Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của linda lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THƠM

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TÁC PHẨM CỦA LINDA LÊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THƠM

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TÁC PHẨM CỦA LINDA LÊ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2013


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................... 8
6. Kết cấu của luận văn............................................................................................. 8
Chương 1. QUÊ NHÀ VÀ LƯU ĐÀY TRONG TÁC PHẨM LINDA LÊ ............10
1.1. Quan điểm nghệ thuật .....................................................................................10
1.1.1. Viết là tự lưu đày bản thân ....................................................................10
1.1.1.1.

Lưu đày để hiến mình cho văn chương .......................................10

1.1.1.2. Lưu đày để phóng tới điều mới lạ ................................................14
1.1.2. Viết để giải thốt ....................................................................................17
1.1.2.1. Diễn ngơn là phương thức trị liệu duy nhất cứu nhà văn ................17
1.1.2.2. Văn học là nhịp cầu kết nối những con tim ....................................22
1.2. Yếu tố di dân trong tác phẩm của Linda Lê .......................................................25
1.2.1. Tiếng nói của kẻ lưu đày và niềm thống khổ của kẻ biệt xứ...................25
1.2.2. Linda Lê và nỗi ám ảnh quê nhà ...........................................................29
1.2.3. Linda Lê và nỗi ám ảnh ngôn ngữ .........................................................31
1.2.4. Linda Lê và nỗi ám ảnh quá khứ ...........................................................33
1.2.4.1 Kí ức tuổi thơ .................................................................................33
1.2.4.2. Hình bóng người cha .....................................................................34
1.2.4.3. Ám ảnh chiến tranh .......................................................................36
1.2.5. Linda Lê và ám ảnh hậu thuộc địa .........................................................37
Chương 2. CON NGƯỜI VÀ THA NHÂN TRONG TÁC PHẨM LINDA LÊ.....42
2.1. Thế giới nhân vật .............................................................................................42
2.1.1. Nhân vật người điên ............................................................................43



2.1.1.1. Nhân vật bị điên ..........................................................................43
2.1.1.2. Nhân vật bị “dán nhãn” điên .......................................................46
2.1.1.3. Nhân vật kì dị, thần bí .................................................................51
2.1.2. Nhân vật nổi loạn ................................................................................55
2.1.2.1. Linda Lê và tâm tình kẻ nổi loạn .................................................55
2.1.2.2. Nổi loạn – căn nguyên từ những điều phi lý .................................56
2.1.2.3. Nổi loạn – phương cách tìm lại niềm tin bị đổ vỡ ........................57
2.1.2.4. Nổi loạn – chống đối, hạ bệ và khát khao đổi mới.........................59
2.1.2.5. Nổi loạn – cuộc hành trình truy tìm bản thể ..................................60
2.1.2.6. Nổi loạn – cách đoạn tuyệt với một cuộc sống vơ nghĩa................63
2.1.2.7. Nổi loạn – sự giải thốt bằng mọi giá............................................64
2.1.3. Nhân vật người cô đơn .........................................................................67
2.1.3.1. Cô đơn – vết sẹo của quá khứ .......................................................67
2.1.3.2. Cô đơn – tiếng vọng của niềm đau ................................................72
2.1.3.3. Cô đơn – phương thức để tồn tại ...................................................74
2.1.4. Nhân vật người lưu vong ....................................................................78
2.1.4.1. Người lưu vong – tù nhân của quá khứ ...........................................79
2.1.4.2. Người lưu vong – kẻ đứng bên lề và ở “không nơi nào” .................84
2.2. Kinh nghiệm tha nhân .....................................................................................89
2.2.1. Từ những thân phận, những mảnh đời .................................................90
2.2.2. Đến niềm đau tha nhân .......................................................................94
2.2.2.1. Cái ác ............................................................................................94
2.2.2.2. Cái chết ..........................................................................................97
2.2.2.3. Sự sợ hãi ..................................................................................... 101
Chương 3. NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TÁC PHẨM LINDA LÊ 104
3.1. Điểm nhìn trần thuật ..................................................................................... 104
3.1.1. Trần thuật khách quan và điểm nhìn bên ngồi ..................................105
3.1.2. Trần thuật chủ quan và điểm nhìn bên trong ......................................108

3.1.3. Đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật ..................................................... 112


3.2. Kết cấu trần thuật .......................................................................................... 118
3.2.1. Kết cấu mê lộ và kĩ thuật giữ bí mật .................................................. 118
3.2.2. Kết cấu phân mảnh và “trò chơi” lắp ghép ......................................... 125
3.3. Ngôn từ trần thuật.......................................................................................... 130
3.3.1. Ngôn từ đa sắc thái và hàm súc ......................................................... 130
3.3.2. Ngôn từ sáng tạo ............................................................................... 134
3.4. Giọng điệu trần thuật ..................................................................................... 136
3.4.1. Giọng điệu giễu nhại, trào phúng, châm biếm ....................................136
3.4.2. Giọng điệu tỉnh táo, lạnh lùng triết lý ................................................ 138
KẾT LUẬN .......................................................................................................140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 143
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 153


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong dịng chảy văn học đương đại, đã xuất hiện một nữ văn sĩ mà tên tuổi
của cơ, sự lơi cuốn kì diệu của cô đã trở thành một hiện tượng nổi bật của văn học
nữ: Linda Lê – một nhà văn bị giằng co giữa lịng chung thủy với phương Đơng,
mà người cha Việt Nam của cô là đại diện, và sự cám dỗ của phương Tây, mà
người mẹ Pháp là hiện thân. Có lẽ Linda Lê sinh ra để viết văn và văn chương đã
trở thành máu thịt, trở thành sứ mệnh thiêng liêng mà cuộc đời này tin tưởng trao
cho cô.
Rời Việt Nam từ năm 14 tuổi, Linda Lê cùng mẹ sang Pháp, trong cô luôn
thường trực nỗi đau của sự xa cách với người cha mà cơ hằng u kính, ngưỡng

mộ. Như một lẽ tự nhiên, Linda Lê đọc sách rất nhiều và bắt đầu viết lách để chạy
trốn cảm giác cơ đơn xứ lạ. Cũng kể từ đó cơ đem tinh lực trọn đời để viết văn. Cô
không thuộc bất kì một hội nhóm văn chương nào, cơ đã chọn cho mình một lối đi
riêng, lối đi của một kẻ đơn độc nhưng thừa bản lĩnh, bởi cô không thích bị “dán
nhãn đặt tên”, cơ muốn thốt ra khỏi mọi định nghĩa có sẵn, mọi khn phép trói
buộc. Chính vì thế văn chương của Linda Lê khơng giống với bất cứ nhà văn nào
và cũng chính vì thế mà văn chương Linda Lê, dù ở đâu cũng kén chọn người đọc.
Song, khi người đọc đã hòa được vào dòng chảy văn chương ấy thì chắc chắn sẽ bị
mê hoặc khơng gì cưỡng lại được. Cách Linda Lê tạo chữ, lập câu khiến độc giả,
dù khó tính đến mấy cũng bị chinh phục vì hết ngạc nhiên này đến thú vị khác.
Đọc tác phẩm của Linda Lê, mỗi chúng ta khơng chỉ đọc mà, như một người có
biệt tài thơi miên, người phụ nữ viết văn này “buộc ta” phải “dấn thân” vào tận
ngõ ngách bí hiểm của văn chương để sống từng câu của cơ, nhập mình trong
những hứng khởi của cô.
Tên tuổi của Linda Lê trở thành một chuyên mục được xuất hiện thường
xuyên trên các tờ báo nổi tiếng của Pháp như: Le Monde, Le Figaro, Télérama…
Ở đó có một loạt những bài phỏng vấn và bài nhận xét về các tác phẩm của cô.
Một bằng chứng về tiếng vang của Linda Lê là việc cô ký hợp đồng với nhà xuất


