Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Dạy học tác phẩm chí phèo theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 56 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: DẠY HỌC TÁC PHẨM "CHÍ PHÈO" THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH

Tên sáng kiến: DẠY HỌC TÁC PHẨM "CHÍ PHÈO" THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thủy.
Mã sáng kiến: 19. 51. 04

1
Vĩnh Phúc, năm 2019


2


MỤC LỤC
PHẦN THƠNG TIN CHUNG.............................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................2
I. Lí do chọn đề tài.................................................................................................2
1. Cơ sở lí luận......................................................................................................2
2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................3


II.Mục đích nghiên cứu.........................................................................................4
III.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:.......................................................................5
1.Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................5
2.Phạm vi nghiên cứu:...........................................................................................5
IV.Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................5
IV. Thời gian nghiên cứu:......................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................8
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH........................................8
I. Năng lực, phẩm chất..........................................................................................8
1. Năng lực:...........................................................................................................8
1.1. Khái niệm năng lực:.......................................................................................8
1.2. Các năng lực cần hình thành cho học sinhTHPT:..........................................8
1.2.1. Năng lực chung:..........................................................................................9
1.2.2.Năng lực đặc thù của môn Ngữ văn:............................................................9
2. Phẩm chất:.......................................................................................................11
2.1. Khái niệm phẩm chất:……………………………………………………...11
2.2. Các phẩm chất cần hình thành cho học sinh................................................14
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH TRONG MÔN NGỮ
VĂN....................................................................................................................15
1. Các phương pháp dạy học tích cực:................................................................15
1.1 Phương pháp dạy học theo dự án:.................................................................15
1.2.Phương pháp thảo luận nhóm:.......................................................................18
3


1.3.Phương pháp đóng vai:..................................................................................19
1.4. Phương pháp trị chơi...................................................................................19
2. CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC......................................................20

2.1. Kĩ thuật "Khăn trải bàn"..............................................................................20
2.2. Kĩ thuật "Các mảnh ghép"...........................................................................21
2.3. Kĩ thuật sơ đồ tư duy....................................................................................22
2.4. Kĩ thuật hỏi chuyên gia:...............................................................................24
2.5.Kĩ thuật “ Trình bày một phút”......................................................................24
CHƯƠNG II: DẠY HỌC TÁC PHẨM CHÍ PHÈO THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH..............................................25
I.QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN..................................................25
1. Tìm đọc những tài liệu tham khảo...................................................................25
2. Thiết kế giáo án...............................................................................................27
3. Giao nhiệm vụ và kiểm tra công tác chuẩn bị của học sinh:..........................28
II.GIÁO ÁN MINH HỌA VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH................29
1. Giáo án minh họa:…………………………………………………………. 29
2. Các sản phẩm của học sinh..............................................................................49
2.1. Kịch bản" Tiếng chửi Chí Phèo":…………………………………………49
2.2.Tranh vẽ.........................................................................................................51
III. THUYẾT MINH TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI:................................................52
1.Các biện pháp, phương pháp và kĩ thuật dạy học giáo viên đã tiến hành:.......52
2. Các năng lực, phẩm chất đã hình thành ở học sinh.........................................54
III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:.......................................................................58
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................59
1. Kết luận...........................................................................................................59
2. Kiến nghị:........................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................62

4


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG SNKN


GV

: giáo viên

HS

: học sinh

SK

: sáng kiến

GDPT

: giáo dục phổ thông.

PPDH

: phương pháp dạy học

NL

: năng lực

XH

: xã hội

SGK


: sách giáo khoa

SGV

: sách giáo viên

TLTK

: tài liệu tham khảo

THPT

: trung học phổ thông.

