Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghề thủ công truyền thống làm thuyền bằng tre tại việt nam công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ xv năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 85 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XV NĂM 2013

TÊN CÔNG TRÌNH

NGHỀ THỦ CƠNG TRUYỀN THỐNG LÀM
THUYỀN BẰNG TRE TẠI VIỆT NAM

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHUYÊN NGÀNH : DÂN TỘC HỌC
Yang Mi Yeong (CN)
Seo Su Min
Hung Chi Hang
Park Gi Hyung
PGS.TS. Phan Thị Yến Tuyết hướng dẫn

Mã số cơng trình : …………………………….
(Phần này do BTC cấp thành ghi)


ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI


GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XV NĂM 2013

TÊN CÔNG TRÌNH

NGHỀ THỦ CƠNG TRUYỀN THỐNG LÀM
HUYỀN BẰNG TRE TẠI VIỆT NAM

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CHUYÊN NGÀNH : DÂN TỘC HỌC

Mã số cơng trình : …………………………….
(Phần này do BTC cấp thành ghi)


MỤC LỤC 
TÓM TẮT ................................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1............................................................................................................................. 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN
THỐNG LÀM THUYỀN TRE Ở VIỆT NAM .................................................................... 10
1.1. Khái niệm và lý thuyết áp dụng trong đề tài: ................................................................ 10
1.2. Khái quát về không gian nghề thủ công truyền thống làm thuyền tre .......................... 13
CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI HÌNH THUYỀN TRE TẠI VIỆT NAM, QUY TRÌNH CHẾ
TÁC VÀ CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG ............................................................................... 25
2.1. Lịch sử thuyền tre tại Việt Nam .................................................................................... 25
2.2. Các loại hình thuyền tre tại Việt Nam, quy trình chế tác và chức năng hoạt động ....... 30
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ- VĂN HOÁ CỦA THUYỀN TRE VÀ VẤN ĐỀ
BẢO VỆ THUYỀN TRE VIỆT NAM NHƯ MỘT DI SẢN VĂN HOÁ ........................... 60
3.1. Hoạt động kinh tế- văn hoá của thuyền tre Việt Nam ................................................... 60

3.2. Vấn đề bảo vệ di sản văn hoá thuyền tre ở Việt Nam ................................................... 70
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 80


1

TĨM TẮT
Việt Nam có 3.260km bờ biển, là một trong những quốc gia có nhiều lĩnh vực
kinh tế- văn hố- xã hội quan trọng về biển. Nghề thủ công liên quan đến biển

của

Việt Nam như nghề làm thuyền tre đã thể hiện rất rõ dấu ấn văn hoá truyền thống của
đất nước. Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu nghề thủ công thuyền tre truyền thống
của Việt Nam ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam và chủ yếu tập trung khảo sát ở các điểm
như:
-

Miền Bắc:
+ Thôn Nội Lễ xã An Viên - huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên;
+ Xã Thuỷ Triều, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phòng;
+ Đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh

-

Miền Trung : Xã An Dân, huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên;

-


Miền Nam:
+ Thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Các loại hình thuyền tre gồm thuyền nan, thuyền thúng của ba miền Bắc, Trung,
Nam có quy trình chế tác cũng như chức năng sử dụng vừa giống nhau nhưng đồng
thời cũng có những nét khác nhau. Hoạt động kinh tế- văn hoá của thuyền tre Việt
Nam phụ thuộc vào vùng địa lý, thiên nhiên cũng như phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử
và kỹ năng vận dụng, sáng tạo thích nghi với xã hội từng thời kỳ.
Chúng tôi mong rằng thuyền tre Việt Nam mãi mãi là sản phẩm thủ công truyền
thống, thân thiện với môi tường thiên nhiên, được bảo vệ như di sản văn hố. Bởi vì
nếu thuyền tre làm ơ nhiễm mơi trường sinh thái do sử dụng q nhiều hố chất, nếu
vật liệu thuyền khơng cịn được làm bằng tre, hay rừng tre khơng cịn để cung cấp
ngun liệu, hoặc Nhà nước khơng có chính sách bảo vệ, hỗ trợ nghề và thợ thủ cơng
thì có nghĩa là nghề thủ công thuyền tre và sản phẩm thuyền tre sẽ dần dần bị xố sổ,
điều đó sẽ rất đáng tiếc. Chính vì vậy chúng tơi nêu những kiến nghị bảo tồn nghề làm
thuyền tre, mong nó phát triển, vươn xa hơn trong và ngồi nước, trong đó bao gồm
chính sách của Nhà nước để phát triển nghề thủ công thuyền tre, như cấp thương hiệu


2

cho sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu tre, ưu đãi và bồi dưỡng
tay nghề cho thợ thủ cơng làm thuyền tre…Ngồi ra điều quan trọng là do sự biến đổi
vật liệu chế tác thuyền thúng từ tre thành nhựa composite cũng có nghĩa là cáo chung
một sản phẩm thủ công truyền thống được thế giới ưa chuộng, do đó cần tìm giải pháp
dung hịa khả thi để một mặt vẫn giữ được hình dạng thuyền thúng đồng thời chế tác
sản phẩm nhựa composite có họa tiết như tre đan và màu sắc giống tre. Vai trò kinh tế
của thuyền tre tại mỗi địa phương ở Việt Nam đều khác nhau nên cần phân tích, tính
tốn các giải pháp phù hợp chứ không nên đánh giá và áp dụng giống như nhau.



3

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Nghề thủ công truyền thống là nghề mang dấu ấn văn hóa lâu đời của một dân
tộc, một đất nước, có giá trị thể hiện được bản sắc văn hóa, trải qua nhiều thế hệ lưu
truyền. Việt Nam là một đất nước có bờ biển dài và rất nhiều sông lớn nên nhu cầu sử
dụng thuyền đương nhiên không nhỏ. Một trong những loại thuyền làm từ nguồn vật
liệu có nhiều tại Việt Nam như tre là sản phẩm phù hợp với điều kiện môi trường sinh
thái tại chỗ. Thuyền làm bằng tre là một sản phẩm lâu đời của nghề thủ công truyền
thống rất độc đáo của Việt Nam. Nhóm chúng tơi là sinh viên Hàn Quốc và Đài Loan
nhận thấy đất nước chúng tôi tuy cũng thuộc vùng biển, đảo, cũng có nhiều tre nhưng
lại khơng có loại hình thuyền nan, thuyền thúng bằng tre như ở Việt Nam. Chính vì thế,
chúng tơi nghĩ rằng đề tài nghiên cứu về nghề thuyền tre ở Việt Nam sẽ mang đến
những kiến thức bổ ích cho chúng tôi, thế hệ những sinh viên trẻ người nước ngồi
chưa có cơ hội tiếp xúc với nghề thủ cơng này.
Qua thực tế khảo sát nghề làm thuyền bằng tre ở Việt Nam chúng tơi vừa thích
thú vừa lo lắng. Thích thú vì thuyền tre là một sản phẩm thủ cơng đẹp, độc đáo, thân
thiện với mơi trường, có rất nhiều chức năng như đánh bắt thuỷ hải sản, di chuyển ven
biển, đi trên sông, trên vùng ngập lụt, chuyên chở thuỷ hải sản, nông sản, đồ đạc, hoặc
dùng trong mục đích thể dục thể thao như đua thuyền hay dùng để trang trí trên bờ
biển các khu resort…nhưng đồng thời chúng tơi cũng lo lắng vì thuyền tre và nghề làm
thuyền này có thể biến mất dần, hoặc chuyển sang tình trạng khơng cịn là sản phẩm
thân thiện với mơi trường sinh thái nữa mà sẽ ơ nhiễm vì nhiều nơi tại Việt Nam đã bắt
đầu thay thế thuyền bằng tre sang thuyền làm bằng hỗn hợp xi măng, bằng chất keo
nhựa hóa học. Đây chính là tính cấp thiết của đề tài.
Đề tài cịn mang tính cấp thiết vì tài liệu viết về thuyền làm bằng tre ở Việt
Nam cịn chưa nhiều , nếu để lâu khơng khảo sát kỹ, nghề thủ công này sẽ thay đổi hay

