Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Bạo hành trẻ em trong gia đình ở thành phố hồ chí minh hiện nay (trường hợp quận thủ đức và quận 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________________________________

LÊ THỊ MINH THƢ

BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(Trường hợp Quận Thủ Đức và Quận 1)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________________________________

LÊ THỊ MINH THƢ

BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
(Trường hợp Quận Thủ Đức và Quận 1)

CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60.31.30

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. PHẠM ĐỨC TRỌNG


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng sau đại học, Khoa Xã hội học,
Q thầy cơ trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện và tận
tình giảng dạy tơi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Phạm Đức Trọng, thầy đã
hƣớng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và viết luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ủy ban Nhân dân Quận 1, Phƣờng Cô
Giang, Ủy ban Nhân dân Quận Thủ Đức, Phƣờng Hiệp Bình Phƣớc đã hỗ trợ, cung
cấp số liệu và thông tin cần thiết để tơi hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn những ngƣời thân và bạn bè cùng gia đình đã giúp đỡ
tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Tp. HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2013
Tác giả
Lê Thị Minh Thƣ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi. Dữ liệu nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn chƣa từng đƣợc cơng bố trong
bấy kỳ một cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Tp. HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2013
Tác giả

Lê Thị Minh Thƣ



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh



Gia đình

BHTE

Bạo hành trẻ em

CSAGA

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa
học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành
niên

Viện NCPTXH

Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội

Viện KHDSGDTE

Viện Khoa học Dân số Giáo dục Trẻ em

n


Trƣờng hợp

%

Phần trăm

Nxb

Nhà xuất bản


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 4
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 4
2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 4
3. Đối tƣợng – Khách thể - Phạm vi nghiên cứu ........................................................ 5
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................ 5
3.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................ 5
3.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 5
4. Phƣơng pháp và kỹ thuật nghiên cứu ..................................................................... 5
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5
4.2. Kỹ thuật nghiên cứu ............................................................................................. 6
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ........................................................................ 7
5.1. Ý nghĩa lý luận .................................................................................................... 7
5.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................. 7
6. Hạn chế của luận văn ................................................................................................ 7
PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................... 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................... 8
1.2. Các khái niệm liên quan đến đề tài ..................................................................... 15
1.2.1. Khái niệm trẻ em............................................................................................. 15
1.2.2. Khái niệm bạo hành trẻ em ............................................................................. 16
1.2.3. Khái niệm gia đình .......................................................................................... 17
1.3. Các Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu ........................................................... 17
1.3.1. Lý thuyết chức năng cấu trúc .......................................................................... 17
1.3.2. Lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng ....................................................................... 18
1.3.3. Lý thuyết xung đột .......................................................................................... 19
1.3.4. Lý thuyết xã hội hoá ...................................................................................... 20


1.4. Khung phân tích ................................................................................................... 22
1.5. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 22
CHƢƠNG 2. BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY ................................................................................................ 23
2.1. Sơ lƣợc vài nét về kinh tế - xã hội của Thành Phố Hồ Chí Minh và địa bàn
nghiên cứu. ................................................................................................................... 23
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 23
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Quận Thủ Đức và Phƣờng Hiệp Bình Phƣớc 24
2.1.2.1. Quận Thủ Đức ......................................................................................... 24
2.1.2.2. Phường Hiệp Bình Phước ....................................................................... 25
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội của Quận 1 và Phƣờng Cô Giang ........................ 27
2.1.3.1. Quận 1 ..................................................................................................... 27
2.1.3.2. Phường Cô Giang.................................................................................... 28
2.1.4. Đặc điểm về mẫu nghiên cứu ....................................................................... 29
2.2. Thực trạng bạo hành trẻ em trong gia đình ..................................................... 33
2.2.1. Thực trạng bạo hành trẻ em trong gia đình ở Việt Nam .................................. 33
2.2.2. Thực trạng bạo hành trẻ em trong gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện

nay. ................................................................................................................................ 39
2.2.2.1. Bạo hành về tinh thần và thân thể ........................................................... 40
2.2.2.2. Nguyên nhân bạo hành tinh thần và thân thể ......................................... 48
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến bạo hành trẻ em trong gia đình ở Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay ....................................................................................................... 55
2.3.1. Yếu tố văn hoá ảnh hƣởng đến BHTE trong gia đình......................................... 55
2.3.1.1. Ảnh hưởng của quan niệm văn hoá truyền thống “thương cho roi cho
vọt” ....................................................................................................................... 55
2.3.1.2. Ảnh hưởng của phương pháp giáo dục con cái ...................................... 59
2.3.2. Các yếu tố bên trong gia đình ảnh hƣởng đến BHTE ........................................ 63
2.3.2.1. Yếu tố Kinh tế ảnh hưởng đến BHTE ..................................................... 63
2.3.2.2. Yếu tố mâu thuẫn giữa cha mẹ ảnh hưởng đến BHTE ............................ 65


2.3.3. Yếu tố Pháp lý ảnh hƣởng đến bạo hành trẻ em trong gia đình .......................... 68
2.3.3.1. Hiểu biết của cha mẹ về bạo hành trẻ em và luật, chính sách liên
quan đến BHTE ................................................................................................ 68
2.3.3.2. Công tác tuyên truyền về phịng, chống bạo hành trẻ em trong gia
đình tại địa phương .......................................................................................... 75
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 79
KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 83
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................... 86
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................... 94
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................. 115


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 29
Bảng 2.2: Giới tính ................................................................................................... 29

Bảng 2.3: Trình độ học vấn ...................................................................................... 30
Bảng 2.4: Nghề nghiệp ............................................................................................. 31
Bảng 2.5: Tổng thu nhập bình quân của gia đình/tháng .......................................... 32
Bảng 2.6: Đánh giá mức sống của gia đình với tổng thu nhập ............................... 33
Bảng 2.7: Mức độ bạo hành khi con cái mắc lỗi trong gia đình ............................ 41
Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa độ tuổi của con cái với hình thức doạ nạt của cha mẹ 44
Bảng 2.9: Mối quan hệ giữa độ tuổi của con cái với hình thức cấm đoán của cha mẹ ....... 44