CNTT

: công nghệ thông tin

5


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu.
1.1. Cơ sở lí luận
Giáo dục đào tạo có vai trị quan trọng là chìa khóa, là động lực thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Ngay từ thế kỉ XV, Thân Nhân Trung đã quan niệm:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Bác Hồ từng cho rằng: “Một dân tộc dốt
là một dân tộc yếu”. Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách

hàng đầu”.
Bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới hiện nay đòi hỏi giáo dục
phải đổi mới nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời đại. Luật
Giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28 ghi rõ: "Phương pháp giáo dục phổ thơng
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"
Nghị quyết số 29 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Đảng nêu rõ: “Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy và học”.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo
quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ chỉ rõ: “Tiếp
tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học
của người học.”
6


Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con
người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan niệm: “ Có tài mà khơng có đức là người
vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó” . Do vậy, q trình
giáo dục phải có sự cân đối và tương thích theo xu hướng đức và tài hài hòa
nhau " tài đức vẹn toàn". Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT, ngày 18/8/2014 của Bộ

trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 – 2015
đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm là “Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đổi
mới giáo dục phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học
sinh”. Vì vậy dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người
học là một yêu cầu quan trọng của giáo dục hiện nay.
Những quan điểm, định hướng nêu trên chính là cơ sở lí luận cho việc đổi
mới giáo dục phổ thơng nói chung, đổi mới phương pháp dạy học theo định
hướng năng lực, phẩm chất người học nói riêng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan
tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được
cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành
công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang
dạy học theo những phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực
người học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, rèn
luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, khả năng vận dụng kiến
thức vào giải quyết những tình huống khác nhau trong học tập và đời sống thực
tiễn. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là một giải pháp quan trọng để nâng
cao chất lượng giáo dục, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công
việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được
những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng
ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát
7


triển năng lực, phẩm chất của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của
bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng

tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của
học sinh… chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều:
thầy giảng, trò nghe; thầy đọc, trò ghi chép. Nhiều giờ dạy vẫn gị bó, áp đặt,
dạy kiểu nhồi nhét, dạy học văn như nhà nghiên cứu văn học... Dạy học không
gắn với thực tiễn nên hiệu quả thực sự chưa cao. Học sinh còn rụt rè, chưa tự tin
phát triển năng lực của mình, kĩ năng giao tiếp còn kém, năng lực sáng tạo, phản
biện còn hạn chế, thiếu khả năng suy nghĩ độc lập và giải quyết các vấn đề,
khơng có khả năng tự học và thói quen tự tìm tri thức để học. Tất cả những điều
đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong
thực tiễn.
Là một giáo viên đứng trên bục giảng, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ, trăn
trở làm cách nào có thể nâng cao được chất lượng giáo dục và điều quan trọng
hơn là học sinh qua mỗi bài học các em có thể khám phá được những tri thức
mới như thế nào và có thể ứng dụng được gì vào trong thực tiễn cuộc sống. Đổi
mới giáo dục chính là việc làm thường xuyên, liên tục, cụ thể qua từng tiết học.
Mỗi tiết học thành cơng chính là đặt một viên gạch góp phần kiến tạo lên tòa nhà
năng lực, phẩm chất cho học sinh.
Nam Cao là đại diện xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán
(1930 – 1945). Ông là một nhà văn hiện thực, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Các tác phẩm của Nam Cao đã thể hiện một chủ nghĩa nhân văn cao cả, một
phong cách nghệ thuật đa dạng, phong phú. Truyện ngắn Chí Phèo của Nam
Cao được coi là kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Sức hấp dẫn của tác
phẩm là không thể phủ nhận được nhưng đồng thời đó lại chính là một thử thách
đối với người giáo viên. Chính vì những lí do nói trên , tơi quyết định lựa chọn
đề tài: Dạy học tác phẩm "Chí Phèo" theo định hướng phát triển năng lực,
phẩm chất học sinh.