biến mất do sự thay đổi điều kiện kinh tế, văn hố, xã hội đang diễn ra nhanh chóng
như hiện nay thì khó cịn có dịp để tìm hiểu nghề này, vì vậy chúng tơi thấy sự nghiên
cứu về thuyền tre cấp thiết hơn bao giờ hết.
2. Tổng quan tài liệu:


4

Chúng tơi chưa tìm được nhiều tài liệu chun khảo về nghề thuyền tre ở Việt
Nam mà chỉ thấy có một quyển sách nhỏ Làng nghề cổ truyền huyện Thủy NguyênHải Phòng (của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) có đề cập một phần về nghề làm
thuyền nan, cịn thì chỉ là rải rác trong vài tài liệu ở dạng báo điện tử, phim và vài
thông tin trên mạng internet.
Về thuyền nan bằng tre chúng tơi thấy có ở cả ba miền: Bắc, Trung, Nam. Một
số báo ở các địa phương có biển, đảo như Quảng Ninh Online, Nghệ An Online… có
những bài viết ngắn như Nghề thuyền nan ở Hưng Học, Quảng Ninh; Trong cơng trình
Văn hóa cư dân Việt ven biển Phú Yên của Viện Văn hóa Thơng tin- Sở Văn hóa thơng
tin Phú n vào năm 2006 chúng tôi chỉ thấy nhắc sơ nét vài hang ngắn ngủi về nghề
thuyền nan ở Phú Yên. Trong website Làng nghề Việt Nam (langnghe.org.vn) có bài
viết ngắn về nghề đan thuyền nan ở thôn Nội Lễ, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên. Thuyền nan chủ yếu là thuyền hình bầu dục, trong đó vật liệu sử dụng và
cách thức chế tác thuyền nan này khá tương đồng với thuyền thúng, chúng tôi thiết
nghĩ phải chăng đây cũng là một trong những khởi đầu của nghề thuyền thúng trên
“con đường” cư dân đi về phương Nam của đất nước Việt Nam.
Về nghề thuyền thúng bằng tre có một vài clip phim tài liệu như Làng thúng
chai của VTV1 đề cập về nghề làm thúng chai ở Phú Mỹ, huyện Tuy An, Phú Yên,
hay phim tài liệu Nghề làm thuyền thúng Phan Thiết- Bình Thuận của VTV1, hoặc trên
Quê hương onlines (nguồn bài từ Báo Ảnh Việt Nam) năm 2011 có bài phóng sự ảnh
‘Thuyền thúng- thơ sơ, nhỏ bé mà hữu dụng”, ngồi ra Trọng Nghĩa có bài báo ngắn
về Lễ hội hàng hải Brest năm 2008 có nhắc vài hàng về thuyền thúng Việt Nam. Trong
Lễ hội quốc tế của ngành hàng hải này Việt Nam đến với một số sản phẩm thủ công

liên quan đến sông nước, trong đó có thuyền thúng bằng tre, gây được sự cổ vũ, chú ý
của những quốc gia tham dự. Về nghề làm thuyền thúng phổ biến nhất ở biển miền
Trung và biển miền Đông Nam Bộ, gần đây nhất trong báo Tuổi trẻ chủ nhật, có một
phóng sự ảnh của tác giả Tiến Thành là Thúng chai Phú Mỹ (số 10- 2012, ngày 11- 32012), trên mạng internet có bài “ Sông Cầu mùa biển lặng” của Lê Văn Phong và
Nguyễn An Bang, “Làng chài Phước Hải mùa mưa”của Mai Thành Tiên...Các bài nêu
trên thuộc dạng phóng sự ảnh nên chủ yếu chỉ có ảnh, vì thế chúng tơi cũng khơng
tham khảo được thơng tin gì nhiều.


5

Ngoài việc kế thừa tài liệu điền dã của giáo viên hướng dẫn, chúng tôi cũng
được tham khảo một phần nội dung nghề làm và sửa thuyền thúng ở làng chài Hải
Trung, thị trấn Phước Hải, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, trích từ đề tài trọng điểm cấp Đại
học Quốc gia, Những vấn đề kinh tế- văn hóa- xã hội của cư dân vùng biển đảo Nam
Bộ của Phan Thị Yến Tuyết, Bản thảo đã nghiệm thu vào năm 2011. Cũng cùng tác giả
Phan Thị Yến Tuyết, chúng tơi cịn được tiếp cận bản thảo chờ xuất bản: Thuyền tre đi
biển ở Việt Nam (2012), những cơng trình này giúp chúng tơi có được cách nhìn hệ
thống về mặt văn bản tư liệu. Chúng tôi xin cảm ơn tác giả.
Về tài liệu nước ngồi có liên quan đến tàu, ghe, thuyền ở Việt Nam chúng tơi tìm
thấy trong Battelle Memorial Institute, Blue book of coastal vessels South Vietnam
(Thanh thư về tàu thuyền cận duyên miền Nam Việt Nam), Columbus, Ohio, 1967 và J.
B. Piétri, Voiliers d’Indochine, Saigon, 1949 nhưng trong các cơng trình này chủ yếu
chỉ đề cập đến tàu, ghe bằng gỗ.
Ngoài những nguồn tài liệu quý báu nêu trên, chúng tôi chủ yếu sử dụng những
thông tin mà nhóm sinh viên chúng tơi thu thập khi đi khảo sát 2 vùng biển ở miền
Trung và miền Nam Việt Nam là Phú Yên và Bà Rịa Vũng Tàu (hai nơi này hiện cịn
những xóm nghề làm thuyền bằng tre lâu đời)
3. Mục tiêu- Phương pháp:
- Lý do chúng tôi chọn đề tài này là muốn ứng dụng nguồn tài liệu do nhóm sinh viên

chúng tơi thu thập được trong quá trình khảo sát tại tỉnh Phú Yên vào tháng 1- 2012.
Đây là đề tài mà những sinh viên nước ngồi như nhóm chúng tơi cảm thấy thú vị để
nghiên cứu vì ở đất nước Hàn Quốc và Đài Loan của chúng tơi tuy cũng có tre, cũng là
quốc gia có biển, đảo như Việt Nam nhưng khơng có loại hình thuyền thúng, thuyền
nan như Việt Nam, vì vậy chúng tơi rất muốn tìm hiểu nghề thủ cơng này.
- Lý do khác của đề tài nghiên cứu khoa học này là chúng tơi muốn khảo sát các loại
hình thuyền tre truyền thống ở Việt Nam để hiểu biết thêm văn hóa Việt Nam và đặc
biệt khi trở về nước chúng tơi muốn quảng bá hình ảnh các loại hình thuyền tre của
Việt Nam để trang trí, sử dụng trong các khu resort tại đất nước chúng tơi, qua đó thế
giới sẽ càng hiểu thêm về giá trị của nghề thủ cơng truyền thống ở Việt Nam và sắc
thái văn hóa biển của Việt Nam.


