Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 83 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>



---


<b>Nguyễn Xuân Tùng</b>


<b>ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG KHU VỰC </b>


<b>NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI XUÂN SƠN, THỊ XÃ SƠN TÂY </b>



<b>THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ </b>



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>



<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN</b>
---


<b>Nguyễn Xuân Tùng</b>


<b>ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG KHU VỰC NHÀ </b>


<b>MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI XUÂN SƠN, THỊ XÃ SƠN TÂY </b>


<b>THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ </b>



Chuyên ngành: Khoa Học Môi Trường


Mã số: 60440301



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


<b>NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Hoàng Anh Lê </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

i


<b>Lời cảm ơn </b>



Trong quá trình là học viên cao học tại Khoa Môi trường,Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Môi
trường của trường đã truyền đạt, giảng dạy tận tình.


Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng đặc biệt tới giáo viên hướng
dẫn TS.Hoàng Anh Lê, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt thời gian học tập, giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.


Trong quá trình thực tập và làm luận văn tốt nghiệp, khó tránh khỏi thiếu
sót,đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên
bài luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được ý kiến đóng
góp từ q thầy, cơ.


Tơi xin chân thành cảm ơn!


<i>Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2016 </i>
<i>Học viên </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ii
<b>MỤC LỤC</b>


<b>MỞ ĐẦU ... </b>1


<b>CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ... </b>3



<b>1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ... </b>3


<i><b>1.1.1.Tổng quan xử lý rác thải Sơn Tây ... 3 </b></i>


<i>1.1.1.1. Về công tác quản lý</i> ... 3


<i>1.1.1.2. Về công tác vận hành</i> ... 5


<i>1.1.1.3. Công tác xử lý rác</i> ... 5


<i><b>1.1.2. Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của nhà máy xử lý rác </b></i>
<i><b>thải Sơn Tây ... 11 </b></i>


<b>1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Xuân Sơn ... 17 </b>


<i>1.2.1. Điều kiện tự nhiên</i> ... 17


<i>1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội</i> ... 21


<b>CHƢƠNG II:ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU25 </b>
<b>2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ... 25 </b>


<i>2.1.1. Đối tượng nghiên cứu</i> ... 25


<i>2.1.2. Phạm vi nghiên cứu</i> ... 25


<b>2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ... 25 </b>


<i>2.2.1. Phương pháp thu thập và thừa kế dữ liệu</i> ... 25



<i>2.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa</i> ... 26


<i>2.2.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia</i> ... 27


<i>2.2.4. Phương pháp so sánh</i> ... 28


<i>2.2.5. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu</i> ... 28


<b>CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 30 </b>


<b>3.1. Thực trạng công nghệ xử lý chất thải tại nhà máy ... 30 </b>


<b>3.2. Hiện trạng công tác xử lý môi trƣờng tại nhà máy ... 32 </b>


<i>3.2.1. Công tác thực hiện chương trình giảm thiểu ơ nhiễm</i> ... 32


<i>3.2.2. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại nhà máy</i> ... 35


<i>3.2.3. Các khó khăn trong công việc quản lý và xử lý chất thải tại nhà máy</i> ... 36


<b>3.3. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng khu vực nhà máy ... 38 </b>


<i>3.3.1. Chất lượng môi trường nước</i> ... 38


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

iii


<i>3.3.3. Chất lượng môi trường đất</i> ... 48


<i>3.3.4. Một số vấn đề môi trường xã hội</i> ... 49



<b>3.4. Đề xuất các giải pháp cải thiện ... 50 </b>


<i>3.4.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách</i> ... 50


<i>3.4.2. Giải pháp về truyền thơng, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân </i>
<i>lực</i> ... 52


<i>3.4.3.Giải pháp về quản lý, điều chỉnh cơ sở hạ tầng</i> ... 53


<i>3.4.4.Giải pháp quản lý rác tại nguồn</i> ... 54


<i>3.4.5.Giải pháp cải thiện môi trường</i> ... 55


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 58 </b>


<b>Kết luận ... 58 </b>


<b>Kiến nghị ... 59 </b>


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 60 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

iv


<b>DANH MỤC HÌNH VẼ </b>
Hình 1.1: Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng và năm (0


C) ... 18


Hình 1.2: Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm (%) ... 18



Hình 1.3: Lượng mưa tháng và năm (mm) ... 19


Hình 1.4: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm (mm) ... 20


Hình 2.1: Nhà máy xử lý rác thải Xn Sơn ... 25


Hình 3.1: Sơ đồ cơng nghệ Seraphin ... 30


Hình 3.2: Sơ đồ quản lý nhà nước tại khu xử lý Xuân Sơn, Sơn Tây...37


Hình 3.3: Hàm lượng pH và NH4 so với QCTĐHN……. ... 38


Hình 3.4: Chỉ số BOD5, COD so với QCTĐHN……..………. ... 38


Hình 3.5: Chỉ số N so với QCTĐHN ... 38


Hình 3.6: Chỉ số Coliform của nước so với QCTĐHN……. ... 38


Hình 3.7: Hàm lượng kim loại nặng trong nước so với QCTĐHN ... 39


Hình 3.8: Chỉ số COD, BOD5 so với QCVN ... 39


Hình 3.9: Chỉ số tổng N, NH4+ so với QCVN ... 39


Hình 3.10: Chỉ số ion NO2- trong nước……... ... ……...41


Hình 3.11: Chỉ số ion NH4+, NO3- trong nước ... 41


Hình 3.12: Chỉ số BOD5, COD trong nước……... 41



Hình 3.13: Chỉ số TSS trong nước………. ... 41


Hình 3.14: Chỉ số Coliform trong nước mặt ... 41


Hình 3.15: Hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt ... 42


Hình 3.16: Hàm lượng sắt, đồng ... 42


Hình 3.17: Chỉ số chất lượng nước ngầm ... 44


Hình 3.18: CLMT khơng khí xung quanh sát khu xử lý rác……… ... 46


Hình 3.19: CLMT khơng khí xung quanh sát khu xử lý rác cách 100m ... 46


Hình 3.20: CLMT khơng khí xung quanh sát khu xử lý rác cách 500m………… . 46


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

v


<b>DANH MỤC BẢNG </b>


Bảng 1.1: Các giai đoạn của bãi chôn lấp ... 6


Bảng 1.2: Khối lươ ̣ng nước rác tồn đo ̣ng ... 8


Bảng 1.3: Khối lượng nước rỉ rác ... 9


Bảng 1.4: Thống kê các tác động của nhà máy xử lý ... 11


Bảng 1.5: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải rỉ rác ... 13



Bảng 1.6: Nồng độ phát thải khí khi đốt rác thải ... 15


Bảng 3.1: Sản phẩm cháy khi đốt rác ... 32


Bảng 3.2: Vị trí các điểm lấy mẫu đất ... 48


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

vi


<b>BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT </b>


<b>ATMT </b> An tồn mơi trường


<b>BCL </b> Bãi chôn lấp


<b>BTNMT </b> Bộ Tài nguyên Môi trường


<b>CTR </b> Chất thải rắn


<b>CTRSH </b> Chất thải rắn sinh hoạt


<b>CTCP&MTĐT </b> Công ty cổ phần và môi trường đô thị


<b>HTX </b> Hợp tác xã


<b>HTXLNT </b> Hệ thống xử lý nước thải


<b>KLHXLCTR </b> Khu liên hợp xử lý chất thải rắn
<b>QCVN </b>


<b>QCĐTHN </b>


<b>QNM </b>
<b>QPL </b>


Quy chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn đô thị Hà Nội


Nước thải do nước mưa chảy vào hố chôn lấp
Lưu lượng nước rỉ rác từ khu tập kết


<b>TXLNR </b> Trạm xử lý nước rác
<b>TXLNT </b> Trạm xử lý nước thải


<b>UBND </b> Ủy ban Nhân dân


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

1


xử lý rác thải ngày càng bị ô nhiễm, thường xuyên phải tiếp xúc với chất ô nhiễm
trong quá trình xả thải của các nhà máy, khu cơng nghiệp nói chung và rác thải từ
các khu đơ thị nói riêng. Do q trình đơ thị hóa ngày càng tăng, số lượng chất thải,
thải ra ngày càng nhiều, đã làm ảnh hưởng tới môi trường sống của người dân, đặc
biệt là các khu dân cư sinh sống gần các khu xử lý chất thải.


Theo thống kê, ngày 31/12/2005, tổng dân số tại Hà Nội là 3,23 triệu người
tương ứng với lượng rác thải sinh hoạt ước tính 5000 tấn/ngày và có xu hướng tăng
15% qua các năm. Đến cuối năm 2014 lượng dân số trên địa bàn Hà Nội là 7,2 triệu
người chưa kể gần 01 triệu người không đăng ký hộ khẩu thường trú do mở rộng
địa giới hành chính. Dân số tăng gần 2,3 lần đã làm lượng rác thải tăng đột biến
cùng tốc độ đơ thị hóa diễn biến nhanh chóng, cơng nghệ xử lý rác thải cịn lạc hậu,
đã làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí... tại các nơi tập
kết, thu gom rác thải trong đô thị và địa điểm xử lý rác tập trung.



Cùng với mơ hình quản lý các khâu thu gom, tập kết, vận chuyển, xử lý các
rác thải sinh hoạt chưa được đồng bộ hóa. Thực tế, một khu vực có nhiều hơn 01
cơng ty hoạt động trong lĩnh vực xử lý rác thải đơ thị, dẫn đến việc quản lý về quy
trình xử lý môi trường quá phức tạp.


Xuất phát từ các vấn đề trên, tôi xin thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng
<b>môi trƣờng khu vực nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, thành </b>
<b>phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý”. Mục tiêu của luận văn là đánh giá </b>
được hiện trạng môi trường khu vực nhà máy xử ý rác thải Xuân Sơn dựa trên các
yếu tố như môi trường đất, môi trường nước, mơi trường khơng khí. Từ đó chỉ ra
được thực trạng mơi trường và đề xuất các nhóm giải pháp quản lý nhằm khắc phục,
hạn chế từng bước ô nhiễm môi trường do nhà máy gây nên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

2
<b>Chƣơng 1: Tổng quan </b>


Nội dung chương này nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về các vấn đề môi
trường và điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên của khu vực nghiên cứu.


<b>Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu </b>


Chương này được sử dụng với mục đích xác định rõ đối tượng nghiên cứu và
không gian địa lý khu vực nghiên cứu.


Cung cấp thông tin các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài làm
và mục đích hướng tới của từng phương pháp giúp hoàn thành bài luận điểm.


<b>Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

3


<b>CHƢƠNG I: TỔNG QUAN </b>
<b>1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu </b>


<i><b>1.1.1.Tổng quan xử lý rác thải Sơn Tây</b></i>


<i>1.1.1.1. Về công tác quản lý </i>


Khu xử lý rác thải xã Xuân Sơn thị xã Sơn Tây có tổng diện tích của giai
đoạn 1 và 2 là khoảng 26ha, cơ bản đáp ứng nhu cầu rác thải phía Tây thành phố Hà
Nội. Hiện tại HTX Thành Công đang thu gom, vận chuyển khoảng 700 tấn rác
thải/ngày của 5 quận, huyện (Thanh Xuân, Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch
Thất). Lượng rác này được vận chuyển đến khu liên hiệp xử lý rác thải (XLCT)
Nam Sơn (Sóc Sơn) và Xuân Sơn (Sơn Tây) để chôn lấp mặc dù hiện nay, các hố
chơn lấp rác của thành phố đều ở trong tình trạng quá tải.


Khu liên hiệp XLCT Xuân Sơn, với tổng mức đầu tư khoảng 70 tỷ đồng,
công suất xử lý 300 tấn rác/ngày [2]. Ban đầu, khu xử lý rác thải Sơn Tây (đặt tại xã
Xuân Sơn) phục vụ chôn lấp và xử lý rác cho thị xã Sơn Tây và 06 huyện lân cận.
Diện tích ban đầu của dự án là 04ha, công suất thiết kế từ 40 - 50 tấn/ngày, sau đó
được mở rộng thêm 09ha vào năm 2002 (trong đó có 03ha, cắt giao cho Cơng ty cổ
phần Công nghệ môi trường xanh Seraphin xây dựng 01 Nhà máy xử lý rác thải
sinh hoạt) [2]. Giai đoạn 1 của khu xử lý hiện chỉ dừng ở chôn lấp đơn giản. Đến
nay, tồn khu có 10 hố chơn lấp rác với công suất hoạt động hơn 80 tấn/ngày, dự
kiến, đến cuối năm 2009 sẽ khơng cịn khả năng tiếp nhận rác, vì vậy, từ năm 2006,
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (nay là Thành phố Hà Nội) đã Quyết định thu hồi
13ha đất, thuộc xã Tản Lĩnh nằm sát dự án để mở rộng khu xử lý rác.


Do quá tải nên vào mùa mưa, nước thải từ khu xử lý chôn lấp này đã tràn ra


thôn Lễ Khê, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa của địa phương, một số giếng nước
của nhà dân cũng bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, hố chơn lấp rác khá đơn giản, nên
khi san lấp rác không thể tránh khỏi mùi hơi gây ơ nhiễm khơng khí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

4


Nô ̣i giai đoa ̣n 2011-2015, khu XLCT Xuân Sơn được UBND thành phố giao cho Sở
Xây dựng quản lý. Mă ̣t khác, tại Quyết định số:16/2013/QĐ-UBND ngày 13/6/2013
của UBND thành phố , Sở Tài nguyên và Môi trường được giao quản lý rác thải
nông thôn trên đi ̣a bàn 17 huyê ̣n ngoa ̣i thành , đồng thời tham mưu cho thành phố
điều tiết, phân luồng rác của các huyê ̣n về khu xử lý chất thải Xuân Sơn .


Do có 02 đơn vị cùng quản lý song song và khơng có sự thống nhất, nên
công tác quản lý chất thải rắn ta ̣i khu XLCT Xuân Sơn còn nhiều yếu kém và không
thực tiễn. Các khu vực nhà máy cần diện tích đất lơ<sub>́ n để xây d ựng nhà xưởng , kho </sub>
chứa, do đó thường đă ̣t ta ̣i các làng , xã - nơi người dân sinh sống chủ yếu dựa vào
kinh tế nơng nghiê ̣p, trình độ dân trí chưa cao, chưa nhâ ̣n thức được đầy đủ các vấn
đề về môi trường , thiê ̣t ha ̣i về kinh tế , khi nhà máy được đă ̣t ta ̣i địa phương. Khi
người dân nhâ ̣n thức được sự ảnh hưởng của nhà máy xử lý rác thải thì môi trường
đã bị ô nhiễm khá nặng, tác động trực tiếp đến kinh tế nông nghiê ̣p , sức khỏe người
dân khu vực đi xuống , số lượng ca bê ̣nh nhân ngày càng nhiều cùng số ca tử vong
tăng, dịch bệnh diễn biến phức tạp.


Ngoài ra việc có nhiều đơn vị tham gia hoạt động tại khu XLCT Xuân Sơ n,
như 03 đơn vi ̣ quản lý, vâ ̣n hành ô chôn lấp (Công ty CPMT&CTĐT Sơn Tây, HTX
Thành Công, Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và môi trường ); 02
đơn vi ̣ xử lý rác theo phương pháp đốt (Công ty cổ phần di ̣ch vu ̣ môi t rường Thăng
Long, HTX Thành Công) và 02 đơn vị th am gia xử lý nước rỉ rác (Công ty CPMT
& CTĐT Sơn Tây và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội ), trong khi
công tác phối hợp chưa thâ ̣t tốt đã gây ra khó khăn cho công tác quản lý nhà nước


cũng như khó khăn trong vận hành khu xử lý , dẫn đến hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng chưa cao ,
chưa đồng bô ̣.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

5


<i>1.1.1.2. Về công tác vận hành </i>


Hiê ̣n vẫn còn tồn lượng nước rác khoảng 10.000m3


đang lưu chư<sub>́ a ta ̣i ô chôn </sub>
lấp số 1 - giai đoa ̣n II chưa được xử lý gây khó khăn cho công tác vâ ̣n hành bãi ,
đóng bãi cu ̣c bô ̣, đắp bờ bao và phòng chống lu ̣t bão [2].


Ơ chơn lấp sớ 1- giai đoa ̣n II có công suất tiếp nhâ ̣n không quá 250 tấn/ngày
[2]. Tuy nhiên , trong thơ<sub>̀ i gian các nhà máy đốt rác ta ̣m dừng để bảo dưỡng </sub> sửa
chữa thì toàn bô ̣ rác đ ược phân luồng về các nhà máy đốt sẽ tiếp nhận thêm về ô
chôn lấp để xử lý, dẫn đến khối lượng tiếp nhâ ̣n vượt quá công suất cho phép.


<i>1.1.1.3. Công tác xử lý rác </i>


 Khu xử lý chôn lấp rác hợp vệ sinh


Giai đoạn 1: Các ô chôn lấp được UBND thành phố giao cho Công ty CPMT
&CTĐT Sơn Tây thực hiện công tác quản lý vận hành và duy trì.


- Ơ chơn lấp số 1: Do HTX Thành Công quản lý, vận hành với công suất tiếp
nhận xử lý rác khoảng 249,5 tấn/ngày từ các huyện Đan Phượng, Chương Mỹ,
Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì. Tổng khối lượng tiếp nhận xử lý năm 2014 là 99.433
tấn tương đương 272,41 tấn/ngày và năm 2015 (tính đến 30/6/2015) đã tiếp nhận xử
lý khoảng 55.957 tấn tương đương 310,87 tấn/ngày.