8



2. Tên sáng kiến: Dạy học tác phẩm "Chí Phèo" theo định hướng phát
triển năng lực, phẩm chất học sinh.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thủy
- Địa chỉ tác giả sáng kiến:Trường THPT Bình Sơn
- Số điện thoại: 0342 009 606
E_mail:



4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thủy.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà
trường THPT.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 09/11/2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Về nội dung của sáng kiến:
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
I.1. NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT.
I.1.1. Năng lực.
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng, 1998) có
giải thích năng lực là “ khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để
thực hiện một hoạt động nào đó“
Trong tài liệu tập huấn“ Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
theo theo định hướng phát triển năng lực của học sinh „ do Bộ Giáo dục và
Đào tạo phát hành năm 2014 thì năng lực được quan niệm là “sự kết hợp một
cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị,
động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt
động trong bối cảnh nhất định“( Trang 49).
I.1.2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh THPT:
Năng lực chung: Định hướng chương trình giáo dục phổ thơng (GDPT) sau

năm 2015 đã xác định 9 năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có

9


Các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn
* Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Trong môn học Ngữ văn, việc hình thành và phát triển cho HS năng lực
giao tiếp ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng, cũng là mục tiêu thế mạnh mang
tính đặc thù của mơn học. Năng lực giao tiếp tiếng Việt được thể hiện ở 4 kĩ
năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng
ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
10


* Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ
Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của
môn học Ngữ văn, gắn với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn
học. Quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước
vào thế giới hình tượng của tác phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính
cánh cửa tâm hồn của mình. Năng lực này được thể hiện ở những phương diện
sau:
– Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những
hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người,
cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật.
- Nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn
học: cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,….
- Biết cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người,
cuộc sống; có những hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội;
hình thành thế giới quan thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp nhận tác phẩm văn

chương.
Như vậy, quá trình dạy học Ngữ văn đồng thời giúp HS hình thành và phát
triển các năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, thông qua việc rèn
luyện và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Trong quá trình hướng dẫn
HS tiếp xúc với văn bản, mơn Ngữ văn cịn giúp HS từng bước hình thành và
nâng cao các năng lực học tập của môn học, cụ thể là năng lực tiếp nhận văn
bản (gồm kĩ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ
năng nói và viết).
I.1.2. Phẩm chất:
* Khái niệm phẩm chất.
Cha ông ta từng quan niệm “ người cậy ở tâm, cây nương ở rễ ”. Tâm đức,
phẩm hạnh là yếu tố làm nên căn cốt của một con người. Vì vậy nhiệm vụ của
giáo dục là phải góp phần xây dựng nhân cách hài hòa “tài đức vẹn tồn“,
tránh tình trạng "tài cao đức kém" hay "đức trọng tài hèn"

11


Theo Từ điển Tiếng Việt, “ Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người
hay vật „. Trong giáo dục, phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử,
niềm tin, tình cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình
thành sau một quá trình giáo dục.
* Các phẩm chất cần hình thành cho học sinh
Đã từ lâu, Văn học được coi là“nhân học”, giáo viên dạy Văn là “ kĩ sư
tâm hồn”. Thông qua mỗi giờ học Văn, các em được sống trong khơng khí cổ
xưa để cảm nhận bi kịch tình yêu của Mị Châu qua truyền thuyết Truyện An
Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy; nghẹn ngào, thổn thức cùng nỗi đau
nàng Kiều, khắc khoải giấc mơ hoàn lương và khao khát hạnh phúc của Chí
Phèo, thả mình trong tiếng cười trào phúng sâu cay của Vũ Trọng Phụng....Vì
vậy giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục mà

người giáo viên dạy Văn đã làm.
Tuy nhiên do yêu cầu đổi mới, giáo dục hiện nay cần hình thành sáu phẩm
chất cụ thể sau cho học sinh:
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước
- Nhân ái, khoan dung
- Trung thực, tự trọng, chí công vô tư
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi
trường tự nhiên
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH TRONG
MƠN NGỮ VĂN.
Hiện nay, có rất nhiều những phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
nhưng tơi chỉ xin đi sâu vào những phương pháp, kĩ thuật dạy học thường được
sử dụng và đem lại hiệu quả cao trong bộ môn Ngữ văn mà tôi đã tiến hành.

12


1. Các phương pháp dạy học tích cực:
1.1 Phương pháp dạy học theo dự án:
*Khái niệm
Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người
học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và
thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người
học thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác
định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh,
đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
* Cơng việc của GV&HS trong tiến trình thực hiện một dự án


13


Giáo viên

Học sinh
Giai đoạn 1: chuẩn bị

- Xác định đối tượng tiến hành dự án - Học sinh tìm hiểu cách thức và
+ Số lượng, năng lực HS

phương pháp học theo dự án.