6

- Nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi khi chọn đề tài nghề truyền thống thuyền bằng
tre nhằm tìm hiểu người Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam làm thuyền với vật
liệu này bằng cách thức ra sao? Vận dụng nghề thuyền tre và đánh bắt thuỷ hải sản
như thế nào nơi một đất nước có bờ biển rất dài và nhiều đảo như Việt Nam? Nghề
thuyền thúng có vai trị gì đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam?
Trong tương lai nghề này sẽ tồn tại, phát triển hay sẽ biến mất đi như thế nào? Muốn
bảo vệ di sản văn hoá này phải làm sao? Sau khi khảo sát chúng tôi sẽ nếu một số kiến
nghị dựa trên tài liệu mà chúng tôi khảo sát được.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
+ Nghề thủ cơng (handircafts) là nghề sản xuất hồn tồn hay một phần bằng
tay những vật dụng trang trí hay tiêu dùng, việc sản xuất đòi hỏi kỹ năng tay chân và
cả kỹ năng nghệ thuật (Từ điển Bách Khoa Encarta). Chúng tơi nhận thấy nghề thuyền
thúng chính là một nghề thủ công truyền thống của người Việt ở Việt Nam và chúng
tơi tìm hiểu nghề này dưới góc độ khái niệm nêu trên.

+ Chúng tôi vận dụng cơ sở lý luận về Sinh thái văn hóa (cultural ecology) để
tìm hiểu mối liên quan giữa con người và môi trường sinh thái tại chỗ, trong đó có mơi
trường biển.
- Phương pháp nghiên cứu:
Do tính chất ngành học của chúng tơi nên chúng tơi vận dụng trước tiên phương
pháp liên ngành (interdisciplinary), đó là phương pháp tiếp cận những lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học liên quan để khảo sát. Đề tài của
chúng tôi phải vận dụng ngành sử học, địa lý, Việt Nam học, nhân học, kinh tế học,
trong đó ngành Việt Nam học là ngành chính và các ngành khác là ngành bổ trợ.
Ngành Việt Nam học là ngành nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam trong
những thời gian và không gian khác nhau. Thực hiện đề tài về nghề thủ công truyền
thống này chúng tôi bắt buộc phải đi điền dã và xem điền dã như một phương cách
không thể thiếu trong quá trình làm đề tài. Khi đi điền dã chúng tôi áp dụng một số
phương pháp nghiên cứu cần thiết và phù hợp với đề tài để nghiên cứu như:
- Phương pháp Quan sát tham dự (Paticipant and observation). Quan sát tham dự là
phương pháp mà người nghiên cứu phải tham gia trực tiếp vào trong đời sống cộng


7

đồng mà mình nghiên cứu. Do đó chúng tơi đã trực tiếp khảo sát, tiếp xúc, làm thử các
công đoạn nghề thuyền thúng bằng tre của cư dân ở Phú Yên và Bà Rịa Vũng Tàu.
- Phương pháp Phỏng vấn sâu (In-depth interviewing). Trong phương pháp này chúng
tôi chọn những người tham gia làm nghề thuyền bằng tre lâu năm và giỏi tay nghề để
phỏng vấn. Do khả năng nói tiếng Việt của chúng tôi chưa thật giỏi và do nghệ nhân
làm thuyền thúng nói giọng địa phương khó nghe nên chúng tơi có gặp một số trở ngại
ban đầu trong giao tiếp và gỡ băng, nhưng sau một thời gian tiếp xúc chúng tơi đã
quen dần và có thể trao đổi ý kiến với người dân khá dễ dàng và nhận được từ họ sự
thông cảm, giúp đỡ nhiệt tình. Trong phương pháp phỏng vấn sâu này chúng tơi cũng
kết hợp một phần phương pháp phỏng vấn lịch sử qua lời kể (oral history) để tìm hiểu

vấn đề khảo sát liên quan qua hồi ức của các thơng tín viên về cuộc đời và công việc
của họ trước đây.
- Phương pháp so sánh đối chiếu (Comparative method). Phương pháp so sánh đối
chiếu cần chọn lọc những tiêu chí giống nhau, phù hợp như về không gian, thời gian,
sự kiện rồi mới so sánh. Trong đề tài này chúng tôi so sánh nghề thuyền tre ở 3 miền
tại Việt Nam, trong đó miền Bắc là tỉnh Quảng Ninh, TP. Hải Phòng; miền Trung là
tỉnh Phú Yên, miền Nam là tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Tiêu chí để chúng tơi lựa chọn 4
điểm này là:
+ Cả 4 nơi tương đối giống nhau về điều kiện tự nhiên, sinh thái, kinh tế…
+ Cả 4 nơi sản xuất tương đối nhiều thuyền tre, là những điểm làm thuyền tre tương
đối nổi tiếng trong vùng
+ Qua phỏng vấn, người dân làm nghề thuyền tre có nguồn gốc di dân từ vùng Hải
Phịng, Quảng Ninh vào Phú n và khơng ít người làm thuyền tre ở Bà Rịa Vũng Tàu
cho biết họ từ Phú Yên vào. Phải chăng có mối liên hệ nào đó giữa những tỉnh nêu trên
của 3 miền ở Việt Nam. Tất nhiên mọi việc chọn điểm khảo sát đều có tính tương đối,
chúng tơi chỉ mong góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu về nghề thủ cơng thuyền tre
mà thơi.
Nhìn chung các phương pháp chúng tôi áp dụng đều thuộc nghiên cứu định tính
(qualitative research) mà chúng tơi đều đã được học tại Trường.
Giới hạn của đề tài


8

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nghề thủ công truyền thống làm thuyền
bằng tre, chỉ giới hạn trong tộc người Việt chứ không đề cập đến các dân tộc khác,
mặc dù thực sự hiếm có dân tộc thiểu số nào ở Việt Nam sử dụng thuyền tre. (Một số
dân tộc ở vùng núi phía Bắc chỉ dùng bè tre, một số dân tộc Trường Sơn-Tây Nguyên
và người Khmer Nam Bộ sử dụng thuyền độc mộc bằng thân cây gỗ to chứ hiếm khi
sử dụng thuyền nan hay thuyền thúng như người Việt. Riêng người Chăm ở Ninh

Thuận, Bình Thuận mặc dù trong quá khứ từng là dân tộc mạnh về hải quân, về đánh
bắt và di chuyển trên vùng biển Việt Nam và Đơng Nam Á, nhưng ít nhất từ thế kỷ
XIX tới nay hiếm thấy làng người Chăm nào sống bằng nghề biển- do những nguyên
nhân chưa thể đề cập trong cơng trình này). Do đó có thể xác định thuyền tre (thuyền
nan, thuyền thúng) là sắc thái văn hóa thuần Việt.
Chúng tơi chỉ nghiên cứu thuyền tre được chế tác bằng vật liệu tre, không khảo sát
bè tre hay thuyền, tàu, ghe bằng gỗ.
- Giới hạn không gian khảo sát của chúng tôi tập trung chủ yếu ở các điểm sau đây:
Miền Bắc:
+ Thôn Nội Lễ xã An Viên - huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
+ Xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng
+ Đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh
-