- Ô chôn lấp số 2: Do Công ty CPMT&CTĐT Sơn Tây quản lý, vận hành.
Dự kiến bắt đầu tiếp nhận rác khi ô chôn lấp số 1 ngừng hoạt động.


- Ơ chơn lấp số 3:Do Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài nguyên và
môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, vận hành. Ơ chơn lấp xử lý rác
theo cơng nghệ bán hiếu khí Fukuoka của Nhật Bản, với công suất tiếp nhận xử lý
rác 240 tấn/ngày từ các huyện Thường Tín, Quốc Oai, Chương Mỹ và chơn lấp tro
xỉ của các lị đốt rác thải sinh hoạt tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn.


 Khu xử lý rác bằng công nghệ đốt


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

6


<i><b>Bảng 1.1: Các giai đoạn của bãi chơn lấp </b></i>
<b>TT </b> <b>Ơ chơn lấp </b> <b>Cao độ hiện </b>


<b>trạng (m) </b>


<b>Cao độ </b>
<b>đóng bãi </b>


<b>(m) </b>


<b>Hiện trạng </b>


<b>I </b> <b>Giai đoạn I </b>


1 Ơ chơn lấp số 1 +47,00 +47,00 Đã đóng bãi
2 Ơ chơn lấp số 2 +47,00 +47,00 Đã đóng bãi


3 Ơ chơn lấp số 3 +47,00 +47,00 Đã đóng bãi
<b>II </b> <b>Giai đoạn II </b>


4 Ô số 1 (giai đoạn
2)


+37,00 +43,00 -Đang vận hành đổ rác.


-Đang thưc hiện công tác đắp
nâng cao bờ bao đảm bảo không
để nước rác tràn bờ và khơng
đóng bãi phủ bạt phần diện tích
đã đủ độ cao đóng bãi cục bộ để
tách nước mưa (khoảng 2/3 diện
tích ơ). Do còn tồn đọng nước
rác khoảng 10.000m3


đang lưu
chứa và ngậm trong rác chưa
được xử lý gây khó khăn cho
công tác quản lý vận hành bãi,
đóng bãi cục bộ, đắp bờ bao
phòng chống lụt bão.


5 Ơ chơn lấp số 2 +23,00 +43,00 -Đang triển khai bơm nước rác
sang hồ chứa giai đoạn I để tiếp
nhận rác. Dự kiến tiếp nhận rác
từ ngày 1/9/2015


6 Ơ chơn lấp số 3 Bắt đầu đi vào vận hành chính


thức từ ngày 14/6/2015 hiện tại
đang tiếp nhận 60 tấn rác/ngày


<i>Nguồn: Báo cáo công tác vận hành khu xử lý rác Xuân Sơn </i>


* <i>Nhà máy xử lý rác Sơn Tây </i>


Nhà máy xử lý rác Sơn Tây do Công ty CP di ̣ch vu ̣ môi trường T hăng Long
quản lý, vâ ̣n hànhgồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

7


+ Dây chuyền xư<sub>̉ lý rác sớ 02 có cơng suất xử lý rác 300 tấn/ngày (đi vào </sub>
hoạt động từ ngày 01/01/2012). Hiê ̣n khối lượng rác thải đưa về nhà máy XLCT
Sơn Tây xử lý hàng ngày là 658 tấn/ngày.


Tổng khối lươ ̣ng rác thải xử lý năm 2014 là 100.404 tấn tương đương 275,07
tấn/ngày và khối lượng rác thải xử lý năm 2015 (tính đến 30/6/2015) là 65,158 tấn
tương đương 361,98 tấn/ngày.


* <i>Nhà máy xử lý rác Xuân Sơn</i>


Nhà máy do HTX Thành Công quản lý , vâ ̣n hành với tổng công suất 250
tấn/ngày,gồm 03 lò đốt đang hoạt động : Lò đốt số 01 và số 02 có cơng suất 75
tấn/ngày; Lị đốt số 03 có cơng suất 125 tấn/ngày.


Hiê ̣n nay, đơn vi ̣ đang tiến hành xây lắp thêm lò đốt số 04 và số 05,tổng khối
lươ ̣ng rác thải được phép phân luồng về nhà máy XLCT Xuân Sơn xử lý là 195 tấn/
ngày.Tổng khối lươ ̣ng rác đốt năm 2014 là 34.923 tấn tương đương 95,67 tấn/ngày
và khối lượng rác thải đ ốt năm 2015 (tính đến ngày 30/6/2015) là 20.160 tấn tương


đương 112 tấn/ngày.


 <i><sub>Công tác xử lý nước rỉ rác </sub></i>


<i>a.</i> <i>Khối lượng nước rác phát sinh tồn đọng </i>


Hiê ̣n công suất thực tế so với công suất thiết kế của các trạm XLNR đều thấp ,
chỉ đạt 50% công suất thiết kế, do đó khơng xử lý được lượng nước rác tồn dư , phát
sinh ta ̣i bãi, làm tăng khối lượng nước rác tồn đọng gây áp lực lên công tác quản lý ,
vâ ̣n hành.


Nguyên nhân phát sinh từ 02 vấn đề sau:


- Trong 03 tháng đầu năm 2015 các trạm XLNT phải tạm dừng hoạt động
một số ngày do chưa thống nhất phương pháp điều tiết nước đầu vào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

8


Tổng khối lươ ̣ng nước rác phát sinh nă m 2015 (tính đến ngày 31/7/2015)
khoảng 132.800m3


, trong đo<sub>́ khối lươ ̣ng nước rác tồn đo ̣ng của năm 2014 khoảng </sub>
65.000m3 và khối lượng nước rác phát sinh mới 2015 là 67.800m3. Tính đến hết
ngày 31/7/2015, khối lươ ̣ng nước rác tồn đo ̣ng chưa được xử lý ta ̣i khu XLCT Xuân
Sơn khoảng 47.000m3<sub>, khối lượng này đang đươ</sub>


̣c chứa ta ̣i các hồ chứa nước và
trong ô chôn lấp số 01 giai đoa ̣n II, cụ thể như sau.


Khi ô chôn lấp số 03 - giai đoa ̣n II theo công nghê ̣ chôn lấp bán hiếu khí


Fu-kuoka đi vào hoa ̣t đô ̣ng chính thứ dự kiến sẽ phát sinh thêm khoảng 100m3<sub> nươ</sub>


́ c rỉ
rác/ngày [10]. Khối lươ ̣ng nước rỉ rác phát sinh thực tế hàng ngày vào mùa khô
khoảng 177m3


/ngày đêm; mùa mưa khoảng 343m3 ngày/đêm.
<i><b>Bảng 1.2: Khối lượng nước rác tồn đọng</b></i>


<b>TT </b> <b>Nơi lƣu chứa nƣớc rác </b> <b>Khối lƣơ ̣ng ƣớc </b>


<b>tính (m3<sub>) </sub></b>
1 Hồ chứa nước rác giai đoa ̣n I (số 01, 02) 17.000
2 Hồ chứa nước rác giai đoa ̣n II 14.000
3 Ơ chơn lấp số 01 giai đoa ̣n II ~10.000
4 Hồ chứa nước rác Fukuoka (bơm từ ô chôn lấp số 01


sang


6.000


<b>Tổng số </b> <b>47.000 </b>


<i>Nguồn: Báo cáo công tác vận hành xử lý chất thải rắn Xuân Sơn </i>
<i>b.</i> <i>Khối lượng xử lý </i>


Hiê ̣n có 02 đơn vi ̣ đang thực hiê ̣n xử lý nước rỉ rác ta ̣i khu xử lý rác thải
Xuân Sơn, Sơn Tây, với tổng công suất thiết kế của các tra ̣m xử lý nước rác là 800
– 1000m3<sub> ngày/đêm,cụ thể như sau: </sub>



Công ty TNHH MTV Môi trường đô thi ̣ Hà Nô ̣i : Vận hành 01 trạm xử lý
nước rác gồm 02 modun với tổng công suất 300m3


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

9


+ Modun xư<sub>̉ lý nước rác số 01: 100 m</sub>3/ngày
+ Modun xư<sub>̉ lý nước rác số 02: 200 m</sub>3/ngày


 <sub>Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Sơn Tây : Vận hành 01 trạm </sub>
xử lý với công suất thiết kế 500-700 m3<sub>/ngày đêm , thư</sub><sub>̣c hiê ̣n xử lý nước </sub>
rác khẩn cấp theo đặt hàng của UBND thành phố.


Khối lươ ̣ng nước rỉ rác được xử lý thực tế tính từ ngày 01/01/2015 đến hết
ngày 31/07/2015 là 85.800 m3<sub> cụ thể như sau: </sub>


<i><b>Bảng 1.3: Khối lươ</b><b>̣ng nước rỉ rác </b></i>
<b>TT </b> <b>Trạm XLNR </b> <b>Công suất </b>


<b>thiết kế </b>


<i>(m3/ngày)</i>


<b>Khối </b>
<b>lƣơ ̣ng thƣ̣c </b>


<b>hiê ̣n </b><i>(m3)</i>


<b>Công suất </b>
<b>thƣ̣c tế </b>
<b>trung bình </b>



<i>(m3/ngày)</i>


<b>Tỷ lệ % </b>
<b>giƣ̃a công </b>


<b>suất thƣ̣c </b>
<b>tế và thiết </b>


<b>kế</b><i>(%)</i>


1 Công ty CP Môi trường
và cơng trình đơ thị Sơn
Tây


<b>500-700 </b> 51.000 240 40%


2 Công ty TNHH MTV
Môi trường đô thi ̣ Hà
Nô ̣i


<b>300 </b> 34.800 164 55%


<b>Tổng cô ̣ng </b> <b>800-1000 </b> <b>85.800 </b> <b>404 </b> <b>47,5% </b>


<i>Nguồn: Báo cáo công tác vận hành xử lý chất thải rắn Xuân Sơn </i>


Khối lươ ̣ng nước rác tồn đo ̣ng và phát sinh cần phải xử lý 05 tháng cuối năm
2015 theo ti<sub>́nh toán khoảng 99.479m</sub>3 (Trong đo<sub>́ : Khối lươ ̣ng nước rác hiê ̣n ta ̣i đang </sub>
chứa trong bãi khoảng 47.000m3



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

10


vận hành của các trạm xử lý nước rác không đảm đương hết khối lượng nước thải
này. Cụ thể như sau [2]:


-Trạm xử lý nước rác của Công ty TNHH MTV Môi trươ<sub>̀ ng đô thi ̣ Hà Nô ̣i dự </sub>
kiến sẽ đa ̣t công suất trung bình 164m3


/ngày đêm. Khối lượng dự kiến sẽ xử lý được
đến hết năm 2015 là: 164m3<sub>/ngày đêm x 153 ngày = 25.092 m</sub>3<sub>. </sub>


-Trạm xử lý nước rác của Công ty CPMT &CTĐT Sơn Tây cơng śt trung
bình 240 m3


/ngày đêm , hiện đang ta ̣m dừng hoa ̣t đô ̣ng vì đã xử lý hết khối lượng
đă ̣t hàng năm 2015 cho đơn vi ̣. Nếu được tham gia xử lý đến hết năm 2015 sẽ xử lý
đươ ̣c: 240 m3<sub>/ngày đêm x 153 ngày = 36.720 m</sub>3<sub>. </sub>


Như vâ ̣y, nếu chỉ sử dụng trạm xử lý nước rác của Công ty TNHH MTV M ơi
trường đơ thi ̣, thì khối lượng nước rác theo tính tốn sẽ tồn tại sang năm 2016
khoảng: 99.479 m3<sub> - 25.092 m</sub>3<sub>= 74.387 m</sub>3<sub>. Và nếu sử dụng cả trạm xử lý nước thải </sub>
của Công ty CPMT&CTĐT Sơn Tây cũng sẽ tồn mô ̣t lượng 74.387 m3


- 36.720 m3
=37.667 m3.


<i>c.</i> <i>Quy trình nghiệm thu và xả thải </i>


 Quy trình xả thải tại các trạm XLNT



Các trạm xử lý nước rác tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn, Sơn Tây được Sở
Xây dựng Hà Nội thẩm định và ra Quyết định phê duyệt quy trình công nghệ xử lý
nước rác.


Nước rác phát sinh từ các ô chôn lấp được thu gom về các hồ chứa nước rỉ
rác của các đơn vị thông qua hệ thống máy bơm và cống thu gom nước rác.


Công tác xử lý nước rác được thực hiện theo sơ đồ sau:


<i>Hồ chứa nước rác đầu vào</i><i>Đồng hồ</i><i>Trạm xử lý</i><i>Đồng hồ đo</i>
<i>Hồ quan trắc</i><i>Đồng hồ đo</i><i>Xả ra môi trường </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

11


Môi trường đô thị chưa thực hiện xả thải liên tục. Đối với Công ty TNHH MTV
Môi trường đô thị, nước rác sau xử lý được lưu tại hồ quan trắc để lấy mẫu phân
tích các chỉ tiêu về môi trường (Công ty hợp đồng thuê bên thứ 3 lấy và phân tích
mẫu nước) sau khi có kết quả phân tích mẫu nước (trung bình khoảng 07 ngày) sẽ
báo cáo Ban duy tu các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đơ thị để tiến hành xả thải ra mơi
trường.


 Quy trình nghiệm thu


Hiện tại, mỗi đơn vị xử lý nước rác đều được lắp đặt 2 đồng hồ: 01 vị trí tại
đầu vào trạm xử lý tại hồ sinh học và 01 vị trí tại đầu ra của trạm xử lý trước khi xả
ra vào hồ chứa. Định kỳ hàng tháng, Ban duy tu các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đô
thị sẽ phối hợp với 02 đơn vị xử lý nước rác rỉ, tiến hành lập biên bản chốt chỉ số
đồng hồ đầu vào và đầu ra của các trạm xử lý để làm cơ sở cho cơng tác thanh quyết
tốn khối lượng cơng việc đã thực hiện. Các vị trí lắp đồng hồ đều được Ban duy tu


các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đơ thị niêm phong và giám sát, khơng có tác động từ
bên ngoài, khi đọc chỉ số đồng hồ có sự chứng kiến đồng thời của các bên liên quan.
Các đơn vị xử lý nước rỉ rác đã thực hiện đo lưu lượng nước từ đồng hồ chứa khi xả
thải ra môi trường.


<i><b>1.1.2. Các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của nhà máy xử lý rác thải </b></i>
<i><b>Sơn Tây </b></i>


<i><b>Hình 1.4: Thống kê các tác động của nhà máy xử lý rác </b></i>


<b>TT </b> <b>Nguồn phát sinh </b> <b>Nhân tố gây ô nhiễm </b> <b>Đối tƣợng bị tác động </b>


1. Tập kết rác tại
trạm trung chuyển


- Bụi, mùi hôi
- Nước rỉ rác


- Côn trùng, VSV gây bệnh


- Mơi trường khơng khí
- Mơi trường nước
- Sức khỏe người lao
động


2. Vận chuyển rác


- Bụi, mùi hôi
- Nước rỉ rác



- Côn trùng, VSV gây bệnh


- Mơi trường khơng khí
- Môi trường nước
- Sức khỏe người lao
động


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

12


<b>TT </b> <b>Nguồn phát sinh </b> <b>Nhân tố gây ô nhiễm </b> <b>Đối tƣợng bị tác động </b>
phân loại rác; phơi,


sấy rác đem đốt.


- Nước rỉ rác


- Côn trùng, VSV gây bệnh


- Môi trường nước
- Sức khỏe người lao
động


4. Đốt rác - Bụi, mùi, khí thải
- Tro


- Mơi trường khơng khí
- Sức khỏe người lao
động


5. Lưu giữ CTNH - CTNH - Sức khỏe người lao


động


6. Xử lý nước rỉ rác


- Mùi hôi


- VSV gây bệnh
- Nước thải sau xử lý


- Mơi trường khơng khí
- Mơi trường nước
- Sức khỏe người lao
động


7.


Sinh hoạt của công
nhân và vệ sinh
dụng cụ, phương
tiện


- Rác thải
- Nước thải


- Môi trường đất
- Môi trường nước


<i>a.</i> Tác động đến môi trường nước


Nhà máy xử lý rác thải khi đi vào hoạt động sẽ thực hiện các hoạt động như


vận chuyển rác thải, tập kết rác tại trạm chung chuyển, xử lý nước rỉ rác từ hầm lưu
trữ rác thải sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nước cụ thể như sau:


- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng chứa chất cặn bã, chất rắn lơ
lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.


- Nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ mưa của khu vực
và thường có độ đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao. Ngoài ra nước mưa chảy tràn
trên khu vực khuôn viên nhà máy ra ngồi cịn chứa nhiều tạp chất khác như dầu
mỡ bơi trơn máy móc, bụi rửa trơi bám trên tường và thực vật, các chất hữu cơ đang
phân hủy, rác thải của công nhân viên trong nhà máy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

13


- Nước rỉ rác phát sinh từ quá trình tập kết, phân loại rác. Rác thải sau khi
được thu gom và phân loại khơng nhiều và rất khó định lượng, ước tính lượng nước
rỉ rác phát sinh khoảng 0,1 m3/tấn rác nếu không được thu gom xử lý chúng sẽ chảy
tràn ra ngoài khu vực nước mặt nhờ nước mưa gây ô nhiễm môi trường nước. Cộng
thêm việc khu vực nhà máy có độ cao thấp hơn mặt đường và hầm lưu trữ rác có độ
cao âm nên khi mưa xuống lượng nước mưa sẽ hòa tan lượng nước rác trong hầm
tập kết chảy tràn ra ngồi gây ơ nhiễm mơi trường nước mặt thậm chí là nguồn nước
ngầm.