+ Điều kiện CSVC tại trường

+ Biết được DHDA là gì?

+ Nội dung bài học sẽ tiến hành DA

+ Em sẽ làm những cơng việc gì

- Xác định mục tiêu dự án

khi học tập theo Phương pháp này?

+ DA cần đạt chuẩn nội dung nào?

- Đọc SGK và tìm hiểu thơng tin


+ Nhắm đến những kỹ năng nào?

liên quan đến nội dung bài học.

+ Sản phẩm cần đạt được là gì?

- Xây dựng nhóm học tập

- Xây dựng kế hoạch triển khai dự
án

+ Cùng sở thích, cùng mối quan
tâm, có thể hỗ trợ nhau…

+ Trước khi bắt đầu dự án
+ Trong quá trình thực hiện dự án
+ Sau khi kết thúc dự án

+ Phải có nhóm trưởng, người có
khả năng trình bày tốt, thư ký…
+ Cung cấp thơng tin nhóm và

- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ học sinh thông tin cá nhân cho GV
làm sản phẩm

- Tiếp cận với các cơng cụ trên

+ Tìm kiếm thơng tin, địa chỉ trang Internet và các phần mềm mới
wb và chia sẻ với HS


như làm phim, trình chiếu đa

+ Trao đổi ý kiến và chia sẻ với HS phương tiện…
qua Yahoo, Mail,…
Giai đoạn 2: Tiến hành
- Triển khai dự án đến học sinh
Phân vai và giao nhiệm vụ cho HS - Nhận nhiệm vụ và hình thành ý
(HS xung phong hoặc chỉ định dựa tưởng cho sản phẩm.
trên năng lực mỗi nhóm)

- Xây dựng kế hoạch làm sản

- Ra các bài tập nhỏ nhằm hỗ trợ phẩm, phân công nhiệm vụ cho từng
cho việc thực hiện dự án.

thành viên trong nhóm.

- Theo dõi và đánh giá tiến đợ làm
việc của học sinh.

- Thường xuyên thông báo và trao
đổi tiến độ công việc với GV thông

- Thu thập sản phẩm của HS để lên qua fb, email…
kế hoạch cho buổi báo cáo sản - Nộp sản phẩm cuối cùng.
phẩm.

14



1.2.Phương pháp thảo luận nhóm:
* Khái niệm
Hoạt động theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học trong đó
học sinh được phân cơng vào các nhóm, được giao những nhiệm vụ học tập phù
hợp.
Dạy học theo nhóm có tác dụng rất tốt đối với người học. Với phương
pháp học này, học sinh ý thức được về khả năng của mình, nâng cao niềm tin
vào việc học, ứng dụng xử lí hợp lí các tình huống trong học tập một cách trực
tiếp. Hơn nữa, việc học tập theo nhóm giúp các em tự tin hơn trong học tập,
trách được mặc cảm tự ti, lo âu vì sự thất bại. Đồng thời, góp phần cải thiện mối
quan hệ của cá nhân, ý thức cao về khả năng của bản thân phù hợp với quan
niệm “giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng
niềm tin” (W. B. Yeats)
* Tiến trình dạy học nhóm
Tiến trình dạy học nhóm

Làm việc tồn lớp

Làm việc nhóm

Làm việc tồn lớp

NHẬP ĐỀ VÀ GIAO
NHIỆM VỤ
Giới thiệu chủ đề
Xác định nhiệm vụ các
nhóm
Thành lập các nhóm
2. LÀM VIỆC NHĨM
Chuẩn bị chỗ làm việc

Lập kế hoạch làm việc
Thoả thuận quy tắc làm việc
Tiến hành giải quyết nhiệm vụ
Chuẩn bị báo cáo kết quả