Miền Trung:

+ Xã An Dân, huyện Tuy An, Tỉnh Phú Yên
-

Miền Nam:

+ Thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
+ Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Ngồi ra chúng tơi cũng đề cập đến nghề đan thuyền tre tại những nơi khác thuộc 3
miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam.
- Giới hạn nghiên cứu về thời gian của đề tài chúng tôi là khoảng thời gian từ 20
năm trở lại đây, tức khoảng năm 1990 đến 2012 vì chúng tơi chỉ có tài liệu cụ thể
trong khoảng thời gian này và vì thời gian này người dân tương đối còn nhớ rõ khi trao
đổi với chúng tôi qua những cuộc phỏng vấn.
4. Kết quả:

Đề tài của chúng tơi hy vọng có được một số đóng góp mới như:


9

+ Hệ thống được bước đầu nghề làm thuyền tre ở Việt Nam tại 3 miền Bắc, Trung và
Nam
+ Miêu tả chi tiết về vât liệu, quy trình sản xuất và đánh bắt, chuyên chở thuỷ hải sản
bằng các loại thuyền tre.
+ Bước đầu so sánh được nghề thuyền thúng ở 3 miền đất của Việt Nam.
+ Nếu một số nhận định và kiến nghị về nghề thủ công thuyền tre ở Việt Nam.
+ Cơng bố nhiều hình ảnh do chúng tôi và cô giáo hướng dẫn chụp được để lưu giữ
hình ảnh nghề thuyền thúng trong khoảng thời gian 2010- 2012. Tài liệu này sẽ có ích
cho những người nghiên cứu sau.
5. Kết luận- Đề nghị:
- Ý nghĩa lý luận của đề tài là bước đầu góp phần nghiên cứu về khía cạnh nghề thủ
cơng trong nghiên cứu folklore (văn hoá dân gian), cho lý thuyết “Sinh thái văn hóa”
(cultural ecology), tức là từ điều kiện sinh thái, tự nhiên tại chỗ, con người đã thích
nghi và sáng tạo nên những sản phẩm văn hóa để phục vụ cho cuộc sống của mình.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là góp phần cung cấp tài liệu về nghề thủ công làm
thuyền tre để phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy, học tập về văn hoá biển ở
Việt Nam, đồng thời làm tài liệu tha khảo cho các cơ quan chức năng, các ban ngành
liên quan tại địa phương. .
6. Tài liệu tham khảo, phụ lục
Kết cấu của đề tài
- Phần mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về không gian nghề thủ công truyền thống
thuyền tre ở Việt Nam (qua các điểm : Miền Bắc: Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải
Phòng); Miền Trung: Phú Yên; Miền Nam: Bà Rịa Vũng Tàu)
- Chương 2: Các loại hình thuyền bằng tre tại Việt Nam, quy trình chế tác

- Chương 3: Hoạt động của thuyền tre ở Việt Nam qua các lĩnh vực kinh tế - văn hóa
và hướng bảo vệ di sản văn hố thuyền tre ở Việt Nam.
Kết luận


10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ KHÔNG GIAN
NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG LÀM THUYỀN TRE Ở VIỆT
NAM
1.1. Khái niệm và lý thuyết áp dụng trong đề tài:
Nghề thủ cơng (handircafts) là nghề sản xuất hồn tồn hay một phần bằng tay
những vật dụng trang trí hay tiêu dùng, việc sản xuất đòi hỏi kỹ năng tay chân và cả kỹ
năng nghệ thuật1
Người thợ thủ công là người làm nghề tay chân, thường có tính chất truyền
thống, họ làm việc đơn độc hay cùng với thợ bạn hay người học nghề nhằm đem lại
thu nhập cho bản thân2.
“Nghề thủ cơng nói gọn lại là sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ đơn giản, với con
mắt và bộ óc sáng tạo của nghệ nhân”3.
Nghề thủ cơng truyền thống là nghề mang dấu ấn văn hóa lâu đời của một dân
tộc, một đất nước, có giá trị thể hiện được bản sắc văn hóa, trải qua nhiều thế hệ lưu
truyền.
Một nghề được gọi là thủ công truyền thống nhất thiết phải hội đủ 7 yếu tố sau:
1. Đã hình thành và phát triển lâu đời
2. Sản xuất tập trung tạo thành các làng nghề, phố nghề, xóm nghề
3. Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề.
4. Kỹ thuật là công nghệ khá ổn định của dân tộc.
5. Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất.
6. Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo, có giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng
hoá vừa là sản phẩm văn hố nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành di

sản văn hoá của dân tộc, mang bản sắc văn hố dân tộc.
7. Là nghề nghiệp ni sống bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp
đáng kể của Nhà nước
Nghề thủ cơng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đã phát triển từ lâu
đời. Tuỳ theo điều kiện của mỗi vùng miền mà hình thành những nghề thủ cơng đặc
trưng riêng. Tuy ngày nay xã hội phát triển hiện đại nhưng nghề thủ công vẫn giữ một

1

Từ điển Bách Khoa Encarta
Từ điển Larousse
3
Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn Hoá Dân Tộc, Hà Nội.
2


11

vị trí nhất định trong xã hội, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần và vật
chất của người dân4
Tre: Tại Việt Nam, mọc tự nhiên thành rừng hoặc được trồng. Qua các cuộc khảo
sát, trong thực tế Việt Nam có hơn 230 lồi tre khác nhau, trong đó có nhiều lồi có
giá trị lớn, có một số lồi tre đường kính lên đến 25cm (như bương Điện Biên). Họ tre
có nhiều loại, mỗi loại có tên gọi khác nhau như trúc, bương, luồng, vầu, lồ ô, giang,
le, mai, nứa, hóp…Tre ở Việt Nam có rất nhiều cơng dụng, từ thân tre, lá tre, rễ tre,
măng tre…đều có ích cho con người sử dụng. Chức năng của tre để bao bọc, bảo vệ
xóm làng hay dùng làm đồ gia dụng, làm thuyền, bè…
Thuyền là khái niệm để chỉ loại phương tiện giao thông nhô trên mặt nước, hoạt động
bằng sức người, sức gió5, cho nên người ta phải chèo thuyền. Ngày xưa trình độ khoa
học chưa phát triển nên thuyền chỉ dựa vào sức người chèo hay sức gió (thuyền buồm),

sau này khi thuyền thường gắn động cơ để thuyền di chuyển nhanh và không cần sức
người chèo tay nên người ta gọi là thuyền máy. Tại Việt Nam có nhiều nơi như Nam
Bộ cịn nhập nhằng về từ thuyền, ghe, xuồng, chúng tôi xin xác định giới hạn nghiên
cứu của mình chỉ là thuyền đúng theo từ thuyền của người dân tại chỗ gọi chứ không
diễn dịch khác đi.
Thuyền tre là từ để chỉ chung các loại thuyền làm bằng vật liệu chính là tre. Ngồi tre
ra, còn một số vật liệu phụ khác tuỳ theo nơi, như hắc ín, phân bị/trâu, mùn cưa, nhựa
dầu cây rái/ cây chai…
Thuyền nan là thuyền nhỏ đan bằng nan tre, có ken sơn6, có nhiều hình dạng khác
nhau tùy địa phương, như thuyền nan mũi phẳng, thuyền nan hình bầu dục (oval),
thuyền thoi (thuyền nhỏ và dài, hai đầu nhọn, có hình giống cái thoi), thuyền nan mũi
cong…Thuyền nan là biểu tượng văn hóa sơng nước từ xa xưa ở Việt Nam. Dù thuyền
nan ngày càng ít đi, nhưng nó là khởi thủy của tất cả các loại thuyền.

