Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Lối sống về tình yêu, hôn nhân và gia đình của thanh niên nông thôn xã hưng thạnh, huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***

ĐẶNG THỊ BÍCH HỢP

LỐI SỐNG VỀ TÌNH U, HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN XÃ HƯNG
THẠNH, HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***

ĐẶNG THỊ BÍCH HỢP

LỐI SỐNG VỀ TÌNH U, HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN XÃ HƯNG
THẠNH, HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP
HIỆN NAY

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã ngành: 603130

Người hướng dẫn khoa học:


Tiến sĩ Vũ Quang Hà

TP. HỒ CHÍ MINH, 2013


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
trong chương trình Cao học xã hội học, những người đã truyền đạt cho tơi những
kiến thức hữu ích xã hội học làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Quang Hà đã tận tình hướng dẫn cho tơi
trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ủy ban nhân dân xã Hưng Thạnh đã
giúp đỡ, cung cấp tài liệu cần thiết cho tơi hồn thành luận văn này.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã ln tạo điều
kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình học cũng như thực hiện luận văn.
Học viên

Đặng Thị Bích Hợp


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi.
Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Đặng Thị Bích Hợp



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 2
2. Sơ lược tình hình nghiên cứu ....................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 11
3.1. Mục tiêu chung .................................................................................. 11
3.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 11
4. Nội dung nghiên cứu

.................................................................................. 11

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................. 12
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 12
7. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu .......................................................... 12
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

....................................................................... 15

9. Hạn chế của luận văn .................................................................................. 15
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..................... 17
1. Cách tiếp cận

............................................................................................... 17

2. Lý thuyết áp dụng cho luận văn

.................................................................. 19

3. Xác định một số khái niệm cơ bản ................................................................. 21
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 30

5. Khung phân tích

.......................................................................................... 31

CHƯƠNG II: LỐI SỐNG CỦA THANH NIÊN XÃ HƯNG THẠNH,
HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY .......................... 32
II.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ................................................................ 32
II.2. Tình hình thanh niên xã Hưng Thạnh hiện nay .................................... 42
II.3. Xu hướng lối sống chủ yếu của thanh niên xã Hưng Thạnh hiện nay
về tình u, hơn nhân và gia đình ............................................................ 44
II.3.1. Xu hướng tích cực trong lối sống của thanh niên xã Hưng Thạnh
hiện nay về tình u, hơn nhân và gia đình ........................................... 45


1. Trân trọng và phát huy bản chất, phát huy những truyền thống tốt
đẹp của dân tộc ...................................................................................... 45
2. Coi trọng vấn đề tình u, hơn nhân gia đình và các mối quan hệ
trong gia đình......................................................................................... 51
3. Thực tế, thực dụng ................................................................................... 68
4. Phát triển quyền tự do cá nhân ............................................................... 73
5. Thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ gia đình ....................................... 79
II.3.2. Xu hướng tiêu cực trong lối sống của thanh niên xã Hưng thạnh
hiện nay về tình u, hơn nhân và gia đình .......................................... 84
1. Lối sống buông thả, yêu sớm, lệch lạc về hành vi .................................. 86
2. Thờ ơ, thiếu trách nhiệm, ly hôn tăng .................................................. 91
3. Lạm dụng quyền tự do cá nhân ............................................................ 94
4. Vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quyết định sinh con và
bất bình đẳng trong phân cơng lao động gia đình ............................. 95
5. Tiếp thu thiếu chọn lọc do ảnh hưởng từ văn hóa bên ngồi .............. 97
II.4. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên xã

Hưng Thạnh hiện nay về tình yêu, hơn nhân và gia đình .................. 99
1. Ảnh hưởng của cơ chế thị trường, hiện đại hóa – cơng nghiệp hóa.... 99
2. Gia đình và giáo dục gia đình .............................................................. 101
3. Nhà trường và giáo dục nhà trường .................................................... 104
4. Bạn bè và các mối quan hệ bạn bè....................................................... 108
5. Truyền thông hiện đại, internet ............................................................ 110
II.5. Một số khuyến nghị cơ bản của thanh niên ......................................... 112
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 114
KẾT LUẬN

.................................................................................................. 115

KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................. 117
Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 121


-1-

PHẦN MỞ ĐẦU


-2-

1. Lý do chọn đề tài:
Thanh niên là lực lượng nòng cốt của xã hội, họ chiếm một tỉ lệ rất cao trong
cơ cấu dân số của nước ta. Họ có mặt ở hầu hết tất cả các lĩnh vực của cuộc sống,
không chỉ là một lực lượng nhạy cảm mà còn là tầng lớp năng động nhất trong xã
hội, có sự đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng ta luôn đề cao chú trọng đến văn hóa,
xác lập một cách nhìn mới về lối sống của người dân, mà quan trọng hơn hết là lối

