Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Xây dựng gia đình ở thành phố hồ chí minh trong sự nghiệp đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 208 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM LÊ QUANG

XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN

*********************
PHẠM LÊ QUANG
PHẠM LÊ QUANG

XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
Y DỰ
NGHỒ
GIACHÍ
ĐÌNH
Ở THÀXÂ


NH
PHỐ
MINH
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG
SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI

Chuyên ngành : CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ
Chuyên ngành :
CHỦ
NGHĨA
DUY
VẬT
BIỆ
N CHỨ
NG VÀ
CHỦ
NGHĨA
DUY
VẬ
T LỊCH
SỬ
Mã số
: CHỦ
62 22NGHĨA
80 05 DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số
:
62 22 80 05


LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học
NGƯỜNGUYỄ
I HƯỚNN
G THẾ
DẪN NGHĨA
KHOA HỌC
PGS.TS

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn
Thế Nghóa.
Các số liệu, tài liệu, trích dẫn trong luận án là hoàn toàn
trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng.
Tp.Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 11 năm 2009
Tác giả

Phạm Lê Quang


MỤC LỤC

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU

1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH……………………………………12
1.1 Quan điểm của Chủ nghóa Mác-Lênin về gia đình ………………… …12
1.2 . Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về gia đình …………………………29
1.3 . Các quan điểm hiện đại về gia đình …………………………………………………. 48
Chương 2 : TÁC ĐỘNG CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẾN
GIA ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH… …………………54
2.1. Gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh trước thời kỳ đổi mới
(1975 – 1986)……………………………………………………………………… ………………………… 54
2.2. Những yếu tố tác động đến gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh
trong thời kỳ đổi mới…………………………………… ………………………………………………….. 63
Chương 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA
ĐÌNH Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI
MỚI HIỆN NAY……………………………………………………… …………………………........... 115
3.1. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong việc xây dựng
gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay……………………………………….115
3.2 Những phương hướng và giải pháp cơ bản trong việc xây dựng
gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh ……………………………………………………… .141
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………… 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………………179
NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ ĐƯC CÔNG BỐ…………………………………………………………………………..188
PHỤ LỤC


-1PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong quan niệm duy vật về lòch sử, khi xem xét gia đình với tư
cách tế bào của xã hội, các nhà sáng lập chủ nghóa Mác đã đi đến khẳng
đònh rằng, cùng với tiến trình lòch sử – tự nhiên của xã hội loài người, gia
đình và các thiết chế gia đình cũng luôn biến đổi và phát triển không
ngừng. Đến lượt mình, sự phát triển của gia đình đã tạo ra những điều
kiện mới và qua đó, thúc đẩy xã hội phát triển. Không chỉ thế, với tư
cách tế bào xã hội, gia đình còn tham gia vào mọi quá trình sản xuất xã
hội, từ sản xuất vật chất đến sản xuất ra đời sống tinh thần và hơn nữa,
còn góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế – xã hội. Bởi lẽ, gia
đình chính là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển con người, ươm mầm tài
năng; qua đó, góp phần phát triển nguồn lực con người - với tư cách là
nhân tố giữ vai trò quyết đònh đối với sự phát triển của lực lượng sản
xuất, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất cả trên ba phương diện (quan
hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ
phân phối sản phẩm). Chủ nghóa duy vật lòch sử, một mặt, khẳng đònh gia
đình là thành tố không thể thiếu và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
sự phát triển của xã hội nói chung, thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tếxã hội nói riêng; mặt khác, cũng nhấn mạnh rằng, với tư cách một thiết
chế xã hội, gia đình còn chòu sự tác động nhiều mặt bởi những biến đổi
của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.
Vai trò của gia đình đối với cá nhân và xã hội ngày càng được khẳng
đònh rõ trong các chủ trương, chính sách quốc gia và quốc tế quan trọng.


-2Năm 1994 Đại hội đồng Liên hiệp quốc tuyên bố là năm Quốc tế về gia
đình với chủ đề: “Gia đình các nguồn lực, các trách nhiệm trong thế giới
đang biến động”. Tư tưởng chủ đạo của năm Quốc tế gia đình là kêu gọi
các chính phủ, các tổ chức xã hội quan tâm giúp đỡ các gia đình làm tròn
trách nhiệm đối với các thành viên và là hạt nhân của sự phát triển tiến
bộ của cộng đồng, dân tộc, quốc gia.

Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước rất coi trọng việc xây dựng và phát
triển gia đình. Chủ tòch Hồ Chí Minh đã khẳng đònh “Quan tâm đến gia
đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại thành xã hội. Xã hội tốt đẹp thì
gia đình càng tốt, gia đình càng tốt thì xã hội mới tốt, hạt nhân của xã hội
là gia đình, chính vì vậy muốn xây dựng chủ nghóa xã hội thì phải chú ý
đến hạt nhân cho tốt”[40,tr.523]. Năm 1975 Bộ Văn hóa kết hợp với
Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam ra thông tư chỉ đạo cuộc vận động xây
dựng gia đình văn hóa. Năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam thông qua thay thế Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm
1959, nhằm tiếp tục xây dựng và củng cố gia đình Việt Nam, giữ gìn phát
huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, xóa bỏ những tàn dư lạc hậu,
những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, chống lại
những ảnh hưởng xấu của hôn nhân gia đình tư sản. Cương lónh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghóa xã hội đã khẳng đònh: “Gia
đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là
môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các
chính sách của nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình ấm no, hòa


-3thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức và nghóa vụ gia đình đối với mọi lớp
người”[12,tr.13]. Năm 2001 nhà nước đã thống nhất lấy ngày 28 tháng 6
hằng năm là ngày gia đình Việt Nam với những hành động vì gia đình,
vì trẻ em. Mục đích của ngày gia đình Việt Nam là: đề cao trách nhiệm
lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội cùng tòan thể
các gia đình thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng gia đình no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam đã tác động sâu sắc
đến các gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh. Thực tiễn hơn 20 năm thực
hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, thành phố Hồ Chí Minh đã

đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội. Kinh tế phát
triển mạnh mẽ đã làm đời sống các gia đình được cải thiện. Các nhu cầu
về đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày
càng tăng lên và được đáp ứng tốt hơn. Trình độ tri thức của người dân
ngày một nâng cao. Quá trình hội nhập văn hóa cũng góp phần hình
thành phong cách công nghiệp, tính năng động và sáng tạo của người dân
thành phố. Vai trò của người phụ nữ ngày càng đựợc phát huy cả trong
gia đình và ngoài xã hội. Mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và
con cái ngày càng bình đẳng hơn, cởi mở hơn…Tuy nhiên, mặt trái của
nền kinh tế thò trường cùng với những tác động tiêu cực của quá trình
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đã ảnh hưởng không tốt đến đời sống các
gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh. Vì lo làm giàu mà nhiều gia đình lơ
là, thiếu quan tâm trong việc giáo dục con cái, dẫn đến một bộ phận
thanh thiếu niên hư hỏng. Ảnh hưởng của phim ảnh, truyền hình, của


-4internet… đã làm một số thanh, thiếu niên đua đòi theo lối sống phương
Tây, không phù hợp với lối sống, đạo đức truyền thống gia đình Việt
Nam. Lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất tầm thường, tình
trạng ngoại tình, tảo hôn, bạo lực, ly hôn, quan hệ tình dục bừa bãi có xu
hướng tăng. Phong trào lấy chồng ngoại quốc với ảo tưởng được sống
sung sướng đã mang lại nhiều bi kòch và bất hạnh cho nhiều gia đình.
Tình trạng mâu thuẫn trong gia đình, dòng tộc gia tăng đã ảnh hưởng
không tốt đến tình nghóa, quan hệ gia đình …
Trong bối cảnh nêu trên, việc nghiên cứu vấn đề: “Xây dựng gia
đình ở thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới ” là cần thiết
và hữu ích góp phần làm rõ vai trò, chức năng của gia đình trong xã hội
hiện đại, từ đó đề ra phương hướng và những giải pháp nhằm phát huy
những mặt mạnh, mặt tích cực của gia đình, đồng thời hạn chế tối đa
những ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống các gia đình ở thành phố Hồ

Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài về gia đình từ trước đến nay đã được rất nhiều các nhà khoa
học trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều phương diện
khác nhau. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu trên được thực
hiện theo ba hướng sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về những biến đổi của gia đình
Việt Nam. Tiêu biểu có nghiên cứu của Giáo sư Lê Thi với các tác phẩm
Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện nay (Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006); Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất


-5nước đổi mới (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nộâi, 2002); Vai trò gia đình
trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam,(Nxb Phụ .nữ, Hà
Nội,1997); Vũ Ngọc Khánh với tác phẩm Văn hóa gia đình Việt Nam
(Nxb Dân tộc, Hà Nội,1998); Nguyễn Khắc Viện với tác phẩm Tâm lý
gia đình, (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999); Trung tâm nghiên cứu khoa
học xã hội và nhân văn với công trình nghiên cứu của nhiều tác giả
Những nguyên cứu xã hội học gia đình Việt Nam, (Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1991); Nguyễn Văn Kiều với tác phẩm Gia đình và những vấn đề
của gia đình hiện đại (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983); Nguyễn Minh Hòa với
tác phẩm Hôn nhân và gia đình trong xã hội hiện đại, (Nxb Trẻ, TP. Hồ
Chí Minh, 2000) ; Trần Thò Kim Xuyến với tác phẩm Gia đình và những
vấn đề của gia đình hiện đại, (Nxb Thống kê, Hà Nội, 2002); Nguyễn
Cảnh Khanh với tác phẩm Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trò
truyền thống, (Nxb Lao động, Hà Nội, 2003), Nguyễn Thò Oanh với Gia
đình Việt Nam thời mở cửa, (Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh,1999); Lê Ngọc
Văn với Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002); Lê
Minh với Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, (Nxb Lao động, Hà