4

Trích từ giáo trình điện tử , bài Nghề thủ cơng truyền thống, mơn Văn hóa dân gian của PGS. TS Phan Thị Yến
Tuyết (Trường ĐH KHXH& NV TP. HCM) (Nguồn: Bùi Văn Vượng, 1998)
5
Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 2001, tr. 967
6
Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, 2001, tr. 968


12

Thuyền thúng là một loại thuyền nan nhỏ, hình trịn, giống như chiếc thúng to, ngư
dân thường chỉ gọi tắt là “thúng”, hoặc “thúng chai” (vì quét dầu chai bên ngồi
thuyền thúng). Thuyền thúng có chức năng đi biển đánh bắt các lồi hải sản và có thể
cịn một số chức năng khác . Nguyên liệu ban đầu chủ yếu bằng tre, quét bột của vỏ

cây sắn thuyền hay phân trâu với dầu hắc ín (ở miền Bắc) hay quét phân bò và dầu cây
chai/ dầu cây rái trong rừng, nên ngư dân gọi là thúng chai (ở miền Nam). Hiện nay do
cuộc sống phát triển, người ta khơng cịn dùng tre mà làm thuyền thúng bằng keo,
nhựa hóa học (nên ngư dân gọi là thúng keo)7
Lý thuyết chúng tôi vận dụng trong bài này là thuyết sinh thái văn hóa (cultural
ecology). Sinh thái văn hóa là sự nhận thức về thế giới quan, phương thức sản xuất,
phương thức sinh hoạt, cấu trúc xã hội, tơn giao tín ngưỡng, phong tục tập quán…
Sinh thái tự nhiên bao gồm đất đai tự nhiên, sông suối ao hồ, rừng rậm, động thực vật,
hệ thống thủy lợi, điều kiện khí hậu và nguồn tài nguyên tự nhiên khác. Thông qua sự
nhận thức hợp lý về môi trường sinh thái tự nhiên, con người quyết định phương thức
sản xuất và lựa chọn hình thức cư trú, hành vi ứng xử và khế ước nhất định với thế
giới tự nhiên8. Nghề thuyền tre mà cư dân địa phương thực hiện là một hành vi thích
nghi với mơi trường sinh thái tự nhiên vốn có nguồn vật liệu tre dồi dào để làm thuyền
tre và nơi đây liền sát với vùng biển của tỉnh cũng như vùng biển, nơi người dân đều
sử dụng thuyền thúng từ lâu đời.
Sinh thái văn hóa (cultural ecology) là khái niệm đề cập đến cách con người sử
dụng văn hóa để thích nghi với mơi trường thiên nhiên cụ thể trong bối cảnh nền văn
hóa của họ. Con người “thích ứng” với sinh thái tự nhiên tại chỗ để sinh tồn là những
quan điểm được sử dụng nhiều trong nghiên cứu nhân học sinh thái hiện nay. Quan
điểm hệ sinh thái tự nhiên và khái niệm “thích ứng”, hoặc thích nghi, là những quan
điểm được sử dụng nhiều trong nghiên cứu nhân học sinh thái hiện nay. Khái niệm
thích ứng được nhà nhân học Mỹ Julian H. Steward đề cập trong phương pháp nghiên
cứu sinh thái học vào những năm 20 của thế kỷ XX. J. Steward dùng khái niệm thích
7

Nguồn: Phan Thị Yến Tuyết, “Những vấn đề kinh tế- văn hóa- xã hội của cư dân vùng biển đảo Nam Bộ “ , Đề
tài trọng điểm Đại học Quốc gia TP. HCM, 2011 (Phần từ điển trong phụ lục của đề tài)
8
Nguyễn Minh Đức (2008). “Sinh thái văn hoá - Xu hướng nghiên cứu mới ở Vân Nam, Trung Quốc”, Kỷ yếu
Hội thảo Vai trò của tri thức bản địa trong việc giữ gìn và bảo vệ mơi trường ở các cộng đồng dân tộc thiểu số,

Viện văn hoá Nghệ thuật, Ninh Thuận, tháng 3- 2008, tr..28


13

ứng/ thích nghi để lý giải hành vi văn hố của con người đối với môi trường tự nhiên.
Điều này có nghĩa là sự biến đổi và thích ứng văn hố là một q trình tương tác giữa
văn hố với mơi trường tự nhiên. Khái niệm thích ứng khơng chỉ xác định vai trị, vị trí
của con người trong hệ sinh thái tự nhiên mà còn xác lập mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên. Trong cơng trình sách “Tính thích ứng của con người – Dẫn luận nhân
học sinh thái” (Human Adaptability: An introduction to ecological Anthropology),
2000, nhà nhân học Mỹ Emilio F. Moran chỉ ra phương pháp nghiên cứu nhân học
sinh thái là giải quyết vấn đề con người với môi trường tự nhiên trên phạm vị rộng,
định chế xã hội và cách thức giải quyết vấn đề môi trường trước đây, không chỉ nghiên
cứu cơ chế thích ứng của con người với mơi trường, mà cịn dùng những nghiên cứu
định tính để trả lời những vấn đề: Con người làm thế nào để điều tiết bản thân thích
ứng với sự biến đổi mơi trường ? (Nguyễn Minh Đức, 2008, tr. 32).
Các vùng làng quê Việt Nam thường nhiều tre, ni trâu bị nên nhiều phân, đấy là
những vật liệu làm thuyền tre phong phú có sẵn ở Việt Nam, chính vì thế phù hợp với
mơi trường sinh thái, tương ứng với lý thuyết sinh thái văn hóa. Việt Nam là một quốc
gia biển, ngư dân thích nghi với môi trường biển, sông, đầm và sáng tạo, sử dụng các
loại thuyền nhỏ, gọn, nhẹ để đi biển chắc chắn là thích hợp với một bộ phận cư dân và
ngư dân, thích hợp với một số vùng và thích hợp trong một thời kỳ nào đó của cuộc
sơng. Chính điều đó sẽ gợi mở cho những người nghiên cứu, nhất là những sinh viên
nước ngồi như chúng tơi để tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa biển.
1.2. Khái qt về khơng gian nghề thủ công truyền thống làm thuyền tre:
Không gian nghề thủ công truyền thống làm thuyền tre qua khảo sát cả 3 miền
Bắc, Trung, Nam của Việt Nam để rút ra những điểm riêng và chung của nghề thủ
công này.
1.2.1 . Khái quát không gian nghề thủ công làm thuyền tre tại miền Bắc:

Tại miền Bắc có nhiều nơi làm thuyền nan. Chúng tôi chọn 3 điểm để khảo sát
nghề thuyền nan: Thuyền nan Nội Lễ (thôn Nội Lễ, xã An Viên, huyện Tiên Lư, tỉnh
Hưng Yên); Thuyền nan làng biển Tuy Lạc, xã Thủy Triều, huyện Thuỷ Nguyên, TP.
Hải Phòng; Thuyền nan khu Hưng Học, phường Nam Hoà, huyện Yên Hưng, trên đảo
Hà Nam, tỉnh Quảng ninh, căn cứ vào các tiêu chí như ba điểm đây là nơi làm thuyền


