Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Phật giáo lý trần trong mối quan hệ với văn hóa dân gian bản địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.56 MB, 165 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐẶNG TRẦN MINH HIẾU

PHẬT GIÁO LÝ-TRẦN
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
VĂN HÓA DÂN GIAN BẢN ĐỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.70

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐẶNG TRẦN MINH HIẾU

PHẬT GIÁO LÝ-TRẦN
TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
VĂN HÓA DÂN GIAN BẢN ĐỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.70

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN CÔNG LÝ



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


Văn bản luận văn này đã được chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng chấm
luận văn Thạc sĩ ngày 25 tháng 10 năm 2013.

Ý kiến của người hướng dẫn khoa học

PGS. TS. Nguyễn Công Lý


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi tới Ban giám hiệu, Phịng Sau Đại học và Khoa
Văn hóa học trường Đại học KHXH&NV TP.HCM sự kính trọng và tự hào vì
đã được học tập tại Trường trong khóa cao học vừa qua.
Xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Cơng Lý. Thầy đã
tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ và đưa ra những chỉ dẫn quý báu
trong suốt thời gian làm luận văn, giúp tơi hồn thành tốt cơng trình nghiên
cứu của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo công tác tại Khoa
Văn hóa học trường Đại học KHXH&NV TP.HCM và các thầy cô giáo cộng
tác đã dạy lớp cao học Văn hóa học khóa 2010.
Xin cảm ơn các anh chị và các bạn là học viên cao học Văn hóa học
khóa 2010, những người đã giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ các kinh nghiệm quý giá
và là những người bạn đồng mơn tuyệt vời mà tơi may mắn có được. Xin cảm
ơn anh Đinh Thiện Phương đã nhiệt tình chỉ bảo nhiều điều có ý nghĩa thiết
thực cho luận văn của tôi.
Cuối cùng tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình, nhất là người bố và người
mẹ kính u, cũng như người chồng yêu quý, những người luôn dõi theo và

động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Tác giả luận văn
Đặng Trần Minh Hiếu


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và được trích nguồn đầy đủ.

Tác giả luận văn
Đặng Trần Minh Hiếu


MỤC LỤC
DẪN NHẬP ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ........................................ 11
6. Bố cục của luận văn .......................................................................... 12
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.................................................. 13
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ TIẾP CẬN ............................................... 13
1.1.1. Các khái niệm ............................................................................. 13
1.1.2. Các lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu ...................................... 22
1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN ..................................... 25
1.2.1. Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam ........................................... 25
1.2.2. Thời đại Lý - Trần ...................................................................... 29
1.2.3. Phật giáo Lý - Trần trong tiến trình Phật giáo Việt Nam ............. 36

1.3. VĂN HÓA DÂN GIAN BẢN ĐỊA TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA
VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN ................................................................ 42
1.3.1. Nhìn từ thời gian văn hóa............................................................ 44
1.3.2. Nhìn từ khơng gian văn hóa ........................................................ 45
1.3.3. Nhìn từ chủ thể văn hóa .............................................................. 46
TIỂU KẾT ................................................................................................ 48
CHƯƠNG 2 : PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
VĂN HÓA DÂN G IAN BẢN Đ ỊA XÉT TRÊN BÌN H D IỆN PHI
VẬT THỂ ................................................................................................... 50
2.1. PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN TRONG QUAN HỆ VỚI TÍN NGƯỠNG
DÂN GIAN .............................................................................................. 50
2.1.1. Phật giáo Lý - Trần trong quan hệ với tín ngưỡng thờ Nữ thần ... 51
2.1.2. Phật giáo Lý - Trần trong quan hệ với tín ngưỡng thờ nhân thần 58


2.2. PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN TRONG QUAN HỆ VỚI LỄ HỘI DÂN
GIAN ....................................................................................................... 65
2.2.1. Không gian thiêng liêng Phật giáo đồng thời là không gian
lễ hội ................................................................................................... 66
2.2.2. Nghi lễ cúng Phật trong lễ hội dân gian bảo lưu văn hóa truyền
thống .................................................................................................... 67
2.2.3. Lễ hội cúng Phật - sân khấu của diễn xướng dân gian ................. 73
2.3. PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN TRONG QUAN HỆ VỚI VĂN HỌC DÂN
GIAN ....................................................................................................... 84
2.3.1.

Truyện cổ tích mang màu sắc Phật giáo .................................. 84

2.3.2. Truyện kỳ ảo thời Lý - Trần mang màu sắc Phật giáo ................. 87
2.3.3. Yếu tố dân gian trong thơ Thiền Lý - Trần................................ 101

2.4. PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN ĐỊNH HÌNH TƯ TƯỞNG MỘT PHẬT
GIÁO VIỆT NAM ................................................................................. 105
TIỂU KẾT .............................................................................................. 111
CHƯƠNG 3 : PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
VĂN HÓA DÂ N G IAN BẢN Đ ỊA XÉT TRÊN BÌNH DIỆN VẬT
TH Ể........................................................................................................... 113
3.1. PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN TRONG QUAN HỆ VỚI NGHỆ THUẬT
TẠO HÌNH DÂN GIAN ........................................................................ 113
3.1.1.