sống của tầng lớp thanh niên nông thôn hiện nay. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc
hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ VI, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh phát
biểu: “Đảng ta luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng,
phát huy nhân tố và nguồn lực con người; coi việc chăm lo phát triển thanh niên
vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững
của đất nước”. Con người có lối sống lành mạnh, trong sạch phù hợp với lợi ích
của cá nhân, cộng đồng sẽ góp phần nâng cao chất lượng xã hội ở nhiều mặt như
kinh tế, văn hóa, chính trị. Xã hội hiện nay với tốc độ phát triển rất cao, sự ảnh
hưởng đến lối sống càng mạnh mẽ hơn khi quá trình hội nhập, kinh tế thị trường
tiến triển cả theo chiều rộng lẫn chiều sâu vì con người sống trong một môi trường
luôn cấu thành từ mạng lưới các quan hệ xã hội đa chiều, phong phú, phức tạp, đan
xen nhau, đồng thời cũng lại chịu ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên luôn biến
động. Đặc biệt là với tầng lớp thanh niên nông thôn hiện nay, một mặt họ thích ứng
khơng kịp với mơi trường đó, theo xu hướng đối lập là một bộ phận thanh niên
thích ứng quá nhanh làm xáo trộn lối sống.
Lối sống văn minh hiện đại đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của thanh
niên, mà thanh niên xã Hưng Thạnh là không ngoại lệ. Với những nhu cầu về một
lối sống hiện đại đa số các thanh niên trong xã đã cố gắng đi tìm cho mình những
lối tiếp cận mới. Trước diễn tiến những cách tiếp cận khác nhau của tầng lớp thanh
niên trong xã, hiện nay lối sống của họ đã phần nào có xu hướng khác nhau, sẽ tiếp
tục bị xáo trộn và biến động lớn trong tương lai khi q trình tiếp cận đó vẫn cịn
diễn ra nhanh chóng cùng với sự phát triển của đất nước trong khi chưa có những


-3-

giải pháp tốt nhất để thanh niên vừa tiếp cận vừa học hỏi những cái tốt đẹp và vẫn
giữ nét truyền thống trong lối sống của dân tộc.
Tìm hiểu thêm về lối sống của thanh niên giúp chúng ta có cách nhìn nhận
mới về vấn đề này trong hồn cảnh đổi mới của Việt Nam, từ đó đưa ra những đề

xuất mang tính giải pháp giúp địa phương có phương hướng tạo điều kiện cho thanh
niên tiếp cận với văn minh, xây dựng một lối sống lành mạnh, trong sạch, vững
mạnh, hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống của dân tộc, tác giả chọn đề
tài: “Lối sống về tình u, hơn nhân và gia đình của thanh niên nông thôn xã Hưng
Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp hiện nay”.
2. Sơ lược tình hình nghiên cứu
Lối sống là một lĩnh vực quan trọng giúp hỗ trợ và đi đôi với việc phát triển
kinh tế, xã hội của một quốc gia nói chung, một địa phương nói riêng. Phát triển
kinh tế phải đầu tư phát triển lối sống con người, để phát triển xã hội phải phát huy
lối sống tốt, đặc biệt là lối sống của thanh niên nông thơn lại là một yếu tố rất quan
trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và bảo tồn nét đẹp của nông thôn
nước ta hiện nay, nếu khơng có biện pháp can thiệp kịp thời thì rất dễ dẫn đến sự
xáo trộn và mất đi phẩm chất tốt đẹp của nền văn hóa nói chung và lối sống nơng
thơn nước ta nói riêng. Chính vì vậy, lối sống trở thành một trong những đề tài được
quan tâm nghiên cứu với nhiều mức độ, quy mô và đề cập ở các khía cạnh khác
nhau.
Để có thêm cơ sở lý luận và dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu vấn đề “lối sống
về tình u, hơn nhân và gia đình của thanh niên nơng thơn xã Hưng Thạnh, huyện
Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp hiện nay”, tác giả đã tổng quan một số đề tài được thực
hiện có liên quan đến lối sống và lối sống của thanh niên.
2.1. Các nghiên cứu về lối sống:
Bàn về vấn đề lối sống của thanh niên được các học giả phương Tây đề cập
đến từ rất sớm như:
- Trường phái xã hội học mácxít, Max Weber, H. Spancer, trường phái “tiểu
văn hố”, lý thuyết xã hội hoá,…


-4-

Trường phái xã hội học mácxít: C. Mác và Ph. Ăngghen là những người đã

có những cống hiến to lớn làm nền tảng của sự ra đời trường phái này trong nghiên
cứu về lối sống. Trong hệ tư tưởng Đức nói về quan hệ giữa phương thức sản xuất
và lối sống hai ông đã chỉ ra rằng: “Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy
đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại của thể xác cá nhân, mà
hơn thế nó là một hình thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình
thức nhất định của sự biểu hiện đời sống của họ, một phương thức sống nhất định
của họ”.
• Con người muốn sống được, nghĩa là muốn tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác
của mình, trước hết phải sản xuất.
• Phương thức sản xuất là một hình thức hoạt động của con người: thơng qua
hoạt động đó mà con người biểu hiện đời sống của mình, biểu hiện bản thân mình.
• Phương thức sản xuất là một phương thức sinh sống nhất định của con
người, là mặt cơ bản của lối sống.
Những luận điểm của hai ông thực sự trở thành phương pháp luận có giá trị
cho những khảo sát và phân tích về sự biến đổi lối sống của các cộng đồng dân cư
trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế như Việt Nam.
Max Weber được coi là người khai sáng cho cách tiếp cận hệ giá trị văn hoá,
thiết chế xã hội và lối sống của các cộng đồng người ở phương Tây và phương
Đơng. Ơng cho rằng về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng, thì đối với nơng
thơn thường rất đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã mà được
phân biệt rất rõ ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đô thị. Đặc trưng
này có rất nhiều khía cạnh để chỉ ra sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn: từ hệ
thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục, tập quán, hệ giá trị, chuẩn
mực cho hành vi,... đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình, sinh hoạt kinh tế,...
ngay cả đến hệ thống đường xá, năng lượng, nhà ở đều nói lên đây là hai cộng đồng
có các khía cạnh văn hóa, lối sống tách biệt nhau. Đây là đặc trưng cơ bản nhất về
mặt xã hội học khi phân tích sự khác biệt giữa đơ thị và nơng thơn. Chính đặc trưng


