trong ngoài, tế cáo trời đất, Thần Kỳ, Thanh Sơn, Đại Xuyên,


17
cùng nhau “giết ngựa trắng lấy máu cùng thề” [81, tr.312], nhưng mưu đồ
phân chia quyền lực vẫn cứ xảy ra. Cụ thể như: Năm 1435, Cầm Quý là tù
trưởng châu Ngọc Ma, Nghệ An làm phản. Thái Tông phải sai người đi đánh,
bắt được đóng cũi giải về kinh sư” [34, tr.336]. Năm 1446, tù trưởng Hà Tông
Lai ở huyện Thu Vật, Tuyên Quang, làm phản. Thái Tông phải đích thân đi
đánh, chém được Hà Tơng Lai, bắt được con trai của Lai là Hà Tông Mậu,
dân tù ở Thái Miếu” [81, tr.353].
Năm 1441, thổ tù ở châu Thuận Mỗi (tức châu Mường La - Sơn La) có
Nghiễm làm phản. Vua lại phải thân đi đánh dẹp. Nghiễm kế cùng phải ra
hàng. Vua dâng tù báo thắng trận ở nhà Thái Miếu...
Đó là thời trị vì vương triều Lê Thái Tơng, đến giai đoạn trị vì Lê Nhân
Tơng và Lê Nghi Dân, tình hình càng nghiêm trọng hơn. Thời kỳ loạn lạc ấy
đã đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ là phải xây dựng và thiết lập cơ chế trung ương
tập quyền phong kiến. Nội tình chính trị bất ổn, giặc ngồi kéo đến hồnh
hành. Bốn phía: Nam, Bắc, Tây, Đơng đều có kẻ thù.
Ở phía Nam, người Chiêm Thành huy động, chỉnh đốn quân ngũ để
chiếm lại đồng ruộng các xứ Thổ Lũy (bản dịch cũ là Cổ Lũy) [81, tr.336] đã
thuộc về Đại Việt. Đến thời Lê Nhân Tơng, người Chiêm Thành đã mở rộng
địa bàn chiếm đóng thêm một bước, vào cướp thành An Dung của Châu
Hóa. Vua phải điều tới 60 vạn quân đi đánh mới thắng. Lại phải sai xứ sang
điều trần việc đó với nhà Minh...” [81, tr.337]. Trà Toàn - vua của xứ ấy kéo
quân vào cướp, giết hại dân lành như đi vào chỗ khơng người. Có lần chúng
tràn sâu nội địa của xứ Thanh Hóa, Nghệ An. Chúng cịn xua qn đến tận
Ba Lạt - Thái Bình và ngấp nghé kéo vào Thăng Long. Kinh đô Đại Việt
một phen hốt hoảng.
Ở phía Tây, bọn Đạo Quỳnh như Ai Lao đến xâm lấn đất đai vùng

mường Mộc (tức Mộc châu, Sơn la) [81, tr.337], rợ Lảo Qua, Bồn Man cùng
nổi lên. Nhân dân các vùng mặt trời lặn suốt dải từ Hưng Hóa, Thanh Hóa,


18
Nghệ An, trong nhiều năm bị khốn đốn, kiệt quệ vì sự cướp phá, giết người
khơng chùn tay của những đám cướp rừng hung bạo và đông như kiến cỏ ấy.
Ở vùng biên giới phía Bắc, nhà Minh đã thi hành một số biện pháp cải
cách, tập trung vào việc cải tổ lại bộ máy hành chính cho phù hợp với tình
hình và yêu cầu của giai đoạn mới. Sự vững mạnh của vương triều Minh
không tránh khỏi những đe dọa đến nền an ninh quốc gia Đại Việt, qua đó địi
hỏi Đại Việt phải có một đối sách tương quan, tạo cơ sở cho công cuộc đấu
tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Thời Lê Nhân Tông chỉ một tin đồn tung ra, nhà
Minh đã sai sứ sang hội khám biên giới. Triều đình nhà Lê đã phải đem hơn
một vạn hai nghìn quân hợp đồng với các quan của trấn An Bang để đề
phòng” [81, tr.362]. Bọn xâm lược bành trướng đã muốn quên đi hội thề
Đông Quan. Chúng xúi giục, chia rẽ, lôi kéo một số tù trưởng phản động nổi
lên chống lại triều đình. Có những kẻ bán nước cầu vinh đem đất, đem dân
dâng cho giặc ngoài để mưu cầu danh lợi. Nhiều vùng lãnh thổ của đất nước
đã rơi vào nanh vuốt của bọn thơn tính nước ngồi. Nguy cơ mất nước vì nạn
ngoại xâm ngày càng lớn dần.
Cơ chế phân cấp quản lý hành chính biểu hiện sự yếu kém, tổ chức bộ
máy quản lý xã hội chưa thống nhất: Đất nước rộng lớn đã được thống nhất,
Lê Thái Tổ mới chia làm 3 đạo [81, tr.294], rồi Lê Thái Tông chia làm 5 đạo
[81, tr.339]. Lê Thái Tổ xác định xã là cấp cơ sở và đặt xã quan “xã lớn có
100 người trở lên thì đặt 3 viên, xã vừa có 50 người trở lên thì đặt 2 viên” [81,
tr.298]. Nhưng các cấp trung gian còn quá nhiều và hỗn độn như: phủ, huyện,
lộ, trấn [81, tr.317]. Ở thời Lê Thái Tổ đến thời Lê Thái Tông lại vẫn thấy
phủ, huyện, lộ, trấn [81, tr.417].
Các cấp trung gian: Phủ, huyện, trấn, lộ... quá nhiều đã gây phức tạp cho