Tính dân gian trong kiến trúc chùa tháp thời Lý - Trần ......... 113

3.1.2. Tính dân gian trong điêu khắc và hội họa Phật giáo thời
Lý - Trần .......................................................................................... 116
3.1.3. Ảnh hưởng của Phật giáo Lý - Trần trong kiến trúc dân gian .... 122
3.1.4. P hậ t giáo - nguồ n cảm tác cho nghệ thuật gốm sứ thời
Lý - Trần ......................................................................................... 123
3.2. PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN TRONG QUAN HỆ VỚI ẨM THỰC DÂN
GIAN ..................................................................................................... 126
TIỂU KẾT .............................................................................................. 131
KẾT LUẬN................................................................................................ 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 136
PHỤ LỤC .................................................................................................. 151


1. Chùa tháp thời Lý - Trần ................................................................ 151
2. Lễ hội chùa thời Lý - Trần .............................................................. 153
3. Điêu khắc trang trí thời Lý - Trần ................................................... 155



1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Đạo Phật - một tôn giáo ngoại nhập - chung sống với người dân Việt đã
hơn hai mươi thế kỷ, tinh thần và tư tưởng Phật giáo đã hòa cùng với tinh thần
dân tộc. Tinh thần ấy biểu hiện ở mọi mặt của cuộc sống tạo thành một bức
tranh Phật giáo mang đặc trưng của riêng người dân Việt. Văn hóa dân gian
chính là mảng màu quan trọng làm nền cho bức tranh. Đó là dịng văn hóa gần
gụi, dễ đi vào lịng người, được tạo ra và tinh chọn bởi nhân dân. Văn hóa dân
gian Việt Nam với những đặc điểm của nó ít nhiều cũng quyết định cách thức
tiếp nhận các yếu tố văn hóa ngoại nhập. Vì vậy, muốn thấy rõ mối liên quan
mật thiết giữa đạo Phật với dân tộc Việt Nam như thế nào thì khơng thể khơng
tìm hiểu sự ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa Phật giáo và văn hóa dân
gian Việt Nam.
Chúng tơi chọn thời đại Lý - Trần để nghiên cứu mối quan hệ ràng
buộc này bởi những lý do sau đây: thứ nhất, đạo Phật du nhập vào Việt Nam
đã trải qua nhiều thăng trầm, đã dần bén rễ trong văn hóa dân tộc và đã phát
triển rực rỡ nhất, đạt được nhiều đỉnh cao nhất vào thời đại Lý - Trần. Thứ
hai, Phật giáo đầu tiên vốn được tiếp biến trong văn hóa dân gian từ những thế
kỷ đầu cơng ngun nhưng vì nhiều lý do đã suy yếu và được phục hồi lại rực
rỡ và tinh túy hơn trong thời đại Lý - Trần. Ở thời đại này, Phật giáo đã có sự
chuyển mình trở thành một tơn giáo nhập thế, hộ quốc an dân với sức sống
mãnh liệt. Tinh thần cao cả của Phật giáo đã len lỏi vào tận cùng những hoạt
động thường ngày nhất của cuộc sống. Phật giáo lúc này mang đậm bản sắc
dân tộc, mang hơi thở của văn hóa dân gian Việt Nam.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo Lý - Trần với văn hóa dân gian
bản địa là một trong những mối dây quan trọng giúp chúng tơi có thể suy
đốn được q trình hình thành cũng như giải mã những nguyên nhân sâu xa
sự phồn thịnh và phát triển của Phật giáo Lý - Trần ít nhiều xuất phát từ chính



2
văn hóa bản địa Việt Nam. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo Lý Trần và văn hóa dân gian Việt Nam cịn nhằm khẳng định căn tính đặc thù
của Phật giáo Việt Nam, khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử của những di sản
Phật giáo Việt Nam, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc, góp
phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.
Đồng bằng Bắc bộ là vùng đất mang dấu ấn tiêu biểu cho đời sống văn
hóa, tinh thần và tâm linh của người Việt, là trung tâm văn hóa, điểm hội tụ
tinh hoa của bốn phương đất nước. Đặc điểm lớn nhất của văn hóa tâm linh
đồng bằng Bắc bộ là sự dung hợp hài hịa giữa các tơn giáo trong đó có Phật
giáo với tín ngưỡng, phong tục của người Việt, đặc biệt hơn cả là tín ngưỡng
dân gian. Điều này được biểu hiện rõ nhất qua tín ngưỡng, lễ nghi, lễ hội, văn
học, văn nghệ, kiến trúc, điêu khắc… trong văn hóa vùng đồng bằng Bắc bộ.
Vì thế, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo và văn hóa dân gian của
vùng đất này có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc bảo tồn và giữ gìn các
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Mặc dù khơng phải là một insider 1 của Phật giáo, nhưng cảm tình dành
cho tơn giáo này đủ để chúng tơi có niềm say mê với lĩnh vực mình đang tìm
hiểu. Bản thân người viết cũng rất mong muốn có cơ hội trau dồi thêm tinh
thần nhân văn cao cả của Phật giáo và bồi dưỡng tình u văn hóa dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Trong đề tài này, có hai nội dung nghiên cứu lớn và thường được coi là
độc lập, đó là Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Lý - Trần nói riêng và
văn hóa dân gian Việt Nam.
Lịch sử nghiên cứu một cách độc lập hai nội dung này rất phong phú,
đa dạng. Người viết có thể chưa nắm hết được nguồn tài liệu này, ở đây xin
được điểm qua những cơng trình tiêu biểu.
1


Insider: người nghiên cứu trong cuộc; nghiên cứu trong chính lĩnh vực quen thuộc và hiểu tương đối đầy đủ,
rõ ràng về lĩnh vực ấy.


3
2.1.

Nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Lý - Trần

nói riêng khơng phải là một vấn đề hoàn toàn mới. Theo những tài liệu mà
chúng tơi tiếp cận được thì trước chúng tơi, đã có rất nhiều cơng trình, bài viết
có liên quan đến Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Lý - Trần.
Nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam nói chung có thể khái quát theo một
số hướng chính như sau:
Hướng thứ nhất nghiên cứu Phật giáo Việt Nam như một tôn giáo trong
hệ thống các tơn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam.Theo hướng nghiên cứu này có
các cơng trình Đạo Phật Việt Nam của Thích Đức Nghiệp, Phật giáo với dân
tộc của Thích Thanh Từ. Hai cơng trình này đã đề cập đến mặt văn hóa và tư
tưởng, vai trị của Phật giáo trong đời sống sinh hoạt và tâm linh của người
Việt. Cơng trình Tơn giáo và lịch sử văn minh nhân loại - Phật giáo Việt Nam
và thế giới của Đinh Lực - Nhất Tâm đã nói lên được giá trị văn hóa Phật giáo
trong đời sống tư tưởng Việt Nam. Trong các cơng trình trên, các tác giả
đương nhiên sử dụng phương pháp tôn giáo học để nghiên cứu và trình bày
quan điểm của họ.
Hướng thứ hai nghiên cứu Phật giáo Việt Nam như một yếu tố lịch sử,
văn hóa trong tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trước hết phải nói đến
các cơng trình nghiên cứu của các tu sĩ Phật giáo, điển hình như: Thích Mật
Thể với Việt Nam Phật giáo sử lược, Lê Mạnh Thát với Lịch sử Phật giáo
Việt Nam, Thích Minh Tuệ với Lịch sử Phật giáo Việt Nam. Các cơng trình

này đề cập đến những khía cạnh lịch sử của Phật giáo một cách rõ nét theo
trục thời gian trong lịch sử dân tộc. Và không thể không kể đến bộ Việt Nam
Phật giáo sử luận - 3 tập của Nguyễn Lang. Cơng trình quy mơ này khơng chỉ
nêu các vấn đề lịch sử của Phật giáo Việt Nam mà cịn có sự luận bàn về lịch
sử Phật giáo cũng như chép lại hành trạng về các vị danh tăng, tu sĩ Phật giáo
ở Việt Nam.


4
Về mặt văn hóa, Phật giáo được đề cập đến trong các cơng trình của các
tác giả như: Đào Duy Anh với Việt Nam văn hóa sử cương, Trần Quốc Vượng
với Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm với Tìm về bản sắc văn hóa
Việt Nam, Phan Ngọc với Bản sắc văn hóa dân tộc, Nguyễn Khắc Thuần với
Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam - tập 2… Trong các cơng trình này, Phật
giáo được xem như một yếu tố văn hóa hiện hữu trong tiến trình văn hóa dân
tộc Việt Nam. Cơng trình Phật giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng
Duy đã phân tích rất rõ vai trị của Phật giáo với văn hóa dân tộc, đưa ra nhiều
dẫn chứng về sự ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo với văn hóa Việt Nam.
Đáng tiếc là, tác giả chỉ liệt kê những vấn đề hiện tồn và suy luận chứ chưa
phân tích sự giao thoa văn hóa và chưa chỉ rõ nguyên nhân sâu xa của các vấn
đề văn hóa.
Hướng thứ ba nghiên cứu các yếu tố văn hóa của Phật giáo Việt Nam
như thơ văn, mỹ thuật, nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc... Thích Tâm Thiện
trong cơng trình Tư tưởng mỹ học Phật giáo đã đề cập đến vấn đề kiến trúc
Phật giáo qua các tranh tượng, cách bài trí trong khơng gian chùa chiền,
nhưng cơng trình chưa có sự phân tích cụ thể kiến trúc và ý nghĩa của nó qua
các thời đại. Cơng trình Kiến trúc Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Bá Lăng
đã đi vào nghiên cứu sâu vào vấn đề kiến trúc Phật giáo, chỉ ra những những
đặc trưng trong kiến trúc Phật giáo, đặc biệt là ngôi chùa. Các cơng trình theo
hướng nghiên cứu này thường sử dụng phương pháp và thao tác nghiên cứu

như nghệ thuật học, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích, liệt kê, mơ tả và
hướng tiếp cận liên ngành. Bên cạnh đó cịn có một loạt bài viết của nhà
nghiên cứu Chu Quang Trứ đã giới thiệu về kiến trúc, điêu khắc Phật giáo qua
các ngôi chùa, tượng Phật, chuông đồng cụ thể ở Bắc bộ Việt Nam.
Ngoài ra, yếu tố Phật giáo còn xuất hiện nhiều trong các tác phẩm hội
họa, văn học, ảnh chụp…


5
Trong khi đó, các cơng trình nghiên cứu về Phật giáo Lý - Trần cũng
được triển khai theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau, có thể khái quát theo
một số hướng sau:
Thứ nhất, Phật giáo Lý - Trần được tiếp cận như một yếu tố lịch sử.
Trong các cơng trình đã nêu ở trên như Việt Nam Phật giáo sử lược của Thích
Mật Thể, Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Lang, Lịch sử Phật giáo
Việt Nam (tập 1, 2) của Lê Mạnh Thát…, Phật giáo Lý - Trần được tiếp cận
như một giai đoạn phát triển hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam trong suốt
chiều dài lịch sử của Phật giáo trên đất Việt. Trong các cơng trình trên, các tác
giả đã tập trung làm rõ sự hình thành và phát triển của Phật giáo, những nội
dung giáo lý, tư tưởng cơ bản của đạo Phật, đặc biệt là q trình du nhập, hịa
nhập và những đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam. Đồng thời những
cuốn sách trên cũng bước đầu chỉ ra những đặc điểm đặc trưng của Phật giáo
Lý - Trần và so sánh với Phật giáo nguyên thủy.
Thứ hai là tiếp cận từ các thành tố kiến trúc, mỹ thuật, văn thơ… của
Phật giáo Lý - Trần. Nghiên cứu về kiến trúc, mỹ thuật Phật giáo Lý - Trần:
cơng trình Kiến trúc Phật giáo Việt Nam đã khái quát được một số đặc điểm
kiến trúc chùa Việt Nam từ thời Trần trở về trước. Tác giả Nguyễn Phi Hoanh
đã khái quát về kiến trúc chùa Việt Nam trong thời đại Lý - Trần trong cơng
trình Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu về văn thơ Phật giáo Lý - Trần: đây là mảng nghiên cứu có