3. TRÌNH BÀY KẾT
QUẢ / ĐÁNH GIÁ
Các nhóm trình bày kết quả
Đánh giá kết quả

15


1.3.Phương pháp đóng vai:
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Trong mơn Ngữ văn, phương
pháp đóng vai thường được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn
học. Học sinh nhập vai vào một nhân vật nào đó để tạo khơng khí hấp dẫn cho
giờ học. Tuy nhiên việc “diễn” khơng phải là phần chính của phương pháp này
mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Ví dụ khi dạy Chữ người tử tù, giáo viên có thể cho học sinh tái hiện
cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Dạy Hạnh phúc của một tang gia,
học sinh có thể đóng tiểu phẩm tái hiện cảnh hạ huyệt từ đó làm nổi bật tính chất
trào phúng và bản chất của xã hội đương thời. Còn dạy Chí Phèo sẽ khơng thể
hấp dẫn nếu học sinh khơng được tự mình nhập vai Chí Phèo để cảm nhận sâu
sắc bi kịch của người nông dân trong xã hội xưa. Hình thức sân khấu hóa tác
phẩm văn học sẽ tạo điều kiện phát huy tính tích cực của học sinh, để tác phẩm
văn học thực sự “ sống dậy ” trong giờ học
1.4. Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn

đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thơng qua
một trị chơi nào đó.
Trong giờ dạy Ngữ văn, việc tổ chức trò chơi cho học sinh có ý nghĩa
quan trọng. Đây là một cách giúp các em thay đổi hình thức học tập giúp giờ học
bớt căng thẳng, nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu“ Học mà chơi, chơi
mà học”. Đồng thời, thơng qua các trị chơi góp phần củng cố kiến thức, rèn cho
học sinh kĩ năng mềm cần thiết: các ứng phó nhanh, hợp tác làm việc trong đám
đơng, xử lí thơng minh các tình huống phức tạp … học sinh được tìm tịi, sáng
tạo để tự hồn thiện bản thân, phát triển thêm những phẩm chất đạo đức như tính
nhanh nhẹn, tình đồn kết, lịng trung thực, tinh thần trách nhiệm…

16


Chẳng hạn khi dạy bài “ Thực hành thành ngữ và điển cố” ( lớp 11), GV có
thể tổ chức trị chơi Đuổi hình bắt chữ, nhìn hình ảnh trên máy chiếu gọi tên
thành ngữ. Hay để tổng kết nội dung bài học, giáo viên có thể sử dụng trị chơi
Ơ chữ bí mật
Ngồi những phương pháp dạy học trên, trong giờ dạy Văn giáo viên
cũng cần kết hợp nhuần nhuyễn với những phương pháp truyền thống như:
phương pháp vấn đáp, phương pháp đọc diễn cảm, phương pháp trực quan... để
tạo sự linh hoạt, hấp dẫn kích thích hứng thú và sự tích cực học tập của học sinh.
2. CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
2.1. Kĩ thuật "Khăn trải bàn"
Cách tiến hành:
- B1. Hoạt động theo nhóm mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh
họa (4 người / nhóm) (có thể 5 hoặc 6 người)

- B.2 Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung vào
câu hỏi (hoặc chủ đề,...) Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của

bạn (về chủ đề...).
- B.3 Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo
luận và thống nhất các câu trả lời. Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ơ
giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0 hoặc A1)
2.2. Kĩ thuật "Các mảnh ghép"
Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”

17


Vịng 1: Nhóm chun gia
- B1. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ [(số nhóm được chia = số chủ
đề) Ví dụ : nhóm 1 : nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ B, nhóm 3: nhiệm vụ C, …
(có thể có nhóm cùng nhiệm vụ)]
- B2. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về
câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
- B3. Thảo luận nhóm: (Phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm
đều hồn thành nhiệm vụ được giao và trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đó
và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vịng 2)
Vịng 2: Nhóm các mảnh ghép
- B1. Hình thành nhóm mới (1 - 2 người từ nhóm 1, 1 - 2 người từ nhóm
2, 1 - 2 người từ nhóm 3…) Các câu trả lời và thơng tin của vịng 1 được các
thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau
- B2. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở
vịng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết
- B3. Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả
2.3. Kĩ thuật sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng
hay kết quả làm việc của cá nhân / nhóm về một chủ đề. Sơ đồ tư duy có thể
dùng để kiểm tra bài cũ, hình thành kiến thức mới hay tổng kết bài học.