2

bản Christian Bourgois, Paris, nhà xuất bản rất nổi tiếng trong việc chọn sách của
các nhà văn Pháp và nước ngồi giới thiệu đến độc giả.
Có thể nói, Linda Lê đã dốc hết sức lực và mê say cho những đứa con tinh
thần của mình. Đối với cơ, viết là sự sẻ chia những suy nghĩ bí mật, dĩ nhiên cơ
ln có cách của riêng mình để thể hiện một sự sẻ chia lặng lẽ và xót xa. Thế cho
nên, đằng sau giọng văn tưởng chừng rất lạnh lùng và sắc “như một mũi khoan
sâu” của cô, ta vẫn thấy nóng hổi một trái tim ấm áp và bao dung, ta vẫn thấy
gióng lên một cái nhìn đau đáu và ám ảnh về kiếp nhân sinh. Những góc khuất u

tối của tâm lí con người, những số phận bi thảm luôn cuốn hút bút lực của cô. Cô
đã xác định, đã tự giao cho mình nhiệm vụ đón nhận những mảnh đời đã bị chìm
đắm và cơ ln hy vọng làm sống lại những người mình từng gặp trong đường đời.
Chính vì say mê thứ văn ảo diệu của nữ văn sĩ này, chúng tôi nghiên cứu đề
tài Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Linda Lê với mong muốn được góp
một phần nhỏ vào việc nghiên cứu chân dung của cô, người đàn bà viết văn gốc
Việt đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong nền văn học đương đại Pháp, và đang là
một hiện tượng mới mẻ, nổi bật trong văn học hôm nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Đối tượng chính mà đề tài hướng đến là Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm
của Linda Lê. Cụ thể là những vấn đề: Quê nhà và lưu đày; con người và tha nhân;
nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm của Linda Lê.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Linda Lê, chúng tôi sử
dụng các tác phẩm chính là:
- Linda Lê (2005), Tiếng nói (Voix), Nguyễn Đăng Thường dịch, NXB Văn.
- Linda Lê (2009), Vu khống (Calomnies), Nguyễn Khánh Long dịch, NXB Văn
học.
- Linda Lê (2010), Lại chơi với lửa (Autres jeux avec le feu), Nguyễn Khánh
Long dịch, NXB Văn học.


3

Ngồi ra, trong trường hợp cần thiết, chúng tơi tham khảo nguyên tác thông
qua các trang web hoặc các nguồn tư liệu khác những tác phẩm chưa được dịch
sang tiếng Việt của Linda Lê.
3. Lịch sử vấn đề
Linda Lê là một trong những nhà văn đương đại có phong cách sáng tác đặc

sắc. Văn chương Linda Lê là một “lãnh địa” mới lạ đối với người đọc. Các tác
phẩm của cô, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn đã tạo được sự hấp dẫn, gây chú
ý mạnh mẽ đối với độc giả trong và ngoài nước. Sáng tác của Linda Lê rất nhiều
và khá phong phú về thể loại, nhưng được dịch ở Việt Nam lại hạn chế, riêng
những bài nghiên cứu về tác giả và tác phẩm vẫn còn rất ít, lại chưa sâu và chưa có
đóng góp nhiều.
3.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Linda Lê là nhà văn có nhiều tác phẩm gây ấn tượng đặc biệt đối với độc giả
và giới nghiên cứu phê bình. Mục điểm sách của báo Le Monde nhận xét “Không
cần ồn ào, các tác phẩm của Linda Lê tự chứng tỏ giá trị của chúng”. Nhà văn
Marine Landrot của báo Télérama đã ví các tác phẩm của Linda Lê là “bài diễn
văn tang lễ khổng lồ trong đó mỗi phần có vẻ là sự phản ánh của nhau với một sự
tinh tế và làm xoa dịu tâm hồn”.
Trong chuyên đề của mình về Linda Lê, Nhà phê bình văn học Jack Yeager
viết “Các nhà văn Việt Nam thuộc thế hệ trước viết bằng tiếng Pháp đã kín đáo
bày tỏ hy vọng hịa nhập, còn tiểu thuyết của Lê thể hiện mong muốn đứng ngoài
lề” [23]. Trong những bài viết trên của tác giả Lan Dương,“Linda Lê, Tác phẩm
và sự tiếp nhận” (Đặng Phương dịch), người viết đã xác định vị trí những sáng tác
của Linda Lê trong nền văn hóa, chính trị và chủng tộc của Pháp bị phân hóa sâu
sắc. Bài viết này nêu những thiếu sót trong việc đánh giá tác phẩm của Linda Lê
cũng như của những người cùng thời với cơ bằng cách chỉ ra rằng hồn cảnh lịch
sử chi phối và tiếp tục làm cơng cụ hịa giải trong sáng tác của họ: “Xem xét sáng
tác của người Việt Nam chuyển di và những cuộc đối thoại của họ với những nhà


4

chính trị về chủng tộc hiện nay ở Pháp có ý nghĩa quyết định trong việc phân tích
những quan tâm về thẩm mỹ và chủ đề của các nhà văn này”.
Có thể nói bài viết của Lan Dương đã mang đến cho chúng tơi cái nhìn sâu

rộng về tình hình nghiên cứu cũng như tiếp nhận văn chương Linda Lê ở nước
ngồi. Từ đó cũng giúp chúng tơi gián tiếp nắm bắt được những nguồn tư liệu quý
giá đã và đang nghiên cứu về Linda Lê như:
- Luận án của Sharon Lim-Hing (1993): Tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp:
Lại viết về cái Tơi, Giới tính và Dân tộc, luận án đại học Harvard, tháng 9/1993
nghiên cứu tác phẩm của Linda Lê theo hướng phân tích tâm lý.
- Bài viết của Martine Delvaux (2001): “Linda Lê và sự thay thế cội nguồn”,
Các câu chuyện kể về di dân ở nước Pháp đương đại, (Susan Ireland & Patrice J.
Proulx Westport, Connecticut: cơ sở ấn hành Greenwood) nghiên cứu tác phẩm
của Linda Lê theo hướng phá vỡ cấu trúc, qua đó bàn về những ước vọng của
Linda Lê được trở về nguồn cội của mình.
- Michèle Bacholle – Boskovic (2002), Gánh nặng của người phụ nữ lưu vong:
Hình ảnh người cha trong các tác phẩm của Lan Cao và Linda Lê.
- Sylvie Blum-Reid (2003), Các cuộc gặp gỡ Đông-Tây: Điện ảnh và văn học
Pháp –Á (London và New York: Cơ sở ấn hành Wall flower).
- Jana Evans Braziel (2000), Du mục, chuyển di và sự mất gốc trong các dòng
văn học di dân đương thời, luận án, đại học Massachusetts Amherst. Luận án này
góp Linda Lê vào nhóm các nhà văn nữ hậu thuộc địa chuyên về đề tài du mục và
chuyển di.
- Nancy Marion Kelly (2003), Mối liên kết Sài Gòn – Paris: Marguerite Duras
& Linda Lê: Cuộc sống lưu vong và chủ nghĩa thực dân, Luận án tiến sĩ, Đại học
Boston.
- Nathalie Huỳnh Châu Nguyên (2003), Những tiếng nói của người Việt: Giới
tính và bản sắc văn hóa trong tiểu thuyết Francophone của người Việt Nam, Đại
học Bắc Illinois.