-5-


này đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hai hệ thống xã hội đô thị và nông
thôn.
- Ở phạm vi trong nước: Nghiên cứu PGS. TS Phạm Hồng Tung “Nghiên
cứu về lối sống: một số vấn đề về khái niệm và cách tiếp cận” ông quan niệm lối
sống bao gồm tất cả những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động
sống được một bộ phận lớn hoặc tồn thể nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và
thực hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn định, đặt trong mối tương tác
biện chứng của các điều kiện sống hiện hữu và trong các mối liên hệ lịch sử của
chúng.
Kết quả nghiên cứu “Lối sống người Việt Nam dưới tác động của tồn cầu
hóa” của PGS.TS Nguyễn Văn Huyên. Ông tiếp cận lối sống với nhiều lĩnh vực
hoạt động và cho rằng lối sống là tổ hợp tồn bộ các mơ tỉ hình, cách thức và phong
thái sống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng như lĩnh vực hoạt
động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách tư duy, lối ứng xử
giữa con người với con người, giữa chủ thể với đối tượng, giữa điều kiện với
phương tiện và mục đích sống. Trong lối sống tổng hồ những nét cơ bản, khắc họa
những đặc điểm cuộc sống của các cá nhân, các nhóm người, của giai cấp, dân tộc
trong một xã hội nhất định. Ở đây ông khơng nói riêng về một tầng lớp đối tượng
nào hay riêng về một lĩnh vực lối sống nào, mà ông nghiên cứu trên bình diện người
Việt Nam nói chung. Và ông cho rằng lối sống của một dân tộc được hình thành từ
đặc điểm nhân chủng và các điều kiện sống của dân tộc. Nghiên cứu “Một số mâu
thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay”, PGS TS
Nguyễn Văn Huyên đưa ra những mâu thuẫn cơ bản như: Mâu thuẫn giữa yêu cầu
kế thừa, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận
phẩm chất đó, thứ hai mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; thứ ba, mâu thuẫn “hóa giải” các mâu
thuẫn đó. Nghiên cứu đã nói lên mâu thuẫn trong quá trình xây dựng lối sống đó
của người Việt Nam nói chung.



-6-

Trong cuốn “Văn hóa và lối sống” được xuất bản năm 2000 của Thanh Lê.
Ơng nhìn nhận lối sống với nhiều mặt khác nhau như con người – lao động, sinh
hoạt, hoạt động xã hội – chính trị và phát triển cá nhân tồn điện, đồng thời ơng tìm
hiểu và nhận định văn hóa một cách tổng quát với cả ba khía cạnh: văn hóa tư
tưởng, văn hóa đạo đức và văn hóa lối sống của người Việt Nam trong bối cảnh
kinh tế thị trường và xã hội chủ nghĩa. Nói lên hệ thống văn hóa và lối sống – cái
căn bản của đời sống hiện thực vừa mang tính chất nghiên cứu, vừa mang tính chất
tham khảo. Trong một quyển sách khác do ông làm chủ biên “lối sống xã hội chủ
nghĩa và xu thế tồn cầu hố” đã nêu lên cơ sở, những mặt cơ bản, những xu hướng
phát triển của lối sống xã hội chủ nghĩa. Các bài viết của ơng nêu lên văn hóa và lối
sống theo hướng chung, chưa tiếp cận một cách riêng lẽ từng nhóm đối tượng như
thanh niên nơng thơn.
Bàn về vấn đề lối sống, ơng Lê Như Hoa cũng có bài viết về “đạo đức, lối
sống trong cơ chế thị trường”, khi nói về lối sống là nói về các mối quan hệ kinh tế,
xã hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức và các mối quan hệ khác của con người; đặc trưng
sinh hoạt của họ trong những điều kiện của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Với tư cách là một hiện tượng xã hội, ông cho rằng lối sống cịn phụ thuộc vào trình
độ tổ chức xã hội, vào truyền thống văn hóa, trình độ học vấn, trình độ thẩm mỹ,
vào quá trình đào tạo và bồi dưỡng nguồn lực con người của mỗi xã hội. Ông bàn
về lối sống ở nhiều khía cạnh như: mức sống, luật pháp, xã hội – nhân văn, cuối
cùng là khía cạnh gia đình và cá nhân. Đồng thời ơng đã chỉ ra những tồn tại cần
khắc phục trên tầm vĩ mô khi nền kinh tế thị trường tác động đến văn hóa lối sống.
Trong tác phẩm “Cơng tác văn hố quần chúng” của Lê Viết Thụ ơng cho
rằng:
• “Lối sống là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên
hoạt động của các dân tộc, các giai cấp các nhóm xã hội, các cá nhân, trong những
điều kiện của một hình thức kinh tế xã hội nhất định.

• Cơ cấu của lối sống bao gồm những lĩnh vực hoạt động sau:
+ Lao động.