Ví dụ:

18


Sơ đồ tư duy về nhà văn Nam Cao( Nhóm 1- 11B)

Sơ đồ tư duy về tác phẩm Chí Phèo ( Nhóm 2- 11E)
Cách làm như sau:
- B1. Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
- B2. Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết
một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA.
19


Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được
nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các
nhánh.
- B3. Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội
dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in
thường.
- B4. Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
2.4. Kĩ thuật hỏi chuyên gia:
Kĩ thuật này giúp học sinh rèn một số kĩ năng như: đảm nhận trách
nhiệm, xử lí thơng tin, tư duy sáng tạo, thể hiện tự tin, giao tiếp, tìm kiếm sự hỗ
trợ…
Giáo viên phân công hoặc hoặc học sinh xung phong tạo thành nhóm
chuyên gia theo chủ đề nhất định. Nhóm chuyên gia nghiên cứu tài liệu, thảo
luận về chủ đề mình được phân cơng. Nhóm chun gia ngồi lên phía trên và
trưởng nhóm sẽ điều khiển các bạn trong lớp đặt câu hỏi cho các chuyên gia.

Trong trường hợp không giải đáp được, chun gia có thể tìm đến sự hỗ trợ của
giáo viên.
2.5.Kĩ thuật “ Trình bày mợt phút”
Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt
những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày
ngắn gọn và cơ đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời
HS đa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy đ ợc các
em đã hiểu vấn đề nh thế nào.
Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau:
- Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời
các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hơm nay là gì? Theo các em,
vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?...
- HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình
thức khác nhau.

20


- Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em
đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các
em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm.
CHƯƠNG II
DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO ” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HỌC SINH.
I.QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
Muốn có một giờ học tốt địi hỏi người giáo viên phải đầu tư, trăn trở miệt
mài sưu tầm, nghiên cứu chuẩn bị chu đáo để đem đến những điều mới mẻ cho học
sinh. Theo tôi quá trình chuẩn bị, người giáo viên cần làm những cơng việc sau:
1. Tìm đọc những tài liệu tham khảo
- Trước tiên, chúng ta phải tìm đọc tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng của

bài học. Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một
khâu rất quan trọng, đóng vai trị thứ nhất, khơng thể thiếu của mỗi giáo án. Mục
tiêu vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác
đó là thước đo kết quả quá trình dạy học.
- Tìm đọc Sách giáo viên để nắm được những nội dung cơ bản cần triển
khai. Đây sẽ là những gợi ý quan trọng trong quá trình thiết kế bài học.
- Tìm đọc những sáng kiến kinh nghiệm, những bài viết nghiên cứu đánh
giá về tác phẩm, những đoạn video, những bài thơ sáng tác quanh tác phẩm. Đây
sẽ là những nguồn tài nguyên vô cùng phong phú góp phần làm sinh động hấp
dẫn cho bài học. Hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin nên nguồn
tài nguyên dạy học trên mạng là vô cùng phong phú. Điều này đòi hỏi giáo viên
phải biết chọn lọc, tìm những tài liệu tin cậy và chỉ dẫn học sinh cùng tìm đọc.
Trong quá trình chuẩn bị cho bài học Chí Phèo, tơi đã bỏ cơng đi lượm
lặtnhững ý kiến đánh giá về tác phẩm, những bài thơ, hay những bức ảnh ấn
tượng về Chí Phèo phục vụ cho bài học. Thậm chí, có bức ảnh tìm thấy nhưng
khơng đúng ý đồ của mình thì tơi lại phải dụng cơng chỉnh sửa. Ví dụ ảnh Chí
Phèo sau khi ra tù nhà văn Nam Cao có miêu tả rằng “ Cái đầu trọc lốc” nhưng
21


trong phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy” nhân vật khơng hề trọc đầu. Vì vậy tơi
quyết định khơng sử dụng hình ảnh ấy mà sử dụng một tranh vẽ khác .
Hay trong quá trình dạy, để tránh sự nhàm chán, khô khan, giáo viên cần
biết lồng ghép một số câu chuyện, một số bài thơ, câu thơ có liên quan. Chẳng
hạn , tôi đã khởi động tiết học bằng một bài thơ mà mình tìm thấy trong một
sáng kiến kinh nghiệm:
Kiểm tra bài cũ: Tìm tên những tác phẩm của nhà văn Nam Cao trong
bài thơ sau:
Cả đời lão Hạc chuyên cần
Chắt chiu nhặt nhạnh để phần cho con