việc quản lý. Cịn sách, trang, xã là cấp thấp nhất thì: sách, trang ngang với xã
hay là cấp dưới xã... vẫn chưa xác định rõ ràng và thống nhất trong cả nước.


19
Đất đai phong cho các công thần cũng nhiều, nhưng những vùng phân
phong như vậy có quan hệ như thế nào với các đơn vị quản lý hành chính
cũng khơng rõ. Do việc quản lý đất đai của các cấp không được chặt chẽ
khiến ngay ở Lam Kinh mà: “Bọn thế gia còn hay làm trái phép, coi thường
pháp luật, chiếm đoạt đất đai làm của riêng” [81, tr.417].
Nạn hà hiếp dân và ăn hối lộ diễn ra phổ biến trong hàng ngũ công
thần. Trong tranh chấp đất đai, Lê Ngân hãm hại Phạm Mấn. Nhân có việc
tranh chấp ruộng với gia nơ của mình, Lê Ngân đã dùng quyền thế vạch tội là
trước kia bọn Phạm Mấn đã trốn vào trong sách, đầu hàng giặc. Sau kháng
chiến chống Minh thành công, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã khoan hồng đối với
những người theo giặc. Lê Ngân kiên trì địi trị tội, khiến Mấn chỉ được giảm
tội chết, còn vẫn bị đày đi châu xa.
Cùng với việc hà hiếp dân, nạn hối lộ cũng tràn lan. Lê Sát, Lê Ngân,
Lê Văn Linh, Lê Thụ, Lê Soạn... đều bị tố cáo là những kẻ trùm ăn hối lộ.
Điển hình như vụ Lê Quát, con Lê Thụ được cưới công chúa 10 tuổi, bị câm.
Vậy mà: “... Những kẻ cầu cạnh ngoi lên tranh nhau cúng của cải để mưu quý,
đến nỗi gấm thêu, lĩnh là, vóc lụa bán ở ngồi phố đều vì vậy mà hết nhẵn cả.
Lê Thụ lại bắt quan lại các trấn, lộ, huyện phải sắm đủ trâu, dê... các thứ, rồi
bọn quan lại các trấn, lộ, huyện... lại bắt qn lính và dân chúng phải đóng
góp để mong lấy lịng Lê Thụ...” [81, tr.71].
Nạn tham quan, ơ lại, hà hiếp dân lành, ăn hối lộ diễn ra tệ hại đến nỗi
chính Lê Thái Tơng đã phải ra lệnh chỉ, nêu rõ: “Nay các khanh khơng kính giữ
phép cơng, người giữ tiền bạc, sổ sách cả nước thì chậm trễ hoặc gây khó dễ.
Thuế đáng thu hay đáng miễn thì khơng chịu phê tâu dứt khốt để làm khổ dân.
Người coi quan thì khơng thương dân đau khổ, mượn đồ của dân vứt bỏ bừa

bãi đến nỗi hỏng, mất khi có việc lại đến hạch sách. Cịn kẻ coi dân thì chỉ vụ
lợi riêng, khơng lo ni dưỡng dân, hoặc tha cho người giàu, bắt tội người
nghèo mua gỗ làm nhà, làm cửa; xử kiện không công bằng, chỉ gây bè phái lo


×