Bảng 2.10: Mối quan hệ giữa giới tính và hình thức la mắng khi con cái mắc lỗi .. 47
Bảng 2.11: Mối quan hệ giữa giới tính và hình thức cấm đốn khi con mắc lỗi .... 48
Bảng 2.12: Mức độ mắc lỗi của con cái ................................................................... 49
Bảng 2.13: Mong muốn của cha mẹ đối với con cái ................................................ 50
Bảng 2.14: Mối quan hệ độ tuổi với lỗi lƣời học ..................................................... 51
Bảng 2.15: Quan niệm truyền thống dạy con còn phù hợp ...................................... 56
Bảng 2.16: Nguyên nhân bạo hành con cái .............................................................. 62
Bảng 2.17: Những hành vi đƣợc xem là bạo hành trẻ em ........................................ 71
Bảng 2.18: Nghe biết đến văn bản pháp luật ........................................................... 72
Biểu đồ 2.19: Mối quan hệ giữa cha mẹ nghe biết đến luật bảo vệ và chăm sóc trẻ
em với hình thức doạ nạt khi con mắc lỗi ................................................................ 73
Bảng 2.20: Cơng tác tun truyền luật và chính sách của địa phƣơng .................... 76


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Độ tuổi ............................................................................................. 30
Biểu đồ 2.2: Độ tuổi của con cái .......................................................................... 31
Biểu đồ 2.3: Mức sống của gia đình .................................................................... 32
Biểu đồ 2.4: Mối quan hệ giữa độ tuổi của con cái với hình thức la mắng của cha
mẹ ......................................................................................................................... 43
Biểu đồ 2.5: Độ tuổi mắc lỗi của con cái ............................................................. 45
Biểu đồ 2.6: Mối quan hệ giữa giới tính và hình thức doạ nạt khi con mắc lỗi ... 47

Biểu đồ 2.7: Mối quan hệ độ tuổi và lỗi không vâng lời ..................................... 51
Biểu đồ: 2.8: Kết quả của việc sử dụng các biện pháp giáo dục .......................... 54
Biểu đồ 2.9: Mức độ hài lòng của cha mẹ về phƣơng pháp giáo dục con cái .... 54
Biểu đồ: 2.10. Nhận thức của cha mẹ về bạo hành con cái trong gia đình .......... 57
Biểu đồ 2.11. Hình thức dạy dỗ con cái trong gia đình ....................................... 60
Biểu đồ 2.12: Nguồn nghe và biết đến các văn bản pháp luật ........................... 70
Biểu đồ 2.13: Mối quan hệ giữa cha mẹ nghe biết đến luật bảo vệ và chăm sóc trẻ
em với hình thức la mắng khi con mắc lỗi ........................................................... 73
Biểu đồ 2.14: Mối quan hệ giữa cha mẹ nghe biết đến luật bảo vệ và chăm sóc trẻ
em với hình thức cấm đoán khi con mắc lỗi ........................................................ 74
Biểu đồ 2.15: Nguồn tiếp cận các văn bản pháp luật ........................................... 77


PHẦN MỞ ĐẦU


1
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là tƣơng lai, là niềm hy vọng của đất nƣớc, là thế hệ kế thừa và xây
dựng đất nƣớc giàu mạnh, là niềm tự hào của cha mẹ. Gia đình là một tổ ấm để bảo
vệ và ni dƣỡng trẻ phát triển hồn thiện về thể chất cũng nhƣ tinh thần. Nhƣng
trong những năm gần đây, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam xảy ra rất nhiều
trƣờng hợp bạo hành đối với trẻ em.
Trên thế giới đã có nhiều con số ghi nhận về bạo hành trẻ em, theo số liệu của
Tổ Chức Y tế Thế Giới, năm 2002 có khoảng 875.000 trẻ em và thanh thiếu niên dƣới
18 tuổi bị tử vong do thƣơng tích và bạo hành. Cứ một đứa trẻ bị tử vong thì sẽ có hàng
ngàn trẻ khác là nạn nhân của thƣơng tích và bạo hành với các tổn thƣơng về thể xác và
tinh thần[1]. Điều tra tiến hành vào năm 2001 của UNICEF về trẻ em khu vực Đơng
Nam Á và Thái Bình Dƣơng, có khoảng ¼ thanh thiếu niên đƣợc hỏi nói rằng các em
bị cha mẹ đánh mỗi khi mắc lỗi. Tại Mỹ, năm 2003 có khoảng 906.000 trẻ em là nạn

nhân của bạo hành[2]. Một nghiên cứu thực hiện trên nhiều quốc gia cho thấy có 8098% trẻ em phải chịu các hình phạt thể xác tại nhà, trong đó 1/3 hình phạt thể xác là
nghiêm trọng. Các yếu tố nhƣ rƣợu bia, bạo hành gia đình có sự liên quan mạnh mẽ
bạo hành trẻ em. Ở Mỹ 35% trƣờng hợp cha mẹ có hành vi bạo hành trẻ có sử dụng
rƣợu/bia, ở Đức tỉ lệ này là 32%[3]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Liên hợp quốc năm
2005 cho thấy đa số các trƣờng hợp bạo hành trẻ em thƣờng đƣợc giấu kín bởi nhiều lý
do nhƣ trẻ sợ hãi khơng dám nói ra vì sợ bị trừng phạt, một điểm quan trọng đó là cả trẻ
em và ngƣời bạo hành trẻ đều cho rằng bạo hành trẻ là điều bình thƣờng không thể
tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày[4].
Ở Việt Nam tình trạng bạo hành trẻ em trong những năm gần đây diễn biến
phức tạp và có xu hƣớng gia tăng. Tại hội nghị quốc gia về phòng chống xâm hại
1

World Health Organization. Childmaltreatment and alcohol.
www.who.int/violence_injury_prevention/violence/world_report/factsheets/fs_child.pdf
2
Minister of public Works and Government Services Canada (2003). Health effects of Family
violence.
3
United Nations (2006). Report of the independent expert for the United Nations study on violence
against children www.violencestudy.org/IMG/pdf/english-2-2.pdf
4
UNICEF (2008). Child protection from violence, exploitation and abuse-violence.
www.unicef.org/protection/index_violence.htlm, 20/03/2008