5

- Jack Yeager (1997), Văn hóa, quyền cơng dân, Dân tộc: Những truyện kể của

Linda Lê, Các dịng văn hố hậu thuộc địa ở Pháp. Alec Hargreaves & Mark
McKinney (London & New York: Routledge) [23].
Ngồi các cơng trình nghiên cứu dài hơi trên đây thì cịn có nghiên cứu của
Leakthina C. Ollier (2000) về đề tài Văn hoá tiêu thụ: tiểu thuyết tự truyện của
Linda Lê” do Nguyễn Thị Ngọc Nhung dịch đăng trên nvan. Năm
2010, cuốn tiểu luận The Disillusion of Linda Lê: Redefining the Vietnamese
Diaspora in France1 của Lise-Hélène Smith đăng ở tạp chí French Forum cũng để
lại dấu ấn khá rõ của tác giả khi xoáy sâu về giọng điệu châm chọc của Linda Lê,
đặc biệt là trong tác phẩm Les trois Parques.
Trên đây là những công trình nghiên cứu giá trị của những nhà nghiên cứu
và những độc giả quan tâm đến tài năng văn chương Linda Lê. Chúng tơi chưa
có điều kiện tiếp cận đầy đủ những nguồn tài liệu nghiên cứu về Linda Lê ở trên
nhưng những gì mà chúng tơi lĩnh hội được, dù ở dạng khái quát, vẫn là những gợi
ý quý báu cho chúng tơi thực hiện luận văn này.
3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, cho đến nay, trong các tài liệu mà chúng tôi bao quát được, tác
phẩm Linda Lê mới chỉ được nghiên cứu ở quy mô nhỏ lẻ, các bài báo, phỏng vấn,
điểm sách… Ở cấp độ lớn nhất đó là luận văn. Những bài viết, những cơng trình
nghiên cứu đáng kể về Linda Lê có thể nói đến là:
-

Lê Thị Vân Anh (2009) với bài Tính chất nước đơi của chủ thể hậu thuộc địa

trong Vu khống của Linda Lê. Trong bài báo này, tác giả khai thác trạng thái nước
đôi của chủ thể hậu thuộc địa trong Vu khống. Lê Thị Vân Anh nhận định: Đối với
mẫu quốc, họ vừa lảng tránh vừa mong muốn đến gần. Đối với quê nhà, họ vừa
muốn dứt bỏ, vừa bị níu giữ lại. Và những chủ thể hậu thuộc địa vẫn đang trên
hành trình tự giải thoát.

1


Cuốn tiểu luận được rút gọn thành bài Giọng điệu châm chọc của Linda Lê đăng ngày 07/07/
2011 trên />

6

-

Nguyễn Thị Hiền (2010) Tiểu thuyết “Vu khống” của Linda Lê nhìn từ lý

thuyết hậu thuộc địa, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học KHXH & NV TP. Hồ
Chí Minh. Giống như tiêu đề của khóa luận, tác giả đề cập đến lý thuyết hậu thuộc
địa, một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam, và mổ xẻ tác phẩm Vu khống của Linda
Lê dưới cái nhìn khái quát của lí thuyết này.
-

Khi trả lời phỏng vấn của báo Thể Thao & Văn Hóa ngày 15 – 10 – 2010, dịch

giả Nguyễn Khánh Long – người hiểu Linda Lê khá rõ đã tâm sự: “Tôi “khám
phá” Linda Lê vào năm 1997 […]. Tình cờ đọc trên báo Le Monde một bài ca
ngợi cuốn Les Trois Parques, tôi đi mua cuốn sách này. Mới đọc vài trang đầu tôi
đã bị chinh phục tức khắc và bật kêu (tơi cịn nhớ rõ): “Đây là một kiệt tác”. Khi
hỏi về phong cách sáng tác của Linda Lê, Nguyễn Khánh Long cho biết thêm:
“Phong cách của Linda Lê không nên đem so sánh với các nhà văn khác. Sự độc
đáo đó trước hết nằm trong việc sử dụng tuyệt vời ngôn ngữ Pháp, cộng với di sản
văn hóa phương Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng. Sau nữa, đó là cái nhìn
của Linda Lê về kiếp nhân sinh. Và tất cả đòi hỏi người đọc “đặt lại vấn đề” về
chính bản thân mình”. Trong q trình đọc các tác phẩm của cơ, ơng đã bị “chinh
phục ngay tức khắc” như ông thổ lộ với báo chí. Càng đi sâu vào khám phá thế
giới văn chương của nữ văn sĩ này, ông càng thấy hấp dẫn mãnh liệt và ông cho

rằng “Đọc Linda Lê, khi nắm được những gì gửi gắm trong từng từ, từng câu,
phải nói đó quả là một niềm hoan lạc, dẫu cho tác phẩm nói lên những nỗi bi
quan. Như lời một độc giả Pháp, đọc Linda Lê là một “lecture ardue, mais
magique” (đọc rất khó khăn, nhưng thần diệu)”.
-

Nhã Thuyên trong mục “Người đọc của Linda Lê” in trên Văn nghệ trẻ, số

tháng 11.2010 cũng có những đánh giá khá xác đáng về Linda Lê. Tác giả cho
rằng: “Cái cảm giác về “tự truyện”, hay cảm giác khác, “sự ăn mình” khi đọc
Linda Lê là có thể hiểu được” [124].
-

Nhà phê bình Cao Việt Dũng trong bài viết “Tự mắc bẫy”, đăng trên báo Sài

Gòn Tiếp Thị, Số 13 ngày 15/2/2012, trang 25 đã đưa ra nhiều nhận xét về nhà văn
Linda Lê và về tác phẩm mới ra mắt của cô: Gửi đứa con mà tôi sẽ không sinh (À
l’enfant que je n’aurai pas). Cao Việt Dũng cho rằng, Linda Lê là người giỏi khai


7

thác lối viết văn chương cận kề với “non-fiction” (tác phẩm văn chương giống như
tiểu luận). Cao Việt Dũng cũng là tác giả của một số bài phỏng vấn đặc sắc về nhà
văn Linda Lê.
Ngoài ra phải kể đến một số lượng khơng ít những bài viết trên các trang
web, blog của các nhà phê bình nghiên cứu văn học tập trung khai thác khá nhiều
đến vấn đề hậu thuộc địa trong tác phẩm của Linda Lê như: Đào Trung Đạo
(2006) Nhà/quê nhà trong văn chương vô xứ Việt Nam; Hương Lan (2010), Nhà
văn Linda Lê: Trong tôi luôn tồn tại cảm giác lưu vong, Đoàn Ánh Dương, Viết

như là kiến tạo căn cước, trường hợp Linda Lê v.v…
Bên cạnh những bài viết tiêu biểu có đề cập tới văn chương của Linda Lê ở
trên thì cũng có khá nhiều bài thể hiện sự ngưỡng mộ đối với cô. Mặc dù những
bài viết, những bài phỏng vấn, những ý kiến đó khơng liên quan nhiều tới đề tài
mà chúng tơi sẽ nghiên cứu nhưng cũng giúp chúng tơi có cái nhìn hồn chỉnh
hơn, đầy đặn hơn về nữ văn sĩ nổi tiếng này và cũng giúp ích cho chúng tơi trong
quá trình tìm hiểu sâu hơn nữa về Linda Lê.
Nhìn chung các bài nghiên cứu về tác phẩm đã thể hiện được một số vấn đề
cơ bản trong sáng tác của Linda Lê. Song phần lớn vẫn là những đánh giá tổng
quát về nội dung tư tưởng của tác phẩm chứ chưa có sự đào sâu phân tích kĩ càng
về thi pháp. Đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu về thế
giới nghệ thuật trong tác phẩm của Linda Lê, một trong những yếu tố quan trọng
làm nên giá trị văn chương của cô. Do đó, đây là một khía cạnh mới cần được
khai thác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp lịch sử
Mối quan hệ giữa văn học và thế giới thực tại khách quan là điều đã được
chứng minh và thừa nhận. Nhà văn Linda Lê cùng với những sáng tác của cơ ít
nhiều chịu sự chi phối của hoàn cảnh thời đại, xã hội mà nữ văn sĩ đã và đang