Căn cứ khối lượng rác thu gom về khu xử lý để tính toán cụ thể lưu lượng
nước rỉ rác từ khu tập kết phân loại.


<b>QPL</b><i>(m3/ngày)</i>= Khối lƣợng rác tập kết<i>(tấn/ngày)</i> *0,1<i>(m3/tấn)</i>


Nước thải do nước mưa chảy vào hố chôn lấp



<b>QNM</b><i>(m3/ngày)</i> = Y<b>n</b><i>(mm/ngày)</i> * Diện tích hố chôn lấp<i>(m2)</i>/1000
Trong đó Y<b>n</b> là lượng nước mưa chảy vào hố, tính tốn theo cơng thức
<b>Y<sub>n</sub></b> = X – Z


<b>X: Lượng nước mưatrung bình năm </b>
<b>Z: Lượng nước bốc hơi </b>


<i><b>Bảng 1.5: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải rỉ rác </b></i>
<b>TT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Đơn vị tính </b> <b>Bãi rác dƣới </b>


<b>2 năm </b>


<b>Bãi rác </b>
<b>trung bình </b>


<b>Bãi rác trên </b>
<b>10 năm </b>


1 pH mg/l 4,5 - 7,5 6 6,6–10


2 BOD5 mg/l 2000 –20000 10000 100–200


3 COD mg/l 3000–60000 18000 100–500


4 TSS mg/l 200–2000 500 100–400


5 N mg/l 10–800 20 80–120


6 N-NH<sub>3</sub> mg/l 5–40 200 20–40



7 NO3 mg/l 5–100 25 5–10


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

14


9 CaCO3 mg/l 50–1500 3000 200–1000


10 Ca mg/l 200–3000 250 50–200


11 Cl<sub>2</sub> mg/l 50–1200 500 100–400


12 Fe mg/l 50–1000 60 20–200


13 SO<sub>4</sub>2- mg/l 300 20–50


<i>Nguồn:Giáo trình Quản lý chất thải rắn, NXB Xây Dựng[6] </i>


b. Tác động đến mơi trường khơng khí


Mơi trường khơng khí xung quanh khu vực nhà máy bị ảnh hưởng bởi các
hoạt động như tập kết, vận chuyển rác, phân loại, phơi rác, đốt rác và xử lý nước rỉ
rác như sau:


- Bụi phát sinh từ quá trình thu gom, vận chuyển rác về khu xử lý.Trong q
trình hoạt động sẽ có nhiều phương tiện, máy móc tham gia hoạt động. Các thiết bị
này hoạt động sẽ gây nên các tác động tới môi trường khơng khí.Ơ nhiễm do khí
thải từ các phương tiện vận tải và máy móc, thành phần bao gồm bụi, SO2, NOx,
CO, CO<sub>2</sub>, HC, tiếng ồn…. Tiếng ồn phát sinh ở giai đoạn này chủ yếu từ các máy
móc san ủi và các phương tiện giao thông vận tải với mức độ ồn lên đến 80-90
dBA.



- Hoạt động phân loại rác cũng gây ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí do
để phân loại được các loại rác, trước đó chúng phải được xé tơi bao và cắt nhỏ dẫn
đến việc phát tán mùi mạnh hơn, các chất hữu cơ khi bị xé nhỏ sẽ bị phân hủy
nhanh hơn làm mùi hôi thối ngày càng nặng nếu không được xử lý ngay.


- Hoạt động gây ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường khơng khí đó là việc
xử lý đốt rác và xử lý nước rỉ rác. Quá trình đốt rác thải sẽ phát sinh khối lượng khí
thải tương đối lớn. Khí thải phát sinh chủ yếu là SO<sub>2</sub>, NO<sub>x</sub>, CO, CO<sub>2</sub>, bụi, đối với
các lò đốt có nhiệt độ lị đốt thứ cấp có nhiệt độ dưới 11000


C sẽ phát thải
Di-oxin,Furan...


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

15


<i><b>Bảng 1.6: Nồng độ phát thải khí khi đốt rác thải </b></i>
<b>STT Chất ô nhiễm </b> <b>Nồng độ phát thải </b>


<i>(mg/m3)</i>


<b>QCVN 30:2012 cột B </b>


<i>(mg/m3)</i>


1 SO<sub>2</sub> 323 250


2 CO 622 250


3 CO<sub>2</sub> 162.040 500



4 NO2 220 100


5 Bụi TSP 2.825 -


<i>Nguồn: Phòng Tài nguyên và Mơi trường Sơn Tây </i>


Các hợp chất khí như SO2, CO, CO2, NO2, bụi lơ lửng khi phát tán ra ngồi sẽ làm
suy giảm chất lượng mơi trường khơng khí. Người dân khi tiếp xúc với các các hợp
chất khí này lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nhất là đường hơ hấp.


Khí thải từ các hoạt động khác như hoạt động sinh hoạt của con người trực
tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm mơi trường khơng khí. Các hoạt động trực tiếp gây
ô nhiễm như đốt dầu, than, củi...Các hoạt động gián tiếp như thải bỏ các chất thải,
phân rác... vào môi trường, do sự phân hủy các chất thải sẽ gây ra mùi hôi thối, gây
ô nhiễm môi trường như các hợp chất Mercaptan, NH3, H2S...


Hoạt động xử lý nước rỉ rác cũng gây ô nhiễm môi trường khơng khí khơng
kém do nước rỉ rác có hàm lượng Amoni rất cao do sự phân hủy các chất và hợp
chất trong rác thải, đặc biệt là phân giải chất đạm làm cho nước rỉ rác có hàm lượng
lớn Amoni


c. Tác động đến môi trường đất


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

16


d. Mùi hôi phát sinh do quá trình thu gom, phân loại và làm giảm độ ẩm rác


Việc thu gom, tập kết rác thải hàng ngày phát sinh mùi hôi, tác động trực tiếp
tới sức khỏe con người, công nhân tham gia công tác thu gom rác thải các hộ gia
đình và quá trình chuyên chở về khu xử lý. Việc thu gom rác thải diễn ra bằng các


xe thùng và xe tải nhỏ sẽ gây mùi hôi trên suốt đoạn đường vận chuyển, làm ảnh
hưởng tới toàn bộ dân cư sinh sống trên dọc tuyến đường vận chuyển rác thải.


Khi rác được tập kết về khu xử lý, công nhân sẽ tiến hành phân loại và làm
giảm độ ẩm của rác. Q trình phân loại rác được thực hiện thủ cơng bởi cơng nhân,
các loại rác khơng có khả năng đốt sẽ được thu gom chôn lấp, thành phần rác thải
đem đốt sẽ được làm giảm độ ẩm (sấy hoặc hong phơi khô) đến độ ẩm yêu cầu cho
q trình đốt. Mùi hơi phát sinh trong cơng đoạn này khá lớn và ảnh hưởng trực tiếp
tới công nhân vận hành dự án, đặc biệt công nhân sẽ dễ bị mắc các bệnh về đường
hô hấp như cảm cúm, viêm xoang, viêm phổi,... do phải tiếp xúc thường xun với
mùi hơi thối khó chịu của rác thải do quá trình phân hủy của rác thải hữu cơ.


Quá trình phân hủy rác thải hữu cơ trải qua 2 giai đoạn,cụ thể như sau:


 Giai đoạn 01: Giai đoạn thủy phân cho ra các chất thải


 Giai đoạn 02: Giai đoạn lên men kỹ khí
Gồm 03 giai đoạn nhỏ sau:


- Giai đoạn lên men axit: Hydratcacbon (đường, tinh bột, chất xơ) dễ bị phân
hủy và tạo thành các Axit hữu cơ (Axit lactic, Axit butyric, Axit propionic), do đó
độ pH sẽ giảm (pH ≤ 5) và kèm theo mùi hôi thối.


- Giai đoạn chấm dứt lên men Axit: Các chất hữu cơ tiếp tục được phân giải
tạo thành các chất khí khác nhau như: CO2, N2O, CH4, H2S... độ pH của môi trường
dần dần tăng lên. Mùi thải ra rất khó chịu do thành phần của H<sub>2</sub>S, Indol, Sctol và
Mercaptane.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

17



ra nhiều khí CO<sub>2</sub>, CH<sub>4</sub>, độ pH trong môi trường tiếp tục tăng lên và chuyển sang
giai đoạn kiềm. Một số phản ứng hóa học trong q trình tạo khí xảy ra.


Mùi hơi: Khí H2S, NH3, CH4, Mercaptane phát sinh do quá trình chất đạm
động thực vật dễ lên men trong thức ăn thừa và rau quả thối có trong rác tươi đưa
vào xử lý. Q trình hình thành mùi xảy ra theo các phản ứng sau:


<b>2CH3CHOHCOOH + SO4-2</b><b> 2CH3COOH + S2- + H2O + CO2 </b>
<b>4H<sub>2</sub> + SO<sub>4</sub>2-</b><b> S2- + 4H<sub>2</sub>O </b>


<b>S2-+ 2H+</b><b>H<sub>2</sub>S↑ </b>


Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị khử cũng sẽ tạo thành những hợp
chất có mùi hơi như Methyl mercaptan và Aminobutyric acid.


Khí H2S có màu lục dễ lan truyền trong khơng khí và có mùi trứng thối đặc
trưng, được oxy hóa nhanh chóng để tạo thành các Sunfat, các hợp chất có độc tính
thấp hơn.


Khí CH4 là sản phẩm cuối cùng của q trình lên men kỵ khí, nó ít gây độc
hại nếu chỉ tồn tại ở một nồng độ thấp hơn khả năng có thể phát cháy. Mối đe dọa
chủ yếu nhất liên quan đến khí sinh ra từ bãi chôn rác khi CH4 ở nồng độ 5-15%.


Các hợp chất Hydrocacbon là hợp chất hóa học do hydro và Carbon hợp
thành. Đối với con người, Hydrocacbon làm sưng tấy màng nhầy của phổi, thu hẹp
cuống phổi và làm sưng tấy mắt.


<b>1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Xuân Sơn </b>
<i><b>1.2.1. Điều kiện tự nhiên </b></i>



Xã Xuân Sơn có tọa độ 21°7′54″B 105°26′11″Đ với diện tích 13,33 km², dân
sốlà 5929 người, mật độ dân số đạt 445 người/km².


 Điều kiện về khí tượng


Khu vực xã Xuân Sơn thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội nằm trong
vùng khí hậu đặc trưng của vùng Bắc Bộ, có đặc điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa,
có mùa đơng lạnh và khơ, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5
đến tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,20


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

18


với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10 thành phố có đủ bốn mùa xuân,
hạ, thu, đơng.


 Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng và năm trong 5 năm gần đây
(2011-2015) tại trạm Sơn Tây được thể hiện trong hình sau:


<i><b>Hình 1.1: Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng và năm (</b><b>0</b><b><sub>C) </sub></b></i>


<i>Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ </i>


-Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,40C.


-Thời gian nóng nhất khoảng từ tháng 6 đến tháng 8.


-Thời gian lạnh nhất khoảng từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.
 Độ ẩm


Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình trong 5 năm gần đây (2011-2015) tại


trạm Sơn Tây được thể hiện trong bảng sau.


<i><b>Hình 1.2: Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm (%) </b></i>


<i>Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ</i>


0<sub>C </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

19


- Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm khoảng 82%- 84%.
- Độ ẩm tương đối trung bình mùa khô khoảng 78%- 84%.
- Độ ẩm tương đôi trung bình mùa mưa khoảng 79%- 89%.


- Như vậy độ ẩm tương đối trong năm ở đây biến đổi khơng nhiều.
 Lượng mưa


Lượng mưa trung bình trong 5 năm gần đây (2011-2015) tại trạm Sơn Tây
được thể hiện trong bảng sau.


<i><b>Hình 1.3: Lượng mưa tháng và năm (mm) </b></i>


<i>Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ </i>


- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1306,3 mm đến 1892,7 mm.
- Những tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 6, 7, 8, 9.


- Những tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 11, 12, 1.


Những năm gần đây, lượng mưa trong năm tại Hà Nội có nhiều biến động, từ


năm 2005 đến năm 2015, các trận mưa lớn thường có tổng lượng mưa trung bình
dao động nhiều từ 200mm – 330mm. Gần đây nhất vào ngày 25 tháng 6 năm 2016,
Hà Nội xảy ra trận mưa lớn với tổng lượng mưa trong 5 giờ lên đến khoảng 280mm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

20
 Lượng bốc hơi


<i><b>Hình 1.4: Lượng bốc hơi trung bình tháng và năm (mm) </b></i>


<i>Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ </i>


 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt


Gió tây khơ nóng vào các tháng 5, 6, 7 với nhiệt độ trên 350<sub>C và độ ẩm thấp </sub>
hơn 50%.Sương muối thường gặp vào các đêm mùa đông, hiện tượng này thường
tăng lên theo độ cao, trên các đỉnh núi cao thường xuyên có hiện tượng mây mù,
đặc biệt vào thời gian chuyển mùa trong năm.


Giông, bão và mưa đá thường xuyên xảy ra tại khu vực, Sơn Tây (70
ngày/năm trên núi và 60 ngày/năm tại thị xã Sơn Tây). Hoạt động giông và sét
thường diễn ra trong các tháng 5, 6, 7 trong năm.


 Tài nguyên sinh học


Đối với hệ động thực vật cạn: nhìn chung khơng có động thực vật hoang dã,
chỉ có một số lồi chuột, rắn, ếch, cóc, chim … và một số lồi cơn trùng.


Đối với hệ sinh thái thực vật cạn: chủ yếu là các loại cây tự hiên và các lồi
thực vật bụi, khơng có giá trị kinh tế.



Đối với hệ sinh thái đất ngập nước: có mương Lươn và một số ao hồ nhỏ
chứa nước, tại đây có nước chủ yếu vào mùa mưa, mùa khơ nước tương đối cạn nên
có thể nói hệ sinh thái đất ngập nước kém phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

21


Tại khu vực có hai hồ đó là hồ Xuân Khanh và hồ Suối Hai được tạo bởi hệ
thống đập chính và phụ dài 4km để giữ nước từ hai suối chính Yên Cư và Cầu Rồng
chảy từ trên núi xuống. Đây cũng là nguồn nước tưới cho trên 7000 ha, dài 7km,
rộng 4km, lượng nước chứa trong hồ nước khoảng 45 triệu m3. Trong lịng hồ có tới
14 đảo lớn nhỏ, với diện tích 90 ha [1]. Hồ Suối Hai giáp địa bàn xã Xuân Sơn, thị
xã Sơn Tây. Trên các đảo và ven hồ, trồng nhiều cây xanh và vườn cây ăn quả.
Nhiều loại chim đến đây sinh sống như le le, vịt trời, ngỗng trời, mòng két, sâm
cầm, giang, sếu… chúng sinh sống trên mặt nước làm khung cảnh thiên nhiên thêm
phong phú.


Hồ Xuân Khanhcó mặt nước rộng với diện tích khoảng 104ha phục vụ tưới
tiêu nơng nghiệp cho địa bàn hai xã Xuân Sơn và Xuân Khanh.


Khu vực Xuân Sơn giáp với xã Tản Lĩnh- vùng đệm của vườn quốc gia Ba
Vì có tài nguyên động vật và thực vật phong phú.


<i><b>1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội </b></i>


 Về sản xuất nơng nghiệp


Vụ đơng năm 2015, tồn xã gieo trồng 710 ha cây màu các loại.
Trong đó[12]:


+ Diện tích trồng cây ngơ: 277,8 ha, năng suất trung bình 51 tạ/ha.


+ Diện tích trồng cây đậu tương: 23,8 ha, năng suất trung bình 20 tạ/ha.
+ Diện tích trồng cây khoai lang: 97,5 ha, năng suất bình qn 80 tạ/ha.
+ Diện tích trồng cây sắn: 69 ha, năng suất trung bình 200 tạ/ha.


+ Rau các loại: 85,2 ha, năng suất trung bình 180 tạ/ha.


 Về công tác thủy lợi


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

22


Quản lý sử dụng hiệu quả cơng trình hồ Xn Khanh, UBND xã và hợp tác
xã quản lý công trình hồ và điều tiết nguồn nước hồ theo chỉ đạo của UBND xã và
HTX nông nghiệp.


 Về công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật


Phối hợp với trạm khuyến nông và trạm bảo vệ thực vật thị xã hàng năm tổ
chức 03 –05 buổi tập huấn khoa học kỹ thuật cho 250 lượt người về cơng tác chăn
ni và phịng trừ sâu bệnh lúa màu và an toàn thực phẩm cho người sơ chế và sản
xuất rau an toàn[12].


Trạm khuyến nông thị xã đã cung ứng 5000kg lúa giống (hỗ trợ 70% giá lúa)
với tổng kinh phí hỗ trợ là 40,6 triệu đồng. Thường xuyên thăm đồng nắm bắt tình
hình sâu bệnh, tổ chức các đợt diệt chuột bảo vệ lúa, hoa màu[12].


 Công tác chăn nuôi, thú y


Tập trung cơng tác phịng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và đặc
biệt làm tốt công tác tiêu hủy hơn 1447 đàn gà bị mắc dịch cúm H5N1 ở 02 hộ khu
Đồng Dăm thôn Nhân Lý, 01 hộ thôn Xuân Khanh[12] và không để dịch bệnh lây


lan trên toàn xã…Tổ chức tiêm vắc xin phòng các loại bệnh cho đàn lợn, trâu bị,
gia cầm, chó…tăng cường kiểm soát các điểm giết mổ động vật và cửa hàng bán
thuốc thú y.Tổ chức 04 đợt vệ sinh tiêu độc trên địa bàn xã được UBND hỗ trợ 4,2
tấn vôi bột.