rất nhiều cơng trình đáng kể, như cuốn Những truyện cổ Việt Nam mang màu
sắc Phật giáo của tác giả Thích Trung Hậu bước đầu tập hợp những truyện cổ
dân gian người Việt chứa đựng tinh thần Phật giáo. Công trình Thơ văn Lý Trần (3 tập) của Viện Văn học đã sưu tầm tương đối đầy đủ các tác giả tác
phẩm của văn học thời đại này. Đi vào phân tích sâu sắc hơn có bài viết Về
cách tiếp cận truyện thời Lý - Trần của Nguyễn Phạm Hùng đã cung cấp một
vài hướng tiếp cận giá trị tư tưởng Phật giáo trong truyện ký thời Lý - Trần.
Nhưng mang tính tổng hợp và sâu sắc nhất là cơng trình Bản sắc dân tộc


6
trong văn học Thiền tông thời Lý Trần (1997) và Văn học Phật giáo thời Lý Trần: diện mạo và đặc điểm (2002) của Nguyễn Công Lý. Trong lời giới thiệu
cơng trình, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đình Chú đã khẳng định cơng trình
khơng chỉ “khơi phục diện mạo và phát hiện đặc điểm văn học Phật giáo Lý Trần” mà cịn “làm rõ hơn mối quan hệ giữa tơn giáo với văn học trong sự
sống nhân loại nói chung, trong đó có Phật giáo và văn học ở thời kỳ Lý Trần nói riêng” [Nguyễn Cơng Lý 2002a: 8 - 9].
Thứ ba là nghiên cứu Phật giáo Lý - Trần như một tư tưởng quan trọng
trong văn hóa Việt Nam, như là nhân tố tạo nên truyền thống hào hùng của
dân tộc. Ở hướng nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra quá trình hình thành và
phát triển của hệ tư tưởng Phật giáo Lý - Trần; vai trò của Phật giáo thời đại
Lý - Trần đối với văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội Đại Việt; phân tích những
mối quan hệ ràng buộc với Phật giáo Lý - Trần, giải mã quá trình hình thành
phát triển của Phật giáo Lý - Trần nhằm chỉ ra các động cơ tiềm ẩn bên trong
để Phật giáo Lý - Trần có được các đặc trưng riêng có. Trong hướng tiếp cận
này chưa có cơng trình nào mang tính chun mơn hóa cao. Đa số đều là các
bài viết khoa học ngắn lý giải khái quát các mối quan hệ và chưa tập trung
vào khai thác các minh chứng cụ thể từ văn hóa dân gian Việt Nam.
2.2.

Văn hóa dân gian cũng là nội dung nghiên cứu vô cùng rộng lớn, số

lượng cơng trình nghiên cứu ngày càng nhiều và đa dạng. Ở đây, chúng tôi chỉ

đề cập đến một số cơng trình tiêu biểu mà chúng tơi có thể áp dụng vào
nghiên cứu đề tài của luận văn chứ khơng liệt kê các tác phẩm nghiên cứu văn
hóa dân gian theo dịng lịch đại. Có thể khái qt thành các hướng tiếp cận
khác nhau:
Một là, hướng nghiên cứu văn hóa dân gian và văn hóa dân gian bản
địa như một chỉnh thể. Hướng nghiên cứu này cung cấp nền tảng lý luận cho
những người muốn nghiên cứu về văn hóa dân gian. Nghiên cứu lý luận về
văn hóa dân gian ở Việt Nam bắt nguồn từ nghiên cứu lý luận về văn học dân
gian. Trong đó đáng kể đến là hai cơng trình Tìm hiểu tiến trình văn học dân


7
gian Việt Nam của Cao Huy Đỉnh (1974) và Nghiên cứu tiến trình lịch sử của
văn học dân gian Việt Nam của Đỗ Bình Trị (1978). Cơng trình Tìm hiểu
những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện “Tấm Cám” của Đinh Gia Khánh
khơng chỉ tìm hiểu tình tiết, cốt truyện đơn thuần mà bắt đầu đi sâu vào những
vấn đề lý luận của văn hóa dân gian. Những năm 80 của thế kỷ XX là thời kỳ
văn hóa dân gian được quan tâm và chú ý đến nhiều. Hai cuốn Văn hóa dân
gian - những lĩnh vực nghiên cứu và Văn hóa dân gian - những phương pháp
nghiên cứu của nhiều tác giả do Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian biên soạn
đã tập trung chuyên sâu vào nội dung lý luận văn hóa dân gian. Bên cạnh đó,
cơng trình Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian của Đinh Gia Khánh đã nêu
ra quan niệm và quy phạm văn hóa dân gian ở Việt Nam. Tiếp đó là cuốn Dẫn
luận nghiên cứu folklore Việt Nam, sau được bổ sung, đổi thành Tiếp cận kho
tàng folklore Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh cũng góp phần to lớn vào hệ
thống lý thuyết tiếp cận để nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam.
Hai là, hướng nghiên cứu một bộ phận hay một phương diện nào đó
của văn hóa dân gian bản địa, hoặc sưu tầm, tuyển tập các sáng tác dân gian.
Nội dung nghiên cứu này ở nước ta đã được quan tâm từ lâu. Những tác phẩm
như Báo cực truyện, Ngoại sử ký được biết đã ra đời vào khoảng thế kỷ XI,

