Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nghe truyen thong Hue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.42 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>NGHỀ TRUYỀN THỐNG HUẾ</b></i>



Huế, những ngày đầu đông !


Hiện nay, Huế đang đổi thay từng ngày, vươn mình mạnh mẽ để trở thành thành phố trực
thuộc trung ương, để hội nhập với xu hướng chung của thế giới, xu hướng tồn cầu hóa.
Nhưng bên cạnh những đổi thay mang tính tích cực ấy, cũng có những đổi thay khiến
khơng ít người phải lo lắng, và sự mai một của các làng nghề truyền thống huế là một
trong số đó.


Tơi sinh ra, lớn lên trong một gia đình làm nghề truyền thống ở Huế. Sống, học tập ở Huế
nên tơi có điều kiện để dõi theo sự thay đổi hàng ngày của cái thành phố tươi đẹp này.
Huế là một thành phố văn hóa, là kỉ vật, và cũng là bảo vật không chỉ của Việt Nam mà
là của cả nền văn hóa nhân loại.


Hiện nay công tác bảo tồn, phát triển các làng nghề, nghề truyền thống ở Huế đang được
quan tâm, nhưng một thực trạng không nhỏ vẫn đang hiện hữu.


Ngày nay, trong xã hội hiện đại thì chỗ đứng của các làng nghề ngày càng thu hẹp, hìn
ảnh gần gũi của các làng nghề ngày nào giờ đây đang mất dần trong tâm trí người dân,
đặc biệt là giới trẻ.


Xin đơn cử một ví dụ là nghề làm nón:


Ngày xưa, nón là một vật dụng khơng thể thiếu và những người làm nón cũng rất nhiều.
Để làm ra chiếc nón phải trải qua rất nhiều cơng đoạn và thời gian mới có thể hồn thành
(lấy cây lá ở rừng, sấy khô, phơi sương, mở lá, ủi lá, cắt và sắp lá lên khuôn, chọn tre, gia
công tre thành khung sườn chiếc nón, chằm nón, đột chỉ, nứt, kết, thoa dầu, làm quai đeo,
…)


Để có được hạt gạo phải trải qua sương gió, mồ hơi, muối mặn, chua cay…thì chiếc nón


cũng như vậy. Thật kỳ cơng !


Chiếc nón lá gắn liền với bài thơ xứ Huế ngọt ngào năm nào, giờ đây đang phai nhạt theo
thời gian và theo giá trị kinh tế…!!!


Trong khoảng 7 năm trở lại đây, để kiếm được một gia đình biết làm nón lá truyền thống
thực sự thì rất khó.


Chiếc nón ngày xưa thịnh hành bao nhiêu thì ngày nay, người làm nón càng hiếm bấy
nhiêu. Tại sao ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nói thế mới thấy rằng việc bảo tồn những làng nghề truyền thống không phải là đơn
giản, không chỉ dừng lại ở việc lập ra những làng nghề, trao tặng danh hiệu nghệ nhân
văn hóa,…


Để bảo tồn văn hóa truyền thống như văn hóa làng nghề truyền thống trước hết cần
đưa vào thực tiễn đời sống. Phải cho nó có giá trị kinh tế thực, thu hút nguồn lao động.
Những điều đó khơng thể thực hiện trong một sớm một chiều. Không chờ đợi, tôi, bạn và
tất cả chúng ta, những thế hệ sinh viên thời đại mới năng động, sáng tạo hãy chung lịng
góp sức để những làng nghề truyền thống được khơi phục và tìm được chỗ đứng của
mình.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×