 Điều kiện về xã hội


 <i>Về xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

23
 <i>Về cơng tác y tế</i>


Duy trì cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, triển khai khám
chữa bệnh miễn phí cho nhân dân 03 thôn An Sơn, Lễ Khê, Xuân Khanh với hơn
300 người; tổng khám chữa bệnh 10 tháng là 2568 lượt người và trẻ em dưới 6 tuổi
là 321 trẻ[12].


Phối hợp với Ban quân dân y thị xã tổ chức khám, tư vấn và cấp thuốc miễn
phí cho khoảng 113 đối tượng chính sách nhân dịp ngày thương binh liệt sỹ. Tổ
chức khám sơ tuyển nghĩa vụ 2015 cho 65 thanh niên[12].


Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tổng vệ sinh mơi
trường, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Tăng cường cơng tác giám sát phịng
chống dịch bệnh, đặc biệt là những bệnh có nguy cơ dễ xảy ra (Cúm A–H5N1,
H5N6, tiêu chảy cấp, sốt phát ban, dịch sởi…). Tiến hành 44 lượt kiểm tra cơ sở
sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm, ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm cho 16 cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm; thẩm định và đề nghị cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho 14 cơ sở. Tổ chức các hoạt
động kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam và đón nhận danh hiệu cơ quan văn hóa
lần đầu. Duy trì thực hiện tốt cơng tác tiêm chủng mở rộng và chăm sóc sức khỏe


sinh sản cho bà mẹ mang thai trên địa bàn[12].


Tổng số trẻ sinh trong 10 tháng là 122 trẻ mới sinh trong đó có 18 trường
hợp là con thứ 3 trở lên. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng năm 2015 là 70/763 trẻ = 10,9%
giảm 0,3% so với năm 2014. Tổ chức triển khai thực hiện chiến dịch truyền thông
dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản 03 đợt trong năm
2015[12].


 <i>Về công tác giáo dục</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

24


Trường tiểu học: Tổng số giáo viên là 34 người, sĩ số học sinh là 396, so với
năm trước tăng 09 học sinh. Số học sinh đạt học lực giỏi là 124 em đạt 31,3% số
học sinh đạt học lực tiên tiến là 136 em đạt 34,3% học lực trung bình là 135 em ở
mức 34,1% và học lực yếu là 01 em chiếm 0,3%[12].


Trường THCS: Tổng số giáo viên là 33 người, số học sinh là 312, so với
cùng kỳ năm ngoái tăng 09 học sinh. Số học sinh có học lực giỏi là 64 em đạt
20,5%, số học sinh tiên tiến là 136 em đạt 43,6%, số học sinh có học lực trung bình
là 109 em chiếm 34,9%, số học sinh học lực yếu là 3 em chiếm 0,3%[12].


 <i>Cơng tác chính sách xã hội</i>


Tổ chức đi thăm, tặng quà các đối tượng chính sách nhân dịp kỷ niệm 67
năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7) (trao 139 suất quà của Chủ tịch nước, 147 suất
quà của thành phố Hà Nội); tổ chức 02 đoàn đi thăm, tặng quà cho 02 đối tượng
thân nhân liệt sĩ. Tổ chức lễ đặt vòng hoa, lễ thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sỹ.
Tổ chức đưa 16/16 đối tượng người có cơng đi điều dưỡng tại Trung tâm ni
dưỡng người có cơng tại Hà Nội đạt 100% kế hoạch[12].



Vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa đến nay được 29.490/17 triệu đồng đạt
170% kế hoạch. Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động hè cho thiếu niên, nhi
đồng thực hiện có hiệu quả tháng hành động vì trẻ em với chủ đề “ Hành động vì
một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em”, tổ chức các hoạt động vui tết
Trung thu năm 2015 trên địa bàn [12].


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

25


<b>CHƢƠNG II </b>


<b>ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<b>2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu </b>


<i><b>2.1.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đánh giáhiện trạng môi trường trong
và xung quanh khuôn viên nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn, đồng thời xem xét
cách thức quản lý môi trường hiện tại,đề xuất các giải pháp duy trì, nâng cao chất
lượng mơi trường khu vực.


<i><b>2.1.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>


Phạm vi nghiên cứu của luận văn là khu vực xây dựng nhà máy xử lý rác thải
Xuân Sơn được đặt tại thị xã Sơn Tây. Tìm hiểu các ảnh hưởng tới mơi trường của
nhà máy trong quá trình hoạt động và đưa ra các giải pháp khắc phục.


Phạm vi địa lý của nhà máy được thể hiện như trong Hình 2.1 bên dưới:


<i><b>Hình2.1: Nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn </b></i>


<b>2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


<i><b>2.2.1. Phương pháp thu thập và thừa kế dữ liệu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

26


gia, tài liệu này được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ. Mục đích
chính sử dụng các tiêu chuẩn này để so sánh với thực trạng, đánh giá mức độ ô
nhiễm của khu vực nghiên cứu.


Tài liệu thực tế khu vực được thu thập bằng cách liên hệ trực tiếp với phịng
Tài ngun và Mơi trường, thị xã Sơn Tây và công ty Môi trường đô thị Sơn Tây
xin được tài liệu quan trắc môi trường và một số tài liệu quan trắc về môi trường,
công tác vận hành khu xử lý rác thải như: kết quả quan trắc nước rỉ rác tại bãi rác
chất lượng nước thải sau xử lý của bãi rác để đưa ra được hiện trạng của khu vực.


Với mục đích xác định mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm, tôi đã làm việc với
UBND thành phố Hà Nội lấy tài liệu về đánh giá tác động môi trường khu vực
nghiên cứu. Tài liệu đánh giá tác động môi trường này đánh giá ảnh hưởng của bãi
chôn lấp rác thải với công nghệ Fukuoka tới khu vực xung quanh nhà máy. Các tài
liệu thông tin của các cá nhân, tổ chức đã làm về khu vực Xuân Sơn và các thông
tin hỗ trợ bài làm được tìm kiếm chọn lọc trên internet như “<i>Đánh giá ảnh hưởng </i>


<i>của bãi chôn lấp rác Xuân Sơn đến môi trường nước và đề xuất giải pháp”</i> đã sử
dụng thừa kế các kết quả về chất lượng nước ngầm và nước mặt quanh khu vực so
sánh với tiêu chuẩn nước mặt, nước ngầm của quy chuẩn quốc gia để đánh giá thực
trạng môi trường nước xã Xuân Sơn.


Kết hợp việc xin thông tin số liệu tại phịng Tài ngun và Mơi trường Sơn
Tây, đã chủ động đi khảo sát thực địa trực tiếp tại bãi rác xã Xuân Sơn, học viên đã


có các nhận định khách quan về khu vực xử lý như nhiệt độ càng gần khu vực nhà
máy nhiệt độ càng tăng lên do việc đốt rác của nhà máy. Bắt đầu vào vùng xử lý
xuất hiện mùi hôi, thối của rác phân hủy tại bãi chôn lấp rác đi xa khoảng 500m mùi
bắt đầu giảm xuống.


<i><b>2.2.2. Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

27


vực nghiên cứu, đồng thời cũng loại bỏ những thông tin không sát thực tế, bổ sung
thêm những thơng tin cịn thiếu hay những thơng tin mới trong quá trình khảo sát tại
khu xử lý rác thải xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây. Khảo sát thực địa ở đây không chỉ
dừng lại ở việc quan sát thực tế khu vực nghiên cứu mà cịn phải ghi chép lại những
thơng tin cần thiết trong quá trình quan sát, trao đổi và thảo luận với các đối tượng
về vấn đề còn chưa nắm rõ. Học viên đã tiến hành điều tra và khảo sát thực tế tại
khu xử lý rác thải xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây trong thời gian tiến hành luận văn,
tập trung trong thời gian tháng 03 năm 2016.


<i><b>Cổng vào nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây(PL 10-a) </b></i>
<i><b>2.2.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

28


Với ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực,công nghệ xử lý rác thải khu vực xử lý
rác thải Sơn Tây đang sử dụng công nghệ thiêu đốt Seraphin. Seraphin là công nghệ
xử lý các thành phần có trong rác như chất hữu cơ thành phân hữu cơ và phân hữu
cơ vi sinh, phế thải dẻo, phế thải trơ thành nguyên liệu hạt nhựa Seraphin để sản
xuất ra một số sản phẩm như tấm coppha, ống thốt nước, xơ xây dựng, gạch đá xà
bần, đất cát, sành xứ, tạp chất bẩn khác được đóng rắn áp lực cao thành gạch block,
dải phân cách giao thông. Công nghệ này đang được cho là lỗi thời do chưa thu hồi


được lượng nhiệt tỏa ra trong suốt quá trình xử lý rác thải gây tổn thất kinh tế.
Thêm vào đó, nhiệt độ lị chưa đạt đủ nhiệt độ để đốt cháy hết dioxin và các chất ô
nhiễm khác. Cùng với các thiếu sót về cơng nghệ xử lý của khu vực nghiên cứu
theo ý kiến của chuyên gia tất cả các thiếu sót về cơng nghệ và công suất của khu
xử lý đều không thể đề xuất thay thế được, do việc đầu tư sẽ gây tốn kém, rất nhiều
chi phí khơng phù hợp với tính trạng kinh tế hiện tại và nếu đầu tư lại từ đầu nhà
máy dừng hoạt động trong thời gian nâng cấp sẽ làm ứ đọng một lượng rác lớn gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.


<i><b>2.2.4. Phương pháp so sánh </b></i>


Với các số liệu thu thập, thừa kế của các báo cáo về chất lượng khơng khí,
mơi trường nước mặt, nước ngầm so sánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.


So sánh mơ hình 3R của Việt Nam với mơ hình 3R của Nhật, tìm ra những
ưu điểm và nhược điểm mơ hình 3R của Nhật,giúp Việt Nam hồn thiện mơ hình
3R của mình.


<i><b>2.2.5. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu </b></i>


Các tài liệu thu thập được về KLHXLCTR Xuân Sơn đã được chia thành các
phần khác nhau, các tài liệu về khái niệm định nghĩa, tài liệu về công nghệ trong
nước và nước ngoài, tài liệu về mơ hình quản lý rác thải, tài liệu thừa kế, báo cáo,
tài liệu kinh nghiệm thông qua phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý,
công nghệ, tài liệu hình ảnh bảng biểu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

29


trung bình cộng này được sử dụng để vẽ biểu đồ cho cái nhìn trực quan về diễn biến
nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm của khu vực nghiên cứu qua từng thời kỳ của các năm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

30


<b>CHƢƠNG III:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN </b>
<b>3.1. Thực trạng công nghệ xử lý chất thải tại nhà máy </b>


Hiện tại, khu xử lý rác thải Xuân Sơn đang sử dụng công nghệ đốt Seraphin
gồm 05 nhóm cơng nghệ - thiết bị chính, có thể hợp lại thành một hệ thống dây
chuyền cơng nghệ khép kín hoặc cũng có thể tách ra thành các nhà máy riêng lẻ cho
từng công nghệ-thiết bị, vận hành song song với nhau, cụ thể như sau:


<i><b>Hình3.1: Sơ đồ cơng nghệ Seraphin </b></i>


 Công đoạn tách lọc, phân loại: Sử dụng hệ thống máy móc, thiết bị và nhân
cơng để tách lọc và phân loại rác sinh hoạt ban đầu đưa đến nhà máy để xử lý thành
03 dòng riêng biệt, bao gồm:


- Dòng rác hữu cơ dễ phân hủy: thức ăn thừa, rau cỏ, củ quả, lá cây, cành cây
nhỏ…


- Dòng phế thải dẻo, phế thải trơ (nilon, nhựa, da, cao su…).


- Dòng phế thải xây dựng (gạch, sỏi, đá…) và một số loại rác khó phân hủy
khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

31


 Công đoạn xử lý phế thải dẻo, phế thải trơ thành nguyên liệu Seraphin và sản
xuất ra một số sản phẩm hữu dụng từ nguyên liệu Seraphin (tấm coppha, ống cống,
xô xây dựng, giải phân cách giao thơng…).



 Cơng đoạn đóng rắn áp lực cao tạo thành sản phẩm hữu ích đối với rác thải là
tạp chất vô cơ như gạch, đất cát, sành sứ… Tuy nhiên, giai đoạn này nhà máy chỉ
tiến hành xử lý đến công đoạn tạo ra sản phẩm nguyên liệu hạt nhựa.


 Công đoạn thiêu kết: Rác cá biệt là những vật dễ cháy có kích thước lớn, khó
phân hủy (bàn ghế gỗ, và các vật dụng khác như nhựa, cao su, săm lốp…).


Sau một thời gian hoạt động, dây chuyền xử lý rác thải bộc lộ những điểm
bất hợp lý như:


 Trong khâu tách lọc sử dụng nhiều lao động thủ công, do đó việc phân loại
hiện đang ở mức cơng suất thấp chỉ 40 tấn/ ca (<i>Phụ lục hình 1</i>). Dây chuyền đang sử
dụng nhiều công nhân đứng phân loại thủ công (có 18 cơng nhân phân loại, tại
nhiều vị trí khác nhau, cơng nhân ở các vị trí trước máy cắt phân loại khơng hiệu
quả vì rác còn bọc trong các túi). Sản phẩm đến sàng rung đa dạng: ướt, khơng được
đánh tơi, rác vẫn cịn trong túi nilon, chưa được cắt nhỏ, dẫn tới khả năng phân loại
khơng cao.


 Máy móc trong dây chuyền đơn giản và thiếu đồng bộ, máy lớn chạy không
hết công suất gây lãng phí, trong khi máy nhỏ quá tải thường xuyên bị hỏng hóc.
Việc tách lọc các thành phần hữu cơ và vô cơ không triệt để dẫn đến hậu quả chất
lượng sản phẩm thấp kém: Gạch Block chứa nhiều thành phần hữu cơ nên độ chịu
lực kém, trong khi phân hữu cơ lại có tỷ lệ gạch đá, thuỷ tinh vụn quá lớn, tới 30–
40%.Hiện tại, nhà máy đã dừng sản xuất các loại sản phẩm là gạch Block và bóng
sàn Bubbdek, cơng việc chính hàng ngày của 130 công nhân là thu gom nilon, đồ
nhựa và vận hành dây chuyền sản xuất phân hữu cơ. Công suất xử lý rác chỉ khoảng
50–60 tấn/ngày so với công suất thiết kế 200 tấn/ngày, lượng phân bón ở đầu ra
chừng 10 tấn/ngày, chất thải nhựa khoảng 01 tấn/ngày.



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

32


các loại viên đốt,nhưng đến khi đốt thử lại gây ra khói và mùi khó chịu dẫn đến
phản ứng của người dân xung quanh.


Tại nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây (Công ty CP công nghệ xanh Seraphin),
theo ý kiến của người dân địa phương, tình trạng ơ nhiễm mơi trường cịn nghiêm
trọng hơn, bởi quy trình xử lý, chế biến rác khơng đúng quy trình được phê duyệt.
Nước thải tại nhà máy xả ra ngoài gây ô nhiễm hồ Xuân Khanh, ô nhiễm đồng
ruộng; ống khói thốt hơi đốt q thấp, khơng xử lý khói xả ra ngoài dẫn đến ơ
nhiễm khơng khí.


Nếu khơng xử lý khói thải thoát ra, chúng sẽ đi kèm các loại thành phần chất
được xác định và định lượng như sau.


<i><b>Bảng 3.1: Sản phẩm cháy khi đốt rác </b></i>


<b>Chất ô nhiễm </b> <b>Tải lƣợng và nồng độ </b>


Bụi lơ lửng 2,3 – 64,8 kg/tấn khí thải
Nox(Chủ yếu là NO<sub>2</sub>,


NO)


0,36 –2,73 kg/tấn khí thải


Các yếu tố ảnh hưởng: Nhiệt độ khơng khí lị đốt, tỉ lệ khí


SO<sub>2</sub> Do thành phần chất thải, chuyển hóa thành SO<sub>2</sub>: 14 – 94%


Trọng lượng: 0,09 – 4,5 kg/tấn khí thải


HCl, HF Chuyển hóa thành HCL, HF: 46 – 84%


Trọng lượng: 0,57 – 8,57 kg/ tấn khí thải (HCL)
0,01 – 0,16 kg/tấn (HF)


CO Trọng lượng: 0,07 – 17,5 kg/tấn khí thải
THC Trọng lượng: 0,001 – 5,78 kg/tấn khí thải


<i>Nguồn: Đề tài xử lý khí thải lị đốt rác thải nguy hại[15] </i>


<b>3.2. Hiện trạng công tác xử lý môi trƣờng tại nhà máy </b>
<i><b>3.2.1. Công tác thực hiện chương trình giảm thiểu ơ nhiễm</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

33


Khu vực bên trong nhà máy là khu vực ảnh hưởng và tác động tới môi
trường nhiều nhất bao gồm các vị trí như: khu phân loại rác, khu vực đốt rác, khu
vực tập kết rác chờ xử lý, khu vực sản phẩm tái chế. Các khu vực trên là vị trí trọng
tâm bên trong công ty gây ra ô nhiễm môi trường như: bụi lơ lửng, SO2, NOx, H2S,
nhiệt độ, tiếng ồn…do đó việc quan trắc phân tích chất lượng môi trường tại nhà
máy xử lý chất thải Sơn Tây được tiến hành định kỳ 06 tháng nhằm giám sát chặt
chẽ các ảnh hưởng đến môi trường bên trong nhà máy.