2
trẻ em do Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên
hiệp quốc (UNICEF) và Tổ chức Plan tổ chức ngày 22/8/2008, theo báo cáo của
Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (BVCSTE) thuộc Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã
hội: từ năm 2005 – 2007, số vụ xâm hại, bạo lực đối với trẻ em trong gia đình tăng

gấp ba lần so với trƣớc đó; 58,3% trẻ đƣợc khảo sát một cách ngẫu nhiên tại một số
tỉnh, thành cho biết các em thƣờng xuyên bị ngƣời lớn quát mắng, sỉ nhục, tát vào
tai, phát vào mông,… khi các em mắc lỗi. Hội nghị cũng phân tích rõ: “Với quan
niệm “thƣơng cho roi, cho vọt” và tƣ tƣởng phong kiến cho rằng con cái thuộc sở
hữu của riêng mình là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi cha mẹ
bạo hành con cái,… và việc sử dụng các hình phạt, biện pháp giáo dục nghiêm khắc
mang tính bạo lực, cả về thể xác lẫn tinh thần trong các gia đình hiện nay là khá phổ
biến… Nhiều cha mẹ đánh đập con cái mà không biết hành vi của họ là hành vi xâm
hại sức khỏe tâm thần trẻ em”[5]. Ngoài ra, số liệu trẻ bị bạo hành đƣợc ghi nhận
thƣờng thấp hơn thực tế là do vẫn chƣa có một cơ quan đáng tin cậy để trẻ có thể báo
cáo vụ việc.
Chuyện bạo hành trẻ em hiện nay diễn ra không chỉ ở những vùng sâu, vùng
xa - những nơi điều kiện kinh tế và dân trí cịn thấp mà ngay cả những khu vực
thành phố lớn, các đô thị đƣợc xem là văn minh vẫn tồn tại những thực trạng đau
lịng. Bạo hành trẻ em khơng chỉ xảy ra ở ngoài xã hội, ở trƣờng học mà đặc biệt
diễn ra ngay trong gia đình. Nhiều vụ bạo hành dã man, tàn bạo lại do chính bố mẹ,
ngƣời thân ruột thịt trong gia đình các em gây ra. Nhẹ thì chửi mắng, dùng lời lẽ để
đay nghiến, xúc phạm các em. Nặng nề hơn là dùng vũ lực đòn roi, thậm chí là các
biện pháp dã man, tra tấn tựa thời trung cổ với các vật dụng nguy hiểm nhƣ: Nƣớc
sơi, roi sắt, xích cùm...Những vụ bạo hành gia đình với trẻ em đã và đang diễn ra rất
nghiêm trọng và phổ biến, gây hậu quả xấu về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần và sự
phát triển trí tuệ của trẻ khiến dƣ luận xã hội đặc biệt quan tâm và bức xúc. Báo chí
Việt Nam coi năm 2010 là năm mà nạn bạo hành trẻ em diễn ra nhiều với mức độ
kinh khủng nhất và đƣợc xếp vào một trong 10 sự kiện, vấn đề nóng nhất của năm.

5

Báo Phụ nữ TP.HCM chủ nhật, số 45, ngày 23/11/2008



3
Việt Nam là nƣớc Châu Á đầu tiên và nƣớc thứ hai trên thế giới phê chuẩn
Công ƣớc quốc tế Quyền trẻ em (vào ngày 20/2/1990). Ngoài ra, nƣớc ta có Luật
Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phịng chống bạo lực gia đình… đều
quan tâm thích đáng đến quyền lợi trẻ em. Bên cạnh đó, nƣớc ta cũng đã xây dựng
và thực hiện chƣơng trình hành động quốc gia vì trẻ em ở các cấp…Có thể nói, Việt
Nam thừa nhận trẻ em đƣợc hƣởng mọi quyền cơ bản của con ngƣời thông qua hiến
pháp, luật pháp, chính sách và Việt Nam cũng khơng thiếu cơng cụ để bảo vệ trẻ em
đƣợc phát triển toàn diện. Nhƣ vậy, chúng ta khơng thiếu Luật, khơng thiếu chính
sách nhƣng tại sao tình trạng bạo hành trẻ em vẫn tồn tại? Theo báo cáo của Bộ LĐ
TB&XH về việc thực hiện chính sách pháp luật về phịng, chống bạo lực, xâm hại
trẻ em ở nƣớc ta cho thấy, số lƣợng vụ xâm hại trẻ em bị cơ quan chức năng phát
hiện hàng năm càng ngày càng tăng với những con số giật mình. Năm 2009 là 3.000
vụ đến năm 2011 đã tăng lên hơn 7.000 vụ. Đây là theo con số thống kê các vụ việc
bị phát hiện, đƣợc đƣa ra ánh sáng, bị xử lý, còn con số thực sự có thể lớn hơn rất
nhiều[6].
Qua những số liệu ở trên cho thấy, bạo hành trẻ em đang trở thành hiện tƣợng
khơng bình thƣờng. GS-TSKH Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo
dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói: “Đó là một hiện tượng xã
hội khơng bình thường, rất đáng báo động, nhất là khi nạn nhân lại chính là con,
em của những người gây ra bạo hành. Ngoài việc phản ánh sự xuống cấp của nền
tảng đạo đức gia đình, các trường hợp trên đã vi phạm nghiêm trọng Luật Chăm
sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Bên cạnh việc
xử lý nghiêm các vụ việc, các cơ quan hữu quan phải đánh động toàn xã hội quan
tâm đến vấn đề này” [7].
Bạo hành trẻ em tại gia đình là hình thức khá phổ biến trong mọi xã hội nhƣng
lại ít nhận thấy nhất khiến cho các nhà quản lý cho rằng bạo hành trẻ em khơng phải là

Trích lại của TS. Nguyễn Hải Hữu Cục trƣởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Thực trạng trẻ em
ở nƣớc ta hiện nay - giải pháp. 13/10/2010

7
GS.TSKH Đào Trọng Thi – chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng của qu hội, Hạn chế bạo hành trẻ em: cần huy động toàn xã hội vào cuộc,
, 07/11/2008
6