-7-

+ Phúc lợi, tiêu dùng, sinh hoạt hằng ngày.
+ Sức khỏe của nhân dân.
+ Giáo dục và văn hóa.
+ Hoạt động chính trị xã hội …
Lối sống gắn liền với phương thức sản xuất xã hội, với chế độ chính trị xã
hội, với các quan điểm triết học, đạo đức xã hội.
Giáo sư. Hoàng Vinh trong nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận văn hóa thời
kỳ đổi mới” thì đề cập đến lối sống như là
•“Một phạm trù xã hội học. Nó là một tổng thể những hình thái hoạt động
của con người, phản ánh các đặc điểm sinh hoạt vật chất, tinh thần của cộng đồng
người đã tạo ra lối sống đó”.
• Là sản phẩm của một hình thái kinh tế - xã hội, lối sống phản ánh mặt ý
thức tư tưởng, đồng thời góp phần củng cố và phát triển hình thái kinh tế - xã hội
đó.
• Nhân đạo, dân chủ và tiến bộ là lẽ sống của xã hội, xã hội chủ nghĩa, đó là
tiêu chí phẩm chất và tinh thần của lối sống mà chúng ta đang xây dựng.
2.2. Các nghiên cứu về lối sống thanh niên:
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về lối sống và lối sống của thanh niên.
Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu chun về lối sống của thanh
niên trong lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia đình ở một địa bàn nơng thơn riêng
biệt.
- Dưới góc độ sử học và giáo dục chính trị:
Một nghiên cứu của Tiến sĩ Lương Thanh Tân “Giáo dục thẩm mỹ trong việc
hình thành lối sống văn hố cho thanh niên vùng Đồng bằng sông Cửu long” đã

nêu lên tầm quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho thanh niên trong việc hình
thành lối sống văn hố. Tác giả đã nghiên cứu và luận chứng 3 vấn đề chủ chốt của
toàn bộ khung lý luận giáo dục thẩm mỹ và lối sống văn hoá. Vấn đề thứ nhất, tác
giả xác định mục tiêu thẩm mỹ là làm hình thành một nhân cách có sự phát triển
năng lực hiểu biết, đánh giá và sáng tạo cái đẹp. Vấn đề thứ hai, tác giả phân tích về


-8-

đặc trưng của lối sống văn hoá trong thanh niên – đó là lối sống đúng, sống tốt,
sống đẹp được thể hiện trong mức sống, lẽ sống, nếp sống của con người. Và vấn đề
thứ ba, tác giả đề cập là tác động của giáo dục thẩm mỹ góp phần hình thành lối
sống văn hố cho thanh niên.
- Dưới góc độ xã hội học, văn hoá học và tâm lý học: Trong nghiên cứu của
Lưu Khương Hoa bàn về “văn hóa lối sống trong thanh niên Việt Nam thời mở
cửa”, trong nghiên cứu này tác giả chủ yếu là phân tích tài liệu sẵn có cùng với việc
thu thập thơng tin định tính, so sánh nhận thức, thái độ của thanh niên trong thời kỳ
mở cửa, văn hóa lối sống của thanh niên có sự khác nhau giữa thanh niên nơng
nghiệp và cơng nghiệp, thanh niên trí thức và vơ thức, nêu bật lên những yếu tố ảnh
hưởng đến văn hóa lối sống của thanh niên như: ảnh hưởng của cơ chế thị trường và
mơi trường văn hóa. Đề tài nêu lên thực trạng văn hóa lối sống của thanh niên thời
mở cửa với những cách tiếp cận sau:
+ Về niềm tin lý tưởng và định hướng giá trị của thanh niên hiện nay.
+ Về trình độ học vấn và đời sống văn hóa tinh thần.
+ Văn hóa lối sống trong các mối quan hệ xã hội.
Đề tài làm sáng tỏ những thực trạng biến đổi văn hóa lối sống của thanh niên
hiện nay, tuy nhiên chưa làm rõ lối sống giữa nam và nữ có những điểm gì tương
đồng và khác biệt, đồng thời thực hiện với phạm vi rộng, thanh niên chung, chưa đi
sâu tiếp cận lối sống của thanh niên ở các vùng nông thôn với nét đặc trưng của nó
trong lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia đình.

Trong bài viết “Lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế” của Phó giáo sư. Tiến sĩ Phạm Hồng Tung. Điểm cốt lõi
trong cách tiếp cận của ông là việc chỉ ra cái ranh giới mong manh, tương đối giữa
lối sống và văn hóa. Theo ơng, lối sống chỉ là những chiều cạnh chủ quan
(subjective dimensions) của văn hóa được bộc lộ ra trong q trình hiện thực hóa
các giá trị văn hóa thơng qua hoạt động sống của con người. Như vậy, lối sống chỉ
là những giá trị văn hóa, những mơ hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể
của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện


-9-

thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị,
những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và
những biểu tượng ngoại nhập. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đã xuất bản
quyển sách “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi
mới và hội nhập quốc tế”, do Phó giáo sư. Tiến sĩ Phạm Hồng Tung chủ biên, tác
giả phân tích làm sáng tỏ những nội dung cơ bản, ưu điểm cũng như hạn chế của
đường lối, chính sách và pháp luật đối với thanh niên. Ngoài ra, tác phẩm còn đi sâu
nghiên cứu, chỉ ra diện mạo và đặc điểm chính của thế hệ thanh niên Việt Nam hiện
nay. Trên cơ sở đó, làm rõ thực trạng và những xu hướng biến đổi lối sống của thế
hệ trẻ Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, chỉ ra những
yếu tố tác động cơ bản, có tính chất định hướng đối với việc hình thành và quá trình
biến đổi lối sống của thanh niên.
Khi nói về “thanh niên và lối sống” bà Nguyễn Thị Oanh đã lột tả lên những
vấn đề bức xúc chung của xã hội tập trung xung quanh các bạn trẻ và lối sống, tác
phẩm này góp phần giúp các bạn trẻ tìm ra những hướng cụ thể tiến đến xây dựng
một lối sống lành mạnh, một sự phát triển mà họ không bị lãng quên trong xã hội.
Bàn về quan niệm, nhận thức của các thế hệ đối với hôn nhân, gia đình, phân