Ở đời khơng thể sống mịn
Mà như giăng sáng vng trịn trước sau
Chí Phèo cuộc sống đớn đau
Bị lưu manh hóa cơ cầu mà chi!
Vợ con cơm áo xá gì?
Đời thừa cơ cực đến khi bạc đầu
Cuộc sống tươi đẹp thấy đâu
Một bữa no khiến ta đau đớn lòng!
Mấy ai dò được lịng sơng
Phải có đơi mắt sáng trong nhìn đời.
( Sưu tầm)
Hay khi dạy đến đoạn Chí Phèo gặp Thị Nở được Thị Nở chăm sóc có
thể đọc hai câu thơ:
“Ả ngớ ngẩn gã khùng điên
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người”( Trích thơ Lê Đình Cánh)
Hoặc đến đoạn Thị Nở cho Chí Phèo ăn cháo hành và nhận thấy Chí Phèo
rất hiền ta có thể dẫn hai câu thơ:
“Bắt anh ăn bát cháo hành
Là em biết được chất anh Chí Phèo”

22


Khi dạy đến đoạn sau khi Chí Phèo ăn cháo hành và được Thị Nở u
thương chăm sóc đã tìm được lại bản chất lương thiện của mình giáo viên có thể
trích dẫn hai câu thơ:
“Cái lị gạch hoang một kiếp người vất vưởng
Cọng hành hoa níu kéo một linh hồn”
- Tất cả những tài liệu chúng ta đã tìm được nên để trong một file riêng rẽ
và đặt tên file rõ ràng như file tài liệu về khởi động, file tài liệu phân tích nhân

vật… , hoặc ghi chép thành mục riêng sẽ thuận tiện hơn trong quá trình huy
động sử dụng
Những sưu tầm đó giống như q trình nhặt nhạnh những hạt muối
làm mặn mà, hấp dẫn thêm cho bài học của mình.
2. Thiết kế giáo án
Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thể
hiện qua việc chuẩn bị giáo án. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học
cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa
HS với HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. Giáo án là một thước đo
quan trọng đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV.
Ở mỗi lớp dạy khác nhau phải thiết kế giáo án khác nhau dựa trên trình độ
năng lực của học sinh. Vì vậy ở mỗi hoạt động trên giáo án cần đưa ra những
phương án tổ chức bài học khác nhau. Chẳng hạn khi tìm hiểu nhan đề tác phẩm
Chí Phèo, giáo viên cần đưa ra hai phương án:
Phương án 1:
Với lớp khá, tổ chức theo kĩ thuật “ hỏi chuyên gia” dưới hình thức một
buổi phỏng vấn. Một học sinh đóng vai nhà văn Nam Cao và một học sinh khác
đóng vai giáo sư Xoay sẽ dẫn chương trình. Các học sinh trong lớp sẽ đặt câu
hỏi cho nhà văn Nam Cao xoay quanh ý nghĩa nhan đề tác phẩm. Cuối cùng
giáo viên chốt lại về kiến thức. Điều này sẽ tạo ra sự sôi nổi, hấp dẫn cho tiết
học.
Phương án 2:

23


Với lớp thường, giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở đặt câu
hỏi để các em dựa vào phần Tiểu dẫn trả lời.
Trong quá trình soạn giáo án, tôi đặc biệt chú ý đến xây dựng hệ thống
câu hỏi. Bởi “ dạy giỏi là hỏi hay”, “người khôn biết hỏi, người giỏi biết trả

lời”. Câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ các cấp độ nhận thức từ nhận biết,
thơng hiểu, vận dụng, có câu hỏi dẫn dắt, gợi mở nhưng cũng cần có câu hỏi
khái quát, chốt lại. Phạm vi câu hỏi cần đa dạng, linh hoạt tránh gây sự nhàm
chán cho người học, có câu hỏi chung cho cả lớp nhưng cũng cần giao nhiệm vụ
cho từng nhóm nhỏ, có câu hỏi thảo luận xốy sâu để tạo điểm nhấn cho bài học.
Chẳng hạn ở bài học Chí Phèo, khi muốn nhấn vào ý nghĩa tiếng chửi, tôi đã
đưa ra câu hỏi thảo luận để học sinh tranh luận, trao đổi.
Thảo luận chung
Bàn về tiếng chửi của Chí Phèo có hai ý kiến sau:
A. Đó là những câu văng tục chửi bậy vô nghĩa của một kẻ say rượu làm càn.
B. Là tiếng khóc của một con người bất mãn, cô độc, tuyệt vọng trước cuộc sống.
Ý kiến của em?
3. Giao nhiệm vụ và kiểm tra công tác chuẩn bị của học sinh:
Một giờ học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học,
học sinh đóng vai trị trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức, dẫn dắt, điều
khiển, làm trọng tài và chốt lại kiến thức. Vì vậy, thầy giáo cần tổ chức tốt, chu
đáo khâu chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
Khi dạy tác phẩm Chí Phèo tơi đã yêu cầu học sinh chuẩn bị những việc sau:
- Đọc kĩ văn bản SGK, soạn bài theo hệ thống câu hỏi.
- Đọc thêm các tài liệu tham khảo sau trong thư viện nhà trường:
+ “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao “
+ “ Nhà văn Nam Cao qua nửa thế kỉ nhìn lại”
+ “ Nam Cao tác gia và tác phẩm”
Tơi kiểm tra việc đọc tài liệu của học sinh bằng cách vào thư viện kiểm
tra danh sách học sinh mượn sách. Thao tác này có tác dụng yêu cầu học sinh
phải tìm tịi , mở rộng kiến thức.
24


- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm dựa trên tinh thần tự nguyện, năng

lực riêng của từng em. Điều này sẽ tăng hứng thú học tập, kích thích niềm đam
mê khám phá tác phẩm. William Arthur Ward, một nhà giáo dục lỗi lạc của nước
Mỹ đã từng nói Ch nói thôi là thầy giáo xoàng. Giảng giải là thầy
giáo tốt. Minh hoạ biểu diễn là thầy giáo giỏi. Gây hứng thú
trong học tập là thầy giáo vĩ đại.. Vì vậy, tơi chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm họa sĩ: vẽ tranh tóm tắt tác phẩm
+ Nhóm diễn viên: đóng kịch phần tiếng chửi của Chí Phèo
+ Nhóm nhà báo: chuẩn bị cuộc phỏng vấn giữa nhà văn Nam Cao và giáo sư
Cù Trọng Xoay.
+ Nhóm cơng nghệ: thiết kế phần tóm tắt tác phẩm bằng máy chiếu.
Trong từng nhóm, lại giao nhiệm vụ cho các em: em nghiên cứu lên ý tưởng,
em vẽ, em viết kịch bản, em thuyết trình....Các em thực sự say mê, hứng thú và
hợp tác tốt tạo ra những sản phẩm rất độc đáo. Điều này đã phát huy những năng
lực sẵn có của học sinh và gắn kết tình cảm của các em trong q trình chuẩn bị.
Sau đó giáo viên cũng cần kiểm tra tiến độ và chất lượng làm việc của các em
để có những góp ý, điều chỉnh kịp thời.
II. GIÁO ÁN MINH HỌA VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH.
1. GIÁO ÁN MINH HỌA
Tiết 52, 53.

CHÍ PHÈO - NAM CAO
PHẦN II: TÁC PHẨM

A. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Hình tượng nhân vật Chí Phèo (những biến đổi về nhân hình, nhân tính
sau khi ra tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí Phèo sau khi gặp Thị
Nở đến khi tự sát)
- Gía trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua đoạn trích.


25


×