Nội,1997); Đặng Phương Kiệt với Gia đình Việt Nam, các giá trò truyền
thống và những vấn đề tâm - bệnh lý xã hội, (Nxb Lao động, Hà Nội,
2006); Nguyễn Thu Nguyệt với tác phẩm Vấn đề hôn nhân – gia đình và
trẻ em qua góc nhìn của báo chí, (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007));
Vấn đề gia đình còn được nhiều nhà nghiên cứu đăng trên các tạp chí
như Quan niệm của giai cấp phong kiến về gia đình của Nguyễn Tài Thư


-6(Tạp chí Triết học số 4/ 81); Gia đình Việt Nam truyền thống với ảnh
hưởng của Nho giáo của Lê Thi (Tạp chí xã hội học số 2/ 89); Thực trạng
gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ ở gia đình của Trung tâm
nghiên cứu khoa học về phụ nữ (Nxb.Khoa học – Xã hội 1991); Trẻ em
lang thang đường phố nhìn từ góc độ gia đình (Báo Phụ nữ Việt Nam số
29/ 1994); Gia đình và cơ cấu hộ gia đình Việt Nam của GSCMALER
MISCMAN và Vũ Mạnh Lợi (Tạp chí Xã hội học số 3/ 1994 – Dự án
VIE/ 88/ PO5); Vấn đề gia đình trong sự biến đổi và phát triển của xã hội
của Tương lai (Tạp chí Xã hội học số 3/ 1998); Bạo lực giới trong gia
đình : thực trạng và giải pháp ngăn chặn, của Hoàng Bá Thònh (Tạp chí
lý luận chính trò số 3/2003); Sự biến đổi của gia đình Việt Nam của Viện
xã hội học (Chủ nhiệm đề tài Vũ Tuấn Huy và Vũõ Mạnh Lợi năm 2004);
Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam
hiện nay, của Minh Anh (Tạp chí Triết học, số 10/ 2005); Phát huy vai
trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của
Nguyễn Thò Vân (Tạp chí Phát triển nhân lực, số 1/2007); Những yếu tố
ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong phân công thực hiện công việc nội trợ
giữa vợ và chồng của Trương Thu Trang (Thông tin khoa học xã hội, Hà
Nội, số 4/ 2008); Võ Nguyên Du với Một số nội dung và biện pháp giáo
dục hành vi văn hóa cho trẻ em trong gia đình, (Luận án Tiến sỹ giáo
dục, Hà Nội, năm 2000).
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu những biến đổi

của gia đình Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt là thời kỳ trước đổi mới
và thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới. Các nghiên cứu đó chủ yếu tập


-7trung vào những thay đổi về kinh tế, chức năng, quy mô và cơ cấu gia
đình trong từng giai đoạn lòch sử nhất đònh. Các công trình đó đã đònh
hướng cho tác giả trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
Thứ hai , các công trình nghiên cứu về gia đình ở từng đòa phương cụ
thể. Trong đó có các công trình như Mai Huy Bích với Đặc điểm gia đình
đồng bằng sông Hồng, (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1993); Một số ý
kiến về thực trạng hôn nhân và gia đình Hà Nội của tác giả Phạm Thanh
Vân trong “Gia đình Việt Nam ngày nay”(1996); Gia đình truyền thống
và những biến thái ở Nam Bộ Việt Nam của Đỗ Thái Đồng (Tạp chí Xã
hội học – số 3/ 90); Gia đình và hôn nhân người Việt ở ngọai thành Thành
phố Hồ Chí Minh (Luận án PTS của Nguyễn Thành Rum –
NXB.TPHCM 1996); Nguyễn Minh Hòa với tác phẩm Hôn nhân và gia
đình ở thành phố Hồ Chí Minh, (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1998);
Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh với sự nghiệp bảo tồn và phát triển
văn hóa dân tộc (Chủ nhiệm đề tài PGS NTS Tạ Văn Thành –
NXB.TPHCM 1995); Tác động của biến đổi kinh tế – xã hội đến một khía
cạnh của gia đình Việt Nam nghiên cứu trường hợp tỉnh Thái Bình cuả Vũ
Tuấn Huy (Dự án VIE/ 93/ PO2 – Nxb Chính trò Quốc gia 1996 ); Hiện
tượng chung sống trước hôn nhân của giới trẻ độc thân tại thành phố Hồ
Chí Minh trong mối quan hệ với độ ổn đònh của gia đình trẻ (Sở khoa học
công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008).
Các công trình khoa học trên chủ yếu đi vào phân tích sự biến đổi của
các kiểu gia đình, đặc điểm của các gia đình mang dấu ấn của từng đòa