tích những điểm thống nhất và khác biệt mâu thuẫn, cũng như những nguyên nhân
và hệ quả trong cách họ giải quyết các vấn đề đặt ra ở gia đình và ngồi cộng đồng
trong nghiên cứu “Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia
đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay” của Giáo sư Lê Thi đã chỉ ra được
những yếu tố tích cực và tiêu cực; mâu thuẫn và xung đột giữa truyền thống và hiện
đại. Nghiên cứu đề cập đến hơn nhân và gia đình mà chưa đi sâu phân tích về xu
hướng lối sống của thanh niên hiện nay trong lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia
đình, đặc biệt là thanh niên nơng thơn.
Một nghiên cứu về “Lối sống thanh niên hiện nay” do PGS. PTS Lê Anh
Trà chủ nhiệm đã nêu lên thực trạng lối sống thanh niên ngày nay, đánh giá những
mặt tích cực và tiêu cực và nêu lên những nguyên nhân tác động đến lối sống thanh


- 10 -

niên. Nghiên cứu cho rằng lối sống thanh niên liên quan đến mọi quan hệ xã hội
như tư tưởng, chính trị, đạo đức, kinh tế, văn hố, luật pháp, khoa học. Đề cập đến
lối sống thanh niên trên bốn lĩnh vực hoạt động cơ bản: hoạt động chính trị - xã hội,
hoạt động lao động, hoạt động văn hố – tinh thần, trong tình u hơn nhân và gia
đình. Tuy nhiên đề tài chỉ thực hiện ở hai tỉnh Thuận Hải và Đồng Nai nên về tính
khách quan còn hạn chế, đặc biệt là đối với thanh niên nơng thơn miền Tây Nam Bộ
với nền văn hố có sự khác biệt tương đối.
Trong điều kiện giới hạn về thời gian và nguồn tài liệu tiếp cận, trên đây chỉ
là tổng quan một số ít nghiên cứu có liên quan đến vấn đề lối sống, lối sống thanh
niên cũng như những nghiên cứu về lối sống của thanh niên hiện nay trong lĩnh vực
tình u, hơn nhân và gia đình. Và mặc dù, mỗi nghiên cứu đều có những mục đích
và nội dung nghiên cứu khác nhau nhưng chung quy lại khi nói đến vấn đề lối sống
các tác giả đều có nhận định: Thứ nhất, vấn đề lối sống là một vấn đề hết sức quan
trọng trong mục tiêu xây dựng đất nước và với sự phát triển của đất nước hiện nay
thì việc tiếp cận nó để xây dựng văn hóa lối sống có những tích cực và tiêu cực, ảnh

hưởng đến đời sống của cộng đồng, gia đình và xã hội. Thứ hai, lối sống nó diễn ra
trong mọi đối tượng và nó bao gồm nhiều lĩnh vực liên quan. Thứ ba, khi đất nước
phát triển, từng bước đi lên, văn minh đô thị dần dần đi sâu vào người dân, làm biến
đổi lối sống của họ.
Tuy nhiên, từ những nguồn tài liệu tiếp cận được, có thể nhận thấy, hầu hết
các nghiên cứu về lối sống đều được thực hiện trên bình diện rộng, nghiêng về con
người chung và có các đề tài bàn về lối sống thanh niên nhưng chỉ là thanh niên
Việt Nam nói chung được tiếp cận với nhiều hoạt động khác nhau, còn với vấn đề
lối sống của thanh niên ở một vùng nơng thơn trong lĩnh vực tình u, hơn nhân và
gia đình thì số lượng nghiên cứu cịn khiêm tốn. Có thể thấy rằng nơng thơn là nơi
ổn định nhất về xã hội trong tất cả các lĩnh vực nhưng những năm gần đây hàng loạt
các thanh niên đi học ở các đô thị lớn, đi làm việc tại các công ty qui mô tại các tỉnh
thành khác nhau… đồng thời hàng loạt các cơng trình khu cơng nghiệp mọc lên ở
các vùng nông thôn tiềm năng sẽ thu hút nguồn lao động thanh niên dồi dào trở về


- 11 -

địa phương làm việc, chính những nguyên nhân đó đã tạo điều kiện cho thanh niên
tiếp cận với lối sống hiện đại, mà thanh niên là đối tượng tiếp thu nhanh, nhạy bén
nhất từ đó phần nào làm thay đổi lối sống của họ trong lĩnh vực tình u, hơn nhân
và gia đình, ảnh hưởng đến lối sống cộng đồng, gia đình và các cá nhân, gây nên
những mâu thuẫn và xung đột nhất định. Trước thực tế đó địi hỏi các nhà nghiên
cứu cần tập trung tìm hiểu về xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên trong lĩnh
vực tình u, hơn nhân và gia đình diễn ra như thế nào, cũng như tìm hiểu về nhận
thức, thái độ và hành vi ứng xử của thanh niên hiện nay trong lĩnh vực tình u, hơn
nhân và gia đình – một hoạt động cơ bản của lối sống để đưa ra định hướng hoạt
động và giải pháp tốt nhất cho thanh niên nông thôn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực, phát huy những mặt tích cực của thanh niên trong lĩnh vực này.
3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu lối sống của thanh niên xã Hưng Thạnh, huyện
Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp hiện nay trong lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia đình.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Mơ tả thực trạng và xu hướng lối sống trong lĩnh vực tình yêu, hơn nhân và
gia đình của thanh niên xã Hưng Thạnh hiện nay
- Phân tích những nguyên nhân tác động đến lối sống của thanh niên xã
Hưng Thạnh trong lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia đình.
- Đưa ra những đề xuất mang tính giải pháp giúp địa phương có phương
hướng xây dựng lối sống cho thanh niên phù hợp với tiến trình phát triển đất nước,
văn phong và văn hoá dân tộc.
4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên cần phải hoàn thành những nội dung nghiên cứu
như sau:
- Khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: thanh niên, lối
sống, lối sống thanh niên, tình u, hơn nhân và gia đình, nhận thức, thái độ, hành
vi.