1. Hầm chứa rác chờ xử lý


Hầm chứa rác chờ xử lý của nhà máy được thiết kế với tổng thể tích 420m3
với kích thước dài 11m, rộng 5,5m, sâu 7m.Khơng gian phía trên hầm được quây
kín bằng tơn để tránh mùi phát tán ra ngồi khu vực xung quanh.



Để tránh ơ nhiễm mơi trường khơng khí nhà máy đã bố trí 20 đầu phun dung
dịch vi sinh và muối NaCl, dưới dạng sương mù tạo thành màng hấp thụ mùi và thu
bụi.


2. Môi trường khơng khí


Tại nhà máy đã sử dụng, đầu tư 02 tháp rửa; hệ thống đường ống dẫn khí, hệ
thống sen phun nước, hệ thống buồng lắng bụi để giảm thiểu sự phát thải các chất ô
nhiễm trước khi phát thải ra ngồi mơi trường.


Trong hệ thống xử lý khí thải của dây chuyền xử lý tái chế nhựa, trước khi
thải khí ra mơi trường, khí thải được đưa qua 1 xilo chứa than hoạt tính và hệ thống
giàn phun mưa để nâng cao chất lượng lọc khí.


3. Mơi trường nước


Nhà máy được bố trí ở cao độ lớn hơn ruộng xung quanh 2 - 3m để tránh
việc nước chảy tràn xuống ruộng lúa. Đáy hầm có cấu tạo độ dốc 2 - 30, để thu nước
rỉ rác về một bể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

34


bể này sẽ lắng cặn hoàn toàn và nước thải sẽ được tuần hoàn trở lại trong hệ thống
bể rửa trong dây chuyền tái chế. Các thành phần hữu cơ dễ phân hủy, các chất hữu
cơ trong nước rửa nhựa đã được phân hủy một phần sẽ được phân hủy hết bằng sự
hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí.


 <i>Khu vực bên ngồi nhà máy </i>



Khu vực bên ngoài nhà máy giáp với các xã Tản Lĩnh, Xuân Sơn khu vực có
nhiều người dân sinh sống. Để giảm thiểu tác động ảnh hưởng từ nhà máy đến
người dân xung quanh, nhà máy đã sử dụng thực vật để ngăn chặn bụi, mùi phát
sinh ra bên ngoài khu vực nhà máy, chính vì vậy việc giám sát chất lượng môi
trường cần được thực hiện với tần suất 06 tháng/ lần để điều chỉnh các ảnh hưởng
đến người dân khu vực xung quanh.


 <i>Giám sát chất thải sinh hoạt </i>


Nhà máy xử lý rác thải xã Xuân Sơn, Sơn Tây là đơn vị chuyên thu gom vận
chuyển và xử lý các loại chất thải sinh hoạt,chính vì thế việc giám sát chất thải,
thành phần chất thải là điều cần thiết đã được công ty thực hiện đúng theo yêu cầu
về hợp đồng thu gom và xử lý rác thải. Nhưng với tình trạng người dân không thực
hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn do công tác vận động, tuyên truyền không được
thường xuyên, đều đặn.Thêm vào đó, việc thu gom rác tại các hộ gia đình bằng xe
đẩy cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân loại rác do xe đẩy chỉ có 01 ngăn
để chứa rác nên khơng thể thu gom các loại rác cùng một lúc,dẫn đến việc quản lý
giám sát chất thải đưa về nhà máy xử lý khơng được hồn thiện. Chính vì vậy, cần
phải có biện pháp để phân loại rác tại nguồn và tăng cường trang thiết bị thu gom để
có thể thu gom các loại rác thải khác nhau cùng một lúc.


 Hiện trạng vệ sinh lao động


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

35


<i><b>3.2.2. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại nhà máy</b></i>


<i>a. Khu vực bên trong nhà máy </i>


Lượng rác thải càng ngày càng tăng trongkhi công nghệ xử lý chưa được cải


tiến, đồng thời nhà xưởng cịn có nhiều nhược điểm, hạn chế dẫn đến cơng tác quản
lý chất thải gặp nhiều khó khăn.


Mặc dù khu vực nhà máy xử lý rác thải đã được xây dựng cao hơn so với
ruộng lúa xung quanh 2 - 3m, tuy nhiên địa hình của khu vực nhà máy xử lý rác thải
xã Xuân Sơn, Sơn Tây thấp hơn đường đi, độ đốc từ đường xuống khu vực nhà máy
cao nên vào mùa mưa lượng nước mưa đổ vào nhà máy nhiều làm phát sinh lượng
nước rác lớn, kết hợp với lượng nước rác từ hầm chứa rác khó tiêu thốt, khi trời
mưa to đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân xung
quanhkhu vực nhà máy rác.


Nhiệt độ lò đốt rác hữu cơ và vơ cơ từ 900 -1000oC, trong đó để đốt cháy các
chất độc hại như Dioxin, Furan… cần phải đốt ở nhiệt độ ≥11000C và thời gian lưu
cháy ≥ 2s. Chính vì thế, trong khói thải của nhà máy rác thải Xuân Sơn, Sơn Tây
vẫn có hàm lượng đáng kể các chất độc hại như Dioxin, Furan…


Nhà xưởng, hầm tập kết rác được lợp tơn phía trên để hạn chế phát tán mùi,
nhưng chưa có hệ thống quạt và màng lọc sinh học, hút khí từ trong hầm ra ngồi
mà đơn thuần chỉ là lỗ thơng khí nên mùi vẫn phát tán ra ngoài khu hầm lưu trữ rác.


Tường bao quanh trước mặt nhà máy có trồng các loại thực vật để tránh phát
tán mùi, bụi ra ngoài khu vực xung quanh, tuy nhiên diện tích cây trồng cịn thưa
thớt dẫn đến khả năng che chắn ít. Cụ thể, cây trồng mới chỉ được trồng với mật độ
dày trước cổng nhà máy, hai bên hơng và phía sau cịn hạn chế, do đó chưa đáp ứng
được chức năng nhiệm vụ là ngăn chặn phát tán mùi, bụi.


Cây trồng chủ yếu là các cây thân gỗ có tán che phủ ở tầm cao, cịn tầm
trung tính từ bờ tường rào lên 2m chưa có độ che chắn bởi cây xanh, nên sự phát tán
của khói, bụi vẫn diễn ra khi nhà máy đốt rác hoạt động.



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

36


Do phân Compost phát huy tác dụng tốt nhất với cây cơng nghiệp, nên khó
tiêu thụ do đó cơng đoạn sản xuất phân Compost đã ngưng hoạt động. Thêm vào đó,
việc sản xuất nhựa tái chế từ việc thu hồi các sản phẩm, hàng hóa bằng nilon thu hồi
từ rác khơng kinh tế do rác được thu gom từ các hộ gia đình phần nhựa đã bị dân
nhặt cơ bản, tỉ lệ trong rác không đáng kể, nên dây chuyền tái chế nhựa đã tạm dừng
ở các thiết bị cuối. Do vậy, hầu hết rác tập kết về khu vực nhà máy đều được xử lý
hoàn toàn bằng phương pháp thiêu đốt và chôn lấp. Nhựa không được dùng để tái
chế đem đốt sẽ phát sinh ra các chất độc như Dioxin, Furan…gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe người dân xung quanh.


Các xe vận chuyển rác, trong quá trình trung chuyển làm rơi vãi rác, nước
rác trên đường gây ra các mùi khó chịu ảnh hưởng tới đời sống người dân ven
đường.


Hệ thống xử lý khí thải bao gồm 01 cyclon lọc cát bụi, 01 tủ lọc bằng than
hoạt tính, 01 quạt hút khí lên tháp thốt khí, việc sử dụng tháp lọc khí này chưa loại
bỏ được hồn tồn lượng khí NO<sub>x</sub>, SOx, … có trong khí thải, nên đã gây ảnh hưởng
tới mơi trường khơng khí xung quanh.


<i><b>3.2.3. Các khó khăn trong cơng việc quản lý và xử lý chất thải tại nhà máy</b></i>


 <sub>Theo Quyết định số: 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 và Quyết định số: </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

37


<i><b>Hình 3.2: Sơ đồ quản lý nhà nước tại khu xử lý Xuân Sơn, Sơn Tây </b></i>


Với các Quyết định về quản lý khu xử lý rác thải xã Xuân Sơn, Sơn Tây có


02 điểm khơng hợp lý như sau:


1. Sở Xây dựng quản lý khu xử lý dưới sự điều hành, yêu cầu về công
việc của UBND thành phố, nhưng UBND thành phố lại được tham mưu về việc
phân luồng, điều tiết rác bởi Sở Tài nguyên & Môi trường. Như vậy làm cồng kềnh
hệ thống văn bản hướng dẫn thực thi nhiệm vụ. Thay vào đó, Sở Tài nguyên & Môi
trường sẽ thay thế nhiệm vụ của Sở Xây dựng và làm các nhiệm vụ như tham mưu,
điều tiết luồng rác và quản lý khu xử lý rác thải xã Xuân Sơn, Sơn Tây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

38


 Tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn, Sơn Tây. Có nhiều đơn vị của các cơng ty
khác nhau tham gia vào các công đoạn khác nhau của xử lý rác thải như:


- Có 03 đơn vị quản lý vận hành ô chôn lấp (Công ty CP MT & CTĐT Sơn
Tây, HTX Thành Công, Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tài ngun và mơi
trường)


- Có 02 đơn vị tham gia xử lý rác theo phương pháp đốt (Công ty CP dịch vụ
môi trường Thăng Long và HTX Thành Công)


- Và 02 đơn vị tham gia vào xử lý nước rỉ rác (Công ty CP MT & CTĐT Sơn
Tây và Công ty TNHH MTV Môi trường đơ thị Hà Nội)


Chính vì có 05 đơn vị, công ty tham gia vào vào vận hành 03 khâu xử lý rác
(đốt rác, chôn lấp rác và xử lý nước rỉ rác) nên gây ra sự không đồng bộ thống nhất.
Vàkhi sự cố xảy ra, các đơn vị khơng thừa nhận thiếu sót tại đơn vị mình, hoán đổi
trách nhiệm cho đơn vị khác, khiến các cơ quan chức năng không thể xác định
nguyên nhân chính gây ảnh hưởng, thiệt hại môi trường do công ty nào gây ra.



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

38
<i><b>3.3.1. Chất lượng môi trường nước </b></i>


Chỉ số chất lượng nước thải đầu ra<i>(Phụ lục - Bảng 1)</i>


<i><b>Hình 3.3: Hàm lượng pH và NH</b><b>4</b><b> so với QCTĐHN </b></i> <i><b>Hình 3.4: Chỉ số BOD</b><b>5</b><b>, COD so với QCTĐHN </b></i>


<i>N1: Mẫu nước sau xử lý của HTXLNT của BCL Xuân Sơn </i>


<i>QCTĐHN số:02/2014/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật </i>
<i>về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

39
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
Coliform
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500


4000
COD BOD
0
10
20
30
40
50
60
70


NH4 Tổng N


<i><b>Hình 3.6: Chỉ số Coliform của nước so vớiQCTĐHN </b></i> <i><b>Hình 3.7: Hàm lượng kim loại nặng trong nước so với QCTĐHN </b></i>


<i>N1: Mẫu nước sau xử lý của HTXLNT của BCL Xuân Sơn</i>


<i>QCTĐHNsố: 02/2014/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội </i>
<i>QCVN số:25/2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải BCL chất thải (Cột A) </i>


<i>QCVN số:25/2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải BCL chất thải (Cột B1) </i>
<i>QCVN số:25/2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải BCL chất thải (Cột B2)</i>


0
0.5
1
1.5
2
2.5
3


3.5
4


Chì Đồng Sắt Tổng P


<i><b>Hình 3.8: Chỉ số COD, BOD</b><b>5</b><b> so với QCVN </b></i> <i><b>Hình 3.9: Chỉ số tổng N, NH</b><b><sub>4</sub></b><b>+</b><b> so với QCVN </b></i>


=
=


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

40


Chất lượng mơi trường nước có hàm lượng NH<sub>4</sub> cao hơn gấp 1,8 lần so với
QCTĐHN số: 02/2014/BTMMT[4]và chỉ số pH cũng cao hơn giá trị trung bình là
7,25 của QCTĐHN số: 02/2014/BTMMT (Hình 3.2).


Các thơng số COD, BOD5 và tổng N của mẫu nước N1 đều có giá trị rất cao
gấp 24 và 43 lần so với cột A của QCTĐHN số: 02/2014/BTMMT[4](Hình 3.3).
Còn đối với QCVN số: 25/2009/BTNMT[5] so với cột A, B1, B2 chỉ số COD cao
hơn gấp 70,8 lần so với cột A nước dùng cho sinh hoạt; 8,85 lần so với cột B1 nước
sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi trước ngày 1/1/2010 và 11,8 lần so với cột
B2 nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi từ ngày 1/1/2010. Đối với chỉ số
BOD5 cao hơn so với so với cột A của QCVNsố:25/:2009/BTNMT[5] là 71,6 lần;
cột B1 là 21,5 lần và cột B2 là 43 lần.


Chỉ số Coliform của các mẫu nước vượt 5 lần so với giá trị giới hạn của cột
A-QCTĐHN số: 02/2014/BTMMT[4]. Với tất cả dữ liệu trình bày trên sơ đồ, đều
cao hơn so với QCTĐHNsố: 02/2014, từ đó cho thấy môi trường nước khu vực xã
Xuân Sơn đang bị ơ nhiễm (Phụ lục hình 2).



Các kim loại năng và ion độc hại đều phát hiện thấy ở nồng độ cao từ 0,2-2
lần bao gồm cả Asen, Cadimi, Xianua, NO<sub>2</sub>-, NP<sub>3</sub>- .Như hàm lượng chì tìm thấy
trong mẫu là 0,34 mg/l trong khi QCTĐHN số: 02/2014/BTNMT là 0,1; cao gấp 3,4
lần so với quy chuẩn. Đặc biệt, hàm lượng sắt trong mẫu nước là 3,47 mg/l trong
khi QCTĐHN số:02/2014/BTNMT là 1; cao gấp 3,47 lần. Còn hàm lượng đồng và
tổng P cao hơn so với QCTĐHN số: 02/2014/BTNMT là 1,25 lần và 1,0775 lần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

41


19.4 17.2 0.12 0.9 0.9 10.5 8.5 0.25 10 15


0
5
10
15
20
25
NH4 NO3
1.02
0.92


0.02 0.05 0.05


0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2


NO2
0
100
200
300
400
500
600
BOD5 COD
0
20
40
60
80
100
120
TSS


<i><b>Hình 3.10: Chỉ số ion NO</b><b>2</b><b>-</b><b> trong nước </b></i> <i><b>Hình 3.11: Chỉ số ion NH</b><b>4</b><b>+</b><b>, NO</b><b>3</b><b>-</b><b> trong nước </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

42
0


2000
4000
6000
8000
10000
12000



Coliform


Cột B2 QCVNsố: 08/2015/BTNMT dùng cho giao thông và các mục đích khác yêu cầu chất lượng nước thấp
0


0.05
0.1
0.15
0.2
0.25


Xianua Asen Cadimi Chì


<i><b>Hình 3.14: Chỉ số Coliform trong nước mặt </b></i> <i><b>Hình 3.15: Hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt </b></i>


<i><b>Hình 3.16: Hàm lượng sắt, đồng </b></i>
Mẫu nước N2 mẫu nước mặt ở rng phía TâyBắc, cách nhà máy rác khoảng 200m


Mẫu nước N3 mẫu lấy ở hồ Lễ Kê, cách nhà máy rác khoảng 1000m về phía Tây Bắc


Mẫu nước N4 mẫu lấy tại hồ Xuân Khanh, cách nhà máy rác khoảng 2km về phía Đơng Nam
Cột B1 QCVNsố: 08/2015/BTNMT dùng cho nước tưới tiêu, thủy lợi


s


mg/l
mg/l
mg/l


mg/l



</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

43


Theo tương quan sơ đồ trên, cho thấy chỉ số pH đang vượt quá ngưỡng tiêu
chuẩn cho phép,còn chỉ số NO<sub>3 </sub>vẫn được giữ tại mức độ cho phép của tiêu chuẩn.
Ngoại trừ 2 yếu tố DO, NO<sub>2 </sub>đang vượt quá ngưỡng cho phép từ 2,5 đến 20,5 lần.


Tất cả các thông số TSS, BOD5, COD, NH4 đều vượt quá tiêu chuẩn cho
phép. Chỉ sốvượt ngưỡng thấp nhất là TSS vượttiêu chuẩn so với cột B2 của
QCVNsố:08/2015/BTNMT[3]. Chỉ số vượt ngưỡng cao nhất là BOD<sub>5</sub> vượt ngưỡng
tiêu chuẩn so với cột B1 của QCVNsố: 08/2015/BTNMT là 22 lần.


Trong các mẫu nước đều phát hiện dấu hiệu của kim loại nặng và hàm lượng
kim loại nặng đều vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép so với cột B1 và B2 của
QCVNsố: 08/2015 từ 1,4 - 12 lần.


Về sơ lược đánh giá cho thấy, với các hồ nước càng cách xa khu vực khu
nhà máy rác Xuân Sơn có chất lượng nước tốt hơn so với các hồ nước gần khu vực
Xuân Sơn. Cụ thể như, tại hồ Xuân Khanh không phát hiện thấy các ion độc hại và
kim loại nặng như Xianua, Cadimin, chì cịn các mẫu nước khác đều phát hiện thấy
các kim loại nặng và ion độc trên cao hơn so với quy chuẩn từ 1,4-12 lần.