XII trở về trước. Tiếp đó vào thế kỷ XIV là các sách Việt điện u linh của Lý
Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (sau này được Vũ Quỳnh
rồi Kiều Phú cuối thế kỷ XV đã tân đính, bổ sung thêm). Những tuyển tập
trên đã tập hợp những truyện truyền kì trong dân gian thể hiện lòng tin tưởng
của người dân Đại Việt đối với thần linh thiêng liêng. Việt điện u linh tập
(1329) viết về cõi linh thiêng nơi điện thờ nước Việt, là cơng trình sưu tầm
thần tích, thần phả được triều đình sắc phong Thần. Cịn Lĩnh Nam chích quái
viết khoảng cuối thế kỷ XIV, là truyện dân gian của nước Đại Việt, đặc biệt
trong thời Lý - Trần. Và sau này, vào cuối thế kỷ XV, Ngô Sĩ Liên đã dựa vào
đó để biên soạn phần Ngoại kỷ của bộ chính sử Đại Việt sử ký tồn thư. Nam
Ông mộng lục của Lê Trừng viết vào đầu thế kỷ XV được coi như tác phẩm


8
bản lề giữa văn xuôi tự sự thời Lý - Trần (X - XIV) và văn xuôi tự sự thời Lê
sơ (XV - đầu XVI), nhưng nằm trong mạch của văn học Lý - Trần đều lấy
những tư liệu từ văn hóa dân gian thời Lý - Trần để xây dựng nên. Hai bộ
sách thuộc về thời hiện đại nhưng rất có giá trị trong tìm hiểu văn hóa dân
gian trong đó có văn hóa dân gian thời Lý - Trần đó là Tục ngữ ca dao dân ca
Việt Nam của Vũ Ngọc Phan và bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của
Nguyễn Đổng Chi (gồm 5 tập). Và sau này cịn có bộ kho tàng về các thể loại
văn học dân gian như Kho tàng ca dao người Việt, Kho tàng tục ngữ Việt
Nam... do Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian tổ chức biên soạn, do Nguyễn
Xuân Kính chủ biên. Cuốn Thần, người và đất Việt của Tạ Chí Đại Trường
khơng chỉ tìm hiểu từng hiện tượng riêng biệt của một tín ngưỡng cụ thể hay
một vùng đất trong một thời điểm nhất định, mà là sự tổng hợp cao về q
trình phát triển của tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ thời cổ đại đến ngày
nay.
Ba là, hướng nghiên cứu những trường hợp văn hóa dân gian cụ thể: lễ
hội, tín ngưỡng. Ở phần này rất nhiều các nhà nghiên cứu như Đinh Gia

Khánh, Vũ Ngọc Khánh… đã có các cơng trình khảo cứu, sưu tầm cơng phu.
Sự dung hợp giữa Phật giáo và văn hóa tín ngưỡng dân gian là một vấn
đề đã được hầu hết các nhà nghiên cứu đồng thuận và khẳng định, nó cũng
được nhắc nhiều trong những bài viết của họ; song, đặt thành một vấn đề
nghiên cứu độc lập và cụ thể thì hầu như lại khơng có nhiều cơng trình nghiên
cứu. Theo những tài liệu hiện biết, trong một số bài viết của Trần Lâm Biền,
Chu Quang Trứ, Hà Văn Tấn… đều có nhắc tới sự dung hợp này như: “Qua
bước đi của di tích Hà Nam Ninh” của Trần Lâm Biền; “Về một vài yếu tố
mang tính triết học của kiến trúc cổ truyền Việt” của Trần Lâm Biền và
Nguyễn Hồng Kiên cũng đã bước đầu phân tích sự kết hợp này, nhưng mới
chỉ dừng ở những phân tích khái qt ban đầu.
Như vậy, dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đến các khía cạnh khác
nhau của đề tài, tuy nhiên, nghiên cứu về sự kết hợp giữa Phật giáo Lý - Trần


9
với văn hóa dân gian vẫn cịn khá lẻ tẻ và thiếu tính khái quát, hệ thống. Cho
đến thời gian gần đây, đã có vài cơng trình nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật
giáo Lý - Trần với các thành tố của văn hóa dân gian như luận văn Thạc sĩ của
Nguyễn Thị Hồng Thủy “Truyện ký đời Trần trong quan hệ với văn hóa dân
gian” đã chỉ ra những quan hệ ràng buộc giữa các đặc tính của Phật giáo thời
Trần với văn hóa dân gian thơng qua tư liệu văn chương. Hay như luận văn
Thạc sĩ của Lê Ngọc Hân “Truyện truyền kỳ Việt Nam từ khởi thủy đến
“Truyền kỳ mạn lục” có dành một chương bàn về những tác phẩm mang yếu
tố truyền kỳ thời Lý - Trần. Có thể nói hai luận văn trên là những cơng trình
nghiêm túc, cơng phu, có đóng góp, được Hội đồng khoa học đánh giá cao, đã
có phân tích khá sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học dân gian - mà truyện kể
dân gian là nhân tố tiêu biểu - với Phật giáo thời kỳ này. Đây là các tư liệu
hữu ích với chúng tơi khi nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn
chưa có một cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống sự kết

hợp giữa Phật giáo Lý - Trần và văn hóa dân gian Việt Nam, từ đó có những
đánh giá một cách khách quan và khoa học về vai trò, vị thế của Phật giáo
Lý - Trần trong đời sống văn hố - xã hội Việt Nam nói chung và văn hóa dân
gian Việt Nam nói riêng. Đây cũng là mục đích chính mà luận văn hướng tới
trong quá trình nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phật giáo Lý - Trần đặt trong mối tương quan
với văn hóa dân gian bản địa.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: nghiên cứu các giá trị văn hóa Phật giáo và giá trị văn
hóa dân gian bản địa trong phạm vi nước Đại Việt. Tức phạm vi lãnh thổ giới
hạn trong xã hội Đại Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV mà ngày nay được giới
hạn ở các vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và Nam Bắc bộ.