-8phương, của từng vùng đất nước. Điều đó đã làm phong phú thêm bức

tranh đầy màu sắc về gia đình Việt Nam.
Thứ ba, những điều tra xã hội học về gia đình Việt Nam của các tác
giả và các tổ chức nước ngoài như Nghiên cứu về cấu trúc gia đình Việt
Nam của Charles Hirschman, năm 1996 ; Nghiên cứu về gia đình nông
thôn truyền thống của Samuel Popkin, năm 1979; Nghiên cứu về hôn
nhân của người Việt của Nelly Krowolsky, năm 2000; Nghiên cứu về gia
đình và các mô hình văn hóa của Francois Houtart và Genevieve
Lemercinier, năm 2000; Nghiên cứu về giới của Jack Haris, năm 2000;
Nghiên cứu về kinh tế gia đình (Jayne Werner,năm 2000); Nghiên cứu về
sự nghèo khổ ở gia đình Việt Nam của Ngân hàng thế giới năm
1998;Nghiên cứu về phụ nữ và trẻ em của UNICEF năm 2000; Nghiên cứu
về dân số và sức khỏe sinh sản do UNFPA và quỹ FORD tài trợ năm
2002.
Trong những công trình khoa học trên chủ yếu là nghiên cứu gia
đình dưới góc độ điều tra xã hội học. Trong khi đó ở công trình nghiên
cứu này, tác giả nghiên cứu làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế
– xã hội và gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh từ phương diện triết học,
trên cơ sở đó rút ra phương hướng và các giải pháp nhằm phát huy những
mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong việc xây dựng gia đình
ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Như vậy, vấn đề gia đình ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, trong đó
nổi bật những nội dung như: sự biến đổi của các gia đình trong lòch sử


-9(nhất là biến đổi về đặc điểm, chức năng gia đình phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế, chính trò, văn hóa, xã hội đất nước qua các thời kỳ lòch
sử), đồng thời, cũng vạch rõ những đặc điểm cụ thể của các gia đình ở
Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Điều này đã làm phong phú thêm bức
tranh về sự phát triển của gia đình Việt Nam. Đặc biệt, trong một số

công trình khoa học, khi phân tích về gia đình, các tác giả đã tiếp cận ở
góc độ giới, bình đẳng, dân chủ… Đó là những chỉ dẫn quý báu giúp cho
tác giả phân tích vấn đề gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh sâu sắc hơn
và hiệu quả hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án :
- Mục đích: luận án làm rõ thực trạng phát triển gia đình ở thành phố
Hồ Chí Minh và những nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, đề xuất các
phương hướng và giải pháp xây dựng gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh
trong điều kiện hiện nay.
- Nhiệm vụ: Luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, phân tích, làm rõ quan điểm của chủ nghóa Mác – Lênin và
của Đảng, nhà nước ta về vấn đề gia đình.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng gia đình ở thành phố Hồ Chí
Minh trước và trong thời kỳ đổi mới với những nguyên nhân của nó.
Thứ ba, phân tích tác động của sự nghiệp đổi mới đối với sự phát triển
của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ tư, đề xuất các phương hướng và giải pháp để xây dựng gia đình ở
thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay.
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.


- 10 Luậân án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghóa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về vấn đề con người và giải phóng con người, đặc biệt là vấn đề gia
đình và giải phóng phụ nữ.
Các phương pháp được sử dụng để thực hiện luận án là: phương pháp
điều tra xã hội học, phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phương
pháp phân tích và tổng hợp, logic và lòch sử tổng kết thực tiễn và khái
quát hóa.
5. Cái mới của luận án

Thứ nhất, luận án đã làm rõ những tác động tích cực và tiêu cực của
nền kinh tế thò trường và toàn cầu hóa đến đời sống và chức năng các gia
đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Thứ hai, luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể, có tính
khả thi để xây dựng gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bền
vững, tiến bộ, hạnh phúc.
Thứ ba, luận án đã đóng góp thêm nguồn tư liệu mới về gia đình ở
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực Nam bộ nói chung.
6. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghóa khoa học : Luận án đã góp phần làm phong phú, sâu sắc lý
luận về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế, xã hội và gia đình : kinh tế,
xã hội có vai trò quyết đònh đối với hình thức tổ chức, kết cấu, chức năng
và quan hệ gia đình, ngược lại gia đình cũng có tác động trở lại đối với
việc phát triển kinh tế- xã hội.


- 11 - Ý nghóa thực tiễn : Trên cơ sở phân tích thực trạng và xu hướng phát
triển của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh, luận án đã đưa ra cơ sở khoa
học cho việc xây dựng phương hướng và giải pháp, góp phần xây dựng
gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh theo hướng ổn đònh và phát triển. Nội
dung và kết quả của luận án là những cơ sở khoa học góp phần hoạch
đònh các chủ trương, chính sách về xây dựng phát triển con người và gia
đình ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở cả nước nói chung trong
hiện tại và tương lai.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy
các môn học về giới, gia đình và phụ nữ
7. Kết cấu luận án :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm
3 chương và 7 tiết.