Với hàm lượng Coliform có trong mẫu nước vượt ngưỡng của QCVN sẽ ảnh
hưởng tới sức khỏe người dân như khi sử dụng nguồn nước, tiếp xúc qua việc tắm
sông nếu nước bị nhiễm khuẩn hay nước chưa được khử trùng bằng chlorine sẽ dễ
mắc các chứng bệnh như tiêu chảy nhe, sốt nhẹ hoặc tiêu chảy ngắt quãng không
kèm theo sốt. Các chỉ số kim loại nặng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người
như Cadimin, khixâm nhập vào cơ thể được tích tụ ở thận và xương; gây nhiễu hoạt
động của một số enzim, gây tăng huyết áp, ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, làm
rối loạn chức năng thận, phá huỷ tuỷ xương, gây ảnh hưởng đến nội tiết, máu, tim


mạch.Asen có thể gây ra 19 căn bệnh khác nhau. Các ảnh hưởng chính đối với sức
khoẻ con người: làm keo tụ protein do tạo phức với asen III và phá huỷ q trình
photpho hố; gây ung thư tiểu mô da, phổi, phế quản, xoang…


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

44


QCVN số:09/2015/BTNMT[12]. Dựa trên kết quả thu được, có thể nói chất lượng
nước ngầm tại khu vực đang bị ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động của nhà máy xử lý
rác Xuân Sơn. Chất lượng nước ngầm của môi trường xung quanh nhà máy Xuân
Sơn (Phụ lục bảng 3).


Trong các mẫu nước ngầm được sử dụng, kiểm tra đều phát hiện thấy dấu
hiệu của kim loại nặng, nhưng đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn,trừ
hàm lượng Đồng trong mẫu nước số 05 có hàm lượng cao hơn so với quy chuẩn
QCVNsố:08/2015/BTNMT[3] là 1,1 lần.


Các chỉ số như pH, COD của nước ngầm vẫn cao hơn so với quy
chuẩnQCVNsố:08/2015/BTNMT,cụ thể như sau:Trong mẫu nước số 05 chỉ số pH,
COD cao hơn 1,1 và 3,75 lần so với quy chuẩn, còn trong mẫu nước số 06 chỉ số
pH, COD cao hơn 1,2 và 25 lần so với quy chuẩn môi trường nước ngầm, cộng
thêm việc phát hiện có các kim loại nặng,chứng tỏ mơi trường nước ngầm đang có
dấu hiệu bị ơ nhiễm do hoạt động của nhà máy xử lý rác thải xã Xuân Sơn.


<i><b>Hình 3.17: Chỉ số chất lượng nước ngầm </b></i>


N5 Mẫu nước giếng của nhà dân, cách nhà máy rác khoảng 100m
N6 Mẫu lấy ở giếng của nhà dân, cách bãi rác khoảng 300m


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

45
<i><b>3.3.2. Chất lượng mơi trường khơng khí </b></i>



Với việc xử lý rác thải bằng cách thiêu đốtđã gây ra lượng khói bụi độc hại
vượt q chỉ tiêu mơi trường khơng khí theo QCVN về các chất độc hại được quy
định trong QCVNsố:06/2009/BTNMT[12] về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một
số chất độc hại trong khơng khí xung quanh (Bảng Phụ lu ̣c 7).


Chất thải rắn đă ̣c biê ̣t là chất thải rắn sinh hoa ̣t có thành phần hữu cơ chiếm
chủ yếu. Dưới tác đô ̣ng của nhiê ̣t đô ̣, đô ̣ ẩm và các vi sin h vâ ̣t, chất thải rắn hữu cơ
bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 ~ 63,8%, CO2 ~ 33,6% và một số khí
khác). Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3%
-19%) đặc biê ̣t ta ̣i các bãi rác lô ̣ thiên và các khu chôn lấp .


Khới lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ
không khí và thay đổi theo mùa . Lượng khí phát thải tăng khi nhiê ̣t đơ ̣ tăng , lượng
khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông . Đối với các bãi chơn lấp , ước tính
30% các khí phát sinh tro ng qua<sub>́ trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mă ̣t đất mà </sub>
không cần mô ̣t sự tác đô ̣ng nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

46
0
100
200
300
400
500
600
700
800


Bụi lơ lửng NH3



0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800


Bụi lơ lửng NH3


0
50
100
150
200
250
300
350
400


Bụi lơ lửng NH3


<i><b>Hình 3.18: CLMT khơng khí xung quanh sát khu xử lý rác </b></i> <i><b>Hình 3.19: CLMT khơng khí xung quanh sát khu xử lý rác cách 100m </b></i>


KXQ1: Sát khu xử lý theo hướng đường 414B phía Tản Lĩnh
KXQ5: Sát khu xử lý, trên đường nối đường 414B và đường vào



thôn Hiệu Lực


KXQ9: Sát khu xử lý đường hướng vào thôn Hiệu Lực
KXQ13: Sát khu xử lý về hướng hồ Suối Hai


KXQ3: Cách khu xử lý 500m theo hướng đường 414B


KXQ7: Cách khu xử lý 500m, trên đường nối đường 414B và
đường vào thôn Hiệu Lực


KXQ11: Cách khu xử lý 500m


KXQ15: Cách khu xử lý 500m về hướng hồ Suối Hai


KXQ4: Cách bãi rác 1km theo hướng đường 414B phía Tản Lĩnh
KXQ8: Cách khu xử lý 1km, trên đường nối đường 414B và đường


vào thôn Hiệu Lực


KXQ12: Cách khu xử lý 1km, trong thôn Hiệu Lực
KXQ16: Sát hồ Suối Hai, cách khu xử lý 1km


<i><b>Hình 3.20: CLMT khơng khí xung quanh sát khu xử lý rác cách 500m </b></i> Quy chuẩn áp dụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

47


Theo số liệu hình 3.18;3.19 và 3.20;cho thấy hàm lượng bụi lơ lửng đo được
cạnh khu xử lý đều vượt quá ngưỡng 300 µg/m3



QCVNsố:05/2013/BTNMT[12]
ghi nhâ ̣n thơng sớ cao nhất là 698 µg/m3 <sub>sát tường rào khu xử lý,theo hướng đường </sub>
414B phi<sub>́a T ản Lĩnh và thấp nhất là 350µg/m</sub>3sát khu xử lý rác, hướng về hờ Suối
Hai.Tiến ra xa khu xử lý rác 100m, hàm lượng bụi lơ lửng, SO<sub>2</sub>, NO<sub>x</sub>, NH<sub>3 </sub>có chiều
hướng giảm xuống nhưng vẫn vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.Cách xa 500m,
hàm lượng bụi lại tăng đột biến do việc hoạt động của các xe chở chất thải trên các
tuyến đường đã làm gia tăng hàm lượng bu ̣i lơ lửng , còn các chỉ số chất lượng môi
trường khác nhưSO2, NOx, NH3lại giảm xuống.


Khu vực xã Xuân Sơn nằm cách Sơn Tây khoảng 12km, các hoạt đô ̣ng kinh
tế, giao thương hay thương ma ̣i hầu như chưa có, người dân quanh khu vực chủ yếu
sinh sống dựa vào nông nghiê ̣p , mô ̣t vài hô ̣ gia đình nhỏ lẻ hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh .
Ứng với các số liệu có được về mơi trường chất lượng khơng khí, cho thấy các hơ ̣
dân trong bán kính 1000m tính từ khu xử lý rác thải Sơn Tây đang phải chi ̣u ảnh
hưởng khá nă ̣ng nề về môi trường không khí . Đặc biệt, là khói bụi và mùi hơi từ
phía nhà máy xử lý cũng như khu chơn lấp rác thải Xuân Sơn .


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

48
<i><b>3.3.3. Chất lượng mơi trường đất </b></i>


<i><b>Bảng 3.2: Vị trí các điểm lấy mẫu đất </b></i>


<b>Vị trí </b> <b>Đặc điểm vị trí lấy mẫu đất </b>


Đ1 Sát tường rào nhà máytheo hướng đường 414B phía Tản
Lĩnh


Đ2 Sát nhà máyvề hướng hồ Xuân Khanh
Đ3 Sát nhà máyvề hướng hồ Suối Hai



Đ4 Sát tường rào nhà máy, hướng đường vào thôn Hiệu Lực
Đ5 Sát tường rào nhà máy, trên đường nối đường 414B và


đường thôn HIệu Lực


<i>Nguồn:ĐTM dự án “Xây dựng ô chôn lấp rác thải theo công nghệ chôn lấp </i>
<i>bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản tại khu xử lý chất thải Xuân Sơn </i>


<i><b>Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng mơi trường đất </b></i>


<b>TT </b> <b>Thơng </b>
<b>số </b>


<b>Đơn vị </b> <b>Kết quả </b> <b>QCVN </b>


<b>03/2015/BTNM</b>
<b>T </b>


<b>Đ1 </b> <b>Đ2 </b> <b>Đ3 </b> <b>Đ4 </b> <b>Đ5 </b>


1 Asen


mg/kg đất
khô


1,51 0,89 0,51 0,4 0,41 15
2 Cadimi <sub>0,032 0,011 0,017 0,015 </sub> <sub><0,001 </sub> <sub>2 </sub>


3 Đồng <sub>158,8 19,5 </sub> <sub>17,5 </sub> <sub>53,1 </sub> <sub>19,2 </sub> <sub>100 </sub>



4 Chì <sub>17,51 10,48 13,88 10,13 </sub> <sub>9,54 </sub> <sub>170 </sub>


5 Kẽm <sub>4,5 </sub> <sub>19,5 </sub> <sub>21,8 </sub> <sub>31 </sub> <sub>91 </sub> <sub>200 </sub>


<i>Nguồn:ĐTM dự án “Xây dựng ô chôn lấp rác thải theo công nghệ chôn lấp </i>
<i>bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản tại khu xử lý chất thải Xuân Sơn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

49


quy chuẩn cho phép, đây là vị trí sát tường rào nhà máy rác,cho thấy môi trường
đất khu vực quanh nhà máy rác có dấu hiệu bị ơ nhiễm kim loại nặng.


<i><b>3.3.4.Một số vấn đề môi trường xã hội </b></i>


Theo phản ánh của người dân, rác thải tồn đọng quá nhiều do không được
xử lý kịp thời và triệt để, cộng với mùi khói, mùi khét đốt rác của nhà máy xử lý
rác thải xã Xuân Sơn đã khiến người dân xung quanh khu vực này không thể chịu
nổi sự ô nhiễm do hoạt động của nhà máy gây ra.


Khơng ít những vấn đề liên quan đến người dân cần được giải quyết thỏa
đáng như cơ chế, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, hệ thống cung cấp nước
sạch, đường điện sinh hoạt, đường bê tông cùng sự hỗ trợ, chăm lo sức khoẻ cho
người dân khu vực bị ô nhiễm. Sự bất hợp lý trong cơng tác đền bù giải phóng mặt
bằng được thể hiện rõ ràng. Cùng trong vùng ảnh hưởng của khu xử lý rác thải
Xuân Sơn nhưng người dân thị xã Sơn Tây thì được bồi thường hỗ trợ 293 triệu
đồng/sào đất nông nghiệp đã được cấp sổ đỏ, cịn người dân có đất bị thu hồi ở xã
Tản Lĩnh chỉ được bồi thường, hỗ trợ 123 triệu đồng/sào… Ngồi ra, diện tích dơi
dư so với diện tích được giao trước đây, nhưng người dân xã Tản Lĩnh chỉ được bồi
thường về đất mà không được hưởng cơ chế hỗ trợ thu hồi đất…Sự bất hợp lý trong
công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và chính sách đền bù, di dời tái


định cư cho các hộ dân xung quanh nhà máy xử lý rácđã bị chậm trễ và một số khác
không chịu di dời, chỉ tái định được 17 hộ xung quanh nhà máy. Đỉnh điểm một số
hộ dân xã Tản Lĩnh có đất bị thu hồi đã phản ứng quyết liệt, ngăn cản xe vận
chuyển rác vào khu xử lý rác thải Xuân Sơn, dẫn đến tình trạng lượng lớn rác thải
sinh hoạt của 11 huyện tồn đọng.Tại huyện Thanh Oai, do chưa vận chuyển được
lượng rác thải thu gom trong ngày nên tồn đọng hơn 600 tấn rác tại các điểm tập
kết. Tương tự, tại Phú Xuyên đang tồn đọng hơn 600 tấn, Thường Tín gần 700 tấn,
Quốc Oai hơn 665 tấn, đặc biệt ở huyện Chương Mỹ tồn đọng hơn 1.365 tấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

50


2002 (trong đó có 3ha cắt giao cho Công ty CP Công nghệ môi trường xanh
Seraphin xây dựng 01 Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt). Giai đoạn I của khu xử lý
hiện chỉ dừng ở chơn lấp đơn giản.


Đến nay, tồn khu có 10 hố chơn rác với công suất hoạt động hơn 80
tấn/ngày. Dự kiến, đến cuối năm 2009 sẽ hết khả năng tiếp nhận rác. Vì vậy, từ
năm 2006, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã Quyết định thu hồi 13ha đất thuộc xã Tản
Lĩnh (huyện Ba Vì) nằm sát dự án để mở rộng khu xử lý rác. Dự án đã triển khai đo
đạc, phê duyệt phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, nhưng do kinh phí hạn hẹp,
tỉnh Hà Tây (cũ) lại thu hồi Quyết định và tạm dừng dự án khiến người dân xã Tản
Lĩnh rất bức xúc.


Do quá tải nên vào mùa mưa, nước thải từ khu xử lý chôn lấp này đã tràn ra
thôn Lễ Khê làm ảnh hưởng đến năng suất lúa của địa phương. Một số giếng nước
của nhà dân cũng bị ảnh hưởng. Trong thời gian hoạt động, nhà máy chỉ xử lý được
80% rác nhập về, còn một số loại rác khó phân huỷ như quần áo, chất rắn... vẫn
chưa được xử lý triệt để. Do đó, lượng rác luôn tồn đọng xung quanh nhà máy lên
tới 100 tấn. Ngồi ra, vì là hố chơn lấp đơn giản, mặc dù đã xây dựng hệ thống khử
mùi nhưng khi san rác không thể tránh khỏi mùi hôi gây ô nhiễm không khí.



<b>3.4. Đề xuất các giải pháp cải thiện </b>


<i><b>3.4.1</b>. <b>Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách </b></i>


Kiện tồn hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung
Ương đến địa phương theo Luật bảo vệ môi trường ban hành năm 2014.Rà soát,
quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh tới cấp huyện, cấp xã;
trách nhiệm của các cơ quan chun mơn; trách nhiệm của tổ chức chính trị-xã hội,
tổ chức xã hội-nghề nghiệp; trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ; trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý rác thải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

51


yêu cầu bảo vệ môi trường đối với cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt, cơ sở xử lý chất
thải rắn công nghiệp thông thường trước khi hoạt động.


Ban hành quy chế phối hợp giữa Sở xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi
trường trong công tác quản lý điều hành khu xử lý rác thải xã Xuân Sơn, Sơn
Tâyhoặc ban hành quy chế chuyển đổi quản lý chung khu xử lý rác thải xã Xuân
Sơn, Sơn Tây cho Sở Tài nguyên & Môi trường để các Sở thực hiện đúng nhiệm
vụ, chức năng chuyên mơn.


Có chính sách khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư công nghệ
vào xử lý rác thải theo mơ hình khép kín tất cả các cơng đoạn từ khâu chôn lấp, đốt
rác và xử lý nước rỉ rác, giúp nhà nước quản lý chính xác về những ảnh hưởng của
nhà máy xử lý tới mơi trường.


Tăng tính thực thi và hiệu lực của hệ thống quy định pháp luật trong công
tác thanh kiểm tra, kiểm soát điều chỉnh lại các mức khen thưởng, xử phạt.



Phát hành hạn ngạch cota ô nhiễm với mục đích kiểm sốt lượng phát thải
của các cơ sở sản xuất, nguồn thu từ bán cota ô nhiễm dùng vào mục đích khắc
phục các thiệt hại môi trường do các cơ sở sản xuất gây ra và phục vụ công tác
nghiên cứu công nghệ, giải pháp quản lý nhằm cải thiện chất lượng môi trường.


Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích
thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế-xã hội địa phương. Xây dựng cơ chế, khuyến khích các thành phần
kinh tế tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và trực tiếp quản lý, khai thác, vận hành
các dự án xử lý chất thải. Sau khi xây dựng xong cần tăng cường quản lý, giám sát
để đảm bảo tính hiệu quả, ổn định và bền vững của dự án xử lý chất thải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

52


thống xử lý để đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường. Phát triển việc thành
lập các tổ, đội dịch vụ vệ sinh môi trường do dân tự quản.


<i><b>3.4.2. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân </b></i>
<i><b>lực</b></i>


Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu nội dung về quản lý chất thải quy định tại
Luật bảo vệ môi trường ban hành 2014 và Nghị định số:38/2015/NĐ-CP ngày 24
tháng 4 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu rộng rãi tới các cấp, các ngành,
cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân.


Tăng cường trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công
tác quản lý chất thải, chú trọng đến tính khả thi, sự phù hợp khi triển khai áp dụng
cùng mơ hình xử lý chất thải giữa các địa phương. Nghiên cứu và đưa nội dung
giáo dục môi trường, trong đó có quản lý chất thải vào chương trình chính khóa của


các cấp học phổ thơng.


Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực,nâng cao năng lực quản lý cũng như kỹ
thuật xử lý chất thải. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khoá tập
huấn cho doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn, hoạt động giảm thiểu phát sinh chất
thải; quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải theo đúng các quy định
của pháp luật.