8

sống. Vì vậy để nghiên cứu về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Linda Lê
chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử để thấy rõ sự chi phối ấy.
4.2. Phương pháp phân tích theo thi pháp học
Đây là phương pháp quan trọng được chúng tôi sử dụng chủ yếu trong quá
trình nghiên cứu đề tài Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Linda Lê.
4.3. Phương pháp so sánh

So sánh về nghệ thuật văn chương của Linda Lê với văn chương trước và
cùng thời với Linda Lê để thấy được sự đổi mới và nét khác biệt trong tác phẩm
của Linda Lê, đặc biệt là để làm rõ thế giới nghệ thuật trong các sáng tác của cơ.
Tóm lại, các phương pháp trên đây sẽ được chúng tôi phối hợp suốt quá
trình triển khai nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, trong những điều kiện cần thiết, với
khả năng có thể chúng tơi sẽ vận dụng thêm những phương pháp phù hợp khác
như: phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống, phương pháp tiểu sử học, phê
bình phân tâm học, phê bình xã hội học, phê bình hậu thực dân… để việc nghiên
cứu thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Linda Lê được thực hiện trọn vẹn, toàn
diện hơn.
5. Đóng góp của luận văn
Tác phẩm của Linda Lê đã xuất hiện ở Việt Nam nhưng chưa có một cơng
trình nào đi sâu nghiên cứu. Do đó, thơng qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi
muốn cung cấp một cái nhìn cụ thể về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của
Linda Lê, một trong những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị tác phẩm của cơ. Từ
đó, chúng ta có thể thấy được những yếu tố nghệ thuật mới lạ, đặc sắc mà Linda
Lê đã sử dụng, thấy được nét đổi mới trong văn xuôi nghệ thuật của cơ so với văn
xi truyền thống và những đóng góp quan trọng của cơ trong sự vận động của
nền văn học đương đại.
6. Kết cấu của luận văn
Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo tinh thần của người nghệ sĩ. Thông
qua thế giới nghệ thuật, chủ thể sáng tạo thể hiện nhân sinh quan, thế giới quan, vũ
trụ quan và lịch sử quan qua lăng kính của mình. Bằng thái độ nghiêm túc và niềm


9

đam mê nghệ thuật cháy bỏng, Linda Lê đã tạo ra được một thế giới nghệ thuật
riêng với tính phức tạp của nó. Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy thế
giới nghệ thuật trong tác phẩm của Linda Lê được hình thành từ các yếu tố sau:

Quê nhà và lưu đày trong tác phẩm Linda Lê; Con người và tha nhân trong tác
phẩm Linda Lê; Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Linda Lê.
Khám phá thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Linda Lê thông qua các
phương diện trên sẽ giúp người đọc lí giải được phần nào thế giới tâm hồn Linda
Lê cũng như tình yêu nghệ thuật và tình yêu tha nhân của nữ văn sĩ này. Vì vậy,
ngồi phần dẫn nhập và kết luận, chúng tôi triển khai luận văn với kết cấu chia
thành 3 chương:
Chương 1. Quê nhà và lưu đày trong tác phẩm Linda Lê
Trong chương này luận văn tập trung tìm hiểu quan điểm nghệ thuật và yếu tố
di dân trong tác phẩm của Linda Lê nhằm định hướng khai thác và cắt nghĩa thế
giới nghệ thuật của tác giả: Viết là tự lưu đày bản thân và Viết để giải thoát; yếu tố
di dân bộc lộ trong thế giới nghệ thuật qua những nỗi ám ảnh: ám ảnh quê nhà, ám
ảnh ngôn ngữ, ám ảnh quá khứ, ám ảnh hậu thuộc địa.
Chương 2. Con người và tha nhân trong tác phẩm Linda Lê
Ở chương 2, luận văn đi sâu vào hai vấn đề: Một là khảo sát, giải mã thế giới
nhân vật thơng qua bốn “mẫu” chính: Nhân vật người điên, nhân vật nổi loạn,
nhân vật người cô đơn và nhân vật người lưu vong. Hai là làm rõ kinh nghiệm tha
nhân trong tác phẩm của Linda Lê.
Chương 3. Nghệ thuật trần thuật trong tác tác phẩm Linda Lê
Đây là chương luận văn tập trung nghiên cứu cách tổ chức điểm nhìn trần
thuật, kết cấu trần thuật, ngơn từ trần thuật và giọng điệu trần thuật trong những
sáng tác của Linda Lê.
Cuối cùng là tài liệu tham khảo và phần phụ lục.


10

Chương 1

QUÊ NHÀ VÀ LƯU ĐÀY TRONG TÁC PHẨM

LINDA LÊ
1.1. Quan điểm nghệ thuật
Đến với thế giới nghệ thuật của văn chương hiện đại, chúng ta nhận thấy, địa
hạt này đã có nhiều đột phá đáng kể. Nó cho phép nhà văn tự biểu hiện ý tưởng,
quan điểm, cách nhìn của mình tồn vẹn và đầy đặn hơn, thành thục và tự do hơn.
Hòa trong dòng chảy mới mẻ ấy, Linda Lê đã đánh dấu tên tuổi của mình bằng một
thế giới nghệ thuật đầy sự sáng tạo, mang những nét riêng cá tính và dị biệt của
một con người coi văn chương là sự sống của mình. Quan điểm sáng tác của Linda
Lê được được thể hiện chủ yếu ở hai phương diện chính: Viết là tự lưu đày bản
thân và viết để giải thoát.
1.1.2. Viết là tự lưu đày bản thân
Mệnh đề “viết là lưu đày” từ lâu nay đã gắn chặt với Linda Lê. Lưu đày ở đây
không phải là lưu đày về mặt không gian địa lí mà đó là cảm thức lưu đày trong tư
tưởng, trong sáng tạo nghệ thuật của cô. Đã viết văn thì phải u văn, đó hồn tồn
là tất yếu, thế nhưng tự lưu đày mình trong thế giới của văn chương, không bao giờ
dời chân khỏi thế giới ấy mà sống ln trong đó thì khơng phải nhà văn nào cũng
vậy. Đấy là trường hợp của Linda Lê. Cô chấp nhận thách đố lưu đày để hiến mình
cho văn chương và cũng là để phóng tới điều mới lạ.
1.1.2.1. Lưu đày để hiến mình cho văn chương
Có thể nói Linda Lê chính là kẻ hiến mình cho văn chương. Rất nhiều nhân
vật là hiện thân hoặc phản ánh một phần nào đó con người của Linda Lê ngồi đời.
Nó lí giải vì sao trong hầu hết các sáng tác của cơ đều có sự hiện diện của kiểu
nhân vật là những kẻ coi văn chương là lẽ sống, sẵn sàng hóa thân, hiến mình trọn
vẹn cho văn chương. Ở đó, văn chương chiếm hữu con người họ, làm rung chuyển
cả hồn xác họ, thậm chí hịa nhập làm một với họ – những chủ thể sáng tạo nên
bản thân nó. Nhân vật xưng “tôi” trong Vết cắn là một trường hợp như thế khi