- 12 PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ GIA ĐÌNH

Vấn đề gia đình và sự phát triển gia đình trong xã hội đã được các
nhà nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới nghiên cứu dưới nhiều góc độ
khác nhau. Trước C.Mác và Ph.Ăngnghen đã có công trình nghiên cứu về
gia đình của nhà bác học tiến bộ người Mỹ là Luyxơ H.Moocgan trong
tác phẩm “Xã hội cổ đại”. Trên cơ sở của tác phẩm đó, Ph.Ăngghen đã
viết tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà
nước”. Đây là tác phẩm nổi tiếng của Ph.Ăngghen khi phân tích một
cách khoa học những giai đoạn phát triển lòch sử loài người. Đặc biệt,
Ph.Ăngghen đã trình bày lòch sử hình thành và phát triển của gia đình ở
các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau và vạch rõ vai trò vò trí của nó
trong đời sống xã hội.
Trên quan điểm của chủ nghóa duy vật biện chứng và chủ nghóa duy
vật lòch sử, khi bàn về vấn đề gia đình, C.Mác đã chỉ ra rằng: “…hàng
ngày tái tạo ra đời sống của bản thân, con người bắt đầu tạo ra những
người khác, sinh sôi, nảy nở- đó là quan hệ chồng và vợ, cha mẹ và con
cái, đó là gia đình”[36,tr.41]. Ph.Ăngghen nhấn mạnh: “Những danh
hiệu như cha, con, anh em và chò em không phải chỉ đơn thuần là những
danh hiệu tôn kính, mà còn bao hàm những nghóa vụ hoàn toàn rõ rệt và
rất nghiêm túc của người ta đối với nhau và toàn bộ những nghóa vụ đó
hợp thành một bộ phận trọng yếu trong chế độ xã hội của những người


- 13 dân đó”[38,tr 56]. Như vậy, gia đình là một trong những phạm trù xuất
hiện sớm trong lòch sử loài người, gia đình chỉ mối quan hệ ràng buộc về

nghóa vụ của các thành viên trong gia đình như cha, mẹ, con cái, anh chò,
ông bà, con cháu…
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, C.Mác và
Ph.Ăngghen lưu ý rằng, cần phải xem xét cả hai mặt: một mặt là sự tác
động của môi trường kinh tế - xã hội đến sự hình thành và phát triển của
gia đình, đến cấu trúc, nội dung và quan hệ gia đình; mặt khác gia đình
có vai trò quan trọng với ý nghóa là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế - xã hội.
Chủ nghóa Mác- Lênin khẳng đònh vai trò quyết đònh của các yếu tố
kinh tế, xã hội đối với gia đình rằng: “Nhân tố quyết đònh trong lòch sử
suy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp”.
Ph.Ănghen đã chỉ rõ, bản thân sự sản xuất đó luôn có hai mặt: một mặt là
sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt như thực phẩm, quần áo, nhà ở… và
những công cụ cần thiết để sản xuất ra những vật phẩm tiêu dùng cần
thiết ấy; mặt khác là sản xuất ra bản thân con người. Những trật tự xã hội
mà trong đó, các cộng đồng người của thời đại lòch sử nhất đònh, của một
quốc gia nhất đònh đang sinh sống “là do hai loại sản xuất qui đònh: một
mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát
triển của gia đình”[38,tr.44]. Sự phát triển của sản xuất, của năng suất
lao động và sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã phá vỡ chế
độ cũ dựa trên những quan hệ thò tộc và thay vào đó là xã hội mới, mà
trong đó “chế độ gia đình hoàn toàn bò quan hệ sở hữu chi phối và trong


- 14 đó, từ nay trở đi, những mâu thuẫn giai cấp cùng với đấu tranh giai cấp,
cấu thành nội dung của toàn bộ lòch sử thành văn từ trước đến nay, đều
phát triển một cách tự do”[38,tr.44-45].
Theo quan điểm của chủ nghóa duy vật lòch sử, trình độ phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi một xã hội qui đònh cơ cấu, hình thức tổ
chức và trình độ phát triển của gia đình. Ở mỗi một xã hội khác nhau, ở

mỗi một giai đoạn lòch sử khác nhau thì nội dung, cơ cấu và quan hệ
trong hôn nhân - gia đình cũng có sự biến đổi khác nhau. Khi phân tích
quá trình phát triển của lòch sử loài người, Ph.Ăngghen đã thấy được
nguồn gốc hình thành hôn nhân, gia đình cũng như sự phát triển của hôn
nhân và gia đình thích ứng với các giai đoạn của hình thái kinh tế - xã
hội nhất đònh.
Trong thời kỳ nguyên thủy, trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con
người cùng nhau săn bắt, hái lượm, cùng nhau sinh sống trong các hang
động; bởi vậy gia đình lúc này mang tính sơ khai : đó là gia đình tập thể quần hôn. Ph.Ăngghen viết: “Chúng ta thấy hình thức gia đình nào là cổ
nhất, sớm nhất đấy là hình thức quần hôn”[38,tr 64]. Hình thức quần hôn
cho phép có quan hệ tính giao trong phạm vi gia đình giữa những người
cùng thế hệ, giữa đàn ông, đàn bà, giữa cha và mẹ, giữa con trai và con
gái, trẻ em sinh ra chỉ biết mẹ không biết cha. Trong giai đoạn đầu của
thời kỳ xã hội cộng đồng nguyên thủy hình thành nên gia đình huyết tộc.
Ở đó quan hệ hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở cùng chung dòng máu.
Ph.Ăngghen giải thích: “Đó là giai đoạn đầu của gia đình. Ởû đây các tập
đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ: trong phạm vi gia đình, tất cả ông