10
Về thời gian: từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV, những giá trị văn hóa của
thời kỳ này đã được tiếp biến và kế thừa từ các giai đoạn lịch sử trước của đất
nước.
Về chủ thể: con người xã hội Đại Việt. Đề tài nghiên cứu mối quan hệ
giữa Phật giáo Lý - Trần với văn hóa dân gian bản địa trên những cứ liệu
thuộc hệ thống giá trị văn hóa của tộc người Kinh (Việt) mà khơng xét đến
các dân tộc thiểu số khác.
Văn hóa tồn tại trong mọi hoạt động của đời sống con người mà văn
hóa dân gian là một lĩnh vực của văn hóa, nó tồn tại trong mọi hoạt động của
đời sống con người trong xã hội được truyền từ đời này sang đời khác. Như
vậy, bản thân văn hóa dân gian đã bao trùm lên văn học, nghệ thuật, sinh hoạt
văn hóa văn nghệ, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán… Chúng tôi tự nhận
thấy khả năng và thời gian nghiên cứu của bản thân có hạn nên chỉ gói gọn
nghiên cứu mối quan hệ giữa Phật giáo Lý - Trần với văn hóa dân gian bản

địa trong một số lĩnh vực chủ yếu, đó là tín ngưỡng, lễ hội dân gian, văn học
dân gian và nghệ thuật dân gian.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích trước nhất là nghiên cứu Phật giáo Lý - Trần để nhận diện các
đặc điểm văn hóa Phật giáo ở thời đại Lý - Trần và nhận diện mối quan hệ
giữa các đặc điểm đó với các đặc điểm của văn hóa dân gian bản địa.
Mục đích thứ hai là nhận định rõ vai trị, vị trí của Phật giáo Lý - Trần
trong kho tàng văn hóa dân gian người Việt và mối tương quan của nó với
tồn bộ tổng thể văn hóa dân gian bản địa.
Mục đích thứ ba là người viết muốn góp tiếng nói cho việc giữ gìn và
phát huy các giá trị của văn hóa Phật giáo thời đại Lý - Trần như một bộ phận
không thể tách rời khỏi lịch sử phát triển của văn hóa dân tộc.


11
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phật giáo Lý - Trần trong mối quan hệ với văn hóa dân gian bản địa là
một đề tài mang tính tổng hợp cao, vì vậy người viết đã sử dụng phương pháp
tiếp cận hệ thống, phương pháp so sánh và hướng tiếp cận liên ngành.
Phương pháp nghiên cứu hệ thống: đặt Phật giáo Lý - Trần trong sự
tương thuộc với các thành tố văn hóa khác của văn hóa dân gian bản địa. Từ
đó, chỉ ra những ảnh hưởng của văn hóa dân gian bản địa với sự hình thành
các đặc trưng văn hóa của Phật giáo Lý - Trần, đồng thời cũng thấy được
những tác động của Phật giáo Lý - Trần đối với văn hóa dân gian bản địa.
Phương pháp tiếp cận hệ thống ở đây là xem xét Phật giáo Lý - Trần
với tư cách là một giai đoạn của Phật giáo trong quan hệ với tôn giáo Việt
Nam như một hệ thống; xem xét Phật giáo trong quan hệ với các tín ngưỡng
dân gian và các tơn giáo khác.
Phương pháp so sánh nhằm có cái nhìn “tọa độ” trong khơng gian và
thời gian xác định, từ đó phân tích, tổng hợp và diễn giải các đặc điểm của

Phật giáo trong thời đại Lý - Trần, những biến đổi của Phật giáo Lý - Trần, và
sự thăng trầm của Phật giáo trong thời kỳ Đại Việt (so sánh lịch đại) chủ yếu
bằng cách tra cứu thư tịch cổ và các tư liệu lịch sử, dân tộc học.
Cuối cùng là hướng tiếp cận liên ngành (Sử học, Văn học, Nhân học,
Dân tộc học, Tôn giáo học, Ký hiệu học văn hóa) như một một phương pháp
nghiên cứu của luận văn nhằm lý giải cấu trúc và chức năng của vấn đề
nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện hơn.
Để hoàn thành luận văn, người viết đã sử dụng nguồn tư liệu chủ yếu từ
những cơng trình nghiên cứu về Phật giáo, kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật, sinh
hoạt tôn giáo và lễ hội; đồng thời là các tư liệu nghiên cứu về văn hóa dân
gian, các thành tố của văn hóa dân gian, sự thể hiện văn hóa dân gian và văn
hóa Phật giáo trong phong tục tập quán, nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật
biểu diễn…


12
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương.
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Phật giáo Lý - Trần trong mối quan hệ với văn hóa dân gian bản
địa xét trên bình diện phi vật thể
Chương 3: Phật giáo Lý - Trần trong mối quan hệ với văn hóa dân gian bản
địa xét trên bình diện vật thể