4
vấn đề nghiêm trọng trong xã hội. Vì vậy, việc tìm hiểu về vấn đề bạo hành trẻ em
trong gia đình là việc làm cần thiết và cấp bách. Một mặt, qua nghiên cứu, chúng ta
có thể hiểu rõ hơn nhận thức của cha mẹ là những ngƣời trực tiếp ni dạy trẻ về
vấn đề này. Mặt khác, có thể tìm ra đƣợc những giải pháp mang tính khuyến nghị
nhằm kiểm soát, ngăn chặn và hạn chế tối đa nạn bạo hành trẻ em. Qua đó nhằm
nâng cao ý thức của gia đình, thiết chế xã hội và cộng đồng trong vấn đề chăm sóc,
bảo vệ trẻ em. Chính những lí do trên cũng nhƣ do sự thiết yếu của vấn đề đã thôi
thúc tác giả thực hiện đề tài“Bạo hành trẻ em trong gia đình ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu một mặt nhằm mô tả về thực trạng, tính chất và nguyên nhân bạo
hành trẻ em trong gia đình, mặt khác tìm hiểu thái độ và nhận thức của cha mẹ đối
với hiện tƣợng bạo hành trẻ em. Đồng thời, nghiên cứu cũng phân tích tác động của
luật, chính sách bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Để từ đó, đƣa ra các khuyến nghị với
các cơ quan quản lý nhằm giúp các cơ quan quản lý đƣa ra những chính sách và
biện pháp thích hợp để ngăn chặn và kiểm soát nạn bạo hành trẻ em trong gia đình.
Thơng qua đó, nâng cao ý thức của gia đình, cộng đồng và các thiết chế xã hội về
việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nhƣ trên, tác giả đƣa ra các mục tiêu cụ thể cụ thể
nhƣ sau:

Thứ nhất, tập trung mô tả về thực trạng bạo hành trẻ em trong gia đình.
Thứ hai, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tình trạng bạo hành trẻ em trong gia
đình.
Thứ ba, tìm hiểu nhận thức của cha mẹ đối với hiện tƣợng bạo hành trẻ em trong
gia đình, nhằm tìm hiểu xem suy nghĩ và phản ứng của họ về vấn đề bạo hành trẻ
em.


5
Mục tiêu cuối cùng, tìm hiểu cơng tác tun truyền tại địa phƣơng về các luật liên
quan đến việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Từ đó, đề xuất các giải pháp và khuyến
nghị nhằm kiểm soát, ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em trong gia đình.
3. Đối tƣợng - Khách thể - Phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là bạo hành trẻ em trong gia đình ở Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là những Cha Mẹ có con trong độ tuổi từ 1 –
16 đang sinh sống trên địa bàn phƣờng Hiệp Bình Phƣớc, Quận Thủ Đức và phƣờng
Cơ Giang, Quận 1.
Bên cạnh đó, nhằm tìm hiểu thái độ và suy nghĩ của cha mẹ là những ngƣời
trực tiếp nuôi dạy con cái về vấn đề bạo hành trẻ em, tác giả luận văn phỏng vấn sâu
một số cha mẹ có con trong độ tuổi từ 1 – 16 tuổi. Ngồi ra, để tìm hiểu rõ hơn
thơng tin về nạn bạo hành trẻ em trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu chúng tôi
cũng tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ địa phƣơng về vấn đề này.
3.3. Phạm vi nhiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại phƣờng Hiệp Bình Phƣớc, Quận Thủ Đức và
phƣờng Cơ Giang, Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và phƣơng pháp xử lý dữ liệu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp định lượng: Để thực hiện đƣợc mục tiêu và nội dung nghiên cứu
của đề tài, chúng tôi thiết kế bảng câu hỏi tự ghi làm công cụ thu thập thơng tin
chính, đƣợc thiết kế dƣới dạng phiếu trƣng cầu ý kiến về bạo hành trẻ em ở TP.
HCM hiện nay. Bảng hỏi có tất cả 31 câu bao gồm thơng tin về cá nhân, gia đình,
thực trạng, ngun nhân dẫn đến bạo hành trẻ em và nhận thức, hiểu biết của cha
mẹ về pháp luật, chính sách liên quan đến vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Phương pháp định tính: phỏng vấn sâu nhằm bổ sung và hồn thiện thơng tin
định lƣợng cũng nhƣ tìm hiểu sâu hơn về quan niệm, nhận thức của cha mẹ về vấn
đề mang tính riêng tƣ và nhạy cảm này. Tác giả phỏng vấn sâu 6 ngƣời đƣợc phân


6
chia nhƣ sau: Phỏng vấn 02 cán bộ của 2 Phƣờng Hiệp Bình Phƣớc, Quận Thủ Đức
và Phƣờng Cơ Giang, Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Phỏng vấn 6 cha mẹ (3
cha, 3 mẹ) có con trong độ tuổi từ 1 – 16 tuổi để biết rõ hơn thái độ và suy nghĩ của
họ về tình trạng bạo hành trẻ em trong gia đình.
Ngồi những kỹ thuật thu thập dữ kiện đã nêu trên, tác giả còn sử dụng
phƣơng pháp phân tích tƣ liệu sẵn có bao gồm: Cơng ƣớc quốc tế, luật bảo vệ và
chăm sóc trẻ em, luật phịng chống bạo lực gia đình, các cơng trình, đề tài nghiên
cứu, các bài tham luận về bạo hành trẻ em, bạo hành trẻ em trong gia đình, sách,
báo, tạp chí, báo điện tử...liên quan đến đề tài đƣợc tổng hợp theo từng mục tiêu cụ
thể, để dễ dàng kế thừa những tài liệu có sẵn, đảm bảo tính khách quan cho đề tài
nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu: Đề tài sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu chỉ tiêu, cụ
thể nhƣ sau:
Khảo sát 197 bảng hỏi cấu trúc với các đối tƣợng đáp ứng theo các chỉ tiêu đề
ra nhƣ:
 Phân chia theo địa bàn nghiên cứu: Quận 1: 97 cha mẹ; quận Thủ Đức:
100 cha mẹ.
 Phân chia theo giới tính: 109 nữ, 88 nam

 Phân chia theo độ tuổi: từ 20 – 30 tuổi: 51 ngƣời; từ 31 – 40 tuổi: 80
ngƣời; từ 41 – 50 tuổi: 46 ngƣời; trên 50 tuổi: 16 ngƣời
 Phân chia theo nghề nghiệp: kinh doanh buôn bán: 50 ngƣời; công nhân
viên chức: 37 ngƣời; lao động tri thức: 26 ngƣời; công nhân: 34 ngƣời;
lao động phổ thơng: 40 ngƣời
 Trình độ học vấn: cấp 3 trở xuống: 78 ngƣời; Trung cấp – Cao đẳng: 34
ngƣời; Đại học và sau đại học: 75 ngƣời.
 197 gia đình có con trong độ tuổi từ 1 – 16.
4.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
Thông tin định lượng: Số liệu khảo sát đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5
Thơng tin định tính: Các cuộc phỏng vấn sâu đƣợc ghi âm, gỡ băng và triển khai
thành các biên bản phỏng vấn.