- 15 và bà đều là vợ chồng với nhau, các con họ, nghóa là các người cha và
các bà mẹ cũng đều là vợ chồng với nhau, rồi đến lượt con cái của những
người này cũng hợp thành một nhóm vợ chồng chung thứ ba. Rồi con cái
của những người con ấy tức là chắt của những người nói trên, lại hợp
thành nhóm vợ chồng thứ tư”[38,tr.66]. Trong hình thức gia đình này, chỉ
giữa tổ tiên và con cháu, giữa cha mẹ và con cái là không có quyền và
nghóa vụ vợ chồng với nhau. Anh em trai và chò em gái ruột, anh em và
chò em họ bậc thứ nhất, bậc thứ hai và những bậc khác nữa đều là anh
em, chò em với nhau, và chính vì thế mà họ đều là vợ chồng của nhau.
Đến giai đoạn giữa của xã hội công xã nguyên thủy xuất hiện gia
đình Punaluan, nghóa là bạn thân, đây là hình thức gia đình tiến bộ hơn so

với gia đình huyết tộc, trong đó quan hệ tính giao giữa anh em trai và chò
em gái đã bò hủy bỏ. Đặc trưng của gia đình Punaluan là một số nhất đònh
chò em gái cùng mẹ hoặc xa hơn đều là vợ chung của những người chồng
chung (trừ anh em trai của họ ra); và “Những người chồng đó không gọi
nhau bằng anh em nữa, mà gọi nhau là Punaluan, nghóa là bạn thân, có
thể nói là cùng hội”[38,tr.67]. Đó là hình thức cổ điển của một kết cấu
gia đình theo kết cấu chung chồng, chung vợ với nhau trong phạm vi một
gia đình nhất đònh, nhưng phải loại trừ những anh em trai của các người
vợ, mặt khác cũng phải loại trừ tất cả những chò em gái của các người
chồng nữa. Xét về tính chất thì gia đình Punaluan vẫn theo chế độ quần
hôn, những đứa trẻ sinh ra dòng dõi họ mẹ đóng vai trò quyết đònh, do
ngưỡi ta không biết chắc chắn người cha đích thực của đứa bé, nhưng lại


- 16 biết chắc chắn người mẹ của đứa trẻ và chế độ mẫu hệ đã ngự trò trong
hình thức gia đình này.
Đến cuối thời đại mông muội và chuyển sang thời đại dã man đã
hình thành những gia đình cặp đôi. Quan hệ hôn nhân trong gia đình
trong thời kỳ này thực hiện theo hình thức kết hôn từng cặp trong một
thời gian dài hay ngắn và có thể bò cắt đứt dễ dàng do yêu cầu của bên
này hay bên kia. Trong số vợ rất đông của mình, người đàn ông có một
người vợ chính thức và trong số nhiều người chồng khác, anh ta là người
chồng chính của người đàn bà ấy. Con cái sinh ra vẫn chỉ biết mẹ của
mình mà thôi. “Trong giai đoạn này, một người đàn ông sống chung với
một người đàn bà song việc có nhiều vợ và việc không chung tình khi có
dòp vẫn là quyền của người đàn ông”[38,tr. 80]. Theo Ph.Ăngghen, đặc
trưng của gia đình cặp đôi đó là: thứ nhất, thường thì người phụ nữ phải
triệt để chung tình trong thời gian sống với người chồng và tội ngoại tình
của họ sẽ bò trừng trò một cách tàn ác. Tuy thế, mối liên hệ vợ chồng vẫn
có thể bò bên này hay bên kia cắt đứt một cách dễ dàng, con cái chỉ thuộc

về mẹ. Thứ hai, trong tình trạng ngày càng mở rộng việc cấm không cho
những người cùng dòng máu kết hôn với nhau như thế, qui luật đào thải
tự nhiên tiếp tục phát huy tác dụng. Từ khi có chế độ hôn nhân cặp đôi
thì cũng là lúc bắt đầu có việc cướp và mua đàn bà - đó là những triệu
chứng phổ biếân, bởi vì, chẳng qua chúng chỉ đơn thuần là phương thức
kiếm vợ. Đề cập đến cơ sở kinh tế của gia đình cặp đôi, Ph.Ăngghen cho
rằng gia đình cặp đôi, vì bản thân nó quá yếu ớt và quá không vững chắc
để có thể nẩy sinh sự cần thiết có một kinh tế gia đình riêng, hoặc làm