13

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ TIẾP CẬN

1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Tơn giáo và tín ngưỡng
Định nghĩa về tôn giáo được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhưng hiện
nay vẫn chưa có một định nghĩa nào thể hiện khái qt nhất bản chất của tơn
giáo. Có điều này là do hướng tiếp cận của mỗi nhà nghiên cứu là khác nhau,
cũng như quan điểm và ngữ cảnh nghiên cứu khác nhau. Chúng tôi cũng xuất
phát từ hướng nghiên cứu văn hóa học để xác định một khái niệm tơn giáo
phù hợp nhất cho cơng trình nghiên cứu của mình.
Xuất phát từ góc nhìn văn hóa học cũng có nhiều định nghĩa về tơn giáo
như sau:
Theo Karl Marx, tơn giáo của mỗi hình thức xã hội nhất định có “tinh
thần tơn giáo” đặc trưng. Chính những con người trong xã hội sản sinh ra tôn
giáo [Nguyễn Đăng Duy 2001: 13]. Vậy rõ ràng là con người thế nào, xã hội
thế nào thì tơn giáo hiện ra như thế.
Tôn giáo được coi như là một bộ phận của văn hóa, như trong định
nghĩa của UNESCO2, hay trong định nghĩa của nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm
Vạn như sau: “Tôn giáo là một bộ phận văn hóa tinh thần mà con người cảm
nhận được những điều của thế giới vô hình rút ra từ xã hội và tự nhiên mà họ
đang sống, tác động hư ảo vào sinh hoạt đời thường và “cuộc sống thế giới
bên kia”, theo cách suy nghĩ của nền văn hóa đang chi phối họ” [Đặng
Nghiêm Vạn 1996: 15]. Từ định nghĩa trên đây cho thấy rằng muốn lý giải

2

UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization): Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa của Liên hiệp quốc.


14
các hiện tượng tơn giáo trong xã hội thì cần phải đặt hiện tượng đó trong bối

cảnh văn hóa xã hội cụ thể.
Cơ sở của mọi tơn giáo, tín ngưỡng là niềm tin của con người vào cái gì
đó thiêng liêng, cao cả, niềm tin vào “cái thiêng”, độc lập với “cái trần tục”,
hiện hữu. Niềm tin này không đến từ bên ngồi mà từ chính bản chất của con
người, là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người. Ở mỗi cá
nhân, rộng hơn là mỗi dân tộc, địa phương, sự thể hiện của niềm tin tín
ngưỡng vào tơn giáo là khác nhau.
Tơn giáo và tín ngưỡng thường được đề cập cùng nhau nhưng theo
chúng tơi lại khơng hồn tồn giống nhau. Cũng có nhiều quan điểm khác
nhau về vấn đề này. Có người cho rằng tín ngưỡng là yếu tố cơ bản cấu thành
tơn giáo, “tín ngưỡng chỉ niềm tin tơn giáo” [Đặng Nghiêm Vạn 1996: 20 21], lại có người cho rằng tơn giáo và tín ngưỡng là hai khái niệm khác biệt
nhau [Nguyễn Đăng Duy 2001: 20 - 26]. Theo Nguyễn Đăng Duy, tín ngưỡng
là sự tin tưởng ngưỡng mộ hay là niềm tin, là điều kiện cần phải có, là điều
kiện tiên quyết để cho tôn giáo mở rộng tồn tại, hay cũng có nghĩa tơn giáo
muốn mở rộng tồn tại, phải cứu cánh ở tín ngưỡng. Trong một cơng trình
khoa học gần đây, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ngơ Đức Thịnh đã nêu ra
sự phân biệt giữa Tín ngưỡng và Tơn giáo như sau:

Tín ngưỡng

Tơn giáo

+ Chưa có hệ thống giáo lý, chỉ có

+ Hệ thống giáo lý, kinh điển

các huyền thoại, thần tích truyền

được truyền thụ ở các tu viện, thánh


miệng.

đường.

+ Chưa thành hệ thống thần điện,
mang tính chất đa thần.

+ Thần điện đã thành hệ thống,
thường dưới dạng nhất thần giáo.

+ Còn hòa nhập giữa thế giới thần

+ Tách biệt thế giới thần linh và

linh và con người, chưa mang tính

con người, xuất hiện hình thức “cứu

cứu thế.

thế”.


15
+ Gắn với cá nhân và cộng đồng
làng xã, chưa thành giáo hội.

+ Tổ chức giáo hội, hội đoàn khá
chặt chẽ, hình thành hệ thống giáo
chức.


+ Nơi thờ cúng và nghi lễ còn phân
tán và chưa thành quy ước chặt chẽ.

+ Nơi thờ cúng riêng, nghi lễ thờ
cúng chặt chẽ.

+ Mang tính chất dân gian, sinh

+ Khơng mang tính dân gian, có

hoạt của dân gian, gắn với đời sống

chăng chỉ là sự biến dạng dân gian

nơng dân.

hóa, như Phật giáo dân gian… [Ngơ
Đức Thịnh 2012: 19]

Tín ngưỡng bắt đầu từ ý thức về một dạng thần linh nào đó được quần
chúng tin rằng có thể phù hộ cho con người an cư lạc nghiệp, bình yên mạnh
khỏe, ăn nên làm ra; từ đó cộng đồng thực hiện lễ bái, tơn thờ gây thành nếp
sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy. Như vậy có thể thấy rằng niềm tin
vào tín ngưỡng chính là cơ sở để gây dựng niềm tin cho tôn giáo. Nhưng nếu
tôn giáo hướng niềm tin của con người tới sự cứu cánh cho cái chết thì tín
ngưỡng lại là niềm tin cầu mong cho hiện thực cuộc sống. Chính vì vậy, tơn
giáo muốn tồn tại trong một cộng đồng phải hịa nhập vào văn hóa cộng đồng
tức hịa nhập với tín ngưỡng bản địa. Có thể nói tơn giáo cần có niềm tin tín
ngưỡng ni dưỡng để lớn mạnh và củng cố địa vị trong mỗi cộng đồng.