7
Dữ liệu thứ cấp: Các thông tin đƣợc phân ra theo chủ đề và đƣợc trích dẫn cùng với
số liệu điều tra dùng để đối chiếu, so sánh hoặc phân tích thêm cho vấn đề có liên
quan.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
5.1. Ý nghĩa lý luận
Với những kết quả nghiên cứu đƣợc, đề tài lý giải các nguyên nhân gây ra tình
trạng bạo hành trẻ em trong gia đình ở TP. HCM và những hạn chế của luật, chính
sách gây nên tình trạng này. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho
các nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hiện nay bạo hành trẻ em đang là vấn đề vô cùng cấp bách, nan giải. Nghiên
cứu về vấn đề này có ý nghĩa hết sức to lớn và kịp thời, nhằm tìm ra các nguyên
nhân gây nên tình trạng bạo hành trẻ em, từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu, để
khuyến nghị với các cơ quan chức năng nhằm kiểm sốt và ngăn chặn tình trạng
bạo hành trẻ em trong gia đình. Thơng qua đó nâng cao ý thức của ngƣời dân về

việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
6. Hạn chế của luận văn
Đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu ở hai phƣờng của 2 quận đó là Quận 1 và
quận Thủ Đức trên địa bàn Tp.HCM. Vì vậy, kết quả nghiên cứu chƣa mang tính
đại diện cao cho tồn bộ Tp.HCM. Vấn đề nghiên cứu là một vấn đề nhạy cảm và
các giáo dục con cái trong gia đình đƣợc xem là chuyện riêng tƣ nên chúng tơi gặp
nhiều khó khăn trong q trình thu thập thơng tin.


8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu và tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau nghiên cứu về
bạo hành trẻ em, luận văn đã tổng quan đƣợc một số cơng trình nghiên cứu và bài
viết có liên quan đến chủ đề bạo hành trẻ em nhƣ sau:
Nghiên cứu về nguyên nhân bạo hành trẻ em: Có nhiều cách giải thích khác
nhau cho hành vi bạo hành thân thể và tinh thần trẻ em của ngƣời lớn nói chung và
của cha mẹ, thầy cơ giáo nói riêng.
Viện nghiên cứu phát triển xã hội (2005) đã phân tích rất kỹ mục đích của
hành vi đánh con của cha mẹ nhƣ sau: đánh đòn để uốn nắn những hành vi/ứng xử
của đứa trẻ theo đúng khuôn mẫu mà ngƣời lớn cho là đúng đắn; đánh đòn để trừng
phạt cho những lỗi của những đứa trẻ mà các bậc cha mẹ cho là hƣ hỏng và cần phải
có sự trừng phạt; đánh để “bảo vệ” đứa trẻ. Vì lo cho con, các bậc cha mẹ thƣờng
ngăn cấm hoặc nhắc nhở chúng tránh xa những chỗ có khả năng gây nguy hiểm cho
tính mạng hoặc sức khoẻ của đứa trẻ. Họ đã đánh con khi biết chúng đã vi phạm lời
dặn; đánh để trút giận hoặc thất vọng.
Cũng có thể là do cha mẹ và thầy cô nhận thấy việc xử phạt trẻ em đem lại

những kết quả trƣớc mắt, tức thì nên đã không ngần ngại sử dụng những biện pháp
này: thầy cô thấy rằng hạn chế đƣợc việc học sinh mắc khuyết điểm, học sinh chăm
chỉ hơn, phục tìng thầy cơ ngay lúc đó; các bậc cha mẹ cũng thấy phạt đánh trẻ có
tác dụng trong nhiều tình huống, có lẽ vì sợ địn nên trẻ nghe lời hơn (CSAGA,
2004).
Tâm lý của cha mẹ và tình trạng uống rƣợu bia của một số ngƣời lớn cũng
đƣợc xem là lý do khiến trẻ em bị bạo hành thân thể và tinh thần: phần lớn cha mẹ
trả lời do nóng giận khơng kiềm chế đƣợc nên mới dẫn đến mắng chửi, thậm chí
đánh trẻ; hiện tƣợng bố uống rƣợu say, mắng con thƣờng diễn ra ở các vùng nông
thôn; cha mẹ không hiểu tâm sinh lý phát triển của trẻ nên dẫn đến mắng chửi, đánh
trẻ khi mắc lỗi (Viện KHDSGDTE, 2006).
Viện KHDSGDTE (2007) khi phân tích tài liệu thứ cấp với nhận xét rằng
ngƣời mẹ và cơ giáo chính là những ngƣời hay phạt trẻ nhiều nhất, đã cho rằng một


9
trong những yếu tố có ảnh hƣởng tới hành vi bạo lực của phụ nữ với trẻ em phụ
thuộc vào mình có thể do sự bất bình đẳng về giới trong gia đình và xã hội. Phụ nữ
trong xã hội Việt Nam thƣờng đứng dƣới trong hệ thống quyền lực và đƣợc quan
niệm là phải vâng lời chồng, cha, mẹ, cha mẹ chồng, chị và anh em trai, và các
thành viên khác trong gia đình. Với hầu hết phụ nữ, những ngƣời duy nhất kém
quyền lực hơn họ và phụ thuộc vào họ là con cái. Điều này có thể giải thích tại sao
phụ nữ cuối cùng lấy trẻ em làm chỗ trút những căng thẳng và bực bội của mình.
Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý (2007), Gia đình học. Cuốn sách là cơng
trình nghiên cứu khoa học cơng phu, hệ thống gồm có 5 phần, chia thành 22
chƣơng, đƣợc biên soạn dƣới hình thức một giáo trình giảng dạy, nghiên cứu. Trong
phần 4 chƣơng 16 của cuốn sách tác giả đã trình bày vấn đề bạo lực gia đình và hệ
quả xã hội của nó. Tác giả cho rằng, trong những năm gần đây, bạo lực gia đình
đang nổi lên nhƣ là một trong những vấn đề ngày càng nhận đƣợc nhiều sự quan
tâm, lo lắng của dƣ luận xã hội. Bạo lực xảy ra trong gia đình là do hành vi bạo lực