- 17 nẩy sinh một nguyện vọng có một kinh tế như thế, nên nó không thể hủy
bỏ được nền kinh tế cộng sản nguyên thủy do thời trước để lại. Trong nền
kinh tế cộng sản nguyên thủy, người phụ nữ giữ vai trò chủ yếu, là cơ sở
kinh tế của những hình thái gia đình đầu tiên. Những người phụ nữ giữ vò
trí thống trò trong nền kinh tế ấy thường thuộc về một thò tộc, trong khi đó
những người đàn ông lại thuộc thò tộc khác, quan hệ thân tộc chỉ đựơc
xác lập theo hệ mẹ. Đó là sơ sở của việc hình thành chế độ mẫu hệ ở xã
hội cộng sản nguyên thủy: con cái theo họ mẹ và kế thừa tài sản do mẹ
chúng để lại. Như vậy, đặc trưng của gia đình quần hôn trong xã hội cộng
đồng nguyên thủy là: tính giao tập thể, kinh tế cộng đồng nguyên thủy,
chế độ mẫu hệ, bình đẳng và không có áp bức giữa các thành viên.
Ph.Ăngghen cũng phân tích nguyên nhân khiến gia đình cặp đôi
phát triển thành gia đình một vợ một chồng. Theo Ph.Ăngghen, muốn gia
đình cặp đôi phát triển thành gia đình một vợ một chồng vững chắc, cần
có những nguyên nhân khác, ngoài những nguyên nhân đã tác động từ
trứơc đến nay. Của cải ấy, một khi đã trở thành sở hữu riêng của các gia
đình riêng rẽ và một khi đã tăng lên nhanh chóng, thì đánh một đòn rất
mạnh vào xã hội dựa trên chế độ hôn nhân cặp đôi và trên thò tộc mẫu
quyền. Hôn nhân cặp đôi đã đưa vào gia đình một yếu tố mới. Theo sự
phân công lao động tồn tại trong gia đình thời bấy giờ, người chồng có

nhiệm vụ đi kiếm thức ăn và những công cụ lao động cần thiết cho việc
kiếm thức ăn, do đó anh ta là người sở hữu những công cụ ấy; khi ly hôn
người chồng mang công cụ đi, còn người vợ giữ lại các công cụ gia đình.
Theo phong tục thònh hành trong xã hội ấy, người chồng cũng là người sở


- 18 hữu một nguồn thức ăn mới tức là gia súc, và sau này lại là người sở hữu
một loại công cụ lao động mới, tức là nô lệ. Vậy là của cải dần dần tăng
thêm, một mặt, trong gia đình của cải đó mang lại cho người chồng có
một đòa vò quan trọng hơn người vợ và mặt khác, của cải đó khiến người
chồng có xu hướng lợi dụng đòa vò vững vàng hơn ấy để đảo ngược trật tự
thừa kế cổ truyền, đặng có lợi cho con mình. Vì vậy, trước hết phải xóa
bỏ chế độ mẫu quyền. Theo Ph.Ăngghen, sự thay đổi này như là một
cuộc cách mạng “vì cuộc cách mạng đó – một trong những cuộc cách
mạng triệt để nhất mà nhân loại đã trải qua”[38,tr.92]. Quyền chuyên
chế của đàn ông một khi được xác lập thì kết quả đầu tiên của nó thể
hiện ra trong hình thức trung gian đã xuất hiện lúc đó, tức là gia đình gia
trưởng. Nét đặc trưng chủ yếu của hình thức gia đình gia trưởng không
phải là chế độ nhiều vợ, mà là việc thu nhận những người nô lệ và quyền
gia trưởng. Hình thức gia đình đó đánh dấu bước chuyển từ chế độ hôn
nhân cặp đôi sang chế độ một vợ một chồng. Để đảm bảo sự thành thực
của người vợ, do đó đảm bảo việc con cái đích thực là do người cha đẻ ra,
người vợ buộc phải phục tùng quyền lực tuyệt đối của người chồng; nếu
người chồng có giết vợ chăng nữa thì cũng chỉ thực hiện quyền của mình
mà thôi. Gia đình gia trưởng là gia đình bao gồm nhiều thế hệ con cháu
cùng một người cha và tất cả vợ con của họ đều sống chung trong cùng
một nhà, cùng canh tác ruộng đất, ăn và mặc nhờ vào những dự trữ chung
phần sản phẩm thừa ra của họ. Cộng đồng đặt dưới quyền tối cao của chủ
nhà. Phụ nữ và các công việc của phụ nữ đều đặt dưới quyền của bà chủ
nhà, thường thường là vợ của chủ nhà. Bà ta có tiếng nói quan trọng,



- 19 thường quyết đònh việc lựa chọn chồng cho các cô thiếu nữ trong cộng
đồng. Nhưng quyền tối cao thuộc về hội đồng gia đình, về hội nghò toàn
thể các thành viên.
Bước sang chế độ chiếm hữu nô lệ, trong xã hội bắt đầu xuất hiện
hình thức hôn nhân cá thể - một vợ, một chồng. Gia đình một vợ một
chồng nẩy sinh ra từ những gia đình cặp đôi vào lúc giao thời giữa giai
đoạn giữa và giai đoạn cao của thời đại dã man. Đó là kết quả của sự
phát triển của lực lượng sản xuất, chế độ chiếm hữu tư nhân ra đời, sự
phân hóa giai cấp trong xã hội và sự hình thành nhà nước. Theo
Ph.Ăngghen “Hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều
kiện tự nhiên, mà dựa trên những điều kiện kinh tế - tức là trên thắng lợi
của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng và tự phát”[38,tr.103].
Trong chế độ hôn nhân cá thể một vợ một chồng, gia đình trở thành một
đơn vò kinh tế riêng lẻ, kết cấu qui mô thu hẹp hơn, quan hệ vợ với
chồng, cha mẹ với con cái mang tính phục tùng và bất bình đẳng, chế độ
mẫu quyền bò sụp đổ, chế độ phụ quyền ra đời. Gia đình một vợ một
chồng khác với gia đình cặp đôi ở chỗ quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơn
nhiều, hai bên không có thể tùy ý ly dò nhau được nữa. Nhưng chế độ một
vợ một chồng có tính chất đặc biệt là; một vợ một chồng chỉ riêng đối với
người đàn bà, chứ không phải đối với người đàn ông. Chế độ một vợ một
chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự
nhiên, mà dựa trên những điều kiện kinh tế, tức là sự thắng lợi của sở
hữu tư nhân với sở hữu công cộng nguyên thủy. Sự thống trò của người
chồng trong gia đình, sự sinh đẻ ra những đứa con chỉ có thể là con của