Chính từ văn hóa cộng đồng, văn hóa dân gian sẽ bảo lưu nhiều tín ngưỡng cổ
xưa của mỗi một cộng đồng người cùng với những minh chứng sinh động cho
mối quan hệ giao lưu giữa các tôn giáo ngoại nhập và văn hóa bản địa.
Từ “bản địa” được dùng ở đây để chỉ thuộc tính địa vực của các sự kiện
xuất hiện trong khuôn khổ Việt cổ, ở lớp văn hóa thấp nhất của các thần tích
ghi chép về sau, hay của vài dạng thờ cúng còn thấy ngày nay.


16
1.1.1.2. Văn hóa và văn hóa dân gian
Hiện nay có tới hàng nghìn định nghĩa về văn hóa3. Sở dĩ như vậy là vì
văn hóa là một phạm trù rất rộng lớn và khó nắm bắt hết tất cả các yếu tố của
văn hóa. Hơn nữa, mỗi nhà nghiên cứu có hướng tiếp cận riêng từ mục đích
và phương pháp của mình nên cũng có thể đưa ra một định nghĩa thích hợp.
Chúng tơi coi văn hóa là nhân tố bên trong của sự phát triển xã hội để
tiếp cận vấn đề văn hóa trong đề tài. Phương pháp này cho phép tiếp cận vấn
đề nghiên cứu ở mức độ rộng rãi hơn, mềm dẻo và hợp lý hơn, nhất là khi bối
cảnh nghiên cứu lại là xã hội Việt Nam với bề dày văn hóa truyền thống.
Trong phạm vi đề tài, người viết sử dụng một số định nghĩa sau để làm
tiền đề cho nghiên cứu của mình.
Định nghĩa về văn hóa có tính chất cấu trúc luận của Phan Ngọc:
“Khơng có cái vật gì gọi là văn hóa cả và ngược lại bất kỳ vật gì cũng có cái
mặt văn hóa. Văn hóa là quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng
và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của
một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác. Nét
khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những
nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ. Tất cả mọi cái mà tộc người tiếp thu
hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác
độ khúc xạ ở một tộc người khác” [Phan Ngọc 1994: 105].
Định nghĩa về văn hóa của UNESCO, nêu trong “Tuyên bố về chính

sách văn hóa” năm 1982: “Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù về tinh thần
và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay của
một nhóm xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối
sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những
truyền thống và tín ngưỡng.” [Dương Phú Hiệp 2012: 35 - 36]

3

Ở Việt Nam vào những năm 1990, PGS. Phan Ngọc đã đưa ra con số hơn 1000 định nghĩa về văn hóa.


17
Văn hóa có những di sản văn hóa hữu thể (tangible) như đình, đền,
chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn… Có những di sản văn hóa vơ hình (intangible)
bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hóa
được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một quá trình tái tạo, “trùng tu”
của cộng đồng. Những di sản văn hóa vơ hình này theo UNESCO bao gồm cả
âm nhạc, múa, truyền thống, truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại, tư thế,
nghi thức, phong tục tập quán, y dược cổ truyền, việc nấu ăn và các món ăn,
lễ hội, bí quyết và quy trình cơng nghệ của các nghề truyền thống… Cái hữu
thể và cái vơ hình vẫn gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau, như thân xác
và tâm trí con người.4
Với hai định nghĩa của Phan Ngọc và UNESCO, chúng tôi hướng đến
cách tiếp cận văn hóa từ hai phương diện giá trị vật thể và giá trị phi vật thể
nhằm phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình. Cách phân biệt căn cứ trên đặc
trưng của hình thái tồn tại này nhấn mạnh đến yếu tố khơng gian của hình thái
tồn tại của văn hóa - văn hóa vật thể, và yếu tố thời gian của hình thái tồn tại
của văn hóa - văn hóa phi vật thể. Tóm lại, văn hóa là tồn bộ những giá trị
hữu thể và vơ thể tồn tại xung quanh con người biểu hiện đặc trưng văn hóa
của cộng đồng người đó.

Nói như nhà nghiên cứu Bùi Quang Thắng thì văn hóa vật thể tồn tại
bằng những hình thái nhất định, ổn định trong khơng gian và thời gian, đồng
thời khách quan đối với chủ thể đã sáng tạo ra nó; cịn văn hóa phi vật thể là
văn hóa tồn tại từ thế hệ này qua thế hệ khác, tiềm ẩn trong trí nhớ của con
người, và được thể hiện thông qua hoạt động của con người [Bùi Quang
Thắng 2003: 168 - 170].
Văn hóa vật thể bao gồm các yếu tố như: các cơng trình kiến trúc, điêu
khắc, mỹ thuật, các tác phẩm văn học 5. Cịn văn hóa phi vật thể bao gồm các

4

Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội 1996, Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa
Việt Nam , Nxb Khoa học xã hội, tr.47 - 48.
5
Do đề tài chỉ nghiên cứu các tác phẩm văn chương bằng sách, bản chép tay, bia ký - hữu thể - nên chúng tôi
xếp yếu tố này vào văn hóa vật thể.


×