- 12 -

- Khảo sát xu hướng lối sống của thanh niên xã Hưng thạnh hiện nay trong
lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia đình.
- Phân tích những yếu tố chủ quan cũng như khách quan tác động đến lối
sống của thanh niên hiện nay trong lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia đình.
- Đưa ra những đề xuất mang tính giải pháp giúp địa phương có phương
hướng giáo dục cho thanh niên nâng cao kiến thức, những giá trị tốt đẹp của lối
sống theo hướng tích cực, tăng cường sự hoà hợp giữa các thế hệ, cùng nhau xây
dựng gia đình hạnh phúc.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu: lối sống của thanh niên trong lĩnh vực tình u,
hơn nhân và gia đình.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Thanh niên xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
6. Phạm vi nghiên cứu
Lối sống là một phạm trù rất rộng, có tính đồng bộ và tổng hợp, biểu hiện đa
dạng trong mọi hoạt động của con người. Nó bao gồm các mối quan hệ kinh tế, xã
hội, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ khác của con người.
Trong điều kiện giới hạn, nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi tìm hiểu lối
sống của thanh niên tuổi từ 15 đến 29 tuổi tại xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười,
tỉnh Đồng Tháp hiện nay trong lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia đình.
7. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài là phương pháp
nghiên cứu định lượng. Thông qua việc thu thập, xử lý và phân tích các thơng tin
định lượng, cũng như các dữ liệu thống kê sẵn có, đề tài sẽ mô tả thực trạng lối sống
của thanh niên hiện nay trong lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia đình. Từ đó, có cái
nhìn khái qt về vấn đề nghiên cứu, xu hướng hiện tại và trong tương lai. Dung


- 13 -

lượng mẫu là 150, được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
(k=N/n).
+ Khung mẫu sẽ là danh sách thanh niên có độ tuổi từ 15 – 29 tuổi thuộc xã
Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp là 1.344 thanh niên (N=1.344).
Với bước nhảy là 9 tác giả chọn 150 đơn vị mẫu.
Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích
một cách thấu đáo lối sống của thanh niên trong lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia

đình dưới sự tiếp cận với lối sống hiện đại. Từ đó, đưa ra những đánh giá sát thực
về các yếu tố tích cực lẫn tiêu cực trong q trình tiếp cận lối sống của thanh niên
và đề xuất những định hướng giải pháp mang tính phù hợp.
7.2. Kỹ thuật nghiên cứu
7.2.1. Kỹ thuật thu thập thông tin
Để thu thập thông tin định lượng: tác giả sử dụng kỹ thuật khảo sát bằng
bảng hỏi với các câu hỏi được xây dựng sẵn.
Đề tài chọn địa bàn nghiên cứu là xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh
Đồng Tháp với bảng câu hỏi soạn sẵn, căn cứ số liệu thống kê về tình hình dân số
của xã, chọn dung lượng mẫu là 150 thanh niên, thoả mãn những điều kiện về giới
tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, tuổi kết hơn và tình trạng có người
u của thanh niên.
Tác giả chọn là thanh niên vì đối tượng này là lực lượng quan trọng của xã
hội và nhạy bén với việc tiếp thu lối sống văn minh hiện đại và chịu sự tác động
trực tiếp từ lối sống đó, quan trọng hơn hết là nhận thức, thái độ và hành vi về tình
u, hơn nhân và gia đình. Những sự tiếp thu của thanh niên sẽ ảnh hưởng tiếp tục
đến lối sống của cộng đồng hiện nay.
Để thu thập thông tin định tính tác giả đã sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu đối
với các đối tượng là: đại diện chính quyền địa phương. Với đề tài này, tác giả tiến
hành thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu từ cấp cộng đồng đến cá nhân.
+ Phỏng vấn sâu cấp cộng đồng


- 14 -

Đề tài chọn mẫu nghiên cứu cấp cộng đồng với số lượng mẫu được phỏng
vấn như sau:
- Phó chủ tịch xã: 01 cuộc, cán bộ Đoàn thanh niên xã: 01 cuộc.
Qua các phỏng vấn sâu cấp cộng đồng, tác giả nhằm tìm hiểu một cách tồn
cảnh về lối sống của thanh niên ở xã nghiên cứu trong lĩnh vực tình u, hơn nhân

và gia đình. Ngồi ra tác giả cũng có một cái nhìn tổng thể về tình hình phát triển
chung của tồn xã, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa hiện tại.
+ Phỏng vấn sâu cấp độ cá nhân:
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu nghiên cứu cấp độ cá nhân trong
nhóm danh sách được thu thập thông tin qua bảng hỏi. Tác giả chọn ra 4 thanh niên
(2 nam và 2 nữ) với trình độ học vấn, tuổi, khác nhau tham gia cuộc phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn sâu cá nhân dựa trên những câu hỏi đã được thiết kế sẵn dựa vào
mục tiêu nghiên cứu và bảng hỏi khảo sát trong nghiên cứu định lượng.
Ngồi các phương pháp nghiên cứu chính như đã nêu ở trên, tác giả còn sử
dụng phương pháp phân tích tư liệu sẵn có đối với những tài liệu là các cơng trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề lối sống của thanh niên, quan niệm của thanh niên
về tình u, hơn nhân và gia đình. Qua đó, tác giả có thêm thơng tin và cơ sở lý luận
cũng như dữ liệu phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.
7.2.2. Kỹ thuật xử lý và phân tích thơng tin
Đối với thông tin định lượng thu thập bằng kỹ thuật khảo sát thông qua bảng
hỏi, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5.
Đối với thông tin định tính, thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu và phỏng
vấn bằng bảng hỏi, các cuộc phỏng vấn sâu sẽ được ghi âm, gỡ băng và triển khai
thành các biên bản phỏng vấn.