- 20 người chồng và phải được quyền thừa hưởng tài sản của người ấy - đấy là
những mục đích đặc biệt của chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Tuy

nhiên, chế độ hôn nhân cá thể một vợ một chồng cũng có mặt trái của nó,
Ph.Ăngghen viết: “Sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lòch sử là
trùng với sự phát triển của sự đối kháng giữa chồng và vợ trong hôn nhân
cá thể, và sự áp bức giai cấp đầu tiên là trùng với sự nô dòch của đàn ông
với đàn bà”[38,tr.104]. Một khi xuất hiện tình trạng chênh lệch về của
cải, lao động làm thuê cũng xuất hiện lẻ tẻ bên cạnh lao động nô lệ và
đồng thời, với tư cách là bạn đường tất yếu của lao động làm thuê, nghề
mại dâm chuyên nghiệp của những phụ nữ tự do cũng xuất hiện bên cạnh
việc nữ nô lệ bắt buộc phải hiến thân cho nam giới.
Gia đình dựa trên hôn nhân một vợ một chồng được hình thành từ chế
độ chiếm hữu nô lệ, trải qua các chế độ xã hội phong kiến, tư bản chủ
nghóa và ngay cả sau này trong xã hội tương lai cũng xây dựng trên cơ sở
hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên, ở từng giai đoạn khác nhau gia
đình có những nét đặc thù riêng. Trong xã hội dựa trên chế độ tư hữu tư
nhân và có đối kháng giai cấp, thì trong các tầng lớp nhân dân lao động
cũng đã xuất hiện mầm mống của hôn nhân gia đình mới mà hôn nhân
không chủ yếu do mục đích kinh tế mà vì thừa kế tài sản. Trong xã hội
chiếm hữu nô lệ, mặc dù đã xây dựng hôn nhân một vợ một chồng,
nhưng người đàn ông thực chất có nhiều tỳ thiếp, thực chất đó là chế độ
hôn nhân đa thê. Ph.Ăngghen viết “Sự tồn tại của chế độ nô lệ bên cạnh
chế độ một vợ một chồng, sự có mặt của những người nô lệ trẻ, đẹp, hoàn
toàn thuộc về người đàn ông- đó là điều ngay từ đầu đã khiến chế độ một


- 21 vợ một chồng có tính chất đặc biệt là: một vợ một chồng chỉ riêng đối với
người đàn bà, chứ không phải đối với đàn ông”[38,tr.101]. Trong suốt
thời kỳ trung cổ, tình yêu không được coi trọng, người ta không thể nói
tới tình yêu giữa người đàn ông và người đàn bà, càng không thể nói tới
quyền tự do yêu đương, tự do kết hôn. Tình yêu xuất hiện giữa họ có
chăng chỉ là do nghóa vụ chứ không hoàn toàn do khát vọng của hai

người, tình yêu đó không phải là nguyên nhân dẫn đến hôn nhân, mà là
kết quả của hôn nhân.
Trong xã hội phong kiến, do sản xuất dựa trên nông nghiệp mà vai
trò của người đàn ông được đề cao, từ đó hình thành tính gia trưởng của
người chồng, người cha trong gia đình. Tư tưởng trọng nam kinh nữ hình
thành, người đàn ông có nhiều thê, thiếp, do vậy ở xã hội phong kiến chỉ
là chế độ một chồng của người phụ nữ và chế độ đa thê của đàn ông với
tư tưởng “trai năm thê, bẩy thiếp, gái chính chuyên một chồng”. Mặt
khác, trong xã hội phong kiến hôn nhân không dựa trên tình yêu nam nữ
mà do cha mẹ quyết đònh. Đối với hôn nhân gia đình trong xã hội tư bản,
Ph.Ăngghen đã phê phán một cách gay gắt đối với hình thái gia đình tư
sản hiện đại mà các nhà tư sản khi đó tán dương như là một hình thức hôn
nhân và gia đình lý tưởng, như một hiện thân cao cả của đạo đức. Bởi vì,
theo Ph.Ăngghen trong xã hội tư bản hôn nhân cũng không thể dựa trên
tự nguyện giữa nam và nữ mà bò ràng buộc bởi mối quan hệ giai cấp, “vì
vậy hôn nhân luôn luôn là hôn nhân có tính toán” [38,tr.112]. Tình yêu
hôn nhân trong chế độ này là sự tự do trong khuôn khổ giai cấp tư sản qui
đònh và bò chi phối bởi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Và


×