14

nan lâu đời, trong ba nơi này một nơi ở vùng Đồng bằng gần biển (Hưng Yên), một
nơi ở vùng biển (Hải Phòng), một nơi là hải đảo (Quảng Ninh)
Tỉnh Hưng Yên: Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng
Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng Hà Nội Hải Phịng - Quảng Ninh. Phía Bắc Hưng n giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Đơng giáp tỉnh
Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây và Tây Bắc giáp Thủ đơ Hà Nội,
phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam. Đây là mảnh đất phù sa màu mỡ, đậm nét truyền
thống văn hiến của Việt Nam. Hưng Yên giáp với tỉnh Thái Bình là vùng biển, ngày
xưa khu vực chung này là Phố Hiến, vùng biển nơi đây là điểm giao thương, buôn bán
nổi tiếng. Việc sản xuất thuyền nan để di chuyển trên sông, trên biển tại huyện Tiên
Lữ là nét đặc sắc của làng nghề truyền thống Hưng Yên Nguồn: Wikipedia)

Bản đồ tỉnh Hưng Yên (Wikipedia)

Cảnh Phố Hiến xưa- một "tiểu Tràng An"

Điểm khảo sát: Thôn Nội Lễ, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Thôn Nội Lễ, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là nơi đất chật người đơng, cả thơn có
gần 500 hộ với hơn 2.000 nhân khẩu nhưng chỉ có 86 ha đất nơng nghiệp. Nội Lễ có
nhiều nghề nhưng có 2 nghề phát triển nhất là đan thuyền và vận tải thuỷ. Nghề đan
thuyền có tới 1/3 số hộ với 350 lao động tham gia, mỗi năm sản xuất và tiêu thụ
khoảng 7.000 chiếc, trong đó có 4.000 thuyền đánh lưới và 3.000 thuyền vận tải,

doanh thu hơn 700 triệu mỗi năm. Nghề đan thuyền đem lại thu nhập khoảng 150.000


15

- 200.000 đồng/người/tháng. Hiện tại và tương lai nhu cầu về mặt hàng này giảm do
thị trường ngày càng thu hẹp, do đó nghề đan thuyền khơng có khả năng phát triển9
TP Hải Phòng: Hải Phòng là một thành phố ven biển, giáp tỉnh Quảng Ninh. Sơng
ngịi ở Hải Phịng khá nhiều, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Đây là nơi
tất cả các dịng của sơng Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào
nước ngọt phục vụ đời sống con người. Nằm ở ven biển nên chủ yếu Hải Phòng bị
phèn, mặn. Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km, thấp và khá bằng phẳng. cảng biển nơi
đây là cửa ngõ quốc tế của miền Bắc. Nhà hàng hải người Anh vào thế kỷ XVII là
William Dampier có viết về Batsha (Batshaw)và Domea trong cuốn sách Du hành và
Khám phá năm 1688 cho biết đi từ biển vào đầu tiên là qua Batsha (thuộc khu vực bán
đảo Đồ Sơn, Hải Phòng ngày nay), sau đến Domea, rồi đến Hean (phố Hiến) và cuối
cùng tới Cachao (Kẻ Chợ hay Thăng Long). Theo như mô tả của ông, cư dân sống ở
làng chài mang tên Batsha (Đồ Sơn- Hải Phịng) khơng chỉ làm nghề đánh cá mà còn
làm hoa tiêu dẫn đường cho những thuyền buôn phương Tây. Từ những năm cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX dưới thời Pháp thuộc, Hải Phịng cùng với Sài Gịn có vai trị
như những cửa ngõ kinh tế của Liên bang Đông Dương trong giao thương với quốc tế
ở vùng Viễn Đơng. Vì thế ở thời điểm đó tại Hải Phịng tập trung nhiều thành phần
dân di cư tới sinh sống lập nghiệp. Cộng đồng người Việt lúc đó ngồi cư dân địa
phương cịn đón nhận nhiều dân di cư tới từ nhiều tỉnh thành của miền Bắc như Hà
Nội - Hà Tây, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên... 10

9

/>Nguồn; Google, TP, Hải Phòng


10


16

Bản đồ Tp. Hải phòng (Nguồn: Google)

- Điểm khảo sát: Thôn Tuy Lạc, xã Thủy Triều, huyện Thuỷ Nguyên, TP. Hải Phịng11
Xã Thủy Triều có diện tích đất tự nhiên là 661 ha. Số dân là 10.000 người theo
thống kê năm 2003. Nơi đây nhiều ao, hồ, đầm, bãi, kết quả của những công cuộc khai
thác bãi bồi, lả việc đắp đê, đắp đầm ven những con sông cổ dọc Cửa Cấm mênh mông
sú vẹt hoang sơ. Các con lạch cổ hiện nay có tên là lạch Trường, lạch Chín, lạch Ba
Dân, lạch Đông Thổ. Các đầm Mỹ, đầm Chữ U, đầm Kênh Cát, đầm Ấp…những vùng
đất trũng xuôi về phía cửa biển Nam Triệu.
Thời mới khai hoang, mảnh đất này dân cư thưa thớt, sú vẹt mọc dày đặc thành
rừng, là nơi trú ngụ của các loài thủy sản: tơm, cá, cua, rạm, cáy, vạng, sị, ốc… Khi
triều lên, nước ngập mênh mơng, việc đi lại chỉ có một phương tiện duy nhất là thuyền
nhẹ bằng nan. Tuy vậy, phía Bắc xã có nhiều gị đất nổi lên gọi là đụn, đống. Tương
truyền vào thời hậu Lê (1533-1788), những cư dân từ nhiều nơi đã đến đây dư trú, khai
hoang, lập nên làng mạc. Gia phả nhiều dòng họ cịn ghi chép thời gian cư trú tính đến
nay khoảng 18-19 đời. Xã Thủy Triều có hai làng: Tuy Lạc và Kinh Triều. Cá tơm
vùng này nhiều nhưng thóc gạo lại thiếu. Con người phải nghĩ đến việc be bờ đắp đập
ngăn nước mặn để làm ruộng cấy lúa nước.
Để đắp đầm, người ta phải đắp những bờ đất lớn, cao hơn mực nước thủy triều cao
nhất, ngăn không cho nước mặn vào đầm. Mùa mưa lũ, vùng ven cửa sông nước
thường ngọt nên cấy được lúa. Nhưng mùa khô, ít mưa, nước biển lên cao, xâm thực
vào đầm làm cho đầm bị mặn không thể cấy lúa được. .
Để có thể khai thác nguồn lợi thủy sản trong các đầm, cư dân nơi đây dùng các
dụng cụ đánh bắt như lưới, vó, đăng, đó, đụt, lờ, nơm… Di chuyển trên vùng nước
11


Lê Xuân Lựa, Nghề đan thuyền ở huyện Tuy Lạc, xã Thuỷ Triều., trong sách Văn Duy, Lê Xuân Lựa

(2011), Làng nghề cổ truyền huyện Thủy Nguyên- Hải Phịng, NXB Văn hóa dân tộc, tr. 151