- 15 -

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
8.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua cuộc nghiên cứu này tôi có thể vận dụng linh hoạt các kiến thức
Xã hội học đã được học hỏi và rèn luyện trong thời gian qua để áp dụng vào nghiên
cứu thực tế. Qua đó nâng cao kỹ năng trong nghiên cứu.
Đề tài cũng đã góp phần xây dựng và bổ sung thêm cơ sở lý luận cho những
tác giả quan tâm đến vấn đề lối sống của thanh niên nông thôn trong lĩnh vực tình

u, hơn nhân và gia đình
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài tìm hiểu lối sống của thanh niên xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười,
tỉnh Đồng Tháp với việc tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, những nhân tố tác động,
những mặt tích cực và tiêu cực của nhận thức, thái độ và hành vi của thanh niên
trong lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia đình khi xã hội đang ngày càng phát triển
theo hướng hội nhập. Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất mang tính giải pháp cho
các bộ phận có liên quan như: chính quyền địa phương, gia đình, cá nhân… đồng
thời cũng thấy được những tác động có lợi và hại của văn minh hiện đại lên sự hình
thành và phát triển một lối sống mới trong thanh niên nông thôn hiện nay để giúp
thanh niên nơng thơn có hướng tiếp cận tích cực, có lối sống lành mạnh, trong sạch,
vững mạnh, xây dựng địa phương phát triển với một lực lượng thanh niên hoạt động
sơi nổi và lối sống có văn hóa, từng bước nâng cao quan niệm và kiến thức về tình
u hơn nhân và gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc và kiến thiết đất nước.
Đồng nghĩa với việc chúng ta đặt lại vị trí và vai trị của văn hóa đối với sự phát
triển của xã hội, đồng nghĩa với việc xây dựng một nền văn minh hiện đại, với q
trình hội nhập là một địi hỏi phải xây dựng một lối sống mới tương ứng. Đề tài có
thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập và nghiên cứu các vấn đề như:
lối sống, thanh niên, giáo dục lối sống cho thanh niên…
9. Hạn chế của luận văn
Luận văn được thực hiện nhằm mang lại những ý nghĩa lý luận và ý nghĩa
thực tiễn như trên. Tuy nhiên đề tài có những hạn chế như sau:


- 16 -

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lối sống về vấn đề tình u, hơn nhân và
gia đình của thanh niên. Tuy nhiên đề tài chỉ thực hiện điển cứu tại xã Hưng Thạnh,
huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, đây là một xã đang trên đà phát triển và có sự
ảnh hưởng rất lớn từ văn minh đô thị, từ một khu công nghiệp qui mô đang xây

dựng ở xã lân cận, nhưng khi nghiên cứu trên địa bàn chỉ một xã thì kết quả nghiên
cứu hạn chế về tính khách quan. Nếu được nghiên cứu thêm một số địa bàn lân cận
thì có thể sẽ có kết quả so sánh thực trạng, mức độ tiếp cận và mức độ thay đổi lối
sống của thanh niên ở các địa phương khác nhau, mang tính khách quan và có ý
nghĩa hơn. Bên cạnh đó đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu lối sống của thanh
niên trong lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia đình, đây là một vấn đề nhạy cảm nên
việc khai thác thông tin sẽ gặp khơng ít khó khăn và nhiều khi mức độ xác thực của
thông tin không cao nếu không có sự khéo léo trong cách đặt vấn đề.


- 17 -

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Cách tiếp cận:
1.1. Cách tiếp cận lối sống:
Có rất nhiều định nghĩa về lối sống của các nhà khoa học khác nhau như:
Theo Bestushev-Lađa thì “Nếu lối sống được coi như phương thức hoạt động sống
của con người thì hợp lý hơn cả là phải chọn các lĩnh vực hoạt động sống quan
trọng nhất là nền tảng cho cơ cấu của lối sống. Những lĩnh vực đó là lao động, sinh
hoạt, hoạt động chính trị - xã hội và văn hố xã hội. Do đó đã hình thành được một
nền tảng lý luận mang tính nguyên tắc để xây dựng một cơ cấu lối sống. Các yếu tố
cơ bản và các yếu tố nhỏ hơn được chia nhỏ tiếp tuỳ theo mục đích và các nhiệm vụ
của mỗi cuộc nghiên cứu, sự phân nhỏ này không phải có thể thực hiện một cách
tuỳ tiện mà theo logíc cơ cấu nội tại của mỗi lĩnh vực hoạt động sống, xuất phát từ
cơ cấu các nhu cầu làm cơ sở cho hoạt động đó”
Hoạt động sống của con người luôn chịu sự tác động của những điều kiện
chủ quan và khách quan. Điều kiện chủ quan có thể là các điều kiện về tâm lý xã
hội, tình trạng chung của ý thức con người, thái độ đối với môi trường xung
quanh… Điều kiện khách quan có thể là điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện văn hóa
– chính trị xã hội, các điều kiện về môi trường tự nhiên… Nói cách khác, hoạt động