11


“Càng ngày tơi viết càng khó khăn, vì mỗi lần tơi đặt một từ lên giấy, nó chiếm
hữu tơi và tơi trở thành nó”.
Hiến mình cho văn chương đối với Lê cũng đồng nghĩa với việc đày mình
trong cảm thức cơ đơn, thậm chí cơ đơn tuyệt đối, để sáng tạo. Linda Lê tự nhận
mình là một người cơ đơn khi viết văn. Cô chưa bao giờ cố gắng vùng vẫy khỏi
cảm thức ấy mà ngược lại cơ cịn ấp ủ, ni dưỡng nó như ni dưỡng ngọn nguồn
sáng tạo trong mình. Con đường văn chương, như Linda Lê vẫn thường chia sẻ,
phải chịu nhiều hi sinh và cô đơn. Cịn tác phẩm khơng phải để truyền đạt thơng
điệp. Người đọc sẽ tự nhận ra thông điệp dưới nhiều cách, nhiều kiểu khác nhau.
Và với thân phận kẻ tự lưu đày – kẻ oằn mình với ngơn từ mỗi ngày, dằn vặt bởi
câu chữ mỗi đêm ấy, chúng ta đã có một Linda Lê nhà văn gặt hái nhiều thành
cơng trên mảnh đất văn chương mà cô cần mẫn xới cày. Sự thành cơng này, như
Lê nói, là do “hằng ngày tôi đã “chiến đấu” với từng từ, từng câu của mình, mỗi
khi bắt đầu một cuốn sách mới tơi đều cảm thấy như bắt đầu một trận chiến. Và xa
hơn có lẽ tơi đã học được cách sống cơ đơn để sáng tác” [40]. Linda Lê cịn cho
rằng: “Cơ đơn, đó thật sự là một yếu tố cần thiết nhất cho sáng tạo của nghệ sĩ,
người ta rất khó sáng tạo được một cái gì đó thật sự nếu cứ sống “bầy đàn” [40].
Nghiêm túc trong sáng tạo nghệ thuật, Linda luôn tâm niệm: sáng tác văn
học là một cuộc chiến đấu rất cam go và bắt buộc nhà văn phải vượt lên chính
mình. Tất cả những kĩ thuật trong sáng tác của Linda Lê được tạo nên bởi một nữ
văn sĩ hằng ngày phải vật vã với từng từ, từng câu. Mấy ai hiểu hết sự cam go của
trận chiến ấy khi chưa biết rõ những suy tư, dồn nén, những băn khoăn, trăn trở
của cô chỉ để tạo tác một từ chân xác thích hợp: “Đơi khi tơi ngồi hàng giờ, vì có
một chữ khơng hợp… Đến khi tơi bỏ đi dạo, tự rủa mình, và cuối cùng tơi cũng
tìm ra được đúng chữ” [79].
Bị khơng ít người cho là khó đọc, là điên rồ, nhưng cũng lại khơng ít người
say mê thứ văn chương ảo diệu ấy, Linda Lê dường như không mấy quan tâm. Với
cô, văn chương đã trở thành máu thịt. Viết có thể là lưu đày, có thể là điên rồ,
nhưng chính bản thân con người, phải chăng đều chất chứa một phần nào đó điên



12

rồ và nổi loạn như cô nhận định: “Tất cả các tác phẩm, do được hồn thành trong
bóng tối đều tỏ ra nổi loạn” [10]. Tác phẩm của cô cũng không là ngoại lệ.
Năng lực sáng tạo cũng như sức bền của ngòi bút Linda Lê được khẳng định
mạnh mẽ và chắc chắn qua hàng loạt tác phẩm cũng như nhiều giải thưởng mà cô
đã đạt được. Linda Lê luôn viết một cách say sưa, cần mẫn. Sự miệt mài, mê đắm
đến cuồng nhiệt của cô trong sáng tạo nghệ thuật làm người ta liên tưởng đến
Amélie Nothomb, một trong những nhà văn hiếm hoi được mệnh danh là kẻ “tử vì
đạo văn chương”, thậm chí “bị” xếp vào đội ngũ nhà văn mắc chứng bệnh “cuồng
viết”. Ở Lê, văn chương là mạch sống, viết là đam mê, là sự lưu đày trong hạnh
phúc chứ không phải chỉ là khổ đau. Vậy nên, thật hiển nhiên, với cô, không viết
cuộc đời này cũng chẳng có nghĩa gì, thậm chí nó còn khủng khiếp hơn cả cái
chết: “Cái ý nghĩ, rằng ngày nào đó, tơi sẽ khơng thể viết nữa, sẽ khơng cịn ngơn
từ. Điều ấy làm tơi ớn lạnh nhiều hơn so với ý nghĩ về cái chết”2.
Đối diện với tác phẩm của Linda Lê, người đọc đứng trước một sự thách đố
về khả năng tri nhận. Các sáng tác cô viết luôn nằm trong thế lấp lửng giữa những
cái khả tri và những cái bất khả tri. Tiểu thuyết Vu khống là một ví dụ điển hình.
Đọc tác phẩm này quả không hề dễ dàng, đơn giản với bất cứ ai lần đầu tiếp cận
nó. Mỗi câu chữ, mỗi sự kiện, tình tiết trong tiểu thuyết đều trở thành những ám
ảnh, những lời tự vấn để mỗi người đọc tự soi, tự phán xét, thẩm thấu. Nó cũng
thách thức khả năng tri nhận của người đọc bởi một hệ thống ngơn từ có khi trống
rỗng, có khi nhảy múa hỗn loạn, có khi tưởng chừng như đứt gãy khơng có sự nối
kết nào. Rất khó định hình nhà văn muốn nói gì khi chưa đọc hết tác phẩm bởi cái
cách cô đẩy người đọc lạc vào mê lộ chữ nghĩa với những câu chuyện của nhiều
nhân vật dường như chẳng liên quan gì tới nhau. Đang là câu chuyện của người
cậu điên, Linda Lê bất ngờ chuyển sang cuộc đời cô cháu gái, của Ricin rồi đột
ngột khám phá bí mật của một nhân vật hồn tồn lạ khác: Thầy Tu, tiếp đến là cô
gái điếm, anh thợ sửa giày và “một nửa” bà mẹ, Viên tham vấn v.v… Linda Lê đã


2

Trích theo Leslie Barnes (2008), “Văn chương và kẻ ngoại cuộc”, World Literature Today, số
tháng 5 + 6, tr.53 – 56.


13

ẩn mình trong bóng tối để thách thức, lưu đày người đọc, bắt người đọc buộc phải
tư duy, kết nối trước hàng loạt các thông tin, sự kiện đầy mông lung và bất tín.
Sức cuốn hút lạ thường của ngịi bút Linda Lê cịn ở chỗ cơ khơng bao giờ
tạo ra kiểu nhân vật làm chỗ dựa chắc chắn cho độc giả. Con đường lần ra cốt
truyện theo cách thông thường là dõi theo nhân vật chính đã bị Lê bít lối. Cơ
khơng có nhân vật đại diện cho cái đúng hay sự khẳng định sau cuối về nhận thức.
Mọi thứ cô đều để độc giả tự phán xét. Tất cả nửa như khiêu khích, nửa như mời
gọi người ta khám phá, kiếm tìm và sẵn sàng vật lộn với vơ vàn những bất tín,
những rối rắm của văn bản đến con chữ cuối cùng để tìm ra sự thật. Người đọc
khó hình dung một cách chính xác sự tự lưu đày của Linda Lê diễn ra như thế nào
trong q trình viết Vu khống, chỉ biết rằng chính bản thân họ cũng đã tự nguyện
bị lưu đày khi đọc cuốn tiểu thuyết này của cô. Viết một cuốn sách đối với Lê
nhiều khi giống như phải vượt qua một con đường dài, mất đến hàng năm. Đó
cũng chính là sự băn khoăn, tìm kiếm, khám phá bản thân trong một cái nhìn tỉnh
táo và nghiêm khắc.
Viết là lưu đày trong cơ đơn, trong vơ vàn thiệt thịi, gian khó nhưng lại được
hiến mình cho văn chương, được sống với văn chương đích thực, âu cũng là một
sự “trả giá” xứng tầm. Trong tiểu thuyết Vu khống, Linda Lê đã thể hiện rõ quan
niệm ấy của mình khi nói về nhân vật Ricin:
Ricin kiếm đủ sống, những kẻ khác hốt bạc. Ricin viết bài, những kẻ
khác làm báo. Ricin mê mải văn chương. Những kẻ khác cùng lắm là những