17

mênh mông ấy, họ phải dùng những chiếc thuyền nan đi lại nhẹ nhàng, nhanh, tiện
lợi.12. Ở làng Tuy Lạc, nhu cầu sử dụng thuyền nan rất lớn. Khơng có gia đình nào là
khơng có thuyền nan, ít là một cái, nhiều là hai, ba cái. Có cái dùng để chuyển đất đắp
đê, đắp đầm, có cái để làm phương tiện đánh bắt đơm cá, có cái dùng vào việc chun
chở trên sơng. Địa hình sơng, đầm, lạch là điều kiện để cho nghề đan thuyền nan xuất
hiện và phát triển qua hàng trăm năm. Có thể nói, ở làng Tuy Lạc ai cũng biết đan
thuyền. Từ đứa trẻ mười hai, mười ba tuổi đến các bà, các chị ai cũng biết đan. Địa
hình huyện Thủy Ngun sơng ngịi chằng chịt, chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều biển.
Hầu hết xã nào cũng có sơng hoặc nằm ven sơng. Các chợ như chợ Xưa, chợ Si, chợ
Giá, chợ Thanh Lãng, chợ Nóm, chợ Phả… đều nằm ven sơng Và chính vì thế mà hình
thành một làng nghề truyền thống đan thuyền: làng Tuy Lạc, xã Thủy Triều13. Cụ thân
sinh ra ông Trần Văn Toán ở làng này năm nay đã 92 tuổi kể rằng: Khi cụ lớn lên đã
thấy cả làng đan thuyền rồi. Cụ học nghề đan thuyền ngay từ các thợ đan trong làng.
Cụ Lê Văn Điệp 75 tuổi, tuy tuổi cao nhưng mắt cụ còn sáng, chân tay cứng cáp, vẫn
đan, vẫn chẻ nan cho biết: “Không biết nghề đan thuyền này có từ bao giờ. Tơi sinh ra
trong thời Pháp thuộc, lớn lên đã thấy nhà nào cũng có thuyền để chở lúa, đơm tơm,
đánh cá, đắp đê…” Gia đình cụ ở vùng đất này đã 200 năm14.
Nghề đan thuyền ở làng Tuy Lạc, lúc đầu cũng chỉ để phục vụ cho đời sống sản
xuất như chuyên chở, đánh bắt tôm cá, đắp đầm theo kiểu tự cung tự cấp. Thời kì
thuộc Pháp trở về trước, việc đan thuyền được tổ chứ theo kiểu đổi công, vài gia đình
đến hỗ trợ nhau cho nhanh. Người chẻ nan, người làm cạp 15 , người đào lò cạp
16


thuyền… Làm xong thuyền của nhà này thì làm sang thuyền nhà khác.
Đến thời kì xây dựng hợp tác xã nơng nghiệp, tồn huyện có hàng trăm hợp tác xã.

Thủy Ngun vốn là vùng đất trũng, chủ yếu chua mặn nên công tác làm thủy lợi được
đặt lên hàng đầu. Hệ thống đê điều, kênh mương được đắp mới, tu bổ và cải tạo nhằm
làm ngọt hóa đồng ruộng. Lúc này nhu cầu thuyền nan rất lớn. Các hợp tác xã trong
huyện đều tập trung về đây đặt mua thuyền chở đất, chở lúa. Chính vì thế mà nghề đan
12

Lê Xn Lựa, Nghề đan thuyền ở huyện Tuy Lạc, xã Thuỷ Triều., trong sách Văn Duy, Lê Xuân Lựa

(2011), Làng nghề cổ truyền huyện Thủy Ngun- Hải Phịng, NXB Văn hóa dân tộc, tr. 152- 154
13

Lê Xuân Lựa, 2011, đã dẫn, tr. 155
Lệ Xuân Lựa, 2011, đã dẫn, tr. 155
15
Làm cạp: đan các thanh tre thành tấm để làm thuyền
16
Lò cạp: Đào lỗ khuôn để đặt tấm cạp xuống
14


18

thuyền trong thời gian này rất phát triển. Nhà nhà đan, người người đan. Trẻ con,
người lớn ai cũng đan. Cả làng nghề trở nên nhộn nhịp. Có thể nói trong thập niên 6070 nghề đan thuyền ở đây rất phát đạt. Thợ đan có thu nhập khá. 17.
- TP. Quảng Ninh: Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ với
đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191 km, đường bờ biển dài 250 km,

trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của
cả nước. Tỉnh có 2.077 hịn đảo, và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự
nhiên. Chính vì địa hình biển, đảo mà Quảng Ninh cần nhiều thuyền nan gọn nhẹ, cơ
động để di chuyển. Điểm khảo sát của đề tài là đảo Hà Nam của huyện Yên Hưng, tỉnh
Quảng ninh. Phía Tây và Nam của đảo này tiếp giáp với huyện Thuỷ Nguyên của
thành phố Hải Phòng, do sự liền sát hai điểm có nhiều thuyền tre này mà chúng tôi
chọn cả hai để khảo sát..

Bản đồ tỉnh Quảng Ninh (Nguồn:wikipedia)

Điểm khảo sát: Khu Hưng Học, phường Nam Hoà, huyện Yên Hưng, trên đảo
Hà Nam. Từ một cù lao lau sậy của gần 600 năm về trước, Hà Nam hiện nay có 8 xã
với chừng 6,5 vạn dân và 34 km đê biển. Nơi đây dọc ngang kênh rạch, là vùng đất
nằm âm hai mét dưới mực nước biển. Dọc theo hai bên bờ đê là những đầm, ao nuôi
tôm cá nước ngọt và mặn rộng mênh mông, những rừng cây ngập mặn xanh ngút tầm
mắt. Hà Nam còn lưu giữ nhiều giá trị truyền thống hơn bất cứ nơi nào trên đất Quảng

17

Lê Xuân Lựa, 2011, đã dẫn, tr. 156- 158


19

Ninh với hơn 130 di tích lịch sử và văn hố như hệ thống đình chùa, đền miếu, nhà thờ
tổ các dịng họ; nhiều lễ hội, nhiều vốn văn hố dân gian, phong tục tập quán của làng
Việt cổ. Là vùng đất thấp trũng nên Hà Nam chằng chịt kênh rạch như ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long. Người dân đi lại trên những con thuyền nan hai mái. Tại đảo có
một làng nghề đan thuyền nan truyền thống khá độc đáo tập trung chủ yếu ở khu Hưng
Học, phường Nam Hịa với trên 200 hộ gia đình cùng những tổ hợp nhỏ làm nghề đan,

đóng thuyền nan thủ cơng. Mỗi năm làng nghề này xuất bán tới hàng nghìn chiếc
thuyền lớn nhỏ (trọng tải từ vài tạ đến trên 10 tấn) phục vụ ngư dân địa phương và các
tỉnh lân cận đi sông, biển đánh bắt cá, mực...18

Thuyền nan của cư dân ven biển Yên Hưng.
(Nguồn: Báo Quảng Ninh Online)

Trẻ em ở Hưng Học quen với chiếc thuyền nan từ khi còn nhỏ.
(Nguồn: Báo Quảng Ninh Online)

Theo những người thợ làng nghề, đan thuyền nan khơng q khó, mà chủ yếu
đòi hỏi sự tháo vát và cần mẫn. Một gia đình gồm 2 vợ chồng, nếu chuẩn bị nguyên
liệu sẵn (tre phơi khơ) thì việc làm một con thuyền nhỏ sẽ mất khoảng thời gian 4-5
ngày. Còn cơ sở lớn hơn cũng cho ra đời trên 20 chiếc thuyền nan mỗi tháng trọng tải
từ 10 tấn trở xuống. Người dân trong làng nghề kể lại, nghề đan lờ19, đan thuyền nan
18
19