sống của con người khơng thể tách rời hai yếu tố trên, trái lại chúng luôn tác động,
chi phối và ảnh hưởng đến các hoạt động sống của con người bằng cách này hay
cách khác.
Lối sống biểu hiện tố chất văn hoá của một con người. Thơng qua lối sống
người ta có thể đốn định được khá chính xác người ấy thuộc về nền văn hoá nào,
về dân tộc và quốc gia nào, cụ thể hơn về giai tầng xã hội và nhóm xã hội nào trong
dân tộc và quốc gia đó. Cũng qua lối sống của một người, người ta có thể xét đốn
được tính cách, khí chất, trình độ tri thức, bề dày giáo dục, chiều sâu tu dưỡng và
kinh nghiệm sống của người đó. Lối sống phản ánh hoạt động của chủ thể bao gồm:
nhận thức, tình cảm, thái độ, động cơ trong mọi hoạt động của con người. Mặt khác


- 18 -

cũng có thể thấy rằng, cùng với sự phát triển của lịch sử loài người, lối sống vừa có
tính kế thừa truyền thống, vừa có tính di động biến đổi để thích ứng với mọi hồn
cảnh và sự vận động xã hội trên hướng phát triển chung của nhân loại.
Tác giả Phạm Hồng Tung đã đề xuất một định nghĩa như sau về lối sống:
“Lối sống của con người là các chiều cạnh chủ quan của văn hoá, là q trình hiện
thực hố các giá trị văn hố thông qua hoạt động sống của con người. Lối sống bao
gồm tất cả những hoạt động sống và phương thức tiến hành các hoạt động sống
được một bộ phận lớn hoặc tồn thể nhóm hay cộng đồng người chấp nhận và thực
hành trong một khoảng thời gian tương đối ổn định, đặt trong mối tương tác biện
chứng của các điều kiện sống hiện hữu và trong các mối liên hệ lịch sử của chúng”
[10, tr 89-90].
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng rõ ràng nói đến lối sống người ta
nghĩ ngay đến nhận thức, tình cảm, thái độ ứng xử của một cộng đồng người mà
qua đó nó có thể phân biệt được với một cộng đồng người khác. Bởi suy cho cùng,
lối sống là một tổng thể những hình thái hoạt động của con người, phản ánh những
đặc điểm về sinh hoạt vật chất, tinh thần và xã hội của cộng đồng tạo nên lối sống

đó. Lối sống như là phương thức đưa cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội bằng
các hoạt động của mình, là khả năng lựa chọn các hình thức cụ thể trong hoạt động
sống của mình. Sự lựa chọn đó được hình thành trên cơ sở con người biết đánh giá
các hoạt động sống của mình phù hợp với điều kiện chủ quan và khách quan cụ thể
mà con người đang sống. Như vậy, nghiên cứu lối sống phải thực hiện một cách kết
hợp giữa tư duy và hành động, nghĩa là phải làm rõ khái niệm nội dung hoạt động
sống và quan niệm sống, khi nghiên cứu về lối sống của thanh niên hiện nay trong
lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia đình cần tìm hiểu những yếu tố chủ quan và
những yếu tố khách quan tác động đến một cách cụ thể. Đồng thời tìm hiểu về nhận
thức, thái độ và hành vi của thanh niên hiện nay trong lĩnh vực tình u, hơn nhân
và gia đình.


- 19 -

1.2. Cách tiếp cận văn hóa:
Văn hóa là tổng hòa những hành vi học hỏi được những giá trị, niềm tin, ngôn
ngữ, luật pháp và những kỹ thuật của các thành viên trong một xã hội nhất định nào
đó.
Tiếp cận văn hóa trong phân tích về lối sống của thanh niên trong lĩnh vực tình
u, hơn nhân và gia đình hiện nay. Văn hóa của nơng thơn có những nét đặc trưng
riêng biệt, điều đó nó tạo ra những nhận thức và hoạt động khác nhau trong cuộc
sống hàng ngày, tạo ra nét đặc trưng riêng biệt của từng vùng miền. Và ở nghiên
cứu này cũng không ngoại lệ, một nền văn hóa nơng nghiệp nơng thơn cịn đậm nét
trong từng con người, trong từng hoạt động sống của họ đặc biệt là bộ phận thanh
niên. Như vậy, yếu tố văn hóa có những tác động như thế nào đến nhận thức, thái
độ và hành vi của thanh niên trong lĩnh vực tình u, hơn nhân và gia đình.

2. Lý thuyết áp dụng cho luận văn
2.1. Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý

Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người ln
hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực
một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Và điều này cũng dễ hiểu khi đặt vào bối cảnh thực tế với các thanh niên xã
Hưng Thạnh. Khi đơ thị hóa diễn ra với những tác động tích cực và tiêu cực, lựa
chọn cho mình một lối sống phù hợp, các thanh niên đã lựa chọn, thay đổi lối sống
của mình bằng những nhận thức, thái độ và hành vi khác. Thanh niên cũng có
những lựa chọn khác nhau để hình thành lối sống mới cho riêng mình. Chính những
điều này đã quyết định lối sống cá nhân của mỗi người.
Khi cá nhân nhận được một loạt kích thích từ bên ngồi thì khơng phải cá
nhân ngay lập tức sẽ phản ứng lại tất cả mà sẽ tiến hành lựa chọn những kích thích
nào cảm thấy phù hợp với bản thân, cịn những kích thích nào tỏ ra khơng phù hợp,
khơng mang lại lợi ích gì thì sẽ bị khước từ hoặc loại bỏ.


×