kẻ dốt nát, tệ ra thì là bầy kền kền. Ricin chảy máu. Anh khơng chịu chăm
sóc vết thương. Anh có phe của anh. Phe những người chảy máu. Anh làm
vua phe ấy, những kẻ khác chỉ là bọn phù phiếm và tham lam.
Hình ảnh nhân vật Ricin một mình một ngựa, rong ruổi trên chặng đường văn
chương chân chính để khỏi bị xếp chung với những kẻ phù phiếm, tham lam, cơ
hội làm người ta liên tưởng đến nữ văn sĩ Linda Lê cũng lặng lẽ bước đi tựa một
chiến binh mang trong lịng vương quốc của mình và chấp nhận thách đố lưu đày.
Đó là vương quốc duy nhất tồn tại trong cô: vương quốc của văn chương nghệ
thuật, nơi cơ sẵn sàng hiến mình để dựng xây, tạo tác nên sự diệu kì của nó.


14

1.1.2.2. Lưu đày để phóng tới điều mới lạ
Từ chối quy chuẩn, từ chối truyền thống, từ chối mọi đường lối có sẵn, Linda
Lê bước lên chuyến tàu văn chương đầy cao ngạo như một kẻ sẵn sàng liều mình
để được chạm tới cái đẹp đúng nghĩa, dù phải trả giá bằng mọi cách. Với cô: “Viết
tức là tự lưu đày. Khi viết ta khơng cịn mái nhà, chỉ có bầu trời là nơi ẩn trú, và
ta yêu cái trơ trụi trước sự vật ấy. Một nhà văn chỉ có thể viết khi cảm thấy mình
là một đứa trẻ được lượm nhặt về, một đứa con hoang” [9].
Với Linda Lê viết là tự lưu đày bản thân và văn học có thể là một lựa chọn để
giữ khoảng cách với chính mình, để ra khơi, để đứng xa và nhìn vào cuộc đời
mình. Hai cậu cháu trong Vu khống là hai kẻ lội ngược dòng, kẻ vác dao, kẻ phản
bội lại truyền thống gia đình. Tuy nhiên, nhìn sâu vào bản chất thì sự lựa chọn của
họ khơng đơn giản là sự lựa chọn thuần tuý thuộc về lối sống, một giải pháp tránh
xa sự phù phiếm đám đông (phải thủ tiền cho đầy túi, biết phụng sự vật chất và
làm nơ lệ cho quyền lực...), mà cịn là một cách đoạn tuyệt, ly khai, thậm chí là
đạp đổ bức tường thành truyền thống như tuyên ngôn của hai cậu cháu: “Chúng tôi
quay lưng lại thế giới, chúng tôi cùng đi về một hướng, chúng tôi đi chinh phục
Cõi Không Nơi Nào”. Trong trường hợp này, ngòi bút của Linda Lê đã tuyên ngôn

cho quan điểm viết là tự lưu đày, nhưng lưu đày là để phóng tới, đạt tới cái mới,
cái khác biệt, cái tuyệt đích chỉ có ở riêng mình. Chính sự lưu đày ấy của Linda Lê
đã tạo nên sức hút ám ảnh, mạnh mẽ của tiểu thuyết Vu khống nơi người đọc.
Tạo một nhãn giới thấu thị như Rimbaud từng nói, xác định cho mình một
nhiệm vụ như nhà văn Ingeborg Bachmann đã đặt ra, Linda Lê buộc mình phải
ln mở to đơi mắt để khơng dính kẹt trong dối trá, trong thực tại tàn khốc. Linda
Lê cho rằng, phận sự của nhà văn trên hết phải là chính mình, là sự đập vỡ, băng
qua mọi rào cản và phiêu lưu vào cái chưa biết để khám phá cái mới: “Tất cả các
tác phẩm nghệ thuật đều phải là một mưu phản … Tất cả mọi tác phẩm đều phải
là một chuyến du lãng trong những vùng đất chưa khai phá, một bước vượt qua
những biên giới ngăn cách cái thực và giấc mơ, sự tầm thường và chủ nghĩa lý
tưởng, người khác và chính ta” [10].


15

Bước đi trong cô đơn, lặng lẽ, Linda Lê tự mình làm chủ mình, độc lập một
cách thật dữ dằn. Nếu như các nhà văn khi viết tiểu luận thường bị lôi cuốn bởi
sức hấp dẫn của các tác giả hoặc tác phẩm nổi tiếng thì Linda Lê hồn tồn ngược
lại. Những gì cơ say mê là tác phẩm của vô số nhà văn gần như đã bị lãng quên,
điều này có thể thấy rất rõ trong tập tiểu luận mang tên Au fond de l’inconnu pour
trouver du nouveau (Đến tận cùng cái chưa biết để tìm sự mới mẻ). Trong tồn bộ
cuốn sách này, Linda Lê đã dùng ngịi bút sắc sảo, tinh tế và đầy sáng tạo của
mình để làm sống dậy các nhà văn từ mọi miền của trái đất mà ngày nay khơng
cịn được ai nói đến nữa.
Linda Lê thực sự là một kỵ sĩ độc hành của văn chương. Tự do phiêu lãng
trên những miền đất lạ, cô luôn nỗ lực và sẵn sàng dấn thân thử nghiệm trong
những cuộc phiêu lưu đầy cam go, thách thức. Đó cũng là cách cơ lưu đày để
phóng tới, để khám phá ra cái mới và cũng để tự khẳng định mình. Cơ gái nhà văn
trong Vu khống là phát ngôn viên cho điều Lê muốn thể hiện: “Con bé thích bắt

chất xám của mình làm việc. Nó sẽ chết với họ vì thế. Nó cịn trẻ, nó sẵn sàng thử
nghiệm hết”. Vậy nên, tất cả những gì khác thường, thậm chí là lập dị đều có sức
hút đặc biệt với nhân vật cô gái nhà văn ấy và cũng là với chính Linda Lê: “Điều
gì thúc đẩy nó cứ tích lũy những hành động lập dị, bẻ cong số mạng, chỉ ham các
tì tật? Nó sống bằng những chối bỏ, ni mình bằng những phản bội".
Linda Lê tự lưu đày mình trong văn chương, trong sáng tạo, sống với từng
câu chữ. Đó là sự nghiêm khắc đến nghiệt ngã trong nghệ thuật để người đọc dù
muốn cũng khơng thể để tác phẩm trơi tuột khỏi tâm trí mình, ngược lại, nó sẽ mãi
ám ảnh, khơng thơi. Cơ ln viết với cảm giác “mình có thể nói mà chẳng ai nghe.
Nhưng điều này khơng làm tơi nản lịng. Trái lại. Theo một cách nhìn nào đó, có
thể như vậy hay hơn” [79].
Trong quá trình sáng tạo, Linda Lê ln khắc cốt ghi tâm câu nói của Armand
Robin, nhà thơ của vùng Bretagne rằng “Trên mỗi vùng đất, tôi sẽ là một người lạ
thường”. Quan niệm này được cô thể hiện rất rõ trong cuốn tiểu luận Étranges
Étrangers (Những người xa lạ kì lạ) mà cơ hồn thành năm 2010. Linda Lê khẳng
định: “Thu hút cái lạ là một trong những đòi hỏi cấp bách của sáng tạo. Cần phải