Báo Quảng Ninh Online
Lờ là một loại ngư cụ


20

đã tồn tại ở đây từ rất lâu, được truyền từ đời này qua đời khác. Trải qua những biến
đổi thăng trầm của thời gian, cho đến nay, nghề này vẫn tồn tại. Hiện làng nghề Hưng
Học vẫn luôn là cơ sở chính cung cấp thuyền nan cho các địa phương ven biển trong
tỉnh và một số tỉnh lân cận 20
1.2.2. Khái quát không gian nghề thủ công làm thuyền tre tại miền Trung:
Tỉnh Phú Yên: Phú Yên là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích là

5.054 km2. Từ khi người dân Phú Yên định cư trên vùng đất này họ ln dựa vào sự
giàu có của rừng và biển. Bờ biển Phú Yên dài khoảng 189km, trải từ Cù Mơng đến
Ðèo Cả, trong đó từ Cù Mông (huyện Sông Cầu) đến Tân Quy (huyện Tuy An) là
vùng biển có các đầm và vịnh lớn như Cù Mơng, Xn Ðài, Vũng Lấm, Ơ Loan. Diện
tích tự nhiên của xã An Dân gồm 2.087,91ha, diện tích nơng nghiệp là 822ha. Dân số
của xã khoảng 8.000 khẩu, 3.000 hộ. Cư dân nơi đây sản xuất nơng nghiệp chủ yếu,
cịn nghề thủ công làm lúc nông nhàn, như nghề làm bánh tráng, làm bún, đan giỏ
bằng lục bình...riêng nghề làm thuyền thúng do tính chất kỹ thuật cần nhiều kinh
nghiệm lâu đời, tay nghề cao và lao động phải tập trung công sức nên người làm
thuyền thúng gần như phải chuyên nghiệp, tập trung tại huyện Tuy An.

20

Báo Quảng Ninh Online


21

Bản đồ tỉnh Phú Yên (Wikipedia)

Điểm khảo sát: Thôn Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Xã An Dân có 7 thơn: Mỹ Long, Phú Mỹ, Bình Hịa, An Thổ, Long Un,
Bình Chính, Cần Vương, trong đó thơn Phú Mỹ có khoảng 25 hộ dân tập trung làm
thuyền thúng trên toàn xã khoảng 30 hộ. Thuyền thúng rất tiện dụng cho ngư dân hoạt
động cá thể ven biển, có thể đánh bắt các loại cá, mực, tơm, cua trên vùng biển. Thôn
Phú Mỹ đã thành lập một câu lạc bộ nghề thuyền thúng vào năm 2004, gồm 34 hộ
thành viên. Câu lạc bộ này do Hội Nông dân của xã quản lý, chủ tịch Hội là ông Bùi
Thân Ðịnh. Người dân địa phương gọi thuyền thúng là thúng chai. Chai là một loại
dầu tự nhiên lấy từ cây chai, cây rái21 trong rừng. Khai thác dầu giống như cách lấy
mủ cây cao su, tức là khứa vòng chung quanh thân rồi hứng nhựa cây chảy ra để trét

thuyền. Tuy gọi là thúng chai nhưng loại dầu dùng phết thuyền nếu dùng bằng dầu cây
chai không tốt bằng dầu của cây rái mà người dân nơi đây gọi là dầu con rái. Dầu cây
rái dùng để trét ghe thuyền sẽ làm khít khe hở của tre, làm cho tre chắc chắn. Người
dân nơi đây thường mua dầu chai hay dầu rái từ người dân tộc thiểu số sống trong
rừng, cụ thể là

rừng Hòa Mỹ (huyện Tuy Hòa), rừng Xuân lộc (huyện Ðồng

Xuân)…của tỉnh Phú Yên.
21
Người dân dùng dầu cây chai, cây rái họ đều gọi chung là dầu chai, không gọi là dầu rái, dù khai thác dầu từ
cây rái/ cây con rái


22

Nghề thúng chai ở thơn Phú Mỹ thuận lợi vì nguồn ngun liệu chính là tre
vốn có nhiều và sẵn ở địa phương, dễ kiếm và đặc biệt thúng chai ln có nhu cầu vì
ngư dân đánh bắt hải sản ở biển gần sát bên như huyện Sông Cầu, huyện Tuy Hòa và
các vùng biển lân cận của tỉnh Phú n như tỉnh Khánh Hịa, Bình Ðịnh...Tuy thuyền
thúng ở Phú Yên được người dân làm khéo léo, chắc chắn, nhu cầu xã hội ngày càng
tăng nhưng thuyền thúng nơi đây vẫn chưa được cơng nhận quyền sở hữu trí tuệ, chưa
được Sở Khoa học môi trường Tỉnh làm hồ sơ để cơng nhận logo, thương hiệu cho
xóm nghề tại xã An Dân…
Nghề thuyền thúng tại xã An Dân có từ trước 1975. Một trong những người làm
nghề thuyền thúng lâu năm nhất tại xã này là ông Trương Văn Tấn. Ông cho biết
mình đến từ xã An Ðịnh, năm nay ông 77 tuổi và làm nghề này khoảng gần nửa thế kỷ.
Hiện nay trong xã có các nghệ nhân giỏi nổi tiếng về nghề làm thuyền thúng là các ông
Trương Văn Tấn, Trương Văn Sơn, Nguyễn Cộng, Trương Vãn Dũng, Phạm Minh
Thơng, bà Trần Thị Mỹ…

Nghề đóng ghe thuyền cổ truyền ở Phú Yên là thuyền nan, vật liệu làm vỏ là tre
già, còn nan đan phải là loại nan cật. Để chống nước thấm vào ghe, khi đan vỏ thuyền
xong, ngư dân dùng cám gạo trộn với phân gia súc, cụ thể là phân bò, trét đều một lớp.
Khi ráp vỏ vào khung lại trét tiếp một lần nữa rồi đem phơi khơ. Sau đó dùng dầu rái
qt cả mặt trong lẫn mặt ngoài từ 1 đến 2 lần, đến khi dầu rái khô mới được hạ thủy22
1.2.3 . Khái quát không gian nghề thủ công làm thuyền tre tại miền Nam:
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu:

Bà Rịa Vũng Tàu về phần hải đảo có huyện Cơn Đảo (76 km2), cách thành phố

Vũng Tàu 200 km về phía Tây Nam. Diện tích tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là 1.928.200 km2
và dân số năm 2005 là 913.100 người; đơn vị hành chính là thành phố Vũng Tàu
(175,6 km2), thị xã Bà Rịa (81,3 km2 ) gồm 6 huyện. Ở ngoài thềm lục địa thuộc Bà
Rịa Vũng Tàu có nhiều mỏ dầu và khí đang khai thác như mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, mỏ
Rồng …
Bà Rịa Vũng Tàu là một trong những tỉnh khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ
hải sản khá mạnh, phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu. (23).

22

Viện Văn hóa Thơng tin, Sở Văn hóa- Thơng tin Phú n, Văn hóa cư dân Việt ven biển Phú Yên, 12- 2006, tr.
56
23

Thế Đạt, Nền kinh tế các vùng biển của Việt Nam, NXB Lao động, tr. 96-99


×