Cần thực hiện kế hoạch để đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo bổ sung để nâng
cao trình độ đội ngũ cán bộ cho các công ty trên các lĩnh vực chuyên môn như:
Công nghệ thông tin, điều khiển tự động, công nghệ hóa - sinh, mơi trường, quản
trị kinh, quản lý dự án.


Xây dựng các chương trình hợp tác đào tạo, chuyển giao công nghệ về
ngành mơi trường. Có kế hoạch sử dụng nhân sự phù hợp, phát huy tính tự chủ
sáng tạo của cán bộ công nhân viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

53


Đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến cơ sở dữ liệu, trang thông tin điện tử
về chất thải rắn, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, xử lý chất thải.


Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
của các địa phương trong kiểm soát chặt chẽ các khu xử lý chất thải, bãi chôn lấp
chất thải giáp ranh giữa các địa phương và việc vận chuyển chất thải liên tỉnh.


Tăng cường công tác thanh kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất đối với các
cơ sở xử lý rác thải nhằm uốn nắn, điều chỉnh kịp thời các hành vi sai phạm trong
q trình thực hiện cơng việc xử lý rác, đồng thời định hướng cho các cơ sở thực
hiện công việc theo đúng pháp luật và các quy định hiện hành, cảnh cáo xử phạt


nghiêm, kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường.


<i><b>3.4.3.</b></i> <i><b>Giải pháp về quản lý, điều chỉnh cơ sở hạ tầng </b></i>


Nhà máy đang nằm thấp hơn mặt đường đi lại, để tránh nước mưa chảy tràn
từ trên đường vào khu vực nhà máy gây phát sinh nước, rác cần phải có hệ thống
thu gom, tiêu thoát nước mưa xung quanh nhà máy được thiết kế phù hợp với
lượng mưa trung bình là 1306,3 mm đến 1892,7 mm. Hoặc có phương án che chắn
dịng nước không để nước chảy tràn vào khu vực hầm lưu trữ rác và sàng lọc rác,
để tránh gây ô nhiễm cục bộ trong nhà máy và nước rác chảy tràn ra ngồi khu vực
đồng ruộng gây ơ nhiễm môi trường nước mặt và nước ngầm của người dân sống
xung quanh nhà máy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

54
<i><b>3.4.4.</b></i> <i><b>Giải pháp quản lý rác tại nguồn </b></i>


Nhật được biết đến là nước áp dụng thành công trong mơ hình 3R,ngun
nhân thành cơng của mơ hình 3R tại Nhật khơng chỉ có cơng nghệ xử lý rác mà cốt
lõi nằm ở việc rác thải đã được phân loại tại nguồn rác thành 06 loại: Rác đốt được,
rác không đốt được, rác tài nguyên, rác có hại, rác cồng kềnh, rác thu gom. Việc
phân loại rác chi tiết và tuân thủ nghiêm ngặt phân loại rác đã góp phần lớn trong
thành cơng của mơ hình 3R tại Nhật.


Để việc phân loại rác đi vào thói quen của người dân cần phải nâng cao ý
thức, trách nhiệm người dân trong việc bảo vệ mơi trường bằng cách thường xun
có các buổi phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường,giúp người dân nhận thức
được tầm quan trọng của cộng đồng cũng như việc phân loại rác tại nguồn có tác
động mạnh mẽ như thế nào tới việc bảo vệ môi trường. Thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng, các cơ quan đoàn thể tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân
dân tiến hành phân loại rác ngay tại nguồn, cụ thể được chia làm 03 loại như sau:



- Rác thải loại hữu cơ dễ phân hủy;
- Rác thải loại khó phân hủy;
- Rác thải loại thu hồi, tái chế;


Việc phân loại rác thải tại nguồn phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh sẽ có
các giải pháp khác nhau đối với từng đối tượng cụ thể:


Rác thải phát sinh từ các hộ gia đình do các hộ gia đình tự thu gom, phân
loại và mang rác đến các điểm thu gom rác khu dân cư theo quy định.


Rác thải phát sinh từ các nhà hàng, khách sạn do nhân viên nhà hàng thu
gom, phân loại và vận chuyển đến điểm gom rác của nhà hàng, khách sạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

55


Đối với cơ quan, trường học…tổ quét dọn vệ sinh cơ quan, trường học có
trách nhiệm thu gom, phân loại rác thải tại nguồn rồi đem đến khu vực tập trung.


Đơn vị vệ sinh môi trường có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện, phương
tiện thu gom, vận chuyển phù hợp; hướng dẫn và giám sát việc phân loại chất thải
tại nguồn; tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến nơi tập kết theo
quy định.


Thúc đẩy việc phân loại rác tại nguồn cần có sự kết hợp giữa các công ty
môi trường và nhà nước, do công ty môi trường là người trực tiếp thu gom và cung
cấp dịch vụ mơi trường cịn nhà nước là chủ thể điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
bằng pháp luật. Phía cơng ty mơi trường sẽ yêu cầu các tổ chức, cá nhân phân loại
rác tại nguồn thành 03 loại theo hướng dẫn và từ chối thu gom lượng rác không
được phân loại đúng cách cộng thêm xử phạt hành chính trong phân loại rác.


Nguồn ngân sách xử phạt hành chính thu được sẽ được sử dụng vào mục đích phát
triền mơ hình 3R với các hình thức như tuyên truyền qua các kênh thông tin, chiến
dịch đô thị, các lớp học phổ biến kiến thức, phát tờ rơi… và nâng cấp hệ thống xử
lý rác thải.


<i><b>3.4.5.</b></i> <i><b>Giải pháp cải thiện môi trường </b></i>


Trên thế giới hiện nay các nhà khoa học phát hiện ra khoảng 400 lồi thực
vật có khả năng sử dụng làm nguyên liệu cho công nghệ sử dụng thực vật làm sạch
mơi trường và kèm theo đó là 30.000 chất ơ nhiễm có thể xử lý được và chia chúng
làm 6 loại nhỏ phytoextraction, phytodegradation, phytostabilization,
phytovolatili-zation, rhizofiltration, rhizodegradation.


Phytoextraction: Có thể dịch là hấp thụ thực vật trong đó cơ chế hoạt động
được dựa vào việc sử dụng thực vật bậc cao để hấp thụ các chất ơ nhiễm từ mơi
trường và tích lũy chúng trong các tế bào thân và lá cây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

56


Phytostabilization: Được hiểu là biện pháp sử dụng thực vật để hút các chất
ô nhiễm. Sau đó những chất ơ nhiễm này sẽ được biến đổi và chuyển vào trong
thân lá.


Rhizofiltration: Là quá trình hấp thụ các chất ô nhiễm lên trên bề mặt rễ
hoặc là q trình hấp thụ các chất ơ nhiễm trong vùng rễ vào trong rễ.


Rhizodegradation: Là quá trình phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ trong đất
thơng qua q trình hoạt động của vi sinh vật, ở những vùng rễ của các loài cây ứng
dụng biện pháp này thường có lượng vi sinh vật rất lớn.



Từ kết quả các mẫu kiểm tra cho thấy, chất lượng mơi trường đang có dấu
hiệu bị ô nhiễm, cần phải có biện pháp khắc phục.Đối với mơi trường đất sử dụng
các lồi thực vật ứng dụng công nghệ phytoextraction trồng xung quanh khu xử lý
rác thải để các loại thực vật này lưu trữ các chất độc hại vào trong thân và lá cây.
Đại diện cho các loại cây ứng dụng công nghệ phytoextraction là mù tạt Ấn Độ,
cây họ cải, cây bạch dương, lúa miễn, cỏ đinh lăng, cỏ vetiver…. Đối với mù tạt Ấn
Độ phát triễn trên phạm vi rộng thì tích luỹ Pb trong quá trình phát triển, với những
cây có phạm vi phát triển riêng thì tích luỹ Pb trong cành non từ 0.04 đến 3.5% và
trong rễ là từ 7 đến 19%. Theo các khảo sát, nghiên cứu cho thấy mù tạt Ấn Độ
(Brassica Juncea) vận chuyển đưa lên các cành non, chồi non, khả năng tích luỹ
hơn 1.8% đến các chồi non, cành non (khô nặng). Khảo sát các mẫu cây thì có
0.82% đến 10.9% Pb trong rễ ( Brassica là cao nhất), cịn cành non, chồi non thì ít
Pb hơn. Đối với hoa hướng dương ( Helianthus annuus) và cây thuốc lá (Nicotiana
tabacum), hay các cây không thuộc Brassica có hệ số khấu chiết thấp hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

57


Với điều tra khảo sát thực tế cho thấy khu xử lý rác thải xã Xuân Sơn, Sơn
Tây cần phải trồng thêm cây hai bên hông, sườn và phía đằng sau nhà máy bằng
những cây có sinh khối lớn để xử lý để giảm thiểu phát thải bụi, chất ơ nhiễm ở tầm
cao. Ngồi ra việc trồng cây cần lưu ý trồng thêm cả những cây bụi, sinh khối thấp
để ngăn chặn phát tán của khói, bụi ở tầm thấp.


Để giảm thiểu lượng bụi sinh ra và hạn chế tác động tiêu cực do bụi cần thực
hiện các biện pháp sau:


+ Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ phương tiện vận chuyển rác.


+ Phương tiện vận chuyển rác thải phải có bạt che phủ, không được chở quá
trọng lượng quy định nhằm giảm thiểu phát tán bụi và rác rơi vãi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

58


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ </b>
<b>Kết luận </b>


Qua quá trình nghiên cứu hiện trạng khu vực nhà máy xử lý rác thải Sơn
Tây, nhận thấy còn tồn tại một số nhược điểm trong quá trình quản lý, hoạt động,
vận hành khu xử lý. Phương pháp đốt rác, chôn lấp đều gặp vấn đề về công nghệ xử
lý chất thải. Công nghệ xử lý rác thải chưa được tốt nên ảnh hưởng xấu tới mơi
trường bao gồm mơi trường khơng khí, môi trường nước, môi trường đất. Các vấn
đề tồn tại ở khu vực nhà máy xử lý rác Sơn Tây, xã Xuân Sơn được chỉ ra trong
luận văn như sau:


1. Nhà máy đi vào vận hành các công đoạn như tập kết rác chờ xử lý, hầm lưu
trữ rác, thiêu đốt rác… đều phát sinh ra nước rỉ rác. Lượng nước rỉ rác phát sinh lớn
cộng thêm bất lợi về vị trí cũng như bất cập trong thiết kế dẫn đến trong những
tháng mưa nhiều làm nước mưa chảy tràn phát sinh lượng lớn nước rỉ rác. Lượng
nước rỉ rác này khơng thu gom được hồn toàn và xử lý tốt trước khi thải ra ngoài
môi trường đã gây ô nhiễm môi trường nước.Đặc trưng là các chỉ số COD, BOD5
và tổng N cao hơn so với quy chuẩn 24 - 43 lần và nồng độ các kim loại nặng và
ion độc hạicó cả As, Cd phát hiện thấy cao hơn từ 0,2 - 2 lần .


2. Trong quá trình thiêu đốt rác một phần do thành phần rác chưa được phân
loại một các triệt để tai nguồn và tại nơi xử lý, khi đốt rác sẽ phát sinh bụi và các
khí dộc như SOx, NOx, NH3… gây ảnh hưởng xấu tới chất lương khơng khí và chất
lượng sống của người dân sinh sống xung quanh khu vực. Thêm vào đó cơng nghệ
quy trình xử lý rác chưa được đồng bộ, hiện đại đã dẫn tới hàm lượng bụi quanh
khu vực nhà máy xư lý rác thải giao động trong ngưỡng 300 – 698 µg/m3.



</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

59
<b>Kiến nghị </b>


Với đánh giá thực trạng về môi trường khu vực nhà máy xử lý rác thải Xuân
Sơn, Sơn Tây,để giải quyết những tồn tại và thực hiện tốt hơn nữa công việc xử lý
rác thải ở khu vực kiến nghị các vấn đề sau:


1. Giáo dục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật,nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân trong việc bảo vệ môi trườngkết
hợp tăng cường công tác thanh kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất .


2. Bổ sung thêm thiết bị, nhân lực chất lượng cao có thể vận hành dây chuyền
phân loại rác để có thể phân loại rác triệt để hơn, giúp việc đốt rác tiết kiệm
nhiên liệu.


3. Sửdụng các loại thực vật với các mức sinh khối khác nhau để che chắn khói
bụi và sử dụng thực vật có khả năng hấp thụ kim loại nặng trong đất.


4. Tăng nhiệt độ lò đốt lên trên 11000C và thời gian lưu cháy trên 2s để đốt
cháy hoàn toàn các độc tố.


5. Về tổ chức quản lý nhà nước cần ban hành quy chế thay đổi cơ quan quản lý
khu xử lý rác thải Xuân Sơn, Sơn Tây từ Sở Xây dựng chuyển sang cho Sở
Tài nguyên & Môi trường để đúng với nhiệm vụ chức năng của từng sở. Hay
ban hành quy chế phối kết hợp giữa hai Sở cùng quản lý khu xử lý rác.
6. Thu hẹp về số lượng các công ty tham gia vào từng công đoạn trong xử lý


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

60


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



1. Bộ xây dựng (2014), <i> Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Xây </i>
<i>dựng ô chôn lấp rác thải theo công nghệ chơn lấp bán hiếu khí Fukuoka- Nhật </i>
<i>Bản tại khu xử lý chất thải Xuân Sơn”, </i>Hà Nội<i>. </i>


2. Bộ xây dựng (2015), “<i>Báo cáo công tác vận hành khu xử lý rác Xuân Sơn, thị </i>


<i>xã Sơn Tây, Hà Nội”,</i> Hà Nội<i>. </i>


3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), “<i>Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất </i>
<i>lượng nước mặt, QCVN số:08/2015/BTNMT”.</i>


4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015),“<i>Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công </i>
<i>nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội, QCTĐHNsố: 02/2014/BTNMT”.</i>


5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), “<i>Quy chẩn kỹ thuật quốc gia về nước </i>
<i>thải của BCL chất thải, QCVN số: 25/2009/BTNMT”. </i>


6. Ứng Quốc Dũng, Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Thị Kim Thái (2001) “<i>Giáo trình </i>


<i>quản lý chất thải” </i>Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.


7. Đài khí tượng thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ (2016), “<i>Số liệu quan trắc khu vực </i>


<i>Sơn Tây”, </i>Hà Nội<i>. </i>


8. Võ Đình Long (2015),<i>“Cơng nghệ nhiệt trong xử lý chất thải rắn”, </i>


9. Đồng Kim Loan, Trịnh Thị Thanh Thiên, Trần m (2006), “<i>Giáo trình Cơng </i>



<i>nghệ mơi trường”, </i>NXB ĐH Quốc Gia - Hà Nội.


10. Phịng Tài ngun và Mơi trường Sơn Tây (2015), “<i>Số liệu quan trắc môi </i>
<i>trường bãi rác Xuân Sơn”, </i>Sơn Tây<i>.</i>


11. Sở Tài nguyên và Môi trường (2014), “<i>Báo cáo Ban quản lý dự án đầu tư xây </i>


<i>dựng tài nguyên và môi trường”.</i>


12. Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2015), “<i>Bộ tiêu chuẩn môi trường </i>
<i>Việt Nam”.</i>


13. Vũ Đức Tồn (2014), “<i>Đánh giá ảnh hưởng của bãi chơn lấp rác Xuân Sơn”, </i>
Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường.