của một số thành viên này đối với các thành viên khác. Song phần lớn là bạo lực
của ngƣời chồng đối với vợ, cha mẹ đối với con cái. Tác giả đã nghiên cứu về vấn
đề này tại ba khu vực Phú Thọ, Thái Bình và Hà Nội cho thấy: 81.1% chồng đánh
vợ, 63.5% cha mẹ đánh đập con cái. Tác giả cũng cho rằng, cho đến hiện nay,
nhiều ngƣời làm cha mẹ vẫn coi việc hành hạ, đánh đập hoặc sử dụng các hình phạt
dã man đối với trẻ là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, họ đánh. Khi họ đang có sự buồn
bực, lo lắng vì mƣu sinh, họ đánh, khi họ có những điều khơng vui vì các mối quan
hệ xã hội, họ đánh. Những cú đấm, cái tát đã xảy ra thƣờng xuyên trong gia đình và
đƣợc coi là hợp pháp. Chỉ có những vụ việc nghiêm trọng gây thƣơng tật hoặc làm
chết trẻ em thì mới bị luật pháp trừng trị. Tuy nhiên không phải lúc nào luật pháp
cũng xử đúng ngƣời, đúng tội thậm chí nhiều trƣờng hợp chỉ bị phạt rất nhẹ.
Nhƣ vậy, có thể thấy nguyên nhân trực tiếp của hiện tƣợng bạo hành về thể
xác và tinh thần trẻ em là do trẻ em mắc lỗi, không nghe lời/vâng lời cha mẹ hoặc
thầy cô. Nhƣng đằng sau lý do về những sai phạm này của trẻ em là những nguyên
nhân mang tính bản chất hơn đó là vấn đề về nhận thức và quan niệm về giáo dục
trẻ em, về quyền lực của cha mẹ/ thầy cơ trong gia đình, nhà trƣờng, về mối quan hệ


10
giữa cha mẹ và con cái trong gia đình; giữa thầy cô và học sinh trong nhà trƣờng;
giữa ngƣời lớn và trẻ em nói chung trong cộng đồng và xã hội.
Bốn phát hiện chính về “Bạo lực đối với trẻ em” (2012), Tổng cục Thống kê
Việt Nam đƣợc sự hỗ trợ kỹ thuật và điều phối của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
với sự trợ giúp về chuyên gia từ Trung tâm sáng kiến Dân số và sức khỏe (CCIHP)
và Bộ Y tế đã tổ chức điều tra khảo sát mẫu trong cả nƣớc về “Bạo lực gia đình đối
với trẻ em” vào tháng 1/2010. Kết quả khảo sát cho thấy đã có 4 phát hiện chính về
bạo lực đối với trẻ em:
Một là: Tỷ lệ trẻ em bị bạo lực gia đình theo tiết lộ của người mẹ. Gần ¼ phụ
nữ có con dƣới 15 tuổi cho biết rằng những đứa trẻ này đã từng bị lạm dụng về thể
xác do chồng mình gây ra. Thƣờng là bị tát, bị mắng. Khảo sát cũng cho thấy bạo

lực đối với trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ với bạo lực đối với phụ nữ do cùng một
đối tƣợng gây ra (bạo lực do chồng gây ra).
Hai là: Trẻ em chứng kiến bạo lực theo tiết lộ của phụ nữ. Hơn nửa số phụ
nữ bị bạo lực thể xác do chồng gây ra cũng cho biết rằng con cái họ đã từng chứng
kiến cảnh bạo hành ít nhất 1 lần. Tất cả những ngƣời bị bạo lực nói rằng con của họ
biết gia đình đang bị bạo lực hồnh hành. Chúng phải chứng kiến và chịu tác động
của bạo lực.
Ba là: Tác động của bạo lực đối với phụ nữ do chồng gây ra đối với trẻ em
sống trong cùng một gia đình. Khơng xem xét xem liệu trẻ em đã từng chứng kiến
bạo lực hay chƣa, phụ nữ có con trong độ tuổi từ 6 - 11 tuổi bị chồng bạo hành đều
có xu hƣớng cho rằng: con cái họ có những vấn đề về hành vi (ví dụ nhƣ gặp ác
mộng, hung hăng, kết quả học tập kém…). Cụ thể tỷ lệ phụ nữ có con khơng đi học
ở những phụ nữ bị bạo lực cao gấp hai lần so với những phụ nữ không bị bạo lực,
với con số lần lƣợt là 4,7% và 2,5%.
Bốn là: Bạo lực giữa các thế hệ. Qua nghiên cứu cuộc khảo sát đã cung cấp
những bằng chứng cho thấy bạo lực là hành vi có đƣợc từ q trình học, đặc biệt là
ở nam giới. Phụ nữ bị bạo lực do chồng gây ra thƣờng là những phụ nữ có mẹ của
mình cũng là ngƣời bị bạo lực. Phụ nữ bị bạo lực cũng có xu hƣớng cao gấp ba lần
có mẹ chồng là ngƣời bị bạo lực hoặc bản thân ngƣời chồng cũng đã từng bị đánh