16

lạc bước trong một mớ bòng bong những điều bối rối và những mối kinh hãi gây
ra bởi sự đối đầu giữa bản thân mình và người khác - một ẩn số cần làm sáng tỏ,
miễn là người ta sẵn sàng phá vỡ vỏ bọc của mình” [10]. Và lẽ dĩ nhiên, chủ thể
viết phải ý thức được sự giàu có của mình khi hướng tới người khác và chấp nhận
kẻ lạ trong chính mình. Người khác và Kẻ lạ được Linda Lê nhấn mạnh không chỉ
như là một cặp kết cấu nhị trùng trong nhân cách người cầm bút mà còn là một thái
độ, tâm niệm dấn thân, lưu đày trên con đường sáng tạo của riêng cơ. Vì vậy, như
một hệ quả tất yếu, cô đã tạo được dấu ấn riêng trong thế giới nghệ thuật văn
chương mà cơ đã một lịng một dạ phụng sự.
Khi viết, Linda Lê ln đẩy mình trong tâm trạng hết sức căng thẳng như

người mộng du đang lặng bước trên một sợi dây căng giữa trời. Linda Lê viết
không phải là để phá vỡ sự căng thẳng ấy, ngược lại, để nuôi dưỡng nó, để nạp
thêm năng lượng và viết ra những điều cô muốn diễn tả. Cô cháu gái nhà trong Vu
khống, giống như Linda Lê, cũng thích mạo hiểm với trị đu dây kia và ln sẵn
sàng bng mình cuốn theo tất cả những thứ làm lâm nguy tới dây thần kinh: “Nếu
tiếp tục trò ấy quá lâu, thần kinh nó sẽ lâm nguy, và buổi tối lên giường nó sẽ xoa
nắn thái dương, tưởng như đầu mình chỉ cịn là một cục thịt lởm chởm những
đinh”. Và như thế, việc tự lưu đày bản thân trở thành một nhu cầu tất yếu để giữ
mình trọn vẹn với “người tình” văn chương.
Nếu viết là sự tự lưu đày bản thân của tác giả thì lẽ nào việc đọc khơng phải
là sự địi hỏi khó nhọc để chúng ta khám phá những nấc thang sâu kín nhất của thế
giới nghệ thuật Linda Lê. Với quan niệm viết là tự lưu đày bản thân, Linda Lê đã
tận hiến cho văn chương, đã nghiệt ngã với chính mình để lưu đày trong sáng tạo
nghệ thuật, để phóng tới cái mới, đem đến cho nền văn học một thế giới nghệ thuật
đích thực nhưng cũng đầy thách đố với người đọc. Sẽ khó lịng chạm vào được
chiều sâu trong thế giới nghệ thuật của cơ nếu chúng ta chỉ đón nhận nó bằng cơng
cụ lý tính thuần túy hay trực cảm bình dân. Nó khiến người ta buộc mình phải cự
tuyệt với sự dễ dãi lười biếng trong tiếp nhận văn chương. Đó cũng chính là yêu
cầu, là trách nhiệm và cũng là đam mê của người đọc chân chính.


17

Ẩn sâu trong những lưu đày khổ ải của việc viết ở Linda Lê là nét đẹp huyền
bí pha lẫn cao ngạo của văn chương đích thực. Nơi ấy ta nhận ra một cách chân
xác tình yêu văn chương đậm đặc không lúc nào nhạt bớt của Linda Lê. Nơi ấy ta
cũng cảm thấy một sự sáng suốt hiếm có của nữ văn sĩ khi xây dựng thế giới nghệ
thuật đầy những ám ảnh, đối nghịch và hai mặt. Chính quan niệm viết là tự lưu
đày bản thân đã khiến Linda Lê sở hữu một giọng văn ảm đạm và độc đáo đến kì
dị. Đó là cách cơ khiến người đọc tự nguyện “lưu đày” mình để trăn trở cùng

những trang viết đậm chất nhân văn của cô.
1.1.2. Viết để giải thoát
Giải thoát nghĩa là đạt tự do sau khi bng xả tất cả những trói buộc trong
cuộc sống. Giải thốt trong Phật giáo là giải phóng ra khỏi Khổ bằng cách thấy,
biết nguyên nhân của khổ và tận diệt nó. Ấn Độ giáo thì cho rằng giải thốt hướng
con người vượt qua sự mê ngộ, vô minh, nhận ra bản tính của mình và thực tướng
của vạn vật, hịa nhập được vào với bản thể vũ trụ tuyệt đối, chân thực, bằng nhận
thức trực giác, “thực nghiệm tâm linh”. Giải thoát theo tiếng Phạn là moksha,
mukti (mộc xoa, mộc đề). “Giải” nghĩa là gỡ ra, cởi ra, chia tách ra hay giải thích
cho rõ; chữ “thốt” nghĩa là vượt ra khỏi sự trói buộc, vượt ra ngồi sự ràng
buộc…Nói một cách ngắn gọn thì giải thốt là “cứu ra khỏi sự ràng buộc hoặc áp
lực” [49, tr.228].
Từ khái niệm chung về giải thoát, khi soi chiếu vào thế giới nghệ thuật của
Linda Lê, chúng ta nhận thấy, đối với cô, viết không chỉ là tự lưu đày bản thân đến
những vực thẳm tuyệt cùng của tư tưởng, mà còn là sự cứu rỗi, sự giải thoát, là con
đường đến với tự do, vượt ra khỏi những gì trói buộc bản ngã của chủ thể sáng tạo
và có sức mạnh kết nối những con tim.
1.1.2.1. Diễn ngôn là phương thức trị liệu duy nhất cứu nhà văn
Diễn ngôn là phương thức trị liệu duy nhất cứu nhà văn. Linda Lê đã viết như
thế. Có thể thấy rằng, cuộc đời của Linda Lê cũng là cuộc hành trình đi tìm sự giải
thốt đến thế giới văn chương. Tuổi thơ của cơ trải qua tại Việt Nam nhưng khác
với Marguerite Duras (nữ văn sĩ Pháp đã có một thời thơ ấu gắn bó thân thiết với


18

những đứa trẻ da vàng người Việt nghèo khổ, lam lũ), Lê ln cảm thấy mình xa lạ
và lạc lõng với những người bạn cùng trang lứa trên chính mảnh đất q hương
mình. Chị em cơ buộc phải học tiếng Pháp, nói chủ yếu bằng tiếng Pháp và được
giáo dục bởi người mẹ đến từ nước Pháp. Vì vậy, cái cảm giác cô đơn, cách biệt

thật sâu xa với bạn cùng trang lứa nơi quê nhà đã khiến cô bỏ chạy, vượt thoát, rất
sớm, qua những cuốn sách. Tuổi thơ chứa đầy những vết thương, những nỗi đau xa
cha luôn ám ảnh cô. Ngay từ nhỏ, cô đã say mê đọc Balzac, Hugo và nghĩ mình sẽ
là nhà văn. Cơ thú nhận là đã bị lôi cuốn vào sự khổ hạnh của tuổi thơ và đặc biệt
say mê những chuyện thần tiên như chuyện cô bé bán diêm bị chết vì cóng lạnh.
Từ đây, văn chương đã trở thành người bạn thân thiết đồng hành cùng Lê trong
mọi cảm xúc, mọi cung bậc của tâm hồn, là chỗ dựa tinh thần, “đấng cứu rỗi” của
Lê trước vô vàn những va đập, thương tổn từ cuộc sống. Nó giúp cơ thốt khỏi sự
rụt rè, hãi sợ để phát triển thành một thứ ham muốn, đói thèm đối với tất cả những
gì ở cách xa cơ, những gì có vẻ thật khổng lồ, q khổ đối với cơ, q trình ấy bắt
đầu từ việc đọc và sau này là viết văn. Một nhà thơ đã viết:
Có những phút ngã lịng
Tơi vịn câu thơ mà đứng dậy
(Phùng Quán)
Linda Lê của chúng ta cũng đứng dậy, mạnh mẽ hơn sau vấp ngã, đổ vỡ và
mất mát, nhờ văn chương. Mặc dầu bị những trang viết đen tối ám ảnh, cô vẫn cho
việc đọc sách là một hình thức cứu rỗi: “Tơi có cảm tưởng văn học giúp tôi tạo ra
những mối liên hệ với đồng loại. Tôi từng là người rất rụt rè. Nhờ sách, tơi mới
cởi mở với thế giới bên ngồi hơn một chút” [79].
Cũng giống như M. Proust, Marguerite Duras, Linda Lê viết văn là cách để
cô giải cứu cuộc đời mình. Viết để sống lại một thời mà mình khơng thể nào quay
lại nữa, dù đau đáu trong nuối tiếc, trong xót xa, ân hận. Xa Việt Nam theo mẹ
sang Pháp là cô phải xa cả người cha mà cô rất mực thần tượng, yêu thương. Cha
cô từng là mẫu người lý tưởng của cô và các chị em luôn nói đùa cơ là đệ tử của
ơng. Ơng là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất và cũng là người tạo nên huyết mạch
trong dòng máu văn chương chảy trong tâm hồn cơ: “Nếu khơng có ơng, nếu


