Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ủy thác thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.63 KB, 6 trang )

Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”

MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ ỦY THÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
SOME FAILURES AND RECOMMENDATIONS TO COMPLETE LAW
ON ENTRUSTMENT OF CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT
NCS. Lê Đức Hiền1, ThS. Trịnh Ngọc Thủy2
Tóm tắt – Uỷ thác thi hành án dân sự là một chế định pháp luật về việc
chuyển giao toàn bộ hoặc từng phần quyết định thi hành án từ cơ quan thi hành
án này sang cơ quan thi hành án khác theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
nhằm đảm bảo việc thi hành án các bản án, quyết định của Toà án liên tục và trên
thực tế, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân
được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng các quy định pháp
luật khi thực hiện ủy thác thi hành dân sự có một số vướng mắc, bất cập nhất
định. Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về ủy thác thi
hành án, quyền hạn và trách nhiệm của Chấp hành viên trong việc thực hiện ủy
thác thi hành án dân sự, tham luận chỉ ra những vướng mắc, bất cập và đề xuất
một số kiến nghị hồn thiện.
Từ khóa: Luật Thi hành án dân sự, thi hành án dân sự, ủy thác thi hành án
dân sự.
1.
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ỦY THÁC THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ
Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ủy thác thi hành án dân sự đó
là: Điều 55, Điều 56 và Điều 57 Luật Thi hành án dân sự năm 2018; Điều 16,
Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ;
Điều 8, Thơng tư liên tịch số 07/2018/TTLT – BTP – VKSNDTC – TANDTC
ngày 12/6/2018 của Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn quy định việc phối hợp trong thi hành quyết định của tòa án
giải quyết phá sản.


Ủy thác thi hành án dân sự là việc thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi
có thẩm quyền ra quyết định thi hành án thực hiện việc chuyển giao quyền ra
quyết định thi hành án và tổ chức thi hành vụ việc đến cơ quan thi hành án dân sự
1
2

Trường Đại học Quy Nhơn; Email:
Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

315


Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”

nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành để đảm bảo hiệu quả thi hành án,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Về nguyên tắc, thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự được quy định như
sau: ‘Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ
quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú
hoặc có trụ sở’ [1]; ‘Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành
án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản là bất
động sản, động sản phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng, đối với loại tài sản
khác thì có thể ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản tổ chức thi
hành’ [2].
Căn cứ các quy định nêu trên, việc ủy thác thi hành án dân sự thuộc trách
nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự nơi có thẩm quyền ra quyết định thi hành án
lần đầu; nếu tại đó, người phải thi hành án khơng có điều kiện thi hành mà đang
có điều kiện thi hành án ở nơi khác thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải
chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan thi hành án khác có điều kiện tổ chức thi hành

vụ việc. Nơi có điều kiện thi hành án ở đây được xác định theo nguyên tắc:là nơi
người phải thi hành án có tài sản; là nơi người phải thi hành án làm việc (tức là
nơi người phải thi hành án có hoạt động tạo thu nhập); nơi người phải thi hành án
cư trú (trong trường hợp người phải thi hành án là cá nhân) hoặc có nơi người
phải thi hành án có trụ sở (trong trường hợp người phải thi hành án là pháp nhân).
Về thời điểm ủy thác thi hành án, Điều 55, Luật Thi hành án dân sự 2018
chỉ quy định về căn cứ ủy thác, trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự phải
ủy thác trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi có căn cứ ủy thác, khả năng ủy
thác từng phần mà không thực sự xác định rõ là việc ủy thác được thực hiện trước
khi ra quyết định thi hành án hay sau khi ra quyết định thi hành án. Mặc dù pháp
luật không quy định cụ thể về thời điểm ủy thác thi hành án nhưng tại Khoản 3,
Điều 55 Luật Thi hành án dân sự quy định: việc ủy thác phải thực hiện trong
khoản thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ ủy thác.
Trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định ủy thác thi
hành án sau khi đã ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành: theo quy định tại
Khoản 1, Điều 57 Luật Thi hành án dân sự 2018, trước khi ủy thác, cơ quan thi
hành án dân sự phải xử lí xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn
liên quan đến khoản ủy thác. Do đó, trong trường hợp bản án, quyết định có nội
dung xử lí tạm giữ, thu giữ, tài sản liên quan đến khoản ủy thác (như tiêu hủy vật
chứng, trả lại giấy tờ) thì cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành
án mặc dù người phải thi hành án khơng có tài sản, khơng làm việc hoặc cư trú tại
địa bàn của mình.
Thẩm quyền ủy thác thi hành án được quy định tương đối cụ thể tại Điều 56
Luật Thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
316


Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”