11
đập khi còn nhỏ. Những trải nghiệm thời thơ ấu của ngƣời chồng là một yếu tố nguy
cơ quan trọng có liên quan tới việc trở thành một ngƣời gây bạo lực sau này.
Nghiên cứu về hình thức và mức độ bạo hành trẻ em: Các nghiên cứu cho thấy
có rất nhiều cách, biện pháp khác nhau đã đƣợc sử dụng để bạo hành trẻ em. Hành
vi bạo hành thân thể trẻ em có thể bao gồm: các hình thức không dùng dụng cụ hay
dùng dụng cụ, tác động gián tiếp hay trực tiếp lên cơ thể trẻ em, không gây thƣơng
tích hay gây thƣơng tích, gây thƣơng tích nhẹ hay gây thƣơng tích nặng cho trẻ em.
Hành vi bạo hành tinh thần trẻ em có thể là: khơng quan tâm, mắng, quát, chửi,

doạ, sỉ nhục v.v…
Cuộc điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên cho biết số trẻ em nói rằng
cha mẹ thƣờng xun sử dụng hình phạt khi mình mắc lỗi chiếm 45,7%; đơi khi sử
dụng 50,1% và không xử phạt 4,1% (Đặng Cảnh Khanh, 2003)
Khảo sát về bạo hành thân thể trẻ em thực hiện tại xã Vân Nội (Vĩnh phúc)
cho thấy có trên 90% số em học sinh cấp I và cấp II khi đƣợc hỏi đã từng bị hay
thƣờng xuyên bị cha mẹ mắng mỏ và 73,5% số em cho biết đã từng bị cha mẹ đánh
đòn ( Viện nhiên cứu Phát triển Xã hội, 2005)
Báo cáo của Viện KHDSGDTE (2007) đƣa ra những con số rất đáng báo
động về tình trạng bạo hành trẻ em: 94% trẻ em trong mẫu khảo sát cho biết mình bị
phạt thân thể và tinh thần tại nhà và 93% bị phạt tại trƣờng, 82% trẻ em nói rằng các
em phải chịu những hình phạt thân thể ở khắp mọi chỗ trên cơ thể.
Kết quả điều tra SAVY(2003) về bạo hành thân thể gây thƣơng tích cho biết
có một tỷ lệ thấp 2,2% thanh thiếu niên nói rằng đã từng bị ngƣời trong gia đình
đánh gây thƣơng tích, tỷ lệ này cao gấp đơi ở nhóm nam thành thị 14 -17 tuổi
(4,6%).
Bạo lực diễn ra hàng ngày đối với trẻ em phải chấm dứt, (2006). Nghiên cứu
về Tình trạng bạo hành đối với trẻ em của Tổng thƣ ký Liên hợp quốc. Báo cáo
nghiên cứu cho thấy mức độ và qui mơ của tình trạng lạm dụng trẻ em trong khu
vực và trên toàn cầu. Bạo hành trẻ em thường được che dấu trong sự xấu hổ và
dưới tấm màn bí mật, tuy nhiên theo như kết quả của cuộc điều tra thì bạo hành lại
rất phổ biến. Nghiên cứu của Tổng Thƣ ký Liên hợp quốc là nghiên cứu đầu tiên


12
cung cấp một bức tranh tồn cảnh về các hình thức và qui mô của nạn bạo hành diễn
ra hàng ngày với trẻ em trên toàn thế giới. Nghiên cứu xem xét vấn đề ở các khía
cạnh về nhân quyền, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ trẻ em trong năm khung cảnh
khác nhau mà ở đó nạn lạm dụng thƣờng xảy ra: tại nhà và trong gia đình, ở trƣờng
học và các cơ sở giáo dục, các tổ chức và cơ quan, và tại cộng đồng. Cuộc điều tra

còn cho thấy quan hệ mang tính quyền lực giữa trẻ em và ngƣời lớn - mối quan hệ
bị ảnh hƣởng sâu sắc bởi tính tơn ti trật tự truyền thống và sự bất bình đẳng giới, đã
góp phần tạo ra sự bạo hành về thể chất và tâm lý đối với trẻ em. Các kết quả
nghiên cứu đƣợc xây dựng trên cơ sở tƣ vấn, trả lời bảng hỏi, tiến hành phỏng vấn
đã trở nên phong phú hơn với sự tham gia của trẻ em, những ngƣời đã giúp cho
chúng ta hiểu rõ hơn các hình thức bạo lực khác nhau và tác động của các hình thức
bạo lực này đối với trẻ em. Đây là nghiên cứu có phạm vi nghiên cứu rất rộng
nhƣng cũng cho chúng ta cách nhìn tổng thể về bức tranh bạo hành trẻ em, để từ đó
có thể phân tích một cách kỹ lƣỡng về tình hình bạo hành trẻ em hiện nay.
Nghiên cứu về hậu quả của bạo hành trẻ em: Ngoài những tổn thƣơng về
thể chất có thể nhìn thấy đƣợc xác định một cách rõ ràng, hành vi bạo hành thân thể
và tinh thần đối với trẻ em còn để lại nhiều hậu quả khơng dễ nhìn thấy, có thể ảnh
hƣởng tiêu cực lâu dài tới tâm lý tình cảm cũng nhƣ sự phát triển nhân cách của trẻ
em với những biểu hiện hết sức đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau.
Từ những tác động về tâm lý, tình cảm khi bị bạo hành sẽ dẫn đến những
hành động không lƣờng trƣớc đƣợc và rất tiêu cực của trẻ em. Sợ hãi, xấu hổ, mặc
cảm, tức giận là những cảm giác mà hầu hết trẻ bị bạo hành thân thể có. Buồn, mặc
cảm sẽ dẫn đến tâm trạng chán nản, dần dần lòng tự trọng và tự tin sẽ bị suy giảm.
Mặt khác, cảm giác oan ức, tức giận, hận dễ đẩy các em tới những hành động bột
phát, quyết liệt. Khơng ít trƣờng hợp, những phản ứng của trẻ mang màu sắc bạo
lực nhƣ đập phá lung tung, đập đồ đạc, gây gổ với bạn bè, nói hỗn với ngƣời lớn,
cãi lại, đánh lại, tự nhốt vào buồng, tự rạch tay (CSAGA, 2004).
Bạo hành thân thể và tinh thần trẻ em có thể ảnh hƣởng xấu tới quá trình hình
thành nhân cách trẻ em. Bạo lực gia đình đối với trẻ không chỉ là việc gây đau đớn
về thể xác mà còn để lại di chứng khá nặng nề và lâu dài về mặt tinh thần, khiến trẻ


13
thiếu tự tin, rụt rè, lo sợ…hoặc trở nên hung dữ, thƣờng sử dụng bạo lực trong việc
xử lý các mối quan hệ trong gia đình và ngồi xã hội, cả hiện tại và trong tƣơng lai.