14. Ủy ban nhân dân xã Xuân Sơn (2016),<i>“Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

i
<b>PHỤ LỤC </b>


<b>Phụ lục 1: Chỉ số chất lƣợng nƣớc thải đầu ra </b>
<b>TT Chỉ tiêu </b> <b>Đơn vị </b> <b>Ký </b>


<b>hiệu </b>
<b>mẫu </b>
<b>QCTĐHN </b>
<b>02:2014/BTMMT </b>
<b>QCVN </b>
<b>25:2009/BTNMT </b>



<b>N1 </b> <b>A </b> <b>A </b> <b>B1 </b> <b>B2 </b>


1 <sub>pH </sub> - <sub>7,7 </sub> 5,5-9 - - -


2 <sub>DO </sub> mg/l <sub>1,9 </sub> - - - -


3 <sub>TSS </sub> mg/l <sub>986 </sub> - - - -


4 <sub>COD </sub> mg/l <sub>3540 </sub> 75 50 400 300


5 <sub>BOD</sub>


5 mg/l 2150 30 30 100 50


6 <sub>NH</sub>


4+ mg/l 17,2 10 5 25 25


7 <sub>NO</sub>


2- mg/l 1,14 - - - -


8 <sub>NO</sub>


3- mg/l 12,5 - - - -


9 <sub>Xianua </sub> mg/l <sub>0,12 </sub> 0,07 - - -


10 <sub>Asen </sub> mg/l <sub>0,2 </sub> 0,05 - - -



11 <sub>Cadimi </sub> mg/l <sub>0,14 </sub> 0,05 - - -


12 <sub>Chì </sub> mg/l <sub>0,34 </sub> 0,1 - - -


13 <sub>Đồng </sub> mg/l <sub>2,5 </sub> 2 - - -


14 <sub>PO</sub>


43- mg/l 1,24 - - - -


15 <sub>Sắt </sub> mg/l <sub>3,47 </sub> 1 - - -


16 <sub>Tổng N </sub> mg/l <sub>62 </sub> 20 15 60 60


17 <sub>Tổng P </sub> mg/l <sub>4,31 </sub> 4 - - -


18


Coliform


Vi


khuẩn/100ml 15000 3000


- - -


<i>QCTĐHN số: 02/2014/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô </i>
<i>Hà Nội </i>


<i>QCVNsố: 25/2009/BTNMT-Quy chẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của BCL chất thải </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

ii


<b>Phụ lục 2: Chất lƣợng nƣớc mặt của môi trƣờng xung quanh </b>


<b>TT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Đơn vị </b> <b>Ký hiệu mẫu </b> <b>QCVN </b>


<b>08:2015/BTNMT </b>


<b>N2 </b> <b>N3 </b> <b>N4 </b> <b>B1 </b> <b>B2 </b>


1 pH - 6,9 7,3 7,2 5,5-9 5,5-9


2 DO mg/l 2,1 2,9 4,8 >=4 >=2


3 TSS mg/l 98 69 32 50 10


4 COD mg/l 540 425 18 30 50


5 BOD<sub>5 </sub> mg/l 340 265 6 15 25


6 NH<sub>4</sub>+ mg/l 19,4 17,2 0,12 0,9 0,9


7 NO<sub>2</sub>- mg/l 1,02 0,92 0,02 0,05 0,05


8 NO<sub>3</sub>- mg/l 10,5 8,5 0,25 10 15


9 Xianua mg/l 0,12 0,12 KPHT 0,05 0,05


10 Asen mg/l 0,14 0,08 0,02 0,05 0,1



11 <sub>Cadimi </sub> mg/l 0,12 0,07 KPHT 0,01 0,01


12 Chì mg/l 0,24 0,14 KPHT 0,05 0,05


13 Đồng mg/l 1,9 0,9 0,4 0,5 1


14 PO<sub>4</sub>3- mg/l 1,24 0,32 0,09 0,3 0,5


15 Sắt mg/l 1,47 0,89 0,07 1,5 2


16 Tổng N mg/l 42,6 232,4 0,82 - -


17 Tổng P mg/l 3,01 2,13 0,3 - -


18


Coliform


Vi
khuẩn/100


ml 12000


10000 6500 7500 10000


19


E-coli



Vi
khuẩn/100


ml 1500


1000 100 100 200


QCVN số:08/2015/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
N2: Mẫu nước mặt ở ruộng phía Tây Bắc, cách bãi rác khoảng 200m


N3: Mẫu nước lấy ở hồ Lễ Khê, cách bãi rác 1000m về phía Tây Bắc


N4: Mẫu nước lấy ở hồ Xuân Khanh, cách bãi rác khoảng 2km về phía Đơng


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

iii


<b>Phụ lục 3: Chất lƣợng nƣớc ngầm của môi trƣờng xung quanh </b>


<b>TT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Đơn vị </b> <b>Ký hiệu mẫu </b> <b>QCVN09:2015/ </b>


<b>BTNMT </b>


<b>N5 </b> <b>N6 </b>


1 <sub>pH </sub> - 7,2 7,3 5,5-8,5


2 <sub>DO </sub> mg/l 4,6 4,4 -


3 <sub>TSS </sub> mg/l 4,5 39 -



4 <sub>COD </sub> mg/l 15 10 4


5 <sub>BOD</sub>


5 mg/l 8 5 -


6 <sub>NH</sub>


4+ mg/l 0,24 0,22 1


7 <sub>NO</sub>


2- mg/l 0,002 0,002 1


8 <sub>NO</sub>


3- mg/l 0,12 0,12 15


9 <sub>Xianua </sub> mg/l KPHT KPHT 0,01


10 <sub>Asen </sub> mg/l 0,04 0,04 0,05


11 <sub>Cadimi </sub> mg/l KPHT KPHT 0,005


12 <sub>Chì </sub> mg/l KPHT KPHT 0,01


13 <sub>Đồng </sub> mg/l 1,1 0,9 1


14 <sub>PO</sub>



43- mg/l 0,14 0,12 -


15 <sub>Sắt </sub> mg/l 0,08 0,07 5


16 <sub>Tổng N </sub> mg/l 1,02 0,98 -


17 <sub>Tổng P </sub> mg/l 0,16 0,12 -


18


Coliform


Vi


khuẩn/100ml 3


KPHT 3


19


E-coli


Vi


khuẩn/100ml 1


KPHT KPHT


QCVN số: 09/2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
ngầm



N5: Mẫu lấy ở giếng nhà dân, cách bãi rác 100m
N6: Mẫu lấy ở giếng nhà dân, cách bãi rác 300m


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

iv


<b>số </b> <b>vị </b> <b>KX</b> <b>Kết quả </b> <b>Quy chuẩn áp dụng </b>


<b>Q1 </b>
<b>KXQ</b>
<b>5 </b>
<b>KXQ</b>
<b>9 </b>
<b>KXQ</b>
<b>13 </b>
<b>KXQ</b>
<b>4 </b>
<b>KXQ</b>
<b>8 </b>
<b>KXQ</b>
<b>12 </b>
<b>KXQ</b>
<b>16 </b>
1 Bụi lơ


lửng


µg/
m3



698 448 502 350 126 138 129 1622 QCVN05:2013/
BTNMT


300
2 SO<sub>2 </sub> µg/


m3


100 277 106 150 167 147 99 157 QCVN05:2013/
BTNMT


350
3 NO<sub>x </sub> µg/


m3


91 119 45 59 113 81 42 74 QCVN05:2013/


BTNMT
200


4 CO µg/


m3


1008 1123 949 789 1749 1047 569 898 QCVN05:2013/
BTNMT


30000
5 NH<sub>3 </sub> µg/



m3


346 423 511 365 199 97 134 102 QCVN06/BTNMT
300


6 H2S µg/
m3


10,7 9,12 13,73 5,6 2,8 <1,1 2,89 <1,1 QCVN06/BTNMT
42


7 Benzen µg/
m3


0,68 2,15 5,63 0,56 1,36 1,56 1,56 0,48 QCVN06/BTNMT
5


8 Độ ồn dBA 64,4 47,3 65,8 56 58,7 48,4 46,5 52,9 QCVN06/BTNMT
70


9 Độ rung dB 55 51 53 44 41 44 40 45 QCVN06/BTNMT


70


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

v


<b>Phụ lục 5: Kết qua<sub>̉ phân tích chất lƣơ ̣ng không khí xung quanh </sub></b>


<b>TT Thông số </b> <b>Đơn </b>



<b>vị </b> <b>Kết quả </b> <b>Quy chuẩn áp dụng </b>


<b>KXQ3 KXQ7 KXQ11 KXQ15 </b>
1 Bụi lơ


lửng µg/m
3


359 290 310 380 QCVN05/BTN


MT300


2 SO<sub>2 </sub> µg/m3 112 210 216 210 QCVN05/BTN


MT350


3 NO<sub>x </sub> µg/m3 89 94 110 130 QCVN05/BTN


MT200
4 CO µg/m3 1469 949 1531 1310 QCVN05/BTNMT


30000


5 NH<sub>3 </sub> µg/m3 322 160 290 334 QCVN06/BTN


MT300


6 H2S µg/m3 4,7 3.6 7,2 8 QCVN06/BTN



MT42
7 Benzen µg/m3 0,71 2,78 4,25 0,56 QCVN06/BTN


MT5
8 Độ ồn dBA 64,4 41,7 55,9 58,1 QCVN06/BTN


MT70


9 Độ rung dB 42 40 43 44 QCVN06/BTN


MT70


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

vi


<b>Phụ lục 6: Quy chuẩn ky<sub>̃ thuâ ̣t quốc gia về mô ̣t số chất độc ha ̣i trong không </sub></b>
<b>khí xung quanh </b>


<b>TT </b> <b>Thông số </b> <b>Công thức hóa </b>
<b>học </b>


<b>Thời gian trung </b>
<b>bình </b>


<b>Nồng độ cho </b>
<b>phép </b>
<b>Các chất vô cơ </b>


1 Asen As 1 giờ 0,03


Năm 0,005



2 Asen hydrua AsH3 1 giờ 0,3


Năm 0,05


3 Axit clohydric HCL 24 giờ 60


4 Axit nitric HNO<sub>3 </sub> 1 giờ 400


24 giờ 150


5 Axit sunfuric H2SO4 1 giờ 300


24 giờ 50


Năm 3


6 Bụi chứa oxit
silic>50%


1 giờ 150


24 giờ -50


7 Bụi chứa amiang
chrysotil


Mg<sub>3</sub>Si<sub>2</sub>O<sub>3</sub>(OH) - 1 sợi/m3
8 Cadimi (khói gồm



oxit và kim
loại-theo Cd)


Cd 1 giờ 0,4


8 giờ 0,2


Năm 0,005


9 Clo Cl2 1 giờ 100


24 giờ 30


10 Crom VI (hợp chất,
tính theo Cr)


Cr+6 1 giờ 0,007


24 giờ 0,003


Năm 0,002


11 Hydroflorua HF 1 giờ 20


24 giờ 5


Năm 1


12 Hydrocyanua HCN 1 giờ 10



13 Mangan và hợp
chất (tính theo
MnO<sub>2</sub>)


Mn/MnO<sub>2 </sub> 1 giờ 10


24 giờ 8


Năm 0,15


14 Niken (kim loại và
hợp chất, tính theo
Ni)


Ni 24 giờ 1


15 Thủy ngân (kim
loại và hợp chất,
tính theo Hg)


Hg 24 giờ 0,3


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

vii


16 Acrolein CH2=CHCHO 1 giờ 50


17 Acrylonitril CH<sub>2</sub>=CHCN 24 giờ 45


Năm 22,5



18 Anilin C<sub>6</sub>H<sub>5</sub>NH<sub>2 </sub> 1 giờ 50


24 giờ 30


19 Axit acrylic C2H3COOH Năm 54


20 Benzen C6H6 1 giờ 22


Năm 10


21 Benzidin NH<sub>2</sub>C<sub>6</sub>H<sub>4</sub>C<sub>6</sub>H<sub>4</sub>NH<sub>2</sub> 1 giờ KPHT


22 Cloroform CHCL<sub>3 </sub> 24 giờ 16


Năm 0,04


23 Hydrocabon CnHm 1 giờ 5000


24 giờ 1500


24 Fomaldehyt HCHO 1 giờ 20


25 Nạphtalen C<sub>10</sub>H<sub>8</sub> 8 giờ 500


24 giờ 120


26 Phenol C6H5OH 1 giờ 10


27 Tetracloetylen C2Cl4 24 giờ 100



28 Vinyl clorua CLCH=CH2 24 giờ 26


<b>Các chất gây mùi khó chịu </b>


29 Amoniac NH<sub>3 </sub> 1 giờ 200


30 Acetaldehyt CH<sub>3</sub>CHO 1 giờ 45


Năm 30


31 Axit propionic CH3CH2COOH 8 giờ 300


32 Hydrosunfua H<sub>2</sub>S 1giờ 42


33 Methyl mecarptan CH<sub>3</sub>SH 1 giờ 50


24 giờ 20


34 Styren C<sub>6</sub>H<sub>5</sub>CH=CH<sub>2 </sub> 24 giờ 260


Năm 190


35 Toluen C6H5CH3 Một lần tối đa 1000


1 giờ 500


Năm 190


36 Xylen C<sub>6</sub>H<sub>4</sub>(CH<sub>3</sub>)<sub>2 </sub> 1 giờ 1000



</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

viii


<b>Phụ lục 7: Danh sách cán bộ, chuyên gia đƣợc phỏng vấn </b>


<b>STT </b> <b>Ngƣời phỏng vấn </b> <b>Thông tin liên lạc </b>
1 Hoàng Văn Vân <i>Chủ tịch UBND xã </i>


<i>Xuân Sơn</i>
<i>01698.875.968</i>


2 Nguyễn Hồng Tiến <i>Cục trưởng Cục Hạ </i>
<i>tầng kỹ thuật </i>


ĐT:091.323.2228
3 Lương Ngọc Khánh <i>Phó phịng Quản lý </i>


<i>chất thải rắn – BXD</i>


ĐT:094.368.1818
4 Trần Yêm <i>Khoa Môi trường – </i>


<i>ĐH Khoa học – Tự </i>
<i>nhiên) </i>


<i>ĐT:0988751948</i>


5 Nguyễn Minh Hằng Phịng Tài ngun &
Mơi trường Sơn Tây
ĐT:097.560.0441
6 Trần Văn Chương Nhân viên bảo vệ khu



xử lý rác thải Xuân
Sơn, Sơn Tây


ĐT: 096.264.0232
7 Lã Tiến Khải Nhân viên xử lý rác


khu xử lý rác thải
Xuân Sơn, Sơn Tây
ĐT: 091.676.9855
8 Hoàng Mạnh Tuấn Nhân viên khu xử lý


rác thải Xuân Sơn
ĐT: 096.696.9821
9 Chị.Nguyễn Thị


Tính


<i>Ngã 3 TL413 đường </i>
<i>vào khu xử lý rác thải </i>
<i>xã Xuân Sơn </i>


<i>ĐT: 0984.325.375</i>


10 Anh. Nguyễn Mạnh
Cường


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

ix


<b>Phụ lục 8: Tọa độ và đặc điểm các vị trí quan trắc khí xung quanh </b>


<b>Ký hiệu </b> <b>Tọa độ </b> <b><sub>Mô tả vi ̣ trí lấy mẫu </sub></b>


KXQ1 0544037 2336235 Sát tường rào bãi rác theo hướng đường 414B
phía Tân Lĩnh


KXQ3 0544117 2335940 Cách bãi rác 500m theo hươ<sub>́ ng đường 414B phía </sub>
Tân Lĩnh


KXQ4 0544274 2335169 Cách bãi rác 1000m theo hươ<sub>́ ng đường 414B </sub>
phía Tân Lĩnh


KXQ5 0544021 2336210 Sát tường rào bãi rác , trên đươ<sub>̀ ng nối đường </sub>
414B va<sub>̀ đường vào thôn Hiê ̣u Lực </sub>


KXQ7 0543660 2336016 Cách bãi rác 500m trên đươ<sub>̀ ng nối đường 414B </sub>
và đường vào thôn Hiệu Lực


KXQ8 0543444 2335637 Cách bãi rác 1000m trên đươ<sub>̀ ng nối đường 414B </sub>
và đường vào thôn Hiệu Lực


KXQ9 0543869 2336201 Sát tươ<sub>̀ ng rào bãi rác hướng đường vào thôn Hiê ̣u </sub>
Lực


KXQ11 0543566 2336043 Cách bãi rác 500m, gần công trươ<sub>̀ ng xây dựng </sub>
KXQ12 0543438 2335825 Cách bãi rác 1000m trong thôn Hiệu Lực
KXQ13 0543666 2336426 Sát bãi rác hướng về hồ Suối Hai


KXQ15 0543397 2336359 Cách bãi rác 500m hươ<sub>́ ng về hồ Suối Hai </sub>
KXQ16 0543248 2336393 Cách bãi rác 1000m hươ<sub>́ ng về hồ Suối Hai </sub>
KXQ17 0544578 2336391 Sát bãi rác hướng về hồ Xuân Khanh



KXQ19 0544469 2336810 Cách bãi rác 500m hươ<sub>́ ng về hồ Xuân Khanh </sub>
KXQ20 0544811 2336875 Cách bãi rác 1km, gần đươ<sub>̀ ng (Biển chỉ dẫn : Lễ </sub>


Khê 1km)


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

x


<b>Phụ lục 9: Mô tả vị trí quan trắc môi trƣờng nƣớc </b>
Ký hiệu


vị trí


Tọa độ Mơ tả vị trí quan trắc


NM1 0544037 2336235 Mương gần tường rào bãi rác cũ, sát đường 414
NM2 0544031 2336130 Ao cách bãi rác cũ 200m


NM3 0544117 2335940 Suối Lươn(cách 500m)


NM4 0543996 2336052 Nhà bác Hịa –thơn Tân Mỹ, xã Tản Lĩnh,huyện
Ba Vì (ao sâu 4m, cách bãi rác 300m)


NM5 0544089 2336066 Phùng Quốc Huân (ao sâu <3m, nước cạn quây
theo hình giếng khơi, có hoạt động ép gạch cách
bãi rác 300m)


NM6 0543486 2335962 Nguyễn Khắc Tân, thôn Hiệu Lực xã Tản Lĩnh
trên trục đường 414 (cách ruống khoàng 12m,
cách đường>30m, độ sâu chênh với mặt đường


khoảng 15m, cách bãi rác >700m)


NM7 0540722 2336571 Phạm Văn Tước, thôn Hiệu Lực xã Tản Lĩnh ngay
cạnh bãi rác


NM8 0540608 2336098 Ngô Thị Hồng (Hồ nước cạnh nhà cách tường rào
bãi rác 100m, cạnh hồ Suối Hai nhưng không
thông nước)


NM9 0543561 2336394 Điểm đầu hồ Suối Hai, cách bãi rác 500m, cạn
nước


NM10 0543531 2336600 Hồ Suối Hai cách bãi rác 1500m
NM11 0544626 2336131 Hồ Xuân Khanh


NM12 0544596 2336359 Bùi thị Đắc- thôn Xuân Khanh, xã Xuân Sơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

xi


<b>Phụ lục 10: Hình ảnh khảo sát thực tế tại khu XLCT xã Xuân Sơn, Sơn Tây </b>


<i><b>PL 10-a: Cổng vào nhà máy xử lý chất thải Sơn Tây </b></i>


<i><b>PL 10-b: Khn viên trong và ngồi khu vực nhà máy </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

xii


<i><b>Hình 1: Phân loại rác thủ cơng tại nhà máy rác Xn Sơn </b></i>


<i><b>Hình 2: Xả thải từ nhà máy </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

xiii


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83></div>

<!--links-->

×