Thẩm quyền ủy thác thi hành án của cấp tỉnh: Cơ quan thi hành án dân sự
cấp tỉnh ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi khác thi hành các bản
án, quyết định sau: bản án, quyết định về nhận người lao động, trở lại làm việc
hoặc bồi thường thiệt hại mà người phải thi hành án là cơ quan nhà nước cấp tỉnh
trở lên; bản án, quyết định có yếu tố nước ngồi hoặc liên quan đến quyền sở hữu
trí tuệ; quyết định của trọng tài thương mại; quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh
của hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh ủy thác
cho cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành các vụ việc mà đương sự hoặc tài
sản có liên quan đến quân đội trên địa bàn; ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự
cấp huyện các vụ việc khác (trừ những vụ việc thuộc loại ủy thác cho cơ quan thi
hành án dân sự cấp tỉnh nơi khác và cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành
nêu trên) [1].
Thẩm quyền ủy thác thi hành án của cấp huyện: Khoản 2, Điều 56, Luật
Thi hành án dân sự quy định: cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thể ủy thác
những vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án
dân sự cấp tỉnh nơi khác, cơ quan thi hành án cấp quân khu, cấp huyện khác có
điều kiện thi hành.
Thẩm quyền ủy thác thi hành án của cấp quân khu được quy định tại Khoản
3, Điều 56 Luật Thi hành án dân sự 2018: Cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy
thác vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án cấp
quân khu khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án dân
sự cấp huyện có điều kiện thi hành.
Về trách nhiệm của cơ quan ủy thác thi hành án được quy định cụ thể
như sau:
Thực hiện đúng thời hạn thực hiện ủy thác thi hành án, trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ ủy thác [1]. Đối với trường hợp cơ
quan thi hành án phải xử lí xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa
bàn có liên quan đến khoản ủy thác theo quy định tại Khoản 1, Điều 57 Luật Thi
hành án dân sự, thời hạn 05 ngày làm việc được tính từ thời điểm xử lí xong tài
sản. Đối với trường hợp cần thiết và thuộc diện phải ủy thác việc thi hành quyết

định của tòa án về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, việc ủy thác phải
thực hiện ngay sau khi có căn cứ ủy thác.
Phải xử lí xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên
quan đến khoản ủy thác mới được thực hiện việc ủy thác. Trước khi ủy thác, cơ
quan thi hành án dân sự phải xử lí xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại
địa bàn có liên quan đến khoản ủy thác theo quy định tại Khoản 1, Điều 57 Luật
Thi hành án dân sự, không được đồng thời thực hiện hai việc vừa xử lí các tài sản
đó, vừa ra quyết định ủy thác thi hành án.
317


Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”

Phải thực hiện việc thu hồi quyết định thi hành án: Khi có căn cứ để ủy thác
thi hành án, đối với trường hợp đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án
dân sự phải ra quyết định thu hồi quyết định thi hành án theo quy định tại Khoản
1, Điều 57 Luật thi hành án dân sự. Khi ra quyết định thu hồi quyết định thi hành
án cần lưu ý chỉ thu hồi phần nghĩa vụ thi hành án tương ứng với phần nghĩa vụ sẽ
ủy thác thi hành án.
Phải thực hiện việc ra quyết định ủy thác theo quy định: Quyết định ủy thác
thi hành án phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản tiếp tục
thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác theo quy định tại
Khoản 4, Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.
Phải thiết lập hồ sơ ủy thác và lưu trữ theo quy định: Hồ sơ ủy thác gồm có
quyết định ủy thác thi hành án, bản án, quyết định; quyết định thi hành án, quyết
định thu hồi quyết định thi hành án (nếu có), bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài
sản và các tài liệu khác có liên quan (nếu có) theo đúng quy định tại Khoản 4,
Điều 16 của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Trong trường hợp phải ủy thác cho
nhiều nơi, cơ quan thi hành án dân sự sao chụp bản án, quyết định và các tài liệu

khác có liên quan thành nhiều bản tương ứng, có đóng dấu của cơ quan thi hành
án dân sự nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án nơi nhận ủy thác.
Phải thông báo về việc ủy thác thi hành án cho các đương sự và Viện Kiểm
sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định ủy
thác thi hành án [1].
Về trách nhiệm của các cơ quan nhận ủy thác thi hành án:
Không được trả lại hồ sơ ủy thác nếu khơng có lí do chính đáng (Khoản 2,
Điều 57 Luật Thi hành án dân sự 2018), trừ trường hợp quyết định ủy thác có sự
nhầm lẫn, sai sót rõ ràng về thẩm quyền của cơ quan nhận ủy thác thi hành án, sai
sót về nội dung thi hành án.
Ra quyết định thi hành án: Khi nhận được hồ sơ ủy thác, cơ quan thi hành
án dân sự nơi nhận ủy thác phải thực hiện vào sổ nhận quyết định ủy thác thi hành
án theo quy định tại Khoản 1, Điều 29 Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày
01/02/2016 của Bộ Tư pháp và trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được quyết định ủy thác, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi
hành án. Đối với trường hợp nhận ủy thác, việc thi hành quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, nơi nhận ủy thác,
phải ra ngay quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên áp dụng ngay
các biện pháp theo quy định tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự 2018. Thông
báo việc nhận ủy thác: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ ủy thác, cơ quan thi hành án nơi nhận ủy thác phải thông báo bằng văn bản cho
cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác về việc nhận được quyết định ủy thác.
318


Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”

2.
MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ ỦY THÁC THI HÀNH

ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Thứ nhất, về nguyên tắc, căn cứ ủy thác: Tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP quy định: ‘Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác
thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản
là bất động sản, động sản phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng; đối với loại
tài sản khác thì có thể ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản tổ
chức thi hành” [2].
Trong khi đó, Điều 55 Luật Thi hành án dân sự 2018 quy định gần như
mang tính bắt buộc: ‘Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi
hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản,
làm việc, cư trú hoặc có trụ sở’ [1].
Như vậy, nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP chưa có sự phù hợp với quy định tại Điều 55 Luật Thi hành án
dân sự 2018, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau: bắt buộc phải ủy thác hay có thể
thực hiện ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài
sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở.
Thứ hai, về thứ tự thực hiện ủy thác trong trường hợp người phải thi hành án
có nhiều tài sản ở nhiều nơi. Tại Khoản 2, Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP
quy định:
‘Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì cơ
quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác theo thứ tự sau đây:
a) Theo thỏa thuận của đương sự;
b) Nơi có tài sản đủ để thi hành án;
c) Trường hợp tài sản không đủ để thi hành án thì ủy thác đến nơi có tài
sản giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất” [2].
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 16 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP,
nếu trong trường hợp tài sản của người phải thi hành án khơng đủ để thi hành án
thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác đến nơi người phải thi hành án:
‘có tài sản giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất’ [2]. Tuy nhiên, quy định này
lại chưa chỉ ra cách xác định cụ thể cơ quan thi hành án dân sự sẽ thực hiện ủy

thác đến đâu trong trường hợp có cả hai nơi: ‘nơi có tài sản giá trị lớn nhất’ và
‘nơi có nhiều tài sản nhất’. Vậy, ủy thác đến nơi nào? Mặt khác, căn cứ quy định
Khoản 2, thứ tự thực hiện ủy thác như sau: ưu tiên hàng đầu là theo thoả thuận của
đương sự (Điểm a); tiếp theo là nơi có tài sản để thi hành án (Điểm b) và cuối
cùng là trường hợp tài sản khơng đủ để thi hành án thì ủy thác đến nơi ‘có tài sản
giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất’ (Điểm c). Như vậy, với quy định tại
319


Hội thảo Khoa học
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn”

Điểm c, Khoản 2, Điều 16, tổng giá trị tài sản mới là điều cần quan tâm để có thể
xem xét, quyết định trong trường hợp tài sản ở đó khơng đủ để thi hành án.
Từ những bất cập trên, chúng tôi kiến nghị, để đảm bảo không trái với các
nguyên tắc của Luật Thi hành án dân sự, cần bỏ từ ‘có thể’ ủy thác thi hành án
theo quy định tại Nghị định 62/2015/NĐ-CP. Đồng thời, Nghị định cần quy định
rõ cơ sở để cơ quan thi hành án dân sự xác định được nơi có tài sản đủ để thi hành
án hoặc nơi có tài sản có giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất để ủy thác thi
hành án. Cụ thể như sau: Căn cứ bản án, quyết định của Tòa án, kết quả xác
minh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ
quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú
hoặc có trụ sở. Bên cạnh đó, chúng ta cần thống nhất Điểm c, Khoản 2, Điều 16,
xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 62/2015/NĐ-CP như sau: Nơi có giá trị tài
sản lớn nhất nếu tài sản khơng đủ để thi hành án.
3.

KẾT LUẬN

Nhằm góp phần giảm bớt chi phí của Nhà nước và đương sự cũng như tổ

chức thi hành các bản án hiệu quả, việc hoàn thiện pháp luật về ủy thác thi hành
án dân sự là điều cần thiết. Bài viết đã chỉ ra những bất cập và đề xuất các kiến
nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về ủy thác thi hành án dân sự cần được cụ
thể và chi tiết hơn để hoạt động này diễn ra nhanh chóng và mang lại hiệu
quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam. Luật Thi hành án dân sự. 2018.
[2] Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam. Nghị định hướng dẫn Luật Thi hành án
dân sự. Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. 2015.

320



×