19


khơng có ý chí mà ơng truyền vào các mạch máu của tôi, cũng như sự giáo dục mà
ông đã dành cho tơi, thì hẳn tơi đã khơng khởi sự viết văn” [41].
Và như một điều tất yếu, Linda Lê đã dựa vào cái phao duy nhất để đồng
hành, để vượt qua nỗi đau ấy, đó chính là cái phao văn chương. Viết văn đã giúp
cô sống lại những tháng ngày hạnh phúc bên cha. Viết văn là liệu pháp để cô trút
những niềm đau ám ảnh thường trực về cha. Tiểu thuyết Tiếng nói với những cơn
khủng hoảng của cơ gái về bóng ma người cha chính là minh chứng cho điều đó.
Viết văn cũng là cách Linda Lê vọng kính người cha đã mất khi cơ cho ra đời
Thư chết - một tác phẩm đau thương nhất, mê hoặc nhất của cô. Linda Lê cũng
từng phát biểu chỉ có một lần duy nhất cơ nghi ngờ hiệu lực của văn chương, ấy là
sau cái chết của cha cô và sự suy sụp của chính cơ. Tuy vậy, ngay cả trong những
tình huống cực đoan, cuối cùng cơ cũng tìm được điểm tựa để vùng đứng dậy, đó
lại vẫn là điểm tựa văn chương. Điều này ở Linda Lê làm người ta nhớ đến giai
thoại về Dostoevsky, khi người ta hỏi ơng thích nhất tác phẩm nào, ơng nói Anh
em nhà Karamazov, ông thú thực đã viết khi đang bị bệnh trĩ hoành hành, chứng
động kinh quằn quại về thể xác và những chấn thương cùng cực về tinh thần.
Không nỗi đau đớn nào bỏ qua ông, không một nhục hình nào qn ơng nhưng
ơng lại gom tất cả những thứ ấy để đốt cháy thành niềm đam mê sáng tạo. Viết
giúp ông trượt qua nỗi đau rất thực đó giống như Linda Lê vịn vào câu chữ để tồn
tại trước vơ vàn nỗi đau hữu hình và vơ hình của cuộc đời. Cả Dostoevsky và
Linda Lê đều viết về nỗi đau để vượt qua nỗi đau.
Sống trong thế giới nghệ thuật, Linda Lê như được giải thoát khỏi mọi ràng
buộc và tự do tái tạo đời sống theo lý tưởng của riêng mình. Chọn một lối đi đơn
độc, Linda Lê xây dựng thế giới nhân vật mà ở đó người ta có thể tự giải phóng
mình ra khỏi những thành kiến đạo đức, giải phóng cá nhân, thể nghiệm hết chiều
sâu, sự táo bạo trong sáng tác văn học. Thông qua Vu khống, Lê chứng minh rằng
việc đọc sách là một cách rút lui khỏi xã hội đầy những căng thẳng và viết văn như
một phương tiện, mặc dù khơng hồn hảo, nhưng nhờ nó những người yếu kém
bên lề xã hội có được tiếng nói. Trong tác phẩm này, sách được coi là thứ thuốc an
thần của cả người cậu “điên” và cô cháu gái nhà văn. Mỗi người đều tìm đến sách



20

vở theo cách của riêng mình. Với người cậu, sách vở là liệu pháp tách khỏi quá
khứ. Với cô cháu gái, sách vở là phương cách thâu tóm lại những gì đã mất. Cả hai
cậu cháu đều bám víu vào sách để mong mình khơng bị bào mịn, trượt dốc trước
hiện thực đong đầy những tổn thương. Sách vở là văn hóa cứu vớt, là thuốc dịu
đau hữu hiệu của cậu: “Tối về phịng mình, tơi vừa ăn vừa đọc […]. Tơi khơng ngờ
lại có thứ thuốc an thần hạng nhất này – văn hóa”. Sách vở là phép nhiệm màu và
sách vở trở thành vũ khí duy nhất để bảo vệ, để cứu vớt cuộc đời cậu.
Nếu sách vở đã giúp cậu thoát khỏi điên loạn, thoát khỏi ám ảnh q khứ,
thốt khỏi sự bủa vây của nỗi cơ đơn lạc lõng giữa mênh mơng biển đời, thì trái
lại, cô cháu gái đã dùng chữ nghĩa để thách thức cuộc đời, lật tìm q khứ. Với vai
trị “làm bà chủ chữ nghĩa”, cô ngang nhiên “chưng cất thuốc dịu đau, chế biến
thuốc an thần”. Cô biến việc viết văn bằng tiếng Pháp thành cơng cụ giúp cơ có
thể sống được một mình, khơng cần gia đình, cũng chẳng cần Đất Nước. Cả hai
cậu cháu đều tìm đến văn chương để làm lối thốt, để bật rễ hồn tồn khỏi gia
đình, để khơng bị tán dẹp trong những mẫu sản phẩm theo ý đồ tạo tác của gia
đình.
Khi sống trong một gia đình thừa tính tốn và thiếu sẻ chia thì sách chính là
cứu cánh, là con đường giải thốt hữu hiệu nhất mà Linda Lê chọn cho các nhân
vật của mình, và biết đâu, đó cũng là cách cơ chọn cho cơ. Hai nhân vật chính
trong Vu khống đều tìm đến sách một cách tự nhiên, kiên trì và vơ thức như con
người tìm đến hơi thở của sự sống: “Nó buộc số kiếp nó với sách vở. Một cách
kiên trì. Tơi cũng vậy, một cách vơ thức. Sách vở đã cứu chúng tôi, con bé và tôi”.
Vậy nên, trong tác phẩm của Lê xuất hiện rất nhiều kiểu nhân vật nhà văn,
nhân vật người đọc. Tất cả những nhân vật ấy đều có một điểm chung là họ tuyệt
đối trân trọng sách hơn bất cứ thứ gì, họ nâng niu sách như nâng niu một báu vật:
“Tôi đem sách bên mình, giữ trong túi. Nó sưởi ấm tơi” (Vu khống).

Một mình trơ trọi giữa thế gian, nhân vật trong tác phẩm của Linda Lê khơng
tìm một con người để sẻ chia, khơng tìm một con đường để đến mà chỉ duy nhất
tìm vào nhịp rung của câu chữ, tìm vào độ nóng sáng của ngơn từ, bám víu vào
một bến bờ tuyệt đối an toàn: sách, như người chết đuối vớ được cọc: “Chúng đã


×