Đáng lƣu ý là việc cha mẹ đánh đập con cái có khả năng tác động tới việc hình
thành thái độ và quan điểm chấp nhận bạo h thân thể trong thế hệ trẻ em và xa hơn
nữa là khả năng phát triển những hành vi bạo lực ở trẻ em (Viện NCPTXH, 2005).
Một trong những hậu quả nghiêm trọng của những hành vi bạo lực của ngƣời
lớn gây ra cho trẻ em có liên quan tới nạn tự tử. Theo kết quả điều tra của SAVY thì
3,4% số các em trả lời là đã có ý định tự tử. Nghiên cứu của Đặng Phƣơng Kiệt và
Đinh Văn Lƣợng về nạn tự tử tại địa bàn huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định năm
2000 cho thấy mối liên quan giữa những hành vi tự tử với những hành vi bạo lực
trong gia đình. Trong số những nạn nhân tự tử liên quan đến bạo lực gia đình thì lứa
tuổi vị thành niên chiếm 32,22%, lý do của tự tử hầu nhƣ do mâu thuẫn cha – con,
mâu thuẫn mẹ -con, mâu thuẫn giữa cha mẹ và con (Viện NCPTXH, 2005).
Nghiên cứu bạo hành trẻ em ở Biên Hoà (2008) của Hà Thị Ninh, Phùng Đức
Nhật và cộng sự. Với mục tiêu xác định tỉ lệ trẻ 8 - 11 tuổi bị bạo hành tại gia đình và
các yếu tố liên quan đến bạo hành trẻ em tại gia đình tại một phƣờng thuộc thành phố
Biên Hòa, Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu trên 384 trẻ bị bạo hành bởi các thành viên
trong gia đình cho thấy: Tỷ lệ trẻ bị cha mẹ hoặc ngƣời thân trong gia đình la mắng
bằng các từ ngữ nặng nề trƣớc mặt nhiều ngƣời là 35,9%, bị hù dọa đánh, hoặc ném đồ
vật vào ngƣời là 20,3%. Tỉ lệ trẻ chứng kiến cha mẹ đánh/cãi nhau là 34,11%, trong đó
tỉ lệ trẻ chứng kiến cảnh cha mẹ đánh/cãi nhau trong tháng vừa qua khá cao khoảng
38,1%. Đáng lƣu ý là gần nửa số trẻ đƣợc hỏi (48,4%) trả lời từng bị cha mẹ/ngƣời
thân trong gia đình đánh, trong đó tỉ lệ trẻ cảm thấy bị đánh đau nhiều đến đau rất nhiều
là 38%, gần bằng với số trẻ bị cha mẹ đánh đến bầm tím/trầy xƣớc 41,9%. Cơng cụ cha
mẹ và ngƣời thân dùng đánh trẻ chủ yếu là dùng roi 78,5%, đánh trực tiếp bằng
tay/chân 50%. Đối tƣợng đánh trẻ là mẹ chiếm tỉ lệ cao nhất 74,7%, cha 44,1%. Có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về tỉ lệ trẻ bị la mắng, đánh đập ở các nhóm
tuổi, giới, học lực khác nhau. Nghiên cứu cũng cho thấy có mối liên quan giữa tỉ lệ trẻ
bị cha mẹ la mắng, đánh đập với nghề nghiệp của mẹ, gia đình có ngƣời uống rƣợu bia,
việc trẻ chứng kiến cảnh bạo lực giữa cha mẹ. Nhƣ vậy, qua nghiên cứu này các tác giả



14
đã xác định tỉ lệ trẻ bị bạo hành về tinh thần (nhƣ: la mắng nặng đối với trẻ, đe dọa,
chứng kiến cảnh bạo lực giữa cha mẹ); xác định tỉ lệ trẻ em bị bạo hành thể xác (đánh
đập) bởi cha mẹ và các thành viên trong gia đình (mức độ, dụng cụ, đối tƣợng, lý do);
xác định một số yếu tố ảnh hƣởng đến bạo hành trẻ em: sử dụng rƣợu bia, bạo hành gia
đình, gia đình đơng ngƣời, đơng con, nghề nghiệp cha mẹ.
Tóm lại, nghiên cứu về bạo hành trẻ em trong những năm gần đây đã có
đƣợc những tiến bộ đáng kể trong nhiều lĩnh vực, cụ thể là: phạm vi nghiên cứu
rộng, bao gồm cả mơi trƣờng gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng; địa bàn nghiên
cứu có cả khu vực thành thị, nơng thôn, miền núi, vùng dân tộc; phƣơng pháp
nghiên cứu đã sử dụng nhiều kỹ thuật thu thập thông tin phù hợp với đối tƣợng trẻ
em; đối tƣợng trẻ em đƣợc khảo sát ở nhiều lứa tuổi và hoàn cảnh khác nhau; nội
dung nghiên cứu đề cập tới nhiều vấn đề cơ bản nhƣ các hình thức và mức độ, hậu
quả, nguyên nhân của việc bạo hành trẻ em.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về bạo hành trẻ em trong những năm gần đây vẫn
còn những hạn chế nhất định, thể hiện ở những mặt sau:
 Chƣa có sự phân loại các hình thức bạo hành thân thể và tinh thần trẻ em một
cách rõ ràng (dùng dụng cụ/không dùng dụng cụ; trực tiếp/gián tiếp, gây
thƣơng tích/khơng gây thƣơng tíchv.v…); chƣa quan tâm nhiều đến tần suất
của hành vi trừng phạt hàng ngày, một tuần, nữa tháng v.v…); chƣa tìm hiểu
tác động khác nhau của bạo hành thân thể và tinh thần trẻ em đối với trẻ em
gái, trẻ em trai cũng nhƣ đối với những nhóm trẻ em ở lứa tuổi khác nhau; và
đặc biệt việc lý giải hiện tƣợng trừng phạt này mới chỉ dừng lại ở những
nguyên nhân bên ngoài mà chƣa xem xét kỹ những lý do cơ bản và cội rễ của
vấn đề.


Hệ thống bảo vệ và hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của hành vi bạo hành cịn ít
đƣợc bàn luận trong một số nghiên cứu.
Từ việc tổng quan các nghiên cứu về bạo hành trẻ em trong thời gian qua đã


giúp cho tác giả có những sự hiểu biết cần thiết về các vấn đề bạo hành trẻ em nói
chung và bạo hành trẻ em trong gia đình nói riêng. Có thể nhận thấy chủ đề này đã
đƣợc khảo sát và phân tích trên nhiều phƣơng diện, từ việc đƣa ra thực trạng, phân


×